Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Ngày 0381966, bác hồ đã có thư khen cbcs cảnh sát pccc hà nội, đó cũng là lời dạ...

Tài liệu Ngày 0381966, bác hồ đã có thư khen cbcs cảnh sát pccc hà nội, đó cũng là lời dạy của bác với lực lượng cảnh sát pccc, đồng chí hãy cho biết xuất xứ, nội dung bức thư đó trong 50 năm qua, lực lượng cản

.DOC
366
666
121

Mô tả:

Câu 1: Ngày 03/8/1966, Bác Hồ đã có thư khen CBCS Cảnh sát PCCC Hà Nội, đó cũng là lời dạy của Bác với lực lượng Cảnh sát PCCC, đồng chí hãy cho biết xuất xứ, nội dung bức thư đó? Trong 50 năm qua, lực lượng Cảnh sát PCCC thực hiện lời dạy của Bác như thế nào? Trả lời: I. Hoàn cảnh ra đời bức thư Hồ Chí Minh tặng CBCS Cảnh sát PCCC Hà Nội. Chủ tịch Hồ Chí Minh, vị lãnh tụ vĩ đại của Đảng và nhân dân ta, anh hùng giải phóng dân tộc, danh nhân văn hóa thế giới, là người Cha thân yêu của Công an nhân dân. Sinh thời, trên cương vị Chủ tịch nước, Bác Hồ đặc biệt quan tâm đặc biệt đối công tác phòng cháy, chữa cháy và lực lượng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy. Tư tưởng của Người mãi mãi là di sản quý báu, là ngọn đuốc soi đường, là kim chỉ nam cho mọi hoạt động và mục tiêu phấn đấu cho toàn lực lượng Cảnh sát PCCC. Cùng với phong trào cách mạng của cả dân tộc, năm 1945 một số anh em binh sỹ Sở Cứu hỏa Sài Gòn - Chợ Lớn đã bắt liên lạc với cán bộ cách mạng, đã tổ chức nhiều cuộc diễn thuyết tố cáo sự áp bức bóc lột của thực dân Pháp ở đồn điền cao su Phú Riềng, xưởng đóng tàu Ba Son, đồng thời thành lập tổ chức Thanh niên tiền phong và Việt Minh của Sở để tổ chức giành chính quyền cơ sở. Ngày 24/8/1945, Sở Chữa lửa Sài Gòn - Chợ Lớn là một trong 6 đơn vị treo cờ đỏ sao vàng đầu tiên của thành phố, cờ đỏ sao vàng đã phấp phới bay trên đỉnh tháp tập của Sở Chữa lửa Sài Gòn - Chợ Lớn. Tiếp đó, ngày 28/8/1945 anh em của Sở Chữa lửa Sài Gòn - Chợ Lớn đi trên xe chữa cháy tham gia diễu hành cùng hàng vạn người của thành phố. Sở đã giao 2 chiến sỹ chữa cháy bảo vệ lá cờ đỏ sao vàng và một trong hai chiến sỹ đã hy sinh dưới tháp tập đó là đồng chí Hạnh Bum do 1 thực dân Pháp bắn. Vào lúc 8h00 ngày 24/9/1945, chiến sỹ Sở chữa lửa được lệnh rút ra căn cứ, đến tối 24/9, lực lượng chúng ta đã tổ chức đánh vào Sở chữa lửa cướp xe chữa cháy rút về Gò Đen, Bến Lức, Long An, nhưng có 3 xe chữa cháy bị kẹt lại ở thành phố Sài Gòn - Chợ Lớn. Lực lượng, phương tiện này đã tham gia cuộc kháng chiến chống Pháp. Sau khi Hiệp định Giơ- ne- vơ về đình chỉ chiến sự ở Việt Nam được ký kết (20-7-1954), cách mạng Việt Nam bước sang một giai đoạn mới, giai đoạn cả nước tiến hành đồng thời hai nhiệm vụ chiến lược: cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc và cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền Nam, nhằm mục tiêu chung là hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ, thực hiện thống nhất nước nhà, đưa cả nước đi lên chủ nghĩa xã hội. Đây là thời kỳ cách mạng chuyển giai đoạn, nhiệm vụ đặt ra cho lực lượng Công an nhân dân rất nặng nề. Đó là phải giữ vững an ninh trật tự, phục vụ công tác tiếp quản ở các thành phố, thị xã mới giải phóng, hoàn thành cải cách ruộng đất; khôi phục kinh tế, tiến hành cải tạo xã hội chủ nghĩa, bước đầu phát triển kinh tế-văn hoá ở miền Bắc. 2 Hiệp định Giơ-ne-vơ là sự xác nhận trên phạm vi quốc tế sự thất bại hoàn toàn cuộc chiến tranh xâm lược của thực dân Pháp, công nhận độc lập, chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam. Ảnh tư liệu Tại miền Bắc, thất bại ở Điện Biên Phủ ngày 07/5/1954, thực dân Pháp có ý đồ di chuyển phương tiện, xe chữa cháy của Hà Nội rút vào Nam nhưng Tổ cồng đoàn do đồng chí lái xe Nguyễn Văn Dần (Đảng viên năm 1949, hoạt động bí mật) chỉ huy đã đấu tranh giữ toàn bộ phương tiện chữa cháy của Sở cho đến ngày giải phóng Thủ đô. Ở các địa phương, theo sự chỉ đạo của lãnh đạo Bộ Công an, lần lượt được thành lập lực lượng Cảnh sát PCCC thuộc các Ty Công an địa phương. Cán bộ chiến sỹ của đơn vị chữa cháy thuộc Sở Công an Hà Nội, Ty Công an Sài Gòn - Chợ Lớn được điều động đến các đơn vị Cảnh sát PCCC mới thảnh lập làm nòng cốt. Nhiều địa phương, hầu hết số binh sĩ, công nhân cứu hỏa đã tham gia kháng chiến, giành giật phương tiện khỏi tay thực dân Pháp. 3 8h sáng ngày 10/10/1954 Ảnh tư liệu. Ngày 10-10-1954, Thủ đô Hà Nội được giải phóng. Ngay sau đó, chính quyền nhân dân thành phổ được thiết lập và nhanh chóng đi vào hoạt động. Đồng thời với các nhiệm vụ bảo vệ an ninh, trật tự, ta đã tiếp quản Đội Cứu hỏa thuộc Xưởng Cổng chính, Sở Giao thông công chính Hà Nội. Đội có 8 người do đồng chí Nguyễn Thái Lang phụ trách. Ngày 11/10/1954, đoàn cán bộ thuộc Sở Liêm Phóng vào tiếp quản Đội Cứu hỏa Hà Nội. Trước yêu cầu của công tác phòng hoả, cứu hoả để bảo vệ Thủ đô mới giải phóng, tháng 12-1954, Bộ Công an thành lập Đại đội Cứu hỏa thuộc Ban Trị an Dân cảnh - Sở Công an Hà Nội gồm 60 cán bộ, chiến sĩ và 7 xe cứu hỏa do đồng chí Nguyễn Thái Lang giữ chức vụ Đại đội trưởng, đồng chí Lục Vân Giỏi giữ chức vụ Đại đội phó. Trong giai đoạn này công tác phòng cháy, chữa cháy được Đảng, Nhà nước quan tâm và đưa vào phong trào bảo vệ trị an và thể hiện rõ nhất với khẩu hiệu 3 phòng: “Phòng gian - Phòng hoả - Phòng tai nạn.” Ngày 1-1-1955, tại Quảng trường Ba Đình lịch sử, nhân dân Hà Nội tổ chức cuộc mít tinh trọng thể để chào mừng Chủ tịch Hổ Chí Minh, Trung ương Đảng và Chính phủ về Thủ đô sau 9 năm trường kỳ kháng chiến gian khổ. Cuộc mít tinh có 25 vạn đồng bào tham dự. Đây là một ngày lễ có ý nghĩa chính trị lo lớn không những ở trong nước mà cả trên trường quốc tế. Trung ương Đảng giao cho Bộ Công an và Sở Công an Hà Nội tăng cường lực lượng và chủ động phối hợp với quân đội triển khai thực hiện tốt công tác bảo vệ. Tại khu vực lễ đài có một tiểu đội cảnh sát cứu hoả gồm 7 chiến sĩ do đồng chí Lục Văn Giỏi chỉ huy thường trực sẵn sàng phòng khi có trường hợp bất trắc. Kết thúc buổi mít tinh, từ trên lễ đài, Bác Hồ bước xuống, đi thẳng đến tiểu đội cảnh sát cứu hoả. Bác vui vẻ thân mật chúc: “Nhân dịp năm mới, Bác chúc các chú thất nghiệp. 4 Nếu các chú có việc thì nhà dân cháy hết”. Lời chúc giản dị của Bác có ý nghĩa hết sức sâu sắc, vừa động viên lực lượng cảnh sát phòng hoả, cứu hoả không ngừng phấn đấu vì sự nghiệp bảo vệ an toàn tài sản của Nhà nước, tính mạng, tài sản của nhân dân, vừa nhắc nhở muốn “thất nghiệp” phải làm thật tốt công tác phòng Trong thời kỳ này ở một số địa phương xảy ra nhiều vụ cháy do địa chủ và bọn phản động phá hoại. Có tháng xảy ra 30 vụ cháy, trong đó, có những vụ cháy gây ra hậu quả khá nghiêm trọng và khó điều tra như vụ cháy ở khách sạn Metropol (Hà Nội).Trước tình hình đó, Bộ Công an đã kịp thời ra Chỉ thị số 373/TA-HS ngày 6-51955 về xây dựng lực lượng phòng hỏa, cứu hỏa chuyên nghiệp. Hầu hết các sở, ty công an ở miền Bắc đều thành lập đội phòng hoả, cứu hoả để làm nòng cốt trong phong trào phòng hoả, cứu hoả ở địa phương. Để kịp thời đối phó với tình hình cháy nổ xảy ra, ngày 27-6-1955, Bộ Công an ra Chỉ thị số 479/TA-TP về việc “Hướng dẫn phòng hỏa, cứu hỏa ở các thành phố, thị xã”. Chỉ thị nêu rõ: “Việc phòng hoả, cứu hỏa là nhiệm vụ chung của mọi người nhằm bảo vệ tính mạng và tài sản của nhân dân, bảo vệ các công trình kiến thiết, các cơ sở kinh tế của Nhà nước, ngăn chặn hành vi phản cách mạng và phá hoại của kẻ địch”. Sau chỉ thị đó, lực lượng phòng hoả, cứu hoả chuyên nghiệp đã tích cực phát động và xây dựng phong trào quần chúng phòng hoả, cứu hoả ở khắp các thành phố, thị xã. Được sự lãnh đạo của các cấp chính quyền, với sự nhiệt tình tham gia của các tầng lớp nhân dân, các đội dân phòng lần lượt được thành lập và hoạt động tích cực. Ban đầu, cứ 20 nhà kề nhau trên đường phố thành lập một tổ dân phòng, từ 3 đến 5 tổ thành lập đội dân phòng. Dần dần, ở nhiều địa phương, phong trào quần chúng phòng hoả, cứu hỏa được phát triển và hoạt động có nề nếp. Từ thực tế trên đây, ngày 30-12-1955, Thủ tướng Chính phủ ra Chỉ thị số 3366/CP-TTg “Về việc tổ chức lực lượng cứu hỏa trên toàn miền Bắc”. Chỉ thị nêu rõ: “Nhiệm vụ chủ yếu của các đơn vị phòng hỏa, cứu 5 hỏa là tập luyện sẵn sàng cứu chữa khi có cháy xảy ra. Phải giáo dục hướng dẫn và tổ chức nhân dân phòng hỏa, cứu hỏa. Khi có chiến tranh phải hướng dẫn phòng không, sơ tán. Tổ chức các đơn vị cứu hỏa mang tính chất bán quân sự chia thành đại đội, trung đội, tiểu đội. Chế độ thường trực đảm bảo 24/24 giờ. Thường xuyên kiểm tra báo cáo cấp trên”. Bản Chỉ thị có ý nghĩa quan trọng, đây là cơ sở để xây dựng “Điều lệnh chiến đấu” của lực lượng cảnh sát phòng hoả, cứu hoả sau này. Cuối năm 1955, đầu năm 1956, công tác phòng hoả, cứu hoả đã được tăng cường. Liên Xô đã viện trợ cho ta 8 xe ô tô cứu hoả Gát-51 và 10 máy bơm cứu hoả MII-600. Bộ Công an phân phối cho những địa phương trọng điểm như Hà Nội, Hải Phòng, Nam Định, Nghệ An, Hồng Quảng. Ngày 27/3/1956, Bộ Công an có Chỉ thị số 347/TA về việc xâv đựng lực lượng PCCC chuyên nghiệp ở miền Bắc. Ngày 01/6/1956 Bộ Công an có quyết định số 1175/V2 quy định về nguyên tắc, nhiệm vụ, cơ cấu và chế độ làm việc của đội cứu hỏa, trong đó có quy định rõ đội cứu hỏa thành phố, thị xã là một bộ phận của Cảnh sát nhân dân. Thực hiện quy định của Chính phủ và Chỉ thị của Bộ Công an, cuối năm 1956, 11 đơn vị phòng hỏa, cứu hỏa của các tỉnh Hà Nội, Hải Phòng, Nam Định, Hồng Quảng, Nghệ An, Thanh Hóa, Hà Nam, Hải Dương, Lạng Sơn, Phú Thọ, Thái Nguyên lần lượt được thành lập; lực lượng cứu hỏa bắt đầu tập luyện và tập huấn nghiệp vụ PCCC do chuyên gia Liên Xô hướng dẫn. Cũng trong thời gian này, ngày 2-6-1956, Bộ Công an ra văn bản quy định về nguyên tắc, nhiệm vụ, cơ cấu và chế độ làm việc của Đội Cứu hỏa, trong đó nói rõ Đội Cứu hỏa ở thành phố, thị xã là một bộ phận của ngành cảnh sát có nhiệm vụ: giáo dục, tổ chức nhân dân và hướng dẫn các cơ quan, kho tàng, xí nghiệp, nhà máy, công trường đề phòng hỏa hoạn, bảo vệ công cuộc kiến thiết quốc gia và bảo đảm an toàn tài sản, tính mạng của nhân dân Đồng thời luôn luôn giáo dục nâng cao cảnh giác 6 trong cán bộ, công nhân viên và nhân dân chống âm mưu đốt phá của địch. Sẵn sàng cứu chữa các vụ cháy xảy ra để hạn chế và làm giảm nhẹ mọi thiệt hại. Trong thời kỳ chiến tranh có trách nhiệm hướng dẫn nhân dân phòng không, phòng độc. Quán triệt chỉ đạo của Bộ Công an, các địa phương đã tiến hành xây dựng và củng cố tổ chức đội cứu hỏa, tích cực đưa công tác phòng hỏa, cứu hỏa tiến lên những bước mới. Hội nghị Công an toàn quốc lần thứ 11 (9-2-1957) đã đánh giá tổng quát nhiệm vụ chung của toàn ngành, đồng thời nhấn mạnh:“Chỉnh đốn tổ chức phòng hỏa, cứu hỏa, giảm đến mức thấp nhất các vụ cháy”. Thực hiện Nghị quyết của Hội nghị, ngày 17-3-1957 Bộ Công an có Công văn gửi các sở ty về việc cử người đi học lớp phòng hỏa, cứu hỏa tại Hải Phòng. Sau khi nhận được công văn trên đã có 11 địa phương ở miền Bắc cử người đi học. Lớp học đầu tiên khai giảng vào ngày 16-4-1957 Bộ Công an mở lớp phòng hỏa cứu hỏa cho các cơ quan, xí nghiệp, các ngành kinh tế. Lớp học gồm 107 người, thời gian học là 15 ngày. Đây là những lớp cán bộ đầu tiên được bồi dưỡng kiến thức chuyên môn về công tác phòng hỏa, cứu hỏa. Mặc dù các hoạt động phòng hoả, cứu hoả đã có nhiều cố gắng song tình hình cháy nổ vẫn có những diễn biến phức tạp. Riêng trong năm 1957, xảy ra 31 vụ cháy. Đa số các vụ cháy xảy ra do thiếu tinh thần trách nhiệm trong việc chấp hành quy định về phòng hoả, cứu hoả. Nguyên nhân cơ bản là do cán bộ lãnh đạo ở các cơ sở chưa thực sự quan tâm đến công tác phòng hoả, cứu hoả. Cán bộ nhân viên các cơ sở kinh tế chưa được giáo dục hiểu biết về kiến thức phòng hoả, cứu hoả, lơ là mất cảnh giác. Để khắc phục tình trạng trên, ngày 21-1-1958, Bộ Công an đã xây dựng báo cáo về công tác phòng hỏa, cứu hỏa đề nghị Ban Bí thư Trung ương Đảng đặt vấn đề phòng hỏa, cứu hỏa thành nhiệm vụ cấp thiết, quan trọng. Từ sau hoà bình lập lại, miền Bắc được hoàn toàn giải phóng, các thành phố, thị xã, thị trấn, thôn xóm bắt đầu xây dựng lại, phần lớn nhà cửa đều làm bằng tranh, tre, nứa, lá. Do đó, các cấp ủy Đảng, đoàn thể phải thường xuyên nhắc nhở ý thức phòng hỏa, cứu hỏa. Đồng thời tổ 7 chức phòng hỏa, cứu hỏa phù hợp với từng nơi, từng địa phương, từng đơn vị cơ sở. Cảnh sát PCCC Hà Nội trong những năm kháng chiến chống Pháp Năm 1958, Bộ Công an có Quyết định thành lập phòng Phòng hỏa, cứu hỏa (P8) trực thuộc Vụ Trị an dân cảnh (V10). Đây là tổ chức tiền thân của Cục Cảnh sát Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ. Năm 1958, mô ôt hôm, người đứng đầu cơ quan cảnh sát phòng cháy, chữa cháy được triê ôu tâ ôp đến Phủ Chủ tịch. Khó có thể diễn tả hết được tâm trạng của người cán bô ô phòng cháy, chữa cháy trước lúc vào nơi lãnh đạo cao nhất của đất nước sống và làm viê ôc. Đến nơi mới hay, trong Phủ Chủ tịch có mô ôt bể nước, nay do yêu cầu nhiê ôm vụ mới nên có người đề nghị phá bỏ. Mọi người hỏi ý kiến Bác, Bác yêu cầu “phải hỏi các chú phòng cháy, chữa cháy, nếu không cần bể nước để chữa cháy thì hãy phá đi”… Trước vai trò rất quan trọng của công tác phòng hỏa, cứu hỏa và từ 8 câu chuyện rất đỗi giản dị ấy đã cho chúng ta thấy được sự quan tâm đặc biệt sâu sắc và nhận định, đánh giá đúng mực của Bác Hồ đối với công tác phòng cháy, chữa cháy. Chùa Quan Nhân xã Nhân Chính, Từ Liêm, Hà Nội địa điểm Phân hiệu Cảnh sát PCCC sơ tán năm 1972 Tháng 7 năm 1959, Bộ Công an đã đưa đoàn học sinh đầu tiên đi học tại Trường Trung học PCCC Lênin Grat - Liên Xô gồm 6 đồng chí. Đến tháng 9/1963 lớp cán bộ đầu tiên của Việt Nam tốt nghiệp ra trường và về nước nhận công tác. Giai đoạn này, Bộ Công an đặc biệt quan tâm đến công tác đào tạo chuyên ngành về PCCC, trong đó đã tập trung cử người đi đào tạo ở các nước có nền khoa học kỹ thuật PCCC tiên tiến như: Liên Xô, Cộng hòa dân chủ Đức... Sau 3 năm (1954 - 1957) nhiệm vụ khôi phục kinh tế căn bản đã hoàn thành. Đầu năm 1958, miền Bắc bước vào thực hiện kế hoạch cải tạo xã hội chủ nghĩa, bước đầu phát triển kinh tế, văn hoá (1958-1960). Trong thời kỳ này, nhiều xí nghiệp, kho tàng, nhà máy được xây dựng đòi 9 hỏi lực lượng cứu hoả phải phát triển để kịp thời bảo vệ những cơ sở kinh tế đó. Nhiệm vụ chủ yếu của ngành cứu hoả là đề phòng, ngăn chặn, hạn chế bớt những vụ hoả hoạn xảy ra. Trường hợp xảy ra cháy thì phải kịp thời cứu chữa bằng mọi phương pháp đã chuẩn bị từ trước. Sau 3 năm tiến hành cải tạo nền kinh tế quốc dân theo con đường chủ nghĩa xã hội, miền Bắc nước ta đã có sự thay đổi sâu sắc. Công cuộc cải tạo xã hội chủ nghĩa, bước đầu phát triển kinh tế, văn hoá đã giành được những thành tựu to lớn, có ý nghĩa quan trọng trong sự nghiệp đưa miền Bắc quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Để góp phần thực hiện thắng lợi kế hoạch 5 năm lần thứ nhất( 1961 -1965) do Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng đề ra, Nghị quyết Hội nghị Công an toàn quốc lần thứ 15, tháng 1- 1961, nêu rõ nhiệm vụ của lực lượng lực lượng phòng hoả, cứu hoả là: “Thông qua cuộc vận động bảo vệ trị an ngoài xã hội và trong cơ quan, xí nghiệp cần đẩy mạnh hơn nữa việc giáo dục quần chúng đề phòng cháy, nổ ở trong nhân dân, cơ quan, xí nghiệp, đơn vị quân đội”. Nhằm không ngừng nâng cao trình độ nghiệp vụ và năng lực công tác chuyên môn, Bộ Công an đã tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, trong đó, giao cho Trường Công an Trung ương mở một lớp bổ túc ngắn hạn gồm 60 cán bộ cứu hỏa. Thời gian học là 6 tháng, từ tháng 31961 đến tháng 9-1961 kết thúc. Nhờ tiếp thu kinh nghiệm và phương pháp đào tạo của chuyên gia Liên Xô cho nên các học viên đã nhanh chóng nắm bắt được lý luận cơ bản về nghiệp vụ phòng hoả, cứu hoả. Trong thời gian này, Bộ Công an cũng giao nhiệm vụ cho đồng chí Lục Văn Giỏi và đồng chí Nguyễn Tăng Điện nghiên cứu xây dựng dự thảo “Luật phòng hỏa, cứu hỏa”. Qua 6 lần sửa đổi, bổ sung, bản dự thảo đã được Ban Nội chính Trung ương có ý kiến chuyển thành “Pháp lệnh quy định việc quản lý của Nhà nước đối với công tác phòng hỏa, cứu hỏa”. 10 Ngày 27-9- 1961, tại phiên họp thứ 28 của ủy ban Thường vụ Quốc hội do Chủ tịch Quốc hội Trường Chinh chủ trì đã thông qua bản Pháp lệnh. Khi trình lên Chủ tịch nước, sau khi đọc toàn văn, Bác Hồ đã sửa cụm từ “Phòng hỏa, cứu hỏa” thành cụm từ “Phòng cháy, chữa cháy”. Bác viết mực đỏ và gạch chân dòng chữ này. Cụ thế: 1962 đến năm 1991 đã có 116 đồng chí được đào tạo tại Trường Đại học PCCC Matxcova Liên Xô, 61 đồng chí được đào tạo tại Trường Trung cấp Lênin Grat, 30 đồng chí được đào tạo tại Trường Đại học kỹ sư thực hành PCCC ở Cộng hòa dân chủ Đức. Đặc biệt có 16 đồng chí đă bảo vệ thành công luận án Phó Tiến sỹ khoa học PCCC ở Liên Xô. Trước yêu cầu phát triển kinh tế ở miền Bắc (kế hoạch 5 năm lần thứ nhất 1961-1965). Bộ Công an giao cho Vụ Trị an dân cảnh (V10) xây dựng dự thảo một văn bản pháp quy về PCCC để đề nghị Nhà nước ban hành. Tham gia xây dựng văn bản này có đồng chí Nguyễn Tăng Điện, sau này đồng chí là Cục trưởng Cục PCCC, rồi được Nhà nước phong quân hàm Thiếu tướng giữ chức vụ Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Hậu cần, Bộ Công an. Đến ngày 12/8/1961, bản dự thảo Pháp lệnh được Hội đồng Chính phủ trình lên Ủy ban thường vụ Quốc hội. Đến ngày 04/10/1961, Chủ tịch Hồ Chí Minh ký Lệnh số 53/LCT của Chủ tịch nước công bố “Pháp lệnh quy định việc quản lý của Nhà nước đối với công tác PCCC” (gọi tắt là Pháp lệnh PCCC), trong đó tại Điều 3 quy định: Bộ Nội vụ tổ chức ra Cục Phòng cháy và chữa cháy. Sự kiện này đánh dấu sự thay đổi về chất trong công tác PCCC của Nhà nước, đồng thời mở ra một trang mới trong lịch sử của lực lượng Cảnh sát PCCC. Từ đó đến nay, vào dịp tháng 10 và ngày 04/10 hằng năm lục lượng Cảnh sát PCCC đều tham mưu, đề xuất lãnh đạo Bộ, UBND địa phương tổ chức các hoạt động về lĩnh vực PCCC nhằm nâng cao nhận thức, kiến thức, kỹ năng về phòng cháy, chữa cháy 11 cho người dân; lực lượng Cảnh sát PCCC tổ chức thi nghiệp vụ; tổ chức tuyên truyền phổ biến kiến thức về pháp luật và nghiệp vụ PCCC trên các phương tiện thông tin đại chúng; tổ chức mít tinh, hội họp, tuyên dương thành tích tập thể và cá nhân có nhiều thành tích trong công tác PCCC. Một tình huống đáng lưu ý là tên gọi của dự thảo Pháp lệnh PCCC qua từng bước có sự thay đổi: Đầu tiên Bộ Công an dự thảo là “Luật phòng hỏa, cứu hỏa Việt Nam”; khi trình Văn phòng Nội chính, Phủ Thủ tướng sửa là “Pháp lệnh quy định việc giám sát của Nhà nước đối với công tác phòng hỏa, cứu hỏa”; khi trình ủy ban thường vụ Quốc hội sửa hai chữ “giám sát” thành hai chữ “quản lý”; khi trình Chủ tịch nước, Chủ tịch Hồ Chí Minh vẫn giữ nguyên nội dung của tên gọi, chỉ thay đổi cụm từ “phòng hỏa, cứu hỏa” bằng cụm từ cháy và chữa cháy” cho dễ hiểu hơn. Người nói vui: Xảy ra cháy thh ì phải “chữa” chứ sao lại “cứu”. Như vậy, có thể khẳng định sự quan tâm của Bác Hồ và cơ quan lập pháp đối với công tác PCCC trong giai đoạn này. Tiếp đó, ngày 28/12/1961, Chính phủ ra Nghị định số 220/CP để hướng dẫn thi hành Pháp lệnh quy định việc quản lý của Nhà nước đối với công tác PCCC. Ngày 29/12/1961, Chính phủ ra Nghị định 221/CP để hướng dẫn công tác PCCC rừng. Ở các địa phương miền Bắc, các đơn vị phòng cháy, chữa cháy: Hà Bắc, Ninh Bình, Hà Tây, Vĩnh Phúc, Thái Bình, Hà Tĩnh...lần lượt được thành lập. Pháp lệnh và các Nghị định trên đây là những văn bản pháp lý quan trọng, thể hiện sự quan tâm của Đảng và Nhà nước đối với công tác phòng cháy, chữa cháy. Đây là sự kiện quan trọng, đánh dấu một bước trưởng thành của lực lượng cảnh sát phòng cháy chữa cháy, là cơ sở pháp lý để xây dựng lực lượng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy từng bước chính quy, hiện đại, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ giữ gìn trật tự an toàn xã hội trong giai đoạn mới của cách mạng. Lãnh đạo Bộ Công an và Cục Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy đã tổ chức chỉ 12 đạo mở các lớp tập huấn cho toàn lực lượng nhằm giáo dục chính trị, lãnh đạo tư tưởng làm cho mỗi cán bộ, chiến sĩ nhận thức rõ vinh dự to lớn, trách nhiệm nặng nề của Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy trong tình hình mới. Trước yêu cầu phát triển của lực lượng phòng cháy, chữa cháy, ngày 20-8-1962, Bộ Nội vụ đã cử 2 đoàn sang Liên Xô học đại học và trung cấp phòng cháy, chữa cháy. Tháng 10- 1962, Bộ chỉ đạo trường Công an Trung ương thành lập Khoa Nghiệp vụ II (Khoa Cảnh sát) có nhiệm vụ bồi dưỡng, huấn luyện, đào tạo, nghiên cứu lý luận nghiệp vụ Cảnh sát nhân dân cho toàn lực lượng. Chương trình đào tạo của Khoa Nghiệp vụ II gồm các chuyên ngành: Hình sự; Phòng cháy, chữa cháy; Giao thông; Khu vực; Huấn luyện cho nghiệp vụ... Đồng chí Lê Quân được bổ nhiệm Trưởng khoa Nghiệp vụ II. Tháng 2-1963, Hội nghị Công an toàn quốc lần thứ 17 họp đã quyết nghị nhiều vấn đề quan trọng, trong đó nhấn mạnh: “Cần phát huy tác dụng của các biện pháp quản lý vũ khí, các chất nổ, chất cháy, đặc biệt chú ý đề phòng cháy, giáo dục quần chúng ý thức chấp hành các quy định phòng cháy, chữa cháy”. Quán triệt Nghị quyết Hội nghị Công an toàn quốc lần thứ 17, nhằm tăng cường công tác phòng cháy, chữa cháy, chuẩn bị đối phó với với âm mưu đánh phá miền Bắc bằng không quân của đế quốc Mỹ, ngày 2-2-1963, Trường Công an Trung ương mở lớp nghiệp vụ về phòng cháy, chữa cháy gồm 63 đồng chí, thời gian học là 6 tháng, đến ngày 10-7-1963, lớp học kết thúc. Kết quả có 100% học viên tốt nghiệp. Để nâng cao hiệu lực của cơ quan quản lý Nhà nước về phòng cháy chữa cháy, ngày 23-3-1963, ủy ban Thường vụ Quốc hội thông qua Pháp lệnh: “Quy định cơ quan quản lý công tác phòng cháy, chữa cháy và chế độ cấp bậc hàm sĩ quan, hạ sĩ quan phòng cháy, chữa cháy”. Pháp lệnh đã được Chủ tịch Hồ Chí Minh ký Lệnh số 17/LCT ban hành ngày 5- 41963. Theo quy định của Pháp lệnh thì cơ quan quản lý Nhà nước về công 13 tác phòng cháy, chữa cháy do Bộ Công an đảm nhiệm. Như vậy, công tác phòng cháy, chữa cháy được xác định là một trong những nhiệm vụ quan trọng của sự nghiệp bảo vệ an ninh quốc gia, giữ gìn trật tự an toàn xã hội do lực lượng Cảnh sát làm nòng cốt. Sau khi có Pháp lệnh, lực lượng phòng cháy, chữa cháy thuộc Bộ Nội vụ (cũ) được chuyển về Bộ Công an quản lý. Các đơn vị phòng cháy, chữa cháy trực thuộc ủy ban hành chính tỉnh, thành phố được chuyển giao sang cho công an cấp tỉnh, thành phố trực tiếp quản lý. Để từng bước đưa các hoạt động của lực lượng Cảnh sát Phòng cháy, chữa cháy đi vào nề nếp, thống nhất, chính quy. Cục Cảnh sát Phòng cháy và chữa cháy đã kịp thời ban hành: “Điều lệnh nội vụ” và “Điều lệnh chiến đấu”. Những văn bản đó là tài liệu quan trọng phục vụ cho công tác huấn luyện, bồi dưỡng cán bộ của lực lượng Cảnh sát Phòng cháy, chữa cháy theo hướng chính quy, hiện đại. Trước âm mưu của đế quốc Mỹ mở rộng chiến tranh ra miền Bắc bằng không quân và hải quân, năm 1963, Chính phủ ra Nghị định 112/CP quy định về công tác phòng không sơ tán và tổ chức công tác chữa cháy do địch gây ra. Ngay sau đó, Bộ trưởng Bộ Công an đã ban hành Mệnh lệnh về công tác bảo vệ phòng không sơ tán, bảo vệ an ninh trật tự trong tình hình mới. Thực hiện Mệnh lệnh của Bộ trường, lực lượng Cảnh sát PCCC đã khẩn trương hướng dẫn các cơ quan tăng cường công tác PCCC, quản lý vật liệu nổ, các chất dễ cháy, chuẩn bị phương án và các phương tiện sẵn sàng chữa cháy khi tình huống xấu xảy ra. Nghị quyết Hội nghị Công an toàn quốc lần thứ 18 đã nêu rõ: Nhiệm vụ của lực lượng Cảnh sát PCCC là: PCCC các cơ sở kinh tế quan trọng, các mặt hàng thiết yếu, các khu vực đông dân cư; chuẩn bị tốt kế hoạch phòng không nhân dân, chữa cháy kịp thời các điểm cháy do địch gây ra. Trên cơ sở đó, lực lượng Cảnh sát PCCC đã được củng cố tổ chức, tăng cường lực lượng, bố trí lại các đội Cảnh sát PCCC, lập các phương án chủ động chữa cháy do máy bay địch gây ra. Chính vì vậy, trong trận 14 đánh phá đầu tiên của địch ra miền Bắc vào ngày 05/8/1964, ta đã hạn chế được rất nhiều thiệt hại về người và tài sản. Chiến tranh đặc biệt của đế quốc Mỹ Từ đầu năm 1965, để cứu vãn nguy cơ sụp đổ của chế độ Sài Gòn và sự phá sản của chiến lược “Chiến tranh đặc biệt”, đế quốc Mỹ ào ạt đưa quân Mỹ và quân các nước chư hầu vào Miền Nam, tiến hành cuộc “Chiến tranh cục bộ với quy mô lớn”; đồng thời dùng không quân và hải quân mở rộng cuộc chiến tranh phá hoại ra miền Bắc nước ta. Trước tình hình đó, Đảng ta quyết định phát động cuộc kháng chiến chống Mỹ trên phạm vi toàn quốc. Đối với lực lượng Công an, Bộ Công an đã chỉ đạo các lực lượng tăng cường công tác phòng không nhân dân, bảo vệ an ninh trật tự, bảo vệ an toàn giao thông, PCCC... Bộ Công an đã phối hợp với Bộ Tổng tham mưu Quân đội nhân dân Việt Nam giao nhiệm vụ cho các quân khu, Bộ chỉ huy quân sự tỉnh, dân quân, tự vệ địa phương dưới sự lãnh đạo của cấp uỷ địa phương phải phối hợp chặt chẽ với lực lượng Cảnh sát PCCC thực hiện nhiệm vụ PCCC ở cơ sở, nhất là dập tắt ngay các đám cháy do máy bay địch đánh phá. Từ đây, công tác PCCC trở 15 thành một nhiệm vụ quan trọng của dân quân tự vệ trong cuộc chiến chống chiến tranh phá hoại của địch. Nhiều đơn vị, chiến sĩ lực lượng Cảnh sát PCCC đã phối hợp với dân quân tự vệ dũng cảm tham gia chữa cháy, bảo vệ tài sản Nhà nước, tài sản và tính mạng của nhân dân. Tháng 7-1965 đồng chí Đinh Mười có quyết định bổ nhiệm Phó Khoa Nghiệp vụ II - kiêm phụ trách Tổ Phòng cháy, chữa cháy. Được sự quan tâm của Lãnh đạo Bộ, đội ngũ giáo viên được tăng cường thêm 3 đồng chí: Lê Cừ, Phùng Bái, Nguyễn Luân. Thời kỳ này cán bộ, giáo viên của Tổ có 7 người phải đảm nhiệm giảng dạy một khối lượng chương trình, nội dung rất lớn. Trước tình hình đó, Cục Cảnh sát Phòng cháy, chữa cháy đã cử một số cán bộ tham gia giảng dạy, trong đó: đồng chí Lê Văn Nam - môn Nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy, đồng chí Đinh Trung - môn Phòng cháy điện. Ngoài ra, còn mời giáo viên các trường Đại học Bách khoa, Đại học Thủy lợi giảng các môn khoa học cơ bản. Thực hiện kế hoạch của Bộ, ngày 10-8- 1965, trường Công an Trung ương tiếp tục chiêu sinh lớp C256 gồm 56 đồng chí, sau 18 tháng vừa học tập vừa sẵn sàng chiến đấu, khoá học đã hoàn thành chương trình đào tạo với kết quả tốt nghiệp 100% đạt yêu cầu, trong đó có 67,8% đạt loại khá và giỏi. Cuối năm 1965, do bị thất bại nặng nề ở chiến trường miền Nam, đế quốc Mỹ đã leo thang, tăng cường đánh phá miền Bắc bằng không quân. Chúng đã trút hàng vạn tấn bom đạn xuống các cơ sở kinh tế, khu dân cư, bệnh viên, trường học, đê điều, giao thông vận tải... Tình hình đó đặt ra cho lực lượng Công an nhân dân những nhiệm vụ mới hết sức nặng nề và cấp thiết. Công tác phòng không nhân dân được phát động và đẩy mạnh trên toàn miền Bắc. Việc bảo vệ an toàn cơ quan, kho tàng, xí nghiệp, bệnh viện, trường học là một trong những nhiệm vụ mà lực lượng Cảnh sát nhân dân trong đó có lực lượng Cảnh sát Phòng cháy, chữa cháy phải chủ động phối hợp thực hiện. Trước đòi hỏi phát triển của lực lượng 16 Công an nhân dân nói chung và lực lượng Cảnh sát nhân dân nói riêng, để đáp ứng yêu cầu chiến đấu và phục vụ chiến đấu, Bộ Công an có chủ trương xây dựng lực lượng Cảnh sát nhân dân vững mạnh, bảo đảm hoàn thành nhiệm vụ trong tình hình mới, ngày 30-12-1965, Bộ Công an ra Quyết định số 155A/CA-QĐ về việc “Thành lập Phân hiệu Cảnh sát nhân dân” trên cơ sở Khoa Nghiệp vụ II thuộc Trường Công an Trung ương. Nhiệm vụ của Phân hiệu Cảnh sát nhân dân là: Bổ túc nghiệp vụ cho cán bộ chiến sĩ Cảnh sát nhân dân, quản lý trại giam và phòng cháy, chữa cháy; đào tạo cán bộ để bổ sung cho lực lượng cảnh sát nhân dân, quản lý trại giam và phòng cháy, chữa cháy; nghiên cứu góp phần vào việc tổng kết và xây dựng lý luận về nghiệp vụ cảnh sát nhân dân, quản lý trại giam và phòng cháy, chữa cháy. Tổ chức bộ máy của Phân hiệu Cảnh sát nhân dân gồm 4 khoa và 4 tổ, trong đó có Khoa Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy với phiên hiệu là Khoa 56. Theo Quyết định số 155A/CA-QĐ, Khoa Cảnh sát Phòng cháy, chữa cháy lúc mới thành lập gồm các đồng chí: Đinh Mười - Trưởng khoa, Nguyễn Thành Lâm, Nguyễn Khải, Lê Cừ, Phùng Bái làm giáo viên, đồng chí Nguyễn Luân lái xe chữa cháy. Các chiến sĩ PCCC, Công an Hà Nội tình nguyện đăng ký 17 đi chiến trường miền Nam chiến đấu Năm 1965, đế quốc Mỹ điên cuồng mở rộng cuộc chiến tranh đánh phá miền Bắc bằng không quân và hải quân. Bộ Công an chỉ thị cho các lực lượng Công an tăng cường công tác phòng không nhân dân, bảo vệ an ninh trật tự, bảo vệ an toàn giao thông, PCCC...Bộ Công an đã phối hợp với Bộ Tổng tham mưu Quân đội nhân dân Việt Nam giao nhiệm vụ cho các quân khu, Bộ chỉ huy quân sự tỉnh, dân quân, tự vệ địa phương dưới sự lãnh đạo của cấp uỷ địa phương phải phối hợp chặt chẽ với lực lượng Cảnh sát PCCC thực hiện nhiệm vụ PCCC ở cơ sở, nhất là các vụ cháy do địch gây ra. Từ đây, công tác PCCC trở thành một nhiệm vụ quan trọng của dân quân tự vệ trong cuộc chiến chống chiến tranh phá hoại của địch. Nhiều đơn vị, chiến sĩ lực lượng Cảnh sát PCCC đã phối họp với dân quân tự vệ dũng cảm tham gia chữa cháy, bảo vệ tài sản Nhà nước, tài sản và tính mạng của nhân dân. Điển hình như các vụ: - Vụ máy bay Mỹ đánh phá trận địa tên lửa và pháo phòng không tại Đồng Giao, Ninh Bình ngày 8/6/1965, lực lượng Cảnh sát PCCC đã cắt được luồng lửa đang cháy xung quanh quả tên lửa rồi di chuyển quả tên lửa đến địa điểm an toàn (đây là đơn vị được tặng thưởng danh hiệu đơn vị Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, 01/01/1967); - Vụ máy bay ném bom trúng Ga Gôi thuộc tỉnh Hà Nam ngày 20/6/1965 làm một đoàn tàu chở thuốc trừ sâu bốc cháy. Lãnh đạo Công an tỉnh Hà Nam đã điều động 18 chiến sĩ PCCC và 3 xe cứu hoả, cùng 200 thanh niên xung phong để chống chọi với giặc lửa. Sau nhiều giờ dũng cảm chữa cháy trong hoàn cảnh đặc biệt nguy hiểm, lực lượng PCCC đã cứu được 10 toa hàng và 01 toa thuốc trừ sâu, nhưng 3 chiến sĩ Công an Hà Nam và 15 người tham gia chữa cháy đã bị ngộ độc và anh dũng hy sinh trong khi làm nhiệm vụ; 18 - Vụ chữa cháy 4 xà lan lớn chở xăng dầu trên Vịnh Hạ Long (đây là đơn vị được phong tặng danh hiệu Đơn vị Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, 01/01/1967); - Vụ chữa cháy thị xã Đồng Hới, Quảng Bình (đây là đơn vị được tặng danh hiệu Đơn vị Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, 02/9/1973); - Vụ chữa cháy tàu Alecxandra của Liên Xô chở hàng viện trợ cho ta ở cảng Hải Phòng và vụ chữa cháy kho xăng dầu Thượng Lý, Hải Phòng (đây là đơn vị được phong tặng danh hiệu Đơn vị Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, 02/9/1973); - Vụ chữa cháy khu lắp ráp tên lửa ở dồi Nhơm, Triệu Sơn, Thanh Hóa (đây là đơn vị được phong tặng danh hiệu Đơn vị Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, 02/9/1973); - Vụ chữa cháy Tổng kho xăng dầu Đức Giang và hàng trăm vụ cháy lớn phức tạp khác xảy ra trong chiến dịch “Điện Biên Phủ trên không” ở Hà Nội đã được, cứu chữa kịp thời và đội PCCC Lộc Hà được phong tặng danh hiệu Đơn vị Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân 02/9/1973. 19 Đặc biệt, vụ không quân Mỹ tập trung đánh phá Hà Nội, mục tiêu chính là Kho xăng dầu Đức Giang ngày 24/6/1966. Đây là kho dự trữ xăng dầu lớn nhất phục vụ công tác phát triển kinh tế miền Bắc và phục vụ chi viện cho miền Nam. Ngay từ khi một số bể xăng dầu bị cháy, lãnh đạo Bộ Công an đã chỉ đạo Cục Cảnh sát PCCC phải trực tiếp chỉ đạo công tác chữa cháy, huy động các lực lượng Cảnh sát PCCC lân cận đến hỗ trợ, điều động những chuyên gia giàu kinh nghiệm phối hợp cùng Cảnh sát PCCC Công an Hà Nội chữa cháy. Trực tiếp chỉ đạo công tác chữa cháy là các đồng chí: Đồng chí Nguyễn Văn Luân, Cục trưởng Cục Cảnh sát PCCC, đồng chí Trương Từ Thức, Trưởng phòng Cảnh sát PCCC Công an Hà Nội và các đồng chí Trần Háo Hiếu, Lê Văn Nam. Công an Hà Nội đã điều động 12 xe chữa cháy, 87 CBCS; các tỉnh Hà Bắc, Hà Tây, Hải Hưng và Trường Cảnh sát PCCC điều động thêm 8 xe chữa cháy, hàng trăm chiến sĩ đến hỗ trợ; hàng trăm cán bộ của Tổng kho cũng được huy động vào công tác chữa cháy. Trong điều kiện ta chưa có bọt chữa cháy, các chiến sĩ phải dùng áp lực nước từ lăng A dập ngọn lửa từ trong các bể xăng phun ra, đồng thời phun nước làm lạnh các bể xăng lân cận, phân tán các phi xăng khỏi khu vực nguy hiểm. Lực lượng tham 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan