Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn...

Tài liệu Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn

.PDF
55
178
59

Mô tả:

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAMCHI NHÁNH TP.HCM 1.1 Khái quát về Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam 1.1.1 Thông tin chung Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam thành lập ngày 26/3/1988, hoạt động theo Luật các Tổ chức Tín dụng Việt Nam, đến nay, Agribank là Ngân hàng thương mại hàng đầu giữ vai trò chủ đạo và chủ lực trong phát triển kinh tế Việt Nam, đặc biệt là đầu tư cho nông nghiệp, nông dân, nông thôn. Agribank là Ngân hàng lớn nhất Việt Nam cả về vốn, tài sản, đội ngũ cán bộ nhân viên, mạng lưới hoạt động và số lượng khách hàng. Tính đến 31/12/2013, vị thế dẫn đầu của Agribank vẫn được khẳng định với trên nhiều phương diện - Tổng tài sản: 705.365 tỷ đồng. - Tổng nguồn vốn: 626.390 tỷ đồng. - Vốn điều lê ê: 29.605 tỷ đồng. - Tổng dư nợ: trên 530.600 tỷ đồng. - Mạng lưới hoạt động: gần 2.300 chi nhánh và phòng giao dịch trên toàn quốc, Chi nhánh Campuchia. - Nhân sự:gần 40.000 cán bộ, nhân viên Agribank luôn chú trọng đầu tư đổi mới và ứng dụng công nghệ ngân hàng phục vụ đắc lực cho công tác quản trị kinh doanh và phát triển màng lưới dịch vụ ngân hàng tiên tiến. Agribank là ngân hàng đầu tiên hoàn thành Dự án Hiện đại hóa hệ thống thanh toán và kế toán khách hàng 1 (IPCAS) do Ngân hàng Thế giới tài trợ. Với hệ thống IPCAS đã được hoàn thiện, Agribank đủ năng lực cung ứng các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng hiện đại, với độ an toàn và chính xác cao đến mọi đối tượng khách hàng trong và ngoài nước. Hiện nay, Agribank đang có hàng triệu khách hàng là hộ sản xuất, hàng chục ngàn khách hàng là doanh nghiệp. Agribank là một trong số các ngân hàng có quan hệ ngân hàng đại lý lớn nhất Việt Nam với trên 1.000 ngân hàng đại lý tại gần 100 quốc gia và vùng lãnh thổ Agribank là Chủ tịch Hiệp hội Tín dụng Nông nghiệp Nông thôn Châu Á Thái Bình Dương (APRACA) nhiê êm kỳ 2008 - 2010, là thành viên Hiệp hội Tín dụng Nông nghiệp Quốc tế (CICA) và Hiệp hội Ngân hàng Châu Á (ABA); đăng cai tổ chức nhiều hội nghị quốc tế lớn như: Hội nghị FAO vào năm 1991, Hội nghị APRACA vào năm 1996 và năm 2004, Hội nghị tín dụng nông nghiệp quốc tế CICA vào năm 2001, Hội nghị APRACA về thuỷ sản vào năm 2002... Agribank là ngân hàng hàng đầu tại Việt Nam trong việc tiếp nhận và triển khai các dự án nước ngoài. Trong bối cảnh kinh tế diễn biến phức tạp, Agribank vẫn được các tổ chức quốc tế như Ngân hàng thế giới (WB), Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB), Cơ quan phát triển Pháp (AFD), Ngân hàng Đầu tư châu Âu (EIB)… tín nhiê êm, ủy thác triển khai trên 123 dự án với tổng số vốn tiếp nhận đạt trên 5,8 tỷ USD. Agribank không ngừng tiếp cận, thu hút các dự án mới: Hợp đồng tài trợ với Ngân hàng Đầu tư châu Âu (EIB) giai đoạn II; Dự án tài chính nông thôn III (WB); Dự án Biogas (ADB); Dự án JIBIC (Nhật Bản); Dự án phát triển cao su tiểu điền (AFD) v.v... 1.1.1.1 Sứ mệnh 2 Agribank là Ngân hàng thương mại nhà nước hàng đầu Việt Nam giữ vai trò chủ lực trong đầu tư phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn và góp phần phát triển kinh tế- xã hội ở Việt Nam. 1.1.1.2 Tầm nhìn Agribank phát triển theo hướng ngân hàng hiện đại , “ tăng trưởng, an toàn, hiệu quả, bền vững”, khẳng định vai trò chủ lực trong đầu tư tín dụng phát triển nông nghiệp, nông thôn và nông dân; đủ sức cạnh tranh và hôi nhập kinh tế quốc tế. 1.1.1.3 Triết lý kinh doanh “ Mang phồn thịnh đến khách hàng” ( Bring Prosperity to Customer) Mục tiêu kinh doanh của Agribank là hướng tới khách hàng. Agribank nỗ lưc đổi mới phương thức phục vụ, hướng đến phát triển, hoàn thiện chất lượng sản phẩm, dịch vụ ngân hàng tiện ích, hiện đại nhằm đem lại lợi ích tốt nhất, sự hài lòng cao nhất cho khách hàng và Ngân hàng. Agribank cam kết đồng hành cùng khách hàng hướng tới mục tiêu thành công trong sản xuất kinh doanh. Agribank xác định việc tận tâm phục vụ và mang lại sự thịnh vượng cho khách hàng cũng chính là giúp Agribank phát triển bền vững. 1.1.2 Quá trình hình thành và phát triển Năm 1988, Ngân hàng Phát triển Nông nghiệp Việt Nam được thành lập theo Nghị định số 53/HĐBT ngày 26/3/1988 của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) về việc thành lập các ngân hàng chuyên doanh, trong đó có Ngân hàng Phát triển Nông nghiệp Việt Nam hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn. Ngày 14/11/1990, Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (nay là Thủ tướng Chính phủ) ký Quyết định số 400/CT thành lập Ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam thay thế Ngân hàng Phát triển Nông nghiệp Việt Nam. Ngân 3 hàng Nông nghiệp là Ngân hàng thương mại đa năng, hoạt động chủ yếu trên lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn, là một pháp nhân, hạch toán kinh tế độc lập, tự chủ, tự chịu trách nhiệm về hoạt động của mình trước pháp luật. Ngày 01/03/1991,Thống đốc Ngân hàng Nhà nước có Quyết định số 18/NH-QĐ thành lập Văn phòng đại diện Ngân hàng Nông nghiệp tại Thành phố Hồ Chí Minh và ngày 24/6/1994, Thống đốc có văn bản số 439/CV-TCCB chấp thuận cho Ngân hàng nông nghiệp được thành lập văn phòng miền Trung tại Thành phố Quy Nhơn - tỉnh Bình Dịnh. Ngày 22/12/1992, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước có Quyết định số 603/NH-QĐ về việc thành lập chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp các tỉnh thành phố trực thuộc Ngân hàng Nông nghiệp gồm có 3 Sở giao dịch (Sở giao dịch I tại Hà Nội và Sở giao dịch II tại Văn phòng đại diện khu vực miền Nam và Sở giao dịch 3 tại Văn phòng miền Trung) và 43 chi nhánh ngân hàng nông nghiệp tỉnh, thành phố. Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp quận, huyện, thị xã có 475 chi nhánh. Ngày 30/7/1994 tại Quyết định số 160/QĐ-NHN9, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước chấp thuận mô hình đổi mới hệ thống quản lý của Ngân hàng nông nghiệp Việt Nam, trên cơ sở đó, Tổng giám đốc Ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam cụ thể hóa bằng văn bản số 927/TCCB/Ngân hàng Nông nghiệp ngày 16/08/1994 xác định: Ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam có 2 cấp: Cấp tham mưu và Cấp trực tiếp kinh doanh. Đây thực sự là bước ngoặt về tổ chức bộ máy của Ngân hàng nông nghiệp Việt Nam và cũng là nền tảng cho hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam sau này. Ngày 15/11/1996, được Thủ tướng Chính phủ ủy quyền, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ký Quyết định số 280/QĐ-NHNN đổi tên 4 Ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam thành Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn Việt Nam. Trong năm 1998, Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn Việt Nam đã tập trung nâng cao chất lượng tín dụng, xử lý nợ tồn đọng cũ và quản lý chặt chẽ hơn công tác thẩm định, xét duyệt các khoản cho vay mới, tiến hành các biện pháp phù hợp để giảm nợ thấp quá hạn. Năm 1999, chính phủ Việt Nam đặc biệt quan tâm và tập trung đầu tư phát triển nông nghiệp nông thôn. Luật Ngân hàng Nhà nước và Luật các tổ chức tín dụng có hiệu lực thi hành, tạo hành lang pháp lý cho hoạt động ngân hàng. Đẩy mạnh huy động vốn trong và ngoài nước chú trọng tiếp nhận thực hiện tốt các dự án nước ngoài uỷ thác, cho vay các chương tình dự án lớn có hiệu quả đồng thời mở rộng cho vay hộ sản xuất hợp tác sản xuất được coi là những biện pháp chú trọng của Ngân hàng Nông nghiệp kế hoạch tăng trưởng. Tháng 2 năm 1999 Chủ tịch Hô êi đồng Quản trị ban hành Quyết định số 234/HĐQT-08 về quy định quản lý điều hành hoạt động kinh doanh ngoại hối trong hệ thống Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam. Tập trung thanh toán quốc tế về Sở Giao dịch Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt nam ( Sở giao dịch được thành lập thay thế Sở giao dịch kinh doanh hối đoái, Sở giao dịch là đấu mối vốn cả nội và ngoại tệ của toàn hệ thống) Sở Giao dịch II không làm đầu mối thanh toán quốc tế. Tài khoản NOSTRO tập trung về Sở giao dịch. Tất cả các chi nhánh đều nối mạng SWIFT trực tiếp với Sở giao dịch. Các chi nhánh tỉnh thành phố đều được thực hiện các nghiệp vụ kinh doanh đối ngoại. Năm 2000 cùng với việc mở rộng kinh doanh trên thị trường trong nước, tích cực mở rộng quan hệ quốc tế và kinh doanh đối ngoại, nhân được sự tài trợ của các tố chức tài chính tín dụng quốc tế như WB, ADB, 5 IFAD, ngân hàng tái thiết Đức… đổi mới công nghệ, đào tạo nhân viên., Tiếp nhân và triển khai có hiêu quả có hiệu quả 50 Dự án nước ngoài với tổng số vốn trên 1300 triệu USD chủ yếu đầu tưu vào khu vực kinh tế nông nghiệp, nông thôn. Ngoài hệ thống thanh toán quốc tế qua mạng SWIFT, đã thiết lập được hệ thống thanh toán chuyển tiền điện tử, máy rút tiền tự động ATM trong toàn hệ thống. Năm 2001 là năm đầu tiên Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn Việt Nam triển khai thực hiện đề án tái cơ cấu với các nội dung chính sách là cơ cấu lại nợ, lành mạnh hoá tài chính, nâng cao chất lượng tài sản có, chuyển đổi hệ thống kế toán hiện hành theo chuẩn mực quốc tế đổi mới sắp xếp lại bộ máy tổ chức theo mô hình NHTM hiện đại tăng cường đào tạo và đào tạo lại cán bộ tập trung đổi mới công nghệ ngân hàng, xây dựng hệ thống thông tin quản lý hiện đại. Bên cạnh mở rộng kinh doanh trên thị trường trong nước, năm 2002, Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn Việt Nam tiếp tục tăng cường quan hệ hợp tác quốc tế. Đến cuối năm 2002, Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn Việt Nam là thành viên của APRACA, CICA và ABA, trong đó Tổng Giám đốc NHNo là thành viên chính thức Ban điều hành của APRACA và CICA Năm 2003 Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn Việt Nam đã đẩy nhanh tiến độ thực hiện Đề án Tái cơ cấu nhằm đưa hoạt động của Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn Việt Nam phát triển với quy mô lớn chất lượng hiệu quả cao Với những thành tích đặc biệt xuất sắc trong thời kỳ đổi mới, đóng góp tích cực và rất có hiệu quả vào sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội của đất nước, sự nghiệp Công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp - nông thôn, Chủ tịch nước CHXHCNVN đã ký quyết định số 226/2003/QD/CTN ngày 07/05/2003 phong tặng danh hiệu Anh 6 hùng Lao động thời kỳ đổi mới cho Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam Đến cuối năm 2005, vốn tự có của Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn Việt Nam đạt 7.702tỷ VND, tổng tài sản có trên 190 ngàn tỷ , hơn 2000 chi nhánh trên toàn quốc và 29.492 cán bộ nhân viên (chiếm 40% tổng số CBCNV toàn hệ thống ngân hàng Việt Nam), ứng dụng công nghệ hiện đại, cung cấp những sản phẩm, dịch vụ ngân hàng hoàn hảo Từ năm 2006 bằng những giải pháp mang tính đột phá và cách làm mói Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn Việt Nam (Agribank) thực sự khởi sắc. Đến cuối năm 2007, tổng tài sản đạt 325.802 tỷ đồng tương đương với 20 tỷ USD gấp gần 220 lần so với ngày đầu thành lập. Tổng dư nợ cho vay nền kinh tế đạt 242.102 tỷ đồng trong đó cho vay nông nghiệp nông thôn chiếm trên 70% với trên 10 triệu hộ gia đình, cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa chiếm trên 36% với gần 3 vạn doanh nghiệp dư nợ. Tổng nguồn vốn 295.048 tỷ đồng và gần như hoàn toàn là vốn huy động. Năm 2008 là năm ghi dấu chặng đường 20 năm xây dựng và trưởng thành của Agribank và cũng là năm có tính quyết định trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế theo chủ trương của Đảng, Chính phủ. Trong chiến lược phát triển của mình, Agribank sẽ trở thành một Tập đoàn tài chính đa ngành, đa sở hữu, hoạt động đa lĩnh vực. Đến cuối năm 2009, tổng tài sản của Agribank đạt xấp xỉ 470.000 tỷ đồng, tăng 22% so với năm 2008; tổng nguồn vốn đạt 434.331 tỷ đồng, tổng dư nợ nền kinh tế đạt 354.112 tỷ đồng, trong đó cho vay nông nghiệp nông thôn đạt 242.062 tỷ đồng Ngày 28/6/2010, Agribank chính thức khai trương Chi nhánh nước ngoài đầu tiên tại Campuchia. Agribank chính thức công bố thành lâ êp Trường Đào tạo Cán bô ê (tiền thân là Trung tâm Đào tạo) vào dịp 7 20/11/2010. 2010 cũng là năm Agribank tổ chức thành công Đại hô êi Đảng bô ê lần thứ VIII (nhiê êm kỳ 2010 – 2015), Hô êi nghị điển hình tiên tiến lần thứ III, Hô êi thao toàn ngành lần thứ VI. Tháng 11/2011, Agribank được Chính phủ phê duyệt cấp bổ sung 8.445,47 tỷ đồng, nâng tổng số vốn điều lệ của Agribank lên 29.605 tỷ đồng, tiếp tục là Ngân hàng Thương mại có vốn điều lệ lớn nhất Việt Nam, đảm bảo hệ số CAR đạt trên 9% theo quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Trong năm 2012, Agribank được trao tặng các giải thưởng: Top 10 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam - VNR500; Doanh nghiệp tiêu biểu ASEAN; Thương hiệu nổi tiếng ASEAN; Ngân hàng có chất lượng thanh toán cao; Ngân hàng Thương mại thanh toán hàng đầu Việt Nam. Năm 2013,Agribank kỷ niệm 25 năm ngày thành lập (26/3/1988 26/3/2013). Tại Lễ kỷ niệm 25 năm ngày thành lập, Agribank vinh dự được đón nhận phần thưởng cao quý của Đảng, Nhà nước trao tặng-Huân chương Lao động hạng Ba về thành tích xuất sắc phục vụ phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn và nông dân trong thời kỳ đổi mới, góp phần vào sự nghiệp xây dựng Chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc. 1.1.3 Đặc điểm sản xuất kinh doanh NHN0&PTNT Việt Nam có tất cả sản phẩm, dịch vụ của một Ngân hàng hiện đại, gồm có: -Nhận các loại tiền gửi, tiền gửi tiết kiệm, kỳ phiếu bằng VND và ngoại tệ từ các tổ chức kinh tế và cá nhân với lãi suất linh hoạt, hấp dẫn. Tiền gửi của các thành phần kinh tế được bảo hiểm theo qui định của Nhà nước. 8 -Thực hiện đồng tài trợ bằng VND, USD các dự án, chương trình kinh tế lớn với tư cách là ngân hàng đầu mối hoặc ngân hàng thành viên với thủ tục thuận lợi nhất, hoàn thành nhanh nhất. - Cho vay các thành phần kinh tế theo lãi suất thỏa thuận với các loại hình cho vay đa dạng: ngắn hạn, trung, dài hạn bằng VND và các ngoại tệ mạnh. Cho vay cá nhân, hộ gia đình có bảo đảm bằng tài sản, cho vay tiêu dùng, cho vay du học sinh… -Phát hành thẻ ATM (Success), thẻ tín dụng nội địa, thẻ Quốc tế Visa, thẻ Master ...Thanh toán thẻ Visa, Master, JCB Card qua hệ thống POS. -Bảo lãnh ngân hàng: bảo lãnh dự thầu, bảo lãnh thực hiện hợp đồng, bảo lãnh thanh toán, bảo lãnh đối ứng. Chiết khấu các loại chứng từ có giá với mức phí thấp. -Thanh toán xuất nhập khẩu hàng hoá và dịch vụ, chuyển tiền bằng hệ thống SWIFT với các ngân hàng lớn trên thế giới bảo đảm nhánh chóng, an toàn, chi phí thấp. -Chuyển tiền nhanh chóng trong và ngoài nước, với dịch vụ chuyển tiền nhanh Western Union, chuyển tiền du học sinh, kiều hối. - Mua bán trao ngay và có kỳ hạn các loại ngoại tệ; thu đổi ngọai tệ mặt. - Cung cấp dịch vụ kiểm ngân tại chỗ, dịch vụ thu hộ, chi hộ theo yêu cầu của khách hàng. Thực hiện dịch vụ thu hộ học phí cho các Trường đại học trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh. -Triển khai thực hiện dịch vụ rút tiền tự động 24/24 (ATM), dịch vụ thanh toán hoá đơn, sản phẩm dịch vụ qua hệ thống POS, qua mạng SMS Banking. Dịch vụ vấn tin, nhắn tin qua điện thoại, giao dịch từ xa thanh toán online qua mạng; thực hiện các dịch vụ khác về tài chính, ngân hàng. 9 1.1.4 Mạng lưới hoạt động Agribank là ngân hàng thương mại lớn nhất Việt Nam, có mạng lưới rộng khắp trên toàn quốc với gần 2.300 chi nhánh và phòng giao dịch được kết nối trực tuyến. Năm 2010, Agribank bắt đầu mở rô êng mạng lưới ra nước ngoài khi chính thức khai trương chi nhánh đầu tiên tại Vương quốc Campuchia. Nhằm đáp ứng mọi yêu cầu thanh toán xuất, nhập khẩu của khách hàng trong và ngoài nước, Agribank luôn chú trọng mở rộng quan hệ ngân hàng đại lý trong khu vực và quốc tế. Hiện nay, Agribank có quan hệ ngân hàng đại lý với 1.043 ngân hàng tại 92 quốc gia và vùng lãnh thổ. Agribank đã tiến hành ký kết thỏa thuận với Ngân hàng Phongsavanh (Lào), Ngân hàng ACLEDA (Campuchia)…triển khai thực hiện thanh toán biên mậu, đem lại nhiều ích lợi cho đông đảo khách hàng cũng như các bên tham gia là ngân hàng thương mại hàng đầu trong hệ thống ngân hàng Việt Nam, cùng với gần 2.300 chi nhánh và phòng giao dịch trong nước và Chi nhánh nước ngoài tại Campuchia. Agribank hiện có 9 công ty con, đó là: Tổng Công ty Vàng Agribank (AJC) - CTCP, Công ty TNHH một thành viên Dịch vụ Ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam (ABSC), Công ty Cổ phần chứng khoán Ngân hàng Nông nghiệp(Agriseco), Công ty TNHH một thành viên Vàng bạc đá quý TP Hồ Chí Minh - Ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam (VJC), Công ty Cổ phẩn Bảo hiểm Ngân hàng Nông nghiệp (ABIC), Công ty cho thuê Tài chính I (ALC I), Công ty cho thuê Tài chính II (ALC II), Công ty TNHH một thành viên Thương mại và đầu tư phát triển Hải Phòng, Công ty quản lý nợ và khai thác tài sản Agribank. 1.1.5 Cơ cấu tổ chức NHN0&PTNT Việt Nam HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ 10 BAN THƯ KÝ HĐQT BAN KIỂM SOÁT UỶ BAN QUẢN LÝ RỦI RO TỔNG GIÁM ĐỐC KÊ TOÁN TRƯỞNG CÁC PHÓ TỔNG GIÁM ĐỐC HỆ THỐNG KIỂM TRA KIỂM TOÁN NỘI BỘ HỆ THỐNG CHUYÊN MÔN NGHIỆP VỤ SỞ GIAO DỊCH CHI NHÁNH LOẠI 1 LOẠI 2 PHÒNG GIAO DỊCH VĂN PHÒNG ĐẠI DIỆN ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP CHI NHÁNH LOẠI 3 PHÒNG GIAO DỊCH Sơ đồ 1.1: Bộ máy hoạt động AGRIBANK (Nguồn: Phòng Kế Toán NHN0&PTNT TP.HCM) 1.1.6 Nhiệm vụ từng vị trí trong tổ chức 1.1.6.1 Hội đồng quản trị 11 CÔNG TY TRỰC THUỘC Là người quyết định cuối cùng trong việc ban hàng các chính sách, quy trình tín dụng 1.1.6.2 Tổng giám đốc Là người có quyền hạn cao nhất và cuối cùng trong toàn hệ thống NHN0 & PTNT trong việc phê duyệt các khoản cấp tín dụng và hạn mức tín dụng 1.1.6.3 Hệ thống kiểm tra kiểm toán nội bộ Thường xuyên kiểm tra và đánh giá việc nghiêm túc chấp hành phá luật, các quy định của NHNN VN trong lĩnh vực tín dụng. 1.1.6.4 Uỷ ban quản lý rủi ro Đánh giá mức độ rủi ro của các danh mục tín dụng và quy trình quản trị rủi ro từ góc độ kinh doanh của từng phòng ban nghiệp vụ. 1.1.6.5 Kế toán trưởng Trực tiếp theo dõi quá trình nhân viên hoạch toán kế toán,hoạch toán thống kê và thanh toán. Xây dựng chỉ tiêu kế hoạch tài chính , quyết toán kế hoạch thu, chi tài chính. 1.1.6.6 Ban kiểm soát Kiểm soát hoạt động tín dụng trong toàn hệ thống NHN0 & PTNT VN. Định kỳ, tiến hành các cuộc kiểm tra về hoạt động tín dụng, từ đó đề xuất các biện pháp chỉnh sửa, khắc phục. 1.2 Tổng quan về Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam- Chi nhánh Tp.HCM 1.2.1 Quá trình hình thành của Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam Chi nhánh Tp.HCM 12 NHN0&PTNT Chi nhánh Tp.HCM được thành lập theo quyết định 110/NH-QĐ/TCCb ngày 12/10/1988 của Thống đốc NHNN Việt Nam, có trụ sở đặt tại 50 Bến Chương Dương, phường Nguyễn Thái Bình, quận 1, Tp.HCM ( Nay là 2A Phó Đức Chính) Từ năm 1988-01/01/1995 có tên là Ngân hàng Nông nghiệp Tp.HCM Từ 01/01/1995 – 19/8/2003 đổi tên thành Ngân hàng Nông nghiệp trực thuộc NHN0&PTNT Việt Nam. Từ 19/8/2003 đến nay đổi tên thành Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam- Chi nhánh Tp.HCM là chi nhánh cấp 1 hạng 1 hạch toán phụ thuộc trực thuộc NHN 0&PTNT Việt Nam. NHN0&PTNT Chi nhánh Tp.HCM là một doanh nghiệp nhà nước có tư cách pháp nhân, hạch toán đầy đủ , tự chịu trách nhiệm về lãi lỗ, có con dấu riêng và giấy phép kinh doanh số 310659 do Sở Kế Hoạch và Đầu tư cấp ngày 12/09/1998. Chi nhánh thực hiện các chức năng kinh doanh đa năng, chủ yếu là kinh doanh ngoại tệ, tín dụng và các dịch vụ đối với khách hàng trong và ngoài nước. Chi nhánh có số lượng bạn hàng lớn và đa dạng bao gồm : các hộ sản xuất và hộ nghèo, các doanh nghiệp nhà nước, các tổ chức kinh tế hợp tác, công ty cổ phần, các Ngân hàng nước ngoài và các Ngân hàng nước ngoài có chi nhánh tại Việt Nam. Tính đến nay hệ thống tổ chức của chi nhánh có 04 Phòng giao dịch trực thuộc:     Phòng giao dịch Phó Đức Chính (87B Bùi Thị Xuân-Q1-TP.HCM) Phòng giao dịch Nhà Rồng (170 Nguyễn Tất Thành-Q4-TP.HCM) Phòng giao dịch Tháp Mười (12 Nguyễn Hữu Thuận-Q6- TP.HCM) Phòng giao dịch Rạch Ông (13G Nguyễn Thi Tần-Q8- TP.HCM) 1.2.2 Sơ đồ cơ cấu tổ chức 13 GIÁM ĐỐC PHÓ GIÁM ĐỐC Phòng kế toánNgân quỹ Phòng tín dụng Sơ đồ 1.2 : Cơ cấu bộ máy tổ chức tại Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát triển Nông thôn Chi nhánh TP.HCM (Nguồn: Phòng Kế Toán NHN0&PTNT TP.HCM) 1.2.3 Nhiệm vụ của các phòng ban 1.2.3.1 Giám đốc - Xây dựng chiến lược, mục tiêu phương hướng kế hoạch phù hợp với chiến lược phát triển, phương hướng nhiệm vụ hoạt động của các NHN0 và kinh tế tại địa bàn. - Thực hiện nhiệm vụ và quyền hạn của mình theo uỷ quyền của Tổng GĐ, chịu trách nhiệm trước pháp luật, HĐQT và Tổng GĐ về các quyết định của mình. - Quy định chức năng, nhiệm vụ cụ thể đối với các phòng nghiệp vụ. - Xem xét nội dung thẩm định do phòng Tín dụng trình lên để quyết định cho vay hay không cho vay và chịu trách nhiệm về quyết định của mình. 14 - Ký hợp đồng Tín dụng, hợp đồng BĐTV và các hồ sơ do ngân hàng và khách hàng cùng lập. - Quyết định các biện pháp xử lý nợ, cho gia hạn nợ, điều chỉnh kì hạn trả nợ, chuyển nợ quá hạn, thực hiện các biện pháp xử lý nợ đối với khách hàng. 1.2.3.2 Phó Giám đốc - Giúp GĐ chỉ đạo điều hành một số nghiệp vụ do GĐ phân công phụ trách và chịu trách nhiệm trước GĐ và pháp luật về các quy định của mình. - Thay mặt GĐ điều hành các công việc khi GĐ uỷ quyền - Bàn bạc và tham gia ý kiến với GĐ trong việc thực hiện nghĩa vụ theo quy tắt tập trung dân chủ và chế độ thủ trưởng. 1.2.3.3 Phòng Kế toán- Ngân quỹ - Trực tiếp hoạch toán kế toán,hoạch toán thống kê và thanh toán. Xây dựng chỉ tiêu kế hoạch tài chính , quyết toán kế hoạch thu, chi tài chính. - Thực hiện các khoản nộp ngân sách Nhà nước và nghiệp vụ thanh toán theo quy định. - Quản lý , sử dụng thiết bị thông tin, điện toán. 1.2.3.4 Phòng Kế hoạch- Kinh doanh ( Tín dụng) - Trực tiếp quản lý cân đối nguồn vốn về các hệ số an toàn theo quy định. - Tham mưu cho GĐ xây dựng kế hoạch kinh doanh ngắn hạn, trung và dài hạn. Đầu mối quản lý thông tin và kế hoạch phát triển, tình hình thực hiện kế hoạch, thông tin kinh tế, phòng ngừa rủi ro tín dụng, thông tin nguồn vốn và huy động vốn, thông tin khách hàng theo quy định. - Cân đối vốn và kinh doanh tiền tệ, theo quy chế, quy trình quản lý rủi ro, quản lý tài sản nợ. 15 1.3 Tình hình hoạt động kinh doanh tại Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam- Chi nhánh Tp.HCM ( PGD Phó Đức Chính) trong các năm gần đây 1.3.1 Quy mô vốn ( tình hình huy động vốn) Chi nhánh áp dụng các hình thức nhận tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn, có kỳ hạn, tiền gửi thanh toán của tất cả các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước bằng đồng Việt Nam và ngoại tệ, các lãi suất của NHN 0& PTNT Việt Nam quy định để thu hút tiền gửi từ các tầng lớp dân cư, từ các doanh nghiệp… Nhìn chung trong những năm qua NHN0&PTNT Chi nhánh TP.HCM, đã đạt được tốc độ tăng trưởng khá cao trong nhiều lĩnh vực. Cụ thể tình hình huy động vốn thể hiện qua bảng sau: Bảng 1.1 Tình hình huy động vốn 2011-2013 (Đvt: Tỷ đồng) Chỉ tiêu Số dư đầu kỳ Doanh số gửi trong năm Doanh số rút Năm Năm Năm 2011 2012 2013 So sánh So sánh 2012/2011 Tuyệt Tương 2013/2012 Tuyệt Tương đối đối đối đối 4.472 4.798 5.090 326 7,3% 292 6,08% 3.538 3.645 3.075 107 3,02% -570 -15,63% 3.202 3.353 3.972 151 4,72% 619 18,46% 16 trong năm Số dư cuối 4.798 kỳ 5.090 4.193 6,08% 292 -897 -17,62% (Nguồn: Phòng Kế Toán NHN0&PTNT TP.HCM) Ngoài nguồn vốn tự có và vốn đi vay từ các tổ chức tín dụng khác, vốn huy động luôn chiếm một tỷ lệ đáng kể trong tổng cơ cấu nguồn vốn ở các Ngân hàng nói chung và NHN0 &PTNT chi nhánh TP.HCM nói riêng. Tại NHN0 &PTNT chi nhánh TP.HCM nguồn vốn được huy động dưới hai hình thức chủ yếu: Tiền gửi của các tổ chức kinh tế và tiền gửi tiết kiệm trong dân cư. Bảng 1.2 Tình hình huy động vốn theo hình thức huy động (Đvt: Tỷ đồng) Chỉ tiêu +Tiền gửi của TCKT -Không kỳ hạn -Có kỳ hạn Năm Năm Năm 2011 2012 2013 368 138 361.121 135.236 6.879 2.764 So sánh So sánh 2012/2011 Tuyệt Tương 2013/2012 Tuyệt Tương đối đối đối đối 152 -230 -62.5% 14 10.15% 117 -225.885 -63% 3.500 -4.115 -60% 17 -18.236 -13.5% 736 27% +Tiền gửi TK của dân cư - Không kỳ hạn -Có kỳ hạn Vốn huy động 4.430 4.952 4.041 522 11.8% -911 -18.4% 138 119 170 -19 -14% 51 43% 4.292 4.833 3.871 541 12.6% -962 -20% 4.798 5.090 4.193 292 6,08% -897 -17,63% (Nguồn: Phòng Kế Toán NHN0&PTNT TP.HCM) Qua bảng số liệu trên ta có thể thấy được rằng nguồn vốn của NHN0&PTNT TP.HCM có sự biến động qua các năm. Thực tế thấy rằng, năm 2012 tăng 6,08% so với năm 2011, năm 2013 giảm 17,63% so với năm 2012. Điều này chứng tỏ rằng, trong giai đoạn 2011-2012, ngân hàng đã không ngừng nghiên cứu, tìm cách đưa ra nhiều hình thức huy động vốn và đa dạng các loại tiền gửi, tiết kiệm, kỳ phiếu bằng ngoại tệ và nội tệ nhằm thu hút tối đa nguồn vốn từ các tầng lớp dân cư trong xã hội và tổ chức kinh tế. Tuy nhiên sang giai đoạn 2012-2013, do ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế, nhiều hoạt động kinh tế bị trì trệ, đóng băng chậm thậm chí là phá sản, vì thế các tầng lớp kinh tế không có khoản tiền nhàn rỗi cũng như cần giữ vốn để xoay vòng và tái sản xuất. Vì vậy tình hình vốn huy động năm 2013 có giảm đáng kể ( giảm 17,63% so với năm 2012) Trong cơ cấu nguồn vốn huy động, ta thấy tiền gửi tiết kiệm dân cư luôn chiếm một tỷ trọng khá lớn, năm 2011 tiền gửi tiết kiệm tư dân cư chiếm 92,3% tổng vốn huy động.Năm 2012 con số này là 97,3% và tăng 11,8% so voi năm 2011. Nhưng vào năm 2013 có giảm một chút so với năm 2012 (giảm 18,4%) tuy nhiên vẫn chiếm một tỷ trọng khá lớn trong 18 tổng cơ cấu nguồn vốn huy động 96,4%. Trong khi đó, lượng tiền gửi vào từ các TCKT lại chiếm một tỷ trọng khá khiêm tốn. Bảng 1.3 Doanh số cho vay theo thời gian (Đvt: Tỷ đồng) 2011 Chỉ tiêu 2012 2013 ST % ST % Cho vay ngắn hạn 4.700 63,87 896 36,19 Cho vay trung hạn 1.500 20,39 860 34,73 Cho vay dài hạn 1.158 15,74 720 29,08 Tổng cộng 7.358 100 2.476 100 (Nguồn: Phòng Kế Toán NHN0&PTNT TP.HCM) ST 795 848 701 2.344 % 33,91 36,17 30 100 Nhìn chung doanh số cho vay của ngân hàng gặp nhiều biến động qua 3 năm, thể hiện ở doanh số cho vay tăng giảm một cách đáng kể. Kết quả này cho thấy tình hình việc sử dụng nguồn vốn huy động của ngân hàng còn nhiều bất ổn và một nguyên nhân nữa là tình hình bất ổn của hệ thống ngân hàng đặc biệt về lãi suất trong các năm gần đây. Năm 2012 do chịu ảnh hưởng bởi vụ phanh phui của các đại gia thao túng tiêu biểu như vụ của Bầu Kiên bị truy tố về hành vi lạm dụng chất quyền từ năm 2011 mà ngân hàng nói chung và Agribank nói riêng bị ảnh hưởng rất nhiều. 1.3.2 Kết quả hoạt động kinh doanh qua các năm Bảng 1.4 Kết quả hoạt động kinh doanh của NHN0&PTNT chi nhánh TP.HCM năm 2011-2013 (Đvt: Tỷ đồng) Chỉ tiêu Năm Năm Năm 2011 2012 2013 So sánh 2012/2011 So sánh 19 Tuyệt Tương 2013/2012 Tuyệt Tương đối đối đối đối Tổng doanh 134 112 113 -22 -16,42% 1 1% thu Tổng chi phí 123 156 128 33 26,83% -28 -18% LN trước thuế 11 -44 -15 -55 0 29 0 Thuế 2.750 0 0 -100% -100% -2.750 -100% (TNDN) 25% LN ròng 8.250 -44 -15 -623,3% -633,3% 29 -66% (Nguồn: Phòng Kế Toán NHN0&PTNT TP.HCM) Tổng doanh thu năm 2003 là 113.000 triệu đồng, so với năm 2012 tăng 1%. Tổng chi ( có lương) là 128.000 triệu đồng, so với năm 2012 giảm 18%. Qua bảng trên cho thấy tình hình hoạt động kinh doanh của NHN 0 & PTNT chi nhánh TPHCM qua 3 năm đã gặp nhiều khó khăn, hiệu quả kinh doanh giảm sút nhiều. Điều này thể hiện qua việc lợi nhuận ròng giảm mạnh qua các năm. Năm 2011 lợi nhuận ròng của chi nhánh đạt 8.250 triệt đồng, năm 2012 giảm rất mạnh là -633,3% so với năm 2011 là -44.000 triệu đồng và năm 2013 tình hình có chút khở sắc tuy nhiên vẫn còn -15.000 triệu đồng và tăng lên là -66% so với năm 2012. Năm 2011 ngân hàng đã triển khai nhiệm vụ trong bối cảnh kinh tế thế giới phục hồi chậm và tiếp tục có những biến động phức tạp, khó lường, tác động nhiều mặt đến nước ta.Kinh tế trong nước tăng trưởng chậm, lạm phát cao, kinh tế vĩ mô tiềm ẩn rủi ro, ngân hàng đối mặt với khó khăn về thanh toán và nợ xấu ngày càng tăng cao. Tuy nhiên, do chưa kịp phục hồi mạnh mẽ từ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu ảnh hưởng đã phải chịu tiếp ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế cuối năm 2012đầu 2013, cho nên lợi nhuận ròng của chi nhánh ngân hàng đã giảm mạnh 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan