Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Ngành công nghiệp khai thác khoáng sản ở tỉnh thái nguyên giai đoạn 1997 2010...

Tài liệu Ngành công nghiệp khai thác khoáng sản ở tỉnh thái nguyên giai đoạn 1997 2010

.PDF
140
146
120

Mô tả:

Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc.tnu.edu.vn/ ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM CHU THỊ TÂN CHU THỊ TÂN NGÀNH CÔNG NGHIỆP KHAI THÁC NGÀNH CÔNG NGHIỆP KHAI THÁC KHOÁNG SẢN Ở TỈNH THÁI NGUYÊN KHOÁNG SẢN Ở TỈNH THÁI NGUYÊN GIAI ĐOẠN 1997 - 2010 GIAI ĐOẠN 1997 - 2010 LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ Thái nguyên - 2013 Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc.tnu.edu.vn/ ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM CHU THỊ TÂN NGÀNH CÔNG NGHIỆP KHAI THÁC KHOÁNG SẢN Ở TỈNH THÁI NGUYÊN GIAI ĐOẠN 1997 - 2010 Chuyên ngành: Lịch sử Việt Nam Mã số : 60.22.03.13 LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: GS.TS. Nguyễn Ngọc Cơ Thái nguyên - 2013 Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc.tnu.edu.vn/ LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan, đây là công trình nghiên cứu của cá nhân tôi, kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực, chưa được công bố. Thái Nguyên, tháng 8 năm 2013 Ngƣời thực hiện Chu Thị Tân XÁC NHẬN CỦA TRƢỞNG KHOA CHUYÊN MÔN i Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc.tnu.edu.vn/ LỜI CẢM ƠN Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới GS. TS Nguyễn Ngọc Cơ đã tận tình hướng dẫn, tạo điều kiện giúp đỡ tôi hoàn thành công trình nghiên cứu này. Tôi xin bày tỏ sự cảm ơn đối với Ban giám hiệu Trường Đại học Sư phạm – Đại học Thái Nguyên, Ban chủ nhiệm Khoa Lịch sử, Khoa Sau đại học Trường Đại học Sư phạm – Đại học Thái Nguyên đã tạo điều kiện và giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu tại trường. Tôi xin cảm ơn Ban lãnh đạo Sở Công Thương, Sở Tài nguyên Môi trường, Chi cục Thống kê Tỉnh Thái Nguyên, Thư viện tỉnh Thái Nguyên, Phòng kỹ thuật sản xuất mỏ than Khánh Hòa, mỏ than Núi Hồng…và các cá nhân đã giúp đỡ tôi trong quá trình đi thực tế tại địa phương và các cơ quan ban ngành. Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn đến gia đình, bạn bè, đã khích lệ, động viên và giúp đỡ tôi trong suốt thời gian hoàn thành luận văn. Thái Nguyên, tháng 8 năm 2013 Tác giả luận văn Chu Thị Tân ii Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc.tnu.edu.vn/ MỤC LỤC Trang Trang bìa phụ Lời cam đoan ...................................................................................................... i Lời cảm ơn ........................................................................................................ ii Mục lục ............................................................................................................. iii Danh mục các chữ viết tắt ................................................................................ iv Danh mục các bảng ............................................................................................v Danh mục các hình ........................................................................................... vi MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1 Chƣơng 1. NHỮNG ĐIỀU KIỆN ĐỂ HÌNH THÀNH NGÀNH CÔNG NGHIỆP KHAI THÁC KHOÁNG SẢN Ở TỈNH THÁI NGUYÊN ......... 8 GIAI ĐOẠN 1997 - 2010 ................................................................................ 8 1.1. Vài nét về vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên .............................................. 8 1.1.1. Vị trí địa lý ........................................................................................... 8 1.1.2. Điều kiện tự nhiên ............................................................................. 12 1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội ..................................................................... 16 1.2.1. Kinh tế ............................................................................................... 16 1.2.2. Xã hội................................................................................................. 18 1.3. Tài nguyên khoáng sản ......................................................................... 21 1.3.1. Khoáng sản năng lượng ..................................................................... 23 1.3.2. Khoáng sản kim loại .......................................................................... 23 1.3.3. Nhóm khoáng sản phi kim loại:......................................................... 24 1.3.4. Nhóm khoáng sản vật liệu xây dựng ................................................. 25 1.3.5. Nước khoáng...................................................................................... 26 Chƣơng 2. HOẠT ĐỘNG KHAI THÁC KHOÁNG SẢN Ở TỈNH THÁI NGUYÊN TỪ NĂM 1997 ĐẾN NĂM 2010..................................... 28 2.1. Xây dựng cơ sở hạ tầng ........................................................................ 28 2.1.1. Xây dựng cơ sở hạ tầng ..................................................................... 28 iii Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc.tnu.edu.vn/ 2.1.2. Nguồn lao động ................................................................................. 32 2.2. Khai thác khoáng sản trên địa bàn tỉnh Thái nguyên từ năm 1997 - 2010 . 33 2.2.1. Các đơn vị tham gia khai thác khoáng sản ........................................ 34 2.2.2. Quy trình khai thác các loại khoáng sản ............................................ 37 Chƣơng 3. NHỮNG TÁC ĐỘNG CỦA NGÀNH ...................................... 78 KHAI THÁC KHOÁNG SẢN ĐẾN ĐỜI SỐNG KINH TẾ - XÃ HỘI TỈNH THÁI NGUYÊN TỪ NĂM 1997 ĐẾN NĂM 2010 ......................... 78 3.1. Tác động tích cực .................................................................................. 78 3.1.1. Kinh tế ............................................................................................... 78 3.1.2. Xã hội................................................................................................. 81 3.2. Tác động tiêu cực .................................................................................. 83 3.2.1. Đối với các khu dân cư ...................................................................... 83 3.2.2. Đối với môi trường ............................................................................ 84 KẾT LUẬN .................................................................................................... 97 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 99 PHỤ LỤC ..................................................................................................... 105 iv Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc.tnu.edu.vn/ DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT BQ : Bình quân BTNMT : Bộ tài nguyên môi trường CBCNV : Cán bộ công nhân viên CN : Chi nhánh CSDL : Cơ sở dữ liệu CP : Cổ phần CPXD : Cổ phần xây dựng DNNN : Doanh nghiệp nhà nước đ : đồng ĐC : Địa chất ĐCKS : Địa chất khoáng sản ĐHQG : Đại học quốc gia GP : Giấy phép GTSXCN : Giá trị sản xuất công nghiệp HĐND : Hội đồng nhân dân KC : Khoáng chất KH & CN : Khoa học và công nghệ KHCN & MT : Khoa học công nghệ và môi trường KHTN : Khoa học tự nhiên KHXH : Khoa học xã hội KL : Kim loại KTM : Khai thác mỏ HTX : Hợp tác xã KT-XH : kinh tế xã hội LD : Liên doanh LK : Lỗ khoan MTV : Một thành viên iv Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc.tnu.edu.vn/ Q : Quặng QĐ : Quyết định QL : Quốc lộ SK : Sa khoáng SL : Sản lượng SN : Sáp nhập STT : Số thứ tự T : Tấn TDMNBB : Trung du miền núi Bắc Bộ TDMNPB : Trung du miền núi phía Bắc TM : Trách nhiệm hữu hạn thương mại TN : Tư nhân TNHH : Trách nhiệm hữu hạn TT & CN : Thông tin và công nghệ UBND : Ủy ban nhân dân XDCB : Xây dựng cơ bản XN : Xí nghiệp XNK : Xuất nhập khẩu VLXD : Vật liệu xây dựng VNĐ : Việt Nam đồng v Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc.tnu.edu.vn/ DANH MỤC CÁC BẢNG Trang Bảng 2.1: Vốn sản xuất kinh doanh bình quân năm của các doanh nghiệp ........ 32 Bảng 2.2: Số lao động trong các doanh nghiệp đang hoạt động từ năm 2005 - 2009 ............................................................................................ 33 Bảng 2.3: Một số mỏ khoáng sản được cấp giấy phép khai thác trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên ................................................................................... 35 Bảng 2.4: Sản lượng khai thác than trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên ................... 41 Bảng 2.5: Sản lượng khai thác than và đất bóc mỏ than Khánh Hòa .................. 48 Bảng 2.6: Sản lượng khai thác quặng sắt mỏ Trại Cau ....................................... 59 Bảng 2.7: Sản lượng khai thác quặng chì, kẽm trên địa bàn tỉnh từ năm 1998 đến 2004 ................................................................................................. 61 Bảng 2.8: Sản lượng quặng mỏ Làng Hích ........................................................... 62 Bảng 2.9: Tình hình khai thác chì, kẽm một số mỏ tại tỉnh Thái Nguyên ......... 63 Bảng 2.10: Tình hình khai thác một số mỏ thiếc trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên ..... 66 Bảng 2.11: Sản lượng cát sỏi xây dựng của tỉnh giai đoạn 2005 - 2009 ............. 76 Bảng 3.1: Sản lượng khai thác của một số mỏ than lớn trên địa bàn tỉnh ........... 79 Bảng 3.2: Sản lượng quặng sắt và giá trị sản xuất công nghiệp từ năm 1995 đến năm 2010 ......................................................................................... 79 Bảng 3.3: Sản lượng titan và giá trị sản xuất công nghiệp từ năm 1995 đến 2010 ..... 80 Bảng 3.4: Sản lượng quặng chì kẽm và giá trị sản xuất công nghiệp từ năm 1995 đến 2010........................................................................................ 80 Bảng 3.5: Sản lượng quặng trong nhóm kim loại và giá trị sản xuất công nghiệp từ năm 1995 đến 2010 ............................................................... 80 Bảng 3.6: Sản lượng quặng trong nhóm khoáng chất công nghiệp và giá trị sản xuất công nghiệp từ năm 1995 đến 2010 ....................................... 81 Bảng 3.7: Giá trị sản xuất công nghiệp theo giá thực tế phân theo ngành công nghiệp ............................................................................................ 81 v Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc.tnu.edu.vn/ DANH MỤC CÁC HÌNH Trang Hình 2.1: Lược đồ mạng lưới giao thông tỉnh Thái Nguyên ............................. 31 Hình 2.2. Bản đồ phân bố một số mỏ than ......................................................... 42 Hình 2.3: Sơ đồ quy trình và công nghệ khai thác lộ thiên ở mỏ than Khánh Hòa ......................................................................................... 44 Hình 2.4: Sơ đồ quy trình và công nghệ khai thác hầm lò ở mỏ than Khánh Hòa ... 47 Hình 2.5: Sơ đồ quy trình và công nghệ khai thác than lộ thiên mỏ than Núi Hồng .. 49 Hình 2.6: Sơ đồ quy trình và công nghệ khai thác hầm lò mỏ Làng Cẩm......... 51 Hình 2.7: Sơ đồ quy trình và công nghệ khai thác than thủ công mỏ Làng Cẩm .... 53 Hình 2.8. Sơ đồ quy trình và công nghệ khai thác lộ thiên mỏ Phấn Mễ .......... 55 Hình 2.9: Sơ đồ quy trình và công nghệ khai thác lộ thiên mỏ than Bá Sơn ......... 57 Hình 2.10: Sơ đồ quy trình và công nghệ khai thác hầm lò mỏ than Bá Sơn ........ 57 Hình 2.11: Sơ đồ phân bố các mỏ khoáng sản làm VLXD tỉnh Thái Nguyên ....... 71 vi Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc.tnu.edu.vn/ MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Trong quá trình phát triển kinh tế xã hội của một quốc gia nói chung, của một địa phương nói riêng tài nguyên khoáng sản đóng một vai trò quan trọng. Việt Nam là một nước giàu tài nguyên khoáng sản như than, sắt, đồng. thiếc, bôxit, vàng, dầu khí… Trong đó, Thái Nguyên là tỉnh có nguồn tài nguyên khoáng sản phong phú và đa dạng. Sự phong phú của nguồn tài nguyên đã thúc đẩy cho ngành công nghiệp khai khoáng phát triển và ngành luôn là mũi nhọn trong nền kinh tế. Trong lịch sử, người Trung Hoa cũng như người Pháp khi biết đến sự giàu có về tài nguyên của địa phương này đều ngay lập tức đến tiến hành thăm dò, khai thác với quy mô lớn và mang về nước mình những nguồn lợi đáng kể từ mảnh đất Thái Nguyên. Giữa thế kỉ XVIII, người Trung Quốc đã đến đây khai thác. Năm 1858, thực dân Pháp tiến hành xâm lược Việt Nam. Sau khi hoàn thành công cuộc bình định vào năm 1897, chúng bắt tay vào công cuộc khai thác thuộc địa ở nước ta. Các hoạt động thăm dò, khai thác khoáng sản đã được diễn ra từ năm 1906 với các mỏ than ở Quán Triều, Làng Cẩm. Trong cả hai đợt khai thác của người Pháp, ngành công nghiệp khai mỏ luôn chiếm vị trí ưu tiên. Cũng chính ngành này đã đem lại lợi nhuận rất lớn cho tư bản Pháp. Điều đó càng chứng tỏ sự phong phú về tài nguyên khoáng sản của Thái Nguyên. Sau khi hoà bình lập lại năm 1954 ngoài than các mỏ khác như chì, kẽm Lang Hích, sắt Trại Cau… được khai thác để phát triển đất nước, một số mỏ mới được phát hiện và thăm dò như thiếc, vonfram, titan, vàng, vật liệu xây dựng. Những năm 1959 - 1960, với chủ trương chung phát triển ngành công nghiệp, trên cơ sở phát triển công nghiệp nặng. Nhà nước đã đầu tư xây dựng đứa con đầu lòng của ngành khai thác khoáng sản đó là Khu công nghiệp Gang Thép Thái Nguyên. Năm 1963 Khu công nghệp bước vào sản xuất đã đưa Thái Nguyên trở thành một trong những trung tâm công nghiệp luyện kim lớn của đất nước. Để có nhiên liệu phục vụ lò cao, Chính phủ đã quyết định giao cho 1 Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc.tnu.edu.vn/ Công ty Gang Thép tổ chức lại mỏ than Phấn Mễ - Làng Cẩm, ngoài ra còn có mỏ Than Khánh Hoà, Bá Sơn, Núi Hồng. Bên cạnh các mỏ than, các mỏ quặng cũng tiếp tục được khai thác cùng với quá trình xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Thái Nguyên là một trong những tỉnh có trữ lượng khoáng sản lớn nhất ở Việt Nam. Đặc biệt là các khoáng sản phục vụ cho ngành luyện kim và chế biến vật liệu xây dựng như sắt, chì, kẽm, titan, than, đá, sét… Với tiềm năng lớn về khoáng sản, trên địa bàn tỉnh có rất nhiều cơ sở khai thác, chế biến khoáng sản có quy mô từ nhỏ đến lớn. Nhiều mỏ kim loại màu, kim loại đen, mỏ than, mỏ đá, mỏ sét đã, đang và sẽ được khai thác trong tương lai. Và tài nguyên khoáng sản là một trong những thế mạnh trong sự phát triển kinh tế của tỉnh. Trong những năm gần đây, kinh tế của tỉnh Thái Nguyên đạt tốc độ phát triển cao (Tổng GDP 8 - 14%/năm). Sự tăng trưởng đó có một phần không nhỏ sự đóng góp của ngành công nghiệp khai thác và chế biến khoáng sản. Theo quy hoạch phát triển từ nay đến năm 2020 tốc độ tăng trưởng GDP của Thái Nguyên 12 - 15%/năm. Cao hơn mức tăng trưởng của cả nước (8 - 9%) [21, tr 5-18]. Trong đó ngành công nghiệp khai thác và chế biến khoáng sản chiếm một tỷ trọng lớn. Trong giai đoạn từ năm 1997 đến năm 2010, ngành khai khoáng đã có những đóng góp to lớn trong ngành công nghiệp cũng như nền KT - XH của tỉnh Thái Nguyên. Nhưng bên cạnh những mặt tích cực, hoạt động khai thác khoáng sản ở Thái Nguyên bộc lộ những mặt tiêu cực. Việc khai thác diễn ra bừa bãi cùng với đó là công nghệ lạc hậu cơ sở kĩ thuật chưa được đầu tư lớn và có kế hoạch nên đã gây ra tình trạng lãng phí nguồn tài nguyên, làm thay đổi cảnh quan địa hình, thu hẹp diện tích đất trồng và đất rừng, gây ô nhiễm môi trường, phá vỡ môi trường sinh thái và cảnh quan thiên nhiên làm ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống của nhân dân đang được toàn xã hội quan tâm. Trong thời gian 13 năm hiệu quả khai thác sản xuất và thu nhập của người lao động đã được tăng lên. Tạo công ăn việc làm cho hàng nghìn lao 2 Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc.tnu.edu.vn/ động tại địa phương, góp phần đáng kể vào ngân sách nhà nước, địa phương và công cuộc công nghiệp hóa hiện - đại hóa đất nước. Bên cạnh những mặt đã đạt được ngành công nghiệp khai khoáng cũng để lại nhiều tác động đến môi trường kinh tế xã hội của tỉnh. Tuy nhiên, từ trước đến nay mới chỉ có một số công trình nghiên cứu phán ánh ở một phương diện nào đó mà chưa phản ánh một cách đầy đủ và toàn diện về tình hình khai thác và những tác động trên. Xuất phát từ những lý do trên, chúng tôi quyết định chọn đề tài: “Ngành công nghiệp khai thác khoáng sản ở tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 1997 - 2010” để làm luận văn thạc sỹ. 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề Thái nguyên là một tỉnh trung du miền núi tập trung nhiều loại khoáng sản, từ lâu đã được một số tài liệu thư tịch cổ điều tra nghiên cứu và ghi chép lại. Trước Cách mạng Tháng Tám 1945, tình hình khai thác khoáng sản ở nước ta nói chung đã được ghi chép rải rác ở một số sách như: Vân Đài loại ngữ, Đại Nam nhất thống chí, Đại Nam thực lục, Khâm định Đại Nam hội điển sự lệ, Đồng Khánh Dư địa chí… Hệ thống các mỏ ở Thái Nguyên được đề cập đến trong phương diện chính sách thuế của nhà Nguyễn. Dưới thời kỳ xâm lược và cai trị của thực dân Pháp ở Đông Dương, các học giả kinh tế Pháp rất quan tâm đến vấn đề ngành khai mỏ, trong đó có duy nhất một công trình của công sứ Thái Nguyên Afred Echinard (1929 - 1934) có nhan đề Notice sur la province Thai Nguyen (Tiểu chí Thái Nguyên) (Hà Nội, 1934), ngành khai mỏ được đề cập đến dưới hình thức là một trong những kỹ nghệ tiên tiến của người châu Âu ở Thái Nguyên. Sau Cách mạng Tháng Tám, nhất là sau năm 1954, giới sử học Việt Nam công bố nhiều công trình nghiên cứu liên quan đến thời kỳ cai trị của thực dân Pháp trong đó có các hoạt động khai thác khoáng sản ở Thái Nguyên. Công trình chuyên khảo “Chủ nghĩa đế quốc Pháp và tình hình công nghiệp ở Việt Nam dưới thời thuộc Pháp” (Nxb Sự thật, Hà Nội) của tác giả Cao Văn Biền 3 Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc.tnu.edu.vn/ đã cho biết những nét chi tiết hơn về bể than Phấn Mễ - Thái Nguyên và sự ra đời của các công ty khai thác than ở Thái Nguyên thời kỳ thuộc địa. Trong những năm gần đây, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên, Ban nghiên cứu lịch sử Đảng, Đảng bộ Công ty Gang Thép Thái Nguyên và các mỏ trong tỉnh liên tục chỉnh lý, biên soạn công phu hơn Lịch sử Đảng bộ tỉnh, các đặc san kỷ niệm ngày truyền thống. Đáng chú ý là ba công trình xuất bản năm 2003: 40 năm mỏ sắt Trại Cau, Công ty Gang Thép Thái Nguyên (1959 - 2003), Lịch sử Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên, tập 1 (1936 - 1965). Các công trình trên cho thấy những nét sơ lược về đời sống, phong trào đấu tranh và vai trò của giai cấp công nhân mỏ Thái Nguyên trong cách mạng giải phóng dân tộc. Luận án “Công nghiệp khai thác mỏ của tư bản Pháp ở Thái Nguyên (1906 - 1945)” được công bố năm 2008 của TS. Hà Thị Thu Thủy. Công trình đã tìm hiểu cơ sở hạ tầng hình thành công nghiệp khai thác mỏ của tư bản Pháp ở Thái Nguyên; hoạt động khai thác mỏ của tư bản Pháp ở các khâu từ xây dựng cơ sở hạ tầng, chuẩn bị nhân công và hệ thống các mỏ than, kẽm, sắt. Luận án cũng nêu lên những tác động của hoạt động khai thác mỏ của tư bản Pháp đến KT - XH tỉnh Thái Nguyên. Năm 2009, Nxb Chính trị Quốc gia xuất bản cuốn Địa chí Thái Nguyên của Tỉnh ủy - HĐND - UBND tỉnh Thái Nguyên. Trong cuốn sách này, vấn đề tiềm năng khoáng sản ở Thái Nguyên được đề cập trong phần Địa chất và Khoáng sản. Ngoài ra, tình hình khai thác khoáng sản ở Thái Nguyên cũng được khái quát sơ bộ trong phần kinh tế công nghiệp. Luận văn Thạc sĩ “Nghiên cứu hoạt động khai thác than ở tỉnh Thái Nguyên trên quan điểm phát triển bền vững” của Dương Thị Lan năm 2010. Luận văn đã tìm hiểu đặc điểm khoáng sản than ở Thái Nguyên; phân tích hiện trạng cũng như tác động từ khai thác than đến KT - XH và môi trường của tỉnh, đồng thời đưa ra định hướng phát triển bền vững của hoạt động khai thác than ở Thái Nguyên. Những công trình trên của các tác giả rất có giá trị giúp cho tôi hoàn thiện đề tài nghiên cứu của mình. 4 Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc.tnu.edu.vn/ 3. Đối tƣợng, nhiệm vụ, mục đích và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng Đề tài nghiên cứu về ngành công nghiệp khai thác khoáng sản ở tỉnh Thái Nguyên trong giai đoạn từ 1997 đến năm 2010. Đây là thời kỳ thực hiện Nghị Quyết Đại hội XV của Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên nhiệm kỳ 1997 - 2000 và nhiệm kỳ 2001 - 2010 sau khi tái lập tỉnh là: Tập trung mọi nguồn lực, tranh thủ thời cơ, đẩy mạnh công cuộc đổi mới một cách toàn diện và đồng bộ và tạo ra sự phát triển về KT - XH với tốc độ tăng trưởng nhanh, bền vững…cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động chuyển dịch mạnh, tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ trong GDP tăng cao… Đề tài đi sâu nghiên cứu tình hình khai thác khoáng sản với những đóng góp to lớn trong ngành công nghiệp, trong quá trình phát triển KT - XH của tỉnh Thái Nguyên. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Trên cơ sở nguồn tài nguyên sẵn có của tỉnh luận văn đi sâu tìm hiểu tình hình khai thác khoáng sản ở tỉnh Thái Nguyên. Nêu lên thực trạng khai thác, những tác động ảnh hưởng của ngành đối với nền KT - XH của tỉnh Thái Nguyên. 3.3. Mục đích nghiên cứu Nghiên cứu hiện trạng khai thác các loại khoáng sản. Trên cơ sở đó đánh giá tác động của ngành đến nền kinh tế - xã hội của tỉnh Thái Nguyên. 3.4. Phạm vi nghiên cứu Không gian: phạm vi địa bàn tỉnh Thái Nguyên Thời gian: từ năm 1997 đến năm 2010 4. Nguồn tài liệu và phƣơng pháp nghiên cứu 4.1. Nguồn tài liệu Trong quá trình thực hiện đề tài, chúng tôi khai thác triệt để các nguồn tài liệu về khoáng sản ở tỉnh Thái Nguyên. Đặc biệt là những tài liệu trong giai đoạn từ năm 1997 đến nay. Trong đó luận văn chú trọng đến những tài liệu sau: - Các tác phẩm chuyên khảo đã được công bố và ban hành; các tạp chí chuyên ngành; báo; tạp chí địa phương; các báo cáo tổng kết của các mỏ trên địa bàn tỉnh. 5 Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc.tnu.edu.vn/ - Các báo cáo, Nghị quyết, đề án, điều luật về ngành khoáng sản của Thủ tướng Chính phủ, Đảng bộ Thái Nguyên, Sở Công thương (Công nghiệp) Thái Nguyên, Sở Tài nguyên môi trường. - Hệ thống niên giám thống kê, Cục thống kê tỉnh Thái Nguyên phần về khai thác khoáng sản từ năm 1997 đến năm 2010. - Ngoài ra luận văn còn kế thừa các kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học đã được công bố có liên quan đến đề tài luận văn. 4.2. Phương pháp nghiên cứu Trong quá trình nghiên cứu chúng tôi sử dụng hai phương pháp chính đó là phương pháp lịch sử và phương pháp lôgic. Ngoài ra, luận văn còn được sử dụng phương pháp phân tích, tổng hợp vì trong quá trình thực hiện đề tài, tác giả thu thập tài liệu từ nhiều nguồn khác nhau một cách có chọn lọc để đảm bảo tính chính xác về đối tượng nghiên cứu. Trên cơ sở đó, tác giả tiến hành phân tích, xử lý các số liệu thu thập phục vụ cho mục đích nghiên cứu của đề tài. Ngoài ra các phương pháp khác như thống kê, so sánh, lập bảng, biểu đồ, lược đồ, điền dã cũng được kết hợp sử dụng trong luận văn. 5. Đóng góp của luận văn - Luận văn làm rõ Thái Nguyên là tỉnh miền núi có nhiều tài nguyên khoáng sản như than, quặng sắt, chì, kẽm, các loại vật liệu xây dựng… - Luận văn trình bày hiện trạng khai thác khoáng sản. Qua đó chỉ ra những tác động của hoạt động khai khoáng đến tình hình KT - XH ở tỉnh Thái Nguyên từ năm 1997 đến 2010. 6. Bố cục của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục nội dung luận văn được chia làm ba chương: Chương 1: Những điều kiện để hình thành ngành công nghiệp khai thác khoáng sản ở tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 1997 đến 2010 . Chương 2: Hoạt động khai thác khoáng sản ở Thái Nguyên từ năm 1997 đến năm 2010. Chương 3: Những tác động của ngành khai thác khoáng sản đến đời sống kinh tế - xã hội tỉnh Thái Nguyên từ năm 1997 đến năm 2010. 6 Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc.tnu.edu.vn/ BẢN ĐỒ HÀNH CHÍNH TỈNH THÁI NGUYÊN 7 Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc.tnu.edu.vn/ Chƣơng 1 NHỮNG ĐIỀU KIỆN ĐỂ HÌNH THÀNH NGÀNH CÔNG NGHIỆP KHAI THÁC KHOÁNG SẢN Ở TỈNH THÁI NGUYÊN GIAI ĐOẠN 1997 - 2010 1.1. Vài nét về vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên 1.1.1. Vị trí địa lý Thái Nguyên là một tỉnh miền núi nằm ở khu vực trung du miền núi phía Bắc có diện tích tự nhiên là 3.541,67 km2. Tỉnh Thái Nguyên có phía Bắc giáp với tỉnh Bắc Kạn, phía Tây giáp với tỉnh Vĩnh Phúc, Tuyên Quang, phía Đông giáp với tỉnh Lạng Sơn, Bắc Giang và phía Nam giáp với Thủ đô Hà Nội. Thái Nguyên là miền đất nối giữa vùng núi rừng Việt Bắc với châu thổ sông Hồng, là cửa ngõ bảo vệ kinh đô Thăng Long xưa và thủ đô Hà Nội ngày nay. Những di chỉ khảo cổ ở Thần Sa (Võ Nhai) xác định Thái Nguyên là một trong những cái nôi của người Việt cổ thời Trung Đại. Thời Hùng Vương Thái Nguyên thuộc bộ Vũ Định, thời thuộc Hán Thái Nguyên thuộc bộ Giao Chỉ. Thời nhà Đường thống trị, Thái Nguyên nằm trong đất Châu Long và châu Vũ Nga thuộc An Nam đô hộ phủ. Thời nhà Lý 10 đạo trong cả nước ta đổi thành 24 lộ, Thái Nguyên là một châu tương đương với cấp lộ. Đến thời nhà Trần, vua Trần Thái Tông đổi 24 lộ thời Lý thành 12 lộ. Thái Nguyên thuộc Như Nguyệt giang lộ. Đến năm 1226, nhà Trần lại đổi thành trấn Thái Nguyên bao gồm phần đất của tỉnh Thái Nguyên, Bắc Kạn và một phần của tỉnh Cao Bằng ngày nay. Dưới thời thuộc Minh (1407 - 1428), vào năm Vĩnh Lạc thứ 5 (1407), trấn Thái Nguyên được đổi thành phủ Thái Nguyên, trực thuộc ty Bố Chính, lãnh 11 huyện. Năm Vĩnh Lạc thứ 6 (1408), thăng làm phủ. Năm thứ 17 nhập huyện Tư Nông vào huyện An Định, huyện Đồng Hỷ vào huyện Phú Lương, huyện Đại Từ vào huyện Tuyên Hoá. 8 Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc.tnu.edu.vn/ Năm 1428, sau khi giành thắng lợi trong cuộc khởi nghĩa Lam Sơn vương triều Lê được thành lập. Vua Lê Thái Tổ lên ngôi chia cả nước thành 5 đạo gồm: Tây Đạo, Bắc Đạo, Đông Đạo, Nam Đạo và Hải Tây Đạo, Thái Nguyên thuộc Bắc Đạo. Năm 1466, vua Lê Thánh Tông chia cả nước thành 12 đạo thừa tuyên, đổi lộ thành phủ, đổi trấn thành châu, Thái Nguyên được gọi là Thái Nguyên thừa tuyên. Đến năm 1469, Thái Nguyên thừa tuyên được đổi thành thừa tuyên Ninh Sóc. Đến năm 1483, thừa tuyên Ninh Sóc được đổi thành xứ Thái Nguyên với 3 phủ, 7 huyện, 6 châu. Thời Lê Trung Hưng Thái Nguyên đổi lại là trấn. Năm 1667, phủ Cao Bằng tách khỏi Thái Nguyên, trấn Thái Nguyên còn hai phủ là phủ Phú Bình và Thông Hóa. Sang đầu thời Nguyễn Thái Nguyên vẫn gọi là trấn, sau khi vua Minh Mạng tiến hành cải cách hành chính cả nước chia thành 12 tỉnh và từ năm 1831, Thái Nguyên chính thức gọi là tỉnh. Năm 1835, châu Định và ba huyện là Văn Lãng, Đại Từ, Phú Lương được tách ra thành phủ Tòng Hoá. Thái Nguyên lúc này có 3 phủ là Phú Bình, Tòng Hóa và Thông Hóa. Với 9 huyện, 2 châu, 81 tổng, 371 xã, thôn, phường. Năm 1890, huyện Bình Xuyên thuộc phủ Phú Bình cắt chuyển và sáp nhập vào tỉnh Vĩnh Yên (nay thuộc tỉnh Vĩnh Phúc). Các huyện còn lại của phủ Phú Bình và phủ Tòng Hoá tách khỏi tỉnh Thái Nguyên để góp phần tạo nên Tiểu khu Thái Nguyên (một trong 3 tiểu khu thuộc đạo Quan binh I Phả Lại thành lập ngày 9/9/1891). Huyện Cảm Hoá thuộc phủ Thông Hoá trước kia nay bị tách ra để trở thành bộ phận của Tiểu khu Cao Bằng. Đến tháng 10/1892, Thái Nguyên được tái lập bao gồm phủ Tòng Hoá, phủ Phú Bình, châu Bạch Thông và huyện Cảm Hoá, đặt dưới quyền cai trị của một Công sứ thực dân Pháp. Năm 1900, Phủ Thông Hóa tách khỏi tỉnh Thái Nguyên để thành lập tỉnh Bắc Kạn. Năm 1901, tổng Yên Đĩnh, huyện Phú Lương, Phủ Tòng Hóa sáp nhập về châu Bạch Thông (Bắc Kạn). Năm 1913, châu Định Hóa sáp nhập về huyện Chợ Đồn (Bắc Kạn); cắt hai xã 9 Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc.tnu.edu.vn/ Phúc Lâm, Tự Lập, tổng Định Biên Thượng, châu Định Hóa sáp nhập về huyện Sơn Dương (Tuyên Quang). Trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp địa lý hành chính Thái Nguyên không có gì thay đổi. Năm 1945, sau thắng lợi của cuộc nổi dậy giành chính quyền của nhân dân tỉnh Thái Nguyên thì đơn vị hành chính thị xã Thái Nguyên ra đời. Năm 1954, Miền Bắc được hoàn toàn giải phóng, và bước vào thời kỳ xây dựng chế độ xã hội chủ nghĩa. Xây dựng cuộc sống mới sau chiến tranh. Năm 1956, Khu tự trị Việt Bắc được thành lập, huyện Phổ Yên sáp nhập vào tỉnh Vĩnh Phúc, huyện Phú Bình sáp nhập vào tỉnh Bắc Giang. Năm 1957, hai huyện này lại được sáp nhập trở lại tỉnh Thái Nguyên. Do yêu cầu của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước ngày 21 - 04 -1965, Ủy ban thường vụ Quốc hội đã quyết định hợp nhất hai tỉnh Thái Nguyên và Bắc Kạn thành tỉnh Bắc Thái. Để đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp đổi mới, ngày 6 - 11 - 1996, Quốc hội khóa IX kỳ họp thứ 10 đã ra Nghị quyết về việc phân lại địa giớ hành chính một số tỉnh. Từ ngày 1 - 1 - 1997, tỉnh Bắc Thái được tách thành hai tỉnh Thái Nguyên và Bắc Kạn [63, tr. 24-26]. Sau khi tách tỉnh, Thái Nguyên có 9 đơn vị hành chính gồm Thành phố Thái Nguyên, thị xã Sông Công và 7 huyện (Phổ Yên, Phú Bình, Đồng Hỷ, Võ Nhai, Đại Từ, Định Hóa, Phú Lương) với tổng số 181 xã, phường và thị trấn (trong đó vùng cao: 16 xã, vùng núi: 109 xã, vùng trung du và đồng bằng: 56 xã). Về vị trí địa lý tự nhiên, Thái Nguyên có hai lợi thế: thứ nhất là nằm ở vị trí trung tâm vùng TDMNPB, và thứ hai là nằm ở khu vực có tài nguyên khoáng sản có ích với trữ lượng khá lớn, đủ để phát triển công nghiệp, đã được khai thác để phát triển ngành luyện kim đầu tiên trong cả nước. Về vị trí địa lý kinh tế, chính trị, Thái Nguyên là một trong những trung tâm kinh tế, văn hóa, xã hội của vùng TDMNBB và là cửa ngõ giao lưu KT - XH giữa vùng TDMNBB với vùng đồng bằng sông Hồng. 10
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan