Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Nghệ thuật xây dựng nhân vật trong truyện ngắn của Akutagawa Ryunosuke...

Tài liệu Nghệ thuật xây dựng nhân vật trong truyện ngắn của Akutagawa Ryunosuke

.DOC
33
2260
68

Mô tả:

A. MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Akutagawa Ryunosuke (1892 – 1927) là cây bút kiệt xuất, đồng thời là một hiện tượng văn học phức tạp nhưng cũng hết sức hấp dẫn của văn học Nhật Bản đầu thế kỷ XX. Ông là thủ lĩnh của trường phái sáng tác văn học theo khuynh hướng Tân hiện thực. Mặc dù mất ở tuổi 35 nhưng Akutagawa đã để lại một di sản quý giá với trên 140 tác phẩm thuộc thể loại truyện ngắn và các bài phê bình. Truyện ngắn của Akutagawa được đánh giá là những trang viết phong phú về nội dung, đa dạng về hình thức và mang tính tư tưởng bậc nhất ở Nhật so với trước đó. Do vậy, ông được coi là “một bậc thầy ưu tú” của thể loại truyện ngắn và là một trong những người khởi đầu của nền văn học hiện đại Nhật Bản, người góp phần đưa nền văn học ấy hòa chung với nền văn học thế giới. Tuy nhiên độc giả Việt Nam vẫn chưa thực sự biết đến ông như là một trong những cây bút kiệt xuất của văn học Nhật Bản hiện đại, đặc biệt là những truyện ngắn của ông. Việc tìm đến một tác phẩm và ký thác lòng say mê của mình vào đó không đơn giản là một quá trình ngẫu nhiên mà là một quá trình có tìm hiểu và chọn lọc. Với niềm yêu thích đặc biệt đối với những truyện ngắn của nhà văn Akutagawa, người nghiên cứu mong muốn sẽ có nhiều hơn những độc giả Việt Nam tìm đến với thế giới nghệ thuật của ông. Và nghiên cứu truyện ngắn của Akutagawa dưới phương diện nghệ thuật xây dựng nhân vật không ngoài mục đích hi vọng sẽ góp một phần nhỏ để chạm tới lòng say mê ấy đến bạn đọc. 2. Lịch sử vấn đề Với độc giả Việt Nam, cái tên Akutagawa còn khá mới mẻ bởi văn học Nhật Bản ở nước ta chưa được nghiên cứu toàn diện và chuyên sâu, có chăng là một vài tên tuổi nhà văn Nhật Bản đạt giải Nobel văn học. Trong khi đó, ở Nhật Bản, Akutagawa là một trong những văn hào được quan tâm và đánh giá cao nhất. Ở Nhật Bản, toàn tập tác phẩm của ông được tái bản tới ba lần vào những năm 40, 50 của thế kỷ XX. Bên cạnh đó còn có rất nhiều công trình nghiên cứu về nhà văn này. Nhiều truyện của ông đã được dịch ra các thứ tiếng : Anh, Pháp, Nga, Tây Ban Nha, Italia,… Trong tài liệu dịch Lịch sử văn học Nhật Bản của Shuichi Kato (Trần Hải Yến dịch) [14], Akutagawa được nhắc đến như một trong những đại biểu xuất sắc mở đàu cho nền văn học hiện đại Nhật Bản. Shuichi Kato khẳng định SVTH: Lê Thị Huyền Trang – Văn 3A -1- “Akutagawa là nhà văn sáng tạo tiêu biểu nhất của mọi thời đại…sự đa dạng về hình thức và nội dung trong truyện ngắn của ông lớn hơn bất kỳ tác phẩm của nhà văn nào cùng thời với ông” [14;41] Bàn về nội dung tư tưởng của Akutagawa, Shuichi Kato cho rằng Akutagawa “không ngừng nhận thức chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa Marx”[14;41] và ông giác ngộ giai cấp hơn là dân tộc. Cho nên “tinh thần chống chủ nghĩa quân phiệt, chống chủ nghĩa quốc gia và tự do chủ nghĩa thầm đượm từ đầu đến cuối trước tác của Akutagawa” [14;41]. Trong mỗi tác phẩm của mình, Akutagawa luôn thể hiện một tinh thần nhân đạo sâu sắc. Ông không những cảm thông với những kiếp người đau khổ mà còn phản ánh thời đại với sự thay đổi chóng vánh và những thói tật của nó. “Truyện ngắn của ông thường kết hợp hai yếu tố : chân lý nhân đạo muôn thuở và đặc tính của một thời kỳ đặc biệt”[14;44]. Về hình thức nghệ thuật, tác phẩm của Akutagawa là một điển hình cho sự ảnh hưởng của nghệ thuật văn xuôi phương Tây hiện đại. Nhưng tác phẩm của ông vẫn luôn là một sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa truyền thống và hiện đại. Bài viết Các khuynh hướng phản tự nhiên chủ nghĩa trong văn học Nhật Bản đầu thế kỷ XX của Khương Việt Hà cũng nói đến khuynh hướng theo “chủ nghĩa Tân hiện thực” trong sáng tác của Akutagawa- “một khuynh hướng dung hòa được những tinh hoa lý trí của chủ nghĩa tự nhiên và sắc màu lãng mạn phóng túng của chủ nghĩa duy mỹ, thể hiện một phong cách riêng biệt hòa trộn giữa hiện thực và huyền ảo” [5;126]. Khi bàn về giá trị của sáng tác Akutagawa, tác giả Khương Việt Hà đã ca ngợi tác phẩm của ông là “những sáng tác hiện thực mà sự đa dạng về nội dung và hình thức của chúng lớn hơn bất cứ tác phẩm nào của nhà văn nào cùng thời với ông, phản ánh sự nhạy cảm nội tâm và chiều sâu trí thức của một người am hiểu văn chương Nhật Bản truyền thống, văn học Trung Hoa cổ điển và tư tưởng phương Tây hiện đại” [5;126]. Về vấn đề nghệ thuật xây dựng nhân vật trong sáng tác của Akutagawa cũng chưa có một đề tài nào đi sâu nghiên cứu một cách đầy đủ. 3. Mục đích ý nghĩa của đề tài Đề tài “Nghệ thuật xây dựng nhân vật trong truyện ngắn của Akutagawa Ryunosuke” nhằm nghiên cứu một cách toàn diện về nghệ thuật xây dựng nhân vật của nhà văn trên các bình diện cụ thể : Ngoại hình, ngôn ngữ, hành động, điểm nhìn của nhân vật khác, điểm nhìn và giọng điệu của tác giả, không gian và thời gian trong tác phẩm. Cùng với nghệ thuật xây dựng nhân vật, người nghiên SVTH: Lê Thị Huyền Trang – Văn 3A -2- cứu còn đi sâu khái lược về hệ thống nhân vật và sự thể hiện những quan điểm nghệ thuật của nhà văn trong sáng tác của mình. Mục đích của đề tài nghiên cứu đó là mang lại cho người đọc một cái nhìn thật toàn diện và hệ thống về thế giới nhân vật trong truyện ngắn của Akutagawa tạo tiền đề cho việc tiếp cận tác phẩm. 4. Phạm vi và giới hạn nghiên cứu 4.1. Phạm vi nghiên cứu Đề tài tập trung nghiên cứu những truyện ngắn tiêu biểu rút trong tập “Trinh tiết – Tuyển tập truyện ngắn Akutagawa Ryunosuke” nhóm dịch giả do Đinh Văn Phước chủ biên bao gồm các truyện ngắn sau : 1. 2. 3. 4. 5. 6. 7. 8. Cổng Rashomon Cái mũi Cháo khoai Chiếếc mùi soa Bọn đạo tặc Thân thể đàn bà Lòng đã trót yếu Địa ngục trước mắết 9. Sợi tơ nhện 10.Cánh đồồng khồ 11.Thâồy Mori 12.Niếồm tin 13.Mâếy trái quýt 14.Ảo thuật 15.Tiệc khiếu vũ 16.Tay đạo chích hào hiệp 17.Mùa thu 18.Đứa con rơi 19.Bức họa núi thu 20.Bồến bếồ bờ bụi 21.Chiếếc xe goòng 22.Trinh tiếết 23.Tu tiến 24.Cục đâết 25.Ảo ảnh cuộc đời 4.2. Giới hạn nghiên cứu Đề tài tập trung nghiên cứu về nghệ thuật xây dựng nhân vật trong 25 truyện ngắn vừa nêu của Akutagawa. 5. Phương pháp nghiên cứu Để giải quyết vấn đề đặt ra, người nghiên cứu sử dụng các phương pháp cơ bản sau :    Phương pháp phân tích Phương pháp thống kê Phương pháp so sánh 6. Cấu trúc bài nghiên cứu SVTH: Lê Thị Huyền Trang – Văn 3A -3- Ngoài phần mở đầu, phần kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, cấu trúc nội dung đề tài bao gồm ba chương lớn như sau : Chương 1: Quan niệm nghệ thuật và quan niệm nghệ thuật về con người trong sáng tác của Akutagawa Ryunosuke Chương 2: Khảo sát hệ thống nhân vật trong truyện ngắn của Akutagawa Ryunosuke Chương 3: Nghệ thuật xây dựng nhân vật trong truyện ngắn của Akutagawa Ryunosuke SVTH: Lê Thị Huyền Trang – Văn 3A -4- B. NỘI DUNG CHƯƠNG I. QUAN NIỆM NGHỆ THUẬT VÀ QUAN NIỆM NGHỆ THUẬT VỀ CON NGƯỜI TRONG SÁNG TÁC CỦA AKUTAGAWA RYUNOSUKE 1. Quan niệm nghệ thuật trong sáng tác của Akutagawa Akutagawa Ryunosuke ( 1892 – 1927 ) là một trong những cây bút kiệt xuất trên văn đàn Nhật Bản hiện đại, ông nổi danh với thể loại truyện ngắn và được xem là thủ lĩnh của trường phái văn học Tân hiện thực ( Shingenjitsushugi) Nhật Bản – “ một khuynh hướng dung hoà được những tinh hoa lý trí của chủ nghĩa tự nhiên ( Shizenshugi) và sắc màu lãng mạn phóng túng của chủ nghĩa duy mỹ ( Tanbishugi) thể hiện một phong cách riêng biệt hòa trộn giữa chủ nghĩa hiện thực huyền ảo bằng bút pháp hoa mỹ mà súc tích”[5;126]. Với tư cách là nhà văn, hơn ai hết, Akutagawa ý thức rất rõ về quan điểm sáng tác của mình. Những sáng tác trong giai đoạn đầu của ông nghiêng về khuynh hướng duy mỹ rõ nét. Ở Akutagawa, ta thấy một nhà văn, một người nghệ sĩ yêu chuộng cái đẹp và nghệ thuật, ông luôn mong muốn tác phẩm của mình trước hết phải là một tác phẩm nghệ thuật thuần túy. Nhà văn cũng đã từng phát biểu trong bài tiểu luận “ Nghệ thuật và những điều khác” (Geijutsu to sonota) rằng: “ Để sáng tạo một tác phẩm không phải tầm thường, nhà nghệ sĩ không dừng lại ngay trước cả việc hiến tâm hồn mình cho quỷ. Tất nhiên tôi cũng sẽ không dừng lại trước điều đó”. Bởi vậy mà xuyên suốt các sáng tác của nhà văn chính là hành trình “ tìm kiếm, khám phá, sáng tạo và tôn vinh cái đẹp nghệ thuật”. Nhân vật Yoshihide trong truyện ngắn Địa ngục trước mắt được nhiều nhà nghiên cứu cho là gần với con người nhà văn “ vị nghệ thuật” trong Akutagawa nhất. Yoshihide là “ một họa sư danh tiếng lấy lừng, cả giới cầm cọ chẳng có người nào qua mặt”, một con người sống vì nghệ thuật và luôn đặt nghệ thuật lên trên hết. Vì cái đẹp tuyêt đối trong nghệ thuật, ông sẵn sàng bất chấp mọi phương cách để làm sao cho tác phẩm của mình thật chân thực, sống động, kể cả việc dựng lại những cảnh tượng ở chốn địa ngục. Đỉnh điểm của quan niệm nghệ thuật tối cao ấy là khoảnh khắc ông chứng kiến nỗi đau mất đi đứa con gái thân yêu nhất của mình – và cũng là lúc ông hoàn tất bức tranh địa SVTH: Lê Thị Huyền Trang – Văn 3A -5- ngục. Ông đã dâng hiến tất cả cho nghệ thuật – cả cuộc đời ông và cả đứa con thân yêu – một niềm đam mê đến cuồng dại. Và điều an ủi cuối cùng và cũng là duy nhất còn lại sau sự ra đi của ông chính là thái độ trân trọng ngưỡng mộ của người đời. Trong quan niệm của nhà văn, cái đẹp và nghệ thuật không thoát li đời sống mà trái lại, nó luôn gắn kết với vấn đề đạo đức và vấn đề xã hội. Những hi sinh của người họa sĩ vì nghệ thuật, vì cái đẹp ở đời. Dưới ánh sáng của cái đẹp, mọi ranh giới đều bị xóa nhòa, mọi tình cảm đều có thể giải thích được. Những người trước đây ghét cay ghét đắng mọi hành động của tên họa sư giờ đây,tự đáy lòng họ chỉ còn một niềm cảm phục vô hạn đối với tài năng của Yoshihide. Nhưng khi để cho cái Mỹ chiến thắng cái Thiện thì cũng là lúc người nghệ sĩ phải chết vì điều đó, người nghệ sĩ sẽ phải phải tự vấn lương tâm, tự giải quyết những mâu thuẫn về phương diện đạo đức. Do đó, có thể nói nỗi đau đời lớn nhất của nhà văn chính là sự dung hòa giữa vấn đề nghệ thuật và nhân sinh. Lấy cảm hứng và bối cảnh truyền thống, nhà văn đã chuyển tải quan niệm nghệ thuật của mình hết sức ý vị và sâu sắc. Đó sẽ ngọn đuốc soi đường theo bước chân người nghệ sĩ trên hành trình sáng tạo nghệ thuật giữa muôn nẻo đường đời. Như vậy, có thể thấy nét độc đáo trong quan niệm nghệ thuật vị nghệ thuật của nhà văn chính là cái đẹp giữa hiện thực đời sống, có mối quan hệ biện chứng với những vấn đề nhân sinh. Đó chính là “sự dung hòa giữa tinh hoa lý trí của chủ nghĩa tự nhiên và sắc màu lãng mạn phóng túng của chủ nghĩa duy mỹ”. Tất cả những sáng tác trong giai đoạn đầu của Akutagawa đã xác lập vị trí của một nhà văn khuynh hướng vị nghệ thuật. Nhưng đến đầu những năm 20, khi phong trào cách mạng trong đó có phong trào của giới trí thức tiến bộ Nhật Bản phát triển, ông đặc biệt quan tâm theo dõi. Các hiện tượng của cao trào cách mạng là những sự kiện quan trọng tác động đến đời sống tinh thần của nhà văn. Năm 1921, ông đi Trung Quốc với tư cách là phóng viên tờ báo Oxaca Mainiti. Tại đó , ông tận mắt chứng kiến cuộc đấu tranh chính trị nảy lửa của Trung Quốc. Sau chuyến đi, lập trường, tư tưởng và quan niệm văn chương của Akutagawa có nhiều thay đổi. Ông hướng ngòi bút của mình đến đời sống hiện thực. Đặc biệt, ông quan tâm đến đời sống của những người lao động như truyện Cục đất ( Ikkai no Tsuchi, 1924). Câu chuyện xoay quanh cuộc sống của một gia đình nông dân và mối quan hệ giữa mẹ chồng, nàng dâu trong gia đình. Có thể SVTH: Lê Thị Huyền Trang – Văn 3A -6- nói phong trào văn học vô sản đã có ảnh hưởng lớn đến quan niệm sang tác của Akutagawa mặc dù phong cách kể chuyện vẫn mạng những nét đặc tính riêng của ông. Bên cạnh đó là một số tác phẩm mang tính chất tự thuật, miêu tả trạng thái của chính bản thân tác giả. 2. Quan niệm nghệ thuật về con người trong sáng tác của Akutagawa Con người là đối tượng đồng thời cũng là mục đích cứu cánh của văn học. Như vậy văn học không khác gì hơn ngoài phản ánh, thể hiện con người như M.Gorki đã từng nói “ Văn học là nhân học”. Mặt khác, sáng tác văn học là một hoạt động nhận thức nên bao giờ cũng mang tính quan niệm. Do đó, phản ánh và thể hiện con người tất nhiên văn học không thể thiếu quan niệm về con người. Có thể nói, quan niệm nghệ thuật về con người là yếu tố trung tâm chi phối các bình diện khác khi nhà văn xây dựng các hình tượng nhân vật của mình. Có thể thấy rõ, quan niệm nghệ thuật về con người chi phối trong sáng tác của Akutagawa là quan niệm về con người tự ý thức.Các nhân vật trong tác phẩm của ông được xuất hiên với cả hai vai trò: chủ thể và là đối tượng của sự kể. Tất cả đều được nhà văn khai thác ở chiều sâu thế giới nội tâm và dòng tư duy bên trong. Mỗi nhân vật luôn được đặt trong quá trình tự ý thức sâu sắc về mình và thế giới xung quanh cho dù nhân vật đó xuất hiện với vai trò như thế nào. Họ có đời sống nội tâm phong phú và luôn có xu hướng đấu tranh với hoàn cảnh và chính mình để thể hiện nhân cách. Với quan niệm đó, nhà văn luôn đặt nhân vật giữa lằn ranh của quá trình tha hóa và hướng thiện, để cho nhân vật tự ý thức. Gã nô bộc cũng như mụ già nhổ trộm tóc trong truyện ngắn Cổng Rashomon vì cái đói mà phải trở thành kẻ cướp, tên trộm. Nhưng trước khi dẫn đến bi kịch tha hóa ấy, mỗi nhân vật đều có một quá trình tự ý thức, họ có những lý lẽ riêng. Mụ già nhổ trộm tóc thì cho rằng mụ nhổ trộm tóc của người chết vì trong xã hội cũng có rất nhiều người làm công việc như mụ, thậm chí còn tàn nhẫn hơn mụ. Mụ cho rằng họ “xứng đáng” họ xứng đáng bị nhổ trộm tóc bởi vì khi sống họ đã làm những điều ác. Còn gã nô bộc trước khi gặp mụ đã “đắn đo xem nên chịu chết đói hay làm kẻ trộm” thì cho đến lúc này khi nghe “triết lý” của mụ thì hắn thì hắn không còn phân vân nữa, gã “lột phắt” cái áo kimono của bà lão vì nó xứng đáng bị như thế và nếu không thì gã cũng chết đói. Tội ác có biện chứng của tên đầy tớ và mụ già là bản tố cáo của xã hội Nhật Bản đương thời, nó biến những người lao động chân chính thành những tên cướp, kẻ trộm bất nhân. Nhưng họ không phải không biết điều đó, SVTH: Lê Thị Huyền Trang – Văn 3A -7- Akutagawa đã để nhân vật của mình tự ý thức hành động, lý giải hành động, chỉ có điều là họ không tự ý thức để chông lại nó mà ý thức để chấp nhận nó, sống chung với nó. Gã nô bộc, mụ già trong Cổng Rashomon, tên cướp Kandata trong Sợi tơ nhện,...là những con người như thế. Quá trình tự ý thức của nhân vật trong truyện ngắn của Akutagawa còn thể hiện ở các nhân vật luôn trăn trở, suy tư về những giá trị đạo đức, nhân cách của con người trong xã hội. Ở nhân vật này thường xuất hiện mô hình : Nhận thức Hành động - Nhận thức ( - Cái chết). Đó là giáo sư Hasegawa Rinzo ( Chiếc mùi soa), Họa sư Yoshihide ( Địa ngục trước mắt ).... Nhân vật của Akutagawa luôn tự ý thức đấu tranh, tự đấu tranh để tìm ra đâu là giá trị bản ngã đích thực của mình trong cuộc đời. Họ luôn ý thức để vươn tới Chân- Thiện - Mỹ trong đời sống nhưng nếu một khi không giải quyết được mối quan hệ đó một cách “ổn thỏa” thì có thể họ sẽ kết thúc bằng cái chết. Quan niệm nghệ thuật về con người tự ý thức được nhà văn thể hiện nhất quán trong toàn bộ tác phẩm thông qua hệ thống nhân vật. SVTH: Lê Thị Huyền Trang – Văn 3A -8- CHƯƠNG II. KHẢO SÁT HỆ THỐNG NHÂN VẬT TRONG TRUYỆN NGẮN CỦA AKUTAGAWA Nói đến hệ thống nhân vật tức là bao hàm vừa là hệ thống các nhân vật xuất hiện trong tác phẩm vừa là sự sắp xếp tổ chức thể hiện các nhân vật đó. Trong truyện ngắn của Akutagawa, ông đã dựng lên một thế giới nhân vật khá đa dạng, thể hiện thế giới tinh thần phức tạp của con người hiện đại và mối quan hệ của nó với môi trường xung quanh, nhưng với mỗi tác phẩm ông lại đặt ra những vấn đề nhân bản khác nhau. Chính vì vậy, thế giới nhân vật ấy được thể hiện trên rất nhiều bình diện khác nhau. Do đó, khảo sát hệ thống nhân vật trong truyện ngắn của Akutagawa ta xem xét trên hai phương diện: đề tài và loại hình nhân vật của tác phẩm. 1. Hệ thống nhân vật trong truyện ngắn của Akutagawa dưới phương diện đề tài Trước hết cần xác định rõ, đề tài chính là cơ sở để nhà văn khái quát những chủ đề trong tác phẩm đồng thời xây dựng những hình tượng, những tính cách điển hình. Gắn với mỗi đề tài là một vấn đề về xã hội được nhà văn đặt ra trong tác phẩm, ứng với mỗi đề tài là một kiểu nhân vật nổi trội có vai trò thể hiện một cách sâu sắc nội dung đề tài đó. Như vậy, xét trong truyện ngắn của Akutagawa sẽ có những đề tài ứng với các kiểu nhân vật tiêu biểu. 1.1. Đề tài trong văn học cổ Nhật Bản, Trung Hoa Phần lớn các truyện ngắn của Akutagawa được lấy cảm hứng từ các đề tài trong văn học cổ Nhật Bản, Trung Hoa. Truyện Cổng Rashomon, Cháo khoai, Bọn đạo tặc, Bốn bề bờ bụi đều vay mượn đề tài từ các truyện cổ trong Konjaku Monogatari ( Truyện giờ đã xưa) và Uji Shui Monogatari ( Truyện xưa do quan Uji Dainagon góp nhặt) của thời trung đại Nhật Bản. Hay truyện ngắn Cái mũi được lấy cảm hứng từ truyện cổ Hana no Hanashi ( Câu chuyện cái mũi)....và còn rất nhiều truyện ngắn khác : Lòng đã trót yêu, Sợi tơ nhện, Tu tiên, Tiệc khiêu vũ,... Khảo sát nhân vật ở đề tài trong văn học cổ Nhật Bản, Trung Hoa, truyện ngắn của Akutagawa có các loại nhân vật: Nhân vật thuộc tầng lớp “trên” và nhân vật thuộc tầng lớp dưới đáy xã hội. SVTH: Lê Thị Huyền Trang – Văn 3A -9- Nhân vật thuộc tầng lớp “trên” bao gồm tăng lữ, quý tộc, nhà sư,... là những con người nắm giữ vật chất của cải cũng như có ảnh hưởng đến đời sống tinh thần trong xã hội, xét về một phương diện nào đó, họ có quyền lực và uy tín cho nên có ảnh hưởng nhất định trong xã hội. Đại diện là Đức Thích Ca ( Sợi tơ nhện), Sư Thiền Trí (Cái mũi), Đức ông Horikawa ( Địa ngục trước mắt),... Còn nhân vật thuộc tầng lớp dưới đáy bao gồm những con người có số phận nghèo khổ, không có địa vị, tiền bạc như : Mỗ ( Cháo khoai); Taro, Jiro, Shakin, mụ Inokuma, Akogi ( Bọn đạo tặc); tên trộm Kandata ( Sợi tơ nhện);... STT Truyện ngắn Năm tác 1 2 3 4 5 6 7 1915 1916 1916 1917 1917 1918 1918 8 9 10 Cổng Rashomon Cái mũi Cháo khoai Bọn đạo tặc Thân thể đàn bà Lòng đã trót yêu Địa ngục trước mắt Cánh đồng khô Sợi tơ nhện Niềm tin sáng Số lượng nhân Số lượng nhân vật tầng lớp vật tầng lớp dưới “trên” đáy xã hội 2 1 1 1 5 2 3 - 1918 1918 1920 9 1 - 1 1 - 11 12 Tiệc khiêu vũ 1920 2 Tay đạo chích 1920 3 hào hiệp 13 Bức họa núi thu 1921 4 14 Bốn bề bờ bụi 1922 5 4 15 Trinh tiết 1922 2 16 Tu tiên 1922 1 Theo thống kê, trong các truyện ngắn thuộc phạm vi đề tài nghiên cứu, số lượng nhân vật thuộc tầng lớp “trên” là 29/49 chiếm 59% trong khi đó số lượng nhân vật thuộc tầng lớp dưới đáy xã hội là 20/49 chiếm 41%. Qua đó cho thấy không có sự chênh lệch đáng kể giữa hai tầng lớp của xã hội trong truyện ngắn của Akutagawa. Điều này không chỉ lý giải hoàn cảnh sống và cách lựa chọn chất liệu của nhà văn mà còn thể hiện dụng ý trong quan niệm của nhà văn, đó là: tầng lớp “trên” chiếm số lượng đông đảo, có vai trò chi phối đời sống cũng SVTH: Lê Thị Huyền Trang – Văn 3A - 10 - như ý thức hệ của xã hội Nhật Bản đương thời ; nhưng cũng có thể thấy rõ một điều số lượng nhân vật thuộc tầng lớp dưới của xã hội cũng chiếm tỉ lệ đông đảo không kém, phản ánh thực trạng phân chia giai cấp trong xã hội cũng như tình cảnh của một bộ phận tầng lớp nhân dân nghèo khổ, bần cùng. Có thể thấy, thế giới nhân vật trong truyện ngắn của Akutagawa chính là mô hình thu nhỏ của xã hội Nhật Bản lúc bấy giờ. 1.2. Đề tài đời sống hiện thực và mang tính chất tự thuật Về những truyện ngắn thuộc mảng đề tài hiện thực và mang tính chất tự thuật trong sáng tác của Akutagawa có thể kể đến những tác phẩm tiêu biểu : Mấy trái quýt, Mùa thu, Chiếc xe goòng, Cục đất,... Xét về mảng đề tài này có thể thấy rõ các kiểu nhân vật tiêu biểu sau : nhân vật hoài niệm về quá khứ và nhân vật trăn trở về thực tại. Những nhân vật hoài niệm về quá khứ luôn nhớ về những hồi ức trong quá khứ, nhân vật sống trong thế giới của những kí ức, hoài niệm. Có thể thấy trong kiểu nhân vật hoài niệm về quá khứ thấp thoáng hình bóng “cái tôi” của nhà văn, những dòng hoài niệm của nhân vật gợi nhắc đến cuộc đời của chính tác giả. Đó là Sunchiki trong Mùa thu, nhân vật tôi trong truyện ngắn Thầy Mori kể về thời học sinh của mình gắn với hình ảnh của thầy Mori, Ryohei trong Chiếc xe goòng hay nhân vật tôi tự kể về chính cuộc đời của mình trong Đứa con rơi,... Bên cạnh kiểu nhân vật hoài niệm về quá khứ là nhân vật luôn trăn trở về thực tại. Đó là Otami và Osumi trong Cục đất, nhân vật tôi trong Mấy trái quýt,... Kiểu nhân vật này sống với hiện thực và luôn đối mặt với những lo âu, bộn bề của cuộc sống thường ngày. Khắc họa nhân vật hoài niệm về quá khứ hay trăn trở về thực tại thì Akutagawa đều miêu tả nhân vật với những diễn biến tâm lý hiết sức sinh động và sắc nét, qua đó không chỉ góp phần thể hiện chân dung, tích cách nhân vật mà còn thể hiện những vấn đề nhân sinh hết sức sâu sắc. Thế giới nhân vật trong truyện ngắn của Akutagawa hiện lên với nhiều màu sắc khác nhau phản ánh hiện thực thu nhỏ qua nhãn quan của nhà văn. Nhà văn để cho nhân vật xuất hiện ở nhiều bối cảnh khác nhau, nhưng dù họ là những con người của quá khứ hay con người sống trong hiện tại thì câu chuyện của họ thông điệp mà nhà văn muốn hướng đến vẫn là những vấn đề nhân sinh. Hơn nữa, điểm độc đáo trong sáng tác của ông chính là vay mượn những đề tài trong quá khứ (đó chính là cảm hứng và bối cảnh trong hầu hết những truyện ngắn của SVTH: Lê Thị Huyền Trang – Văn 3A - 11 - Akutagawa) để nói về những chuyện hiện tại. Phải chăng vì thế mà nhân vật trong sáng tác của ông chính là con người muôn thuở- những con người của thời đại Heian, của thời nhà văn đã sống thậm chí ta còn thấy đâu đó “những con người ấy” trong xã hội chúng ta đang sống, trong thế kỷ XXI này. Khảo sát hệ thống nhân vật trong truyện ngắn của Akutagawa cho ta thấy được sự phong phú, sinh động của một thế giới thu nhỏ. Tuy nhiên, cần phải tiếp tục phân loại hệ thống nhân vật ở bình diện khác nữa - đó là bình diện loại hình nhân vật để có một cái nhìn toàn diện hơn về hệ thống nhân vật trong truyện ngắn của Akutagawa. 2. Hệ thống nhân vật dưới phương diện loại hình nhân vật Dưới phương diện loại hình nhân vật, chúng ta đi vào một số khía cạnh cơ bản sau: 2.1. Kết cấu- cốt truyện Từ góc độ lý luận văn học, xét về vị trí, vai trò của nhân vật đối với nội dung cốt truyện, việc thể hiện chủ đề của tác phẩm văn học, có thể phân chia nhân vật bao gồm: nhân vật chính, nhân vật phụ và nhân vật trung tâm. Khảo sát hệ thống nhân vật trong truyện ngắn của Akutagawa có thể thấy các phương diện tiêu biểu sau: 2.1.1. Nhân vật chính Nhân vật chính là nhân vật giữ vai trò then chốt của truyện, trung tâm của việc thể hiện tập trung đề tài, chủ đề, tư tưởng của tác phẩm. Nhân vật chính thường liên quan đến các sự kiện chính trong tác phẩm và được thường xây dựng công phu, có tiểu sử, diện mạo, đời sống nội tâm và số phận rõ ràng. Khảo sát hệ thống nhân vật trong các ngắn của Akutagawa, chúng ta có thể thấy số lượng nhân vật trong tác phẩm chỉ mang tính chất vừa đủ cho một truyện ngắn và đủ để nhà văn chuyển tải thông điệp của tác phẩm. Do vậy, khi xây dựng nhân vật chính nhà văn cũng đồng thời thể hiện hình tượng của một nhân vật trung tâm chi phối toàn bộ câu chuyện. Đó là gã nô bộc trong Cổng Rashomon, sư Thiền Trí trong Cái mũi, Mỗ trong Cháo khoai, Vĩ Sinh trong Niềm tin...Ngoài ra còn có nhân vật người kể chuyện giữ vai trò dẫn dắt và kể lại câu chuyện chẳng hạn trong truyện ngắn Mấy trái quýt, Thầy Mori... Qua đó diện mạo cũng như đời sống tâm lý, tính cách của nhân vật luôn được khắc họa chân thực, sống động. SVTH: Lê Thị Huyền Trang – Văn 3A - 12 - Cháo khoai là một câu chuyện thể hiện cảm nghĩ thống thiết của nhà văn về thân phận con người. Câu chuyện xoay quanh nhân vật chính tên Mỗ, cũng là nhân vật trung tâm của câu chuyện. Chân dung nhân vật được tác giả khắc họa một cách khá cụ thể và chi tiết: Từ tiểu sử (“có anh mang chức ngũ vị họ Mỗ, chức sắc hạng thấp nhất”), diện mạo nhân vật (“Người đã lùn tịt còn thêm cánh mũi đỏ và hai đuôi mắt xệ, râu mép lưa thưa ba sợi, cái má lại hóp khiến cho cái cằm choắt đi một cách khác thường...”) cho đến suy nghĩ cũng như hành động của nhân vật đều được tác giả xây dựng sinh động, chân thực (“chưa bao giờ dám hành động”, “ước mơ duy nhất của hắn thưở giờ là làm sao ăn được một bữa cháo khoai thừa bứa”...). Khi xây dựng nhân vật chính, nhà văn đã khái quát những nét chung nhất đồng thời chỉ ra được những nét khu biệt tạo nên ấn tượng khó phai nhạt trong tâm trí người đọc về diện mạo cũng như về suy nghĩ nội tâm của nhân vật bộc lộ những vấn đề nhân sinh quan hết sức sâu sắc. 2.1.2. Nhân vật phụ Nhân vật phụ có vai trò phụ trợ, bổ sung, thứ yếu trong diễn biến câu chuyện và thể hiện chủ đề của tác phẩm nhưng cũng không thể thiếu được trong việc hoàn chỉnh bức tranh đời sống sinh động cho tác phẩm. Có thể phân chia nhân vật phụ trong truyện ngắn của Akutagawa thành hai nhóm. Nhóm thứ nhất là những nhân vật được tác giả khắc họa về ngoại hình, có tiểu sử, tính cách, hành động, số phận lien quan cơ bản đến các sự kiện, chi tiết trong tác phẩm. Như Fujiwata Toshihito ( Cháo khoai), bà vợ giáo sư ( Chiếc mùi soa), Akogi, ông Inokuma ( Bọn đạo tặc),… Fujiwara Toshihito đại diện cho tầng lớp quý tộc, là “con trai đại thần coi về tài chính”, tác giả miêu tả ngoại hình nhân vật “trang nam tử lưng dài vai rộng”, “đeo thanh đại đao”, hắn là một người “thô lỗ”, chỉ biết hai cách sống “một là uống rượu, hai là cười đùa”. Hay Akogi – nhân vật thuộc tầng lớp dưới đáy xã hội “một đứa đầy tớ gái mập trạc mười sáu, mười bảy, sắc da xấu, đầu tóc rối bù dính đầy tro…”. Mặc dù họ không tham gia vào những sự kiện cơ bản của câu chuyện song đó là những nhân vật bổ sung, làm nổi bật nhân vật chính của câu chuyện. Toshihito chính là người đã giúp Mỗ thực hiện “ước mơ” của hắn. Nhờ đó mà tác giả mới thể hiện được chủ đề, tư tưởng của tác phẩm. Nhờ có Akogi thì sự thật về cái chết của nhân vật chính trong truyện mới được phơi bày ở đoạn cuối truyện Bọn đạo tặc. SVTH: Lê Thị Huyền Trang – Văn 3A - 13 - Trong truyện ngắn của Akutagawa còn có nhóm nhân vật phụ thứ hai gồm những nhân vật chỉ thấp thoáng hiện lên trong các tình tiết, chi tiết của tác phẩm nhưng nó cũng không thể thiếu đối với câu chuyện được kể. Đó là viên y sĩ người Tàu (Cái mũi) , con trai đức ông Horikawa ( Địa ngục trước mắt), ba đứa bé trong truyện Mấy trái quýt, phụ nữ trẻ người Đức ( Tiệc khiêu vũ),…hay là những xác chết vô danh ngổn ngang trong Cổng Rashomon “Chỗ có ánh lửa soi tới hóa ra không rộng lắm nên cũng không rõ là trên ấy có bao nhiêu xác chết. Chỉ có điều là lờ mờ trong thấy trong đó có xác thì trần truồng, có xác thì mặc quần áo. Dĩ nhiên hình như trong đó cũng có cả xác đàn ông lẫn với xác đàn bà. Và tất cả những xác chết ấy đều là những hình nhân nặn bằng đất sét, miệng há hốc, tay thò ra, nằm lăn lóc trên sàn nhà, thật không ngờ trước đó đã từng là những con người có sự sống. Hơn nữa, những phần thân thể nhô cao như vai và ngực phản chiếu ánh lửa mơ hồ đổ bóng xuống làm cho những phần thân thể thấp hơn càng thêm u tối, lặng thin câm nín ngàn đời.” [1;33].Rồi cả những nhân vật có tên xuất hiện qua lời của nhân vật chính như chồng Kesa (Lòng đã trót yêu), Hoàng Công Vọng, Mai Đạo Nhân, Hoàng Hạc Sơn Tiều ( Bức họa núi thu)… Tuy không được miêu tả về ngoại hình, tính cách nhưng họ vẫn là những nhân vật không thể thiếu tạo nên hệ thống nhân vật trong truyện ngắn. Như vậy xét ở phương diện kết cấu, cốt truyện cho ta thấy rõ hệ thống hình tượng nhân vật sống động cũng như quan niệm nghệ thuật về con người của Akutagawa trong truyện ngắn của ông. 2.2. Xét ở góc độ nội dung tư tưởng Việc xét nhân vật về phương diện hệ tư tưởng ( còn gọi là ý thức hệ) tức là xét về hệ thống tư tưởng, quan điểm của nhà văn thể hiện qua từng nhân vật trong tác phẩm. Đối với truyện ngắn hiện đại, đây thực sự là một phương diện khá trừu tượng. Đặc biệt là trong truyện ngắn của Akutagawa, nhà văn đã đặt ra những vấn đề cơ bản của con người dưới lăng kính “hoài nghi” của mình. “Những chủ đề được nêu ra trong tác phẩm của ông có thể tóm lược dưới những hình thức nghi vấn…” : “Có một chân lý duy nhất hay không ?”, “Thiện và Ác khác nhau như thế nào”, “Con người vị tha hay vị kỷ ?”, “Đâu là giá trị nhân bản thực sự?”[9;396]…. Tác giả không chỉ ra đâu là chân lý hay khẳng định cho một lẽ phải duy nhất đúng. SVTH: Lê Thị Huyền Trang – Văn 3A - 14 - Do đó, việc xác định nhân vật thuộc loại này hay loại kia, ai tốt đẹp, ai xấu xa (về phương diện nội dung tư tưởng) trong truyện ngắn của Akutagawa không phải là đơn giản. Điều đó phụ thuộc vào nhiều yếu tố như quan niệm chủ quan của nhà văn, quan điểm khách quan của đời sống hay ở những người đọc đồng sáng tạo. Như vậy, hãy nhường câu trả lời cho mỗi bạn đọc tự chiêm nghiệm, tự suy ngẫm. 2.3. Xét ở khía cạnh cấu trúc Theo lý luận văn học, xét về phương diện cấu trúc có thể phân chia nhân vật thành các loại như sau : Nhân vật chức năng, nhân vật loại hình, nhân vật tư tưởng, nhân vật tính cách, nhân vật tâm lý. Tuy nhiên không phải bất cứ tác phẩm nào cũng có mặt đầy đủ các loại nhân vật đó và đôi khi trong cùng một tác phẩm ta bắt gặp nhiều kiểu nhân vật khác nhau. Do khuôn khổ của bài nghiên cứu, về phương diện cấu trúc,chúng tôi chỉ xin xét những kiểu nhân vật tiêu biểu nhất trong truyện ngắn của Akutagawa. Mỗi một nhân vật của Akutagawa đều mang một nét điển hình về tính cách độc đáo riêng biệt. Tính cách nhân vật có một quá trình tự phát triển, vận động theo sự biến chuyển của các sự kiện, chi tiết trong tác phẩm. Nhân vật luôn được đặt trong các mối quan hệ xã hội, bị gò ép giữa bản năng và lý trí, giữa cái thiện và cái ác. (Kiểu nhân vật tính cách này sẽ được trình bày cụ thể ở phần tiếp theo). Song mỗi nhân vật không hoàn toàn đơn giản nhằm để thể hiện một hay những tính cách điển hình độc đáo nào đó mà mỗi nhân vật là một phát ngôn, một thông điệp, một quan niệm của nhà văn muốn gởi đến cuộc sống. Nhân vật Yoshihide ( Địa ngục trước mắt) dù trong bất cứ hoàn cảnh nào vẫn một lòng hướng đến cái cao cả, cái tuyệt đỉnh của nghệ thuật, sẵn sàng bất chấp tất cả. Hay giáo sư Kinzo (Chiếc mùi soa) luôn có tư tưởng hướng thế hệ trẻ quay về những quy chuẩn đạo đức đích thực trong truyền thống văn hóa Nhật Bản – tinh thần vũ sĩ đạo (Bushido). SVTH: Lê Thị Huyền Trang – Văn 3A - 15 - CHƯƠNG III. NGHỆ THUẬT XÂY DỰNG NHÂN VẬT TRONG TRUYỆN NGẮN CỦA AKUTAGAWA 1. Nhân vật qua ngoại hình “Ngoại hình là một khái niệm dùng để chỉ hình dáng, diện mạo, trang phục, cử chỉ, tác phong… Tóm lại là toàn bộ những biểu hiện tạo nên dáng vẻ bề ngoài của nhân vật”. Về phương thức miêu tả ngoại hình nhân vật “ nhà văn có thể khắc học ngoại hình nhân vật một cách trực tiếp thông qua ngôn ngữ người kể chuyện…Cũng có khi ngoại hình nhân vật được miêu tả một cách gián tiếp qua ngôn ngữ hoặc cái nhìn của một nhân vật khác trong tác phẩm…được tập trung miêu tả trong một đoạn văn ngắn gọn nhưng cũng có thể được miêu tả một cách rải rác, xen kẽ giữa các chương, đoạn, qua những tình huống và hành động khác nhau của nhân vật. Đó có thể là những nét toàn thân hoặc chỉ là một vài đặc điểm nổi bật nhất của diện mạo nhân vật” [2;134]. Thông qua việc miêu tả ngoại hình sẽ góp phần bộc lộ tính cách cũng như cá biệt hóa nhân vật. Đến với thế giới nhân vật trong truyện ngắn của Akutagawa, mỗi nhân vật đều hiện lên với những sắc thái và diện mạo riêng tạo nên một bức tranh hiện thực sống động trong tác phẩm của ông. Có khi nhà văn miêu tả ngoại hình nhân vật một cách chi tiết, tỉ mỉ nhưng cũng có khi chỉ là vài nét phác thảo song cũng đủ làm cho độc giả hình dung được nhân vật được nói đến. Miêu tả ngoại hình nhân vật như thế nào cũng là một trong những dụng ý nghệ thuật, góp phần tạo nên bút pháp riêng của mỗi nhà văn. Trong truyện ngắn Cháo khoai, nhân vật chính của truyện là anh Mỗ. Nhà văn không nêu rõ gốc gác của nhân vật, người đọc chỉ biết đó là “một người trong đám thị tùng ở dinh quan nhiếp chính Fujiwara Mototsune ở triều đại Bình An xa lắc xa lơ nào đó”,”chức sắc hạng thấp nhất”[1;49]. Về ngoại hình nhân vật, nhà văn miêu tả khái quát những đặc điểm cơ bản về “tướng mạo” của anh chàng Mỗ: “Thần thái của Mỗ ta chẳng có gì khởi sắc. Người đã lùn tịt còn thêm cánh mũi đỏ và hai đuôi mắt xệ. Râu mép dĩ nhiên lưa thưa ba sợi, cặp má lại hóp khiến cho cái cằm choắt đi một cách khác thường. Cặp môi thì…thôi, kể từng thứ một thì biết bao giờ cho hết !” [1;50]. Tiếp đến nhà văn đi vào miêu tả cụ thể về dáng người, trang phục của nhân vật :“ Ngũ vị ta không có cả lấy một tấm áo nên hồn. Thật tình hắn vốn có cái áo khoác bằng vải thô và cái quần cùng một màu xanh thẫm kia đã bạc thếch thành một thứ màu không biết gọi là xanh hay lam nữa. Cầu vai đã trễ xuống, SVTH: Lê Thị Huyền Trang – Văn 3A - 16 - chỗ cài khuy với đường viền hoa cúc biến thành một thứ màu dị hợm, còn gấu quần thì bên thấp bên cao. Bên trong quần lòi ra cặp chân khẳng khiu chẳng có nổi mảnh hakama che đằng trước. Không đợi đến lời bàn ác nghiệt của bọn đồng liêu, ai mà chẳng tội nghiệp khi thấy cái tướng ngũ vị bước đi hệt như con bó đang kéo xe cho một ông chủ đói. Đó là chưa kể thanh đao to bản hắn đeo hình thù cũng lơ mơ, thếp vàng trên cán đã phai màu nước sơn đen vỏ bọc cũng bong ra. Ngũ vị vác cái mũi đỏ kia, lệch xệch đôi dép cũ, cong cái lưng vốn còng sẵn, co rút đi dưới bầu trời lập đông. Bước thấp bước cao, mắt hắn nhìn phải nhìn trái như đang tìm kiếm vật gì khiến bọn bán hàng rong bên đường cũng tìm cách trêu chọc…”[1;53]. Miêu tả ngoại hình nhân vật tỉ mỉ nhưng cũng có lúc ngòi bút miêu tả của nhà văn chỉ miêu tả khái quát về một đặc điểm nào đó, phục vụ cho chủ đề tư tưởng của tác phẩm. Trong truyện ngắn Cái mũi, Akutagawa chỉ miêu tả về cái mũi của sư Thiền Trí “ nó dài hơn một tấc rưỡi, nằm lòng thòng từ trên môi cho đến dưới cằm, đầu và đuôi đều to như nhau, chẳng khác gì một khúc xúc xích treo lủng lẳng trên mặt” [1;39]. Nhà văn chỉ miêu tả như vậy và trong suốt phần còn lại của câu chuyện không miêu tả gì thêm. Câu chuyện tập trung lý giải vì sao đó lại là nỗi khổ tâm của nhà sư “từ khi còn sa di để chỏm cho đến nay hơn 50 tuổi” và nhà sư luôn tìm mọi cách để làm sao cho cái mũi ngắn hơn thực tế. Thật may mắn là nhà sư đã được một y sĩ quen biết chỉ cho cách làm cho cái mũi ngắn lại. Nhưng đến khi nhà sư được giải thoát khỏi nỗi khổ tâm bấy lâu thì nhà sư lại nhận ra một điều đó là thái độ của mọi người không còn tỏ ra thân thiết như trước nữa. Chỉ là câu chuyện về một cái mũi nhưng đã chuyển tải một thông điệp hết sức ý nghĩa về thái độ bàng quan, ích kỷ của con người trong cuộc sống : Con người ta dễ cảm thông với nỗi bất hạnh của người khác hơn là chấp nhận việc người đó thoát ra khỏi cảnh bất hạnh. Một hiện tượng độc đáo trong truyện ngắn của Akutagawa đó là mờ hóa nhân vật. “Nhân vật hiện lên không có số phận riêng, không có tiểu sử đặc biệt, chỉ vài nét phác…cái tên, ít đường nhân dạng…”[10]. Trong truyện ngắn Bốn bề bờ bụi, không kể các nhân vật phụ, có ba nhân vật chính đó là cặp vợ chồng và tên cướp. Tuy vậy, tác giả vẫn không miêu tả chi tiết ngoại hình nhân vật. Độc giả chỉ biết rất ít một số chi tiết qua lời kể của nhân vật khác : Người đàn bà tên là Masago “khuôn mặt nhỏ trái xoan, nước da bánh mật, đuôi mắt bên trái có một nốt ruồi đen”(qua lời khai của bà mẹ ), người đàn ông tên là Takehiro, tên cướp SVTH: Lê Thị Huyền Trang – Văn 3A - 17 - Tajomaru “mặc áo màu xanh đậm” (qua lời sám hối của người đàn bà)… ngoài ra tác giả không nói gì thêm. Việc mờ hóa nhân vật chính là bút pháp độc đáo của nhà văn khi miêu tả nhân vật – một đặc điểm rất gần với văn chương hậu hiện đại. Cách gọi tên nhân vật trong truyện ngắn của Akutagawa cũng có những điểm đáng chú ý. Trong nhiều truyện, nhà văn chỉ gọi tên nhân vật theo chức phận, giới tính, thậm chí là chữ cái. Đó là gã nô bộc, bà lão ( Cổng Rashomon); quan kiểm sát, người đốn củi, sai nha, nhà sư, bà già, người ngồi đồng ( Bốn bề bờ bụi); lão phu nhân H (Tiệc khiêu vũ), cậu O, cậu K ( Ảo ảnh cuộc đời),…Cách gọi tên như vậy tạo nên tính khái quát, tính chất chung, phổ biến của một hạng người trong xã hội được thu vào trong tác phẩm qua lăng kính chủ quan của nhà văn. Miêu tả ngoại hình nhân vật, qua đó góp phần bộc lộ tính cách nhân vật chính là dụng ý của nhà văn. Đằng sau vẻ bề ngoài của nhân vật, đặc biệt là những chi tiết có tính chất biểu hiện về ngoại hình đều ẩn dấu bên trong một tâm hồn, một tính cách riêng. Cũng trong truyện ngắn Cháo khoai, những đặc điểm về tướng mạo cũng như dáng dấp, trang phục của nhân vật Mỗ cho thấy tính cách hèn nhát, luôn bị người khác chế nhạo, coi thường. “Khuôn mặt hom hem, xanh xao và khờ khạo của ngũ vị đã toát ra tất cả uất ức của một “con người” bị đồng loại áp bức”. Không chỉ góp phần thể hiện tính cách, ngoại hình của nhân vật còn được xem như là một phương tiện để nhà văn thể hiện nhân sinh quan, thể hiện thái độ của con người với “đồng loại”, “Một gã đàn ông tướng mạo như thế bị người chung quanh đối xử như thế nào, không cần viết ra mọi người cũng hiểu. Bọn kẻ ăn người ở trong phủ coi anh chàng còn tệ hơn ruồi nhặng” [1;50]. “Dáng dấp lôi thôi lếch thếch” của hắn chính là chủ đề khơi mào cho kho truyện tiếu lâm từ bọn trẻ cho đến người già trong đám đồng sự của ngũ vị. Thông qua việc miêu tả ngoại hình của nhân vật nhà văn đã gián tiếp thể hiện quan niệm nhân sinh của mình. Akutagawa còn rất tài tình khi miêu tả ngoại hình nhân vật trong quá trình biến đổi của thời gian, trong những hoàn cảnh, tình huống đặc biệt. Có khi nhà văn chỉ miêu tả một vài chi tiết về ngoại hình nhưng cũng đủ cho thấy được sự thay đổi của nhân vật về diện mạo theo thời gian. “Kesa bên cạnh ta không còn là Kesa của ba năm về trước. Chỉ có đôi mắt đen long lanh ấy là không khác bao nhiêu, nhưng da nàng đã hết láng, dưới mắt đã có quầng thâm, chung quanh gò má và dưới cằm, cái trẻ trung mơn mởn cũng đã biến đi đâu mất…”[1;172]. Nhà SVTH: Lê Thị Huyền Trang – Văn 3A - 18 - văn còn có biệt tài miêu tả ngoại hình nhân vật trong những hoàn cảnh đặc biệt. Những chi tiết đặc tả về khuôn mặt của họa sư Yoshihide khi chứng kiến cảnh “Địa ngục trước mắt” không chỉ thể hiện tâm trạng xót xa, bi phẫn, kinh hoàng của nhân vật mà còn khắc ghi trong lòng độc giả một ấn tượng không thể phai mờ: “Ánh sáng ngọn lửa chiếu rọi toàn thân, soi từng nếp nhăn nheo trên khuôn mặt già nua xấu xí, soi đến từng cọng râu của lão. Thế nhưng chính cái gương mặt với cặp mắt đang mở cực to, với đôi môi vặn vẹo đến biến hình, với bắp thịt trên gò má đang run rẩy lật bật mới làm ta hình dung được tâm trạng của Yoshihide khi sự sợ hãi, nỗi đau khổ và kinh ngạc thay nhau hiện ra trên đó, đợt này nối tiếp đợt khác” [1;219]. Ngoài ra, việc lặp đi lặp những đặc điểm về ngoại hình qua mỗi cử chỉ, điệu bộ và hành động của nhân vật cũng để lại ấn tượng về những con người đó. Xây dựng đặc điểm ngoại hình nhân vật, Akutagawa không chỉ chú ý tới nhân vật chính mà một số nhân vật phụ vẫn được chú trọng miêu tả, tạo nên thế giới hình tượng nhân vật sinh động trong tác phẩm của mình: Bà lão trong Cổng Rashomon “mặc chiếc áo kimono màu nâu vỏ dà, thấp bé, gầy gò, đầu tóc bạc phơ như một con khỉ” [1;33] hay thầy Tanpa “nặng khoảng bảy mươi ký… mình mặc áo gi lê, đầu đội mũ vận động”[1;253]. Như vậy có thể thấy Akutagawa đã rất thành công trong việc miêu tả ngoại hình nhân vật góp phần tạo nên những chân dung chân thực, sống động trong thế giới nhân vật của nhà văn. 2. Nhân vật qua ngôn ngữ Con người nói chung và nhân vật văn học nói riêng biểu hiện mình bằng ngôn ngữ. Ngôn ngữ được xem là biểu hiện quan trọng để biểu đạt tính cách và phẩm chất của mỗi con người, nó đóng vai trò cá biệt hóa nhân vật. Ngôn ngữ nhân vật là lời nói của nhân vật trong tác phẩm thuộc các loại hình tự sự và là một trong những phương tiện quan trọng được nhà văn sử dụng nhằm thể hiên cuộc sống và cá tính nhân vật. 2.1. Ngôn ngữ đối thoại Ngôn ngữ nhân vật trong truyện ngắn của Akutagawa được biểu hiện trước hết bằng lời đối thoại giữa hai hay nhiều nhân vật với nhau, qua đó thể hiện mối liên hệ giữa các nhân vật. Trong truyện ngắn, nhà văn sử dụng hai cách kể điển hình : một là để cho nhân vật đối thoại với các nhân vật khác và hai là cuộc đối thoại của nhân vật SVTH: Lê Thị Huyền Trang – Văn 3A - 19 - được kể lại bởi nhân vật thứ hai hoặc bởi chính tác giả ( người kể chuyện). Hình thức thứ nhất xuất hiện khá phổ biến trong các truyện ngắn của ông. Thường là nhân vật chính đối thoại với các nhân vật khác trong truyện hoặc giữa các nhân vật chính với nhau ( Cổng Rashomon, Cháo khoai, Chiếc mùi soa, Bọn đạo tặc, Thầy Mori,…). Tiêu biểu cho hình thức đối thoại thứ hai có thể kể đến truyện ngắn Bốn bề bờ bụi. Câu chuyện xoay quanh ba sự kiện chính đó là sự gặp gỡ của ba người ( hai vợ chồng và tên cướp), tên cướp say mê người vợ rồi cưỡng bức và cuối cùng, án mạng xảy ra và người chồng chết. Vấn đề của câu chuyện là ai là kẻ đã gây ra án mạng, đâu là sự thật ? Và câu chuyện bắt đầu đi tìm lời giải cho sự thật thông qua lời kể của các nhân vật. Trong truyện có bảy cái tôi kể chuyện, nhưng lại có tới năm nhân vật kể theo hình thức đối thoại ( không phải theo hình thức thông thường giữa hai hay nhiều nhân vật với nhau mà được kể lại qua lời nhân vật). Từ lời khai của người đốn củi, nhà sư lữ hành, sai nha, bà già và cách xưng hô và lời nói của các nhân vật kể chuyện ‘‘Đúng đó, thưa quan lớn’’, ‘‘Quan hỏi có thấy đao kiếm chi không hả ?’’, ‘‘Quan hỏi ngựa bao lớn à ?’’, ‘‘Quan hỏi cái thằng mà tôi bắt được là ai ạ ?’’,… có thể hiểu các nhân vật đang đối thoại với quan kiểm sát và lời người hỏi không được phát ngôn trực tiếp mà gián tiếp thông qua lời kể của nhân vật được hỏi. Điều đáng chú ý là thông qua sự giao tiếp đối thoại với người nghe chuyện thì tính cách nhân vật đều được bộc lộ. ‘‘Vẻ thật thà, thận trọng của người đốn củi ; vẻ từ tốn, thiện tâm của nhà sư ; sự rắn rỏi , quyết đoán của viên sai nha ; tính liều lĩnh, ngạo mạn của tên cướp,..’’[12 ;556].Thông qua ngôn ngữ đối thoại, không chỉ tính cách mà những diễn biến tâm lý của nhân vật cũng được bộc lộ. Những cuộc đối thoại giữa các nhân vật với viên quan kiểm sát cũng là quá trình tự thú, tự bộc lộ những suy nghĩ của họ. Đáng chú ý là thái độ ngạc nhiên, đồng thời cũng rất xót xa cho số phận nhân vật người chồng của nhà sư. Điều này rất hợp với tính cách của nhà sư. Cũng theo logic đó, nhân vật bà mẹ Masago rất căm hận tên cướp, thương xót con rể và lo cho cuộc đời của con gái bà… Miêu tả ngôn ngữ đối thoại của nhân vật, Akutagawa còn chú ý miêu tả giọng điệu nhân vật. Cũng trong truyện ngắn Bốn bề bờ bụi, có thể thấy rõ sắc thái, giọng điệu khác nhau giữa các nhân vật thông qua cuộc đối thoại. Đó là giọng điệu mỉa mai, đầy thách thức của tên cướp, lời lẽ của hắn toát ra một vẻ đầy ngạo mạn ; giọng điệu pha chút chua xót, buồn bã, nức nở của người đàn bà trước cái chết của người chồng ; hay giọng điệu khách quan, rành mạch pha chút quyết SVTH: Lê Thị Huyền Trang – Văn 3A - 20 -
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu xem nhiều nhất