Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Nghiên cứu an ninh môi trường tỉnh bắc ninh và vai trò của công an nhân dân...

Tài liệu Nghiên cứu an ninh môi trường tỉnh bắc ninh và vai trò của công an nhân dân

.PDF
187
32
134

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI VIỆN TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƢỜNG ------------------------ NGUYỄN THỊ PHƢƠNG HẢO NGHIÊN CỨU AN NINH MÔI TRƢỜNG TỈNH BẮC NINH VÀ VAI TRÒ CỦA CÔNG AN NHÂN DÂN LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC MÔI TRƢỜNG HÀ NỘI - Năm 2017 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI VIỆN TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƢỜNG ------------------- NGUYỄN THỊ PHƢƠNG HẢO NGHIÊN CỨU AN NINH MÔI TRƢỜNG TỈNH BẮC NINH VÀ VAI TRÒ CỦA CÔNG AN NHÂN DÂN LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC MÔI TRƢỜNG Chuyên ngành: Môi trƣờng trong phát triển bền vững Mã số: Chuyên ngành đào tạo thí điểm NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS.TRỊNH THỊ THANH HÀ NỘI - Năm 2017 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan: Luận án tiến sĩ chuyên ngành Khoa học Môi trƣờng này là kết quả nghiên cứu và kế thừa, phân tích đánh giá từ kết quả khảo sát, quan trắc thực tiễn dƣới sự hƣớng dẫn khoa học của PGS.TS. Trịnh Thị Thanh. Tôi xin cam đoan rằng, số liệu và kết quả nghiên cứu đƣợc trình bày trong luận án này là hoàn toàn trung thực. Phần trích dẫn tài liệu đƣợc ghi rõ nguồn gốc. Nghiên cứu sinh Nguyễn Thị Phƣơng Hảo i LỜI CẢM ƠN Trong toàn bộ quá trình học tập tại Viện Tài nguyên và Môi trƣờng, Đại học Quốc gia Hà Nội (VNU-CRES) và thực hiện luận án Tiến sĩ chuyên ngành Khoa học Môi trƣờng với đề tài “Nghiên cứu an ninh môi trường tỉnh Bắc Ninh và vai trò của Công an nhân dân”, tôi đã nhận đƣợc sự giúp đỡ quý báu của nhiều tập thể, cá nhân trong và ngoài Viện. Lời đầu tiên, tôi xin gửi lời cảm ơn đến toàn thể các thầy, cô giáo Viện Tài nguyên và Môi trƣờng, Đại học Quốc gia Hà Nội. Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến PGS.TS. Trịnh Thị Thanh - Giảng viên hƣớng dẫn khoa học chính, đã tận tình chỉ bảo và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện luận án. Tôi xin chân thành cảm ơn tất cả đồng nghiệp tại Viện Kỹ thuật Hóa-Sinh và Tài liệu Nghiệp vụ; Cục Kế hoạch và Đầu tƣ, Bộ Công an đã tạo điều kiện tốt nhất để tôi đƣợc tham gia hoàn thành khóa học và luận án này. Tôi xin cảm ơn Cục Cảnh sát Môi trƣờng, Bộ Công an; Sở Tài nguyên và Môi trƣờng tỉnh Bắc Ninh, Công an tỉnh Bắc Ninh, Phòng Cảnh sát Phòng chống Tội phạm về Môi trƣờng Công an tỉnh Bắc Ninh đã giúp đỡ, tạo điều kiện để tôi thu thập, cập nhật các số liệu cần thiết phục vụ luận án. Cuối cùng tôi xin bày tỏ lòng biết ơn đến gia đình, ngƣời thân, đồng nghiệp, bạn bè đã luôn động viên, giúp đỡ tôi cả về vật chất lẫn tinh thần trong suốt quá trình học tập và thực hiện luận án. Nghiên cứu sinh Nguyễn Thị Phƣơng Hảo ii DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT BVMT Bảo vệ môi trƣờng ĐTCB Điều tra cơ bản HĐBA LHQ Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc MLBM Mạng lƣới bí mật UBND Ủy ban nhân dân iii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ........................................................................................................ i LỜI CẢM ƠN .............................................................................................................ii DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT .......................................................................... iii DANH MỤC CÁC BẢNG......................................................................................... vi DANH MỤC CÁC HÌNH ....................................................................................... viii MỞ ĐẦU .....................................................................................................................1 CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU.............................................6 1.1. Tổng quan các nghiên cứu về an ninh môi trƣờng trong mối quan hệ với an ninh truyền thống .............................................................................................6 1.2. Tổng quan các nghiên cứu về xung đột xã hội, mất ổn định chính trị do các vấn đề môi trƣờng gây ra .................................................................................9 1.3. Tổng quan các nghiên cứu về an ninh do các vấn đề môi trƣờng dẫn đến mất ổn định kinh tế ................................................................................................13 1.4. Tổng quan các nghiên cứu về vai trò của Công an trong đảm bảo an ninh môi trƣờng .............................................................................................................16 1.5. Thực tiễn về vai trò của Công an/Cảnh sát trong đảm bảo an ninh môi trƣờng của một số quốc gia trên thế giới ...................................................................20 1.6. Những vấn đề nghiên cứu đặt ra cho luận án .................................................23 CHƢƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN, ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..........................................................................................................24 2.1. Dẫn nhập .........................................................................................................24 2.2. Cơ sở lý luận ...................................................................................................25 2.2.1. Các khái niệm công cụ .............................................................................25 2.2.2. Lý thuyết vận dụng nghiên cứu ................................................................31 2.2.3. Cách tiếp cận ............................................................................................38 2.3. Địa bàn nghiên cứu .........................................................................................40 2.3.1. Điều kiện tự nhiên tỉnh Bắc Ninh .............................................................40 iv 2.3.2. Đặc điểm kinh tế-xã hội tỉnh Bắc Ninh ....................................................45 2.3. Khung phân tích vấn đề nghiên cứu ...............................................................48 2.4. Phƣơng pháp nghiên cứu ................................................................................49 2.4.1. Phƣơng pháp thu thập, tổng hợp, phân tích tài liệu ..................................49 2.4.2. Phƣơng pháp quan sát ...............................................................................50 2.4.3. Phƣơng pháp phỏng vấn sâu và nghiên cứu trƣờng hợp ..........................51 2.4.4. Phƣơng pháp điều tra xã hội học ..............................................................52 2.4.5. Phƣơng pháp xây dựng chỉ số ..................................................................56 CHƢƠNG 3: THỰC TRẠNG AN NINH MÔI TRƢỜNG TỈNH BẮC NINH .......69 3.1. Dẫn nhập .........................................................................................................69 3.2. Nguy cơ mất an ninh do ô nhiễm môi trƣờng khu công nghiệp, cụm công nghiệp .69 3.3. Nguy cơ mất an ninh do ô nhiễm môi trƣờng làng nghề ................................81 3.4. Nguy cơ mất an ninh môi trƣờng do quản lý và khai thác tài nguyên không bền vững .........................................................................................................97 3.4.1. Nguy cơ mất an ninh do khai thác tài nguyên đất không bền vững .........98 3.4.2. Nguy cơ mất an ninh do an ninh nguồn nƣớc bị đe dọa .........................101 3.4.3. Nguy cơ mất an ninh do khai thác tài nguyên khoáng sản cát không kiểm soát ..110 3.5. Đánh giá mức độ an ninh môi trƣờng tỉnh Bắc Ninh theo chỉ số ESI ..........115 3.6. Tiểu kết .........................................................................................................119 CHƢƠNG 4: VAI TRÒ CỦA CÔNG AN NHÂN DÂN TRONG ĐẢM BẢO AN NINH MÔI TRƢỜNG TỈNH BẮC NINH .............................................................121 4.1. Dẫn nhập .......................................................................................................121 4.2. Chức năng của lực lƣợng Cảnh sát môi trƣờng và quy mô, cơ cấu của Cảnh sát môi trƣờng Công an tỉnh Bắc Ninh ........................................................122 4.3. Vai trò của lực lƣợng Công an tỉnh Bắc Ninh trong việc nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trƣờng góp phần đảm bảo an ninh ........................................125 4.4. Vai trò Công an trong đảm bảo an ninh môi trƣờng qua việc phát hiện, ngăn chặn hành vi gây ô nhiễm và vi phạm pháp luật về môi trƣờng ..................131 4.5. Vai trò lực lƣợng Công an trong giải quyết xung đột môi trƣờng, đấu tranh với tội phạm môi trƣờng...............................................................................135 v 4.6. Các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của Công an nhân dân trong đảm bảo an ninh môi trƣờng ................................................................................143 4.7. Tiểu kết .........................................................................................................148 KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ .........................................................................151 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN ...............................................................................153 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................. PHỤ LỤC 1 ................................................................................................................... PHỤ LỤC 2 ................................................................................................................... PHỤ LỤC 3 ................................................................................................................... PHỤ LỤC 4 ................................................................................................................... PHỤ LỤC 5 ................................................................................................................... PHỤ LỤC 6 ................................................................................................................... vi DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1: Những con sông chính chảy qua địa bàn tỉnh Bắc Ninh .......................42 Bảng 2.2: Một số trạm cấp nƣớc nhỏ trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh .........................43 Bảng 2.3: Tình hình sử dụng đất trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2011-2015 ..............44 Bảng 2.4: Diện tích các khu công nghiệp tập trung trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh ...46 Bảng 2.5: Một số thông tin cơ bản về các phƣờng, xã đƣợc khảo sát nghiên cứu 54 Bảng 2.6: Cơ cấu mẫu khảo sát ..............................................................................55 Bảng 2.7: Thang phân loại mức độ an ninh môi trƣờng ........................................59 Bảng 2.8: Bộ chỉ thị đề xuất để đánh giá an ninh môi trƣờng của tỉnh Bắc Ninh .62 Bảng 2.9: Kết quả tham vấn chuyên gia đợt 1 lựa chọn các chỉ thị đƣợc sử dụng để xây dựng chỉ số ESI ..........................................................................64 Bảng 2.10: Kết quả tham vấn chuyên gia đợt 2 lựa chọn các chỉ thị đƣợc sử dụng để xây dựng chỉ số ESI ...................................................65 Bảng 3.1: Tải lƣợng chất ô nhiễm trong nƣớc thải công nghiệp đến năm 2020 ....71 Bảng 3.2: Dự báo thải lƣợng khí thải tại các cụm, khu công nghiệp tập trung tỉnh Bắc Ninh .........................................................................................72 Bảng 3.3: Dự báo khối lƣợng chất thải rắn công nghiệp phát sinh trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh .....................................................................74 Bảng 3.4: Kết quả phân tích chất lƣợng đất công nghiệp tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2011-2015 ..............................................................................76 Bảng 3.5: Số vụ vi phạm pháp luật do gây ô nhiễm môi trƣờng tại các cụm, khu công nghiệp tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2011-2015 ..................78 Bảng 3.6: Kết quả quan trắc chất lƣợng môi trƣờng nƣớc năm 2015 một số làng nghề tỉnh Bắc Ninh ............................................................82 Bảng 3.7: Thông số chất ô nhiễm có trong đất của một số làng nghề tại Bắc Ninh ....85 Bảng 3.8: Thống kê diện tích đất canh tác bị hoang hóa do ô nhiễm tại một số xã thuộc địa bàn nghiên cứu .................................................94 Bảng 3.9: Dƣ̣ báo mƣ́c đô ̣ ô nhiễm đấ t ở Bắc Ninh đến năm 2020 .......................95 Bảng 3.10: Số vụ khiếu kiện liên quan đến đất tại Bắc Ninh giai đoạn 2011-2014 ....101 Bảng 3.11: Hiện trạng chất lƣợng nƣớc một số sông chính của tỉnh Bắc Ninh năm 2014 ......................................................................102 vii Bảng 3.12: Kết quả quan trắc chất lƣợng nƣớc mặt của tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2011 - Quý I/2015 ...............................................................................103 Bảng 3.13. Thải lƣợng nguồn gây ô nhiễm trọng điểm của các tỉnh thuộc lƣu vực sông Cầu .......................................................................................105 Bảng 3.14: Trữ lƣợng và nhu cầu sử dụng nƣớc dƣới đất của tỉnh Bắc Ninh trong tƣơng lai .....................................................................................108 Bảng 3.15: Chi sự nghiệp môi trƣờng từ ngân sách Nhà nƣớc của tỉnh Bắc Ninh năm 2011-2014 ....................................................................................117 Bảng 3.16: Điểm đánh giá các chỉ thị và trọng số .................................................118 Bảng 4.1: Số lƣợt hoạt động tuyên truyền về bảo vệ môi trƣờng của Cảnh sát môi trƣờng Công an tỉnh Bắc Ninh ............................................................126 Bảng 4.2: Số lƣợt Cảnh sát môi trƣờng tập huấn nghiệp vụ cho các các lực lƣợng chức năng ..................................................................................129 viii DANH MỤC HÌNH Hình 2.1: Sơ đồ về sự thay đổi về môi trƣờng với xung đột của Homer-Dixon ..33 Hình 2.2: Mô hình phát triển bền vững.................................................................38 Hình 2.3: Vị trí địa lý và cơ cấu hành chính của tỉnh Bắc Ninh ...........................41 Hình 2.4: Sự phân bố các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh ...............47 Hình 2.5: Khung phân tích vấn đề nghiên cứu .....................................................48 Hình 2.6: Sơ đồ địa bàn nghiên cứu......................................................................53 Hình 2.7: Các bƣớc kiến tạo chỉ số .......................................................................58 Hình 2.8: Khung đánh giá DPSIR.........................................................................61 Hình 3.1: So sánh mức độ nguy cơ gây mất an ninh môi trƣờng của các nguồn gây ô nhiễm từ cụm, khu công nghiệp tỉnh Bắc Ninh ..........................80 Hình 3.2: Dƣ̣ báo mƣ́c đô ̣ ô nhiễm đấ t làng nghề ở Bắc Ninh đến năm 2020 ......85 Hình 3.3: Đánh giá về hiện trạng và vấn đề môi trƣờng tại các địa bàn nghiên cứu khảo sát ..............................................................................91 Hình 3.4: Đánh giá của ngƣời dân về hiện trạng môi trƣờng tại khu công nghiệp và làng nghề tỉnh Bắc Ninh ..................................................................92 Hình 3.5: So sánh tỷ lệ ngƣời dân làng nghề sẵn sàng chi trả cho hoạt động cải tạo môi trƣờng tại địa phƣơng ..............................................................97 Hình 3.6: Biến động diện tích đất nông nghiệp chuyển đổi mục đích sử dụng ....99 Hình 3.7: Số vụ vi phạm do khai thác cát tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2011-2015 .111 Hình 3.8: Số vụ tranh chấp, xung đột môi trƣờng trong 5 năm (2011-2015) .....112 Hình 4.1: Hệ thống cơ cấu tổ chức lực lƣợng Cảnh sát môi trƣờng Công an tỉnh Bắc Ninh .............................................................................................125 Hình 4.2: Số lƣợt tham gia ý kiến đánh giá tác động môi trƣờng ......................130 Hình 4.3: Kết quả công tác điều tra cơ bản của Cảnh sát môi trƣờng Công an tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2012 – 6/2015 ..............................................138 ix MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Quan niệm an ninh trƣớc đây thƣờng đƣợc hiểu theo nghĩa an ninh truyền thống, tức là đảm bảo độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ cùng các lợi ích quan trọng khác của một quốc gia và bảo vệ chính thể. Bảo vệ an ninh quốc gia là phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn, đấu tranh, làm thất bại các hoạt động xâm phạm an ninh quốc gia. Tuy nhiên, những năm gần đây, bên cạnh an ninh truyền thống, lĩnh vực an ninh phi truyền thống ngày càng đƣợc các quốc gia trên thế giới quan tâm, bởi những thách thức đối với việc đảm bảo an ninh vƣợt ra ngoài khuôn khổ của quan niệm an ninh truyền thống. Lúc này, khái niệm an ninh truyền thống mở sang những nguy cơ đe dọa mới, nhƣ ô nhiễm môi trƣờng ngày càng gia tăng, suy thoái và cạn kiệt nguồn tài nguyên thiên nhiên do quản lý và khai thác không bền vững, biến đổi khí hậu diễn biến khó lƣờng, v.v... Khi đó, khái niệm an ninh đƣa ra đƣợc dựa trên cơ sở các mối đe dọa - sức ép môi trƣờng, bổ sung vào các vấn đề xung đột quốc gia, cũng nhƣ những thay đổi môi trƣờng, đã trở thành trọng tâm trong các mô hình hợp tác an ninh toàn cầu, đồng thời cần phải dự báo và quy hoạch đối phó với sức ép môi trƣờng - mối đe dọa đến tính ổn định của đất nƣớc. Trong bối cảnh thế giới nhƣ vậy, Việt Nam không phải là một ngoại lệ. Trên thực tế, hơn ba mƣơi năm đổi mới vừa qua, Việt Nam đã có những bƣớc phát triển kinh tế vƣợt bậc trong quá trình hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng. Từ một trong các nƣớc nghèo nhất thế giới, Việt Nam đã trở thành nƣớc có thu nhập trung bình thấp và quá trình phát triển công nghiệp mạnh mẽ [Ngân hàng Thế giới, 2016]. Quá trình phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp mạnh mẽ đã tạo ra sự tăng trƣởng của nền kinh tế Việt Nam trong mấy chục năm vừa qua. Cả nƣớc hiện có 283 khu công nghiệp, cụm công nghiệp, 5.096 làng nghề và làng có nghề [Bộ Công an, 2016]. Tuy nhiên, thực tế ô nhiễm môi trƣờng trong các hoạt động sản xuất công nghiệp và làng nghề diễn ra nghiêm trọng, trên diện rộng và trong hầu hết các loại hình sản xuất. Bên cạnh đó, cùng với quá trình tăng trƣởng kinh tế, việc quản lý và khai thác tài nguyên thiếu bền vững cũng là một vấn đề đáng quan tâm. Các 1 thách thức môi trƣờng này dẫn đến những hệ quả tiêu cực nhất định về kinh tế, chính trị-xã hội, và an sinh dân cƣ. Điều này đòi hỏi phải có những nghiên cứu từ nhiều ngành khoa học khác nhau, nhằm nhận rõ các vấn đề môi trƣờng và đƣa ra những giải pháp để giải quyết. Cho đến nay, ở Việt Nam, nhiều nghiên cứu về môi trƣờng từ hƣớng tiếp cận của các ngành khoa học tự nhiên, xã hội nhân văn và liên ngành đã đƣợc triển khai. Những nghiên cứu này mang lại nhiều hiểu biết quan trọng về thực trạng, nguyên nhân, hệ quả của các vấn đề môi trƣờng, đồng thời đề xuất các giải pháp để ứng phó với những thách thức môi trƣờng này. Tuy nhiên, trên thực tế, các nghiên cứu về các vấn đề môi trƣờng và hệ quả của các vấn đề môi trƣờng luôn cần đƣợc triển khai để có những hiểu biết cập nhật và những giải pháp khả thi. Thêm nữa, việc tiếp cận nghiên cứu các vấn đề môi trƣờng từ góc nhìn an ninh môi trƣờng trên cơ sở tiếp cận liên ngành khoa học tự nhiên-xã hội, nhân văn cho đến nay vẫn ít đƣợc đặt ra. Ngoài ra, các nghiên cứu về vai trò của Công an nhân dân trên cơ sở tiếp cận liên ngành cũng chƣa đƣợc xem xét một cách đầy đủ. Đây là những lý do thực sự của việc triển khai luận án tiến sĩ này - luận án bàn về an ninh môi trƣờng và vai trò của Công an nhân dân trong đảm bảo an ninh môi trƣờng. Là một tỉnh nằm ở cửa ngõ Thủ đô, có tốc độ phát triển xếp vào loại nhanh trong vùng đồng bằng Bắc Bộ cũng nhƣ toàn miền Bắc, an ninh môi trƣờng của Bắc Ninh sẽ có tác động rất lớn đến an ninh của Thủ đô, nhƣng cho đến nay, vẫn chƣa có một đề tài nào nghiên cứu về an ninh môi trƣờng tại đây. Xuất phát từ những lý do trên, nghiên cứu sinh đã lựa chọn đề tài “Nghiên cứu an ninh môi trƣờng tỉnh Bắc Ninh và vai trò của Công an nhân dân” để làm luận án. 2. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 2.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tƣợng nghiên cứu của luận án là an ninh môi trƣờng và vai trò của Công an nhân dân trong đảm bảo an ninh môi trƣờng. 2.2. Phạm vi nghiên cứu Về không gian: Luận án chọn tỉnh Bắc Ninh làm địa bàn nghiên cứu vì hai lý do sau đây: Thứ nhất, Bắc Ninh là một trong những trung tâm công nghiệp, trung tâm làng nghề của cả nƣớc. Quá trình sản xuất công nghiệp, sản xuất làng nghề có thể tạo ra nguy cơ mất an ninh môi trƣờng. Thứ hai, Bắc Ninh nằm ở cửa ngõ của 2 Thủ đô và cũng là một tỉnh nằm trong lƣu vực sông Cầu. Chất lƣợng nƣớc sông Cầu đang ngày càng suy thoái. Điều này có thể dẫn đến các mâu thuẫn, tranh chấp, xung đột trong việc khai thác, sử dụng tài nguyên nƣớc giữa các tỉnh/thành phố trong lƣu vực, tạo nên nguy cơ mất an ninh. Về thời gian: Các dữ liệu trong luận án đƣợc thu thập trong khoảng thời gian từ năm 2010 đến năm 2017. 3. Mục tiêu của luận án - Làm rõ thực tế các vấn đề môi trƣờng ở Bắc Ninh, bao gồm các loại ô nhiễm môi trƣờng và khai thác tài nguyên trái phép, không bền vững và chỉ ra những nguy cơ gây mất an ninh từ các vấn đề môi trƣờng ở địa phƣơng này. - Chỉ ra vai trò của lực lƣợng Công an nhân dân trong đảm bảo an ninh môi trƣờng tại tỉnh Bắc Ninh. - Khuyến nghị các giải pháp nâng cao hiệu quả đảm bảo an ninh môi trƣờng ở Bắc Ninh của lực lƣợng Công an nhân dân. 4. Luận điểm bảo vệ - Các yếu tố có nguy cơ gây mất an ninh môi trƣờng ở Bắc Ninh do: Ô nhiễm môi trƣờng từ các khu công nghiệp, cụm công nghiệp và làng nghề; Khai thác tài nguyên không bền vững; An ninh nguồn nƣớc bị đe dọa; Định hƣớng phát triển kinh tế địa phƣơng không bền vững và Thực trạng tỉnh Bắc Ninh đang bị mất an ninh môi trƣờng với chỉ số ESIBN = 0,38. - Công an nhân dân tỉnh Bắc Ninh có vai trò nòng cốt đảm bảo an ninh môi trƣờng. 5. Điểm mới của luận án - Xác lập/hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn của an ninh môi trƣờng, xây dựng bộ chỉ thị an ninh môi trƣờng phù hợp và đánh giá thực trạng an ninh môi trƣờng thông qua chỉ số ESI (Environment Security Index). - Đã làm rõ các yếu tố có nguy cơ gây mất an ninh môi trƣờng ở Bắc Ninh và đánh giá thực trạng an ninh môi trƣờng tỉnh Bắc Ninh. - Đã làm rõ vai trò của lực lƣợng Công an nhân dân tỉnh Bắc Ninh trong đảm bảo an ninh môi trƣờng và đề xuất các giải pháp thích hợp nhằm giữ gìn, đảm bảo an ninh môi trƣờng ở tỉnh. 3 6. Giả thuyết nghiên cứu - Thực tế các vấn đề môi trƣờng ở Bắc Ninh hiện nay nhƣ thế nào? - Các vấn đề môi trƣờng này tạo nên nguy cơ gây mất an ninh ra sao? - Công an nhân dân đã đóng vai trò trong việc đảm bảo an ninh môi trƣờng ở Bắc Ninh nhƣ thế nào? - Giải pháp nào cần triển khai để nâng cao hiệu quả hoạt động của lực lƣợng Công an nhân dân trong đảm bảo an ninh môi trƣờng ở Bắc Ninh? 7. Ý nghĩa của luận án 7.1. Ý nghĩa khoa học Ý nghĩa khoa học của luận án đƣợc thể hiện qua mấy điểm cụ thể sau đây: Thứ nhất, qua việc vận dụng tiếp cận phát triển bền vững và các lý thuyết xung đột môi trƣờng, xã hội rủi ro, lựa chọn duy lý, lý thuyết vai trò cùng với khung đánh giá DPSIR, tác giả luận án đã phân tích các dữ liệu định tính, định lƣợng từ các nguồn có sẵn và từ quá trình thu thập trên thực địa để đƣa ra những phát hiện, góp phần mở rộng sự hiểu biết đối với an ninh môi trƣờng và vai trò của Công an nhân dân trong đảm bảo an ninh môi trƣờng. Những phát hiện của luận án liên quan đến các loại ô nhiễm môi trƣờng, khai thác tài nguyên trái phép, không bền vững và nguy cơ mất an ninh môi trƣờng do những vấn đề môi trƣờng này gây ra. Những phát hiện của luận án cũng làm rõ vai trò của lực lƣợng Công an nhân dân trong đảm bảo an ninh môi trƣờng và những giải pháp để nâng cao vai trò của Công an nhân dân trong đảm bảo an ninh môi trƣờng. Thứ hai, trên cơ sở những phát hiện này, tác giả luận án sẽ khái quát lên, ở mức độ nhất định, những quan điểm lý luận về an ninh môi trƣờng và vai trò của Công an nhân dân trong đảm bảo an ninh môi trƣờng. Những quan điểm lý luận này mang tính liên ngành và có đóng góp nhất định đối với sự phát triển lý luận về phát triển bền vững và đảm bảo an ninh trong khuôn khổ nhiều ngành khoa học, nhất là Khoa học An ninh, Khoa học Môi trƣờng và Xã hội học. 7.2. Ý nghĩa thực tiễn Ý nghĩa thực tiễn của luận án đƣợc thể hiện cụ thể nhƣ sau: Trước hết, luận án cung cấp cơ sở dữ liệu định tính và định lƣợng cập nhật về thực tế các loại ô nhiễm 4 môi trƣờng ở khu công nghiệp, cụm công nghiệp và làng nghề thuộc Bắc Ninh. Luận án cung cấp những luận cứ khoa học về thực tế các vấn đề môi trƣờng này gây ra nguy cơ mất an ninh ở địa phƣơng này. Đồng thời, luận án cũng chỉ ra thực tế vai trò của Công an nhân dân trong đảm bảo an ninh môi trƣờng. Thứ hai, luận án đã chỉ ra những hạn chế, tồn tại trong việc đảm bảo an ninh môi trƣờng của lực lƣợng Công an tỉnh Bắc Ninh và các cơ quan chức năng liên quan. Trên cơ sở đó, luận án đề xuất các giải pháp để nâng cao hiệu quả đảm bảo an ninh môi trƣờng của lực lƣợng Công an nhân dân. Những dữ liệu, luận cứ và giải pháp này góp phần giúp các nhà quản lý, xây dựng chính sách có thêm cơ sở để sửa đổi chính sách cho phù hợp, cũng nhƣ có các quyết định quản lý hiệu quả hơn trong lĩnh vực đảm bảo an ninh môi trƣờng. 8. Cấu trúc của luận án Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, nội dung luận án đƣợc kết cấu thành 4 chƣơng. Chƣơng 1 là chƣơng tổng quan vấn đề nghiên cứu. Chƣơng 2 trình bày cơ sở lý luận, địa bàn nghiên cứu và phƣơng pháp nghiên cứu. Chƣơng 3 làm rõ thực trạng an ninh môi trƣờng ở Bắc Ninh. Chƣơng 4 phân tích thực tiễn vai trò của Công an nhân dân trong đảm bảo an ninh môi trƣờng. 5 CHƢƠNG 1 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. Tổng quan các nghiên cứu về an ninh môi trƣờng trong mối quan hệ với an ninh truyền thống Những năm đầu thập kỷ 50 của thế kỷ XX, khái niệm an ninh môi trƣờng bắt đầu xuất hiện với những tranh luận về mối liên quan giữa biến đổi môi trƣờng với an ninh. Năm 1977, Cục Tình báo Liên bang Mỹ (CIA) thành lập Trung tâm Môi trƣờng đầu tiên trên thế giới, với mục đích đánh giá mối liên hệ giữa môi trƣờng và an ninh. Cũng trong năm này, việc sử dụng chất diệt cỏ trong chiến tranh Việt Nam của quân đội Mỹ đã dấy lên sự chú ý của cộng đồng quốc tế vào những thiệt hại về môi trƣờng do chiến tranh gây ra [Shaw, 1996]. Từ năm 1980, trên thế giới, có nhiều tổ chức và cá nhân khác nhau bắt đầu đề cập tới những vấn đề an ninh nằm ngoài lĩnh vực quân sự có ảnh hƣởng tới quốc gia. Tiên phong trong đó phải kể tới Felix Dodds, Norman Myers, Jessica Tuchman Mathews, Michael Renner, Richard Ullman, Arthur Westing, Michael Klare, Thomas Homer Dixon và Geoffrey Dabelko [Dabelko, 1996; Gleick, 1989; 1990; 1991; Romm, 1992, 1993]. Richard Ullman đã tìm cách mở rộng khái niệm các mối đe dọa về an ninh ra ngoài khuôn khổ những vấn đề chính trị truyền thống. Ông cho rằng, mối đe dọa cho an ninh quốc gia là một hành động hay một chuỗi các sự kiện với các mối đe dọa, bao gồm: sự tổn hại trầm trọng trong một khoảng thời gian tƣơng đối ngắn đến chất lƣợng cuộc sống của ngƣời dân trong quốc gia đó; làm thu hẹp phạm vi chọn lựa các chính sách của chính phủ của một quốc gia hoặc của các đơn vị tƣ nhân hay phi chính phủ (một ngƣời, nhóm ngƣời hay một tổ chức) nằm trong quốc gia đó [Abdel-Rahim và cs., 1991]. Ủy ban An ninh và Giải trừ Quân bị Liên Hợp Quốc đã đƣa ra hai khái niệm an ninh tập thể và an ninh chung, với mục đích phản ánh một loạt những nguy cơ phi quân sự nhƣ chuyển đổi kinh tế, cạn kiệt nguồn tài nguyên, gia tăng dân số và xuống cấp môi trƣờng sẽ là những nguy cơ đe dọa đến an ninh chung [Shaw, 1996]. 6 Ủy ban Quốc tế về Môi trƣờng và Phát triển đã đƣa ra lời kêu gọi ngƣời dân nên nhận thức rằng, an ninh cũng là một phần chức năng của phát triển bền vững. Đồng thời, nêu bật vai trò của các áp lực về môi trƣờng trong việc làm nảy sinh mâu thuẫn. Một phƣơng án an ninh quốc gia và quốc tế toàn diện phải vƣợt xa việc tập trung vào lực lƣợng quân sự và chạy đua vũ trang [Ullman, 1983]. Sau thảm họa rò rỉ hạt nhân ở Chernobyl năm 1986, Tổng thống Gorbachew đã đƣa chính sách an toàn sinh thái lên ƣu tiên hàng đầu, góp phần tăng cƣờng nhận thức cho cộng đồng quốc tế trong vấn đề an ninh với môi trƣờng [Doyle and McEachern, 1998]. Westing đã làm rõ thêm ý kiến này. Ông cho rằng, an ninh toàn diện bao gồm hai bộ phận luôn khăng khít với nhau: an ninh chính trị (gồm các yếu tố quân sự, kinh tế, con ngƣời) và an ninh môi trƣờng (gồm có bảo vệ và sử dụng môi trƣờng). Ông ủng hộ khái niệm an ninh toàn diện, bao gồm cả các mối đe dọa khác, nhƣ chiến tranh hạt nhân, nạn đói và các vấn đề môi trƣờng toàn cầu [Westing, 1986]. Các bài báo của Jessica Matthews và Norman Myers (1989) đã tóm tắt hầu hết các cuộc tranh luận về việc mở rộng khái niệm an ninh. Cũng giống nhƣ các đóng góp khác trƣớc đó, họ đặt ra hai vấn đề cơ bản. Thứ nhất, cần phải định nghĩa lại an ninh, trong đó bao gồm cả một loạt các mối đe dọa mới, nhƣ gia tăng dân số, cạn kiệt nguồn tài nguyên và môi trƣờng xuống cấp. Thứ hai, công nhận đối tƣợng của an ninh không còn đơn thuần là một quốc gia, mà phải bao trùm cả cấp độ rộng hơn và hẹp hơn quốc gia [Myers, 1986; Mathews, 1989]. Laura A. Henry và Vladimir Douhovnikoff (2005) đã xem xét những thách thức hiện tại và tƣơng lai của Nga trên quan điểm “an ninh môi trƣờng”. Tác giả cho rằng, an ninh môi trƣờng là một thuật ngữ nhấn mạnh mối liên hệ giữa sức khỏe môi trƣờng và các vấn đề chính trị-xã hội, bao gồm cả vấn đề an ninh quốc gia truyền thống. Vì vậy, tiếp cận an ninh môi trƣờng sẽ cung cấp một cách rất hiệu quả để xem xét những thách thức quan trọng mà Nga phải đối mặt. Nghiên cứu đã chỉ ra những vấn đề an ninh môi trƣờng phổ biến ở Nga là nguồn tài nguyên thiên nhiên và sức khỏe con ngƣời đã và tiếp tục suy thoái nghiêm trọng. Từ sau khi Liên Xô tan rã, đã không có tiến bộ đáng kể nào trong việc xác định và giải quyết các vấn đề 7 về sức khỏe môi trƣờng. Những rào cản lớn cho công tác này bao gồm thiếu một cơ sở hạ tầng pháp lý, tài chính và dân sự; một hệ thống pháp lý không đáng tin cậy; các yếu tố hình sự tràn lan và sự thiếu trách nhiệm chính trị. Nghiên cứu cũng đã đề ra một số giải pháp có thể cải thiện tình trạng an ninh môi trƣờng tại Nga, đó là giải quyết những yếu kém cơ sở hạ tầng cơ bản, hạn chế chảy máu tài nguyên ra bên ngoài lãnh thổ, gia tăng các hiệp định song phƣơng và đa phƣơng và thu hút vốn bên ngoài [Funke, 2005]. Olga Bashlakova (2015) đã xác định vị trí và vai trò của an ninh môi trƣờng, an ninh của đất nƣớc và thảo luận một số vấn đề về an ninh môi trƣờng trong tình trạng khủng hoảng sinh thái hiện nay, cung cấp một cơ chế để đảm bảo an toàn môi trƣờng, phản ánh cần cho một sự thay đổi trong quan điểm của ngƣời ra quyết định và các nhóm công dân khác nhau với các công cụ chính sách sinh thái theo định hƣớng. Nếu hệ thống thiên nhiên và chất lƣợng môi trƣờng ở trạng thái cân bằng, có sự phát triển bền vững. Khi đó, chất lƣợng cuộc sống và sức khỏe ngƣời dân, cũng nhƣ an ninh của quốc gia sẽ đƣợc đảm bảo. Chiến lƣợc an ninh quốc gia của Liên bang Nga cũng đặt ra các vấn đề về an toàn môi trƣờng là một đảm bảo cho sự phát triển bền vững trong xã hội và điều kiện sống thuận lợi. Tác giả cũng khẳng định, an ninh môi trƣờng là một thành phần thiết yếu của an ninh quốc gia, trong đó có thể trở thành một ý tƣởng mang tính ràng buộc, giúp đoàn kết các dân tộc của Nga [Bashlakova, 2015]. Năm 2007, Mạnh Ngọc Hùng đã đƣa ra các khái niệm về an ninh, trong đó có an ninh môi trƣờng. Theo tác giả, an ninh môi trƣờng liên quan đến việc duy trì và bảo vệ hệ thống sinh thái, môi trƣờng, bảo đảm cho con ngƣời có thể sống yên ổn và hoạt động bình thƣờng. Tác giả cũng chỉ ra rằng, ngày nay có nhiều nƣớc đặt vấn đề an ninh môi trƣờng lên vị trí quan trọng trong chính sách và gắn an ninh môi trƣờng với an ninh quốc gia, bởi kẻ thù bây giờ hoàn toàn khác, nó nằm chính trong môi trƣờng tự nhiên-xã hội, gắn chặt chẽ với đời sống hoạt động kinh tế-xã hội của mỗi cộng đồng dân cƣ. Đối phó với những đe dọa môi trƣờng hoàn toàn khác đối phó quân sự, chính trị. Mối quan hệ chủ yếu của vấn đề môi trƣờng với an ninh, các vấn đề nghèo khổ, không công bằng, thoái hóa môi trƣờng và xung đột tác động lẫn 8 nhau theo phƣơng thức phức tạp và liên quan chặt chẽ với nhau. Môi trƣờng suy thoái, sức chịu đựng của hệ thống sinh thái xuống cấp có thể dẫn đến sự thiếu hụt tài nguyên mang tính khu vực. Kết quả là sự tranh giành tài nguyên sẽ làm nảy sinh những xung đột quân sự và hình thành những thách thức đối với an ninh quốc gia. Các loại xung đột do vấn đề môi trƣờng gây nên, là những vấn đề nhƣ quản lý tầng khí quyển, không gian vũ trụ, biển quốc tế, khai thác/sử dụng tài nguyên, xung đột về ô nhiễm vƣợt qua biên giới quốc gia, chiến tranh sinh thái, v.v.. Nói chung, những năm gần đây, vấn đề môi trƣờng trở thành điểm nóng trong quan hệ quốc tế, làm cho quan hệ quốc tế nảy sinh những biến đổi sâu sắc [Mạnh Ngọc Hùng, 2007]. Năm 2012, Nguyễn Đình Hòe và Nguyễn Ngọc Sinh là tác giả ấn phẩm “An ninh môi trƣờng”. Cuốn sách đã cung cấp cho ngƣời đọc những khái niệm mới và kiến thức về vấn đề sống còn của môi trƣờng trong sự phát triển bền vững, đồng thời cũng là một tài liệu tham khảo hữu ích cho các nhà quản lý, cán bộ khoa học và sinh viên đang quan tâm nghiên cứu về lĩnh vực an ninh môi trƣờng và phát triển bền vững [Nguyễn Đình Hòe và Nguyễn Ngọc Sinh, 2012]. Các nghiên cứu trên cho thấy, cùng với việc mở rộng khái niệm an ninh truyền thống, ngày càng có nhiều ý kiến công nhận quốc gia không còn là đối tƣợng duy nhất cần đƣợc bảo vệ an ninh. Bên cạnh các nghiên cứu đƣa ra những ý kiến ở phƣơng diện lý thuyết, trên chính trƣờng vẫn còn một số lƣợng đáng kể những tranh luận về mối quan hệ giữa an ninh và môi trƣờng. Những tranh luận dẫn đến sự chƣa thống nhất này không chỉ ở trong khuôn khổ các nguyên tắc, mà còn ngay cả giữa các cơ quan chính phủ. Thực tế, nhiều nhà nghiên cứu khi nói đến an ninh đã tránh dùng khái niệm “an ninh” và chủ yếu tập trung vào các biến đổi của môi trƣờng, sự thích nghi của xã hội hoặc các xung đột vũ trang. 1.2. Tổng quan các nghiên cứu về xung đột xã hội, mất ổn định chính trị do các vấn đề môi trƣờng gây ra Khái niệm của an ninh truyền thống cho rằng, an ninh là sự an toàn, không có xung đột vũ trang. Các bàn luận tại Hội nghị của Liên Hợp Quốc về Phát triển ở Stockholm năm 1972 và Hội nghị ở Rio 1992 đã đặc biệt nhấn mạnh những biến đổi 9
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan