Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Nghiên cứu ảnh hưởng của điều kiện lao động đến sức khoẻ của thợ hàn điện tại mộ...

Tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của điều kiện lao động đến sức khoẻ của thợ hàn điện tại một số cơ sở đóng mới và sửa chữa phương tiện thủy

.PDF
126
2812
144

Mô tả:

HỘI MÔI TRƯỜNG GTVT VIỆT NAM TRUNG TÂM MÔI TRƯỜNG VÀ SỨC KHỎE GTVT WWWW W W W W BÁO CÁO KẾT QUẢ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU CẤP BỘ Tên đề tài: NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA ĐIỀU KIỆN LAO ĐỘNG TỚI SỨC KHỎE THỢ HÀN ĐIỆN TẠI MỘT SỐ CƠ SỞ ĐÓNG MỚI VÀ SỬA CHỮA PHƯƠNG TIỆN THỦY CHỦ NHIỆM ĐỀ TÀI: BSCKI PHẠM HẢI YẾN 8379 Hà Nội, năm 2010     CƠ QUAN QUẢN LÝ: Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (Vusta) CƠ QUAN CHỦ QUẢN : Hội Môi trường Giao thông vận tải Việt nam   CƠ QUAN THỰC HIỆN : Trung tâm Môi trường và Sức khỏe Giao thông vận tải THÀNH VIÊN THỰC HIỆN DỰ ÁN Chủ nhiệm đề tài: BSCK I: Phạm Hải Yến Phó chủ nhiệm đề tài: BSCKI Phạm Thị Nguyệt Thư ký 1. BSCKI Lê Thị Xuyên Thư ký 2. Cử nhân Nguyễn Thị Tuyết Minh CƠ QUAN PHỐI HỢP: 1.Trung tâm bảo vệ sức khoẻ lao động và môi trường GTVT 2. Viện Y học lao động và vệ sinh môi trường . 3. Ban bảo hộ lao động VINASHIN 4.Tổng công ty công nghiệp tàu thủy Bạch Đằng 5.Công ty TNHH hạn một thành viên đóng tàu Phà Rừng 6.Tổng công ty công nghiệp tàu thủy Nam Triệu   LỜI CẢM ƠN Chúng tôi xin trân trọng gửi lời cám ơn tới Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam vì sự hỗ trợ tài chính cũng như đóng góp quan trọng trong việc hoàn thành nghiên cứu. Chúng tôi cũng xin đặc biệt cảm ơn lãnh đạo Hội Môi trường GTVT-cơ quan chủ quản ; lãnh đạo, cán bộ và nhân viên tại 3 đơn vị lớn trong ngành công nghiệp tàu thủy Việt Nam, là Tổng công ty công nghiệp tàu thủy Bạch Đằng, Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên đóng tàu Phà Rừng, Tổng công ty công nghiệp tàu thủy Nam Triệu đã tạo điều kiện, phối hợp chặt chẽ với chúng tôi trong suốt quá trình thực hiện nghiên cứu. DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT BSCKI Bác sỹ chuyên khoa I GTVT Giao thông vận tải KTL Không trả lời QĐ - BYT Quyết định - bộ Y tế TCVS Tiêu chuẩn vệ sinh TCVSCP Tiêu chuẩn vệ sinh cho phép THPT Trung học phổ thông TMH Tai – mũi – họng TNHH Trách nhiệm hữu hạn MỤC LỤC Trang Đặt vấn đề 1 Mục tiêu nghiên cứu 4 Chương 1. Tổng quan tài liệu 5 1. Khái niệm về công nghệ hàn 5 2. Phương pháp hàn 5 2.1 Các phương pháp hàn chính hiện nay 5 2.2 Phân loại theo năng lượng sử dụng 6 2.3 Theo trạng thái kim loại mối hàn 6 3. Những nguy cơ và những vấn đề liên quan tới công nghệ hàn 6 3.1. Những yếu tố nguy cơ trong môi trường hàn điện 6 3.2. Ảnh hưởng của tác hại nghề nghiệp lên sức khỏe thợ hàn điện 8 3.2.1. Tác động của môi trường nhiệt độ và độ ẩm cao 8 3.2.2. Tác động của bụi 14 3.2.3. Tác động của tiếng ồn 16 3.2.4. Tác động của hơi khí độc 19 Chương 2. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu 21 2.1. Đối tượng nghiên cứu 21 2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu 21 2.3. Thiết kế nghiên cứu 21 2.4. Cỡ mẫu và phương pháp chọn mẫu 22 2.5. Phương pháp thu thập số liệu 22 2.5.1. Khảo sát đánh giá môi trường lao động 22 2.5.2. Khám sức khỏe và bệnh nghề nghiệp 23 2.5.3. Điều tra xã hội học về điều kiện lao động và tình hình sức khỏe 24 2.6. Phương pháp phân tích số liệu 24 2.7. Vấn đề đạo đức của nghiên cứu 25 2.8. Hạn chế của nghiên cứu 25 Chương 3. Kết quả nghiên cứu 26 3.1. Thực trạng môi trường lao động của công nhân hàn điện 26 3.1.1 Khảo sát thực địa về nhà xưởng, dây chuyền công nghệ, vị trí lao 26 động, ca kíp, trang thiết bị bảo hộ lao động 3.1.2 Thực trạng môi trường lao động của công nhân hàn điện 27 3.1.2.1 Các yếu tố vi khí hậu 27 3.1.2.2 Các yếu tố vật lý 28 3.1.2.3 Bụi các loại 30 3.1.2.4 Hơi khí độc 32 3.2 Kết quả hồi cứu môi trường lao động 33 3.2.1. Vi khí hậu 33 3.2.2. Cường độ chiếu sáng và tiếng ồn 34 3.2.3. Nồng độ bụi 35 3.3 Thông tin chung về đối tượng nghiên cứu 36 3.4. Đánh giá của công nhân về công việc, môi trường và điều kiện làm việc. 37 3.4.1 Mức độ hài lòng của công nhân với công việc 37 3.4.2 Mức độ lao động thể lực của công nhân thợ hàn 38 3.4.3 Mức độ căng thẳng thần kinh do công việc. 38 3.4.4 Vị trí thường xuyên làm việc của công nhân thợ hàn 39 3.4.5 Yếu tố tiếp xúc 39 3.4.6 Mức độ chấp nhận của công nhân thợ hàn với các yếu tố gây khó chịu 40 3.4.7 Phương tiện bảo hộ lao động được cấp phát. 41 3.5 Những vấn đề về sức khỏe, bệnh tật. 42 3.5.1 Đánh giá chủ quan của thợ hàn về tình hình sức khỏe, bệnh tật 42 3.5.2 Đánh giá chủ quan của công nhân thợ hàn về tình hình nghỉ ốm 46 3.5.3 Kết quả khám sức khỏe, bệnh nghề nghiệp 47 3.5.3.1 Kết quả khám sức khỏe 47 3.5.3.2 Kết quả khám bệnh 47 3.5.4 Kết quả khám bệnh nghề nghiệp 48 3.5.4.1 Kết quả đo thính lực 48 3.5.4.2 Kết quả đo chức năng phổi 48 3.5.4.3 Kết quả đo mắt 49 3.5.4.4 Kết quả xét nghiệm công thức máu 51 3.5.4.5 51 Kết quả xét nghiệm mangan niệu 3.5.5 Kết quả nghiên cứu hồi cứu về tình hình sức khỏe, bệnh tật nhóm chứng 51 3.5.6 Đánh giá chủ quan của công nhân thợ hàn về tình hình sử dụng thuốc 55 3.6 Đánh giá chủ quan của thợ hàn về gánh nặng bệnh tật 56 3.7 Phân tích mối liên quan 59 Chương 4. Phân tích và bàn luận 64 4.1 Đặc điểm điều kiện lao động 64 4.1.1 Thông qua khảo sát thực địa 64 4.1.2 Môi trường lao động của thợ hàn điện tại các cơ sở đóng mới và sửa 64 chữa phương tiện tàu thủy 4.1.2.1. Đánh giá điều kiện vi khí hậu 63 4.1.2.2 Các yếu tố vật lý 66 4.1.2.2.1. Cường độ chiếu sáng 66 4.1.2.2.2. Cường độ tiếng ồn. 67 4.1.2.3. Nồng độ bụi 69 4.1.2.4. Hơi khí độc 71 4.2. Kết quả điều tra phỏng vấn. 71 4.2.1 Đánh giá chủ quan của công nhân về công việc, môi trường và điều kiện làm việc. 71 4.3. Tình hình sức khỏe của công nhân hàn điện 75 4.4 Kết quả khám sức khỏe 77 4.5 Kết quả khám bệnh nghề nghiệp 78 4.6 Kết quả hồi cứu 79 4.7 Gánh nặng bệnh tật 80 Chương 5. Kết luận 82 5.1 Thực trạng điều kiện lao động thợ hàn điện 82 5.2 Thực trạng môi trường các cơ sở đóng mới và sửa chữa phương tiện thủy 82 5.2.1 Các yếu tố vi khí hậu 82 5.2.2 Các yếu tố vật lý 82 5.2.3 Nồng độ bụi 83 5.2.4 Nồng độ hơi khí độc 83 5.3 Kết quả cơ bản từ phỏng vấn thợ hàn về điều kiện lao động và sức khoẻ 83 5.4. Tình hình sức khỏe của công nhân hàn điện 84 5.4.1. Phân loại sức khoẻ 84 5.4.2. Tình hình bệnh nghề nghiệp của công nhân 84 Chương 6. Giải pháp can thiệp giảm ô nhiễm môi trường, dự phòng bệnh nghề nghiệp, bảo vệ sức khỏe thợ hàn điện. Khuyến nghị 86 Tài liệu tham khảo 98 97 DANH MỤC CÁC BẢNG Trang Bảng 1. Vi khí hậu tại các cơ sở đóng mới và sửa chữa tàu thủy 27 Bảng 2. Độ chiếu sáng, tia tử ngoại và cường độ tiếng ồn tại các vị trí ở các 28 phân xưởng tại các cơ sở đóng mới và sửa chữa tàu thủy Bảng 3. Cường độ tiếng ồn chung và phân tích giải tần tại các vị trí ở các 29 phân xưởng tại các cơ sở đóng mới và sửa chữa tàu thủy Bảng 4. Nồng độ bụi tại các cơ sở đóng mới và sửa chữa tàu thủy 30 Bảng 5. Nồng độ kim loại trong bụi tại các cơ sở đóng mới và sửa chữa 31 phương tiện thủy Bảng 6. Nồng độ hơi khí độc tại các cơ sở đóng mới và sửa chữa tàu thủy 32 Bảng 7. Kết quả hồi cứu vi khí hậu năm 2007 33 Bảng 8. Kết quả hồi cứu cường độ chiếu sáng và tiếng ồn năm 2007 34 Bảng 9. Kết quả hồi cứu nồng độ bụi năm 2007 35 Bảng 10. Đặc điểm nhân khẩu của đối tượng nghiên cứu 36 Bảng 11. Mức độ hài lòng của công nhân với công việc 37 Bảng 12. Mức độ căng thẳng thần kinh 38 Bảng 13. Phương tiện bảo hộ lao động được cấp phát 41 Bảng 14. Phân bố triệu chứng bệnh về mắt 44 Bảng 15. Phân bố triệu chứng bệnh nhiễm độc mangan 45 Bảng 16. Phân bố tần xuất nghỉ ốm 46 Bảng 17. Phân loại sức khỏe 47 Bảng 18. Kết quả đo thính lực 48 Bảng 19. Kết quả đo chức năng hô hấp 48 Bảng 20. Kết quả đo mắt 49 Bảng 21. Kết quả xét nghiệm công thức máu 51 Bảng 22. Kết quả xét nghiệm mangan niệu. 51 Bảng 23. Phân loại sức khỏe hồi cứu cán bộ văn phòng 51 Bảng 24. Tình hình mắc các bệnh của cán bộ văn phòng 52 Bảng 25. Kết quả chẩn đoán bệnh mắt nghề nghiệp của nhóm chứng Bảng 26. So sánh kết quả phân loại sức khỏe 53 Bảng 27. So sánh tình hình mắc các bệnh 54 Bảng 28. So sánh kết quả khám bệnh về mắt 54 Bảng 29. Tần suất người khác nghỉ làm để chăm sóc thợ hàn nghỉ ốm 56 Bảng 30. Ảnh hưởng của bệnh tật tới sinh hoạt hàng ngày của các thành viên trong gia đình Bảng 31. Mối liên quan giữa tuổi nghề và sự xuất hiện các triệu chứng bệnh 57 Bảng 32. Mối quan hệ giữa triệu chứng của bệnh bụi phổi và yếu tố bụi 59 Bảng 33. Mối liên quan giữa bệnh điếc và tiếp xúc với tiếng ồn 60 Bảng 34. Mối liên quan giữa các triệu chứng bệnh điếc nghề nghiệp với các mức độ chấp nhận cảm giác ồn Bảng 35. Mối liên quan giữa các triệu chứng bệnh về mắt và ánh sáng 60 Bảng 36. Mối liên quan giữa các triệu chứng bệnh về da và hơi khí độc 61 Bảng 37. Mối liên quan giữa các triệu chứng bệnh nhiễm độc mangan với hơi khí độc Bảng 38. Mối quan hệ giữa tỷ lệ hiện mắc điếc nghề nghiệp và tuổi nghề. 62 Bảng 39. Mối quan hệ giữa tỷ lệ hiện mắc bụi phổi và tuổi nghề. 63 53 59 61 62 DANH MỤC BIỂU ĐỒ Trang Biểu đồ 1. Phân bố mức độ lao động thể lực 38 Biểu đồ 2. Phân bố vị trí làm việc 39 Biểu đồ 3. Phân bố các yếu tố gây khó chịu 39 Biểu đồ 4. Mức độ chấp nhân đối với các yếu tố gây khó chịu 40 Biểu đồ 5. Phân bố tình hình sức khỏe công nhân thợ hàn 42 Biểu đồ 6. Triệu chứng của bệnh bụi phổi silic 42 Biểu đồ 7. Phân bố loại đờm 43 Biểu đồ 8. Phân bố triệu chứng bệnh điếc nghề nghiệp 43 Biểu đồ 9. Phân bố triệu chứng bệnh về da 45 Biểu đồ 10. Tình hình bệnh tật 47 Biểu đồ 11. Kết quả chẩn đoán bụi phổi silic 49 Biểu đồ 12. Tình hình sử dụng thuốc 55 Biểu đồ 13. Ảnh hưởng của bệnh tật tới công việc hàng ngày 57 Biểu đồ 14. Ảnh hưởng của bệnh tật tới tâm lý các thành viên trong gia đình 58       ĐẶT VẤN ĐỀ Ở Việt Nam, trong những năm vừa qua, do sự phát triển mạnh mẽ của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, tốc độ phát triển các khu công nghiệp, nhà máy, xí nghiệp…tăng nhanh. Đặc biệt, Nhà nước đang chú trọng phát triển mũi nhọn kinh tế biển do nước ta có bờ biển dài chạy dọc theo chiều dài của đất nước. Trong bối cảnh thực tế đó, bên cạnh niềm phấn khởi về nguồn vốn, công ăn việc làm cho người lao động thì vấn đề ô nhiễm môi trường trở nên bức bách gây ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe người lao động. Nghiên cứu của Phạm Văn Hùng, khảo sát trên 4817 mẫu để đánh giá môi trường lao động tại các cơ sở sản xuất trong ngành giao thông vận tải (GTVT) cho kết quả như sau: có 1527 mẫu không đạt tiêu chuẩn vệ sinh cho phép (TCVSCP) chiếm tới 31,7% trong đó chủ yếu là ô nhiễm bụi, tiếng ồn và hơi khí độc. Bệnh nghề nghiệp phổ biến là bệnh bụi phổi silic, bệnh điếc nghề nghiệp [20]. Nghiên cứu của Hoàng Thị Hiếu về môi trường lao động của công nhân làm sạch vỏ tàu tại tổng công ty công nghiệp tàu thủy Bạch Đằng và Nam Triệu năm 2007 cho thấy cường độ tiếng ồn vượt TCVSCP đến 12dBA, nồng độ bụi tại các vị trí lao động vẫn vượt TCVSCP nhiều lần. Tỷ lệ công nhân mắc bệnh nghề nghiệp tương đối cao: 10,7% điếc nghề nghiệp tiến triển, 4,63% bệnh bụi phổi đã được giám định, công nhân có hình ảnh bệnh bụi phổi silic trên phim X-quang là 14,66%. [5] Những yếu tố có hại trong môi trường lao động vượt quá TCVSCP gây ra bệnh nghề nghiệp như: bệnh bụi phổi silic, điếc nghề nghiệp, nhiễm độc mangan và bệnh mang tính chất nghề nghiệp như viêm kết mạc, sẹo giác mạc, đục thủy tinh thể, bỏng hàn. Nghiên cứu đánh giá điều kiện môi trường của Lê Văn Trung và cộng sự, 1999, chỉ ra rằng ở môi trường lao động có nhiều yếu tố bị ô nhiễm thì các 1        bệnh thường mắc phải cho người lao động là: bệnh đường hô hấp, bệnh về tai-mũihọng và da liễu. Trong đó, tỷ lệ hiện mắc bệnh bụi phổi - Silic là 10,1%, tỷ lệ hiện mắc bệnh da là 38,8% chủ yếu là các bệnh sẩn ngứa và sạm da, bệnh điếc do ồn là 7%, 23,7% công nhân có chức năng hô hấp bất thường, 4,5% mắc lao. Đối với môi trường có yếu tố bụi, đặc biệt là bụi có hàm lượng SiO2 cao thì mô hình bệnh tật chủ yếu là bệnh phổi, phế quản và bệnh nghề nghiệp có tỷ lệ cao nhất chính là bệnh bụi phổi Silic [12]. Kết quả nghiên cứu của Đặng Quốc Khánh về thực trạng điều kiện lao động và chăm sóc sức khoẻ công nhân công ty vận tải đường thuỷ nội địa Ninh Bình năm 2004 cho thấy công nhân làm việc trong công ty thường mắc các bệnh răng hàm mặt (VQR, viêm lợi, sâu răng chiếm tỷ lệ cao nhất 53%), tai mũi họng (50%), Mắt (40%), Xương khớp (34%), đau đầu mất ngủ chiếm 30%. Tỷ lệ công nhân mắc các bệnh này cao là do công nhân thường xuyên phải tiếp xúc với môi trường lao động bụi, nóng, ồn, nhiệt độ cao [2]. Kết quả nghiên cứu của nhóm tác giả Phạm Hải Yến, Lê Thị Xuyên và cộng sự thuộc trung tâm y tế lao động GTVT về khảo sát tình hình sức khoẻ công nhân lao động ngành GTVT thuộc các xí nghiệp vận tải năm 2002 cho thấy công nhân có sức khoẻ loại I và II là 76%, sức khoẻ loại III và IV là 24% [18]. Hiện nay, trong ngành công nghiệp đóng tàu có đội ngũ thợ hàn điện chiếm một tỷ lệ rất cao với thâm niên nghề khác nhau. Những công nhân có tuổi nghề từ 10 năm trở lên dễ mắc các bệnh nghề nghiệp. Họ thường xuyên phải lao động ở tư thế gò bó như: ngồi xổm, leo trèo trên cao, trong hầm tàu kín…hoặc làm việc chung với nhiều công việc khác như: thợ gõ rỉ, thợ sơn, thợ mài, thợ gò…Như vậy, cùng một lúc họ phải chịu nhiều yếu tố có hại tổng hợp trong môi trường lao động như: bụi, khói, tiếng ồn, hơi khí độc, tia hồ quang, bức xạ nhiệt và những mảnh que hàn có nhiệt độ cao bắn vào quần áo, da thịt…Những yếu tố đó sẽ gây ra những tác hại nghề nghiệp. 2        Qua một số nghiên cứu của các nhà khoa học trong nước cho thấy: yếu tố tác hại nghề nghiệp chủ yếu trong môi trường lao động của công nhân trong ngành công nghiệp đóng tàu là vi khí hậu khắc nghiệp, ô nhiễm bụi, ô nhiễm tiếng ồn nặng nề, khói hàn, hơi khí độc. Tuy nhiên, chưa có một đề tài nghiên cứu riêng về điều kiện lao động và sức khỏe của thợ hàn điện, các nghiên cứu trước đó cũng chưa đi sâu về các yếu tố bức xạ nhiệt như tia tử ngoại và tia hồng ngoại của tia hồ quang, yếu tố bụi và hóa học trong môi trường lao động của nhóm đối tượng này. Bên cạnh đó, trong nhiều năm qua, Trung tâm y tế lao động GTVT đã tiến hành khảo sát môi trường lao động và khám sức khỏe, bệnh nghề nghiệp cho công nhân của một số nhà máy đóng tàu thì thấy tỷ lệ thợ hàn mắc bệnh bụi phổi silic, điếc nghề nghiệp tương đối cao và thể bệnh rất nặng, một số người có thể bị đồng thời cả 2 bệnh trên. Do vậy, việc nghiên cứu ảnh hưởng của môi trường lao động đến sức khoẻ của thợ hàn điện trong các cơ sở đóng mới và sửa chữa phương tiện thủy ngành GTVT là hết sức cần thiết để từ đó có các giải pháp cải thiện môi trường, nâng cao điều kiện và sức khoẻ người lao động. Chính vì vậy chúng tôi thực hiện đề án: “Nghiên cứu ảnh hưởng của điều kiện lao động đến sức khoẻ của thợ hàn điện tại một số cơ sở đóng mới và sửa chữa phương tiện thủy ngành Giao thông vận tải và đề xuất giải pháp giảm thiểu” 3        MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU Mục tiêu chung: Mô tả thực trạng môi trường lao động và tình hình sức khỏe, bệnh tật của công nhân thợ hàn điện tại một số cơ sở đóng mới và sửa chữa phương tiện thủy, từ đó đề xuất một số biện pháp thích hợp để cải thiện điều kiện lao động và chăm sóc sức khỏe thợ hàn điện. Mục tiêu cụ thể: 1. Khảo sát thực trạng điều kiện lao động của thợ hàn điện tại một số cơ sở đóng mới và sửa chữa phương tiện thủy. 2. Đánh giá thực trạng sức khỏe, bệnh nghề nghiệp của thợ hàn điện tại các cơ sở trên. 3. Đề xuất một số giải pháp dự phòng bệnh nghề nghiệp và bệnh liên quan đến nghê nghiệp của thợ hàn điện tại các cơ sở trên. 4        CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1. Khái niệm về công nghệ hàn: Trong công nghệ chế tạo cơ khí, hàn là danh từ chỉ một quá trình dùng để liên kết các chi tiết (kết cấu hoặc đắp phủ) lên bề mặt vật liệu (kim loại hoặc phi kim loại) để tạo lên một lớp bề mặt có tính năng đáp ứng yêu cầu sử dụng. Hàn là công nghệ để nối các chi tiết với nhau thành liên kết không tháo rời được, mang tính liên tục ở phạm vi nguyên tử hoặc phân tử bằng cách đưa vào chỗ nối tới trạng thái hàn thông qua việc sử dụng một trong hai yếu tố là nhiệt hoặc áp lực, hoặc kết hợp cả hai yếu tố đó. Khi hàn có thể sử dụng hoặc không sử dụng vật liệu bổ sung. Nguyên lý của hàn: Khi hàn nóng chảy kim loại ở mối hàn đạt tới trạng thái lỏng. Sự nóng chảy cục bộ của kim loại cơ bản được thực hiện tại các mép của phần tử ghép. Có thể hàn bằng cách làm chảy kim loại cơ bản hoặc làm chảy kim loại cơ bản và vật liệu bổ sung. Kim loại cơ bản và kim loại bổ sung nóng chảy tự rót vào bể hàn và tẩm ướt bề mặt rắn của các phần tử ghép. Khi tắt nguồn đốt nóng kim loại lỏng nguội và đông đặc - kết tinh, sau khi bể hàn kết tinh tạo thành mối hàn nguyên khối với cấu trúc liên kết hai chi tiết làm một. 2. Phương pháp hàn 2.1 Các phương pháp hàn chính hiện nay: - Hàn gió đá (hay còn gọi là hàn khí). Phương pháp này sử dụng các khí để gia nhiệt cho chi tiết hàn đạt tới trạng thái nóng chảy và liên kết với nhau khi hàn có thể dùng vật liệu để điền thêm hoặc không vào vị trí hàn. - Hàn hồ quang điện, gọi tắt là hàn điện. Phương pháp này dùng hồ quang điện được tạo ra bởi que hàn để làm nóng chảy kim loại và que hàn để điền vào vị trí hàn. - Hàn hồ quang dưới khí bảo vệ T.I.G (Tungsten Inert Gas - Hàn bằng điện cực không nóng chảy trong khí trơ): Phương pháp này dùng hồ quang được tạo ra bởi điện cực Tungsten và dùng khí trơ Argon để bảo vệ mối hàn.  5        - Hàn hồ quang dưới khí bảo vệ M.I.G (Metal Inert Gas - Hàn bằng điện cực nóng chảy trong khí bảo vệ là khí trơ). Thay vì dùng que hàn, người ta dùng một cuộn dây kim loại có kích thước 0.6 đến 1.6 hoặc lớn hơn làm điện cực hàn và điện cực này cũng là dạng điện cực nóng chảy, nhưng được cung cấp một cách liên tục, nhưng vẫn được thợ hàn điều khiển nên còn gọi là bán tự động, trong trường hợp này người ta dùng khí hoạt tính (CO2) hoặc khí trơ (Argon) để làm khí bảo vệ mối hàn. 2.2 Phân loại theo năng lượng sử dụng, công nghệ hàn được chia ra làm 3 loại: - Hàn điện: dùng điện năng biến thành nhiệt năng như điện hồ quang, điện tiếp xúc - Hàn cơ học: dùng cơ năng biến dạng kim loại tại khu vực hàn để tạo liên kết hàn như hàn nguội, hàn ma sát, hàn siêu âm. - Hàn hóa học: dùng năng lượng phản ứng hóa học tạo ra để hàn như hàn khí, hàn hóa nhiệt 2.3 Theo trạng thái kim loại mối hàn, công nghệ hàn được chia làm 2 loại: - Hàn nóng chảy (hàn xì điện, hàn laze, hàn Plasma, hàn chùm tia điện tử, hàn hóa nhiệt, hàn hồ quang). Dùng nhiệt độ dòng hàn điện tạo ra nung nóng phần kim loại cơ bản ở chỗ cần nối, nung kim loại phụ đến trạng thái nóng chảy để chúng hòa tan vào nhau trong vũng hàn. Mối hàn sẽ hình thành sau khi kim loại vũng hàn kết tinh. - Hàn áp lực (hàn siêu âm, hàn nổ, hàn nguội, hàn điện tiếp xúc, hàn ma sát, hàn cao tần, hàn rèn, hàn khí ép) Như vậy, hàn là một quá trình chắp nối được ứng dụng rộng rãi để chế tạo và phục hồi các kết cấu và chi tiết với tính ưu việt là tiêu tốn ít kim loại, giảm chi phí lao động, thiết bị đơn giản, rút ngắn thời gian sản xuất. 3. Những nguy cơ và những vấn đề liên quan tới công nghệ hàn 3.1. Những yếu tố nguy cơ trong môi trường hàn điện Dưới góc độ môi trường lao động và bệnh nghề nghiệp, xét thấy: Hàn điện được thực hiện với nhiều loại vật thể, trong nhiều điều kiện khác nhau và còn bao 6        gồm nhiều chất gây ô nhiễm không khí (hơi kim loại, bụi hạt, hơi khí độc), những yếu tố vật lý bức xạ (tia hồng ngoại, tử ngoại), tiếng ồn, điện, các stress ecgonomi do tư thế hàn không hợp lý. Những chất gây ô nhiễm không khí thông thường trong quá trình hàn phổ biến nhất là hàn thép với hồ quang kim loại bọc. Người lao động phải tiếp xúc với silic, các hạt bụi oxyt sắt. Bức xạ nhiệt gây phần lớn tổn thương cho thợ hàn, ví dụ như bức xạ tia tử ngoại gây viêm quanh giác mạc, bức xạ hồng ngoại gây đục thủy tinh thể và bỏng nhiệt. Những tổn thương này phát sinh do việc sử dụng kính bảo vệ, găng, quần áo bảo hộ không đúng cách. Những tia lửa hay những tàn lửa có thể gây bỏng hay tổn thương mắt, da. Nghiên cứu của tác giả Karpova B.D và Kobsilo B.E (Cộng hòa liên bang Nga 1996) [34] cho thấy: quá trình hàn có những hạt phân tán cao (99% các hạt có kích thước 1-2 micromet) và với thành phần hóa học phức tạp, phụ thuộc vào thành phần của que hàn và kim loại được hàn. Khi hàn trong phòng hàn chung, nồng độ của khói hàn trong khu vực hàn là 5-14 mg/m3, nó sẽ lắng xuống đường kính 11,5m từ điểm hàn và trong phòng hàn kín, nồng độ lên tới 100-250 mg/ m3. Khi hàn điện, trong que hàn chứa 25% mangan, 20% sắt-mangan, và sắt silic, tức hàm lượng được xác định trong môi trường là 8% mangan và 2-20% silic. Khi que hàn chứa mangan và sắt, bằng phương pháp thủ công thì phát hiện thấy MgO là 0.2 mg/m3, Fluor, CO2, NO2. Khi hàn que hàn có chứa Crom thì cho thải ra Cr là 0,1-0,15 mg/m3. 1kg que hàn khi đốt cháy thải ra 16 - 48g bụi. Khi hàn điện tự động hoặc bán tự động thì 1kg que hàn chứa sắt thải bụi ra 15 lần kém hơn mangan. Khi hàn bằng một hợp chất nóng chảy trong 1kg nóng chảy sẽ cho 330400 mg Fluor. Khi hàn bằng đồng trong không khí thải ra nhiều oxyd đồng, oxyd sắt, anhydrit crom, SiO2, Ozon, N O2, và hợp chất fluor với hàm lượng cao. Oxyd kẽm và chì có mặt trong không khí khi hàn các kim loại này và các chất nóng chảy 7        của chúng (đồng, chì). Trong thành phần của hàn nhôm – berili có oxyd berili, còn hàn bằng acetylen sẽ bốc lên ngọn lửa rất nguy hiểm dễ gây cháy nổ. Trong quá trình hàn, còn phải tiếp xúc với tiếng ồn > 85dB, đặc biệt là trong ngành công nghiệp tàu thủy, thợ hàn phải làm việc cùng với thợ gõ rỉ, thợ mài, thợ gò…các tổn thương xuất hiện do tác động của stress lên chi trên trong khi hàn có thể biểu hiện qua triệu chứng đau vai cổ trong quá trình lao động lâu dài. Bụi silic có thể gây bệnh bụi phổi cho thợ hàn điện. Cường độ tiếng ồn cao có thể gây bệnh điếc nghề nghiệp. Đó là những bệnh nghề nghiệp thường gặp. Ngoài ra, thợ hàn điện có thể mắc các bệnh lý về mắt mang tính chất nghề nghiệp, đặc biệt có 3 bệnh lý hay gặp: như bệnh sẹo giác mạc do vi chấn thương mắt bởi bụi silic, và do tia hồ quang, bệnh đục thủy tinh thể do bức xạ nhiệt cao bởi tiếp xúc nhiều năm với tia hồng ngoại. Các nghiên cứu riêng biệt về tác hại nghề nghiệp bởi tiếp xúc với hàn ở nước ta chưa thấy. 3.2. Ảnh hưởng của tác hại nghề nghiệp lên sức khỏe thợ hàn điện Môi trường lao động của thợ hàn điện có nhiều yếu tố tác động bất lợi cho sức khỏe người lao động như: nhiệt độ môi trường lao động, nồng độ bụi cao, tiếng ồn lớn (vượt TCVSCP đến 20dBA), nồng độ hơi khí độ, khói hàn. Các yếu tố này sẽ tác động lên người công nhân và gây biến đổi một số chỉ số sinh lý của cơ thể. 3.2.1. Tác động của môi trường nhiệt độ và độ ẩm cao Ảnh hưởng của khí hậu nóng ẩm tới khả năng lao động là do sự tác động phối hợp của hai yếu tố nóng và ẩm, trong đó độ ẩm giữ vai trò quan trọng. Ở các địa điểm khác nhau, nếu ở cùng nhiệt độ nhưng ở nơi có độ ẩm không khí càng cao thì khả năng lao động càng giảm [6]. Khi ở một nhiệt độ nhất định, cảm giác nhiệt ở cơ thể người sẽ phụ thuộc vào độ ẩm không khí rất nhiều. * Tác động lên hệ thống máu và tuần hoàn - Ảnh hưởng của nhiệt độ và độ ẩm lên số lượng hồng cầu và nồng độ hemoglobin: 8        Theo kết quả của nhiều nghiên cứu [10], [11], [17], [32] cho thấy: trong điều kiện nóng ẩm số lượng hồng cầu, nồng độ hemoglobin tỷ lệ thuận với nhiệt độ và độ ẩm của môi trường. Arazakieva thì cho rằng khí hậu nóng trên sa mạc làm cho số lượng hồng cầu và nồng độ hemoglobin ở người lúc mới tiếp xúc giảm xuống rõ rệt. Nhưng về sau lại tăng lên đáng kể và sự kết hợp của oxy với hemoglobin cũng làm tăng lên trong môi trường nóng ẩm cao [17]. Trong môi trường nóng ẩm, cơ thể mất nhiều nước và muối do bài tiết nhiều mồ hôi, vì vậy gây ra những biến đổi về tính chất của máu [10], [11], [17], [37]. Độ ẩm có vai trò rất quan trọng trong việc làm bay hơi mồ hôi. Khi độ ẩm tăng thì tốc độ bay hơi mồ hôi giảm và khi độ ẩm tăng tới 100% thì ngừng bay hơi mồ hôi [30], [31]. Kết quả nghiên cứu về cường độ tăng tiết mồ hôi cho thấy sau 10 ngày rèn luyện với nhiệt độ và độ ẩm cao lượng mồ hôi tăng lên 2 lần và sau 6 tuần rèn luyện thì tăng lên 2,5 lần, nhưng lượng muối trong mồ hôi lại giảm xuống. - Ảnh hưởng đối với tim và lưu lượng tim: Đã có nhiều công trình nghiên cứu về ảnh hưởng của nhiệt độ và độ ẩm cao lên hệ thống tim mạch của cơ thể [15], [33], [37]. Các kết quả nghiên cứu đều cho thấy tần số nhịp tim tăng tỷ lệ thuận với nhiệt độ và độ ẩm. Khi tác động của nóng và ẩm ở mức độ nhẹ và vừa thấy tăng tần số tim, tăng thể tích tâm thu và lưu lượng tim. Trong môi trường lao động nóng, vi khí hậu khắc nghiệt tần số mạch của người lao động tăng cao (tăng cả khi lao động và lúc nghỉ ngơi) [15]. Khi nóng ẩm ở mức độ cao và kéo dài sẽ gây giãn mạch máu ngoại vi, lượng máu dưới da tăng dần, sẽ làm giảm lưu lượng tim và giảm huyết áp. Từ đó, tạo ra gáng nặng cho tim, làm giảm lượng máu cung cấp cho tim và não. Nếu lao động thể lực nặng, kéo dài trong môi trường nóng, ẩm cao sẽ gây tình trạng trụy tim mạch và tăng tích nhiệt trong cơ thể [3]. Nghiêm Xuân Thăng và cộng sự đã nghiên cứu ảnh hưởng phối hợp của nhiệt độ và độ ẩm lên tần số tim của các cư dân sống ở vùng khí hậu nóng ẩm ở Hà 9   
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng