Đăng ký Đăng nhập

Tài liệu Nền hành chính new zealand mai

.DOC
18
1579
105

Mô tả:

NỀN HÀNH CHÍNH NEW ZEALAND I. TỔNG QUAN VỀ CHẾ ĐỘ CHÍNH TRỊ NEW ZEALAND New Zealand là một nước ở Tây - Nam Thái Bình Dương, có 2 đảo chính là đảo Nam và đảo Bắc với dân số trên 4,2 triệu người1, diện tích 266.000 km2, cách Australia 2000 km về phía đông. Những cư dân đầu tiên của New Zealand là người Maori, có nguồn gốc ở Thái Bình Dương di cư đến New Zealand khoảng 1000 năm trước, hiện nay họ chiếm khoảng 15% tổng dân số. Người Anh đến chiếm New Zealand vào đầu thế kỷ 19 và đã ký một hiệp ước với các bộ tộc Maori vào năm 1840, được gọi là Hiệp ước Waitangi. Hiệp ước này đảm bảo quyền công dân cho người Maori, bảo vệ đất đai và các tài sản của họ. Tuy nhiên, trong hàng trăm năm sau đó, nhiều phần đất của người Maori đã bị chiếm hoặc bị bán một cách bất hợp pháp và ngày nay chính phủ đang cố gắng bù đắp cho người Maori vì những thiệt thòi trong lịch sử này. Như vậy, Hiệp ước này sau đó hầu như không được thực hiện trên thực tế mặc dù nó vẫn là một bộ phận quan trọng trong thể chế chính trị của New Zealand. New Zealand theo chủ nghĩa quân chủ lập hiến với hệ thống chính phủ đại diện Westminster và quốc hội chỉ có 1 viện. Quyền lực cao nhất là Nữ hoàng Anh nhưng thực quyền nằm trong tay Toàn quyền (General Governor) là người đại diện cho Nữ hoàng. Toàn quyền cũng không có nhiều quyền lực chính trị, đây là một chức danh mang tính biểu tượng nhiều hơn thực quyền. Về hình thức, Toàn quyền tại New Zealand chịu trách nhiệm bổ nhiệm Nội các nhưng phải bổ nhiệm đảng hoặc liên minh chiếm đa số ghế trong cuộc tổng tuyển cử. Toàn quyền tại New Zealand là người chính thức phê chuẩn tất cả các điều luật do Nghị viện thông qua và các quyết định do Nội các đưa ra nhưng không thể thay đổi hoặc bác bỏ bất cứ điều luật nào trong các đạo luật mà Nghị viện đã thông qua. Quyền lực chính trị thực sự ở New Zealand được phân chia giữa nhánh hành pháp và lập pháp. Nội các do Đảng hoặc liên minh chiếm đa số ghế trong Nghị viện thành lập. Nội các do Thủ tướng đứng đầu và hoạt động theo cơ chế tập thể: tất cả các Bộ trưởng chịu trách nhiệm về hành động của mình và tất cả những thành viên khác. Tất cả các điều luật đều do Nghị viện ban hành nhưng chỉ các Bộ trưởng trong chính phủ mới có quyền đệ trình trước Nghị viện dự toán ngân sách hoặc các điều luật liên quan đến chi tiêu tiền từ ngân sách nhà nước. Bộ máy tư pháp của New Zealand mang tính độc lập. Thẩm phán do Toàn quyền bổ nhiệm dựa trên đề nghị của Nội các và giữ vị trí của mình đến năm 72 tuổi. Hệ thống tư pháp bao gồm các Toà án huyện, Toà cấp cao và các Toà thượng thẩm nằm trên toà án cấp cao. New Zealand còn có các toà án chuyên ngành nhằm phân xử các quan hệ gia đình, quan hệ lao động. New Zealand bầu Nghị viện 3 năm một lần. Các đảng phái chính trị đứng ra tranh cử để bầu ra các nghị sỹ. Nhìn chung, mỗi đảng có tỉ lệ số ghế tương đương với tỉ lệ phiếu mà họ giành được trong bầu cử phổ thông. 1 Dân số New Zealand: 4.268.900. Nguồn: Ngân hàng Thế giới, Chỉ báo Phát triển Thế giới năm 2008. Hiện nay, New Zealand có khoảng 20 đảng phái, trong đó có 2 đảng lớn là: (1) Đảng Dân tộc thành lập năm 1936 nhằm bảo vệ quyền lợi cho tư bản lớn và điền chủ giàu có. Hiện là đảng chính trong liên minh cầm quyền, ; (2) Công Đảng thành lập năm 1916 - đại diện cho các công đoàn, (sau thất bại trong cuộc bầu cử ngày 8/11/08, bà Helen Clark đã từ chức lãnh tụ Công đảng; hiện là đảng đối lập. Ngoài ra còn có một số đảng nhỏ khác như Đảng Tiến bộ, Đảng New Zealand trên hết (New Zealand First), Đảng Tương lai Đoàn kết, Đảng Xanh, Đảng Dân tộc, đảng lao động... Liên minh cầm quyền bao gồm Đảng Dân tộc liên minh với các đảng Tương lai Đoàn kết, Maori và đảng ACT. Trong cuộc bầu cử quốc hội khóa 49 vào ngày 8/11/2008, Đảng Dân tộc, dưới sự lãnh đạo của Ông John Key đã giành thắng lợi, chấm dứt 9 năm cầm quyền liên tục của Bà Helen Clark và Công Đảng (từ 27/11/1999-11/2008). Ngày 19/11/2008, ông John Key và toàn bộ nội các mới đã tuyên thệ nhậm chức. II. BỘ MÁY HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC 1. Cơ quan hành chính trung ương Bộ máy hành chính chính phủ trung ương ở New Zealand đã thay đổi một cách mạnh mẽ trong vòng 15 năm qua. Hiện nay, Chính phủ New Zealand bao gồm Thủ tướng, các Phó Thủ tướng, Nội các và các cơ quan của Chính phủ. Có thể xem xét cơ cấu Chính phủ New Zealand qua Sơ đồ dưới đây: CHÍNH PHỦ TRUNG ƯƠNG Lãnh đạo đảng Thủ tướng cầm quyền - Quyết định các vấn đề quan trọng Nội các CHÍNH PHỦ - Đề xuất văn bản Luật - Bổ nhiệm thành viên Chính phủ Bộ/cơ quan của CP Các Bộ (Core Govn Department) Chính phủ thường được thành lập sau cuộc tổng tuyển cử nhưng trong trường hợp cần thiết nếu Chính phủ mất tín nhiệm trước Nghị viện thì có thể bị giải tán giữa nhiệm kỳ. 1.1. Thủ tướng Thủ tướng là người đứng đầu Chính phủ do Toàn quyền New Zealand bổ nhiệm và là người được chọn ra từ những người đứng đầu đảng cầm quyền hay liên minh giữa các đảng nắm đa số ghế trong Nghị viện. Thủ tướng có rất nhiều quyền hiến định. Thủ tướng là người tham mưu mang tính nguyên tắc về các vấn đề quan trọng ví dụ như việc bổ nhiệm Toàn quyền mới. Duy nhất Thủ tướng có quyền tư vấn cho Toàn quyền về các vấn đề sau: - Bổ nhiệm, bãi nhiệm và chấp nhận đơn từ chức của các Bộ trưởng; - Giải tán Nghị viện và kêu gọi tổng tuyển cử Với tư cách là người đứng đầu ngành hành pháp, Thủ tướng có quyền và trách nhiệm thành lập và duy trì sự tồn tạo của Chính phủ trong hệ thống bầu cử đại diện theo tỷ lệ (proportional representation) do đó Thủ tướng phải thường xuyên làm việc và đàm phán với các đảng phái chính trị khác. Với tư cách là người đứng đầu Nội các, Thủ tướng thông qua Chương trình Nghị sự, chủ tọa các cuộc họp và là người quyết định cuối cùng trong các vấn đề của Nội các đồng thời giữ vai trò quan trọng trong việc duy trì và phối hợp hoạt động của Chính phủ thông qua việc giám sát các định hướng chính sách chung của Chính phủ. 1.2. Các Phó thủ tướng Phó thủ tướng là người giúp việc cho Thủ tướng và là người thực hiện các chức năng và quyền hiến định của Thủ tướng trong trường hợp Thủ tướng đi vắng hoặc không có khả năng thực hiện. 1.3. Nội các Thủ tướng quyết định số lượng và các thành viên Nội các. Mặc dù tất cả các Bộ trưởng đều là thành viên của Hội đồng hành pháp nhưng không phải tất cả họ đều nằm trong Nội các. Chỉ có những thành viên Nội các mới được tham gia các phiên họp Nội các và đồng thời có thể là thành viên của một hoặc nhiều Ủy ban của Nội các và có thể tham gia vào các Ủy ban khác nếu có liên quan. Các Bộ trưởng không là thành viên của Nội các có đầy đủ các quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm giống như các Bộ trưởng khác và cũng phải tuân thủ nguyên tắc “trách nhiệm tập thể”. Họ không là thành viên đương nhiên tham gia vào các phiên họp Nội các, nhưng trong những trường hợp cần thiết nếu được sự đồng ý của Thủ tướng họ có thể tham gia để bàn các vấn đề cụ thể lien quan đến lợi ích nhóm đại diện của họ. Các Bộ trưởng do Toàn quyền bổ nhiệm theo đề nghị của Thủ tướng. Tuy nhiên tất cả các Bộ trưởng đều phải được các thành viên của Hội đồng hành pháp đồng ý trước khi được bổ nhiệm chính thức. Các thành viên Hội đồng hành pháp đều do Toàn quyền bổ nhiệm theo tỷ lệ được chia theo các Bộ. Các Bộ trưởng có quyền và nghĩa vụ sau: - Tư vấn một cách chính thức cho Toàn quyền cả với tư cách cá nhân và tập thể (với tư cách của Hội đồng hành pháp). - Ban hành quyết định và xác định các chính sách của Chính phủ theo cơ chế tập thể thông qua quy trình ban hành quyết định của Nội các - Xác định các định hướng chính sách và các ưu tiên cho Bộ họ quản lý - Chịu trách nhiệm về tài chính trong đa số các trường hợp. Hiện nay bộ máy của New Zealand được thiết kế thành: các Bộ, các cơ quan thuộc chính phủ; các doanh nghiệp nhà nước và các cơ quan chức năng. Trong số 2790 cơ quan chức năng, bao gồm:  2634 là các cơ sở đào tạo, giáo dục (trường phổ thông, trường đại học, trường kỹ thuật và các cơ sở đào tạo khác);  21 hội đồng y tế quận/huyện chịu trách nhiệm về các bệnh viện và các dịch vụ y tế cộng đồng;  Khoảng 70 cơ quan có trách nhiệm cung cấp các dịch vụ quan trọng khác như bồi thường tai nạn, nhà ở, hoặc có các chức năng điều tiết như ngân hàng trung ương, quản lý thương mại, tài chính; Chính phủ trung ương chịu trách nhiệm: - Thực hiện các chức năng cơ bản của nhà nước như đối ngoại, quốc phòng, luật pháp, an ninh trật tự; - Hỗ trợ thu nhập cho người nghèo và những người mất khả năng làm việc như: cha/mẹ độc thân phải chăm sóc con cái; người thất nghiệp; những người bị đau ốm, tàn tật và người già. Tất cả những người già trên 65 tuổi đều nhận được một khoản lương hưu và miễn phí một số dịch vụ công cộng. - Cung cấp dịch vụ giáo dục, y tế và các dịch vụ xã hội khác; - Điều tiết thương mại quốc tế, kinh tế quốc gia và lĩnh vực tài chính; - Quản lý và thực hiện việc chi tiêu của chính phủ trung ương; - Tiến hành thu các loại thuế, trừ thuế tài sản địa phương được dành cho ngân sách chính quyền địa phương. Ba phần tư ngân sách của chính phủ được chi tiêu cho các dịch vụ xã hội và hỗ trợ xã hội. Hơn một phần ba ngân sách được dùng để hỗ trợ thu nhập: trả cho người già, không có việc làm, cha me độc thân, đau ốm hoặc tàn tật. Khoảng 20% được chi cho y tế và giáo dục. Phần còn lại được chi cho vấn đề luật pháp, an ninh quốc phòng. Hoạt động kinh tế ở Niu Dilân chủ yếu nằm trong tay khu vực tư nhân và hình thức chủ yếu chính phủ chi tiêu cho phát triển kinh tế là đầu tư vào đường xá quốc gia và xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông khác. 2. Chính quyền địa phương Chính quyền địa phương bao gồm các Hội đồng được bầu tại địa phương. Gồm: 12 hội đồng cấp vùng; 72 hội đồng địa phương cấp thành phố và quận/huyện và 144 hội đồng cấp phường. Không tồn tại cơ cấu thứ bậc giữa hội đồng địa phương và hội đồng cấp vùng. Chúng chỉ khác biệt về mặt chức năng và thẩm quyền. HĐ vùng vùng Hội đồng Vùng HĐ thành12phố, quận Ba loại chính quyền địa phương: + Cấp vùng + Cấp quận, thành phố + Cấp phường 72 (16TP, 57 quận) 50.000 dân Hội đồng phường 144 Phân biệt: Chính quyền địa phương New Zealand không phải là hệ thống thứ bậc, chúng chỉ khác biệt về chức năng, thẩm quyền. a. Hội đồng Vùng: Dân trực tiếp bầu ra đại biểu Hội đồng Vùng và các thành viên Hội đồng Vùng bầu, bãi nhiệm Chủ tịch (Chairperson). Hội đồng vùng chịu trách nhiệm - Quản lí việc sử dụng đất đai, sông ngòi, cảng biển… - Quản lí các vấn đề môi trường: chất lượng nước, không khí; kiểm soát thiên tai; kiểm soát các nhà máy. - Lập kế hoạch và cung cấp các dịch vụ giao thông vùng - Kiểm soát động vật, thực vật - Sẵn sàng đáp ứng các yêu cầu cho an ninh quốc phòng cấp vùng. b. Hội đồng Thành phố Dân trực tiếp bầu ra đại biểu Hội đồng và Thị trưởng (Major). Dân chúng có thể bỏ phiếu trực tiếp hoặc gửi qua bưu điện. Hội đồng địa phương chịu trách nhiệm: - Thực hiện các chức năng cơ bản của cộng đồng: đảm bảo các tiện ích công cộng như thư viện, công viên, sân thể thao; đảm bảo các vấn đề về an toàn và môi trường địa phương chẳng hạn như kiểm soát xây dựng, dân phòng; các vấn đề cơ sở hạ tầng như quản lý nước, nước thải, làm đường địa phương. - Quyết định các vấn đề liên quan đến tổ chức bộ máy và nhân sự của chính quyền địa phương. - Bổ nhiệm Giám đốc điều hành của Hội đồng (Chief Executive). Giám đốc điều hành được quyền thuê nhân viên giúp việc. - Quyết định mức thuế của địa phương sau khi cân đối ngân sách địa phương. Các loại thuế như thuế nhà đất có thể khác nhau giữa các địa phương. - Lập và thông qua chiến lược phát triển của địa phương (10 năm), kế hoạch năm…lập kế hoạch và điều tiết sử dụng đất địa phương; Chính quyền địa phương ở New Zealand có vai trò rất hạn chế trong việc cung ứng các dịch vụ xã hội. Trường học, bệnh viện, dịch vụ và phúc lợi cho trẻ em đều là trách nhiệm của Chính phủ Trung ương. Một số chính quyền địa phương có nhà cho thuê dành cho người già hoặc người tàn tật nhưng dịch vụ này cũng rất ít. Công ty nhà ở quốc gia sở hữu và vận hành một số lượng lớn nhà cho người nghèo thuê. Chính quyền địa phương cũng có vai trò rất nhỏ trong việc cưỡng chế thi hành luật. Lực lượng cảnh sát của New Zealand là lực lượng quốc gia. Thẩm quyền của chính quyền địa phương chỉ là cưỡng chế thi hành các văn bản dưới luật liên quan đến việc đỗ xe, vệ sinh, tiếng ồn, và các rắc rối khác cho công chúng. 3. Mối quan hệ giữa Trung ương và chính quyền địa phương Bộ máy hành chính New Zealand mang tính phân quyền cao so với nhiều nước khác. Thể hiện ở việc: Chính quyền địa phương được quyền quyết định cơ cấu tổ chức, nhân sự và chức năng của từng cơ quan. Ví dụ Hội đồng thành phố do dân bầu ra, có quyền xác định tất cả các thẩm quyền của mình, được quyền tuyển dụng nhân viên của mình, tự xác định cơ cấu phù hợp với chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền và đặc điểm riêng của từng địa phương. Đối với các Bộ: Đứng đầu mỗi Bộ, bên cạnh Bộ trưởng là nhà chính trị còn có Tổng thư ký Bộ/Giám đốc điều hành (Chief Exercutive-CE). Giám đốc điều hành do chính phủ bổ nhiệm hoạt động trong một nhiệm kỳ nhất định. Những người này do Trưởng Ban Công vụ đề xuất và chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng về hoạt động của bộ mình. Trưởng Ban Công vụ xem xét và kiểm soát chất lượng công tác của Giám đốc điều hành. CE được toàn quyền quản lý và quyết định các vấn đề của Bộ như quyết định cơ cấu tổ chức, tuyển dụng, bổ nhiệm, tiền lương đối với công chức Bộ. CE chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng trong việc thực hiện các hoạt động cụ thể và đảm bảo các kết quả mang tính chiến lược. Bên cạnh việc các nhà quản lý có thẩm quyền quyết định phân bổ ngân sách để thực hiện nhiệm vụ, tổng ngân sách được dự toán trong kế hoạch chi tiêu của mỗi cơ quan đều được kiểm soát rất chặt chẽ. III. CHẾ ĐỘ CÔNG VỤ, CÔNG CHỨC Trong một thời gian rất dài, New Zealand đã xây dựng được một đội ngũ công chức trung thành, liêm khiết và trung lập về mặt chính trị đến mức mà nhiều người cho rằng đây là một chuyện đương nhiên. 1. Phạm vi, nguyên tắc và trách nhiệm công chức Tổng số nhân viên làm việc trong các cơ quan hành chính nhà nước hiện nay ở New Zealand khoảng 45.000 người trong tổng số 200.000 cán bộ nhà nước. Tuy nhiên công chức New Zealand không bao gồm những người làm việc ở chính quyền địa phương mà chỉ là những người làm việc trong các cơ quan ở Chính phủ Trung ương. Việc quy định như vậy là do New Zealand áp dụng chính sách phân quyền triệt để. Chính quyền địa phương có tính độc lập cao, có toàn quyền quyết định cơ cấu tổ chức bộ máy, nhân sự và tài chính để đảm bảo thực hiện các công việc của địa phương. Các nguyên tắc cơ bản chi phối nền công vụ New Zealand là hệ quả tất yếu của nguyên tắc “Bộ tự chịu trách nhiệm”. Các nguyên tắc này được quy định trong Bộ luật Thực thi công vụ do Ủy ban Công vụ Quốc gia ban hành. Bộ luật quy định các tiêu chuẩn tối thiểu về tính thống nhất và việc thực thi công vụ theo khoản 57 Luật về Khu vực Nhà nước; cụ thể, bộ luật đã đề ra ba nguyên tắc cơ bản của việc thực thi công vụ mà tất cả các công chức cần tuân thủ: (i) Công chức phải hoàn thành những nghĩa vụ của họ đối với Chính phủ theo luật định, với trình độ chuyên môn cao. Công chức có trách nhiệm hoạt động vì các mục đích và mục tiêu do Bộ trưởng của họ đề ra. Công chức phải đảm bảo rằng các lợi ích cá nhân hay các hoạt động của riêng họ không ảnh hưởng đến lợi ích chung. (ii) công chức phải thực hiện công vụ được giao một cách trung thực, và đầy đủ; đồng thời phải tôn trọng lợi ích của nhân dân và đồng nghiệp. Công chức phải thực hiện các nhiệm vụ được giao một cách đầy đủ và hiệu quả, tránh các hành vi có thể gây ảnh hưởng đến tính hiệu quả của công việc được giao. Công chức phải thực thi các nhiệm vụ được giao một cách không thiên vị, đồng thời tránh các tình huống có thể dẫn đến thoả hiệp hoặc dẫn đến việc xung đột lợi ích. (iii) Công chức không được phép làm mất thanh danh, uy tín của đội ngũ công chức bằng các hoạt động cá nhân của họ. Công chức phải tuyệt đối tránh bất kỳ hoạt động nào, kể cả có liên quan đến công vụ, có thể làm mất thanh danh cơ quan của họ và đội ngũ công chức, hay phá hỏng mối quan hệ với Bộ trưởng, đối tác và người dân. Yếu tố chủ đạo xuyên suốt của các trách nhiệm nói trên nằm ở chỗ New Zealand có một nền công vụ trung lập về chính trị - một nền công vụ trung thành với bất cứ chính phủ đương nhiệm nào vào bất cứ thời gian nào. Đây là một hệ quả của học thuyết Bộ tự chịu trách nhiệm. Có thể có tình trạng căng thẳng giữa việc các công chức thấy một mặt cần phải trung lập về chính trị và thực hiện công tác tham mưu của họ một cách tốt nhất, mặt khác cần phải làm theo chỉ đạo của các bộ trưởng. Trách nhiệm của Công chức đối với chính phủ bao gồm: - Công chức có trách nhiệm hoạt động vì các mục đích và mục tiêu do Bộ trưởng của họ đề ra trong các kế hoạch của Bộ và các văn bản khác. Họ phải đảm bảo là các lợi ích và các hoạt động cá nhân không gây ảnh hưởng đến lợi ích chung và sứ mệnh hành động của Bộ . - Công chức có trách nhiệm thực thi công vụ nhằm giúp Bộ duy trì, đảm bảo được uy tín của Bộ trưởng đương nhiệm và các Bộ trưởng trong tương lai. Việc tham mưu cho các Bộ trưởng phải được tiến hành một cách trung thực, toàn diện và không thiên vị. Mặc dù phải tôn trọng các chính sách và chế độ ưu tiên của chính phủ đương nhiệm, các công chức phải thực hiện công tác tham mưu một cách “vô tư và thành thật” để các Bộ trưởng có thể đưa ra quyết định dựa trên tất cả các dữ kiện thực tế và đủ khả năng phân tích, đánh giá hết các phương án. - Việc tham vấn và đàm phán giữa Chính phủ và các đảng phái chính trị khác thuộc về trách nhiệm của các Bộ trưởng. Tuy nhiên, các công chức có thể được yêu cầu tham gia hỗ trợ các Bộ trưởng trong quá trình này. Các quan chức chính phủ cần nhận và hiểu các chỉ thị rõ ràng từ Bộ trưởng của họ về bản chất của mối quan hệ đó, về việc họ sẽ hỗ trợ như thế nào trong quá trình tư vấn và thảo luận của các Bộ trưởng. Bất kỳ mối liên hệ nào giữa công chức và đại diện các đảng phái chính trị trong hay ngoài thành phần chính phủ đều chỉ được phép tiến hành khi được Bộ cho phép. Một khía cạnh đặc biệt phức tạp của quá trình lập pháp đối với một công chức hoạt động trong chính phủ chiếm thiểu số là việc tham mưu cho một uỷ ban đặc biệt với đa số là thành viên các đảng đối lập. Theo hiến pháp, một công chức sẽ tham mưu kín cho một uỷ ban đặc biệt khi uỷ ban này yêu cầu, song phải được sự đồng ý và đại diện cho bộ trưởng phụ trách công chức đó. Các công chức ở vị trí như vậy một mặt phải dùng hết khả năng chuyên môn để cung cấp thông tin và tham mưu cho uỷ ban đó, mặt khác không được làm ảnh hưởng đến vị trí của Bộ trưởng phụ trách họ trong bất kỳ vấn đề cụ thể nào. Trong cơ chế Nghị viện hỗn hợp, các công chức, Bộ trưởng và nghị sỹ đều phải có hiểu biết chung về mối quan hệ giữa công chức và các uỷ ban đặc biệt. Cho đến nay, các quy định cơ bản trong hiến pháp về mối quan hệ này vẫn chưa được hiểu rõ. Vào tháng 6/1996 Uỷ ban Công vụ đã ban hành các hướng dẫn cơ bản về mối quan hệ giữa công chức và các uỷ ban đặc biệt thể hiện mối quan hệ hiến pháp đó và từ đó đến nay, các hướng dẫn này liên tục được cập nhật tại trang Web www.ssc.govt.nz. Trong đó có đề cấp đến nguyên tắc cơ bản trong quá trình đàm phán giữa công chức với các đảng phái chính trị đó là Công chức hoạt động theo chỉ đạo của Bộ trưởng; Bộ trưởng chịu trách nhiệm trước Quốc hội. Các công chức ra trước các uỷ ban đặc biệt, với tư cách là nhân chứng hay cố vấn hỗ trợ việc xem xét một dự thảo luật, đều nhằm hỗ trợ cho Bộ trưởng phụ trách họ. Điều này có thể làm phức tạp mối quan hệ giữa công chức và các uỷ ban đặc biệt... Với hệ thống cũ, người đứng đầu các đơn vị được coi là bổ nhiệm vĩnh viễn, tuy nhiên Theo luật khu vực nhà nước mới thì những người này được bổ nhiệm theo thời hạn, cụ thể là bổ nhiệm lần đầu là 5 năm, sau đó bổ nhiệm lại 3 năm. Uỷ ban công vụ hiện nay không còn quản lý toàn bộ hệ thống chức nghiệp thống nhất như trước mà chỉ chịu trách nhiệm bổ nhiệm những người đứng đầu các cơ quan cung ứng dịch vụ công và đánh giá kết quả công tác của các vị trí này, thường là hàng năm. Trong khi Uỷ ban công vụ chịu trách nhiệm bổ nhiệm những người đứng đầu các đơn vị cung cấp dịch vụ công thì các thành viên chính phủ có quyền quyết định trong việc lựa chọn lãnh đạo các ngành (các Bộ trưởng). 3. Đánh giá kết quả công tác và vấn đề tiền lương công chức Do chế độ tuyển dụng theo hợp đồng có thời hạn với những người lãnh đạo các cơ quan công vụ từ cuối những năm 80, Uỷ ban công vụ có nhiệm vụ tuyển dụng, bổ nhiệm và đánh giá kết quả công tác của các vị trí này. Thông tin đánh giá quan trọng bao gồm đánh giá của Thủ tướng, Chủ tịch Ủy ban công vụ, các bộ trưởng điều hành có liên quan đến người được đánh giá. Giám đốc ngân khố quốc gia đánh giá về kết quả quản lý tài chính. Thêm vào đó còn có đánh giá của đồng nghiệp cấp tương đương, các đối tượng bên ngoài, tự đánh giá và một số trường hợp có cả đánh giá của cấp dưới trực tiếp. Khi thực hiện đánh giá, Uỷ ban công vụ phải phân biệt rõ những gì đối tượng được đánh giá chịu trách nhiệm trực tiếp và những gì họ chỉ chịu trách nhiệm gián tiếp vì đã phân công cho cấp dưới. Một khó khăn của Uỷ ban công vụ khi đánh giá là uỷ ban này không nắm chắc hoạt động của các cơ quan chính phủ. Những người đứng đầu các cơ quan này thường là những người có kiến thức kỹ thuật chuyên sâu về chuyên ngành mình. Từ sau khi ban hành Luật về khu vực nhà nước năm 1988, có rất ít quan chức bị miễn nhiệm vì kết quả công tác không đạt yêu cầu. Nhiều người đã không được gia hạn hợp đồng nhưng cũng có những người không muốn tiếp tục làm việc khi hết nhiệm kỳ thứ nhất. Thông lệ là những người này được gia hạn thêm 3 năm hợp đồng. Mức độ gia hạn hợp đồng cao và tương đối ổn định và kết quả công tác được đánh giá là tốt chưa thể khẳng định được về chất lượng công chức cao cấp. Tuy mức độ không thể xác định nhưng Uỷ ban công vụ có lẽ chưa sử dụng những chế tài nghiêm khắc với một số công chức cao cấp chưa hòan thành nhiệm vụ. Nguyên nhân một phần là do các quy định của luật lao động bảo vệ cả người lao động và sử dụng lao động nên các công chức bị sa thải có thể đưa vụ việc ra tòa án lao động. Do luật lao động quy định việc sa thải công chức cao cấp có kết quả công tác không đạt yêu cầu phải theo một quy trình chặt chẽ và công bằng nên việc sa thải những người kém cỏi không dễ dàng. Việc này có nhiều rủi ro về chính trị và pháp lý nên chính phủ tiến hành rất thận trọng. Một trường hợp điển hình là một người đứng đầu cơ quan chính phủ đã kiện ra tòa lao động nhưng đã thất bại với lý do Uỷ ban công vụ đã can thiệp 1 cách không thoả đáng để không tiếp tục gia hạn hợp đồng cho bà này. Bồi thường tài chính có thể là giải pháp khi quan hệ làm việc giữa một bộ trưởng và người đứng đầu một cơ quan dưới quyền đã đổ vỡ. Việc bồi thường 1 khoản tiền lớn trong các trường hợp này cũng gây tranh cãi chính trị. Các bộ trưởng thành viên chính phủ cũng ký kết hợp đồng về kết quả công việc với những người đứng đầu các đơn vị trong bộ ngành mình và những hợp đồng này ảnh hưởng mạnh đến việc các đơn vị này được quản lý như thế nào. Những người đứng đầu các đơn vị buộ phải hoàn thành công việc như đã cam kết và sức ép này được chuyển tải xuống các cấp dưới trong tổ chức. Uỷ ban công vụ đưa ra điều kiện làm việc cho người đứng đầu các đơn vị nhưng Bộ trưởng sẽ phê chuẩn mức lương cho các vị trí này. Gói lương sẽ bao gồm 1 tỷ lệ gắn với kết quả công tác, có thể lên đến 15% lương cơ bản. Khoản lương này phụ thuộc vào kết quả công tác của người đứng đầu và do Uỷ ban công vụ đánh giá. Hệ quả của việc Tổng thư ký Bộ xác định mức lương cho các quan chức đứng đầu các đơn vị của các bộ, ngành là dẫn đến tăng sự cách biệt về tiền lương giữa các giám đốc hoanh nghiệp tư nhân và các quan chức nhà nước. Cũng như các nước khác, ở New Zealand tồn tại sức ép chính trị nhằm giữ mức lương của công chức không quá cao. Sự cách biệt về mức lương đã hạn chế Uỷ ban công vụ tuyển mộ được những người có năng lực trong khu vực tư nhân sang khu vực nhà nước. Mức lương cao hơn trong khu vực tư nhân đã và đang là một thách thức cản trở Uỷ ban công vụ hoàn thành nhiệm vụ của mình là đảm bảo các vị trí cao của nền công vụ được đảm nhiệm bởi những người có năng lực tốt nhất. Vấn đề trở nên trầm trọng hơn khi số lượng các cơ quan chính phủ tương đối lớn, 35-40 cho một đất nước hơn 4 triệu dân và nguồn nhân lực quản lý không nhiều. Ngoài yếu tố tiền lương, ở 1 đất nước đang dân chủ hóa mạnh như New Zealand thì người đứng đầu các cơ quan chính phủ thường là đối tượng tập trung “soi xét” của công chúng, của cơ quan thông tin đại chúng nhất là về các vấn đề đang gây tranh cãi. Đầu những năm 1990 khi bắt đầu đổi mới hệ thống hành chính công, nhiều vị trí đứng đầu được tuyển từ khu vực tư nhân nhưng trong vòng 3 năm sau đó nhiều người chủ động rút lui vì họ cho rằng rất có thể mình sẽ là đối tượng bị loại bỏ trong tương lai. Quan hệ làm việc giữa các Bộ trưởng và những người đứng đầu các cơ quan chính phủ là yếu tố quan trọng đảm bảo hiệu quả quản lý trong hệ thống chính trị kiểu Wesminster. Một thông lệ ngầm định ở New Zealand là quan chức nhà nước thường từ bỏ một số quyền chính trị để đổi lại sự đảm bảo về công việc và trung thành với chính phủ đương nhiệm. Tuy nhiên các đặc điểm của nghề quản lý là điểm căn bản của đổi mới có thể ảnh hưởng đến việc đảm bảo đưa ra chính sách phù hợp khi những người đứng đầu các cơ quan chính phủ căn bản phải chịu trách nhiệm về hoạt động của cơ quan mình theo như Đạo luật về khu vực nhà nước. Sự tin cậy giữa Bộ trưởng thành viên chính phủ và Tổng thư ký Bộ ngày càng yếu đi nhất là khi nảy sinh các vấn đề trong quản lý, thậm chí còn đổ trách nhiệm cho nhau. Hiện nay đa số Tổng thư ký Bộ có mức lương cao hơn Bộ trưởng nhưng sức ép dư luận cũng làm cho Uỷ ban công vụ ngày càng khó tuyển dụng những vị trí điều hành cấp cao. Trên thực tế có thể nói đa số những người lãnh đạo các cơ quan của chính phủ hiện nay không phải là những người tài năng, trên thực tế họ làm nhận những vị trí này vì những lý do khác chứ không phải vì tài chính, chẳng hạn như phục vụ công chúng và ảnh hưởng đến chính sách. 2. Năng lực của đội ngũ công chức Uỷ ban công vụ đã đưa ra những “năng lực cốt lõi” để tuyển chọn những người đứng đầu các cơ quan của chính phủ. Những năng lực này bao gồm:  Xây dựng và duy trì quan hệ với người dân ở cả trong và ngoài khu vực nhà nước, các nhóm cộng đồng hoặc doanh nghiệp và các đối tác nước ngoài;  Cam kết để đạt thành tựu và sự hoàn hảo trong quá trình thực hiện các mục tiêu và nhiệm vụ của tổ chức;  Giao tiếp hiệu quả với các nhóm đối tượng khác nhau, trong các tình huống khác nhau;  Đạt tiêu chuẩn cao về đạo đức, và thái độ hành vi, đảm bảo sự khách quan và trung thực trong công vụ;  Năng lực trí tuệ;  Quản lý con người để tối đa hóa sự đóng góp của cấp dưới vào mục tiêu của tổ chức;  Kinh nghiệm quản lý với các phương pháp quản lý tiên tiến, hiện đại;  Lãnh đạo chiến lược, có định hướng tương lai, truyền tải rõ định hướng phát triển của đơn vị cho nhân viên;  Quản lý trong bối cảnh chính trị-xã hội thay đổi và am hiểu các thông lệ, cấu trúc, chức năng, nhiệm vụ của chính phủ. Vấn đề nâng cao năng lực cho đội ngũ công chức: Hiện nay có một yêu cầu mạnh mẽ đối với những người đứng đầu các cơ quan chính phủ về hợp tác với các cơ quan chính phủ khác. Điều này phản ánh quan tâm của Chính phủ đến hiện tượng các cơ quan công vụ và các cơ quan nhà nước khác thường hoạt động riêng lẻ, không phối hợp hoạt động trong giải quyết các công việc cần có sự hợp tác của nhiều cơ quan khác nhau. Chính phủ cũng giao cho Uỷ ban công vụ quản lý Trung tâm Phát triển Lãnh đạo để đảm bảo nguồn và đội ngũ lãnh đạo có năng lực cho nền công vụ của đất nước 2. Điều khoản sửa đổi Đạo luật khu vực nhà nước năm 2004 cho phép Chủ tịch Uỷ ban công vụ đánh giá lại toàn bộ các cơ quan thuộc bộ máy chính phủ và xây dựng một hệ thống công vụ gắn kết hơn cũng như đảm bảo việc duy trì các tiêu chuẩn cho toàn bộ hệ thống công vụ. Mục tiêu là phát triển nguồn lãnh đạo-quản lý, khuyến khích sự di chuyển giữa các cơ quan, phát hiện và hỗ trợ các tài năng quản lý trẻ, và tạo ra động lực cho tất cả các cấp trong hệ thống công vụ, đảm bảo các giá trị và truyền thống được hiểu rõ. Trong vấn đề này, Chủ tịch uỷ ban công vụ chia sẻ trách nhiệm với người đứng đầu các cơ quan chính phủ trong việc phát triển các công chức lãnh đạo cho các cơ quan đó. Theo luật những người đứng đầu các cơ quan chính phủ được yêu cầu hợp tác với Người đứng đầu Uỷ ban công vụ nhưng phải tuân thủ mọi khuyến nghị và yêu cầu của người này. Việc này thúc đẩy việc phát triển năng lực quản lý của các công chức ngay trong hệ thống thay vì thuê chuyên gia tư vấn bên ngoài. Một khảo sát gần đây của Uỷ ban công vụ (SSC) cho thấy hầu hết công chức cho rằng tự học, học trong công vụ quan trọng hơn so với học bài bản trong trường lớp. 3 Ngược lại, phụ nữ, người Maori và người gốc đảo thái bình dương thường cho rằng học hành bài bản là rất quan trọng. Khảo sát này cũng cho thấy mức độ hài lòng về đào tạo và phát triển cuả công chức tương đối thấp và mức độ hài lòng về môi trường làm việc không cao. Trong chương trình này Uỷ ban công vụ đã hợp tác chặt chẽ với Trường công vụ của Đại học Victoria, Wellington (VUW), Và trường công vụ Australia và New Zealand School (ANZSoG) cùng các khoa của Trường Chính phủ, đại học Victoria, Wellington. 3 Uỷ ban công vụ (2006), Khảo sát về lộ trình công danh và phát triển, 2005, Wellington: Uỷ ban công vụ. 2 3. Phân cấp trong quản lý công chức Mối quan hệ lao động và phân cấp quản lý nhân sự ở New Zealand được xem xét qua hai giai đoạn chính: Từ năm 1912 (ban hành Luật công vụ - Public Service Act) đến 1988 và từ 1988 (ban hành Luật khu vực nhà nước - State Sector Act) đến nay. Giai đoạn 1 (Từ 1912 đến 1988) [90] New Zealand thực hiện chế độ quản lý tập trung, Uỷ ban Công vụ (State Service Commision) giữ vai trò đặc biệt quan trọng trong giám sát và duy trì việc thực hiện chính sách nhân sự nhất quán trong hệ thống hành chính nhà nước. SSC tuyển dụng tất cả nhân sự cho bộ máy hành chính và thực hiện toàn bộ hoạt động quản lý nhân sự. Giai đoạn này, New Zealand áp dụng hệ thống công vụ theo chức nghiệp do đó công chức có thể vào làm việc cho bất kì vị trí nào của tất cả các cơ quan hành chính và hưởng chế độ công vụ suốt đời. Nền công vụ là hệ thống “đóng” không mang tính cạnh tranh do Nhà nước quy định người từ khu vực tư muốn vào làm việc trong khu vực nhà nước phải có thành tích cao hơn với những người chuyển đến từ cơ quan nhà nước khác. Công chức được phân loại thành 150 hạng dựa trên các tiêu chí như bằng cấp, kinh nghiệm, bản mô tả công việc, chế độ tiền lương và các điều kiện làm việc khác. Thời kì này các cơ quan Chính phủ hầu như không có vai trò gì trong quản lý nhân sự do họ không có quyền tuyển dụng hay quyết định tiền lương, Giai đoạn từ 1988 đến nay [91] Cùng với sự phát triển của nền công vụ cả về qui mô và tính phức tạp, Uỷ ban công vụ không thể thực hiện tất cả các hoạt động quản lý nhân sự cùng với đòi hỏi tất yếu phải xây dựng một nền công vụ có hiệu quả hơn, Luật khu vực nhà nước đã được ban hành năm 1988 thay thế cho Luật công vụ năm 1912. Luật này đã tạo ra sự thay đổi cơ bản trong nền công vụ bằng việc chuyển từ việc áp dụng mô hình chức nghiệp sang mô hình việc làm và thực hiện việc phân cấp mạnh trong quản lý nhân sự. Quyền hạn của Uỷ ban công vụ bị hạn chế bớt và tăng quyền tự chủ của các cơ quan hành chính nhà nước trong quản lý nhân sự. Tổng thư ký Bộ (Chief Executive) toàn quyền quyết định các vấn đề trong qui trình quản lý nhân sự từ tuyển dụng, chính sách tiền lương, thăng tiến đến đánh giá thực thi công vụ. Tổng thư ký các cơ quan chính phủ là công chức và được coi là chủ tài khoản, quản lý ngân sách cơ quan. Theo quy định của Luật khu vực Nhà nước, Uỷ ban công vụ chỉ còn đảm nhiệm vai trò duy trì, thúc đẩy, giám sát việc thực hiện các chính sách nhân sự trong nền công vụ và đàm phán về các điều kiện làm việc cho người lao động. Bộ trưởng - Chủ tịch Uỷ ban công vụ là công chức Chính phủ trung ương, có trách nhiệm thay mặt Nữ hoàng bổ nhiệm vị trí Tổng thư ký Bộ (Chief Executives) và các cơ quan của Chính phủ và giám sát hoạt động của họ. New Zealand là nước áp dụng chế độ phân quyền triệt để cho các cấp chính quyền địa phương (Hội đồng vùng/thành phố/quận) và các cơ quan trực tiếp sử dụng công chức. Ở các cơ quan chính phủ, Tổng thư ký Bộ có trách nhiệm điều hành Bộ do đó có toàn quyền quyết định các vấn đề về nhân sự. Ở cấp điạ phương, chính quyền có toàn quyền quyết đinh các vấn đề về cơ cấu tổ chức bộ máy và nhân sự cho bộ máy đó. Căn cứ vào nhu cầu quản lý thực tế của địa phương, Hội đồng địa phương có toàn quyền tuyển dụng người, quyết định việc trả lương và thăng tiến cho họ. IV. MỘT SỐ XU HƯỚNG CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH NỔI TRỘI Ở NEW ZEALAND Kể từ cuối những năm 1980, New Zealand đã thay đổi mạnh mẽ cách thức quản lý khu vực công. Các cuộc cải cách mang tính triệt để và lan rộng đến mức nó được biết đến như “mô hình New Zealand”. Các đặc điểm chủ yếu của công cuộc cải cách này bao gồm: (1) Kế hoạch tài chính trung hạn trong đó bao gồm các cam kết của chính phủ đối với các khoản thu chi và các khoản chi chi tiết được giới hạn trong ba năm đổ lại. (2) Lập kế hoạch ngân sách chi tiêu của chính phủ căn cứ trên đầu ra tức là các dịch vụ mà chính phủ cung cấp chứ không phải dựa trên đầu vào là những thứ mà nó cần mua; kết hợp cùng “hệ thống kế toán dồn tích”-một chuẩn mực kế toán thương mại được áp dụng cho tất cả các thu – chi của các cơ quan nhà nước; (3) Cố gắng đo lường chất lượng công tác của các cơ quan nhà nước thông qua việc cung cấp kết quả đầu ra; (4) Tiến hành một chương trình lớn về cơ cấu lại các doanh nghiệp nhà nước và tư nhân hoá rất nhiều doanh nghiệp này; (5) Tiến hành giảm biến chế một cách mạnh mẽ, đặc biệt trong các cơ quan hành chính không có các hoạt động kinh doanh. Trong vòng bảy năm, tổng biên chế giảm từ 80,000 xuống còn 35,000; (6) Tiến hành cơ cấu lại chính phủ trung ương trong đó tạo ra một số cơ quan mới và chuyển một số chức năng thuộc các bộ trong chính phủ sang cho các cơ quan chức năng. (7) Các nhà quản lý cấp bộ có quyền kiểm soát về ngân sách và biên chế nhưng phải chịu trách nhiệm về kết quả đầu ra. Chuyên đề xin phân tích một số xu hướng cải cách nổi trội tại New Zealand thời gian qua: 1. Thương mại hoá và Tư nhân hoá Vào cuối những năm 1980 và đầu 1990, chính phủ bán rất nhiều doanh nghiệp thương mại của mình. Trong đó bao gồm các công ty trong các lĩnh vực viễn thông, lâm nghiệp, sắt thép, gas và dầu khí, công nghiệp hoá dầu, ngân hàng và hàng không. (Chính phủ của Đảng Lao động đã mua lại quyền kiểm soát trong lĩnh vực hàng không để tránh cho nó khỏi rơi vào phá sản). Hiện nay chính phủ vẫn đang sở hữu 16 doanh nghiệp bao gồm các doanh nghiệp có các khoản đầu tư lớn như trong lĩnh vực tạo điện năng và phân phối điện năng, dịch vụ bưu điện, mạng truyền hình quốc gia và trong lĩnh vực lâm nghiệp. Những doanh nghiệp này chịu sự quản lý thông qua Luật Doanh nghiệp nhà nước 1987. Các nguyên tắc của nó bao gồm: (1) Các doanh nghiệp nhà nước (DNNN) được tổ chức như công ty sẽ chịu sự chi phối của luật công ty như bình thương (2) Bộ trưởng tài chính và Bộ trưởng các doanh nghiệp nhà nước chịu trách nhiệm về cổ phần của chính phủ và bổ nhiệm các Giám đốc trong Ban lãnh đạo (3) DNNN cũng cần phải làm ra lợi nhuận thương mại nhưng cần phải hoạt động theo một cách thức có trách nhiệm về mặt xã hội. (4) Chính phủ thống nhất với DNNN về mục tiêu lợi nhuận của họ và các kế hoạch đầu tư. 2. Các mô hình cải cách nổi trội a. Chuyển đổi cơ cấu Từ đến Xu hướng rõ rệt năm 2003 Các bộ máy cồng kềnh Các tổ chức nhỏ hơn với Phân chia cung cấp dịch vụ; với hệ thống chức vụ cao cơ cấu tổ chức gọn nhẹ chuyển sang hợp nhất các cơ hơn quan và thành lập các mạng lưới liên cơ quan. Các tổ chức sát nhập lại Tách riêng bộ phận chính Lo lắng đến vấn đề: tư vấn giữ chức năng tư vấn và sách (kết quả) và bộ phận chính sách đã trở nên quá xa rời phân phối vận hành (đầu ra) so với bộ phận vận hành; kết nối lại đầu ra và kết quả Cung cấp dịch vụ tại chỗ Thoả thuận không cung Tập trung chủ yếu vào tuyển cấp dịch vụ. dụng các cán bộ cốt cán và hạn chế sử dụng đội ngũ tư vấn; xây dựng chính phủ điện tử. b. Thay đổi quan hệ Chính trị - Hành chính Từ đến Hệ thống ngành nghề Chính sách quản lý nhân dịch vụ công thống nhất lực được uỷ thác cho từng cơ quan, tổ chức riêng biệt Xu hướng rõ rệt năm 2003 Chính thức đánh giá lại các giá trị của khu vực công; chuyển sang xây dựng năng lực quản lý các dịch vụ công thống nhất Các bộ trưởng thường giữ Đứng đầu các bộ được bổ Linh hoạt thời hạn hợp đồng chức vụ lâu dài nhiệm theo hợp đông có cho việc bổ nhiệm người đứng thời hạn; đầu các bộ; các vấn đề quan trọng liên quan đến quan hệ giữa các người đứng đầu, VD như lòng tin, và “tư vấn cởi mở và thẳng thắn” Chính sách và các kỹ Các kỹ năng quản lý Dựa vào công tác giám định kỹ năng hành chính cho các chung cho các vị trí cấp thuật và chuyên môn như khu vị trí cấp cao cao vực y tế. c. Thay đổi trách nhiệm báo cáo Từ Hành chính cai trị đến Xu hướng rõ rệt năm 2003 ‘Để các nhà quản lý quản lý và buộc họ phải quản lý’, sức ép dẫn tới tăng kiểm soát Để các nhà quản lý quản lý theo quy tắc hướng dẫn, với triển vọng hợp tác ngày càng lớn mạnh hơn giữa các cơ quan, tổ chức Trách nhiệm giải trình Trách nhiệm giải trình Ngày càng tập trung vào kết đầu vào và các quy tắc quá trình sản xuất đầu ra quả và năng lực; sử dụng "cầu theo thủ tục hiệu quả chì ngắt điện". Thanh toán tiền mặt Thanh toán tích dồn Thúc đẩy mạng lưới thông tin về kết quả. Cuộc cải cách khu vực nhà nước ở New Zealand trong những năm 80 nhằm mục tiêu giải quyết vấn đề muôn thủa của một nền công vụ, đó là đảm bảo các tổ chức lớn chịu trách nhiệm nhưng cũng đồng thời có những linh động để đạt được các mục tiêu xây dựng chính sách một cách có tính xây dựng và sáng tạo. Một mặt quan trọng của những thay đổi này là trao quyền từ SSC cho những người đứng đầu các cơ quan công vụ quyền tuyển dụng và sa thải nhân viên theo các khuôn khổ nhất định. Những người đứng đầu các cơ quan chính phủ không còn chế độ tuyển dụng vĩnh viễn mà được tuyển theo hợp đồng có thời hạn và có thể gia hạn. Đây là một thành tố quan trọng của cải cách vì đảm bảo những người có năng lực ở các vị trí cao cấp là điều kiện cần (chưa phải đủ) để đảm bảo cho các tổ chức hoạt động tốt. Thách thức đối với SSC là tuyển được những người có năng lực cao cho các vị trí quản lý cao cấp trong điều kiện mức lương trong khu vực nhà nước thấp hơn đáng kể so với các vị trí tương tự trong khu vực tư nhân và thường là sức ép lớn của công việc. Một thách thức nữa của SSC liên quan đến việc đánh giá chính xác và công bằng kết quả công tác của những công chức này, khen thưởng nếu họ có thành tích tốt và có chế tài với họ một cách công bằng nếu kết quả của họ không đạt yêu cầu. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1 Boston Jonathan, Martin, J., Pallot, J. and Walsh, P (1996) Public management: The New Zealand model, Auckland, Oxford University Press. 2 New Zealand Cabinet office, Cabinet Manual 2008. 3 Longman (1996), Managing human resources in New Zealand. 4 Parliament of New Zealand (1912), Public Service Act. 5 Parliament of New Zealand (1989), State Sector Act. 6 Website http://www.newzealand.govt.nz 7 Website: http://www.ssc.govt.nz 8 Website http://www.cabinetoffice.govt.nz
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan