Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Ngành pr việt nam có cần một hiệp hội pr...

Tài liệu Ngành pr việt nam có cần một hiệp hội pr

.PDF
85
410
97

Mô tả:

Lời nói đầu "Ngành PR Việt Nam: Có cần một Hiệp hội PR?" là cuốn sách thứ 2 của tôi dùng để chia sẻ những thông tin, kiến thức bổ ích về PR sau quyển sách “Quyền năng bí ẩn: Khám phá 5 nghệ thuật tối thượng điều khiển hành vi đám đông.” Khác với quyển sách đầu tiên mang đậm tính ứng dụng bởi tiết lộ nhiều kĩ thuật PR quyền lực, nhằm giúp bạn hiểu được cách thức vận hành, điều khiển hành vi đám đông, cuốn sách thứ 2 mang đậm tính chất nghiên cứu và thời sự.  Thời sự chỗ nào?  Ở chỗ này:  Việt Nam vẫn chưa có Hiệp Hội Quan hệ Công chúng (Hiệp hội PR) trong khi các quốc gia Đông Nam Á khác như Indonesia, Malaysia, Singapore, Thái Lan, Philippine đã có các hiệp hội PR của riêng họ cách đây 40 – 50 năm. Vì sao vậy?  Lợi ích gì sẽ đạt được nếu có một quốc gia có một Hiệp hội PR?  Tại Việt Nam, ai sẽ là người hưởng lợi khi có một Hiệp hội PR? Chắc chắn là những người thực hành PR, các doanh nghiệp và cả nền kinh tế sẽ đạt được nhiều lợi ích từ nó.  Nếu tốt như thế thì tại sao đến giờ vẫn chưa có Hiệp hội PR tại Việt Nam? Cái gì đang cản trở? Trước thời điểm công trình này được công bố, vẫn chưa có lời giải thích chính thức nào cho mối quan tâm lớn này, mặc dù tôi tin rằng có nhiều người biết rõ lý do. Kết quả công bố của công trình nghiên cứu cũng chính là câu trả lời chính thức. Nội dung chính của cuốn sách này thực chất là bảng tóm tắt ngắn gọn các ý lớn được rút trích ra từ công trình nghiên cứu về thực trạng ngành PR tại Việt Nam hiện nay. Nếu cần đào sâu chi tiết, bạn nên đọc bảng gốc tiếng Anh được chia sẻ đầy đủ, miễn phí trên website letranbaophuong.com. Dù kết quả nghiên cứu sẽ không tránh khỏi những tranh luận sau khi công bố, nhưng tranh luận là điều kém quan trọng, vì sự thật Việt Nam vẫn chưa có Hiệp hội PR nào, và đã trễ hơn so với các nước láng giềng gần nửa thế kỷ. Và vì thông qua cuộc nghiên cứu này, những góc khuất của 1 ngành PR đã được đưa ra ánh sáng để chúng ta cùng nhận biết, cùng đào sâu nghiên cứu thêm và cùng giải quyết. Đó là mục đích chính để công bố công trình nghiên cứu này. Và điều này đã được hoàn thành trọn vẹn. Việc công bố kết quả này là phi lợi nhuận, và nằm trong sứ mệnh của tôi là đóng góp một phần công sức cho sự phát triển lành mạnh và chuẩn mực của ngành PR tại Việt Nam. Lê Trần Bảo Phương Từ Việt Nam, tháng 7/2015 2 "Ngành PR Việt Nam: Có cần một Hiệp hội PR?" GIỚI THIỆU Nội dung công bố này rất có ý nghĩa, bởi vì đây là công trình nghiên cứu đầu tiên tìm hiểu về các vấn đề nhức nhối của ngành PR Việt Nam. Chưa từng có một cuộc nghiên cứu nào tương tự đã từng được thực hiện trước đó. Việt Nam vẫn chưa có Hiệp Hội Quan hệ Công chúng (Hiệp hội PR) trong khi các quốc gia Đông Nam Á khác như Indonesia, Malaysia, Singapore, Thái Lan, Philippine đã có các hiệp hội PR của riêng họ cách đây 40 – 50 năm. Lợi ích gì sẽ đạt được nếu có một quốc gia có một Hiệp hội PR? Tại Việt Nam, ai sẽ là người hưởng lợi khi có một Hiệp hội PR? Chắc chắn là những người thực hành PR, các doanh nghiệp và cả nền kinh tế sẽ đạt được nhiều lợi ích từ nó. Vì sao? Vì những người thực hành PR sẽ có "ngôi nhà" của họ để có thể mở rộng mối quan hệ và phát triển nghề nghiệp của mình, trong khi các doanh nghiệp có thể đạt được mục tiêu kinh doanh của mình (thúc đẩy bán hàng, xây dựng và bảo vệ danh tiếng) nhờ sự hỗ trợ hiệu quả của những người thực hành PR có năng lực và đạo đức. Hơn nữa, một Hiệp hội PR hoàn toàn có thể đứng ra thẩm định và phê phán các hoạt động PR đen và các hoạt động cạnh tranh không lành mạnh trên thị trường (nói xấu đối thủ, vu oan, bôi nhọ, chơi xấu...). Hơn thế nữa, Hiệp hội PR cũng có thể trở thành cầu nối giữa những người hành nghề, các doanh nghiệp và chính phủ. Tiếng nói của người hành nghề và doanh nghiệp dễ dàng được chuyển tải đến Chính phủ thông qua hiệp hội PR và ngược lại. Điều này làm cho ngành công nghiệp PR và môi trường kinh doanh ngày càng thấu cảm, lành mạnh và hiệu quả hơn. Không dừng lại ở đó, Hiệp hội PR cũng có thể trở thành một đơn vị đáng tin cậy để giúp các doanh nghiệp quảng bá sản phẩm dịch vụ và xây dựng danh tiếng trong khu vực ASEAN và thế giới, đặc biệt là khi Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC - ASEAN Economic Community) được thành lập vào cuối năm nay 2015, mà Việt Nam là một thành viên trong cộng đồng kinh tế sôi động này.s Nếu tốt như thế thì tại sao đến giờ vẫn chưa có Hiệp hội PR tại Việt Nam? Cái gì đang cản trở? 3 Trước thời điểm công trình này được công bố thì vẫn chưa có lời giải thích chính thức cho mối quan tâm lớn trên, mặc dù tôi tin rằng một số người biết rõ lý do. Kết quả của công trình nghiên cứu cũng chính là câu trả lời chính thức lý do tại sao và cách tháo gỡ là gì.s Không dừng lại ở đó, kết quả của công trình nghiên cứu cũng chỉ ra rõ những thách thức mà những người làm PR tại Việt Nam đang phải đối mặt trong công việc của họ, và chính thức trả lời rằng liệu những người làm PR cần một Hiệp hội PR để hỗ trợ họ phát triển sự nghiệp hay không; và Hiệp hội PR có thể đóng góp được gì cho họ, cho ngành PR và cho môi trường kinh doanh tại Việt Nam, đặc biệt là khi Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC) được thành lập vào cuối năm 2015. Chúng ta nên biết rằng, Cộng đồng Kinh tế ASEAN sẽ được thành lập dự kiến vào cuối 2015 sẽ làm thuận lợi hóa dòng chảy tự do của hàng hóa, dịch vụ, đầu tư và nguồn lao động trong khu vực, và cho phép mọi người hưởng lợi từ việc xây dựng một cộng đồng kinh tế chung. Đặc biệt, AEC có thể tạo ra 14 triệu việc làm mới và gia tăng sự tăng trưởng tổng thể 7,1% vào năm 2025 (ILO, 2014). Khi Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC) được thành lập, sự lưu chuyển hàng hóa giữa các nước trong khối trở nên thông thoáng và tự do hơn với mức thuế quan như nhau. Điều này tạo ra thị trường lớn hơn để chúng ta khai thác, đồng thời chịu một áp lực cạnh tranh quyết liệt giữa các nước trong khối. Lúc đó, doanh nghiệp Việt Nam không chỉ cạnh tranh với DN nước ngoài tại VN, mà còn cạnh tranh trực tiếp với DN nước ngoài cùng ngành ở nước ngoài. Nếu cạnh tranh kém, doanh nghiệp Việt Nam có thể bị DN nước ngoài tại nước ngoài đẩy ra khỏi thị trường nước nhà (một cách từ xa). Ngoài ra, khi tham gia vào một thị trường chung, lao động của các quốc gia trong khối được luân chuyển thuận lợi. Tức là, những người làm PR của các quốc gia sẽ phải cạnh tranh gay gắt khi các nguồn nhân lực PR của các quốc gia được luân chuyển qua một cách thông thoáng. Về nội dung, chương đầu tiên sẽ giới thiệu các cấu trúc và nội dung nghiên cứu. Trong chương thứ hai, tác giả sẽ đánh giá các lý thuyết và tình hình quan hệ công chúng trên thế giới, trong khu vực Đông Nam Á và tại Việt Nam. Cụ thể, nó bao gồm các định nghĩa về PR, xuất xứ, tình trạng phát triển và các hiệp hội PR tiêu biểu trong từng khu vực. 4 Trong chương thứ ba, tác giả trình bày các câu hỏi nghiên cứu và chia sẻ chi tiết các phương pháp nghiên cứu và kinh nghiệm khảo sát thực địa. Trong chương thứ tư, tác giả tiến hành trả lời từng câu hỏi nghiên cứu một, bằng cách phân tích các dữ liệu thô của cuộc khảo sát trực tuyến và các nội trong trả lời trong các cuộc phỏng vấn sâu. Hơn nữa, tác giả phân tích và so sánh kết quả khảo sát giữa các phương pháp điều tra qua bảng câu hỏi (survey) và phương pháp phỏng vấn sâu (in-dept interview) để tìm ra lời giải thích sâu hơn về vấn đề. Điều này cũng cho phép tác giả có cơ sở để đề nghĩ các giải pháp thỏa đáng cho ngành Quan hệ công chúng tại Việt Nam. Chương cuối cùng sẽ tóm tắt lại toàn bộ nội dung, đề xuất sự áp dụng kết quả điều tra và đề nghị các cuộc nghiên cứu xa hơn. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Đây là công trình nghiên cứu duy nhất ở Việt Nam thảo luận về các vấn đề của ngành PR tại Việt Nam trong xu thế hội nhập khu vực và quốc tế. Chưa có bất kỳ đề tài nghiên cứu nào được thực hiện tương tự trước đây. Cuộc nghiên cứu đã cố gắng phát họa hình ảnh mới nhất của ngành PR tại Việt Nam, và giúp trả lời đâu là những thách thức mà những người làm nghề PR tại Việt Nam đang phải đối mặt, liệu họ cần một Hiệp hội PR để hỗ trợ họ phát triển sự nghiệp hay không; và Hiệp hội PR có thể đóng góp được gì cho họ, cho ngành PR và cho môi trường kinh doanh tại Việt Nam. Có 5 câu hỏi cần được nghiên cứu bằng cả 2 phương pháp để tìm ra câu trả lời thỏa đáng: Research Question 1. Những thách thức trong công việc mà những người làm PR đang phải đối mặt là gì? Research Question 2. Người làm PR nghĩ bản thân họ sẽ tự giải quyết những thách thức bằng cách nào? Research Question 3. Người làm PR nghĩ Hiệp hội PR có thể giúp họ giải quyết những thách thức trên bằng cách nào? Research Question 4. Người làm PR nghĩ Hiệp hội PR có thể đóng góp gì cho ngành PR và môi trường kinh doanh tại Việt Nam, đặc biệt là khi AEC được thành lập cuối năm nay? 5 Research Question 5. Người làm PR nghĩ họ có thể đóng góp được gì cho Hiệp hội PR Việt Nam? Phương pháp 1: Survey (Bảng khảo sát) Mẫu nghiên cứu là 100 người đang hành nghề PR tại các công ty PR lớn tại Việt Nam (PR agency) và tại các doanh nghiệp kinh doanh (PR in-house). Phương pháp 2: In-depth Interview (Phỏng vấn sâu) Bên cạnh phương pháp khảo sát trực tuyến, tác giả đã kết nối và phỏng vấn sâu 08 chuyên gia PR có uy tín hiện nay trên thị trường. PHÂN TÍCH SỐ LIỆU Kết quả của cuộc khảo sát trực tuyến bằng bảng câu hỏi đã được thu thập xong trong hơn hai tháng. Đó là khoảng thời gian đã được dự tính trước, bởi vì để khuyến khích và động viên sự hồi đáp mà không cần bất kỳ phần thưởng gì phải có thời gian. Kết quả là, 53 khảo sát hoàn thành được gửi trở lại trong số 100 bảng điều tra gửi ra. Tỉ lệ này được chấp nhận (xem lý do trong nội dung gốc). Tiếp đó, dữ liệu được phân tích bởi phần mềm thống kê SPSS (ver 16) để tạo lập các câu trả lời cho 05 câu hỏi nghiên cứu strên. Bên cạnh đó, sau khi thu thập câu trả lời từ những chuyên gia PR được phỏng vấn, tác giả đã mã hóa các bản ghi chép. Các dữ liệu phỏng vấn này đã được sử dụng như là nguồn dữ liệu định tính giúp cung cấp sự đối chứng và cung cấp các lời giải thích sâu hơn cho các kết quả thu được từ bảng khảo sát. 6 PHÂN TÍCH ĐÁP VIÊN Có tổng cộng 100 bảng câu hỏi đã được gửi đến 100 người làm PR thông qua email. Có 53 bảng đã được gửi trở lại, đạt 53% tỷ lệ đáp ứng. Giới tính của người trả lời cho thấy 22 người được hỏi (42%) là nam và 31 người được hỏi (58%) là nữ. Tổng cộng có 44 người được hỏi (83%) làm việc tại thành phố Hồ Chí Minh, 4 người trả lời (7,5%) làm việc tại Hà Nội và 5 người còn lại (9,5%) cho biết họ đã làm việc ở nơi khác. 15 người được hỏi (28,3%) nói rằng họ chỉ làm việc tại công ty PR (PR agency), trong khi 38 người được hỏi (71,7%) nói rằng họ đã làm việc tại cả PR agency và tại doanh nghiệp (PR inhouse). Khi phân tích Độ Tuổi và Giới tính (bảng 3), thì tham gia khảo sát trẻ tuổi nhất là nam (tuổi từ 18-22) và già nhất là nữ (tuổi từ 40-60). Các số liệu định lượng (bảng 4) cũng tiết lộ rằng trung bình số năm kinh nghiệm của tổng 53 người làm PR là 3,73 năm. Năm kinh nghiệm làm việc được thay đổi từ dưới 1 năm đến hơn 10 năm. Đáng chú ý là trong lĩnh vực PR, một người có thể đạt được vị trí quản lý khi anh / cô ấy có 1-3 năm kinh nghiệm làm việc (bảng 4). Hơn nữa, 26 trong số 53 người được hỏi (49%) cho biết rằng họ là người nắm vai trò quản lý trong khi 27 người trong số họ (51%) xác định rằng họ không nắm giữ vị trí quản lý (bảng 5). Đặc biệt, 13 trong số 31 người nữ (42%) cho biết họ đang nắm giữ vai trò quản lý, trong khi 13 trong số 22 người nam (59%) cho biết họ đang là quản lý (bảng 6, bảng 1). TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU RQ 1. Những thách thức trong công việc mà những người làm nghề PR đang phải đối mặt là gì? RQ 2. Người làm PR nghĩ bản thân họ sẽ tự giải quyết những thách thức bằng cách nào? Đối với người làm PR in-house: Kết quả nghiên cứu cho thấy, trong nội tại bản thân họ, có 08 thách thức trong công việc mà những người làm PR in-house đang phải đối mặt, đó là: “Thiếu mối quan hệ (báo chí, nhà cung cấp, chuyên gia, người có tầm ảnh hưởng)”, “Thiếu kinh nghiệm thực tiễn”, “Thiếu kĩ năng chuyên môn (viết, lập kế hoạch, xử lý khủng hoảng, thiết lập mối quan hệ…)”, “Thiếu kiến thức 7 chuyên môn”, “Thiếu kiến thức về sản phẩm/ngành hàng/lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp”, “Thiếu tài liệu nghiên cứu”, “Hạn chế ngoại ngữ”, “Hạn chế về thông tin tuyển dụng” Để tự giải quyết những thách thức trên, Người làm PR in-house chọn ra 05 giải pháp như: “Nhờ người quen, đồng nghiệp giới thiệu mối quan hệ cần xây dựng”, “Tham gia các hoạt động networking, hội thảo”, “Tìm kiếm sách báo, tài liệu trong nước, nước ngoài”, “Tham gia các khóa đào tạo có liên quan”, “Tìm kiếm thông tin tuyển dụng tại các công ty giới thiệu việc làm, internet”. Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy, đến từ môi trường làm việc, có 04 thách thức trong công việc mà người làm PR in-house đang khá đau đầu. Đó là “Công ty có ngân sách PR eo hẹp”, “Ban giám đốc không đầu tư cho hoạt động PR”, “Ban giám đốc không đầu tư cho hoạt động PR” và “Ban giám đốc không tin tưởng năng lực của đội ngũ PR”. Để giải quyết ra bốn thách thức trên, họ chọn có 03 giải pháp chính. Hai trong số 3 giải pháp nhằm mục đích giúp ông chủ của họ hiểu về PR, chẳng hạn như “Chia sẻ thông tin, bài báo, nghiên cứu về vai trò của PR cho Ban giám đốc” và “Mời Ban giám đốc tham gia các hội nghị, hội thảo về PR”. Nếu hai giải pháp này không hiệu quả, họ sẽ chọn giải pháp thứ ba là "nghỉ việc". Đối với người làm PR tại agency: Kết quả từ nghiên cứu cho thấy những người làm PR tại agency hiện nay đang phải đối mặt với 04 thách thức trong công việc của họ, chẳng hạn như “Bị khách hàng đánh cắp ý tưởng”, “Bị mời đấu thầu, làm báo giá cho đủ 3 nhà cung cấp”, “Bị khách hàng ép giá” và “Đội nhóm còn thiếu nhiều kỹ năng”. Để tự lực vượt qua những thách thức này, những người làm PR tại agency đã chọn ra 03 giải pháp. Họ quyết định “Từ chối khách hàng (khi nhận thấy những dấu hiệu tiêu cực)”, “Vẫn cố gắng làm (dù nhận thấy những dấu hiệu tiêu cực)” và “Đào tạo thêm cho thành viên chưa đủ năng lực”. Kết quả đã cung cấp một phát hiện thú vị là: mặc dù những người PR biết cách để ứng phó với các yêu cầu tiêu cực của khách hàng (từ chối hoặc chấp nhận), họ lại không đồng ý về những giải pháp mà họ đã chọn. Họ cho biết rằng, họ sẽ đối phó với các yêu cầu của khách hàng theo từng 8 trường hợp cụ thể và giao lại (outsource) cho các bên thứ ba để tránh thiệt hại công sức. Ngoài ra, để đối phó với tình trạng đội ngũ PR chuyên môn thấp, hầu hết những người được khảo sát đồng ý giải pháp làm đào tạo nội bộ cho thành viên trong các dự án thực tế triển khai. Họ khá tự tin vào việc đào tạo nội bộ này. RQ3. Những người làm PR nghĩ Hiệp hội PR có thể giúp họ giải quyết những thách thức trên bằng cách nào? Kết quả nghiên cứu cho thấy tất cả người làm PR đồng ý rằng Hiệp hội PR có thể giúp họ giải quyết những thách thức họ đã kể trên. Họ nghĩ rằng Hiệp hội PR có thể hỗ trợ họ trong việc “Tạo cơ hội giao lưu, học hỏi, mở rộng mối quan hệ trong ngành PR”, “Xây dựng bộ quy tắc ứng xử (Code of Conduct) cho nghề PR tại VN”, “Tổ chức các khóa đào tạo chuyên sâu” và “Tổ chức buổi hội nghị chuyên đề cho BoD để họ hiểu rõ về vai trò và tầm quan trọng của PR”. Bên cạnh đó, những người làm PR còn mong đợi Hiệp hội PR trở thành một lực lượng chống lại các yêu cầu tiêu cực từ phía khách hàng, bởi vì hiệp hội sẽ thiết lập quy tắc ứng xử chuẩn chung cho toàn ngành PR, và các tiêu chuẩn về báo giá, lệ phí bao gồm phí ý tưởng, phí cho mỗi giờ tư vấn… nhằm bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ của người hành nghề PR. RQ 4. Hiệp hội PR có thể đóng góp gì cho ngành PR và môi trường kinh doanh tại Việt Nam, đặc biệt là khi AEC được thành lập cuối năm nay? Kết quả nghiên cứu phản ánh rằng Hiệp hội PR có khả năng đóng góp tích cực cho ngành công nghiệp PR bằng cách “Thiết lập những chuẩn mực hành nghề chuyên nghiệp (bảo vệ quyền lợi khách hàng và chất xám của PR agency)” và “Tổ chức giải thưởng, vinh danh những cá nhân, đơn vị, chiến dịch PR thiết thực đối với cộng đồng”. Hơn thế nữa, Hiệp hội PR cũng có thể trở thành cầu nối giữa những người hành nghề, các doanh nghiệp và chính phủ. Tiếng nói của người hành nghề PR và doanh nghiệp dễ dàng được chuyển tải đến Chính phủ thông qua hiệp hội PR và ngược lại. Điều này làm cho ngành công nghiệp PR và môi trường kinh doanh ngày càng thấu cảm, lành mạnh và hiệu quả hơn. Hơn thế nữa, Hiệp hội PR cũng có thể trở thành một đơn vị đáng tin cậy để giúp các doanh nghiệp quảng bá sản phẩm dịch vụ và xây dựng danh tiếng trong khu vực ASEAN và thế giới, 9 đặc biệt là khi Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC - ASEAN Economic Community) được thành lập vào cuối 2015. RQ 5. Những người làm nghề PR nghĩ họ có thể đóng góp được gì cho Hiệp hội PR Việt Nam? Kết quả nghiên cứu cho thấy rằng hầu hết những người làm PR nghĩ rằng họ có thể đóng góp tốt cho Hiệp hội PR bằng cách “Đóng góp ý tưởng cho các hoạt động của tổ chức nghề nghiệp này”, “Tham gia làm ban quản lý của tổ chức này” và “Tham gia triển khai các hoạt động của tổ chức nghề nghiệp”. Bên cạnh đó, họ sẽ muốn chia sẻ kinh nghiệm với cá đồng nghiệp và khuyến khích mọi người tham gia tổ chức này. Ngoài ra, lệ phí hàng năm thành viên (15 USD) và lệ phí vé (10 USD) cho mỗi cuộc hội thảo PR có thể cao đối với họ. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu tin rằng nó không phải là vấn đề là lệ phí bao nhiêu. Lệ phí nên được đặt ở giá trị của lợi ích mà hiệp hội PR có thể mang lại cho các thành viên của nó. Nếu tốt như thế thì tại sao đến giờ vẫn chưa có Hiệp hội PR tại Việt Nam? Cái gì đang cản trở? Thật không phải dễ dàng để có được một hiệp hội PR chuẩn mực như thế tại Việt Nam. Những chuyên gia tham gia khảo sát giải thích rằng: lý do Việt Nam chưa có hiệp hội PR là vì những người làm PR vẫn chưa thể tập hợp lại được. Họ chưa tập hợp lại được vì thiếu người khởi xướng xứng tầm, vì xung đột lợi ích và vì những người khởi xướng chưa thực sự cam kết đóng góp thời gian và nguồn lực tài chính để gây dựng hội. Những chuyên gia tham gia khảo sát đồng thuận rằng: chính phủ nên là người khởi xướng để vận động thành lập hiệp hội PR (xem chi tiết tại bảng gốc tiếng Anh) Một chuyên gia PR Việt Nam chia sẻ: Chúng ta đồng thuận rằng chúng ta cần một Hiệp hội PR. Tuy nhiên, chúng ta có nhiều định hướng khác nhau về sự vận hành của hội này. Tôi nghĩ rằng hiệp hội PR, đầu tiên phải đem lại lợi ích cho những người làm PR tại agency đã, sau đó mới đến lược những người làm PR in-house. Hãy nhớ kĩ rằng, người làm PR in-house chính là khách hàng của người làm PR agency. Chúng ta có lợi ích bị mâu thuẫn mà không 10 thể nào hài hòa được. Đó là lý do cộng đồng người làm PR không thể được triệu tập. (Personal communication, December, 15, 2014) Một chuyên gia PR khác cho biết: Đa phần người làm PR tại Việt Nam luôn mong có một hiệp hội PR. Thậm chí cả PR freelancer cũng cần hiệp hội PR để bảo vệ quyền lợi của họ. Tất cả chúng ta đều cần. Nhưng chúng ta chưa thể có hiệp hội này ngay bây giờ, vì chúng ta không có người khởi xướng xứng tầm để vận động thành lập. Người khởi xướng phải là người vừa thành công trong kinh doanh dịch vụ PR, vừa có trình độ học thuật cao về PR đến nỗi cộng đồng PR ai cũng ngưỡng mộ, ủng hộ và đầu quân. Tại Việt Nam chưa có được ai như thế trong thời điểm này. Chúng ta chưa thể theo sự lãnh đạo của người mà chúng ta không công nhận là lãnh đạo (Personal communication, December, 15, 2014) […] KẾT LUẬN Ngành PR tại Việt Nam đang ở trong bình minh của sự phát triển, vì thế sẽ có thể phải mất thêm thời gian để sự ra đời của Hiệp hội PR được chín muồi. Nghiên cứu này đã đóng góp thêm thông tin hữu ích, tha thiết để nói lên sự cần thiết cho ra đời một Hiệp hội PR tại Việt Nam và điều gì đang ngăn cản sự ra đời của hiệp hội. Dù vậy, chúng ta cùng hy vọng trong thời gian ngắn sắp tới, Việt Nam sẽ có thể có một tổ chức PR xuất sắc và chuyên nghiệp để hỗ trợ cho sự phát triển của cộng đồng người làm PR, của doanh nghiệp và chính phủ, đó là Hiệp hội PR Việt Nam. Trên là phần tóm tắt các điểm chính của công trình nghiên cứu bằng tiếng Việt để các bạn tiện theo dõi. Để xem đầy đủ công trình nghiên cứu đầy đủ, miễn phí bằng tiếng Anh “PUBLIC RELATIONS AND THE NEED TO FORM A PROFESSIONAL ORGANISATION IN 11 VIETNAM”, các bạn vui lòng truy cập website letranbaophuong.com hoặc phần đính kèm trong cuốn sách này. 12 Về tác giả Lê Trần Bảo Phương là một trong những chuyên gia đầu ngành trong lĩnh vực nghiên cứu và ứng dụng Quan hệ Công chúng tại Việt Nam. Ông Phương tốt nghiệp Thạc sĩ Truyền thông của Đại học Stirling (Anh Quốc), và có nhiều năm kinh nghiệm thực hành Quan hệ Công chúng đối với các dự án của các tổ chức đa quốc gia, và của Chính Phủ Việt Nam. Ông Phương từng là cố vấn cho các hãng lớn như GlaxoSmithKline, Ajinomoto VN, Kimberly Clark, ISN (US), Gibbs & Soell, Mead Johnson Nutrition, Study Group International, Rosatom, Vietrade… Bên cạnh công việc chuyên môn, Ông Phương còn tham gia giảng dạy đại học, và là một trong những diễn giả về Quan hệ Công chúng được yêu thích hiện nay. Ông Phương đồng thời là Tác giả của cuốn sách bestseller về PR “Quyền Năng Bí Ẩn” do NXB Thông tin & Truyền thông ấn hành cuối năm 2014.  Nhà tư vấn, trưởng dự án, cố vấn Quan hệ công chúng (PR), Truyền thông;  Giảng viên; Tác giả; Diễn giả; Giám khảo;  Cha đẻ của Chủ thuyết PR hiện đại (hoặc tại đây); Thuyết Chủ ý trong vô ý (hoặc tại đây); Định hướng Con đường PR (hoặc tại đây).  Tác giả của cuốn sách bestseller về PR “Quyền năng bí ẩn: Khám phá 5 Nghệ Thuật Tối Thượng gây ảnh hưởng đến hành vi đám đông”. 13 [Topic] PUBLIC RELATIONS AND THE NEED TO FORM A PROFESSIONAL ORGANISATION IN VIETNAM THE UNIVERSITY OF STIRLING (UK) APRIL 2015 BY LE TRAN BAO PHUONG VIETNAM 14 TABLE OF CONTENT ABSTRACT ACKNOWLEDGEMENT LIST OF TABLE LIST OF ACRONYMS Chapter 1. INTRODUCTION Page 9 2. LITERATURE REVIEW 11 PR in the World 12 PR in ASEAN 16 PR in Vietnam 18 3. METHODOLOGY 21 Research Question 22 Method 1: Online surveys 23 Method 2: In-depth interview 25 Data collection and data analysis 27 4. RESULTS AND ANALYSIS 29 Respondent Analysis 29 Study Results 30 Findings and Discussion 36 5. CONCLUSION 44 15 Limitations and suggestions for future study 44 Implications for practitioners 45 Conclusion 49 APPENDICES 49 Appendix A: Covering letter to interview participants 50 Appendix B: In-depth interview questions 51 Appendix C: Covering letter to survey participants 53 Appendix D: Questionnaires 54 Appendix E: Data Tables 61 Appendix F: Universities and Training centres teaching PR in Vietnam 66 BIBLIOGRAPHY 70 16 ABSTRACT This study is about Public Relations. The purpose of this study is to find out reasons or obstacles to explain why Vietnam has no PR association until now though other Association of South East Asian Nations (ASEAN) have their own once 40 to 50 years ago. The study also identifies challenges which PR practitioners in Vietnam are facing up in their works and if they need a PR professional organisation to support them to enhance their career development or not. Finally, the study shows what the PR professional organization is expected to contribute to the PR industry and business environment of Vietnam, especially when the Association of South East Asian Nations (AEC) is established in the end of 2015. The methods used to research information are online survey with sample size of 100 PR practitioners and in-dept interview with 08 established and reputable practitioners. The study results showed that all PR practitioners agree the PR professional organisation (or PR association) could help them to solve their challenges. They think this organization could support them to “widen their network and open connections with other practitioners”, “provide them useful training course” and “celebrate PR seminar to help their BOD understand about PR role”. Besides, agency practitioners expect this PR professional organization to become a force to fight against clients’ negative requests because it set up code of conduct for the whole PR industry, and the benchmark of fees, including idea fee, proposal fee, consulting fee to protect practitioners’ intellectual property. However, it is not easy to establish the PR association in Vietnam. They explain that there is still not PR association in Vietnam because practitioners have not been able to be gathered due to lack of the qualified advocacy/proponent, benefit conflict and no commitment of contribution of time and financial resources. They agree that government should be the advocacy to establish PR association to overcome these issues. In conclusion, PR industry in Vietnam is in its early dawn so it might take long time to have the PR association. However, the researcher hopes that this study could contribute a helpful voice to alert about the need of a PR professional organisation (or PR association) in Vietnam. It is hoped 17 that Vietnam will be able to shape its way to give birth of an excellent and professional PR organisation in future. 18 ACKNOWLEDGEMENT I would like to thank to my UK tutor Dr. Indrani Lahiri as well as my Vietnamese tutor Ms. Khong Loan who gave me the golden support to finish this meaningful study on the topic “Public Relations and the need to form a professional organisation in Vietnam”. This study is the first ever research which explores about the persistent problem of PR industry in Vietnam (a communist country) and provides suggestions to solve out the problem in trend of regional integration and internationalization. There is no public relations study in Vietnam has ever undertaken this mission before. 19
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng