Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Nghệ thuật truyện ngắn nguyễn hiếu (lv02165)...

Tài liệu Nghệ thuật truyện ngắn nguyễn hiếu (lv02165)

.PDF
125
79
148

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2 LƯU THỊ QUỲNH NHƯ NGHỆ THUẬT TRUYỆN NGẮN NGUYỄN HIẾU LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ VÀ VĂN HÓA VIỆT NAM HÀ NỘI - 2016 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2 LƯU THỊ QUỲNH NHƯ NGHỆ THUẬT TRUYỆN NGẮN NGUYỄN HIẾU Chuyên ngành: Lý luận văn học Mã số: 60 22 01 20 LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ VÀ VĂN HÓA VIỆT NAM Người hướng dẫn khoa học: TS. NGUYỄN VĂN TÙNG HÀ NỘI - 2016 LỜI CẢM ƠN Em xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc tới Tiến sĩ Nguyễn Văn Tùng- người thầy đã tận tâm, nhiệt tình chỉ bảo, hướng dẫn, giúp đỡ em trong suốt quá trình thực hiện luận văn thạc sĩ này. Em xin chân thành cảm ơn các thầy, cô trong tổ Lí luận văn học, Khoa Ngữ Văn, phòng sau Đại học Trường Đại học sư phạm Hà Nội 2 đã quan tâm và tạo điều kiện thuận lợi cho em học tập và nghiên cứu. Xin gửi lời tri ân đến gia đình, bạn bè và những người thân yêu đã luôn động viên, khích lệ, giúp đỡ em trong quá trình học tập và hoàn thành luận văn thạc sĩ. Vĩnh Phúc, tháng 11 năm 2016 Học viên Lưu Thị Quỳnh Như LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là trung thực và chưa hề được sử dụng để bảo vệ một học vị nào. Mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đã được chỉ rõ nguồn gốc rõ ràng và được phép công bố. Vĩnh Phúc, ngày 20 tháng 11 năm 2016 Học viên Lưu Thị Quỳnh Như MỤC LỤC MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1 NỘI DUNG..................................................................................................... 10 Chương 1. VỀ THỂ LOẠI TRUYỆN NGẮN VÀ TÁC GIẢ TRUYỆN NGẮN NGUYỄN HIẾU ..................................................................... 10 1.1. Khái niệm truyện ngắn ............................................................................. 10 1.2. Đặc điểm của thể loại truyện ngắn ........................................................... 13 1.2.1. Truyện ngắn có khả năng cô đúc, hàm chứa ......................................... 13 1.2.2. Truyện ngắn có khả năng phản ánh nhanh, kịp thời đời sống xã hội ... 14 1.2.3. Truyện ngắn phản ánh cuộc sống trong trạng thái bề bộn, ngổn ngang 16 1.2.4. Truyện ngắn hiện đại có sự rút ngắn khoảng cách giữa người trần thuật và đối tượng trần thuật .......................................................................... 18 1.2.5. Truyện ngắn có khả năng giúp nhà văn giải phóng năng lực sáng tạo . 21 1.2.6. Về một số yếu tố nghệ thuật trong truyện ngắn hiện đại ...................... 24 1.3. Tác giả truyện ngắn Nguyễn Hiếu ........................................................... 32 1.3.1. Tiểu sử, quá trình sáng tác của nhà văn Nguyễn Hiếu.......................... 32 1.3.2. Những tập truyện ngắn tiêu biểu của Nguyễn Hiếu.............................. 37 Chương 2. GÓC ĐỘ TIẾP CẬN VÀ KIỂU NHÂN VẬT TRONG TRUYỆN NGẮN NGUYỄN HIẾU ................................................... 40 2.1. Các góc độ tiếp cận nhân vật ................................................................... 40 2.1.1. Góc độ xã hội ........................................................................................ 41 2.1.2. Góc độ gia đình ..................................................................................... 42 2.1.3. Góc độ con người cá nhân, con người bản năng................................... 43 2.2. Các kiểu nhân vật trong truyện ngắn Nguyễn Hiếu ................................. 44 2.2.1. Kiểu nhân vật trí thức và những chiêm nghiệm về thế thái nhân tình .. 45 2.2.2. Kiểu nhân vật thị dân và cảm hứng khám phá góc khuất đời sống thị thành ...................................................................................................... 55 2.2.3. Kiểu nhân vật nông dân bị tha hóa trước những cám dỗ vật chất tầm thường ................................................................................................... 64 2.2.4. Kiểu nhân vật hết lòng gìn giữ những giá trị truyền thống................... 71 2.2.5. Kiểu nhân vật kì ảo với những vấn đề thời sự, xã hội và triết lí nhân sinh ........................................................................................................ 75 Chương 3. NGHỆ THUẬT TẠO TÌNH HUỐNG, CỐT TRUYỆN, GIỌNG ĐIỆU TRONG TRUYỆN NGẮN NGUYỄN HIẾU.......... 81 3.1. Nghệ thuật tạo tình huống truyện ............................................................. 81 3.1.1. Khái niệm tình huống truyện ................................................................ 81 3.1.2. Tình huống truyện và hiệu quả nghệ thuật............................................ 82 3.2. Nghệ thuật tạo cốt truyện giả tưởng ......................................................... 95 3.2.1. Khái niệm giả tưởng .............................................................................. 95 3.2.2. Cốt truyện giả tưởng và hiệu quả nghệ thuật ........................................ 96 3.3. Giọng điệu hài hước, trào tiếu................................................................ 102 3.3.1. Khái niệm hài hước, trào tiếu .............................................................. 102 3.3.2. Giọng điệu hài hước, trào tiếu và hiệu quả nghệ thuật từ việc sử dụng giọng điệu hài hước, trào tiếu ............................................................. 104 KẾT LUẬN .................................................................................................. 113 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................... 115 1 MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Truyện ngắn được mệnh danh là “một thể loại muôn hình muôn vẻ, biến đổi không ngừng. Nó là một vật biến hóa như quả chanh của Lọ Lem” (D.Gronôpxki), truyện ngắn đã len lỏi vào mọi ngóc ngách của xã hội, bắt kịp nhanh với những chuyển biến muôn màu của đời sống. Ở Việt Nam, nhất là sau năm 1986, không khí đời sống chính trị xã hội cởi mở đã tạo tiền đề để truyện ngắn có những bước chuyển biến mạnh mẽ. Nhà văn Nguyên Ngọc khi nhận xét về truyện ngắn Việt Nam trong thời kì Đổi mới đã nói: “Đây có thể coi là một thời kì có nhiều truyện ngắn hay trong văn học Việt Nam” (Văn học Việt Nam sau 1975- những vấn đề nghiên cứu và giảng dạy). Bởi vậy việc tìm hiểu thể loại truyện ngắn để có được một cái nhìn khái quát về những chuyển đổi mạnh mẽ cả về nội dung và hình thức thể hiện là một việc làm có ý nghĩa, qua đó thấy được sự đóng góp của các nhà văn trong quá trình vận động phát triển của thể loại truyện ngắn. Văn học Việt Nam thời kì Đổi mới ghi nhận nhiều đóng góp của những cây bút triển vọng như: Nguyễn Thị Thu Huệ, Phan Thị Vàng Anh, Nguyễn Ngọc Tư, Hồ Anh Thái, Phạm Ngọc Tiến… và Nguyễn Hiếu. Nhà văn Nguyễn Hiếu được mệnh danh là “Lực sĩ của văn xuôi Việt Nam” (Ma Văn Kháng). Ông được biết đến là cây bút viết khỏe với sức sáng tạo dồi dào. Hơn 30 năm cầm bút, Nguyễn Hiếu đã thử sức trên rất nhiều lĩnh vực từ viết báo, viết kịch bản, làm thơ đến tiểu thuyết, truyện ngắn… và ở lĩnh vực nào ông cũng rất thành công, để lại dấu ấn đậm nét trong lòng độc giả. Với những đóng góp không nhỏ của mình, nhà văn Nguyễn Hiếu đã vinh dự được nhận những giả thưởng như: Giải của Bộ Nội thương và Hội Nhà văn Việt Nam trao cho bài thơ: Người đứng giữa ước mơ và ước mơ, năm 1973. 2 Giải Thụy Điển tài trợ đề tài giáo dục trao cho bài thơ: Bốn đứa trẻ bên bờ sông Hàn, năm 1999. Giải B cuộc thi của Hội Nhà văn Việt Nam và Bộ công an trao cho: Mặt nạ để đời, năm 2010. Giải C văn học đề tài công nhân và người lao động với: Biển toàn là nước, năm 2010. Giải ba truyện ngắn Văn nghệ Quân Đội 1989 với tác phẩm: Nhãn lồng nhà ông cả Đoạt Giải ba truyện ngắn báo Văn nghệ, 1994 với tác phẩm: Chuyện quan trọng của bà cả Đào. Giải nhất cuộc thi ký và truyện ngắn Công an Hà Nội với: Bố tôi- người công an Hà Nội. Giải B của Liên hiệp văn học nghệ thuật Việt Nam cho: Kịch Nguyễn Hiếu, năm 2003. Giải B Hội NSSK Việt Nam cho kịch bản: Dàn mùng tơi gãy rập, năm 2010. Đặc biệt với thể loại truyện ngắn, sau nhiều năm cầm bút, Nguyễn Hiếu cho ra đời khoảng hơn 100 truyện ngắn. Điều đáng nói là truyện ngắn Nguyễn Hiếu rất đa dạng từ đề tài, nội dung tư tưởng đến hình thức nghệ thuật. Bằng lối viết tự nhiên, giọng điệu hài hước trào tiếu, bút pháp giả tưởng cùng cách tìm tòi, khai thác những vấn đề của đời sống xã hội theo một cách riêng, truyện ngắn Nguyễn Hiếu đã tạo được một chỗ đứng trong lòng độc giả và trong giới nghiên cứu phê bình văn học. Chính vì thế chọn đề tài Nghệ thuật truyện ngắn Nguyễn Hiếu chúng tôi muốn nghiên cứu một cách hệ thống những đặc điểm nổi bật trong truyện ngắn của cây bút khá độc đáo này. Hơn nữa việc nghiên cứu Nghệ thuật truyện ngắn Nguyễn Hiếu còn là việc làm cần thiết để khẳng định vị trí và đóng góp của ông đối với thể loại truyện ngắn Việt Nam đương đại. 3 Không chỉ vậy việc khảo sát truyện ngắn Nguyễn Hiếu cũng giúp người nghiên cứu có cơ hội nâng cao năng lực nghiên cứu truyện ngắn, từ đó nâng cao hiệu quả giảng dạy truyện ngắn ở nhà trường Trung học phổ thông. 2. Lịch sử vấn đề Nhà văn Nguyễn Hiếu họ tên đầy đủ là Nguyễn Văn Hiếu, sinh ngày 15/10/1948, tuổi Mậu Tý, quê nội ở Phùng Khoan- Thanh Xuân nhưng cả đoạn đời thơ ấu của ông lại gắn bó với quê ngoại là làng Chèm thuộc phủ Hoài Đức cũ nay là huyện Từ Liêm- Hà Nội. Nguyễn Hiếu viết văn từ khi học lớp 10 phổ thông, cho đến nay ông đã tạo dựng được một gia tài khá đồ sộ gồm: 21 cuốn tiểu thuyết, hàng trăm truyện ngắn, 50 kịch bản sân khấu và gần 300 bài thơ. Chính vì sự đa dạng này mà nhà văn Nguyễn Hiếu nhận được nhiều sự quan tâm của độc giả, đồng nghiệp và các nhà nghiên cứu. Nhiều bài viết, nhiều bài báo, nhiều công trình nghiên cứu đã bàn về Nguyễn Hiếu. Qua các bài viết này, chúng tôi nhận thấy như sau: 2.1. Các bài viết bàn về đặc điểm thể loại Nhà văn Châu Minh trong bài Nguyễn Hiếu và tuyển tập của mình viết: “Trong số các nhà văn đương đại, Nguyễn Hiếu là một trong số các nhà văn hiếm hoi mà trong các sáng tác của mình dường như chạm đến tất cả các thể loại của văn học từ thơ, tiểu thuyết, truyện ngắn, kịch bản, tạp văn, truyện và thơ cho trẻ em, chân dung và cả lí luận phê bình… Ở bất kì thể loại nào cũng ghi dấu đậm đà phong cách Nguyễn Hiếu và sự đan chéo hòa nhập giữa các thể loại ”. Nhà thơ Phan Cung Việt từng nói: “Đọc văn xuôi của Nguyễn Hiếu thấy rõ chất thơ. Hai thứ đó hòa trộn sẽ tạo ra cái chuẩn đích thực của văn chương như thời tự lực văn đoàn” [41]. Nhà văn Phạm Thành, tác giả tiểu thuyết Hậu Chí Phèo viết: “Trong khi tán dương sức khái quát hình ảnh đất nước qua hình tượng người đàn bà đẹp đầy chất phồn thực tên Liễu trong tiểu thuyết Con ngố có thể hiến thân 4 cho bất kì người đàn ông ở bất kì thành phần nào với một sự cam chịu và vị tha lại rất tán tụng thơ của Nguyễn Hiếu và dự định sẽ ghép những câu văn hay trong Con ngố thành một bài thơ” [41]. Trong một bài viết dài Tiết lộ vài điều về người viết văn tuổi Mậu Tí nhà thơ Lê Huy Quang khẳng định: “Nhiều kỉ lục văn chương do Nguyễn Hiếu tạo ra như viết khỏe nhất, nhiều tác phẩm hài nhất và cũng nhiều thủ pháp cách tân nhất trong tiểu thuyết, truyện ngắn, kịch...[48] Cùng đồng tình với quan điểm này của nhà thơ Lê Huy Quang, nhà báo Đinh Hương Bình trong cuộc Trò chuyện với tác giả tuyển tập mừng đại lễ 1000 năm có viết: “Người ta còn nhắc đến tiểu thuyết của lão như một sự cách tân với cái dựng truyện hư hư thực thực. Văn phong của lão ngắn gọn, chấm câu liên tục, không mấy hoa mĩ cầu kì nhưng bằng bút pháp dữ dội và hài hước, lão đã khiến cho người đọc cứ hùng hục chạy theo lão cho đến khi kết thúc câu chuyện mới thở phào vì những cái kết chuyện hóm hỉnh nhưng cũng đầy chiêm nghiệm”[6]. 2.2. Các bài viết bàn về nghệ thuật xây dựng nhân vật Nhà phê bình Nguyễn Thị Minh Thái nhận xét về truyện ngắn Khi nàng ma nơ canh không mặc áo viết: “Nguyễn Hiếu vẫn ưa lối tả thực, với cách dựng truyện truyền thống, dồn ép nhân vật hành xử như một tên ngố của xã hội nông nghiệp Việt vẫn còn nhiều bể dâu đầu thế kỉ 21. Thấy thương một kiếp đàn ông, cả đời thả hình bắt bóng và bỗng dưng… thấy nhớ cặp nhân vật Thị Nở - Chí Phèo vĩnh cửu của Nam Cao…Cái hay nữa ở truyện ngắn này là Nguyễn Hiếu còn khuyến mại độc giả bằng cái hài sở trường của ông”[49]. Trong bài Về hình tượng nhân vật Lão Cu trong tác phẩm của Nguyễn Hiếu đăng trên tạp chí Nhà văn tháng 1/2013, tiến sĩ văn học Đường Văn nhận xét: “Trong số hàng trăm nhân vật lớn nhỏ, chính phụ trong vài chục tác phẩm tự sự và kịch của Nguyễn Hiếu, lão Cu là một trong số ít những nhân 5 vật được xây dựng thành công sắc sảo, sống động, hấp dẫn, khá độc đáo, từ ngoại hình đến nội tâm, tích cách, số phận để lại ấn tượng mạnh trong lòng người đọc, người xem. Tuy vẫn có không ít nét gần gũi, tương đồng với một số hình tượng nhân vật khác trong văn học Việt Nam và nước ngoài, nhưng sự khác biệt của lão Cu với họ lại có phần sâu đậm hơn, đặc biệt là bút pháp hiện thực - hư ảo - dân gian đã được tác giả vận dụng với ý thức cao, nhiệt hứng, đã tạo ra hiệu quả nghệ thuật tốt, khiến dụng ý nghệ thuật của tác giả biến lão Cu từ một con người nhỏ bé, khốn khổ dưới đáy xã hội làng Chiện dần trở thành một lão Cu nhân chứng lịch sử, lão Cu cầu nối giữa thánh thần và người trần, lão Cu - tiếng nói của lương tâm của triết lí dân gian… một cách gần như tất yếu, thuyết phục. Đó chính là nét mới sáng tạo thành công của Nguyễn Hiếu trong nghệ thuật xây dựng nhân vật trong văn xuôi tự sự và kịch nói”[72]. 2.3. Các bài viết bàn về giọng điệu và đề tài Nhà văn Chu Lai trong bài viết Đôi nét về Nguyễn Hiếu đăng trên báo Văn nghệ viết: “Văn của Nguyễn Hiếu không bao giờ rao giảng, không làm duyên, không cố tình triết lí triết luận, nó cứ tự nhiên trào lên như nước mạch với tất cả những bụi bặm, trong đục của nó và chính vì thế mà nó rất đời có nhiều đoạn Hiếu viết như nhập đồng, như lên cơn, như…kẻ điên. Phải chăng chính vì cái điên này mà một gã nhà quê như Hiếu tự nhận mới có thể có được những trang viết như bị ma làm như thế. Chợt nghĩ, nếu Hiếu tỉnh hơn một chút, sáng suốt hơn một chút thì chưa chắc có được những con chữ nảy mầm, nổi cục lên như vậy. Đó là cái mạnh và cũng là cái yếu của Hiếu” [37]. Bên cạnh đó người đọc cũng dễ dàng nhận thấy giọng điệu hài hước trào tiếu là đặc điểm nổi bật, là nét đặc sắc trong truyện ngắn Nguyễn Hiếu. Trong bài viết Nguyễn Hiếu- nhà văn của Hà Nội nhà văn Châu Minh- Nhà xuất bản Hà Nội đã khẳng định: “Với tập truyện ngắn hài đầu tiên Chuyện cái vòi nước ông từng được kì vọng rất nhiều về một cây bút văn xuôi hài hước 6 khả dĩ có thể kế tục Nguyễn Công Hoan. Và trong khối lượng đồ sộ tác phẩm của Nguyễn Hiếu cũng ít nhiều đáp ứng yêu cầu này khi ông có hai tập truyện ngắn hài. Bên cạnh Chuyện cái vòi nước là Cười dành cho tất cả và hai tiểu thuyết hài Những mảnh trần gian và Tây tây, ta ta. Và ở bất kì tiểu thuyết hay truyện ngắn nào yếu tố hài sở trường trong bút pháp của Nguyễn Hiếu cũng lộ ra khi đậm khi nhạt lan tỏa bao trùm tác phẩm”[40]. Với lợi thế sau 40 năm làm báo, Nguyễn Hiếu dễ dàng tìm ra những đề tài có thể viết thành truyện ngắn. Trong một bài viết, nhà phê bình Bùi Việt Thắng nhận xét khá đúng về thế mạnh này: “Nguyễn Hiếu nhìn đâu cũng ra truyện ngắn”. Nhờ yếu tố báo chí như vậy nên Nguyễn Hiếu có thể tung hoành và ghi chép được nhiều mảng đời khác nhau mang ý nghĩa xã hội. Tiến sĩ Nguyễn Văn Tùng trong bài viết “Truyện ngắn Nguyễn Hiếunhững nét đặc sắc” cũng khẳng định: “Hệ thống đề tài trong truyện ngắn Nguyễn Hiếu vô cùng phong phú, phản ánh nhiều góc khuất, nhiều phương diện của đời sống xã hội. Qua truyện ngắn có thể dễ dàng nhận thấy Nguyễn Hiếu có vốn sống, vốn hiểu biết vô cùng phong phú”. Cũng trong bài viết này tiến sĩ nhận định thêm: “Một trong những nét nổi bật trong truyện ngắn Nguyễn Hiếu là sự tham gia của yếu tố giả tưởng trong các cốt truyện…như một cách làm mới nghệ thuật thể hiện văn xuôi”[68]. Như vậy qua việc tìm hiểu các ý kiến đánh giá ,nhận xét, các bài báo các công trình nghiên cứu của các nhà văn, nhà báo, nhà phê bình…Ta có thể thấy rằng Nguyễn Hiếu thực sự là một cây bút có ý thức nghề nghiệp, luôn nỗ lực tìm tòi những cách thể hiện mới. Và điều đó đã mang đến cho ông những thành tựu nhất định. Những sáng tác của ông ít nhiều đã có những đóng góp cho quá trình đổi mới hình thức nghệ thuật văn xuôi đương đại Việt Nam. Tuy nhiên, ở chuyên ngành Lý luận văn học, nghiên cứu chuyên sâu về mảng truyện ngắn của Nguyễn Hiếu chưa nhiều. Đặc biệt việc nghiên cứu nghệ thuật truyện ngắn Nguyễn Hiếu là chưa có ai làm một cách tập trung hệ thống, chính vì vậy việc 7 nghiên cứu chuyên sâu “Nghệ thuật truyện ngắn Nguyễn Hiếu” là một hướng nghiên cứu hợp lý, có ý nghĩa khoa học và giá trị thực tiễn. 3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích nghiên cứu Mục đích nghiên cứu của đề tài nhằm làm rõ những nét đặc sắc riêng trong truyện ngắn của Nguyễn Hiếu, chỉ ra nhũng đặc điểm làm nên phong cách nghệ thuật của ông, từ đó khẳng định những đóng góp của Nguyễn Hiếu trong nền văn xuôi đương đại Việt Nam đặc biệt ở thể loại truyện ngắn. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Nghiên cứu những vấn đề lý thuyết có liên quan đến đề tài. Nghiên cứu những đặc điểm cơ bản về nghệ thuật truyện ngắn Nguyễn Hiếu để đưa ra những nhận định, kết luận mang tính khái quát về truyện ngắn Nguyễn Hiếu. 4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Luận văn tập trung nghiên cứu các đặc điểm nổi bật về nghệ thuật truyện ngắn Nguyễn Hiếu. 4.2. Phạm vi nghiên cứu Với đề tài: Nghệ thuật truyện ngắn Nguyễn Hiếu, chúng tôi tập trung khảo sát hai tuyển tập truyện ngắn của ông gồm gần 100 truyện đó là: Tuyển tập: Bóng ảnh cuộc đời, Nxb Hà Nội, 2010 Tuyển tập: Hình như ngoài Văn chỉ có ma, Nxb Hà Nội, 2010 5. Phương pháp nghiên cứu Để tiến hành nghiên cứu, căn cứ vào nội dung, yêu cầu của đề tài chúng tôi đã sử dụng các phương pháp sau: 8 5.1. Phương pháp hệ thống, loại hình Phương pháp hệ thống giúp cho việc nghiên cứu truyện ngắn Nguyễn Hiếu hiện lên trong tính chỉnh thể chứ không phải là những phân tích đơn lẻ. Việc sử dụng phương pháp hệ thống còn giúp chúng ta nhìn thấy sự vận động của truyện ngắn Nguyễn Hiếu cũng như sự vận động của truyện ngắn Việt Nam trong những năm qua. Phương pháp loại hình giúp chúng tôi nghiên cứu truyện ngắn Nguyễn Hiếu từ những đặc điểm về thể loại truyện ngắn nói chung. 5.2. Phương pháp so sánh đối chiếu Phương pháp so sánh được vận dụng nhằm làm rõ những nét đặc trưng khác biệt của truyện ngắn Nguyễn Hiếu với truyện ngắn của các tác giả khác để thấy được sự độc đáo của truyện ngắn Nguyễn Hiếu. 5.3. Phương pháp tiếp cận thi pháp học Phương pháp nghiên cứu theo hướng thi pháp học giúp người đọc tìm hiểu tác phẩm của Nguyễn Hiếu từ phương diện hình thức, nhận diện những đóng góp mới, sáng tạo của nhà văn về nghệ thuật xây dựng nhân vật,cốt truyện giả tưởng, giọng điệu hài hước trào tiếu… trong một số tuyển tập truyện ngắn của Nguyễn Hiếu. Ngoài ra trong quá trình thực hiện chúng tôi còn sử dụng một số phương pháp và các thao tác khác như: thao tác phân tích, tổng hợp, thống kê, phân loại… 6. Đóng góp của luận văn Qua việc nghiên cứu đặc điểm truyện ngắn, luận văn mang đến những nhận định mới, có hệ thống về nghệ thuật truyện ngắn Nguyễn Hiếu. Luận văn tập trung tìm hiểu: Nghệ thuật truyện ngắn Nguyễn Hiếu, từ đó khẳng định sự đóng góp của nhà văn đối với sự phát triển của văn học Việt 9 Nam đương đại, đặc biệt ở thể loại truyện ngắn. Từ đó, luận văn góp phần khẳng định thành tựu của văn xuôi Việt Năm thời kì Đổi mới. Luận văn cũng đóng góp về phương pháp tiếp cận, đánh giá truyện ngắn. 7. Cấu trúc luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn triển khai nội dung thành 3 chương. Chương 1: Về thể loại truyện ngắn và tác giả truyện ngắn Nguyễn Hiếu Chương 2: Góc độ tiếp cận và kiểu nhân vật trong truyện ngắn Nguyễn Hiếu Chương 3: Nghệ thuật tạo tình huống, cốt truyện, giọng điệu trong truyện ngắn Nguyễn Hiếu 10 NỘI DUNG Chương 1 VỀ THỂ LOẠI TRUYỆN NGẮN VÀ TÁC GIẢ TRUYỆN NGẮN NGUYỄN HIẾU 1.1. Khái niệm truyện ngắn Bàn về khái niệm truyện ngắn đến nay đã có rất nhiều quan niệm khác nhau. Xuất phát từ dung lượng, từ phương thức sáng tác, từ phương thức tái hiện đời sống, từ cấu trúc thể loại, tác giả Trần Đình Sử trong giáo trình lí luận văn học cho rẳng: “Truyện ngắn là tác phẩm văn xuôi cỡ nhỏ, sáng tác bằng hư cấu. Truyện ngắn sở dĩ ngắn là do thể hiện cuộc sống qua lắt cắt, khoảnh khắc nhờ những bố cục đặc biệt” [50]. Chúng tôi cho rằng, ý kiến trên đây đã đề cập đến những yếu tố nòng cốt, những vấn đề khá bản chất của thể loại truyện ngắn. Còn xuất phát từ các yếu tố nghệ thuật, từ thủ pháp, phương thức hư cấu và tưởng tượng, tác giả Đỗ Đức Hiểu trong Từ điển văn học định nghĩa: “Truyện thuộc loại tự sự có hai thành phần chủ yếu là cốt truyện và nhân vật. Thủ pháp nghệ thuật chính là kể. Truyện thừa nhận vai trò rộng rãi của hư cấu và tưởng tượng” [22, tr.450]. Cũng trong cuốn này, tác giả Từ điển văn học còn nêu rõ: “Truyện ngắn là hình thức tự sự loại nhỏ. Truyện ngắn khác với truyện vừa ở dung lượng nhỏ hơn, tập trung mô tả một mảnh của cuộc sống, một biến cố hay một vài biến cố xảy ra trong một giai đoạn nào đó của đời sống nhân vật, biểu hiện một mặt nào đó của tính cách nhân vật, thể hiện một khía cạnh nào đó của vấn đề xã hội” [22, tr.456]. Có thể nhận thấy đây là một cách nêu khái niệm khá thống nhất với quan niệm của tác giả giáo trình Lý luận văn học nêu trên, nhưng có sự cụ thể hóa hơn vì đề cập đến đặc điểm của nhân vật và hiện thực đời sống được phản ánh trong tác phẩm. 11 Cùng quan niệm nêu trên, tác giả Lê Bá Hán trong cuốn Từ điển thuật ngữ văn học nhận định về truyện ngắn như sau: “Thể tài tác phẩm tự sự cỡ nhỏ, thường được viết bằng văn xuôi, đề cập hầu hết các phương diện của đời sống con người và xã hội. Nét nổi bật của truyện ngắn là giới hạn về dung lượng; tác phẩm truyện ngắn thích hợp với người tiếp nhận đọc nó liền mạch không nghỉ… Cốt truyện của truyện ngắn thường diễn ra trong không gian hạn chế, chức năng của nó nói chung là nhận ra một điều gì đó sâu sắc về cuộc đời và tình người. Kết cấu của truyện ngắn không phân chia thành nhiều tầng bậc mà thường xây dựng theo nguyên tắc tương phản hoặc liên tưởng. Bút pháp tường thuật của truyện ngắn thường là chấm phá. Yếu tố quan trọng bậc nhất của truyện là những chi tiết cô đúc, có dung lượng lớn và lối hành văn mang nhiều ẩn ý, tạo cho tác phẩm những chiều sâu chưa nói hết” [20, tr. 134,135]. Với cách định nghĩa này ta thấy bên cạnh những yếu tố nòng cốt như: dung lượng tác phẩm, phương thức tái hiện đời sống, kết cấu… thì tác giả Lê Bá Hán còn đặc biệt nhấn mạnh đến cốt truyện, bút pháp tường thuật, hành văn cô đọng hàm súc. Thiết nghĩ đó cũng là những yếu tố rất quan trọng của thể loại này. Bên cạnh những cuốn giáo trình, từ điển định nghĩa về thể loại truyện ngắn thì còn rất nhiều các nhà nghiên cứu, nhà lí luận, nhà văn lớn bàn về thể loại này. Nhà văn Pautopxki nhấn mạnh đến tính chất ngắn gọn và khả năng phản ánh chân thực hiện thực cuộc sống của thể loại truyện ngắn, ông cho rằng: “Thực chất truyện ngắn là gì? Tôi nghĩ rằng truyện ngắn là một truyện viết ngắn gọn trong đó, cái không bình thường hiện ra như một cái gì không bình thường” [21, tr.13 ]. Ở Việt Nam, khi nhận xét về thể loại truyện ngắn các nhà văn cũng không ngần ngại bày tỏ quan điểm của mình. Nhà văn Nguyễn Công Hoan từng nhận xét: “Ngắn (là hình thức) và thanh (là tinh thần) đó là hai đức tính cơ bản của truyện ngắn”. Và ông cũng nói thêm: 12 “Truyện ngắn không phải là truyện mà là vấn đề được xây dựng bằng chi tiết với sự bố trí chặt chẽ và bằng thái độ với cách đặt câu dùng tiếng có cân nhắc…Muốn truyện ấy là truyện ngắn, chỉ nên lấy một trong ngần ấy ra làm ý chính, làm chủ đề cho truyện” [28].Qua ý kiến trên ta nhận thấy Nguyễn Công Hoan rất chú trọng đến hình thức và nội dung của truyện, với nhà văn truyện không quan trọng xây dựng được bao nhiêu chi tiết mà quan trọng là phản ánh được chủ đề gì. Như vậy có thể thấy, nhận diện thể loại truyện ngắn một nỗ lực liên tục của giới nghiên cứu lí luận và cả người sáng tác. Mỗi người đưa ra những cách khu biệt khác nhau nhưng dễ dàng nhận thấy các định nghĩa thường xoay quanh các bình diện chính: dung lượng, cốt truyện, nhân vật, chi tiết, ngôn ngữ, tình huống…để khái quát thành đặc trưng. Cũng từ các định nghĩa trên ta thấy truyện ngắn là một khái niệm mang tính tương đối. Mỗi truyện ngắn thực chất là một câu chuyện. Câu chuyện đó được kể dựa theo cốt truyện thông qua những tình huống và xung đột của nhân vật và được gói trong những chi tiết nghệ thuật. Truyện ngắn trước hết phải súc tích, người viết không được kể dài dòng. Các chi tiết phải hết sức tinh lọc, gây ám ảnh với người đọc, tạo nên ấn tượng mạnh mẽ và những liên tưởng. Dung lượng và cốt truyện tập trung một vài biến cố, trong một khoảng thời gian nhất định. Nhân vật thường được làm sáng tỏ thể hiện một trạng thái tâm thế con người thời đại. Chi tiết đóng vai trò quan trọng mang tính biểu tượng. Truyện ngắn có khả năng miêu tả sinh động cuộc sống, những buồn vui và khát vọng của con người. Khác với tiểu thuyết là thể loại chiếm lĩnh đời sống trong tính quá trình, thì truyện ngắn thường hướng tới việc khắc họa một hiện tượng, phát hiện một nét bản chất trong quan hệ nhân sinh hay đời sống tâm hồn con người. 13 1.2. Đặc điểm của thể loại truyện ngắn 1.2.1. Truyện ngắn có khả năng cô đúc, hàm chứa Một trong những đặc điểm cơ bản và quan trọng nhất của truyện ngắn là sự cô đúc, hàm chứa. Đặc điểm này cho biết, dung lượng truyện ngắn “ngắn” nhưng sức chứa của nó vô cùng. Hay nói cách khác “lời chật, ý rộng”, “lời đã hết mà ý khôn cùng”. Nhận xét về sự ngắn gọn của thể loại truyện ngắn, nhà nghiên cứu Trần Thanh Địch nhận xét: “ngắn ở đây có nghĩa tinh tế gần cùng với nội dung hay. Với truyện ngắn đã dài là dễ dở” [16, tr.2]. Nhà văn Sê khốp thì cho rằng: Nghệ thuật truyện ngắn là nghệ thuật cắt tỉa, tước bỏ những gì không cần thiết. Còn với nhà văn, nhà nghiên cứu Nguyên Ngọc, ông giải thích cái ngắn gọn trong truyện ngắn như sau: “Sở dĩ truyện ngắn ngắn, sở dĩ người ta có thể viết ngắn là vì người ta đã biết quá nhiều. Quá nhiều đến mức có thể tước bỏ tất cả những gì phù phiếm, không cốt lõi, không quan trọng. Phải có rất nhiều nguyên liệu thì mới có thể chưng cất, chứ không phải là nguyên liệu thô” [46, tr. 14]. Như vậy, cả ba ý kiến nhận xét trên đều thống nhất ở quan điểm cho rằng: đã là truyện ngắn thì không không được phép dài dòng, rườm rà, không được có những chi tiết thừa. Truyện ngắn thì phải “ngắn” và “tinh”. Tuy số lượng câu chữ có hạn nhưng truyện ngắn lại có sức chứa, sức mở lớn, đây là một đặc điểm được xem như là thế mạnh của thể loại này so với tiểu thuyết. Đặc trưng khu biệt ấy chính là sự tinh lọc, nén gọn, khi mà tác giả tập trung khắc họa một sự kiện nhỏ, một thời điểm hoặc một khoảnh khắc ngắn. Trong khi một cuốn tiểu thuyết thường phải diễn tả nhiều sự kiện, nhiều thời điểm khác nhau, số lượng nhân vật, tình tiết thường đông đảo, thì một truyện ngắn lại có xu hướng giản lược những yếu tố ấy. Uxaroyan khẳng định: “Truyện ngắn đó là một cái gì không cùng…Đó thật là một cái gì khơi mãi không hết” [45, tr.97]. Đồng quan điểm với Uxaroyan, T.Man cũng nhận 14 xét: “Cái nhỏ bé ngắn gọn cũng có sức chứa nội tại lớn lao, cũng có thể bao quát được toàn bộ đời sống, có thể đạt được kích thước anh hùng ca” [45, tr.81]. Còn nhà phê bình văn học Ch.Baroche trong một bài viết điểm lại tình hình truyện ngắn nước Pháp đã đề ra tiêu chuẩn: “Truyện ngắn không chấp nhận trò nửa vời…Mấy trang sách mỏng này nhưng lại có trọng lượng…Cái lớn lao được chứa đựng trong cái nhỏ bé” [63, tr.103]. Dung lượng truyện ngắn cũng được bàn đến trong cuộc trao đổi về truyện ngắn năm 1992 trên báo Văn nghệ, nhà văn Nguyên Ngọc nhấn mạnh: “Dung lượng truyện ngắn hiện nay rất lớn, trong độ ba trang mấy nghìn chữ mà rõ mặt cuộc đời, một kiếp người, một thời đại…Các truyện bây giờ rất nặng, dung lượng của nó là dung lượng của cả một cuốn tiểu thuyết bởi vì cái đặc sắc của thể loại buộc nó phải dồn nén lại, cho đến sắc lịm, nhọn hoắt. Như vậy dung lượng hay chất lượng nghệ thuật của truyện ngắn bình đẳng với tiểu thuyết” [43, tr.3]. Điều đó có nghĩa là, truyện ngắn dĩ nhiên phải ngắn, nhưng không hề là sự rút gọn một truyện dài, mà thực sự như một bài thơ Haiku gói mình trong một cái áo chật hẹp của hình thức nhưng luôn chứa đựng sức khai phóng tiềm tàng. Đặc điểm cô đúc, hàm chứa đã khiến cho truyện ngắn có tầm vóc của một tiểu thuyết chẳng hạn những truyện ngắn: Tướng về hưu, Phiên chợ Giát, Khách ở quê ra, Bước qua lời nguyền… cho ta cảm giác về những tiểu thuyết thu nhỏ, những “đoản thiên tiểu thuyết”. Không phải ngẫu nhiên mà truyện ngắn lên ngôi, trở thành mũi nhọn của văn xuôi hiện nay. Sự hàm súc, cô đọng, sự khái quát theo chiều sâu số phận và nội tâm con người, tính tập trung của chủ đề và triết lý, những gợi mở, đối thoại…tạo cho truyện ngắn một chất lượng mới vượt ra ngoài cái khung chật hẹp của thể loại. 1.2.2. Truyện ngắn có khả năng phản ánh nhanh, kịp thời đời sống xã hội Với hình thức nén gọn của mình, truyện ngắn có thể uyển chuyển thâm nhập vào mọi ngõ ngách của đời sống xã hội và phản ánh kịp thời nhịp đời
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan