Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Văn học Nghị luận xã hội chủ đề giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc...

Tài liệu Nghị luận xã hội chủ đề giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc

.PDF
14
1
111

Mô tả:

NGHỊ LUẬN XÃ HỘI Chủ đề: Giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc Đề: Anh/chị có suy nghĩ gì về ý thức giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc của thế hệ trẻ Việt Nam hiện nay? Mở bài: Đất nước đang trong quá trình hội nhập quốc tế, giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc là vấn đề quan trọng, ý thức của thanh thiếu niên Việt Nam trong vấn đề này là điều rất đáng quan tâm suy nghĩ. Thân bài: 1. Khái niệm về văn hóa: Theo từ điển Hán - Việt, “văn” là vẻ đẹp , “hóa” là biến đổi theo chiều hướng tốt hơn. “Văn hóa” là một hệ thống hữu cơ các giá trị vật chất, tinh thần do con người sáng tạo và tích lũy qua lao động thực tiễn trong sự tương tác của môi trường tự nhiên và xã hội của mình” (Trần Ngọc Thêm). Theo đó, văn hóa bao hàm hai giá trị chính: Văn hóa vật chất (vật thể), văn hóa tinh thần (phi vật thể). “Văn hóa chính là cái còn lại khi người ta quên hết” - Giá trị và chức năng của văn hóa: Văn hóa có sức bền vững, lan tỏa, trường tồn lâu dài và bền bỉ qua thời gian. Nó luôn là điều cốt lõi trong trong trí óc và suy nghĩ của con người. Là yếu tố đầu tiên, cơ bản và tối quan trọng trong việc hình thành nên phương diện tinh thần của con người, là thứ duy nhất ở lại với con người trên bước đường tương lai. Con người có thể đánh mất nhiều thứ nhưng còn văn hóa thì vẫn còn hi vọng. Có văn hóa, con người có thể dễ dàng tìm lại những thứ đã đánh mất, nhưng nếu mất luôn văn hóa thì có nghĩa là mất hết. 2. Bản sắc văn hoá là linh hồn, là gương mặt riêng của mỗi dân tộc, là yếu tố quan trọng để khẳng định vị thế của dân tộc đó ở giữa cộng đồng thế giới. Đánh mất bản sắc riêng trong nền văn hoá của mình là đánh mất quá khứ, mất lịch sử, mất cội nguồn và chúng ta chỉ còn là một con số không ở giữa nhân loại. Thế hệ trẻ là những người nắm giữ tương lai của đất nước, bởi vậy, nâng cao ý thức giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc là một điều vô cùng cần thiết. 3. Bản sắc văn hóa Việt Nam: Bắt đầu cách đây bốn nghìn năm khi người Việt cổ biết sống theo gia đình, biết chăn nuôi, trồng trọt và chế tạo và chế tạo đồ gia dụng. Biết làm đồ gốm, làm đồ trang sức, chăm lo đời sống tinh thần vật chất của bản thân và cộng đồng. Xuất hiện những vùng miền văn hóa Đông Sơn, Sa Huỳnh. Nét riêng trong văn hóa người Việt: Đa dân tộc là mỗi dân tộc có một nét đặc thù văn hóa riêng. Có nền văn minh lúa nước từ lâu đời. Có ngôn ngữ riêng: chữ Nôm, chữ Quốc ngữ. Có nền văn hóa dân gian và văn hóa thành văn phong phú và đa dạng. Có sự phân hóa về 2 văn hóa ở mỗi vùng miền. Có sự tiếp thu một cách sáng tạo và có chọn lọc những tinh hoa văn hóa nước ngoài. => Tất cả những điều đó đã góp phần hình thành và tạo nên bản sắc văn hóa của dân tộc Việt. 4. Thế nhưng hiện nay, ý thức giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc của thanh thiếu niên Việt Nam đang có nhiều biểu hiện đáng lo ngại, biểu hiện ở nhiều phương diện: cách sống, lối sống, quan niệm, suy nghĩ, ở hoạt động, nói năng, ăn mặc, ứng xử....: + Cách sống vội, sống gấp, chỉ biết nghĩ đến bản thân... Ứng xử thiếu văn hóa... Quan niệm lệch lạc: nói những lời hay bị coi là “sến”, trang phục ngay ngắn bị coi là “tẩm”; tích cực tham gia các hoạt động phong trào bị coi là “ra vẻ ta đây”, quan tâm đến thầy cô bị coi là “lấy lòng”; nói năng cộc lốc với người thân, vô ơn với những bậc sinh thành dưỡng dục... Sống giả dối, đua đòi, muốn nổi tiếng nhanh bằng các chiêu trò, nhiều bạn trẻ trở thành con cờ trong tay bọn phản động... + Không thiết tha với những giá trị văn hóa cổ truyền: trong âm nhạc: thích nhạc Rốc, Ráp, kì thị với nhạc cổ truyền, những điệu hát Chèo, hát Xoan, dân ca Quan họ, Tuồng...Trong hội họa... + Đặc biệt là trong cách nói năng, ăn mặc, ứng xử.... 2. Xem xét nguyên nhân của vấn đề này phải nhìn ở cả 2 mặt: khách quan và chủ quan. Khách quan: + Sự tác động của môi trường sống, của bối cảnh thời đại: Nền kinh tế đất nước trong thời mở cửa cho phép nước ta hội nhập với thế giới, nhưng nhiều bạn trẻ không biết tiếp thu, chọn lọc những giá trị văn hóa tiến bộ mà đua đòi theo trào lưu mới, dần đánh mất văn hóa truyền thống. + Giáo dục trong môi trường gia đình và trường học là vô cùng quan trọng nhưng chưa được chú ý đúng mức. Nhiều bậc phụ huynh mải lo tiền bạc nên không có thời gian chăm sóc, dạy dỗ con cái. Nhà trường chú trọng dạy chữ, phục vụ thi cử, chưa chú ý đúng mức việc bồi dưỡng nhân cách cho học sinh. Chủ quan: + Sự tự ý thức của mỗi bạn trẻ trong xã hội: nếu bạn trẻ có ý thức đúng đắn về giá trị bản thân, về mục đích lí tưởng sống, có sự suy nghĩ và nhận thức đúng đắn... ở mức độ nào đó về vấn đề này, sẽ không có những biểu hiện đáng lo ngại nói trên. 3. Hậu quả: Với một ý thức giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc như vậy, thanh thiếu niên Việt Nam đang tác động như thế nào đến bộ mặt văn hoá dân tộc, đang để lại một kết quả ra sao cho tương lai, đặc biệt là trong bối cảnh quá trình hội nhập quốc tế đang diễn ra sôi động? 4. Bài học: Xã hội, gia đình, bản thân mỗi thanh niên, thiếu niên nên làm gì để góp phần khẳng định bản sắc văn hoá Việt Nam trong cộng đồng quốc tế. Thuvientoan.net 3 Kết bài: Bản sắc văn hoá là cái riêng của mỗi dân tộc. Giữ gìn cái riêng đó là trách nhiệm của mỗi công dân, trong đó có phần quan trọng của thế hệ trẻ. BÀI VIẾT THAM KHẢO Việt Nam ấn tượng bởi tà áo dài duyên dáng, Tây Ban Nha bị thu hút nhờ lễ hội đấu bò sôi động, người ta sung sướng chìm vào sự lãng mạn khi của Pa-ri, thích thú tham gia lễ hội té nước ở Thái Lan, hay ngưỡng mộ sự tinh tế của ẩm thực Nhật Bản... Con người có mặt ở khắp nơi trên hành tinh này, với những điều kiện khách quan thuộc về môi trường tự nhiên, lịch sử phát triển cũng như đặc điểm chủ quan của riêng mình mà mỗi vùng miền, mỗi quốc gia, dân tộc, lại có văn hóa riêng. Từ xưa đến nay, giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc là một tư tưởng luôn được đề cao trong lịch sử xây dựng và phát triển đất nước của nhân dân Việt Nam. Trong bối cảnh hội nhập quốc tế sôi động hiện nay, đây lại càng là vấn đề quan trọng. Ý thức giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc của thế hệ trẻ, một lực lượng đông đảo và hùng hậu đang là điều được quan tâm đặc biệt của xã hội. Hơn bất kì ai, thanh niên, thiếu niên là những đối tượng bén nhạy nhất với các yếu tố văn hoá. Nhìn vào thế hệ trẻ hôm nay, đặc biệt là thành viên của thế hệ 8X, 9X người ta thấy biểu hiện một ý thức đối với bản sắc văn hoá dân tộc. Thế hệ trẻ bây giờ nhanh nhạy hơn, năng động hơn, hiện đại hơn, đó là dấu hiệu đáng mừng, bởi nó chứng tỏ tuổi trẻ Việt Nam luôn nắm bắt và theo kịp những yêu cầu của thời đại. Thế nhưng, hãy quan sát kĩ một chút, chúng ta sẽ thấy trong cái năng động, hiện đại đó còn có rất nhiều điều đáng suy ngẫm. Đầu tiên là từ những cái dễ thấy nhất như đi đứng, nói năng, ăn mặc, phục trang. Xu hướng chung của giới trẻ là bắt chước, học theo phim nước ngoài, theo các diễn viên, các ca sĩ nổi tiếng. Những mái tóc nhuộm nhiều màu, những bộ quần áo cộc cỡn, lạ mắt, những cử chỉ đầy kiểu cách, những câu nói lẫn lộn Tiếng Anh, Tiếng Việt... đó là biểu hiện của một thứ văn hoá đua đòi phù phiếm. Sự chân phương, giản dị mà lịch lãm, trang nhã vốn là biểu hiện truyền thống của người Việt Nam đã không được nhiều bạn trẻ quan tâm, để ý. Chạy theo những hình thức như vậy cũng là biểu hiện của việc quay lưng lại với bản sắc văn hoá dân tộc. Ở một chiều sâu khó thấy hơn là quan niệm, cách nghĩ, lối sống. Rất nhiều thanh, thiếu niên Việt Nam không nắm được lịch sử dân tộc dù đã được học rất nhiều, trong khi đó lại thuộc lòng vanh vách tiểu sử, đời tư của các diễn viên, ca sĩ ; không biết, không hiểu và không quan tâm tới các lễ hội dân gian vốn là sinh hoạt văn hoá truyền thống lâu đời của nhân dân trong khi rất sành về "chát", về ca nhạc, cà phê. Ngày lễ, tết họ đến nhà thờ hoặc vào chùa hái lộc nhưng không biết bàn thờ gia tiên đã có những gì. Họ coi sự cần cù, chăm chỉ là biểu hiện của sự cũ kĩ, lạc hậu... Tất cả đ ều là biểu hiện của một sự thiếu ý thức trong giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc. Tiếp xúc với nhiều công dân trẻ tuổi, người ta thấy dấu ấn của bản sắc văn hoá Thuvientoan.net 4 Việt Nam rất mờ nhạt, mà đậm nét lại là một thứ văn hoá ngoại lại hỗn tạp. Đó là một thực trạng đang khá phổ biến hiện nay. Có hai nguyên nhân cơ bản dẫn đến tình trạng trên: nguyên nhân khách quan và nguyên nhân chủ quan. Về phía khách quan, đó chính là tác động của môi trường sống, của bối cảnh thời đại. Thời đại đất nước mở cửa giao lưu, hội nhập với thế giới cho nên văn hoá bên ngoài theo đó mà tràn vào Việt Nam. Đâu đâu cũng có thể dễ dàng bắt gặp hình ảnh của một thứ văn hoá mới, hiện đại và đầy quyến rũ. Trong một không gian chung như vậy, những nét văn hoá cổ truyền của người Việt dường như đang có nguy cơ trở nên yếu thế. Về chủ quan, thế hệ trẻ ngày nay ít quan tâm để ý đến vấn đề bản sắc văn hoá. Họ thiếu ý thức giữ gìn, bởi thực chất là họ không hiểu được bản sắc văn hoá dân tộc là gì và cũng không cần hiểu. Những công dân trẻ Việt Nam sinh ra và lớn lên trên mảnh đất Việt Nam nhưng lại không giống một người dân nước Việt. Họ có bề rộng nhưng thiếu chiều sâu, chiều sâu của một tâm hồn Việt, một tính cách Việt. Văn hoá dân tộc là cội rễ bền vững của tâm hồn mỗi con người, không lớn lên và bám chắc vào cội rễ đó, mỗi con người chỉ còn là một cá nhân lạc loài giữa cộng đồng của mình. Đó là hậu quả đầu tiên dành cho chính mỗi người, đặc biệt là những người trẻ tuổi. Và hãy tưởng tượng, nếu thế hệ hôm nay quên đi bản sắc văn hoá dân tộc mình thì trong một tương lai không xa chúng ta sẽ còn lại gì ? Và những thế hệ tiếp nối sau này sẽ ra sao ? Bản sắc văn hoá là linh hồn, là gương mặt riêng của mỗi dân tộc, là yếu tố quan trọng để khẳng định vị thế của dân tộc đó ở giữa cộng đồng thế giới. Đánh mất bản sắc riêng trong nền văn hoá của mình là đánh mất quá khứ, mất lịch sử, mất cội nguồn và chúng ta chỉ còn là một con số không ở giữa nhân loại. Thế hệ trẻ là những người nắm giữ tương lai của đất nước, bởi vậy, nâng cao ý thức giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc là một điều vô cùng cần thiết. Vậy thì cần làm gì để thực hiện được điều đó? Trước hết, là phải từ sự tự giác ý thức của mỗi người. Mỗi thanh niên, thiếu niên phải thực sự thấy được giá trị của văn hoá dân tộc - những giá trị được chắt lọc và đúc kết từ ngàn đời, được gìn giữ, kế thừa qua bao thăng trầm của lịch sử, đã và đang ăn sâu trong máu thịt của mỗi người dân để dù có đi đâu, sống ở nơi nào, con người đó vẫn luôn là người dân nước Việt. Trong thời đại kinh tế thị trường, cần tích cực quảng bá hình ảnh Việt Nam với thế giới, tiếp thu không ngừng tinh hoa văn hóa các dân tộc trên thế giới, tiếp biến có chọn lọc, không làm mất đi bản sắc văn hóa dân tộc Việt. Gia đình, cộng đồng xã hội cũng phải chung sức, chung lòng để tô đậm thêm nữa những giá trị văn hoá đó trong sự trà trộn phức tạp của những luồng văn hoá khác. Mặt khác, cũng cần phải thấy rằng, giữ gìn ở đây không có nghĩa là khư khư ôm lấy cái đã có. Cần phải kế thừa phát huy nhưng đồng thời cũng phải phát triển nó lên bằng cách kết hợp có lựa chọn với những yếu tố văn hoá mới tích cực. Từ đó hình thành một nền văn hoá Việt Nam vừa truyền thống, vừa hiện đại, đa dạng, vừa thống nhất, đảm bảo được Thuvientoan.net 5 yêu cầu "hoà nhập nhưng không hoà tan" trong một thời đại mới. Thực hiện điều này là trọng trách, là nghĩa vụ của mỗi công dân, của mỗi thanh, thiếu niên hôm nay. - Ta không mất niềm tin, nhiều bạn trẻ vẫn thiết tha hướng về những giá trị văn hóa cổ truyền, ngày Tết vẫn đau đáu hướng về nguồn cội, thích nồi bánh chưng xanh, không khí đoàn tụ gia đình, "Đêm 14/6/2014, Gala chung kết Gương mặt thân quen với sự chiến thắng tuyệt đối của chàng trai 19 tuổi Hoài Lâm. Nam ca sĩ này đã trở nên xuất thần khi hóa thân vào vai cố nghệ sĩ cải lương Thanh Nga và Thanh Sang trong vở tuồng kinh điển Tiếng trống Mê Linh. Bao nhiêu người đã khóc. Khóc vì nghĩ đến Thanh Nga, vì bộ môn nghệ thuật vẫn không bị mai một. Bài hát Việt yêu thích những năm gần đây vẫn là những Chiếc khăn piêu duyên dáng qua giọng hát Tùng Lâm, Quê em mùa nước lũ...đằm thắm trữ tình với giọng Phương Mỹ Chi ngọt ngào say đắm... Người đam mê cổ vật chân chính vẫn tìm thấy niềm say mê thực sự khi “nghe” được câu chuyện từ ngàn xưa vọng về qua một hình hài cụ thể, thấy được tinh hồn của dân tộc còn lưu trữ lại trong từng chi tiết đã cũ kĩ, già nua. Sự hiện diện của chúng ở thực tại, giữa lòng hiện đại với họ là cả một phép diệu kì cần trân quý bảo vệ. Tình cảm ấy, động cơ ấy, chẳng phải chính là lòng nhiệt tâm mê đắm dành cho văn hóa hay sao? Đâu chỉ trong những văn vật còn sót lại từ quá khứ xa xôi, mà văn hóa nương náu trong đời sống, trong tâm hồn mỗi người đang sống đây, và trở thành một phần đặc biệt quan trọng. Giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc là đóng góp có ý nghĩa đầu tiên cho đất nước mà mỗi thanh thiếu niên có thể làm và hãy làm bắt đầu từ việc điều chỉnh, uốn nắn chính những hành vi, ý thức của bản thân mình. Thuvientoan.net 6 Đề: “Văn hóa chính là cái còn lại khi người ta quên hết, chính là cái còn thiếu khi người ta đã học được đủ cả” - (Edouard Herriot) I/ Mở bài - Nêu vai trò to lớn của văn hóa trong đời sống con người. - Giới thiệu câu nói của Herriot. II/ Thân bài 1/ Khái niệm về văn hóa: Theo từ điển Hán - Việt, “văn” là vẻ đẹp, “hóa” là biến đổi theo chiều hướng tốt hơn. “Văn hóa” là một hệ thống hữu cơ các giá trị vật chất, tinh thần do con người sáng tạo và tích lũy qua lao động thực tiễn trong sự tương tác của môi trường tự nhiên và xã hội của mình” (Trần Ngọc Thêm). Theo đó, văn hóa bao hàm hai giá trị chính: Văn hóa vật chất (vật thể), văn hóa tinh thần (phi vật thể). 2/ “Văn hóa chính là cái còn lại khi người ta quên hết” - Khẳng định giá trị và chức năng của văn hóa, cả văn hóa tri thức lẫn văn hóa tinh thần. Văn hóa có sức bền vững, lan tỏa, trường tồn lâu dài và bền bỉ qua thời gian. Nó luôn là điều cốt lõi trong trong trí óc và suy nghĩ của con người. (d/c) - Văn hóa là yếu tố đầu tiên, cơ bản và tối quan trọng trong việc hình thành nên phương diện tinh thần của con người, là thứ duy nhất ở lại với con người trên bước đường tương lai. (d/c) - Con người có thể đánh mất nhiều thứ nhưng còn văn hóa thì vẫn còn hi vọng. Có văn hóa, con người có thể dễ dàng tìm lại những thứ đã đánh mất, nhưng nếu mất luôn văn hóa thì có nghĩa là mất hết. 3/ “Văn hóa chính là cái còn thiếu khi người ta đã học đủ cả” - Cho dù người ta được học rất nhiều điều trong cuộc sống, nhưng vốn văn hóa tri thức và tinh thần của nhân loại luôn là điều con người thiếu hụt và chắc chắn là không bao gìơ học hết được. - Trong thực tế, có những người có trình độ cao chưa hẳn là những người có văn hóa. Nhắc nhở con người về hành trình hòan thiện văn hóa cũng là cách hòan thiện về nhân cách của mình. 4/ Ý nghĩa của câu nói - Khẳng định giá trị to lớn và vai trò của văn hóa trong tiến trình phát triển của nhân loại. - Đặt ra những suy nghĩ mới về cách học tập và rèn luyện. Bác bỏ quan niệm trau dồi văn hóa một cách thụ động, khô khan và khẳng định quan niệm chủ động học tập và rèn luyện văn hóa. Nhiệm vụ đặt ra cho mỗi người, đặc biệt là với những ai còn ngồi trên ghế nhà trường là: học tập và rèn luyện không ngừng để nâng cao trình độ học vấn và hòan thiện nhân Thuvientoan.net 7 cách. Có thể học trong sách vở, nhưng không đánh mất sự chủ động tích cực của người học. III/ Kết bài - Đánh giá một con người thông qua trình độ văn hóa của họ. Người có văn hóa là người có tri thức và nhân cách. - Bản thân mỗi người phải tìm ra cho mình một cách học tập để trau dồi và tích lũy vốn văn hóa cho riêng mình và cho xã hội. Thuvientoan.net 8 Đề: Bản sắc văn hóa Việt Nam. Sau khi nêu những điểm không đặc sắc của văn hoá Việt Nam (không đồng nghĩa với việc "chê"), tác giả lại khẳng định: "người Việt Nam có nền văn hoá của mình" I/ Mở bài - Văn hóa của nhân loại là những giá trị của đời sống tồn tại và phát triển theo thời gian. - Do thời điểm ra đời và điều kiện phát triển khác nhau, mỗi dân tộc có một bản sắc văn hóa riêng. II/ Thân bài 1/ Vậy, trước hết, ta hiểu “văn hóa”là gì” và thế nào là “bản sắc văn hóa”? - Văn hóa là những giá trị vật chất, giá trị tinh thần do con người sáng tạo trong quá trình lịch sử. - Bản sắc văn hóa là những màu sắc , tính chất văn hóa riêng tạo thành đặc điểm chính của một nền văn hóa. 2/ Bản sắc văn hóa Việt Nam. a. Quá trình hình thành - Bắt đầu cách đây bốn nghìn năm khi người Việt cổ biết sống theo gia đình, biết chăn nuôi, trồng trọt và chế tạo và chế tạo đồ gia dụng. - Biết làm đồ gốm, làm đồ trang sức, chăm lo đời sống tinh thần vật chất của bản thân và cộng đồng. - Xuất hiện những vùng miền văn hóa Đông Sơn, Sa Huỳnh. b. Nét riêng trong văn hóa người Việt: Đa dân tộc là mỗi dân tộc có một nét đặc thù văn hóa riêng. Có nền văn minh lúa nước từ lâu đời. Có ngôn ngữ riêng: chữ Nôm, chữ Quốc ngữ. Có nền văn hóa dân gian và văn hóa thành văn phong phú và đa dạng. Có sự phân hóa về văn hóa ở mỗi vùng miền. Có sự tiếp thu một cách sáng tạo và có chọn lọc những tinh hoa văn hóa nước ngoài. => Tất cả những điều đó đã góp phần hình thành và tạo nên bản sắc văn hóa của dân tộc Việt. 3/ Sự hòa nhập văn hóa Việt trong thời đại kinh tế thị trường + Tích cực quảng bá hình ảnh Việt Nam với thế giới. (d/c) + Tiếp thu không ngừng tinh hoa văn hóa các dân tộc trên thế giới. + Tiếp biến có chọn lọc, không làm mất đi bản sắc văn hóa dân tộc Việt. III/ Kết bài Thuvientoan.net 9 Khẳng định sự đa dạng và phong phú của văn hóa Việt Nam. Đề ra phương pháp bảo vệ bản sắc văn hóa của dân tộc ta: + Bảo vệ các di sản, di tích văn hóa vật thể và phi vật thể. + Tiếp tục tiếp thu văn hóa nhân loại và phát triển văn hóa bản địa. Đa dạng văn hóa là di sản thế giới. Thành thật mà nói, có bao nhiêu trong số người trẻ chúng ta biết tới hát xoan Phú Thọ, trước khi loại hình nghệ thuật lâu đời này được UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại? Thêm nữa, ý nghĩa của sự chứng nhận này đối với chúng ta là gì? Nếu những câu hỏi này có vẻ hóc búa với bạn, thì tôi xin được đưa ra một gợi ý rằng: đa dạng văn hóa là di sản thế giới. Chừng nào nhận thức được điều này, bạn sẽ không còn thấy hát xoan chỉ là một cái tên mơ hồ được liệt kê ra khi bị bắt kể nữa. Văn hóa, hiểu một cách giản dị thì đó là những nét đẹp đặc trưng của một cộng đồng. Chúng là những giá trị cả vật chất lẫn tinh thần, định hình trong những tư tưởng, tình cảm, và gắn liền với đời sống bằng ngôn ngữ và hành vi. Con người có mặt ở khắp nơi trên hành tinh này, với những điều kiện khách quan thuộc về môi trường tự nhiên, lịch sử phát triển cũng như đặc điểm chủ quan từ yếu tố con người, mà mỗi vùng miền, mỗi quốc gia, dân tộc, lại có văn hóa của riêng mình. Sự tồn tại đồng thời của rất rất nhiều nét văn hoá riêng ấy, đã tạo nên tính đa dạng văn hóa. Vậy nên người tới Việt Nam sẽ ấn tượng bởi tà áo dài duyên dáng, bị thu hút bởi Tây Ban Nha nhờ lễ hội đấu bò sôi động, chìm vào sự lãng mạn khi của Pa-ri, thích thú tham gia lễ hội té nước ở Thái Lan, hay ngưỡng mộ sự tinh tế của ẩm thực Nhật Bản...Bằng một cái nhìn qua lăng kính du lịch như vậy, đã như thôi thúc chúng ta - những người có điều kiện chưa bao giờ tốt hơn - khám phá sự đa dạng văn hóa. Tuy nhiên giá trị của một di sản sẽ còn nhiều hơn thế, khi đó là vật kế thừa được bảo tồn bởi cả nhân loại. Có thể nói, văn hóa sóng bước cùng các yếu tố khác của lịch sử, đã gắn liền với cội nguồn, hình thành nên bản sắc, và nuôi dưỡng cõi hồn dân tộc. Hệ thống giáo dục hiện đại mới được hình thành mấy mươi năm, nền Nho học tồn tại gần một thiên niên kỉ cũng không dành cho phần đông dân chúng, nhưng con người ta vẫn có thể sống đạo đức đúng mực, tâm hồn không hề khô khan mà còn giàu tình cảm, nhờ vào những câu chuyện cổ nghe thời tấm bé, nếp sống chan chứa tình người, những truyền thống quý báu được hun đúc qua các thế hệ,... Không chỉ dân tộc Việt Nam, mà tôi tin ở đâu cũng vậy, những gì là tinh túy nhất đều sinh ra ngay trong đời sống thường nhật, được duy trì và phát huy qua thời gian, ảnh hưởng sâu sắc tới từng cá nhân để rồi rộng ra là cả cộng đồng. Văn hóa dân tộc như bầu không khí mà khi vừa sinh ra trên cõi đời, anh đã hít thở nó. Qua sự trưởng thành của nhận thức và tình cảm, nó lưu thông trong huyết quản anh, trở thành sự minh chứng thiêng liêng cho nguồn gốc, là mối gắn bó vô hình nhưng bền chặt tới vĩnh hằng với quê hương xứ sở, và là nơi nương náu của cõi hồn Thuvientoan.net 10 với tâm tính tình cảm và phần người cao đẹp. Vai văn hóa với mỗi dân tộc là không thể thay thế. Văn hóa đa phần được hình thành nên trong lịch sử, nhưng ở thời đại ngày nay, nó còn là thước đo cho sự phát triển, văn minh và tiến bộ. Để chuẩn bị cho những bước đi lên vững vàng, một quốc gia không thể không tìm ra giải pháp dung hòa sự tồn tại song song của giá trị truyền thống và công nghệ hiện đại. Bởi nếu bỏ qua nền móng thì tất thảy mọi thứ được xây dựng phía trên luôn có nguy cơ sụp đổ bất kì lúc nào. Trong thời kì hội nhập đổi mới, khoảng cách không gian, biên giới phân tách như bị xóa nhòa bởi công nghệ thông tin. Chúng ta có thể tiếp xúc nền văn hóa của bạn bè khắp nơi trên thế giới chỉ cần qua một bài báo, một bộ phim, hay một ca khúc của dân tộc đó. Trong mỗi người đều có văn hóa bản địa, sự tiếp xúc của một hoặc nhiều cá nhân với những cá nhân đến từ nơi khác, vô hình chung chính là sự gặp gỡ, giao lưu của các nền văn hóa. Đây cũng là lúc một người có quyền tự do lựa chọn cách sống, cách nghĩ, cách hưởng thụ văn hóa cho mình. Đồng nghĩa không còn bị bó buộc một cách máy móc, cứng nhắc với văn hóa bản địa. Đa dạng văn hóa vốn là điều tự nhiên tất yếu, nhờ thế, đang dần trở thành một xu thế thời đại. Trong xu thế ấy, ta không nhất thiết phải dung nạp tất cả các nền văn hóa, nhưng có một quy tắc cơ bản cần đặt lên hàng đầu, đó là tôn trọng và bình đẳng. Như thế, đa dạng văn hóa không phải là sự khác biệt dẫn tới xung khắc đối đấu, mà trở thành nền tảng để thấu hiểu, hòa giải, hợp tác cùng phát triển. Với ý nghĩa quan trọng đó, đa dạng văn hóa thực sự là một di sản thế giới. Với một di sản vô giá như vậy, con người cũng cần phải có cách nhìn nhận đúng mực về nó. Người đam mê cổ vật chân chính, sẽ không coi những món đồ mình sưu tập được như những vật trang trí xa xỉ. Mà điều khiến họ say mê thực sự, là câu chuyện từ ngàn xưa vọng về qua một hình hài cụ thể mắt thấy tay sờ, là tinh hồn của dân tộc còn lưu trữ lại trong từng chi tiết đã cũ kĩ, già nua. Sự hiện diện của chúng ở thực tại, giữa lòng hiện đại với họ là cả một phép diệu kì cần trân quý bảo vệ. Tình cảm ấy, động cơ ấy, chẳng phải chính là lòng nhiệt tâm mê đắm dành cho văn hóa hay sao? Đâu chỉ trong những văn vật còn sót lại từ quá khứ xa xôi, mà văn hóa nương náu trong đời sống, trong tâm hồn mỗi người đang sống đây, và trở thành một phần đặc biệt quan trọng. Trong một người văn minh, không thể thiếu yếu tố văn hóa. Chúng ta gọi việc học ở trường là học văn hóa, chưa nói thực tế có đáp ứng được điều đó không, nhưng rõ ràng dễ thấy, văn hóa là chuẩn mực, là đích đến, là hành trang cần thiết cho con người trước thời đại. Thời đại ngày nay là thời đại của toàn cầu hóa, xu hướng mở tầm mắt ra khắp năm châu bốn biển ngày một phổ biến hơn, và văn hóa là một trong những điều ta nhìn thấy. Nếu không có nền tảng văn hóa vững vàng, liệu ta có thể tìm ra bản thể của mình giữa ngàn vạn những nét riêng ở khắp mọi nơi, hay chỉ biết cóp nhặt một cách cẩu thả thứ thuộc về người khác, vụng về chắp vá lên mình sao cho thật giống, nhưng cuối cùng cũng hụt hơi, để cho lạc lõng bủa vây...? Như vậy, sự đa dạng văn hóa vừa đốn ngã người nào không đủ bản lĩnh trước xu thế toàn cầu, nhưng nó cũng là gia tài vô giá của nhân loại và là kho báu thực sự dành cho ai khám phá ra nét đẹp của nó. Đối với Thuvientoan.net 11 họ, những nét văn hóa riêng biệt đặc trưng không gây ra kì thị và xung đột, mà ngược lại, đã và đang tạo nên cơ sở của một xã hội văn minh. Đối với di sản của nhân loại, có hai việc cần thiết phải làm, đó là bảo tồn và phát huy. Chúng ta có di sản văn hóa vật thể và phi vật thể, nhưng đó không phải là sự chứng nhận chung chung, để có thể tự hào trong một khắc nhất thời rồi lãng quên như thể đó là những gì vĩ mô xa xôi lắm. Vai trò của di sản tuy lớn, nhưng nó chỉ thực sự quan trọng khi tồn tại trong tâm thức mỗi người. Mang tâm lí cha chung không ai khóc, hoặc bụt chùa nhà không thiêng, hoặc vô cảm, đùn đẩy trách nhiệm cho nhà chức trách, thì chẳng những tự tước đi của mình cái quyền sở hữu văn hóa như một tài sản chung quý báu, mà còn khiến văn hóa trong chính chúng ta chết mòn chỉ còn trơ lại thói đời kệch cỡm. Mỗi con người cần được giáo dục không chỉ về tri thức, nhận thức mà còn cả nhân cách đạo đức, sự tôn trọng những giá trị chung là ý thức tự làm giàu cho bản thân bằng việc tiếp thu, lĩnh hội văn hóa. Trước tiên là với văn hóa dân tộc, địa phương. Một khi đã hình thành nền tảng vững vàng và bản lĩnh văn hóa, thì mới có thể chủ động và tích cực tìm tới nhiều văn hóa ở khắp mọi nơi với cùng một mục đích: tự làm đầy mình hơn nữa. Nguyên tắc, thái độ cần có, đó là tất cả đều bình đẳng và được tôn trọng. Chính sự cực đoan quá thiên lệch về một bên duy nhất, đã dẫn tới những xung đột khủng khiếp. Như khủng bố 11-9, như chiến tranh tôn giáo đi kèm quyền lợi ở Trung Đông, như kì thị văn hóa, phân biệt chủng tộc vẫn còn gây nhức nhối. Ta cần sẵn sàng trở thành công dân toàn cầu như một xu thế tất yếu, để hòa nhập nhưng nhưng không để hòa tan, để giữ lấy bản sắc riêng, chủ động khám phá những nét mới, và chung sống hòa bình trong một thế giới ngày càng rộng mở. Đêm Giáng sinh, không chỉ có nhà thờ, mà mọi nơi trên đường phố đều trang hàng lộng lẫy. Không chỉ các con chiên ngoan đạo mang đức tin vào Thiên Chúa, bất cứ ai cũng có thể hòa chung vào không khí Nô-en mà hầu như không vấp phải những rào cản tinh thần nào. Nếu có thể dùng một câu nào để lí giải cho hiện tượng đặc biệt này, thì phải chăng đó là bởi một sự thật: đa dạng văn hóa là di sản thế giới. Văn hóa, đại diện cho những nét đẹp đặc trưng về tinh thần và vật chất, nhận thức và tình cảm, ngôn ngữ và hành vi của ít nhất một cộng đồng. Rất nhiều văn hóa của rất nhiều cộng đồng có thể giao thoa mà hòa hợp vào nhau tạo thành bản sắc chung của cả dân tộc. Nhiều dân tộc với nhiều nền văn hóa khác nhau lại có sự tiếp xúc, đối diện, đối thoại, dung hòa hay xung khắc với nhau. Quá trình này diễn ra xuyên suốt từ quá khứ và không ngơi nghỉ ở hiện tại. Tất cả tạo nên tính đa dạng của văn hóa. Đó là văn hóa truyền thống, tuy chung một tên gọi nhưng ở đó có đầy đủ những nét văn hóa riêng biệt đặc trưng của 54 dân tộc anh em chung sống trên dải đất thân thương hình chữ S. Thế rồi trong thời kì hội nhập đổi mới, xu thế toàn càng hóa càng lúc càng thúc đẩy sự giao lưu văn hóa, giúp cho con người ta có thể mang văn hóa của quê hương mình sang tận phía bên kia bán cầu và khiến ai ai cũng phải công nhận những nét đẹp ấy. Bên cạnh những con đường chính thống như các tuần lễ văn hóa Việt Nam tại Liên bang Thuvientoan.net 12 Nga, Nhật Bản, Hàn Quốc...thì còn rất nhiều phương thức để tiếp cận văn hóa khác, nhất là với khả năng xóa nhòa biên giới của mạng internet hiện nay. Đây cũng là lúc một người có quyền tự do lựa chọn cách sống, cách nghĩ cho mình. Đồng nghĩa không còn bị bó buộc nhất thiết với văn hóa bản địa. Đa dạng văn hóa vốn là điều tự nhiên tất yếu, nhờ thế, đang dần trở thành một xu thế thời đại. Văn hóa luôn gắn liền với quá trình tồn tại và phát triển. Một dân tộc từ thuở sơ khai lập quốc, trải qua bao thăng trầm lịch sử, bao triều đại, bao biến thiên đổi khác...thì hơn bất cứ món cổ vật vào, văn hóa được hình thành trong quá trình ấy mới chính là vốn quý nhất còn cho hậu thế. Người đam mê cổ vật chân chính, sẽ không coi những món đồ mình sưu tập được như những vật trang tri xa xỉ. Mà điều khiến họ say mê thực sự, là câu chuyện từ ngàn xưa vọng về qua một hình hài cụ thể mắt thấy tay sờ, là cái hồn túy dân tộc còn lưu trữ lại trong từng chi tiết đã cũ kĩ, già nua. Sự hiện diện của chúng ở thực tại, giữa lòng hiện đại với họ là cả một phép diệu kì cần trân quý bảo vệ. Tình cảm ấy, động cơ ấy, chẳng phải chính là lòng nhiệt tâm mê đắm dành cho văn hóa hay sao? Đâu chỉ trong những văn vật còn sót lại từ quá khứ xa xôi, mà văn hóa, nương náu trong đời sống, trong tâm hồn mỗi người đang sống đây, và trở thành một phần đặc biệt quan trọng. Trong một người văn minh, không thể thiếu yếu tố văn hóa. Chúng ta gọi việc học ở trường là học văn hóa, chưa nói thực tế có đáp ứng được điều đó không, nhưng rõ ràng dễ thấy, văn hóa là chuẩn mực, là đích đến, là hành trang cần thiết cho con người trước thời đại. Thời đại buổi nay là toàn cầu hóa, xu hướng mở tầm mắt ra khắp nằm châu bốn biển ngày một phổ biến hơn, và văn hóa là một trong những điều ta nhìn thấy. Nếu không có nền tảng văn hóa vững vàng, liệu ta có thể tìm ra bản thể của mình giữa ngàn vạn những nét riêng ở khắp mọi nơi, hay chỉ biết cóp nhặt một cách cẩu thả thứ thuộc về người khác, vụng về chắp vá lên mình sao cho thật giống, nhưng cuối cùng cũng hụt hơi, để cho lạc lõng bủa vây...? Như vậy, sự đa dạng văn hóa vừa đốn ngã người nào không đủ bản lĩnh trước xu thế toàn cầu, nhưng nó cũng là gia tài vô giá của nhân loại và là kho báu thực sự dành cho ai khám phá ra nét đẹp của nó. Đối với họ, những nét văn hóa riêng biệt đặc trưng không gây ra kì thị và xung đột, mà ngược lại, đã và đang tạo nên cơ sở của một xã hội văn minh. Bởi vậy chúng ta đề cao vốn quý ấy bằng 2 tiếng: di sản. Đối với di sản của nhân loại, có hai việc cần thiết phải làm, đó là bảo tồn và phát huy. Chúng ta có di sản văn hóa vật thể và phi vật thể, nhưng đó không phải là sự chứng nhận chung chung, để có thể tự hào trong một khắc nhất thời rồi lãng quên như thể đó là những gì vĩ mô xa xôi lắm. Vai trò của di sản tuy lớn, nhưng nó chỉ thực sự quan trọng khi tồn tại trong tâm thức mỗi người. Mang tâm lí cha chung không ai khóc hoặc bụt chùa nhà không thiêng hoặc vô cảm, đùn đẩy trách nhiệm cho nhà chức trách, thì chẳng những tự tước đi của mình cái quyền sở hữu văn hóa như một tài sản chung quý báu, mà còn khiến văn hóa trong chính chúng ta chết mòn chỉ còn trơ lại thói đời kệch cỡm. Mỗi con người càn được giáo dục không chỉ về tri thức, nhận thức mà còn cả nhân cách đạo đức, sự tôn trọng những giá trị chung là ý thức tự làm giàu cho bản thân Thuvientoan.net 13 bằng việc tiếp thu, lĩnh hội văn hóa. Trước tiên là với văn hóa dân tộc, địa phương. Một khi đã hình thành nền tảng vững vàng và bản lĩnh văn hóa, thì mới có thể chủ động và tích cực tìm tới nhiều văn hóa ở khắp mọi nơi với ùng một mục đích: tự làm đầy mình hơn nữa. Nguyên tắc, thái độ cần có, đó là tất cả đều bình đẳng và được tôn trọng. Chính sự cực đoan quá thiên lệch về một bên duy nhất, đã dẫn tới những xung đột khủng khiếp. Như khủng bố 11-9, như chiến tranh tôn giáo đi kèm quyền lợi ở Trung Đông, như kì thị văn hóa, phân biệt chủng tộc vẫn còn gây nhức nhối. Ta cần sẵn sàng trở thành công dân toàn cầu như một xu thế tất yếu, để hòa nhập nhưng nhưng không để hòa tan, để giữ lấy bản sắc riêng, chủ động khám phá những nét mới, và chung sống hòa bình trong một thế giới ngày càng rộng mở. Một số dẫn chứng Ngày 23 tháng 6 năm 2014, tại Doha, với sự đồng thuận tuyệt đối của Ủy ban Di sản thế giới, Quần thể danh thắng Tràng An chính thức trở thành di sản thế giới hỗn hợp đầu tiên của Việt Nam khi đáp ứng cả hai yếu tố nổi bật về văn hóa và thiên nhiên. Tràng An hiện cũng là di sản thế giới kép đầu tiên và duy nhất ở khu vực Đông Nam Á. Trong quy hoạch phát triển du lịch tại Việt Nam, Tràng An cũng là địa danh được đầu tư để trở thành một khu du lịch tầm cỡ quốc tế Chương trình Lễ đón Bằng của UNESCO ghi danh Quần thể Danh thắng Tràng An là Di sản Văn hóa và Thiên nhiên thế giới sẽ được tổ chức trong 03 ngày, từ ngày 22/01/2015 đến ngày 24/01/2015 (Tức từ ngày Mùng 3 đến Mùng 5 tháng Chạp năm Giáp Ngọ) tại Trung tâm Hội nghị chùa Bái Đính và các hoạt động chào mừng Di sản tổ chức tại các huyện: Hoa Lư, Gia Viễn và Thành phố Ninh Bình. Hoài Lâm vào đề thi thử Đại học gây xôn xao Hoài Lâm đang trở thành một cái tên có sức hút đặc biệt. Hình ảnh anh chàng hóa thân thành nghệ sỹ Thanh Nga đã vào đề thi thử đại học Hoài Lâm. Cư dân mạng đang truyền nhau đề thi thử đại học môn Ngữ Văn của một trung tâm luyện thi ở Đà Nẵng. Đề văn 'lạ' này đã đưa hình tượng Hoài Lâm vào với câu hỏi về lòng tự hào dân tộc. Hóa thân vào nhân vật nghệ sỹ Thanh Nga không chỉ giúp Hoài Linh giành quán quân Gương mặt thân quen mà còn đánh thức giới trẻ phải hành động trong bối cảnh hiện tại. Đề văn cụ thể như sau: “Đêm 14/6, Gala chung kết Gương mặt thân quen với sự chiến thắng tuyệt đối của chàng trai 19 tuổi Hoài Lâm. Nam ca sĩ này đã trở nên xuất thần khi hóa thân vào vai cố nghệ sĩ cải lương Thanh Nga và Thanh Sang trong vở tuồng kinh điển Tiếng trống Mê Linh. Bao nhiêu người đã khóc. Khóc vì nghĩ đến Thanh Nga, vì bộ môn nghệ thuật vẫn không bị mai một. Nhưng có lẽ, phần đông mọi người khóc vì không khí bi hùng của một thời kỳ vang bóng. Khi thái thú Tô Định bắt sống chồng của bà Trưng Thuvientoan.net 14 Trắc làm con tin, với lời đe dọa gửi đến nghĩa quân hoặc đầu hàng, hoặc chồng bà sẽ bị thiêu sống. Đứng trước sự lựa chọn sinh tử, bà vẫn ra quyết định mang tính sống còn cho cả dân tộc: "Nổi trống lệnh Mê Linh thúc giục nghĩa quân xông lên tấn công thành Luy Lâu, giành lại độc lập". Người gánh vác vận mệnh cả dân tộc trên vai ấy đã dõng dạc cất lên lời tuyên ngôn đanh thép: "Nước Nam ta trường tồn đến muôn đời!". Không khí ấy, con người ấy khiến cho anh/chị mở ra một góc nhìn như thế nào về lòng tự hào dân tộc của con người Việt Nam? Khi thế và lực nước ta còn yếu, theo anh/chị, tuổi trẻ phải có hành động thực tiễn nào để phát huy tinh thần đó trong bối cảnh hiện tại. Hãy viết một bài văn ngắn (không quá 600 từ) thể hiện suy nghĩ của mình”. Nổi lên từ chương trình Gương mặt thân quen, chàng trai sinh năm 95 chứng minh tài năng của mình qua sự biến hóa đa dạng vào các nhân vật. Dù được biết đến là con nuôi của Hoài Linh và đã đi diễn từ lâu, nhưng phải đến sự xuất hiện lần này Hoài Lâm mới ghi dấu ấn trong lòng khán giả. Chàng trai trẻ đã xuất sắc vượt qua nhiều đối thủ nặng ký và mang về danh hiệu cao quý nhất khiến mọi người tâm phục, khẩu phục khi hóa thân vào nhân vật Thanh Nga. Phần thể hiện của Hoài Lâm đã làm nhiều nghệ sỹ và khán giả phải rơi nước mắt. Thuvientoan.net
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan