Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Nghệ thuật thể hiện tình cảm trong từ tống...

Tài liệu Nghệ thuật thể hiện tình cảm trong từ tống

.PDF
166
112
78

Mô tả:

NGHỆ THUẬ LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐỀ TÀI: “NGHỆ THUẬT THỂ HIỆN TÌNH CẢM TRONG TỪ TỐNG” TRONG TỪ TỐNG LƯƠNG THỊ CẨM NHỤY LỚP: DH8C1 LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NGÀNH NGỮ VĂN NGHỆ THUẬT THỂ HIỆN TÌNH CẢM TRONG TỪ TỐNG GVHD: Ths Phùng Hoài Ngọc Long Xuyên, 5/ 2011 LỜI CÁM ƠN Em xin chân thành cám ơn Ban giám hiệu Trường Đại Học An Giang, Khoa Sư Phạm, thầy cô bộ môn Ngữ văn, thư viện trường đã tạo mọi điều kiện cho em hoàn thành luận văn. Đặc biệt, em cám ơn thầy Phùng Hoài Ngọc đã nhiệt tình giúp đỡ em trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thành đề tài này. Bên cạnh đó là sự động viên giúp đỡ rất lớn về tinh thần của các bạn, em xin gửi tới họ lời cám ơn chân thành nhất. Một lần nữa em xin chân thành cám ơn tất cả. An Giang tháng 05/ 2011 Lương Thị Cẩm Nhụy MỤC LỤC —- & —- Mở đầu Trang 1. Lý do chọn đề tài ——————————————————————– 1 2. Lịch sử nghiên cứu——————————————————————– 1 3. Mục đích nghiên cứu—————————————————————— 3 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu————————————————— —3 4.1. Đối tượng———————————————————————— 3 4.2. Phạm vi————————————————————————– 3 5. Nhiệm vụ nghiên cứu————————————————————— —4 6. Đóng góp của đề tài—————————————————————— 4 7. Phương pháp nghiên cứu————————————————————– 4 8. Cấu trúc của khóa luận—————————————————————5 Nội dung Chương I: Khái quát về nhà Tống và lịch sử thể loại từ: 1. Bối cảnh nhà Tống——————————————————————— 6 2. Lịch sử thể loại từ——————————————————————– 10 2.1. Nguồn gốc thể loại từ————————————————————11 2.2. Sáng tác từ đời Tống————————————————————11 2.2.1. Sáng tác từ trong thời kì đầu Bắc Tống ———————————— —- 12 2.2.2. Sáng tác từ vào giữa đời Bắc Tống——————————————– 13 2.2.3. Sáng tác từ cuối đời Bắc Tống———————————————— - 14 2.2.4. Sáng tác từ giai đoạn đầu Nam Tống————————————— — 15 2.2.5. Sáng tác từ trong giai đoạn giữa đời Nam Tống————————— —– 16 2.2.6. Sáng tác từ cuối đời Nam Tống——————————————— — 16 Chương II: Nghệ thuật thể hiện tình cảm trong từ Tống 1. Thú vui ngoạn cảnh—————————————————————— 17 1.1. Ngoạn cảnh trong hiện tại——————————————————– 17 1.2. Ngoạn cảnh trong kí ức———————————————————24 2. Tình ái trong từ Tống—————————————————————28 2.1. Tình ái trong nỗi chia ly và cô đơn——————————————— — 28 2.2. Hạnh phúc trong tình ái———————————————————38 2.3. Tình phu thê——————————————————————— 40 3. Tình cảm khi xa quê—————————————————————— 42 4. Tình yêu quê hương đất nước——————————————————— 50 5. Thú vui điền viên——————————————————————— 61 Kết luận 1. Thể từ sau đời Tống đến cận đại—————————————————— 64 2.Thể từ ở Việt Nam——————————————————————- 66 2.1. Ảnh hưởng của từ Tống đến Việt Nam——————————————- 66 2.2. Vai trò của từ bên cạnh thi ca—————————————————- 70 Thư mục tham khảo Phụ lục MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Nhà thơ, nhà phê bình văn học Chế Lan Viên viết “mỗi đất nước có một cách biểu hiện sắc thái của mình. Có nơi tiếng nói chính là thơ, có nơi lại là tiểu thuyết, có nơi khác lại là âm nhạc, nhưng có nơi, ngôn ngữ lại là sự lặng im của các pho tượng, điêu khắc, đền đài. Mỗi thời đại cũng khác nhau về cách biểu hiện. Ở Trung Quốc thời Hán phát biểu bằng phú, đời Đường diễn tả bằng thơ, đời Nguyên là các vở tuồng, còn đời Minh, đời Thanh lại qua các nhân vật của tiểu thuyết, ở đời Tống tiếng nói chính là Từ”. Các nhà nghiên cứu cổ đã khoa trương lên và nói “đó là một hiện tượng của trời đất” thì hơi quá, nhưng đúng nó là một hiện tượng lớn của văn học Trung Quốc, không biết nó, ta sẽ bớt hiểu đời Tống, bớt hiểu từ. Cố nhiên không biết nó, ta cũng bớt hiểu nhiều điều khác, trong đó có tâm hồn ta nữa. Tuy không có tiếng vang lớn như thơ Đường song từ Tống đã để lại một dấu ấn không phai trong nền văn chương cổ Trung Quốc. Là đỉnh cao và là ánh sáng chói lọi thời nhà Tống, đồng thời có sức ảnh hưởng đến hậu thế, Từ Tống có thể xem là thơ tình thời đó. Từ rất đa dạng về đề tài, nội dung phong phú, nó nói lên những điều không thể nói. Như Xuân Diệu viết “Dường như đến một mức nào đó thì thơ cũng không đủ để diễn tả nữa…”, rồi “…có một mảng tinh vi hơn trong tâm hồn mà dường như với thể loại từ thì người ta có thể tiếp cận được nhiều hơn”. Thể loại thơ vẫn còn nặng diễn đạt ý và tình, trong khi đó thể loại từ thì thiên về diễn đạt tình cảm và cảm xúc . Ngôn ngữ từ Tống tự nhiên, uyển chuyển, nhịp điệu và âm thanh là ngôn ngoại, nói thêm nhiều điều ý nghĩa ngoài cái nghĩa lời văn. Từ Tống đã tồn tại khá dài từ thời cực thịnh (nhà Tống) đến các triều đại sau này cũng sáng tác từ. Tuy nhiên vẫn không đạt đến đỉnh cao như đời Tống. Thời Tống đã để lại nhiều nhà sáng tác từ lưu danh đến ngày hôm nay như Tô Thức, Lục Du, Liễu Vĩnh, Tân Khí Tật, và nữ từ nhân Lý Thanh Chiếu….Tuy sức ảnh hưởng của nó đối với thơ ca Việt Nam không thể sánh với sức ảnh hưởng của thơ Đường, nhưng cũng có khá nhiều nhà nghiên cứu phê bình ở Việt Nam và thế giới ra sức khám phá và tìm hiểu. Song người viết chưa thấy công trình nghiên cứu nào tìm hiểu về nghệ thuật thể hiện tình cảm trong từ Tống. Do đó, người viết thấy việc tìm hiểu nghệ thuật thể hiện tình cảm trong từ Tống là rất cần thiết. Nó đáp ứng được nhu cầu hiểu sâu sắc tác phẩm từ Tống và nhằm bổ sung thêm kiến thức về thể loại từ nói riêng và thơ ca văn học Trung Quốc nói chung. Đồng thời thấy được những ảnh hưởng của thể loại từ đối với nền văn học Việt Nam. 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề Thời gian sẽ loại bỏ những gì không có giá trị và cùng với nó là con nguời sẽ quên đi. Khi thể loại từ xuất hiện và hưng thịnh cho đến nay đã hơn mười thế kỉ nhưng những người yêu thích văn thơ vẫn còn nhớ mãi. Đi cùng với sự trường tồn của từ Tống có rất nhiều công trình nghiên cứu, phê bình ở nhiều góc độ và khía cạnh khác nhau. Nghiên cứu Từ Tống trong lịch trình phát triển của nó có quyển “Lịch sử văn học Trung Quốc” tập 2, tác giả đã đề cập đến thể loại từ qua các thời đại trước và sau thời Tống. Nhóm dịch Lê Huy Hiệu, Lương Duy Thứ, Ngô Hoàng Mai, Nguyễn Trung Hiền, Lê Đức Niệm, Trần Thanh Liêm. Tác giả đã cho thấy được văn học đời Tống, đời Nguyên, đời Minh, đời Thanh. Trong đời Tống tác giả đề cập đến thành tựu nổi bật của thời này đó là Từ đồng thời nêu lên các nhà sáng tác từ thời này như Âu Dương Tu, Vương An Thạch, Vương Lệnh, Liễu Vĩnh và các nhà làm từ khác. Tác giả đi sâu vào sự nghiệp sáng tác thơ và từ của Tô Thức. Trong lịch sử của Trung Quốc, Tô Thức có một địa vị đặc biệt, Lưu Thần Ông nói “Từ đến Đông Pha thì đã lỗi lạc lắm rồi, như thơ như văn như các kì quan trong trời đất” (tựa cho từ Tân Giá Hiên), văn học cuối Bắc Tống có các nhà sáng tác từ như Hoàng Đình Kiên, Hạ Chú và Chu Bang Nhạn…đến văn học Nam Tống thời kì đầu có nữ từ nhân Lý Thanh Chiếu. Ông đã tuyển chọn một số bài từ của nữ từ nhân này, bên cạnh đó còn có Lục Du, Tân Khí Tật….Văn học cuối Nam Tống có các từ nhân như Khương Quỳ, Ngô Văn Anh và các nhà làm từ khác. Trong quyển “Từ Tống” do Khổng Đức Đinh Tấn Dung biên soạn, tác giả có nói đến nguồn gốc của từ, thể chế của từ, bên cạnh đó còn đề cập tên và ý nghĩa của từ điệu. Đồng thời ông còn tuyển chọn một số từ nhân qua các thời đại như thời Ngũ Đại, thời Bắc Tống và thời Nam Tống và phân tích về một số bài từ đặc sắc. Quyển “Thơ Đường – Từ Tống” với một số tác phẩm triều đại khác của Lý Phúc Điền, tác giả đã tuyển chọn một số bài thơ Đường và từ Tống qua các thời kỳ. Quyển “Khái yếu lịch sử văn học Trung Quốc” (tập 1 người dịch Bùi Hữu Hồng, tập thể 74 tác giả biên soạn, Nhà xuất bản Thế giới) cũng nghiên cứu từ Tống trong lịch trình phát triển của nó. Trong quyển sách các tác giả giới thiệu đôi nét về văn học Trung Quốc về tình hình phát triển đặc trưng cơ bản và sự giao lưu giữa văn học Trung Quốc và văn học nước ngoài. Đồng thời tác giả còn cho người đọc thấy được những thành tựu nổi bật qua các triều đại văn học từ thời Tiên Tần đến đời Kim. Trong quyển giáo trình văn học Trung Quốc của thạc sĩ Phùng Hoài Ngọc cũng có đề cập những thành tựu nổi bật của văn học Trung Quốc, trong đó có văn học đời Tống với thể loại tiêu biểu là từ. Nghiên cứu ở phương diện lí luận phê bình văn học có quyển “Thơ văn cổ Trung Hoa mảnh đất quen mà lạ” của Nguyễn Khắc Phi, tác giả nêu lên vấn đề giúp chúng ta hiểu thêm thơ, từ và lí luận phê bình văn học Trung Quốc trong đó có từ đời Tống. Tác giả chọn một số bài thơ, từ Đường và đời Tống như Ức giang nam, Hoa phi hoa, Dương liễu chi của Bạch Cư Dị, Lãng đào sa của Lưu Vũ Tích, Bồ tát mancủa Lý Dục, Thái tang tử của Âu Dương Tu, Thanh bình lạc của Hoàng Đình Kiên,Vũ lăng xuân của Lý Thanh Chiếu. Tác giả cho rằng số đông nhà làm Từ Trung Quốc từ Ôn Đình Quân, Vi Trang thuộc phái Trong hoa đời Đường – Ngũ Đại đến Chu Bang Ngạn, Lý Thanh Chiếu thuộc phái Cách luật, phái uyển ước thời Bắc Tống đều qúa chú trọng đến việc trau chuốt kĩ xảo, chỉ dùng từ thể hiện những vấn đề thuộc phạm vi sinh hoạt cá nhân, do đó về nội dung tư tưởng, giá trị hiện thực rất hạn chế. Phái từ Hào phóng Bắc Tống tiêu biểu là Tô Thức và những nhà thơ yêu nước Nam Tống như Tân Khí Tật đã mở rộng đề tài của từ làm cho từ tiếp xúc với đời sống xã hội rộng lớn, có khả năng biểu hiện tư tưởng, tình cảm, cá tính của tác giả rõ rệt hơn. Quyển “Văn học Trung Quốc hiện đại” của Nguyễn Hiến Lê, trong sách tác giả phân tích năm trào lưu văn học, giới thiệu được khoảng 50 nhà văn và hơn 100 tác phẩm trong hơn nửa thế kỉ của sinh hoạt văn học Trung Quốc. Đây là công trình biên khảo bổ ích cho việc tìm hiểu một giai đoạn cực kì sôi động và cực kì phong phú về một nền văn học có nhiều nét tương đồng với nền văn học Việt Nam. Đồng thời tác giả cũng cho thấy được những cải cách và biến động của văn học Trung Quốc từ năm (1898 – 1960). Tác giả cũng đề cập đến thể loại từ. Từ cũng không có cải cách nào cả, vẫn theo thể cũ. Những từ gia có tên tuổi như Vương Bằng Vận, Chu Tổ Mưu, Triệu Hi, Vương Quốc Duy- ông không thành công lắm về từ nhưng lưu lại được một cuốn phê bình có giá trị “Nhân gian từ thoại”. Ông cho rằng tả được đúng cảnh vật và đúng cả tình cảm nữa thì (thơ, từ) mới gọi là có cảnh giới không thì gọi là không có cảnh giới. Trong quyển “Từ Tống” do Nguyễn Xuân Tảo dịch, Lời đề tựa của nhà thơ Chế Lan Viên đã khái quát lên lịch sử nhà Tống, đồng thời ông cũng cho biết từ khởi nguồn từ đâu. Mọi người đều khâm phục bài từ ngắn của nhà thơ Đới Thúc Luân “Cỏ biên tái / cỏ biên tái / cỏ biên tái khiến người lính già”. Tác giả nói đến các nhà làm từ nổi tiếng qua các thời kì như Âu Dương Tu, Lý Thanh Chiếu, Liễu Vĩnh, Tô Đông Pha…. sách đã chọn lọc và giới thiệu các nhà sáng tác từ xuyên suốt thời Tống với 39 tác giả và 124 bài từ gồm phần phiên âm, dịch nghĩa và dịch thơ, cho người đọc thấy được những sáng tác từ phong phú với nhiều đề tài và nội dung đa dạng. Ngoài ra còn có một số công trình, tạp chí nghiên cứu về từ Tống ở nhiều phương diện. Nhìn chung đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về Tống từ ở nhiều phương diện khác nhau: nghiên cứu từ Tống trong lịch trình phát triển của nó, nghiên cứu nó ở phương diện lý luận phê bình văn học,…. Song vẫn chưa có công trình nào nghiên cứu từ Tống một cách riêng biệt mà chỉ nghiên cứu nó cùng với các thể loại khác trong sự phát triển chung của văn học Trung Quốc. Các công trình nghiên cứu đã cho người đọc biết được sự phát triển của thể loại từ từ hình thành đến hưng thịnh và suy vong, tên các điệu từ, bài từ nổi tiếng của các nhà sáng tác từ qua các thời đại,…giúp người đọc bước đầu làm quen và tiếp cận với thể loại từ, là cơ sở cho những công trình nghiên cứu về từ Tống trong tương lai. 3. Mục đích nghiên cứu Đối với nền văn học Việt Nam, mọi người không thể phủ nhận được sức ảnh hưởng to lớn của văn học Trung Quốc vào nước ta. Trong những luồng ảnh hưởng đó không thể không kể đến từ Tống, với một thể loại tự do, phóng khoáng đã được thấy trong nhiều sáng tác ở Việt Nam. Thực hiện đề tài này, người viết muốn tìm hiểu và giới thiệu nghệ thuật thể hiện tình cảm trong từ Tống. Qua đó, đề tài còn giúp người viết hiểu sâu sắc hơn những giá trị của từ Tống, cũng như ảnh hưởng của từ đến Việt Nam. Trong điều kiện đời sống văn hoá ngày càng nâng cao như ngày nay, nhu cầu tìm về những gì xa xưa để thưởng thức nghiên cứu học tập văn học cổ ngày càng nhiều. Cho nên mục đích của người nghiên cứu là tìm hiểu những giá trị biểu đạt, tìm hiểu những cái hay cái đẹp về quan niệm, về cách xử thế, về thái độ đối với xã hội, về cái nhìn trong tư tưởng của từ nhân đời Tống. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1 Đối tượng nghiên cứu Là Tống từ, người viết còn khảo sát thêm một số tuyển tập từ Tống khác để đối chiếu và bổ sung, nghiên cứu một số tạp chí và một số tác phẩm khác có liên quan đến đề tài. Từ đó giúp người viết làm sáng tỏ các vấn đề cần trình bày. Tìm hiểu đề tài “Nghệ thuật thể hiện tình cảm trong từ Tống” trên cơ sở khảo sát lựa chọn và phân loại, đối tượng nghiên cứu là phân tích tìm hiểu những giá trị biểu đạt của nghệ thuật thể hiện tình cảm, về tình yêu thiên nhiên, về cách xử thế, về thái độ đối với xã hội,….. Với việc tiếp cận là thi pháp để tìm hiểu đối tượng, sẽ cho chúng ta thấy được những tình cảm chung như: tình yêu thiên nhiên, tình yêu quê hương đất nước của các từ nhân, chí hướng muốn cống hiến sức lực của các từ nhân để phục vụ đất nước. Bên cạnh đó còn có tình yêu nam nữ, phu thê. Tìm hiểu các bài từ từ phương diện nghệ thuật thể hiện tình cảm sẽ thấy được nội dung của bài. 4.2. Phạm vi nghiên cứu Luận văn chủ yếu đi sâu nghiên cứu, tìm hiểu, phân tích các bài từ nhằm làm nổi bật nghệ thuật thể hiện tình cảm trong từ Tống qua quyển Tống Từ của Nguyễn Xuân Tảo (dịch), Chế Lan Viên (giới thiệu). 5. Nhiệm vụ nghiên cứu Từ mục đích, đối tượng của đề tài mà người viết tiến hành xác định nhiệm vụ nghiên cứu đó là: Chọn lựa, tập hợp những bài tiêu biểu lại nghiên cứu trong một hệ thống hướng đến đề tài. Tìm hiểu nghiên cứu lý thuyết bằng cách đọc các tài liệu nghiên cứu có liên quan đến bài viết. Qua đó, người viết đánh giá kết quả đạt được, rút ra kết luận. Từ đó thấy được ảnh hưởng của từ Tống nói chung và những bài từ viết về tình cảm nói riêng đến nền văn học Việt Nam. 6. Đóng góp của đề tài Nghiên cứu “Nghệ thuật thể hiện tình cảm” là người viết mở ra một cái nhìn toàn diện, hệ thống, sâu sắc, và khoa học về nội dung, hình thức nghệ thuật của từ Tống nói chung và những bài từ thuộc về đối tượng đề tài nói riêng. Về mặt thực tiễn đề tài giúp cho chúng ta lý giải, phân tích các bài từ một cách khách quan, chính xác, tránh sự áp đặt một cách chủ quan. Giúp chúng ta hiểu hơn về thời cuộc và các từ nhân qua các sáng tác của họ. Những kết quả nghiên cứu có thể ứng dụng vào việc học học phần văn học Trung Quốc trong các trường Đại học, Cao đẳng. Đối với cá nhân người viết, đề tài bổ sung thêm một số kiến thức về từ Tống, về tư duy nghệ thuật của người Trung Quốc cách đây hơn mười thế kỉ. 7. Phương pháp nghiên cứu Để triển khai đề tài người viết đã sử dụng những phương pháp như: Phương pháp thống kê, phân loại; phương pháp phân tích so sánh; phương pháp tổng hợp khái quát; phương pháp tiếp cận trên tinh thần thi pháp học, và một số phương pháp hỗ trợ khác. Nhưng chủ yếu là các phương pháp sau: Phương pháp thống kê phân loại: Với phương pháp này người viết tiến hành thống kê 2 tuyển tập Từ Tống được lựa chọn để khảo sát. Đó là: Tống từ Nguyễn Xuân Tảo dịch (Chế Lan Viên giới thiệu), Thơ Đường – Từ Tống của Nguyễn Phúc Điền. Tiếp theo, người viết thực hiện thao tác phân loại dựa trên tiêu chí nội dung biểu hiện để lựa chọn những bài viết phù hợp với đề tài, sự phân loại này là định hướng của bài viết. Phương pháp phân tích so sánh: Khảo sát các sách được lựa chọn để tham khảo về vấn đề tiếp cận với từ Tống, phân tích các tài liệu lý thuyết này, so sánh chúng với nhau để tìm ra một hướng tiếp cận cụ thể. Phương pháp này còn được tiến hành trên các bài từ đã được thống kê. Phân tích và đối chiếu các bài từ đó. Phương pháp tổng hợp khái quát: Đây là bước cuối cùng, tổng hợp các tài liệu đã được phân tích, tìm hiểu tổng hợp nội dung cơ bản của 124 bài và chọn ra 100 bài tiêu biểu nhất, cụ thể nhất làm cơ sở định hướng cho toàn bài viết của mình. Muốn nghiên cứu nắm vững văn học nhà Tống, chủ yếu là thể loại từ chúng ta cần phải xem xét quá trình hình thành nhà Tống và đặc điểm đất nước, văn hóa, kinh tế xã hội, triết học, khoa học cùng các lĩnh vực khác góp phần vào sự phát triển của văn học nói chung và từ nói riêng. 8 Cấu trúc của luận văn Luận văn gồm có ba phần, Phần mở đầu và Phần kết luận, Phần nội dung gồm có: Phần mở đầu Phần nội dung Chương I: Khái quát về nhà Tống và lịch sử thể loại từ 1 Bối cảnh nhà Tống 2 Lịch sử thể loại từ 2.1 Nguồn gốc thể loại từ 2.2 Sáng tác từ đời Tống 2.2.1 Sáng tác từ thời kì đầu Bắc Tống 2.2.2 Sáng tác từ giữa đời Bắc Tống 2.2.3 Sáng tác từ cuối đời Bắc Tống 2.2.4 Sáng tác từ giai đoạn đầu Nam Tống 2.2.5 Sáng tác từ trong giai đoạn giữa đời Nam Tống 2.2.6 Sáng tác từ cuối đời Nam Tống Chương II: Nghệ thuật thể hiện tình cảm trong từ Tống 1.Thú vui ngoạn cảnh 1.1 Ngoạn cảnh trong hiện tại 1.2 Ngoạn cảnh trong kí ức 2. Tình ái trong từ Tống 2.1 Tình ái trong nỗi chia ly và cô đơn 2.2 Hạnh phúc trong tình ái 2.3 Tình phu thê 3. Tình cảm khi xa quê 4. Tình yêu quê hương đất nước 5. Thú vui điền viên Phần kết luận PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG I: KHÁI QUÁT VỀ NHÀ TỐNG VÀ LỊCH SỬ THỂ LOẠI TỪ 1 Bối cảnh nhà Tống Tiếp nối nhà Đường, xã hội phong kiến Trung Quốc bước vào một triều đại mới – nhà Tống (960- 1279). Nhà Tống được chia làm hai thời kì đó là Bắc Tống (9601127) thủ đô ở Khai Phong phía Bắc và triều đình kiểm soát toàn bộ Trung Hoa và Nam Tống (1127- 1279) trải qua tám đời vua thay nhau trị vị đất nước, Nam Tống là chỉ khoảng thời gian khi nhà Tống đã mất quyền kiểm soát phía Bắc vào tay quân Kim. Triều đình nhà Tống lui về phía nam sông Dương Tử và lập kinh đô ở Hàng Châu. Là một triều đại tuy không phát triển bằng thời kì trước, song nhà Tống cũng góp phần tạo nên những dấu ấn riêng trong một khu vườn muôn màu của xã hội phong kiến Trung Quốc. Trong vòng mười ba năm từ khi quân Liêu rút quân về Bắc (947- 960), ở thị trấn Biện Lương (sau đổi ra Khai Phong phủ) đã thay đổi hai triều đại là Hậu Hán và Hậu Chu. Năm 960, một đại thần của Hậu Chu là Triệu Khuông Dẫn cướp ngôi của Hậu Chu lập nên nhà Tống, được gọi là Tống Thái Tổ. Lịch sử gọi nhà Tống thời kì này là Bắc Tống. Trong khoảng mười năm, Bắc Tống lần lượt tiêu diệt các thế lực cát cứ như Kinh Nam, Thục, Nam Hán, Nam Đường, Ngô Việt, Bắc Hán, đại bộ phận đất đai của Trung Quốc đã được thống nhất (trừ địa bàn còn bị nước Liêu chiếm). Năm 963 ông xuất quân đánh Kinh Nam, thừa thế diệt luôn Vũ Bình. Năm sau, ông sai một viên tướng đánh Hậu Thục thắng rồi chuyển quân đánh Bắc Hán, nhưng Bắc Hán được nước Liêu (tức Khiết Đan) giúp sức, rút quân về đưa xuống miền Nam chiếm Nam Hán. Vua Nam Đường thấy vậy sợ, xin hàng. Rồi Nam Hải cũng xin nộp cống, Ngô Việt xin thần phục. Như vậy cả miền Nam vào tay ông chỉ còn Bắc Hán đến đời sau (Thái Tông) mới dẹp được năm 979. Trị vị đất nước được 16 năm, Tống Thái Tông đã triều ngôi lại cho Thái Tông tức Triệu Khuông Nghĩa (hay Triệu Quang Nghĩa) năm (976- 997). Năm 979 và 986 hai lần Bắc Tống tập trung lực lượng đánh Liêu để thống nhất đất nước thu hồi lại đất đai nhưng đều bị thất bại. Sau thất bại đó quân Khiết Đan tấn công vào miền Bắc Trung Quốc. Khi Tống Thái Tông băng hà, con là Chân tức Triệu Hằng lên nối ngôi (997 – 1022), sau đó đến đời vua Nhân Tông (con của Chân Tông) nghèo đói đến nổi vua phải tiết kiệm từng chút. Bỏ hẳn đi cái lệ “quân vương không mặc áo giặt bao giờ” Năm 1003 vua Khiết Đan cùng với mẹ là Tiêu Thái Hậu mang đại quân đánh Bắc Tống. Triều đình Bắc Tống hoảng sợ chủ trương dờ đô xuống Kim Lăng (Nam Kinh), người đề nghị chạy sang Thành Đô. Riêng chỉ có tể tướng Khâu Chuẩn kiên quyết chủ chiến. Hai bên đánh nhau ở Đàm Châu, thống soái của Khiết Đan bị tử trận. Quân Khiết Đan tự rút lui đó là chiến thắng duy nhất trong lịch sự Bắc Tống. Năm 1004 hai bên đi đến giảng hòa với điều kiện Tống mỗi năm sẽ nộp cho Khiết Đan mười vạn lạng bạc và hai mươi vạn tấm lụa. Tiếp theo đó Bắc Tống phải đối phó với Tây Hạ. Tây Hạ đã mở những cuộc tấn công qui mô lớn vào Bắc Tống là quân Tống bị tổn thất nặng nề. Tuy đã giành được thắng lợi trong các cuộc tấn công chiến tranh đã cắt đứt những quan hệ kinh tế giữa Tây Hạ và Bắc Tống gây khó khăn cho Tây Hạ. Năm 1044, Tây Hạ chủ động giảng hòa và hai bên kí hoà ước. Tây Hạ xưng “thần”với Bắc Tống, nhưng Bắc Tống mỗi năm phải nộp cho Tây Hạ bảy vạn lạng bạc, mười lăm vạn tấm lụa và ba vạn cân chè. Kể từ khi lập nước, Bắc Tống phải chinh chiến liên miên gần một thế kỉ. Chiến tranh không đem lại chiến lợi phẩm gì cả mà trái lại phải nộp cho Liêu và Tây Hạ rất nhiều tiền bạc và của cải làm tổn hao nặng nề người và của, tài chính ngày một cạn kiệt, mọi thứ đều do nhân dân gánh chịu, nhân dân phải đóng góp hết sức nặng nề. Điều đó làm cho nhân dân nổi dậy khởi nghĩa khắp nơi như năm 993 cuộc khởi nghĩa do Vương Tiểu Ba lãnh đạo nổ ra ở Tứ Xuyên. Để cứu vãn tình hình đất nước Vương An Trạch dâng kiến nghị cải cách lên vua Tống. Tống Thần Tông đồng ý, cử Vương An Trạch làm tể tướng. Năm 1069 bắt đầu thực hiện cải cách. Ngoài ra Vương An Trạch còn chủ trương xâm lược Việt Nam, nhưng năm 1076 cuộc chiến tranh xâm lược này đã bị thất bại Vương An Trạch buộc phải từ chức, đến năm 1085 khi vua Tống Thần Tông chết thì những cải cách của ông bị bãi bỏ. Triết Tông lên nối ngôi chỉ mới 11 tuổi, Thái Hoàng Thái Hậu (vợ Anh Tông, bà nội của Triết Tông) thính chính. Bà là người tốt nhưng thủ cựu bỏ tân pháp, dùng Tư Mã Quang trong Cựu Đảng làm tể tưởng. Nhưng Cựu Đảng vẫn không cứu nguy được mà lại chia rẽ làm ba phe khuynh loát nhau, phe của Trình Di, phe của Tô Thức, phe của Lưu Chí. Năm 1093, Triết Tông trưởng thành, đích thân cầm quyền, vốn ghét Cựu Đảng lại dùng bọn Lữ Huệ Khanh, Chương Đôn… Triết Tông là người hiếu sắc mà bọn Lữ, Chương lại không lo việc nước, chỉ tìm cách diệt Cựu Đảng, mấy chục người tự tử để khỏi bị nhục. Đó là hiện tượng chưa từng thấy trong lịch sử. Năm 1099, Triết Tông mất, em là Huy Tông lên nối ngôi, Hoàng Thái Hậu thính chính. Bà là người tốt muốn dùng Cựu Đảng lại và muốn điều hòa cả hai đảng mà không được. Huy Tông là người có óc nghệ thuật viết chữ đẹp, đồng thời cũng rất dâm lạc, vẫn đi theo chính sách của Triết Tông. Đến đời Tống Huy Tông, triều đình Bắc Tống ngày càng thối nát nhà vua chỉ lo xây dựng vườn uyển và ăn chơi xa xỉ. Bọn địa chủ quan lại thừa cơ bóc lộc nhân dân một cách tàn bạo ở nhiều nơi nhân dân đã nổi dậy khởi nghĩa. Trong đó có khởi nghĩa Phương Lạp ở Chiết Giang năm 1120 chiếm được Hàng Châu và đại bộ phận tỉnh Chiết Giang và nhiều cuộc khởi nghĩa khác. Sang đầu thế kỉ XII, Bắc Tống lại đứng trước hiểm hoạ xâm lược của quân Kim. Ngay sau khi Kim lập quốc tấn công Liêu, vua Tống Huy Tông cho sứ giả đến thương lượng với Kim cùng liên hợp đánh Liêu. Hai bên thoả thuận sau khi tiêu diệt quân Liêu vùng đất đai phía nam Trường thành sẽ thuộc về Tống, còn Bắc Tống sẽ giao cho Kim ba mươi vạn tấm lụa và hai mươi vạn lạng bạc. Mùa đông 1125, Kim đem quân chia làm hai đường tiến xuống phía Nam đánh Tống. Khi quân Kim đến bờ Hoàng Hà quân Tống đốt cầu tháo chạy và tháng giêng 1126 đã bao vây Điện Kinh (Khai Phong). Vua Tống và nhiều quan lại trong triều đình chuẩn bị đầu hàng với điều kiện cống nộp cho Kim như vàng bạc, tơ lụa…Nhưng quần chúng nhân dân thì kiên quyết chống lại và sự đấu tranh của họ đã uy hiếp tinh thần quân Kim. Nhận thấy điều kiện tiêu diệt Bắc Tống chưa chín muồi, quân Kim tạm thời rút lui về phía Bắc. Mùa thu năm đó, quân Kim lại mang quân đánh Tống triều đình Tống ươn hèn. Tháng 11, quân Kim chiếm được Biện Kinh, Tống Khâm Tông phải thân hành sang danh trại quân Kim dâng biểu xin hàng, xưng “thần” và xin hiến một vùng đất rộng lớn ở phía Hoàng hà. Quân Kim đòi phải nộp mười triệu nén vàng, hai mươi triệu nén bạc, mười triệu tấm lụa, một nghìn năm trăm thiếu nữ nhưng nhà Tống không thể kiếm đủ các khoản đó để nộp cho Kim. Tháng 5 năm 1125 quân Kim bắt Thái Thượng Hoàng Huy Tông, Tống Khâm Tông cùng với Hoàng hậu cùng với cung phi, thái hậu, tôn thất, quan lại…và trên ba ngàn người đem về Bắc. Toàn bộ vàng bạc, lụa, sổ sách….ở Kinh Đô bị cướp sạch. Nhà Tống bị diệt vong. Vua Kim đưa Hán gian Trương Bang Xương lên làm hoàng đế, thành lập chính quyền tay sai gọi là Đại Sở. Quần thần và dân chúng không phục Trương Bang Xương, ông ta biết được thân phận khó làm bù nhìn nên mời bà phế hậu của Triết Tông (lúc đó đã về ở với cha mẹ nên không bị Kim bắt) ra dự bàn việc nước, rồi cùng tôn một thân vương lên ngôi ở Huy Đức (Hà Nam ngày nay) đó là khang vương Triệu Cấu – em của Khâm Tông, lấy hiệu là Cao Tông, lịch sử gọi là Nam Tống. Năm 1128 quân Kim tiến xuống phía Nam chiếm được một số nơi. Đến 1129 vua Cao Tông sợ hãi chạy dài xuống Hàng Châu (Chiết Giang). Tuy vậy vẫn sợ quân Kim đuổi theo, Cao Tông nhiều lần sai sứ đến cung đình vua Kim xin Kim mở lòng độ lượng tha thứ cho vua Nam Tống xin bỏ danh hiệu Hoàng đế và xin làm bề tôi thờ nước Kim. Năm 1130 quân Kim kéo quân về Bắc, cũng năm đó Kim phong cho Lưu Dư – một viên quan phản bội triều Tống làm hoàng đế ở vùng Hà Nam – Thiểm Tây, dựng lên chính quyền tay say gọi là Tề. Năm 1140, nguyên soái Ngột Truật của Kim lại kéo đại quân tấn công xuống miền Nam. Quân Tống do các tướng lĩnh yêu nước mà tiêu biểu là Nhạc Phi chỉ huy đã đánh bại quân Kim ở nhiều nơi, truy kích địch đến tận Hoàng Hà, thu hồi được nhiều vùng đất đai đã mất. Trong lúc đang có thời cơ giải phóng miền Bắc thì vua Tống Cao Tông vẫn thực hiện đường lối đầu hàng và hạ lệnh cho các tướng phải lui quân. Năm 1141 kí hoà ước với Kim đồng thời xưng thần với Kim phải cắt một số đất đai nhường cho Kim, mỗi năm phải nộp hai mươi lăm vạn lạng bạc và hai mươi lăm vạn tấm lụa cho Kim. Về phía Kim đồng ý trao hài cốt của vua Huy Tông và cho mẹ Huy Tông được trở về Nam. Hiếu Tông (1163- 1189), năm 1165 định lại hoà ước gọi vua Kim là chú, số tiền hằng năm phải nộp được giảm: bạc, lụa mỗi thứ năm mươi vạn chỉ còn hai mươi vạn, địa giới như cũ Năm 1208, đời Ninh Tông (1194- 1224), Tống thấy Kim có nổi loạn đem quân đánh, chẳng dè thua to, phải xin hoà và tăng số tiền hàng năm lên ba mươi vạn lượng bạc, ba mươi vạn tấm lụa. Ngay từ 1121 đã có một bạo động mà người cầm đầu là Tống Giang, căn cứ địa là Lương Sơn Bạc (ở Sơn Đông ngày nay), khẩu hiệu là “thế thiên hành đạo” chống lại triều đình, quan quân phải sợ và thanh thế rất lớn, khu vực rộng từ Sơn Đông tới Hà Bắc, dân chúng theo rất đông. Cuộc bạo động đó được nhân dân truyền khẩu cho nhau nghe, sau một nhà văn đời Minh Thị Nại Am chép lại trong bộ kiệt tác“Thủy Hử”. Do chiến tranh liên miên và triều đình Nam Tống nhu nhược, yếu hèn, cho nên trong suốt thời kì thống trị ở Nam Tống nông dân không ngừng nổi dậy khởi nghĩa kéo dài từ năm 1130 đến 1135. Trong khi Nam Tống đang ngày càng suy yếu kiệt quệ thì từ thế kỉ XIII, Mông Cổ lớn mạnh, không ngừng bành trướng xâm lược khắp lục địa Châu Á và Đông Âu. Năm 1258 Mông Ca và Hốt Tất Liệt mang đại quân tấn công Nam Tống. Năm 1274 Hốt Tất Liệt sai các tướng đem quân đi đánh Tống. Năm 1276 kinh đô Lâm An (Hàng Châu) của Nam Tống bị hạ, triều đình Nam Tống đầu hàng, nhưng một số quan lại yêu nước lập dòng dõi nhà Tống lên làm vua ở Phúc Châu (Phúc Kiến) và tiếp tục kháng chiến cho đến năm 1279 nhà Tống mới hoàn toàn bị tiêu diệt. Mặc dù thất bại trong việc diệt giặc ngoại xâm nhưng nhà Tống đã để lại những thành tựu một thời không thể phủ nhận ở các mặt như kinh tế, văn hóa, khoa học, … Trong khoa cử đời Tống, lúc đầu vẫn còn dùng kinh nghĩa, văn sách để chọn kẻ sĩ, sau bãi bỏ hẳn khoa cử, lấy những kẻ sĩ trong học xá ra làm quan, học xá dạy nhiều môn thực dụng, chuyên khoa, ai giỏi về khoa nào sẽ được bỏ dụng tuỳ khả năng. Nhờ chính sách phát ruộng cho dân nên dân được yên ổn làm ăn, công việc thủy lợi, đào kinh, đắp đê ở hạ lưu sông Dương Tử phát triển, người ta biết dùng giống lúa mới. Dưới thời nhà Tống, về công nghiệp có ba ngành phát triển nhất đó là nuôi tằm, dệt lụa, thuật in phát sinh, đáng kể nhất là đồ gốm, đồ sứ. Đồ sứ nổi danh khắp đời Tống và được thế giới biết đến, có nhiều lò ở khắp nơi. Các nhà chuyên môn, sành nhất về đồ sứ cho rằng không đồ sứ nào hơn được đồ sứ đời Tống. Về đồ sành người Tống ghi một tiến bộ hết sức quan trọng đó là việc họ tìm được nước men. Từ đời Thuấn người Trung Quốc đã biết nung đất để làm đồ dùng, đời Đường đồ đất nung có phần tinh luyện hơn, da mịn và không rịn nước. Sang đời Tống mới phát minh được nước men và vẽ được hình. Thương mại đời Tống cũng phát triển mạnh, sự đi lại buôn bán không còn hạn chế trong khu vực nhỏ hẹp của các tay quân phiệt phong kiến ngày trước mà được thông suốt toàn cõi. Nền kinh tế có tính chất quốc gia, một giai cấp thương nhân xuất hiện. Người ngoại quốc đều buôn bán ở các hương cảng Đông Nam Trung Quốc, nhiều thành thị lớn được thành lập dân số rất đông
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu xem nhiều nhất