Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Nền giáo dục phật giáo vượt qua...

Tài liệu Nền giáo dục phật giáo vượt qua

.PDF
100
118
70

Mô tả:

Nền Giáo Dục Phật Giáo vượt qua TSPL. 2010 76 NỀN TẢNG GIÁO DỤC Nếu chướng duyên là kỳ thi thì cuộc đời này là một trường học lớn và có vô số kỳ thi. Mỗi kỳ thi được đặt ra là bắt buộc phải tham gia. Vượt qua hay không phụ thuộc vào khả năng của thí sinh và kết quả có được không thể từ chối. Như vậy, nếu giáo dục đặt nền tảng ở tham sân si thì đích đến là luân hồi sanh tử; khổ đau bất hạnh là hậu quả phải gánh chịu. Học ở đây chỉ làm cho con người càng bị trói buộc, biến con người thành công cụ, chỉ biết lệ thuộc, không làm chủ được chính mình, luôn chịu sự sai khiến của ái dục, chấp trước và tà kiến. Còn giáo dục thiết lập trên tín nguyện hành thì kết quả sẽ đạt được là an lạc, giải thoát không chỉ ở cuộc sống hiện tại mà cho cả tương lai. Ở đây, người học biết làm chủ chính mình, làm tăng trưởng bồ-đề tâm, làm lớn hạnh nguyện, khiến cho thân tâm tự tại, đủ sức vượt dòng sanh tử, đạt đến cứu cánh niết-bàn. Con người dù ở bất kỳ hoàn cảnh nào cũng có khả năng chọn lựa cho mình một nền giáo dục tốt. Mục đích giáo dục là để làm người chứ không làm công cụ, làm chủ chứ không làm nô lệ. Chúng ta hy vọng rằng, tất cả mọi người sẽ có nền giáo dục tốt và xem cuộc đời là một trường học lớn. Ở đó, người học dù gặp phải bài học khó như thế nào cũng kiên nhẫn, vững ý chí và đầy tự tin. Pháp Luân cầu chúc quý độc giả và thiện hữu luôn gặp thuận duyên và đạt kết quả viên mãn. Pháp Luân kính đề PHÁP LUÂN TRAO ĐỔI KIẾN THỨC CƠ BẢN PHẬT HỌC NĂM CANH DẦN - 2010 76 PHÁP LUÂN THỰC HIỆN với sự đóng góp của nhiều tác giả NỘI DUNG CHUYÊN ĐỀ 03 Nền giáo dục Phật giáo vượt qua ■ Thích Thái Hòa 22 CAO TĂNG “Vị trì luật của thế hệ thứ hai” ■ Thích Tâm Nhãn 31 LỊCH SỬ Đặc điểm của Phật giáo Việt Nam giai đoạn đầu công nguyên đến thế kỷ X sau công nguyên ■ Trần Tiến Đạt 41 PHẬT GIÁO & NGHỆ THUẬT Nhà chùa và thư pháp Việt ■ Minh Đức Triều Tâm Ảnh THƠ 06 Cuộc đời là một trường học lớn ■ Mang Viên Hưng Định 30 ● Tâm Nhiên 63 ● Tâm Bình 90 ● Tôn Nữ Hỷ Khương NHẠC: Cảm ơn thơ: Lam Thanh nhạc: Hằng Vang Bìa: Di tích Đại học Nalanda, Ấn Độ 52 TRIẾT HỌC Triết học Phật giáo Hàn quốc (tt & hết) ■ Tuệ Giác 10 64 TƯ TƯỞNG Một góc nhìn giáo dục Gia đình Phật tử ■ Tâm Hỷ Tính khoa học trong duy thức (tt) ■ Pháp Hiền cư sĩ 71 NGUYÊN CỨU Tìm hiểu nguyên nhân phân phái đầu tiên trong lịch sử Phật giáo Ấn Độ ■ Thích Nguyên Lộc 85 KHÔNG GIAN THƠ Bài thơ “Còn gặp nhau” của Tôn Nữ Hỷ Khương… ■ Mang Viên Long 17 Từ Hàm Long đến Bồ Đề ■ Tâm Minh 92 TƯ LIỆU Văn bia chùa Phú Thuận ■ Ngô Quốc Trưởng CHUYÊN ĐỀ ☸ NỀN GIÁO DỤC PHẬT GIÁO VƯỢT QUA ● Thích Thái Hòa N ếu sự nghiệp học hành của ta thiết lập trên nền tảng của tham, thì ta càng học lòng tham của ta càng tăng thêm, càng học càng dẫn ta đến đời sống láo lường và thủ đoạn để thủ lợi. Và hậu quả của cái học ấy dẫn đến hại mình, hại người trong đời này và đời sau. SỐ 76 ☸ PHÁP LUÂN 3 ☸ CHUYÊN ĐỀ Nếu sự nghiệp học hành của ta thiết lập trên nền tảng của sân hận, thì ta càng học là lòng sân và sự thù hận của ta đối với mọi người càng tăng lên, nên càng học ta càng tăng thêm sự hung hăng, tranh chấp, phê phán và bạo động với mọi người. Hậu quả của cái học ấy dẫn đến hại mình, hại người trong đời này và đời sau. Nếu sự nghiệp học hành của ta thiết lập trên nền tảng của ngu si, tà kiến, thì ta càng học là càng hiểu sai chân lý và sự ngu dốt, tính chấp ngã nơi ta càng tăng thêm, nên càng học lại càng dẫn ta đến chỗ ngu si, vô trí. Hậu quả của cái học ấy dẫn ta đến chỗ hại mình, hại người ngay trong đời này và đời sau. Nếu sự nghiệp học hành của ta thiết lập trên nền tảng của tâm bồ-đề, thì ta càng học, lòng tham nơi ta càng teo lại, sự hiểu biết nơi ta càng lúc càng tăng lên, tình thương nơi ta càng được mở ra rộng lớn. Kết quả của sự học ấy, giúp ta gần gũi và khám phá được sự thật của cuộc sống, dẫn đến đời sống lợi mình, lợi người trong hiện tại và tương lai. Nếu sự nghiệp học hành của 4 PHÁP LUÂN ☸ SỐ 76 ta thiết lập trên nền tảng của nguyện, nghĩa là ta học với ước nguyện duy nhất là thành tựu sự nghiệp trí tuệ để giúp đời, nên ta càng học là hạnh phúc của ta càng tăng lên, sự hiểu biết của ta đối với mọi vấn đề càng lúc càng sâu xa và chính xác. Kết quả của sự học ấy, dẫn ta đi đến đời sống chí thượng, có đầy đủ năng lực để sống đời giải thoát và tự do. Nếu sự nghiệp học hành của ta thiết lập trên nền tảng của hành, nghĩa là ta học những gì cao quý, tốt đẹp và ta biến cái đó trở thành hiện thực trong đời sống của ta, nên ta học là để hành và để trở thành nếp sống, chứ không phải học là để tích lũy kiến thức, để giỏi lý luận, để tranh biện hơn người và nêu cao bản ngã. Kết CHUYÊN ĐỀ quả của sự học trên nền tảng của hành, giúp ta tiêu trừ được bản ngã, và có khả năng giúp ta chấm dứt được những nhận thức sai lầm, những tư duy phiến diện, đem lại cho ta và người, một nếp sống an bình thiết thực ngay trong hiện tại và tương lai. Nền giáo dục thiết lập trên nền tảng của tham dục, sân hận, si mê và hữu ngã, nó có khả năng dẫn đưa cả người dạy và người học chạy theo dòng chảy của ái thủ và hữu trong mười hai duyên khởi và bị dòng chảy ấy nhận chìm trong biển đời sinh tử. Nên, ở kinh Bộc lưu, đức Phật dạy cho các Tỷ-khưu rằng, đối với dòng chảy ấy không nên đi theo, không nên dừng lại, vì đi theo sẽ bị chúng nhận chìm và dừng lại thì sẽ bị chúng trói buộc mà cần phải vượt qua. Vượt qua dòng chảy của tham, sân, si, kiêu mạn và chấp thủ đối với sắc uẩn, thọ uẩn, tưởng uẩn, hành uẩn và thức uẩn nơi tâm ta, ta mới có thể vượt qua được dòng chảy của sinh tử, để đến được bến bờ giải thoát và giác ngộ. Phát khởi tâm bồ-đề hướng tới đời sống chí thượng, nuôi dưỡng tâm ấy bằng chất liệu của ☸ nguyện và hạnh, qua lục độ và bốn nhiếp sự, ta vượt qua tử sinh và sẽ đem lại lợi ích cho nhiều người, không những trong hiện tại mà còn cả tương lai. Nền giáo dục Phật giáo vượt qua tham sân si, vượt qua sự chấp thủ năm uẩn này, có gốc rễ từ đức Thế Tôn và được chư vị Tổ sư chứng nghiệm và truyền thừa trải qua các thời đại. Ấy là nền giáo dục Phật giáo không cần khoa bảng mà chỉ cần “dĩ tâm ấn tâm”. Nghĩa là thầy dùng tâm giác ngộ mà ấn chứng vào tâm giác ngộ của học trò, để xác nhận rằng, người học trò ấy có khả năng kế thừa kho tàng của chánh pháp và làm cho chánh pháp sáng rỡ giữa thế gian này, để đem lại lợi ích cho hết thảy muôn loài. Nếu Phật giáo không thiết lập giáo dục trên nền tảng vượt qua này, thì ta lấy cơ sở nào để bảo rằng, đó là nền giáo dục Phật giáo. Người giáo dục và người được giáo dục đều chạy theo tham dục và khuếch đại bản ngã, thì lấy cơ sở nào, để ta bảo rằng, họ là những người làm giáo dục và được giáo dục ở trong Phật giáo?!■ SỐ 76 ☸ PHÁP LUÂN 5 ☸ CHUYÊN ĐỀ C ● MANG VIÊN HƯNG ĐỊNH UỘC ĐỜI LÀ MỘT TRƯỜNG HỌC LỚN Chúng ta đang ở trong một trường đời. Toàn bộ cuộc đời chúng ta là một trường học. Từ khi mới lọt lòng sinh ra cho đến khi nhắm mắt xuôi tay, chúng ta đều học ở dưới mái trường này. 6 PHÁP LUÂN ☸ SỐ 76 CHUYÊN ĐỀ Đó là một trường học không chính thức. Không có giảng đường, không có phòng học. Tất cả mọi thứ chúng ta nhìn, mọi thứ chúng ta nghe, mọi thứ chúng ta cảm nhận, tất cả hạnh phúc và khổ đau, tất cả mọi vấn đề trong cuộc sống, đều là bài học cho chúng ta. Khi chúng ta thành đạt, đó là một bài kiểm tra. Nó kiểm tra và thử thách mức độ khiêm tốn của chúng ta khi đứng trước thành công và vinh quang. Hầu hết chúng ta đều rất tự hào, nở mày nở mặt và tự cao tự đại trong giờ phút đó: “Ôi, tôi đã thành công, tôi đã thành đạt. Trong khi khối kẻ khác thì đang thất bại”. Chúng ta đã trở thành những kẻ hãnh tiến và ngã mạn. Chúng ta đã rớt bài kiểm tra này! Cũng như vậy, thất bại cũng là một bài kiểm tra. Nó kiểm tra chúng ta có thể duy trì một nội tâm quân bình, thanh thản ra sao khi đứng trước thất bại? Chúng ta có thể giữ thăng bằng mà không cảm thấy trầm uất, khổ đau, hụt hẫng, không cảm thấy thua kém và bất hạnh vì không thành đạt được hay không? Bạn thất bại, bạn cố gắng đứng ☸ lên. Rồi bạn lại thất bại, và lại cố gượng đứng lên lần nữa. Đây là bài kiểm tra để xem bạn có thực sự trưởng thành, có đủ dũng khí và tin vào chính bản thân mình và tin vào cuộc đời hay không? Khi bạn đối mặt với khó khăn và thất bại, điều quan trọng là phải hiểu nó một cách thật sâu sắc và không để mình bị hụt hẫng và trầm uất. Cố gắng tìm ra phương cách tốt nhất để vượt qua nó. Cuộc đời là một chuỗi những bài kiểm tra và khi bạn vượt qua các bài kiểm tra đó một cách thành công, bạn sẽ có thể nhìn lại chúng như là những kinh nghiệm bổ ích cho mình! Khi đối diện với những tình huống khó khăn trong cuộc sống, bạn thường nghĩ: “Trời ơi, sao tôi lại không may đến thế! Tôi đã làm những gì đến nỗi phải chịu khổ thế này?”. Bạn than phiền, đổ lỗi cho nghiệp chướng của mình, trách móc cha mẹ, vợ, chồng mình. Bạn ta thán, ngày càng nói dài, nói dai hơn. Khi bạn càng than trách, nó càng cho thấy rằng bạn đang thi rớt bài học đó. Đây là một bài kiểm tra sự trưởng thành của bạn, sự nhẫn nại của bạn. Bất cứ khi nào SỐ 76 ☸ PHÁP LUÂN 7 ☸ CHUYÊN ĐỀ đối diện với khó khăn, bạn hãy tự nhắc nhở mình rằng: “Đây là một bài kiểm tra. Đây là một thử thách cho mình. Tôi phải học được điều gì đó từ khó khăn này để trở nên chín chắn và trưởng thành hơn”. Toàn bộ cuộc đời này là một bài học mà chúng ta sinh ra trên đời để học bài học đó. Chúng ta có mặt ở đây, trên thế gian này, trong kiếp nhân sinh này, trong thời đại này là để học hỏi những gì cần phải học hỏi. Khi đọc những câu chuyện kể về những người có thể nhớ được kiếp trước của họ, tôi thấy rất nhiều người trong số họ diễn đạt cùng một tư tưởng như nhau. Tư tưởng đó là: họ sinh ra ở đây, trên cõi đời này là để hoàn thành một công việc gì đó, để học hỏi một điều gì đó. Khi nhìn cuộc đời theo quan kiến đó, tất cả mọi thứ trong cuộc đời bạn sẽ trở nên vô cùng ý nghĩa. Một điều mà tôi đã từng đọc và ghi nhớ rất sâu trong tâm là một câu nói rất giá trị này: “Tất cả mọi thứ trên thế gian này đều ẩn chứa những ý nghĩa riêng của nó”. Bởi vì chúng ta chỉ thấy một cách quá hời hợt và nông cạn, nên 8 PHÁP LUÂN ☸ SỐ 76 chúng ta không thể thấy được ý nghĩa sâu sắc đằng sau những gì đang diễn ra, và do vậy mọi thứ trở thành vô nghĩa đối với chúng ta. Mỗi khi có điều gì đó xảy ra, hãy cố gắng tìm ra: “Nhất định phải có một ý nghĩa nào đó đằng sau kinh nghiệm này”. Dù xấu hay tốt, tất cả mọi kinh nghiệm, mọi hoàn cảnh đều có ý nghĩa riêng của nó. Nếu không thấu hiểu ý nghĩa của nó một cách đúng đắn, rất có thể chúng ta sẽ bỏ lỡ cơ hội, không tận dụng được hoàn cảnh đó, để rồi lại phải vướng vào rắc rối nữa. Tất cả mọi khó khăn đều có ý nghĩa của nó. Nó là một bài học mà chúng ta cần phải học hỏi để trưởng thành, nó có một ý nghĩa thật tuyệt vời. Một số người thường cầu mong cho mình được sống một cuộc đời bình yên, xuôi chèo mát mái, không khó khăn, không gian khổ cơ hàn. Nhưng họ sẽ thất vọng vì điều đó trái ngược với tự nhiên. Cái mà chúng ta cầu nguyện là có được một nghị lực phi thường để giải quyết mọi khó khăn của mình một cách ý nghĩa để trưởng thành. Chịu sự kiểm tra và thử thách là điều rất tốt. Chúng ta trưởng CHUYÊN ĐỀ thành và học hỏi được từ chính việc vượt qua các bài kiểm tra đó. Chúng ta cắp sách đến trường, chúng ta học và chúng ta thi. Chúng ta vượt qua các kỳ thi đó và học lên các lớp cao hơn, đây cũng chính là cách chúng ta sống cuộc đời mình. Mỗi khi vượt qua được một bài kiểm tra, chúng ta lại học hỏi và trưởng thành lên. Sự trưởng thành của bạn không phụ thuộc vào số năm bạn đã sống trên đời. Sự trưởng thành phụ thuộc vào việc bạn đã học hỏi được bao nhiêu từ những kinh nghiệm sống của mình, chứ không phải từ sách vở – mà từ chính cuộc đời của bạn. Kiến thức, tự thân nó có rất ít ☸ giá trị, mà sự vận dụng thực tế của kiến thức mới đem lại giá trị cho nó. Điều quan trọng là cách chúng ta sống cuộc sống hàng ngày của mình ra sao và cách chúng ta đối xử với những người xung quanh như thế nào. Nếu muốn được yêu thương, thì bạn phải là một người dễ thương. Nếu muốn được người khác tôn trọng thì bạn phải biết tôn trọng người. Nếu muốn được đối xử chân thành thì bạn cũng phải đối xử một cách chân thành với người. Một trong những niềm vui của cuộc sống là biết được rằng mình đang trưởng thành. Mỗi ngày trôi qua bạn có đang trưởng thành hơn?■ SỐ 76 ☸ PHÁP LUÂN 9 ☸ CHUYÊN ĐỀ Một góc nhìn GIÁO DỤC GIA ĐÌNH PHẬT TỬ ● Tâm Hỷ T ác giả bài viết này đã sinh hoạt liên tục mười năm trong Gia đình Phật tử, bắt đầu từ năm 15 tuổi với nhiệm vụ của một đoàn sinh thiếu niên và kết thúc ở năm 25 tuổi với chức vụ của một ủy viên ban hướng dẫn. Từ đó đến nay, một nửa thế kỷ đã trôi qua và nhờ vậy, chúng tôi đã có một khoảng cách để nhìn lại mà có Một góc nhìn giáo dục Gia đình Phật tử. 1. Sinh hoạt Gia đình Phật tử rèn luyện cho chúng tôi kỹ năng nói trước quần chúng Thời thơ ấu, chúng tôi là một đứa bé nhút nhát. Năm 15 tuổi, tuổi bắt đầu khôn lớn, vẫn không dám xuất hiện trước đám đông. Cho nên, khi ông anh con bà dì lớn hơn một tuổi “rủ” vào Gia đình Phật tử, chúng tôi cứ hẹn rày hẹn mai vì sợ “bị” đưa ra giới thiệu trước mặt nhiều người. Cuối cùng thì ngày trình diện trước đông đảo đoàn sinh Gia đình Phật tử Chơn Tri gần chợ Cống ở hữu ngạn sông Hương cũng đến và những ngỡ ngàng ban đầu rồi cũng qua đi. Mấy tháng sau, với chức vụ đội trưởng đội sen vàng, chúng tôi tập nói 10 PHÁP LUÂN ☸ SỐ 76 CHUYÊN ĐỀ trước bảy tám đội viên. Hai năm sau, làm đoàn phó rồi đoàn trưởng đoàn thiếu niên, chúng tôi tập nói trước hàng chục đoàn viên. Ba năm sau làm liên đoàn trưởng, đã có đủ bạo dạn để nói trước nhiều người. Đến khi làm việc ở đời sống trại trong những trại họp bạn, chú bé sợ xuất hiện trước đám đông ngày nào nay đã khôn lớn và đã có đủ tự tin để nói lưu loát trước mấy trăm trại sinh. Qua kinh nghiệm bản thân, chúng tôi nhận ra rằng nhút nhát mà có cơ hội tập luyện để thắng tính nhút nhát thì người ta sẽ nói sôi nổi, hấp dẫn và có khả năng lay động lòng người. Vào Đại học Sư phạm, đi thực tập, chúng tôi biết ơn Gia đình Phật tử vô cùng. Bởi lẽ, trong khi một số bạn cùng lớp đã thất bại vì không giữ được bình tĩnh khi xuất hiện trước nhiều học sinh, chúng tôi đã thành công ngay từ bài giảng đầu tiên vì đã quen nói trước quần chúng. 2. Sinh hoạt Gia đình Phật tử luyện tập cho chúng tôi kỹ năng sống tháo vát Trong gia đình, là người con trai chào đời sau ba người chị, chúng ☸ tôi lớn lên trong sự cưng quý và chiều chuộng của bà nội và cha mẹ. Mọi việc trong nhà đều đã được người lớn sắp đặt, lo liệu, đứa cháu đích tôn chỉ biết vui chơi và lo học hành. Vào Gia đình Phật tử, làm đoàn sinh, làm đội trưởng, nếp sinh hoạt của bản thân bắt đầu thay đổi. Ba bốn tháng, một ngày trại được tổ chức, chúng tôi phải đi bộ năm sáu cây số, mang ba lô nặng cùng với những vật dụng lỉnh kỉnh khác để dựng lều, làm bàn ăn và sửa soạn các bữa ăn. Rồi phải leo đồi hay chạy băng đồng để chơi trò chơi lớn. Trong một năm, Gia đình Phật tử thường tổ chức một vài đêm văn nghệ. Làm văn nghệ thì phải dựng sân khấu và công việc nặng nhọc ấy là nhiệm vụ của đoàn thiếu niên. Với chức vụ đội trưởng, cậu thư sinh là chúng tôi ngày ấy tự giác tự nguyện làm công việc của một người lao động chân tay thực thụ. Đội trưởng cầm càng xe vận tải đi trước, vài ba đội viên ra sức đẩy ở phía sau, chúng tôi đến nhà của các đoàn sinh mượn những tấm phản và thùng phuy để dựng sân khấu trình diễn văn nghệ. Đêm văn nghệ hoàn tất, SỐ 76 ☸ PHÁP LUÂN 11 ☸ CHUYÊN ĐỀ các huynh trưởng, những đoàn viên thiếu nữ và các em oanh vũ đã có thể nghỉ ngơi. Nhưng các đoàn viên thiếu niên vẫn còn lo dọn dẹp sân khấu và tiếp tục cầm càng xe, đẩy xe vận tải một buổi nữa để trả các thứ vật dụng đã mượn. Mười năm sống tháo vát với Gia đình Phật tử đã đem lại cho chúng tôi một lợi thế trong bốn mươi năm theo nghề dạy học. Trong khi phần đông bạn đồng nghiệp chỉ quen với các công việc chuyên môn như soạn bài, chấm bài ở nhà hoặc giảng bài trong lớp học, chúng tôi còn tỏ ra thành thạo trong những hoạt động thanh niên ở ngoài trời như tổ chức cắm trại, thi đua thể thao, thực hiện những chuyến đi làm công tác xã hội, v.v... Cuộc sống của người thầy giáo nhờ vậy trở nên sinh động, tươi trẻ và có nhiều ý nghĩa hơn. 3. Sinh hoạt Gia đình Phật tử giáo dục chúng tôi biết quên lợi ích cá nhân để làm quen với những việc làm có tính vị tha vô ngã Chẳng có ai nghĩ rằng vào Gia đình Phật tử thì sau này ra ngoài đời mình sẽ có cơ hội thăng quan 12 PHÁP LUÂN ☸ SỐ 76 tiến chức. Cũng không ai hứa hẹn với chúng tôi vào Gia đình Phật tử thì mỗi đoàn sinh sẽ được thụ hưởng ít nhiều lợi ích vật chất. Ban đầu, thành thật mà nói, chúng tôi vào Gia đình Phật tử vì ham vui. Có thể nói đó là một cách chơi, một hình thức giải trí vô vị lợi. Không nhận sự tài trợ của bất kỳ tổ chức hay cá nhân nào, mỗi đoàn sinh chúng tôi tự nguyện đóng góp một số tiền nhỏ do mình dành dụm được để cùng vui chơi với nhau. Lần hồi, qua những buổi họp đoàn hàng tuần và những sinh hoạt có tính tập thể khác, chúng tôi làm quen với chánh pháp rồi thấm nhuần giáo lý vị tha vô ngã của Đức Phật , từ đó, thích làm việc thiện, biết tôn trọng sự thật và nếu cần thì chịu hi sinh quyền lợi riêng để hoàn thành một công việc chung. Trong pháp nạn năm 1963, chúng tôi đang giữ chức vụ liên đoàn trưởng Gia đình Phật tử Phú Lâu là hậu thân của Gia đình Phật tử Chơn Tri. Khi tổ đình Từ Đàm bị bao vây, huynh trưởng và đoàn sinh nhiều gia đình bạn đều tìm cách lên chùa Từ Đàm để thể hiện tấm lòng son sắt thủy chung đối với dân tộc và đạo pháp. Trong CHUYÊN ĐỀ hoàn cảnh ấy, dù đang bận ôn thi tốt nghiệp Đại học Sư phạm, chúng tôi cũng không thể cho phép mình ngồi yên với sách vở. Phải quyết tâm “đi chùa” một lần để lương tâm bớt cắn rứt. Nhưng đi như vậy là rất nguy hiểm, vì có thể “ăn” lựu đạn cay hoặc lựu đạn thật. Để chia bớt trách nhiệm, chúng tôi dặn đoàn sinh về nhà xin phép phụ huynh, em nào được sự chấp thuận của gia đình mới nên “đi chùa”. Kết quả là có khoảng hai mươi em, gần một phần ba số lượng đoàn sinh, đã tham dự chuyến đi nhiều hiểm nguy ấy. Giữa đường, may mắn không bị ném lựu đạn, nhưng chúng tôi phải dừng lại một vài lần, vì các đường dẫn lên chùa đều bị phong tỏa. Nhưng cuối cùng thì đoàn “hành hương” của những người con Phật cũng đến đích bằng cách đi lên phía nhà ga Huế rồi theo đường Lịch Đợi mà đến chùa Từ Đàm. Nhờ mười năm sinh hoạt Gia đình Phật tử mà về sau này chúng tôi không quá so đo tính toán lợi ích cá nhân mỗi khi thực hiện một nhiệm vụ do tập thể phân công. ☸ 4. Sinh hoạt Gia đình Phật tử hướng dẫn chúng tôi sống theo Bi-Trí-Dũng Bi–Trí–Dũng là phương châm hành động của Gia đình Phật tử Việt Nam. Lý tưởng sống này được thể hiện trong một lần đi cứu trợ lũ lụt được lược thuật dưới đây. Năm 1964, chúng tôi dạy học ở trường Cường Để (Qui Nhơn) và đồng thời giữ chức vụ tổng thư ký ban hướng dẫn Gia đình Phật tử Bình Định. Giữa năm ấy, một trận lũ lớn tàn phá một số huyện thuộc tỉnh nhà. Trong số đó, Hoài Ân là huyện bị thiệt hại nhiều nhất. Nhiều vật phẩm cứu trợ đã được chuyển đến huyện, nhưng chính quyền địa phương không thể phân phát cho dân vì lý do an ninh. Tòa hành chánh tỉnh Bình Định phải nhờ đoàn sinh Gia đình Phật tử mang quà cứu trợ đến tận tay nạn nhân lũ lụt. Vì hạnh từ bi, với mục đích thêm vui bớt khổ cho đồng bào, ban hướng dẫn và một số đoàn sinh Gia đình Phật tử ở Qui Nhơn quyết tâm thực hiện một chuyến đi cứu trợ nạn nhân lũ lụt. Đó cũng là một quyết định SỐ 76 ☸ PHÁP LUÂN 13 ☸ CHUYÊN ĐỀ dũng cảm. Bởi vì huyện Hoài Ân lúc đó chỉ quản lý được một ít xã lân cận, một số xã ở xa đã thuộc quyền kiểm soát của quân giải phóng, còn lại là những vùng đất “xôi đậu” ban ngày thuộc về lính quốc gia nhưng ban đêm lại theo quân du kích. Mang vật phẩm đi cứu trợ trong hoàn cảnh ấy, đoàn sinh Gia đình Phật tử có thể bị kết án tiếp tay với chính quyền địa phương để tranh thủ cảm tình của nhân dân mà mở rộng phạm vi ảnh hưởng. Trưởng ban hướng dẫn Gia đình Phật tử Bình Định khi ấy là anh Nguyễn Văn Châu. Anh Châu khôn ngoan, sắc sảo biết rõ tính bất trắc, ẩn chứa nhiều hiểm nguy của chuyến đi làm việc thiện. Không nói ra điều mình suy nghĩ vì sợ anh chị em mất tinh thần, bằng trí tuệ của một huynh trưởng cấp Tín, anh Châu âm thầm sắp xếp công việc để chuyến đi được an toàn. Nguyên tắc được đặt ra là phải làm thế nào để đồng bào địa phương biết rõ việc nghĩa này được thực hiện trong phạm vi tôn giáo, thể hiện tình tự dân tộc của đoàn sinh Gia đình Phật tử. Theo nguyên tắc ấy, ở Qui Nhơn, chúng tôi 14 PHÁP LUÂN ☸ SỐ 76 đóng góp tiền túi để thuê xe về Hoài Ân, dù biết rằng tòa hành chánh tỉnh Bình Định sẵn sàng cung cấp mọi phương tiện. Mặt khác, ngoài tự túc số gạo đủ ăn trong năm ngày, mỗi thành viên của đoàn chỉ mang theo hai loại thức ăn là muối mè và vị tâm. Đến Hoài Ân, thay vì vào ở trong quận đường, huynh trưởng và đoàn sinh chia nhau tạm trú tại nhà dân. Để có nhiều thì giờ lo việc phân phối phẩm vật cứu trợ, mỗi ngày chúng tôi chỉ mua thêm một ít rau tươi để sửa soạn những bữa ăn giản dị, đạm bạc. Hành động theo phương châm Bi–Trí–Dũng, đoàn sinh Gia đình Phật tử đã thực hiện thành công chuyến đi cứu trợ nạn nhân bão lụt trên một vùng đất còn nhiều súng đạn và thù hận. 5. Sinh hoạt Gia đình Phật tử huấn luyện cho chúng tôi phương pháp thân giáo và ý thức trách nhiệm của người chỉ huy Các triết gia phương Đông sống với chân lý nhiều hơn nói về chân lý. Theo tinh thần ấy, các vị đạo sư tâm linh ít rao giảng đạo đức, không muốn dùng phép tắc, lễ nghi khắt khe để buộc đệ tử CHUYÊN ĐỀ khép mình vào khuôn khổ của giáo điều. Các Ngài thực hiện phương pháp thân giáo bằng cách lấy chính đời sống đạo hạnh của mình làm gương sáng để môn sinh tự giác, tự nguyện theo đó mà tu sửa thân tâm. Sinh hoạt nhiều năm trong Gia đình Phật tử, được gần gũi các huynh trưởng khả kính như chị Hoàng Thị Kim Cúc và các anh Nguyễn Khắc Từ, Phan Văn Gái, Nguyễn Văn Châu, v.v… chúng tôi đã học tập ở các anh, chị lối sống trung thực, giản dị, khiêm tốn mà dũng cảm của người Phật tử chân chính. Hiệu quả của phương pháp thân giáo này và cách thức thụ giáo gọi là huân tập ấy, Tổ Quy Sơn đã nói rõ khi sách tấn đệ tử gắng công tu tập: “Sống gần người bạn tốt như đi trong sương, tuy áo không ướt nhưng lần hồi cũng thấm”. Sinh hoạt mười năm trong Gia đình Phật tử, trừ mấy tháng làm ☸ đội viên, chúng tôi đã đảm trách nhiệm vụ của người chỉ huy khi làm đội trưởng, đoàn trưởng, liên đoàn trưởng và tổng thư ký ban hướng dẫn. Trong Gia đình Phật tử, vì không có quyền lợi để ràng buộc nhau, chúng tôi chỉ biết đề cao những giá trị tinh thần, cố gắng sống mẫu mực để làm gương cho đoàn sinh noi theo. Gặp hoàn cảnh khó khăn, nguy hiểm, cách nêu gương sáng hiệu quả nhất là nhận lãnh trách nhiệm chèo chống con thuyền gia đình như một vị thuyền trưởng biết “đứng mũi chịu sào”… Lần “đi chùa” trong pháp nạn năm 1963, dù biết có thể bị phê bình là liên đoàn trưởng mà làm việc thiếu tổ chức và không biết phân công, chúng tôi vẫn nhận nhiệm vụ khó khăn nhất là dẫn đầu đoàn “hành hương” và sẵn sàng hứng chịu sự đàn áp hay tấn công thay cho các đoàn sinh. Trong lần đi cứu trợ bão lụt năm 1964, không hẹn mà nên, anh Nguyễn Văn Châu và chúng tôi đều “xung phong” đi tiền trạm xã An Tín là địa điểm xa xôi nhất và mất an ninh trầm trọng nhất của huyện Hoài Ân. Xã An Tín ở bên này một con sông thì bên kia SỐ 76 ☸ PHÁP LUÂN 15 ☸ CHUYÊN ĐỀ sông là vùng giải phóng. Nghỉ trưa trong một ngôi chùa vắng, chúng tôi nghe đồng vọng tiếng trống ếch của thiếu nhi ở bờ bên kia. Lên trạm thông tin ở trên đồi cao để liên lạc với huyện, chúng tôi phải bò vì sợ bắn tỉa. Trong khi đó, chưa quá bốn giờ chiều mà văn phòng xã đã đóng cửa, nhân viên “sơ tán”, còn hai cái ba lô chúng tôi gởi thì bị bỏ lại ở bên đường… Nhờ chư Phật gia hộ, trong cả hai lần làm gương bằng cách “đứng mũi chịu sào ấy”, chúng tôi đều được bình an vô sự. Giáo dục Gia đình Phật tử được trình bày ở đây được ghi nhận qua kinh nghiệm sống và theo “góc nhìn” của một người, trong thời gian ngắn từ 1955 đến 1965, tại không gian hẹp là thành phố Huế và Qui Nhơn. Chúng tôi nghĩ phải có sự chung sức chung lòng của nhiều người thuộc nhiều thế hệ mới có thể phác họa được toàn cảnh với đủ đường nét và sắc màu đậm nhạt khác nhau của bức tranh giáo dục Gia đình Phật tử Việt Nam trong hơn nửa thế kỷ vừa qua. Nhưng đó là vấn đề khác.■ 16 PHÁP LUÂN ☸ SỐ 76 TỪ HÀM LONG Em thân mến, Em muốn biết ngày xưa Phật giáo mình có trường dạy riêng cho học sinh Phật tử giống như các trường của Thiên chúa giáo hay không... chị thật không rành; nhưng chị có thể khẳng định với em là Phật giáo miền Trung của mình có trường Tư thục Trung học và Tiểu học Bồ Đề. Trường không chỉ dành riêng cho Phật tử, không có đọc Kinh hay niệm Phật trước giờ học như các trường của các tôn giáo khác nhưng có giờ giáo lý. Chị và các bạn chị đã từng dạy trường Hàm Long, trường Bồ Đề ở Huế và chị cũng đã có dạy trường Bồ Đề ở Qui Nhơn (Bình Định) vào những năm 70 nữa. CHUYÊN ĐỀ ☸ ĐẾN BỒ ĐỀ ● Tâm Minh Ngày xưa, vào những năm 60, cách đây nửa thế kỷ, có thể gọi là ngày xưa được rồi - dân mình rất ít người được đi học, nhất là ở xứ “mùa Đông thiếu áo Hè thời thiếu ăn”, nhất là con em ở những vùng xa thành phố, như Huế chẳng hạn. Những người ở các làng quê như Thuận An, Lăng Cô, Sịa… muốn lên Huế học phải ở nhà bà con tại thành phố… Nghe vài người bạn kể lại, có khi họ phải gánh hàng ra chợ, dọn hàng cho người bà con xong rồi mới về đi học. Do đó, việc học khó khăn vô cùng, nhưng không ngăn cản được lòng hiếu học của tuổi trẻ. Đó là chưa nói, không phải ai cũng được tự do vào học các trường trung học công lập, vì phải dự thi tuyển vào lớp 6. Chị không biết chi tiết về các trường Trung học Tư thục, nhưng chị nghĩ rằng các trường đó đã giúp phương tiện cho sự nghiệp giáo dục tuổi trẻ hiếu học rất nhiều, chứ nếu không hằng năm có hằng trăm học sinh không được tiếp tục học lên bậc Trung học vì thi rớt kỳ thi vào Đệ Thất (lớp Sáu bây giờ) trong đó Phật giáo mình cũng đóng vai trò quan trọng với hệ thống trung học tư thục Bồ Đề và cả trường Hàm Long của chùa Bảo Quốc ở Huế nữa. Phật giáo mình cũng có cả trường Đại học nữa, đó là trường SỐ 76 ☸ PHÁP LUÂN 17 ☸ CHUYÊN ĐỀ Đại học Vạn Hạnh ở Sài Gòn. Tuy nhiên đến sau năm 1975 (từ 75 đến 95) thì tất cả các trường tư thục đều phải giải thể, chỉ còn các trường công lập hoạt động mà thôi - nghĩa là do nhà nước quản lý chứ không có một ngôi trường nào do tư nhân quản lý cả. Đến sau 1995 thì trong nước đã có thay đổi, cởi mở hơn nên đã xuất hiện những trường tư thục cả Mẫu giáo, Tiểu học, Trung học và cả Đại học nữa. Trước 75 có trường Nam riêng (toàn nam sinh) trường Nữ riêng (toàn nữ sinh) nhưng sau 75 tất cả các trường đều có cả nam sinh lẫn nữ sinh (trường mixte). Trở lại với chuyện dạy học của chị ở Hàm Long và Bồ Đề. Hồi mới ra trường Đại học Sư Phạm (ĐHSP) Huế, năm 1961 tụi chị, 3 anh chị em Huynh trưởng GĐPT: anh Hồ Viết Đốc (HTR. GĐPT Ba La Mật), chị Võ Thị Nhàn (GĐPT An Lạc) và chị (GĐPT Từ Đàm). Cả 3 anh chị đều là ban viên Ban hướng dẫn Thừa Thiên Huế xung phong dạy tự nguyện (nghĩa là dạy mà không lãnh lương như các giáo viên khác đó em) cho trường Hàm Long, lúc đó thầy Nguyên 18 PHÁP LUÂN ☸ SỐ 76 Hồng làm Hiệu trưởng, rồi sau là thầy Thiện Hạnh. Anh Đốc dạy Toán, chị Nhàn dạy Sinh Vật, còn chị dạy Lý Hóa. Hồi đó, Hàm Long chưa có cấp 3 nên lớp lớn nhất là lớp 9. Anh Nguyễn Khắc Từ, anh Nguyễn Sĩ Thiều cũng có dạy ở đó nữa. Học sinh Hàm Long phần nhiều là các chú Sa di, còn lại là học sinh con em các nhà ở gần chùa hay các bác Phật tử, rất ngoan, lễ phép, hiền lành và chăm học, có em thuộc loại xuất sắc nữa. Chị nghe kể khi đó thầy Mạnh Thát cũng đang học ở đây - chỉ mới học lớp 7 nhưng đã thông minh, xuất chúng, có năng khiếu đặc biệt về Pháp văn nên đã được cô Piat, giáo sư người Pháp đang dạy ở trường ĐHSP Huế, tình nguyện lên tận chùa Báo Quốc dạy tiếng Pháp cho Thầy mỗi sáng Chủ nhật. Sau này chị được hân hạnh quen biết Thầy mới hỏi lại việc này và được Thầy xác nhận nên bây giờ mới kể cho em nghe đây. Chị dạy trường Nữ Trung học Đồng Khánh Huế 4 buổi sáng: thứ Hai, thứ Tư, thứ Sáu, thứ Bảy và dạy tại Hàm Long 2 buổi sáng thứ Ba và thứ Năm, còn các buổi chiều chị dạy học sinh thực hành tại
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan