Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Nghệ thuật tự sự trong truyện ngắn bùi ngọc tấn...

Tài liệu Nghệ thuật tự sự trong truyện ngắn bùi ngọc tấn

.PDF
17
341
77

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ------------ NGÔ THỊ DUNG NGHỆ THUẬT TỰ SỰ TRONG TRUYỆN NGẮN BÙI NGỌC TẤN LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HỌC Hà Nội - 2016 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ------------ NGÔ THỊ DUNG NGHỆ THUẬT TỰ SỰ TRONG TRUYỆN NGẮN BÙI NGỌC TẤN Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Văn học Việt Nam Mã số: 60 22 01 21 Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Lê Dục Tú Hà Nội - 2016 MỤC LỤC MỞ ĐẦU ....................................................................................................................3 1. Lí do chọn đề tài ......................................................................................................3 2. Lịch sử vấn đề .........................................................................................................3 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ...........................................................................8 4. Tư liệu và phương pháp nghiên cứu .......................................................................8 5. Dự kiến đóng góp của luận văn...............................................................................9 6. Cấu trúc luận văn ....................................................................................................9 Chương 1. NGƯỜI KỂ CHUYỆN VÀ ĐIỂM NHÌN TRẦN THUẬT TRONG TRUYỆN NGẮN BÙI NGỌC TẤN ...................... Error! Bookmark not defined. 1.1 Khái niệm về người kể chuyện và điểm nhìn.. Error! Bookmark not defined. 1.1.1 Khái niệm về người kể chuyện ......................... Error! Bookmark not defined. 1.1.2 Điểm nhìn trần thuật ........................................ Error! Bookmark not defined. 1.2 Người kể chuyện tường minh ........................... Error! Bookmark not defined. 1.2.1 Người kể chuyện cái tôi – dẫn chuyện, chứng nhân ...... Error! Bookmark not defined. 1.2.2 Người kể chuyện cái tôi – nhân vật chính ........ Error! Bookmark not defined. 1.2.3 Người kể chuyện cái tôi - nghe chuyện ............ Error! Bookmark not defined. 1.3 Người kể chuyện hàm ẩn .................................. Error! Bookmark not defined. 1.3.1 Người kể chuyện với điểm nhìn toàn tri ........... Error! Bookmark not defined. 1.3.2 Người kể chuyện tựa vào điểm nhìn nhân vật .. Error! Bookmark not defined. 1.4 Sự đan xen hai dạng thức trần thuật ............... Error! Bookmark not defined. Chương 2: KẾT CẤU VÀ NHÂN VẬT TRONG TRUYỆN NGẮN BÙI NGỌC TẤN ................................................................................... Error! Bookmark not defined. 2.1 Kết cấu ................................................................ Error! Bookmark not defined. 2.1.1 Khái quát về kết cấu ......................................... Error! Bookmark not defined. 2.1.2. Kết cấu tuyến tính............................................ Error! Bookmark not defined. 2.1.3. Kết cấu đảo ngược .......................................... Error! Bookmark not defined. 2.1.4. Kết cấu tâm lý.................................................. Error! Bookmark not defined. 2.2 Nhân vật ............................................................. Error! Bookmark not defined. 1 2.2.1 Khái quát về nhân vật truyện ngắn .................. Error! Bookmark not defined. 2.2.2 Các kiểu nhân vật ............................................. Error! Bookmark not defined. 2.2.3 Nghệ thuật xây dựng nhân vật ......................... Error! Bookmark not defined. Chương 3. NGÔN NGỮ VÀ GIỌNG ĐIỆU TRONG TRUYỆN NGẮN .... Error! Bookmark not defined. BÙI NGỌC TẤN ..................................................... Error! Bookmark not defined. 3.1 Ngôn ngữ trong truyện ngắn Bùi Ngọc Tấn ... Error! Bookmark not defined. 3.1.1 Ngôn ngữ giàu chất thơ .................................... Error! Bookmark not defined. 3.1.2 Ngôn ngữ đời thường, sử dụng khẩu ngữ, tiếng lóng .... Error! Bookmark not defined. 3.1.3 Vận dụng ngôn ngữ dân gian ........................... Error! Bookmark not defined. 3.1.4 Tổ chức những câu ngắn ................................ Error! Bookmark not defined. 3.2 Giọng điệu trong truyện ngắn Bùi Ngọc Tấn . Error! Bookmark not defined. 3.2.2 Giọng trữ tình, chiêm nghiệm .......................... Error! Bookmark not defined. 3.2.3 Giọng lạnh lùng, khách quan ........................... Error! Bookmark not defined. KẾT LUẬN .............................................................. Error! Bookmark not defined. TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................10 PHỤ LỤC ...............................................................................................................114 2 MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài 1.1 Bùi Ngọc Tấn là một nhà văn có nhiều đóng góp cho văn học Việt Nam hiện đại. Trong cả hai giai đoạn sáng tác (1954-1968 và 1990 đến 2014), tác giả đều có những tác phẩm nhận được sự quan tâm đông đảo của bạn đọc như: Một thời để mất (1995), Chuyện kể năm 2000 (2000), Rừng xưa xanh lá (2004), Biển và chim bói cá (2008), Người chăn kiến (2010),…Nhà văn là hội viên của nhiều tổ chức văn học uy tín. Các tác phẩm của ông nhận được nhiều giải thưởng giá trị. 1.2 Bên cạnh thể loại kí, tiểu thuyết, truyện ngắn Bùi Ngọc Tấn giữ một vị trí quan trọng trong sự nghiệp sáng tác của nhà văn. Phần lớn các truyện ngắn được ông viết trong giai đoạn sau. Chúng có vai trò như một sự khởi đầu thứ hai, đánh dấu sự trở lại của nhà văn.Truyện ngắn của Bùi Ngọc Tấn mang nhiều giá trị đặc sắc. Đặc biệt, tập truyện ngắn Người chăn kiến (2010) thu hút sự quan tâm của đông đảo bạn đọc. 1.3 Các tác phẩm đã được công bố của Bùi Ngọc Tấn đều thuộc mảng văn xuôi, chủ yếu là văn xuôi tự sự. Nghệ thuật tự sự là vấn đề then chốt của văn học. Nhiều năm gần đây, tự sự học trở thành tâm điểm của giới nghiên cứu, phê bình. Tìm hiểu truyện ngắn Bùi Ngọc Tấn từ góc độ nghệ thuật tự sự là hướng tiếp cận nhiều tiềm năng, hy vọng tìm ra được những giá trị đặc sắc của truyện ngắn Bùi Ngọc Tấn. Với những lý do trên, người viết chọn đề tài “Nghệ thuật tự sự trong truyện ngắn Bùi Ngọc Tấn” làm đề tài cho luận văn. 2. Lịch sử vấn đề 2.1 Đôi nét về nhà văn Bùi Ngọc Tấn Tác giả sinh năm 1934, mất năm 2014, quê ở Thủy Nguyên, Hải Phòng. Bùi Ngọc Tấn bắt đầu viết báo, viết văn từ năm 1954 khi vừa tròn 20 tuổi. Tác giả là phóng viên báo Tiền Phong (1954-1959) với bút danh Tân Sắc. Sau đó, ông làm biên tập cho báo Hải Phòng (1960-1968). Ông có thời gian “đi tập trung cải tạo 5 3 năm” (1968-1973). Sau đó, ông làm việc tại Quốc doanh đánh cá Hạ Long 20 năm (1974-1994). Sự nghiệp văn chương của Bùi Ngọc Tấn có nhiều trắc trở, nhà văn có một khoảng thời gian dài ngừng cầm bút (1975-1990). Con đường viết văn của tác giả chia làm hai giai đoạn, giai đoạn một, từ năm 1954 đến năm 1968, giai đoạn hai, từ năm 1990 cho đến 2014. Có thể nói quãng thời gian đi cải tạo đã để lại nhiều ám ảnh trong cuộc đời nhà văn. Bùi Ngọc Tấn từng tuyên bố với bạn năm 1974 “Mình bẻ bút rồi. Đoạn tuyệt hẳn đấy.” Nhưng như Dương Tường nhận xét “Những năm tháng hoạn nạn – theo quy luật bù trừ của tạo hoá? Đã tạo cho Bùi Ngọc Tấn hội nhập – thậm chí đồng hoá – vào môi trường dưới đáy, giàu thêm bao trải nghiệm trên mọi cũng bậc trầm luân của nhân sinh và hoà đồng với những thân phận phó – người (sous – homes) sau này trở thành tiêu mẫu cho những nhân vật của anh. “ [69, tr. 6 ]. Và Bùi Ngọc Tấn lại tiếp tục viết để hoàn thành nghiệp văn. Các tác phẩm của Bùi Ngọc Tấn được nhiều bạn đọc biết đến như: - Một thời để mất - hồi ký (1995) - Những người rách việc - truyện ngắn (1996) - Một ngày dài đằng đẵng - truyện ngắn (1999) - Chuyện kể năm 2000 - tiểu thuyết (2000) - Truyện ngắn Bùi Ngọc Tấn – truyện ngắn (2003) - Rừng xưa xanh lá - ký chân dung (2004) - Biển và chim bói cá - tiểu thuyết (2008) - Người chăn kiến - truyện ngắn (2010) Bùi Ngọc Tấn là hội viên Hội Nhà văn Việt Nam. Ông từng được nhận nhiều giải thưởng, giải thưởng của tạp chí Văn nghệ, tạp chí Văn nghệ Quân đội, bộ Văn hóa, nhà xuất bản Hội Nhà văn, giải Nguyễn Bỉnh Khiêm (Hải Phòng), giải thưởng của Hội Nhà Văn Việt Nam, giải Henri Queffenlec (Pháp), giải thưởng sách hay do độc giả và học giả bình chọn. 4 Với Bùi Ngọc Tấn, văn chương phải viết về sự thật, phải giản dị và chân thành như từng hơi thở của cuộc sống. Văn chương là một lao động cực nhọc. Văn chương còn đầy rẫy chông gai và hiểm nguy. Người nghệ sỹ là “những người mang nghiệp chướng”, mang sự nhếch nhác trần ai của người làm nghề. Nhà văn phải “bấm chân xuống đáy đời mà bước.” Dù vậy, Bùi Ngọc Tấn vẫn yêu văn chương bằng cả tấm chân tình bởi như ông từng tâm sự trong bài viết Bùi Ngọc Tấn – Người chăn kiến “Văn chương là thế. Dìm không xuống, kéo không lên. Nó tồn tại bằng giá trị tự thân. Sống bằng cái gì mình có.” [71] Hiếm có nhà văn nào lại nhìn đời với sự đôn hậu và bao dung như Bùi Ngọc Tấn. Dương Tường nhận xét “Đọc Bùi Ngọc Tấn, tôi thêm tin rằng sự sa đoạ tâm hồn trước thử thách của số mệnh không phải là tội tổ tông truyền. Cái lớn lao của Bùi Ngọc Tấn là ở chỗ tất cả những vùi dập cay nghiệt của số phận không hề làm anh hằn học, chua chát mà chỉ thêm bao dung. Phải là một tâm hồn rất quảng đại mới có thể nói về những nghiệm sinh ê chề của mình với một chất u – mua độ lượng và lạc quan đến thế” [69, tr. 7] Văn của Bùi Ngọc Tấn rất đẹp. Con người “đổi buồn lấy vui” ấy tâm niệm, viết để sống nhẹ hơn, viết để sống tốt hơn. Ông thuộc về kẻ yếu, kẻ ở tầng đáy “Văn nghệ, theo tôi, quý trước hết vẫn là ở cái lòng nhân, là tình yêu thương con người. Với tôi, mỗi lần viết là để mình được tốt hơn lên…Với tôi, văn chương thuộc về những kẻ yếu, những người bất hạnh, những người đau khổ, những người ở tầng đáy, những người chịu đựng lịch sử. Tôi viết về họ, phụng sự họ” [25] Bùi Ngọc Tấn là người biết “chưng cất cái đau thành hy vọng, thành tiếng cười. Đó là hóa học của nhân bản hay có khi là bí quyết đạt đạo của những bậc hiền” (Dương Tường). Ông là một nhà văn theo đúng nghĩa “văn chương là cuộc đời”, một nhà văn chân chính. Với ông, văn chương là một lao động nghiêm túc “Tôi viết dàn trải lắm. Phần chữa vất vả hơn phần viết. Giai đoạn trước, trời nóng quá, tôi đã phải lấy nước đá ra lau thật mát sàn, rồi nằm bò ra đó viết. Trời mất điện, tôi thắp đèn dầu. Năm 1990, mẹ tôi mất, ba tháng sau tôi mới viết trở lại. Tôi còn nhớ, có đợt tôi ngồi viết mà 5 mặt mũi nóng bừng lên như người vừa uống bia về. Có những chuyện tôi viết như trong vô thức. Cái gì viết trong vô thức khi đọc lại thì hay lắm”. [38] Ngày 22/5/2014, Bùi Ngọc Tấn phát hiện một khối u ở phổi. Nhà văn tin là mình sẽ cầm cự được vài ba năm. Nhưng ông không ngờ mình đã mắc trọng bệnh, vài tháng sau đó, 18/12/2014 nhà văn qua đời để lại nhiều tiếc thương. 2.2 Lịch sử nghiên cứu truyện ngắn Bùi Ngọc Tấn Bùi Ngọc Tấn từng tâm sự trên trang bìa tập truyện ngắn Người chăn kiến “Năm 1955, tôi đến với văn chương bằng truyện ngắn Hai chiếc máy bơm in trên Văn nghệ. Truyện viết với chủ đề chống tư tưởng trông chờ máy bơm, phải tích cực đào giếng chống hạn, được dịch in trong Le Vietnam en marche (tạp chí đối ngoại của nước ta) ngay số đầu tiên. Năm 1990, tôi trở lại văn chương cũng bằng truyện ngắn Cún, viết về một con chó, nhưng thực ra là chuyện người. Từ viết minh hoạ cho một chủ trương chính sách đến viết về con người phải mất 35 năm”. [67] Nhà văn có một quãng im lặng kéo dài trong đời cầm bút. Các truyện ngắn ra đời, đánh dấu sự cầm bút trở lại của nhà văn. Hàng loạt truyện ngắn của Bùi Ngọc Tấn được gom lại thành hai tập Những người rách việc (1996), Một ngày dài đằng đẵng (1999). Nhìn chung, các truyện ngắn của ông không được chú ý nhiều. Năm 2003, Nhà xuất bản Hải Phòng cho in tập Truyện ngắn Bùi Ngọc Tấn. Đặc biệt là năm 2010, tập Người chăn kiến thu hút đông đảo độc giả. Cuốn sách được giới thiệu là cuốn sách hay trong chuyên mục “Mỗi ngày một cuốn sách” trên kênh VTV1 ngày 10/10/2012. Có thể nói, đây là tập truyện ngắn làm nên “thương hiệu” Bùi Ngọc Tấn. Dù đã xuất hiện một thời gian dài song những đánh giá về truyện ngắn Bùi Ngọc Tấn còn thưa thớt, chỉ rải rác trong một số bài điểm sách, bài phê bình, bài chia sẻ. Tuy vậy, các tác giả có nhận xét khái quát về truyện ngắn Bùi Ngọc Tấn. Đầu tiên phải kể đến bài viết của Dương Tường trên báo Văn nghệ số 49 ngày 04/12/1999, sau được chọn làm lời giới thiệu trong lần xuất bản cuốn Truyện ngắn Bùi Ngọc Tấn (NXB Hải Phòng, 2003). Bài viết với tiêu đề Bùi Ngọc Tấn và hóa học của nhân bản. Dương Tường chỉ ra đó là những truyện ngắn ngồn ngộn 6 chất sống. Ông lý giải chính những năm tháng hoạn nạn đã giúp Bùi ngọc Tấn có thêm sự trải nghiệm, có thêm chất liệu sống cho những trang viết của mình. Chúng không hề làm cho nhà văn hằn học, chua chát mà ngược lại càng thêm bao dung, lạc quan. Tiếp đến là bài viết của Vũ Quốc Văn Tân sắc Bùi Ngọc Tấn, một nhà văn đặc sắc in trên báo Tiền phong ngày 25/12/2005. Tác giả bài viết sau khi giới thiệu về cuộc đời của Bùi Ngọc Tấn, về cuốn hồi ức văn học Một thời để mất, đã có những nhận xét về các truyện ngắn của Bùi Ngọc Tấn. Tác giả cho rằng đọc truyện nào cũng đầy ắp vốn sống, ngồn ngộn chi tiết và lấp lánh tài hoa, gợi mở. Bùi Ngọc Tấn có lối viết văn lạ, dung dị mà hiện đại, viết về con người bình thường với sự trân trọng và thương xót. Truyện nào cũng xúc động. Đặc sắc là cái chất hóm hỉnh đôi khi trào lộng rất riêng, không giống ai. Bùi Ngọc Tấn còn khéo léo ngay trong cách đặt tên cho tác phẩm của mình. Thu Hà có bài viết hàm súc, cô đọng chỉ ra những đặc trưng của Bùi Ngọc Tấn trong bài Sự giản dị mạnh mẽ đăng trên Tuổi trẻ online ngày 31/10/2011. Bài viết nhận xét sự giản dị trong câu chữ và ý tưởng, trong mọi vấn đề của tập truyện, về tuyến nhân vật, những trải nghiệm cảm xúc ấn tượng. Tác giả cho rằng nhà văn đã thực sự đến đích trên con đường văn của mình. Bài viết Thư kí thời đại: nhà văn Bùi Ngọc Tấn của Nguyễn Văn Tuấn đăng trên buingoctan.wordpress.com ngày11/04/2012 giới thiệu hai tác phẩm của Bùi Ngọc Tấn là Viết về bè bạn và Truyện ngắn Bùi Ngọc Tấn. Tác giả bài viết nhận xét tập truyện này là một trò chuyện với vô cùng. Đề tài của tập truyện là cuộc sống nhà tù và ám ảnh sau khi ra tù, những hoàn cảnh éo le, những câu chuyện thương tâm thời kỳ đổi mới. Văn phong trầm tĩnh, bao dung, ngắn gọn, cô đọng, văn chương của sự thật, thể hiện những suy nghĩ chiều sâu của một tác giả đứng tuổi. Đáng kể nhất là bài viết Bùi Ngọc Tấn, Nhà văn, và hắn của Phạm Xuân Nguyên được in trong phần kết của tập truyện Người chăn kiến. Tác giả phân tích sâu sắc, kĩ lưỡng mối quan hệ của nhân vật “hắn” trong văn học từ trước cách mạng tháng tám 1945 đến nay. Nhà phê bình cho rằng đọc Bùi Ngọc Tấn hãy đọc theo 7 hắn. Ông có so sánh “hắn” của Tạ Duy Anh, của nguyễn Khải với hắn của Bùi Ngọc Tấn. Người viết chỉ ra nên tiếp cận Người chăn kiến từ góc độ “hắn”. Bên cạnh đó, một số luận văn tìm hiểu về văn chương Bùi Ngọc Tấn xuất hiện rải rác. Đáng kể là một số đề tài: 1. Đặc điểm văn xuôi Bùi Ngọc Tấn qua “Biển và chim bói cá” và “Người chăn kiến” (Luận văn thạc sĩ của Nguyễn Thị Bích Vân, Đại học Đà Nẵng, bảo vệ ngày 25/05/2013) 2. Đặc điểm nghệ thuật tiểu thuyết, truyện ngắn Bùi Ngọc Tấn (Luận văn thạc sĩ của Bùi Thị Kim Nga, Đại học sư phạm thành phố Hồ Chí Minh, bảo vệ năm 2013) Các đề tài trên đều khai thác văn xuôi của Bùi Ngọc Tấn trên các phương diện nghệ thuật. Các tác giả đã có những nhận xét xác đáng trong đề tài. Tuy nhiên cả hai đề tài đều lấy phạm vi là văn xuôi Bùi Ngọc Tấn. Chưa có đề tài nào đi sâu vào tìm hiểu truyện ngắn Bùi Ngọc Tấn một cách hệ thống và toàn diện. Dù vậy, đây là tư liệu quý báu giúp người viết có cơ sở tìm hiểu truyện ngắn Bùi Ngọc Tấn. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu a. Đối tượng Luận văn lấy đối tượng nghiên cứu chính là các truyện ngắn của Bùi Ngọc Tấn, tập trung vào nghệ thuật tự sự. b. Phạm vi nghiên cứu Luận văn chủ yếu đi sâu nghiên cứu vấn đề nghệ thuật tự sự của truyện ngắn Bùi Ngọc Tấn qua 20 truyện ngắn được tuyển tập trong hai cuốn Truyện ngắn Bùi Ngọc Tấn (NXB Hải Phòng, 2003) và Người chăn kiến (NXN Hội Nhà văn và Nhã Nam, 2010) 4. Tư liệu và phương pháp nghiên cứu 4.1 Tư liệu Về mặt tư liệu, người viết cố gắng tìm hiểu đề tài qua sách, báo, nguồn internet. 8 4.2 Phương pháp nghiên cứu Luận văn dự kiến sử dụng một số phương pháp sau: - Phương pháp phân tích - Phương pháp tổng hợp - Phương pháp so sánh - Phương pháp thống kê - Phương pháp loại hình 5. Dự kiến đóng góp của luận văn Người viết mong muốn luận văn sẽ đóng góp một cách tương đối đầy đủ và hệ thống về nghệ thuật tự sự trong truyện ngắn Bùi Ngọc Tấn trên các khía cạnh: người kể chuyện, điểm nhìn trần thuật, kết cấu và nhân vật, ngôn ngữ và giọng điệu. Từ đó, góp phần vào việc nhìn nhận những đóng góp của truyện ngắn Bùi Ngọc Tấn vào truyện ngắn Việt Nam hiện đại nói riêng, văn xuôi nói chung. 6. Cấu trúc luận văn Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Tài liệu tham khảo, Phụ lục, phần Nội dung luận văn của tôi gồm 3 chương: Chương 1: Người kể chuyện và điểm nhìn trần thuật trong truyện ngắn Bùi Ngọc Tấn Chương 2: Kết cấu và nhân vật trong truyện ngắn Bùi Ngọc Tấn Chương 3: Ngôn ngữ và giọng điệu trong truyện ngắn Bùi Ngọc Tấn 9 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Phan Thị Vàng Anh (1994), Khi người ta trẻ (tập truyện), Nxb Hội Nhà Văn, Hồ Chí Minh 2. Macxen Aymê (1983), Người đi xuyên tường, Nxb Tác phẩm Mới, Hà Nội 3. M. Bakhtin (Phạm Vĩnh Cư tuyển chọn dịch) (2003), Lý luận và thi pháp tiểu thuyết, Nxb Hội Nhà Văn, Hà Nội 4. Nguyễn Thị Bích (21/5/2015), Đổi mới nhân vật người kể chuyện trong truyện ngắn Việt Nam sau 1975, vanhien.vn 5. Nam Cao (1987), Tuyển tập Nam Cao, Nxb Văn học Hà Nội, Hà Nội 6. Nam Cao (1986), Truyện ngắn chọn lọc, Nxb văn học, Hà Nội 7. Nguyễn Minh Châu (1989), Chiếc thuyền ngoài xa (tập truyện ngắn), Nxb Tác Phẩm Mới Hội Nhà Văn Việt Nam, Hồ Chí Minh 8. Nguyễn Bá Chung (20/05/2009), Viết với một sự giản dị chân thành nhất, buingoctan.wordpress.com 9. Nguyễn Văn Dân (2006), Phương pháp luận nghiên cứu văn học, Nxb Khoa học, Hà Nội 10. Nguyễn Du (1972), Truyện Kiều, Nxb Giáo dục, Hà Nội 11. Nguyễn Dữ (1988), Truyền kỳ mạn lục, Nxb Văn nghệ Hội nghiên cứu giảng dạy văn học TP Hồ Chí Minh, Hồ Chí Minh 12. Trần Thiên Đạo (10/03/2009), Bùi Ngọc Tấn kể chuyện bạn bè, tapchisonghuong.com.vn 10 13. Trần Thanh Địch (1987), Tìm hiểu truyện ngắn, Nxb Tác phẩm Mới, Hà Nội 14. A. Đôđê (1981), Những vì sao, Nxb Văn học, Hà Nội 15. Hà Minh Đức (Chủ biên) (2008), Lý luận văn học, Nxb Giáo dục, Hà Nội 16. Vu Gia (31/01/2009), “Biển và chim bói cá”, Người lao động 17. Hồ Hương Giang (23/09/2013), Biển và chim bói cá: Sự tan rã trong mỗi con người, Vietnamnet 18. Thu Hà (31/10/2011), Sự giản dị mạnh mẽ, Tuổi trẻ online 19. Phong Hằng (20/04/2012), Nhà văn Bùi Ngọc Tấn : Tôi mắc nợ biển, Tuổi trẻ 20. Đặng Thị Hạnh (2002), Tiểu thuyết Hugo (chuyên luận), Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội 21. O. Henry (Lê Huy Bắc dịch) (2000), Chiếc lá cuối cùng, Nxb Văn học, Hà Nội 22. Đỗ Thị Hiên (2014), Người kể chuyện và ngôn ngữ người kể chuyện trong tác phẩm văn chương, Ngôn ngữ và đời sống, Số 1 (219) 23. Trần Đức Hiển, Một ngày vui với nhà văn Bùi Ngọc Tấn, vietvan.vn 24. Đào Duy Hiệp (2008), Phê bình văn học từ lí thuyết đến hiện đại, Nxb Giáo dục, Hà Nội 25. Nguyễn Hoà (23/01/2005), Nhà văn Bùi Ngọc Tấn : Viết văn quý ở tấm lòng nhân, Tuổi trẻ 11 26. Vichto Huygo (Huỳnh Lý dịch) (1987), Những người khốn khổ (tập 3), Nxb Văn học, Hà Nội 27. Nguyễn Xuân Khánh (11/06/2009), Sum suê và khúc khích, buingoctan.wordpress.com 28. Trịnh Hồ Khoa (1997), Những đóng góp của Tự lực Văn đoàn cho văn xuôi hiện đại Việt Nam, Nxb Văn học, Hà Nội 29. M.B. Khrapchenkô (Lê Sơn- Nguyễn Minh dịch) (1978), Cá tính sáng tạo của nhà văn và sự phát triển văn học, Nxb Tác Phẩm Mới Hội Nhà Văn Việt Nam, Hà Nội 30. Cao Kim Lan (02/11/2009), Người kể chuyện và mối quan hệ giữa người kể chuyện với tác giả, toquoc.vn 31. Mã Giang Lân (2007), Chuyên luận Văn học Việt Nam sau 1975, Hà Nội 32. Mi Ly (18/12/2014), Bùi Ngọc Tấn – Bấm chân xuống đáy đời mà bước, dantri.com 33. Anbertô Môravia (1985), Những câu chuyện thành Rome, Nxb Tác phẩm mới, Hà Nội. 34. Ăngđrê Môroa (Nguyễn Sinh và Đào Quang Bính dịch) (1985), Hoa từng mùa, Nxb Tác phẩm mới, Hồ Chí Minh 35. Bùi Thị Kim Nga (2013), Đặc điểm nghệ thuật tiểu thuyết, truyện ngắn Bùi Ngọc Tấn, xemtailieu.com 36. Hoàng Nguyên (22/03/2009), Biển và chim bói cá ngồn ngộn những chân dung, Thể thao và Văn hóa 12 37. Vương Trí Nhàn (1980), Sổ tay truyện ngắn, Nxb Tác phẩm Mới, Hà Nội 38. Anh Nhi (12/2009), Bùi Ngọc Tấn: Hãy viết sự thật một cách giản dị, buingoctan.wordpress.com 39. Nhiều tác giả (2000), Nghệ thuật truyện ngắn và ký, Nxb Thanh niên, Hà Nội 40. Nhiều tác giả (2010), Từ điển thuật ngữ văn học, Nxb Giáo dục Việt Nam, Hà Nội 41. Bảo Ninh (1991), Nỗi buồn chiến tranh, Nxb Hội Nhà Văn, Hà Nội 42. Bellemin-Noel (Đỗ Lai Thuý dịch) (7/7/2004) Phân tâm học và văn học: Đọc từ khi có phân tâm học, giaitri.vnexpress.net 43. K. Pauxtôpki (1982), Bông hồng vàng, Nxb Văn học, Hà Nội 44. Nguyễn Bình Phương (2015), Mình và họ, Nxb Trẻ, Hà Nội 45. Khánh Phương (26/06/2009), Biển và chim bói cá- sử thi của thời hiện tại 46. Khánh Phương (26/03/2009), Cái hài hước, giễu nhại trong Biển và chim bói cá của Bùi Ngọc Tấn, vanchuongviet.org 47. G.N. Pôpxpêlôp (Chủ biên) (1998), Dẫn luận nghiên cứu văn học, Nxb Giáo dục, Hà Nội 48. A. Puskin (1985), Tuyển tập văn xuôi, Nxb Cầu vồng, Matxcơva 49. Trần Đình Sử (2003), Lý luận và phê bình văn học, Nxb Giáo dục, Hà Nội 50. Trần Đình Sử (Chủ biên) (2004), Tự sự học- Một số vấn đề lí luận và lịch sử (phần 1), Nxb Đại học Sư phạm 13 51. Trần Đình Sử (Chủ biên) (2008), Tự sự học- Một số vấn đề lí luận và lịch sử (phần 2), Nxb Đại học Sư phạm 52. Nguyễn Hữu Tấn (15/03/2013), Vô thức trong văn học, tapchisonghuong.com 53. Trọng Thành (18/04/2012), Tiểu thuyết “Biển và chim bói cá”: tâm hồn thơ trong một thế giới đang tan rã, rfi Tiếng Việt 54. Bùi Việt Thắng (1999), Bình luận truyện ngắn, Nxb Văn học, Hà Nội 55. Bùi Việt Thắng (2011), Truyện ngắn-Những vấn đề lý thuyết và thực tiễn thể loại, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội 56. Đỗ Tiến Thắng (2009), Ngữ điệu Tiếng Việt (sơ khảo), Nxb Đại học Quốc Gia Hà Nội, Hà Nội 57. Nguyễn Huy Thiệp (1999), Mưa nhã nam (tập truyện ngắn), Nxb Văn học, Hà Nội 58. Nguyễn Bích Thu, Những thành tựu của truyện ngắn sau1975, Tạp chí Văn học số 9, 1996 59. Tzvetan Todorov (Đặng Anh Đào- Lê Hồng Sâm dịch) (2011), Thi pháp văn xuôi, Nxb Đại học Sư phạm, Hà Nội 60. Lê Dục Tú (biên soạn) (2001), Thạch Lam – tác gia, tác phẩm, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 61. Lê Dục Tú (biên soạn) (2005), Truyện ngắn Việt Nam thế kỉ XX, Nxb Văn học, Hà Nội. 62. Nguyễn Tuân (1981), Tuyển tập Nguyễn Tuân, Nxb Văn học, Hà Nội 63. Nguyễn Văn Tuấn (11/04/2012), Thư kí thời đại: nhà văn Bùi Ngọc Tấn, buingoctan.wordpress.com 14 64. Bùi Ngọc Tấn (2009), Biển và chim bói cá, Nxb Hội Nhà Văn, Hà Nội 65. Bùi Ngọc Tấn (2000), Chuyện kể năm hai nghìn (2 tập), Nxb Thanh niên, Hà Nội 66. Bùi Ngọc Tấn (24/03/2009), Lại càng đắm đuối cuộc sống, guihuongchogio.vnblogs.com 67. Bùi Ngọc Tấn (2010), Người chăn kiến, Nxb Hội Nhà văn, Hà Nội 68. Bùi Ngọc Tấn (2014), Viết về bè bạn, Nxb Trẻ, Hà Nội. 69. Bùi Ngọc Tấn (2003), Truyện ngắn Bùi Ngọc Tấn, Nxb Hải Phòng, Hải Phòng. 70. Lê Ngọc Trà (2005), Lý luận và văn học, Nxb Trẻ, Hồ Chí Minh. 71. Vũ Quốc Văn (25/12/2005) , Tân sắc Bùi Ngọc Tấn, một nhà văn đặc sắc, Tiền phong 72. Nguyễn Thị Bích Vân, Đặc điểm văn xuôi Bùi Ngọc Tấn qua Biển và chim bói cá và Người chăn kiến, tailieuso.udn.vn, 25/5/2013 73. Phạm Tường Vân, Bùi Ngọc Tấn – Người chăn kiến, tonvinhvanhoadoc.vn 74. Khánh Vi (03/03/2012), Nhà văn Bùi Ngọc Tấn và cuốn sách cuối cùng, thethaovanhoa.vn 75. Dương Phương Vinh (19/12/2014), Nhớ Bùi Ngọc Tấn – người sống để kể lại, tienphong.vn 76. Xtêfan Xvaig (1984), Ngõ hẻm dưới ánh trăng, Nxb Thanh Hoá, Thanh Hoá 15
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan