Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Năng suất. chất lượng và sử dụng một số giống cỏ hoà thảo nhập nội trong chăn nu...

Tài liệu Năng suất. chất lượng và sử dụng một số giống cỏ hoà thảo nhập nội trong chăn nuôi ngựa

.PDF
96
232
52

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ðÀO TẠO TRƯỜNG ðẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI -------------------------- NGUYỄN ðÌNH NGUYÊN NĂNG SUẤT, CHẤT LƯỢNG VÀ SỬ DỤNG MỘT SỐ GIỐNG CỎ HÒA THẢO NHẬP NỘI TRONG CHĂN NUÔI NGỰA Chuyên ngành Mã số : CHĂN NUÔI : 60.62.01.05 LUẬN VĂN THẠC SĨ NÔNG NGHIỆP Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS.TS. BÙI QUANG TUẤN 2. TS. NGUYỄN VĂN ðẠI HÀ NỘI - 2013 LỜI CAM ðOAN Tôi xin cam ñoan rằng, ñây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nghiên cứu trong luận văn này là hoàn toàn trung thực và chưa từng ñược ai công bố, sử dụng ñể bảo vệ một học vị nào. Các thông tin, tài liệu trích dẫn trong luận văn này ñã ñược ghi rõ nguồn gốc. Tác giả Nguyễn ðình Nguyên Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ……………………… i LỜI CẢM ƠN Hoàn thành luận văn này, ngoài sự nỗ lực của bản thân, tôi luôn nhận ñược sự giúp ñỡ quý báu, sự chỉ bảo tận tình của các thầy hướng dẫn PGS.TS. Bùi Quang Tuấn và TS. Nguyễn Văn ðại trong suốt qúa trình thực hiện luận văn. Nhân dịp hoàn thành luận văn này tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc ñối với các thầy hướng dẫn. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành ñối với sự quan tâm giúp ñỡ của các thầy cô giáo Bộ môn dinh dưỡng và thức ăn - khoa Chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản ñã ñộng viên giúp ñỡ tôi trong quá trình thực hiện ñề tài nghiên cứu. Tôi cũng xin chân thành cảm ơn ñối với Ban lãnh ñạo và các cán bộ viên chức của các ñơn vị: Trung tâm Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển chăn nuôi miền núi, phòng phân tích - Viện Chăn nuôi Quốc Gia ñã tạo ñiều kiện thuận lợi và giúp ñỡ nhiệt tình cho tôi trong quá trình thực hiện ñề tài. Xin chân thành cảm ơn bạn bè, ñồng nghiệp, người thân ñã tạo ñiều kiện, ñộng viên tôi trong quá trình thực hiện ñề tài và hoàn thành luận văn. Hà Nội, tháng 4 năm 2013 Tác giả Nguyễn ðình Nguyên Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ……………………… ii MỤC LỤC Lời cam ñoan i Lời cảm ơn ii Mục lục iii Danh mục các chữ viết tắt vi Danh mục các từ viết tắt hoặc tên khác của các giống cây thức ăn xanh trong luận văn vii Danh mục các bảng viii Danh mục hình ix 1 MỞ ðẦU 1 1.1 ðặt vấn ñề 1 1.2 Mục tiêu nghiên cứu 2 1.3 Ý nghĩa của ñề tài 2 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3 2.1 ðặc tính sinh trưởng của cỏ hòa thảo 3 2.1.1 Giới thiệu về cỏ hòa thảo 3 2.1.2 ðặc tính sinh trưởng của thân và lá 4 2.1.3 ðặc tính sinh trưởng của rễ 7 2.2 Sản lượng chất xanh, thành phần hóa học của cỏ hòa thảo 8 2.2.1 Sản lượng chất xanh 8 2.2.2 Thành phần hóa học của cỏ 10 2.3 ðặc ñiểm tiêu hóa của ngựa 13 2.4 ðặc ñiểm sinh trưởng của ngựa 15 2.5 Sử dụng cỏ trong chăn nuôi ngựa 16 2.6 ðặc ñiểm một số cỏ hòa thảo dùng trong thí nghiệm của luận văn 18 2.6.1 Cỏ Pennisetum pupureum VA06 18 2.6.2 Cỏ Panicum maximum TD58 19 Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ……………………… iii 2.6.3 Cỏ Brachiaria decumbens 20 2.6.4 Cỏ Paspalum atratum 21 2.6.5 Cỏ Brachiaria mutica 23 2.6.6 Cỏ Brachiaria mulato I 24 2.7 Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước 25 2.7.1 Tình hình nghiên cứu cây thức ăn cho gia súc trên thế giới 25 2.7.2 Tình hình nghiên cứu cây thức ăn cho gia súc ở Việt Nam 29 3 ðỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 32 3.1 ðối tượng nghiên cứu 32 3.2 ðịa ñiểm và thời gian nghiên cứu 32 3.3 Nội dung nghiên cứu 32 3.3.1 Xác ñịnh khả năng sinh trưởng của các giống cỏ nghiên cứu 32 3.3.2 Năng suất, chất lượng của các giống cỏ nghiên cứu 32 3.3.3 Khả năng thu nhận thức ăn của ngựa 33 3.3.4 Sử dụng giống cỏ tuyển chọn nuôi ngựa sinh trưởng 33 3.4 Phương pháp nghiên cứu 33 3.4.1 Xác ñịnh khả năng sinh trưởng của các giống cỏ nghiên cứu 33 3.4.2 Năng suất, chất lượng của các giống cỏ nghiên cứu 35 3.4.3 Khả năng thu nhận thức ăn của ngựa 36 3.4.4 Sử dụng giống cỏ tuyển chọn nuôi ngựa sinh trưởng 37 3.5 Xử lý số liệu 39 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 40 4.1 ðặc ñiểm khí hậu và ñất ñai khu vực thí nghiệm 40 4.1.1 ðặc ñiểm khí hậu 40 4.1.2 ðặc ñiểm ñất ñai 43 4.2 Khả năng sinh trưởng của các giống cỏ nghiên cứu 45 4.2.1 Tỷ lệ sống của cỏ thí nghiệm tính theo khóm 45 4.2.2 Chiều cao thảm cỏ của các lứa cắt 47 Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ……………………… iv 4.2.3 Tốc ñộ sinh trưởng của các giống cỏ nghiên cứu 48 4.2.4 Tốc ñộ tái sinh trưởng của các giống cỏ nghiên cứu 49 4.2.5 Khả năng ñẻ nhánh của các giống cỏ nghiên cứu 51 4.3 Năng suất và chất lượng các giống cỏ nghiên cứu 52 4.3.1 Năng suất chất xanh 52 4.3.2 Năng suất vật chất khô 55 4.3.3 Năng suất protein 56 4.3.4 Tỷ lệ lá/(thân + lá) của cỏ nghiên cứu 57 4.3.5 Thành phần hóa học của cỏ 58 4.4 Khả năng thu nhận thức ăn của ngựa 60 4.5 ðánh giá hiệu quả chăn nuôi của cỏ lựa chọn trên ngựa lai sinh trưởng 61 4.5.1 Sinh trưởng tích lũy của ngựa 61 4.5.2 Sinh trưởng tuyệt ñối của ngựa 64 4.5.3 Kích thước một số chiều ño của ngựa qua các giai ñoạn 66 4.5.4 Tiêu thụ VCK/1 ngựa và tiêu tốn VCK cho 1 kg tăng khối lượng 67 4.5.5 Ước tính khả năng sản xuất thịt hơi của 1 ha cỏ/5 lứa cắt 68 5 KẾT LUẬN VÀ ðỀ NGHỊ 70 5.1 Kết luận 70 5.2 ðề nghị 70 TÀI LIỆU THAM KHẢO 71 Phụ lục 1 KỸ THUẬT TRỒNG CỎ 81 Phụ lục 2 KHẨU PHẦN ĂN CỦA NGỰA THÍ NGHIỆM 84 Phụ lục 3 CÁC GIỐNG CỎ THÍ NGHIỆM 85 Phụ lục 4 NGỰA THÍ NGHIỆM 86 Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ……………………… v DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT CIAT Center of International Tropical Agriculture NDF Xơ không tan trong môi trường trung tính ADF Xơ không tan trong môi trường axit CP Protein thô CS Cộng sự KL Khối lượng NS Năng suất NSCX Năng suất chất xanh Pr Protein SL Sản lượng TB Trung bình TCVN Tiêu chuẩn Việt Nam TH Tiêu hóa TS Tổng số VCK Vật chất khô TN Thí nghiệm NC&PT Nghiên cứu và phát triển P Khối lượng sống của ngựa SEM Sai số tiêu chuẩn của giá trị trung bình Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ……………………… vi DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT HOẶC TÊN KHÁC CỦA CÁC GIỐNG CÂY THỨC ĂN XANH TRONG LUẬN VĂN Brachiaria decumbens Brachiaria brizantha Paspalum atratum Setaria splendida Brachiaria mutica Paspalum dilatatum Kentucky blue Eragrostis curvula Phleum pratense Dactylis glomerata Cynodon dactylon Digitaria smutsii Andropogon gayanus Brachiaria humidicola Brachiaria ruziziensis Panicum maximum TD58 Paspalum guenoarum Pennisetum pupureum VA06 Brachiaria mulato I B. decumbens B. brizantha P. atratum S. splendida B. mutica P. dilatatum K. blue E. curvula Timothy Orchard Bermuda D. smutsii A. gayanus B. humidicola B. ruziziensis P. maximum TD58 P. guenoarum P.P.VA06 B. mulato I Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ……………………… vii DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 3.1. Sơ ñồ bố trí thí nghiệm ................................................................. 34 Bảng 3.2. Sơ ñồ bố trí thí nghiệm nuôi dưỡng .............................................. 38 Bảng 4.1. ðiều kiện khí hậu vùng nghiên cứu trong thời gian thí nghiệm..... 42 Bảng 4.2. Thành phần hóa học của ñất thí nghiệm........................................ 44 Bảng 4.3. Tỷ lệ sống của các cỏ thí nghiệm sau trồng 30 ngày .................... 46 Bảng 4.4. Chiều cao thảm cỏ của các lứa cắt ............................................... 47 Bảng 4.5. Tốc ñộ sinh trưởng của cỏ theo giai ñoạn ................................... 48 Bảng 4.6. Khả năng tái sinh trưởng của cỏ sau 1 lứa cắt ............................. 50 Bảng 4.7. Khả năng ñẻ nhánh của các giống cỏ .......................................... 51 Bảng 4.8. Năng suất chất xanh của các giống cỏ .......................................... 53 Bảng 4.9. Năng suất VCK của cỏ nghiên cứu .............................................. 55 Bảng 4.10. Năng suất protein thô của cỏ nghiên cứu ................................... 56 Bảng 4.11. Tỷ lệ lá/(lá+thân) của cỏ nghiên cứu .......................................... 57 Bảng 4.12. Thành phần hóa học của cỏ nghiên cứu ...................................... 59 Bảng 4.13. Khối lượng cỏ tươi ngựa ăn ñược ............................................. 60 Bảng 4.14. Khối lượng trung bình của ngựa ở các kỳ cân ........................... 62 Bảng 4.15. Sinh trưởng tuyệt ñối của ngựa qua các giai ñoạn....................... 64 Bảng 4.16. Kích thước một số chiều ño của ngựa ....................................... 66 Bảng 4.17. Tiêu tốn thức ăn cho 1 kg tăng khối lượng ................................ 68 Bảng 4.18. Ước tính khả năng sản xuất thịt hơi của 1 ha cỏ/5 lứa cắt ........... 69 Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ……………………… viii DANH MỤC HÌNH Hình 4.1. Nhiệt ñộ và tổng lượng mưa trong thời gian thí nghiệm................ 42 Hình 4.2. Biểu ñồ khối lượng trung bình của ngựa ở các kỳ cân................... 62 Hình 4.3. ðồ thị sinh trưởng tuyệt ñối của ngựa (kg/con/tháng) ................... 64 Hình 4.4. Biểu ñồ sinh trưởng tuyệt ñối của ngựa (g/con/ngày) .................... 65 Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ……………………… ix 1. MỞ ðẦU 1.1. ðặt vấn ñề Ngựa là con vật gắn liền với văn hóa, con người Việt Nam trong suốt quá trình dựng nước và giữ nước, ñặc biệt có ý nghĩa quan trọng ñối với ñồng bào các dân tộc miền núi. Hiện nay, quá trình công nghiệp hóa, hiện ñại hóa nông nghiệp nông thôn ñược ðảng và Nhà nước chú trọng nhưng ñối với ñồng bào các dân tộc miền núi thì vai trò của con ngựa vẫn không thể thay thế. Trong xu hướng mới, ngoài vai trò ñối với sản xuất nông nghiệp con ngựa và trâu còn có vai trò trong việc cung cấp nguồn thực phẩm sạch, có giá trị cao, chúng còn phục vụ ñắc lực cho các hoạt ñộng văn hóa, thể thao, du lịch, ñặc biệt con ngựa còn phục vụ cho quốc phòng, phục vụ cho việc sản xuất một số thuốc cho người như Fibrin, Trombin, Fibrinogen, γ globulin, Polyglobulin... Giống như loài gia súc nhai lại, trong khẩu phần hàng ngày của ngựa, thức ăn xanh chiếm khoảng 60%. Trên thực tế nguồn thức ăn xanh tự nhiên ngày càng cạn kiệt do diện tích chăn thả dần bị thu hẹp nhường chỗ cho các khu công nghiệp và các cây trồng khác. Bên cạnh ñó, do chăn thả bừa bãi, không có kỹ thuật, ñã làm cho một số bãi chăn thả thành ñất trống, ñồi núi trọc, không còn khả năng khai thác dẫn ñến tình trạng thiếu thức ăn cho ñàn gia súc, ñặc biệt là về mùa ñông. Trong thời gian vừa qua những tiến bộ trong nghiên cứu thức ăn cho ngựa rất chậm so với gia cầm, lợn, trâu bò, ñặc biệt ở Việt Nam. Nguyên nhân là do số lượng ngựa ít, và tập trung chủ yếu ở miền núi, nhà nước hầu như không quan tâm ñầu tư cho nghiên cứu về thức ăn cho ngựa. Vì vậy, việc ñảm bảo nhu cầu thức ăn xanh chất lượng cao cho chúng ñã trở thành vấn ñề cấp thiết. Trong những năm qua, bằng nhiều con ñường khác nhau, nước ta ñã nhập hàng trăm giống cây, cỏ làm thức ăn cho vật nuôi. Việc chọn lọc và ñưa vào sản xuất những giống cây, cỏ mới năng suất cao, chất lượng tốt, phù hợp với sinh thái từng vùng và nghiên cứu các biện pháp kỹ thuật nhằm tăng năng Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ……………………… 1 suất, ñồng thời xác ñịnh ñược thành phần hoá học cũng như giá trị dinh dưỡng của chúng là hết sức cần thiết. Nhờ ñó, ñáp ứng nhu cầu thức ăn xanh cho ngựa cả về số lượng cũng như chất lượng. Tuy nhiên, việc lựa chọn thức ăn phù hợp với ñặc ñiểm tiêu hóa ngựa là quan trọng. Xuất phát từ những yêu cầu trên, chúng tôi tiến hành ñề tài: “Năng suất, chất lượng và sử dụng một số giống cỏ hòa thảo nhập nội trong chăn nuôi ngựa”. 1.2. Mục tiêu nghiên cứu Lựa chọn ñược một số giống cỏ hòa thảo có năng suất, chất lượng và hiệu quả cho chăn nuôi ngựa. Từ kết quả ñó nhân rộng ra sản xuất phục vụ phát triển chăn nuôi ngựa ở các tỉnh Trung du miền núi phía Bắc. 1.3. Ý nghĩa của ñề tài 1.3.1. Ý nghĩa khoa học Làm giàu thêm cho kho tàng kiến thức về cỏ trồng, giá trị dinh dưỡng của cỏ và hiệu quả sử dụng chúng trong chăn nuôi ngựa ở khu vực Trung du - miền núi phía Bắc. 1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn Các cỏ hòa thảo có năng suất, chất lượng cao và phù hợp sẽ ñược ñưa ra sản xuất phục vụ thiết thực cho việc phát triển chăn nuôi ngựa ở tỉnh Thái Nguyên và các tỉnh trong khu vực có ñiều kiện tương tự. Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ……………………… 2 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2.1. ðặc tính sinh trưởng của cỏ hòa thảo 2.1.1. Giới thiệu về cỏ hòa thảo Cỏ hoà thảo chỉ có một họ duy nhất là họ hoà thảo (Graminea) và có 28 họ phụ, 563 giống, 6802 loài. Ở nước ta, cỏ hoà thảo chiếm vị trí quan trọng trong nguồn thức ăn xanh của gia súc ăn cỏ, vì nó chiếm 95 98 % trong thảm cỏ (Từ Quang Hiển và CS, 2002) [16]. Hanson, (1972) [70] cho biết, có gần 75 % cỏ ñược trồng ở vùng ñất trồng cỏ là loài hòa thảo. Cỏ hòa thảo chiếm phần lớn trong ñồng cỏ tự nhiên. Riêng ở Mỹ có gần 1500 loài hòa thảo. Cỏ hòa thảo trồng nói chung, là những loại cỏ ñã ñược nghiên cứu lai tạo hay tuyển chọn từ tự nhiên, với mục ñích tạo ra các giống cho năng suất cao, chất lượng tốt, thích nghi với ñiều kiện tự nhiên và ñiều kiện canh tác ở một vùng hay khu vực nào ñó. Theo David và CS, (1993) [59] thì hiệu quả của cỏ là biến ñổi năng lượng mặt trời thành lá xanh ñể ñộng vật có khả năng thu nhận năng lượng này. Tuy nhiên, sử dụng năng lượng từ lá lại phụ thuộc vào chu kỳ phát triển của cây. Các cỏ nói chung và cỏ hòa thảo nói riêng, sinh trưởng và tái sinh ñều trải qua ba giai ñoạn, mỗi giai ñoạn lại có ñặc ñiểm riêng như sau: Giai ñoạn I (sinh trưởng chậm): xảy ra sau khi cây cỏ mới bị chăn thả, thu cắt hay mới gieo trồng. Sau khi thu cắt, lá mất ñi nên cây không có khả năng thu nhận ánh sáng mặt trời. Trong khi ñó, cây ñòi hỏi nhiều năng lượng ñể phát triển. Vì vậy, ñể bù lại sự thiếu hụt ñó, năng lượng ñược huy ñộng từ rễ. Rễ trở nên nhỏ ñi và yếu hơn, vì năng lượng ñược sử dụng ñể phát triển lá. Chính vì vậy, khi cây bị ngập úng vào giai ñoạn này, cỏ sẽ rất dễ chết, do lá ñể thoát hơi nước không có, còn rễ thì yếu nên dễ bị tổn thương dẫn ñến thối rễ. Cây cỏ ở trong giai ñoạn I sinh trưởng rất chậm, năng suất thấp, nhưng lá mềm, ngon miệng và có giá trị dinh dưỡng cao. Giai ñoạn II (sinh trưởng nhanh): là giai ñoạn từ sau khi gieo trồng hoặc sau khi thu cắt hay sau chăn thả từ 10 - 15 ngày trở ñi. Khi tái sinh ñạt tới 1/4 hay 1/3 kích thước của cây trưởng thành, năng lượng ñược hấp thu Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ……………………… 3 ñủ qua quá trình quang hợp ñể cung cấp cho sự phát triển và bắt ñầu bổ sung cho rễ. ðây là thời gian cỏ phát triển nhanh nhất. Trong giai ñoạn này, lá chứa ñủ protein và năng lượng thoả mãn nhu cầu dinh dưỡng cho gia súc và cỏ có chất lượng dinh dưỡng cao. Giai ñoạn III (sinh trưởng chậm hoặc ngừng hẳn): Là giai ñoạn từ sau khi gieo trồng hoặc sau khi chăn thả, sau khi cắt cỏ khoảng 40 - 70 ngày (ðoàn Ẩn và Võ Văn Trị, 1976) [1]. Cây tiếp tục phát triển, nhưng lá ngày càng trở nên nhạt dần, lá ở phần gốc chết ñi và bị phân huỷ. Lá sử dụng nhiều năng lượng ñể hô hấp hơn là chúng có thể tạo ra từ quang hợp. Ở giai ñoạn 3, cỏ có phần thân chiếm ña số và nhiều xơ. Năng suất và hàm lượng các chất dinh dưỡng trong cỏ cao, tuy nhiên, tỷ lệ cỏ ñược sử dụng (gia súc ăn) và khả năng tiêu hoá của gia súc ñối với lá và thân cây giai ñoạn này thấp dần. Căn cứ vào ñặc ñiểm sinh trưởng của từng giống theo từng giai ñoạn ñể chúng ta ñịnh ra thời gian chăm sóc và thu cắt hợp lý. Giai ñoạn I và ñầu giai ñoạn II, cần chăm sóc, xới xáo, diệt cỏ dại và bón thúc phân cho cỏ. Cuối giai ñoạn II, ñầu giai ñoạn III, cần nhanh chóng thu cắt hoặc chăn thả, vì lúc này năng lượng thu ñược từ ñồng cỏ là cao nhất. Nếu không thu hoạch ngay, cỏ sẽ già, lá mất mầu dần, hiệu suất quang hợp kém nên giá trị dinh dưỡng giảm dần, ảnh hưởng ñến khả năng tái sinh lần sau và giảm số lứa cắt hay số lần chăn thả trên năm. Còn nếu thu hoạch non, năng suất sẽ thấp, ñồng thời nếu thu hoạch quá nhiều lứa trên năm, thì dự trữ các chất dinh dưỡng và khoáng ở phần gốc và rễ ñể phát triển cành lá sẽ bị cạn kiệt, ñồng cỏ chóng bị tàn lụi. Vì vậy, cần có thời gian nghỉ (khoảng cách cắt hoặc chăn thả) hợp lý ñể duy trì nhiệm kỳ sử dụng cỏ lâu dài. Không cho ñộng vật gặm hay cắt cỏ quá thấp ñể tránh cỏ bị quay lại giai ñoạn I và tồn tại ở giai ñoạn này lâu, do tái sinh rất chậm nên sẽ làm giảm tổng sản lượng cỏ. 2.1.2. ðặc tính sinh trưởng của thân và lá Sau khi nẩy mầm, khối lượng vật chất khô (VCK) của hạt sẽ giảm dần, do chất dự trữ ở hạt ñược sử dụng cho quá trình nẩy mầm. Sinh trưởng lúc này chậm. Khi lá xanh xuất hiện, cây non bắt ñầu hoạt ñộng quang hợp, sự sinh trưởng bắt ñầu tăng dần. ðến gần giai ñoạn trưởng thành thì sinh trưởng Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ……………………… 4 giảm dần và ngừng hẳn, cũng có khi ở giai ñoạn này khối lượng VCK của cây bị giảm ñi. Lá non của cỏ non phát triển từ lá chồi mầm tạo ra ở ñỉnh mô phân sinh. Hầu hết các tế bào của lá ñược cấu tạo trong khi lá còn rất nhỏ trong chồi (Langer, 1972) [81]. Kết quả sinh trưởng của lá là sự mở rộng của kích cỡ tế bào (Esau, 1960) [65] và tăng khối lượng (Coyne và CS, 1995) [57]. Lá mới sinh lấy cacbohydrate từ rễ, thân hay từ lá già cho tới khi chúng hoàn thiện và do ñòi hỏi phải sinh trưởng, nên chúng ñồng hóa các sản phẩm dự trữ ñược từ rễ, lá, gốc ñể hình thành lá mới (Coyne và CS, 1995) [57], (Langer, 1972) [81]. Có rất nhiều yếu tố khác nhau ảnh hưởng ñến sự sinh trưởng của cỏ như giá trị của phẩm giống hay các yếu tố khí hậu, thời tiết, ñất ñai... Trong các yếu tố ñó, thì ánh sáng, nhiệt ñộ, nước và chất dinh dưỡng có trong ñất là các yếu tố chủ yếu ảnh hưởng tới ñời sống của cỏ. Tất cả quá trình sinh lý thực vật ñều bị ảnh hưởng bởi nhiệt ñộ (Salisbury và Ros, 1969) [104]. Nhiệt ñộ có ảnh hưởng trực tiếp tới sinh trưởng của cây, nhiệt ñộ tăng (nằm trong nhiệt ñộ tới hạn) thì sinh trưởng tăng và khi nhiệt ñộ giảm thì sinh trưởng chậm lại. Nếu tăng nhiệt ñộ tới giới hạn nhất ñịnh có tác dụng thúc ñẩy quá trình hấp thu chất khoáng của rễ (Trịnh Xuân Vũ và Lê Doãn Diên, 1976) [45]. Theo Bogdan, (1977) [49] nhiệt ñộ thấp nhất ñể cỏ nhiệt ñới nẩy mầm là 15 - 200C và tối ưu là 25 - 350C. Nhiệt ñộ tối ưu cho cỏ ôn ñới quang hợp là 15 - 200C và cỏ nhiệt ñới là 30 - 400C. Sự hình thành diệp lục bắt ñầu khi nhiệt ñộ lớn hơn 10 - 150C. Cây thức ăn gia súc sinh trưởng tốt nhất trong biên ñộ nhiệt ñộ ban ngày hẹp từ 7,20C ñến 350C. Nhiệt ñộ thích hợp cho ñẻ nhánh con của cỏ nhiệt ñới thường nhỏ hơn nhiệt ñộ thích hợp cho nhánh sinh trưởng (Cooper và Taiton, 1968) [56]. Ở nhiệt ñộ thấp dưới 100C cây cỏ nhiệt ñới có hiện tượng úa vàng, sau ñó chết, do diệp lục bị phá hủy. Chính vì vậy, ở các vùng núi cao và xa xích ñạo, thì giá lạnh và sương muối là yếu tố giới hạn ñối với các giống cây thức ăn có nguồn gốc từ vùng nhiệt ñới (McWilliam, 1978) [89]. Hầu hết cỏ hòa thảo có nhiệt ñộ tối thích hợp cho sinh trưởng khoảng 20 C, nhưng vẫn có thể sinh trưởng ở nhiệt ñộ thấp hơn (Cooper và Taiton, 1968) [2]. 0 Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ……………………… 5 Nếu nhiệt ñộ tăng, tỷ lệ tiêu hóa ñược của cỏ và tỷ lệ cacbohydrate phi cấu trúc giảm, nhưng thường thì tỷ lệ chất khoáng và protein tăng (Smith, 1970) [107]. Vì vậy, nhiệt ñộ hay thời gian thu hoạch cỏ trong năm sẽ ảnh hưởng tới giá trị dinh dưỡng của thức ăn (Harris, 1978) [71]; (Marten, 1970) [88]. Ẩm ñộ hay lượng nước trong ñất có ý nghĩa ñặc biệt ñối với ñời sống cây trồng. ðây là yếu tố cần thiết, căn bản, không thể thay thế trong ñời sống cây trồng. Lượng nước trong ñất ít hay nhiều ñều ảnh hưởng tới ñộ thoáng khí của ñất và việc cung cấp dinh dưỡng, chế ñộ quang hợp, chế ñộ thoát hơi nước ñể thực vật không bị nóng quá... ñiều ñó ảnh hưởng tới năng suất, sinh trưởng và chất lượng cây trồng (Xi-Nen-Si-Cốp, 1963) [3]; (Nguyễn ðức Quý và Nguyễn Văn Dũng, 2006) [28]. Nước còn quy ñịnh sự ñiều hòa nhiệt từ ñất và thực vật thông qua hiện tượng bốc hơi và phát tán. Nước cũng liên quan chặt chẽ tới các tính chất cơ lý tính của ñất, như ñộ rắn, tính dính, tính dẻo... sự di chuyển nước trên mặt ñất có ảnh hưởng xấu tới ñộ phì của ñất, vì nó làm rửa trôi các chất dinh dưỡng của ñất hay làm xói mòn mặt ñất (Vụ Tuyên Giáo, 1975) [7]. Nhiệt lượng từ mặt trời quyết ñịnh mọi hoạt ñộng sống của thực vật, còn ánh sáng mặt trời là nhân tố cần thiết ñể thực vật tạo ra chất hữu cơ do quá trình quang hợp (Xi-Nen-Si-Cốp, 1963) [3]. Người ta ñã nhận thấy rằng lá của cây cỏ họ ñậu và cây hòa thảo mùa ñông nhanh bão hòa ánh sáng ở cường ñộ ánh sáng yếu hơn là cỏ hòa thảo nhiệt ñới (Cooper và Taiton, 1968) [2]. Bão hòa ánh sáng của cây hòa thảo mùa lạnh xảy ra xung quanh khoảng từ 20.000 - 30.000 lux, trong khi ñó cỏ hòa thảo nhiệt ñới sẽ bão hòa ánh sáng ở 60.000 lux (Smith, 1970) [107]. Sự chuyển hóa của năng lượng ánh sáng khoảng 5 - 6 % ở cỏ hòa thảo nhiệt ñới, nhưng cỏ hòa thảo ôn ñới là dưới 3 %. Vì vậy, cỏ hòa thảo nhiệt ñới có tiềm năng lớn trong sử dụng ánh sáng cho quang hợp. Khi cường ñộ ánh sáng cao trên mức bão hòa, thì lá có chiều hướng nhỏ ñi, lóng ngắn lại, tổng chiều cao cũng giảm ñi và rễ lớn hơn so với cỏ sinh trưởng trong ñiều kiện cường ñộ ánh sáng yếu. Sinh trưởng của các loại cỏ dưới tán che của cây cao, thì vấn ñề cạnh tranh cơ bản không phải là dinh dưỡng, ñộ ẩm mà là ánh sáng (L.’t Mananetje, 1992) [86]. Hầu hết cỏ ñều là cây ưa sáng hơn là cây ưa bóng. Ngoài ra, ánh sáng còn là nguyên nhân chủ yếu khiến cây ra hoa kết hạt. Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ……………………… 6 ðất có hạt sét quá nhiều thì thường dí chặt, yếm khí, hoạt ñộng của rễ thực vật bị hạn chế. Những loại ñất này thường khiến cho rễ thực vật tiết ra nhiều ñộc tố. Những cây thức ăn dùng cho gia súc thường không thích hợp trồng ở ñất này (Từ Quang Hiển và CS, 2002) [16]. 2.1.3. ðặc tính sinh trưởng của rễ Sinh trưởng của rễ cũng mang tính chất mùa vụ rõ rệt như các bộ phận trên mặt ñất. Phần lớn bộ rễ sinh trưởng mạnh vào mùa xuân, ñạt tới mức cao nhất trước khi bộ phận trên mặt ñất ñạt ñược tối ña và ngừng khi cây ra hoa. Khi cây cỏ ñã qua thời kỳ sinh trưởng và bước sang giai ñoạn già, thì sự ra rễ ngừng và một số rễ bắt ñầu chết. Sinh trưởng của rễ cũng phụ thuộc vào nhiệt ñộ, ẩm ñộ, ánh sáng và tuổi của rễ... Khi sinh trưởng, cỏ ñòi hỏi có ñầy ñủ diện tích lá, ñể sử dụng cho quá trình quang hợp và cung cấp dinh dưỡng cho các lá sinh trưởng tiếp theo. Toàn bộ cacbohydrate phi cấu trúc của cỏ giảm thấp trong suốt giai ñoạn hô hấp của cây trong mùa ñông, cacbohydrate dự trữ chủ yếu ở rễ và thân cây, ñể cung cấp cho rễ và lá phát triển trong ñầu mùa xuân. Khả năng tích tụ cacbohydrate thấp sẽ không ñáp ứng ñủ cho toàn bộ nhu cầu ñể rễ và lá sinh trưởng. Vì vậy, cây cần ñủ diện tích lá ñể quang hợp và cung cấp dinh dưỡng cho cây sinh trưởng và các quá trình trao ñổi khác (Coyne và CS, 1995) [57]. Bình thường, cây không thể cung cấp ñủ dinh dưỡng cho sự phát triển nhanh ở chồi và rễ cùng một lúc. Nếu ñồng cỏ trồng bị chăn thả, thu cắt quá nhiều lần, rễ ngừng phát triển và có thể chết. Do bị khai thác quá mức, cỏ sẽ có ít diện tích lá ñể quang hợp, vì vậy, cây sẽ có ít năng lượng. Cacbohydrate trước tiên ñược huy ñộng cho phát triển lá ñể phục vụ cho quá trình quang hợp, nên chúng không vận chuyển cacbohydrate xuống cho rễ phát triển, ñiều ñó khiến cho rễ yếu dần và chết nên cây chỉ có ñủ năng lượng cho phát triển hệ thống rễ nông dưới ñất. Kết quả là ñồng cỏ trồng sẽ bị tổn thương khi gặp ñiều kiện stress, như thời tiết khô hạn và sự xâm lấn của cỏ dại. Tuy nhiên khả năng sinh trưởng của rễ cũng bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố, ñó là: nhiệt ñộ, ẩm ñộ ñất, ánh sáng, dinh dưỡng trong ñất. Smith, (1973) [108]; Wedin, (1974) [114]; Whyte và CS, (1964) [115] cho rằng, rễ cần nhiệt ñộ thấp hơn so với thân và lá ñể sinh trưởng và phát Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ……………………… 7 triển. Bởi vậy, ở nhiệt ñộ cao rễ sinh trưởng chậm hơn so với thân và lá. Cây non có nhiệt ñộ tối thích hợp thấp hơn so với giai ñoạn trưởng thành. Cây sinh trưởng phụ thuộc vào sự ñầy ñủ ẩm ñộ ñất (Larson và Eastin, 1971) [82]; (Russell, 1966) [103]; (Taylor, 1964) [110]. Cường ñộ ánh sáng yếu ñồng nghĩa với năng suất VCK thấp và giảm sinh trưởng của rễ. Khi lá cỏ phát triển hoàn thiện thì cây che bóng mới phát huy hiệu quả, lúc này nếu không có các yếu tố giới hạn, thì năng suất cũng không tăng lên nữa. Chính vì vậy, khi tán lá phát triển ñầy ñủ, là lúc cây cỏ cho năng suất VCK cao nhất (Brown và Blaser, 1955) [51]; (Brown và Blaser, 1968) [52]. Các nghiên cứu trước ñây chỉ ra rằng, cả cỏ hòa thảo và bộ ñậu ñều thích nghi với nguồn cung cấp dinh dưỡng thấp bằng cách chia cắt thành nhiều phần tăng trưởng vật chất khô ở rễ trong thời gian lá và chồi cây phát triển (Rao, 2001) [98]. 2.2. Sản lượng chất xanh, thành phần hóa học của cỏ hòa thảo 2.2.1. Sản lượng chất xanh Sản lượng cỏ hòa thảo thay ñổi nhiều tùy thuộc vào loài, vùng khí hậu và kỹ thuật canh tác. Có rất nhiều kết quả nghiên cứu về ảnh hưởng của các yếu tố này tới năng suất cỏ hòa thảo. Các kết quả nghiên cứu trong nước của Nguyễn Ngọc Hà và CS, (1985) [12]; Nguyễn Ngọc Hà, (1995) [13]; Khai và CS, (1995) [79] cho biết các giống cỏ hòa thảo trồng tại các vùng ở nước ta có sản lượng biến ñộng rất lớn, lệ thuộc vào các yếu tố, như ñất ñai, chăm sóc, chế ñộ bón phân và ñộ dài của mùa khô. Sản lượng của các giống Brachiaria spp có thể biến ñộng từ 5 - 30 tấn vật chất khô/ha/năm. Kết quả nghiên cứu của CIAT, (1978) [54] tại Quilichao, Colombia, thì giống cỏ Brachiaria decumbens có thể ñạt sản lượng chất khô trên 4.000 kg/ha/năm với thí nghiệm không có bón ñạm, nhưng bón ñủ lân và nó là một giống cỏ tốt nhất trong ñiều kiện bón lân và ñạm thấp. Tại Samford, Queensland, sản lượng hàng năm của giống P. dilatatum là 15.000 kg VCK (Davies, 1970) [60]. Tại Fiji sản lượng trung bình là 5.313 kg VCK/ha/năm với mức protein thô trong VCK là 9,9 % trong thời gian theo Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ……………………… 8 dõi 3 năm (Roberts, 1970) [100], tại Mỹ sản lượng cỏ này ñạt từ 1.230 12.000 kg vật chất khô/ha/năm (Bennett, 1973) [46] [47]. Như vậy, các giống cỏ khác nhau có sản lượng chất xanh và vật chất khô khác nhau; Cùng một giống cỏ nhưng trồng ở các vị trí ñịa lý khác nhau cũng cho năng suất khác nhau. Khi cỏ sống ở các ñiều kiện khác nhau thì yếu tố khí hậu là nhân tố thường hạn chế tới sản lượng của cỏ. ðối với các vùng lạnh và vùng khan hiếm nước, thì yếu tố hạn chế về năng suất chính là nước. Do vậy, ñã không ít những nghiên cứu về mùa vụ và nước tưới ảnh hưởng tới sản lượng của cỏ. Sản lượng trung bình của cỏ Nadi blue ở Sigatoka, Fiji là 22.725 kg/ha/năm (Roberts, 1970) [100] [101] [102]. Sản lượng vật chất khô trung bình của cỏ Nadi là 11.500 kg/ha/năm trong năm 1971 - 1972 và trong ñó 31 % sản lượng ñạt ñược ở trong mùa khô năm 1972 (Partridge, 1979) [93]. Cỏ pangola ở Beerwah, nam Queensland, với tổng lượng mưa hàng năm 1.075 mm, có sản lượng trung bình là 10.565 kg/ha/năm, khi cỏ ñược bón phân ñầy ñủ (Evans, 1967) [66] ñã ñạt năng suất 113 kg vật chất khô/ha/ngày vào mùa hè, nhưng chỉ ñạt 2,25 kg vật chất khô/ha/ngày vào mùa ñông mặc dù cùng một chế ñộ bón phân. Ở phía bắc Queensland với lượng mưa lớn hơn và ñược bón 220 kg N, 22 kg P2O5 và 55 kg K2O/ha/năm thì sản lượng của giống cỏ này ñã ñạt 28.282 kg vất chất khô/ha/năm. Cỏ Echinochloa scabra ñạt sản lượng 4.000 kg vật chất khô/ha ở cỏ non ñang sinh trưởng, 13.000 kg vật chất khô/ha ở cỏ ñã thành thục, 150 kg vật chất khô/ha trong 30 ngày tái sinh ở trong mùa khô, nhưng năng suất tăng nhanh khi ñược tưới nước ñầy ñủ, ñạt 2.500 kg VCK/ha sau 30 ngày tái sinh (Botrel, 1990) [50]. Tại Cuba, Pérez Infante, (1970) [95]; Bogdan, (1977) [49] thu ñược sản lượng trung bình hàng năm của cỏ Amphilophis pertusa (L.) là 15.000 kg VCK/ha, trong ñó 40 % ñược sản xuất trong mùa khô dưới ñiều kiện tưới bằng hệ thống phun mưa. Như vậy, kết quả nghiên cứu của các tác giả cho thấy, cùng một giống cỏ, sản lượng của chúng cũng thay ñổi theo mùa vụ và sản lượng trong mùa khô là thấp hơn rõ rệt, ñồng thời ñòi hỏi phải tưới nước trong thời gian này thì cỏ mới cho sản lượng cao. Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ……………………… 9 2.2.2. Thành phần hóa học của cỏ Khái niệm về cây thức ăn xanh bao hàm cả các cây thức ăn tự nhiên và các cây thức ăn trồng với mục ñích sử dụng làm thức ăn gia súc. ðây là loại thức ăn rất quan trọng, có thể chiếm từ 20 - 40 khẩu phần cho lợn, 70 100 % khẩu phần của gia súc nhai lại và ngựa, 5 - 10 % khẩu phần của gia cầm. Chính vì vậy, thức ăn xanh là loại thức ăn vô cùng quan trọng trong chăn nuôi và chúng có những ñặc ñiểm riêng về thành phần hóa học. Trong thức ăn chăn nuôi thì thành phần hóa học của cây thức ăn là yếu tố quyết ñịnh tới chất lượng của chúng, ñồng thời chúng chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố như: giống, phân bón, tuổi cỏ, mùa vụ... Theo tài liệu của Viện Chăn nuôi quốc gia, (1995) [44], ñối với cây cỏ hòa thảo ngoài tự nhiên thì hàm lượng các chất dinh dưỡng rất khác nhau. Như vậy, ñối với mỗi loại cây thức ăn khác nhau thì thành phần hóa học của chúng là khác nhau. Thành phần hóa học của cây thức ăn phụ thuộc vào từng giống cây trồng. Thông thường, thành phần dinh dưỡng trong ñất có ảnh hưởng lớn ñến thành phần hóa học của cây thức ăn. Chính vì vậy, khi cỏ ñược bón phân thì cũng tác ñộng ñến giá trị dinh dưỡng của cỏ. Cỏ Rhodes có tỷ lệ các chất hữu cơ biến ñộng rất khác nhau: Trong vật chất khô, tỷ lệ protein thô từ 4 - 13 %, xơ 30 - 40 %, nitơ tự do 42 - 48 % trong N tổng số tùy theo tuổi cỏ (non, trưởng thành, già) (Bogdan, 1969) [48]. Ở Australia, tỷ lệ protein của cỏ tăng từ 6,3 % khi không bón phân cho ñến 9,5 - 9,8 % khi bón phân ở mức 440 kg N/ha/năm. Tỷ lệ tiêu hóa VCK thường từ 40 - 60 %. Cỏ Dactyloctenium giganteum có tỷ lệ nitơ trong ngọn lá là 0,3 - 0,35 % khi không bón phân ñạm và từ 0,3 - 0,4 % khi bón 500 kg sunphat amon/ha/năm. Tỷ lệ photpho là 0,03 % khi không bón phân và từ 0,05 - 0,08 % khi có bón phân superphotpat (Skerman và Riveros, 1990) [106]. Còn các tác giả Dabadghao và Shankarnarayan, (1970) [58] cho biết tất cả các cỏ Heterorogon khi trồng tại Ấn ðộ ñều có tỷ lệ protein là 5 % khi không ñược bón ñạm nhưng tỷ lệ này sẽ tăng lên 5,8 % khi ñược bón ñạm. Cỏ Eriochloa punctata có tỷ lệ protein dao ñộng từ 5,6 ñến 10,3 %, trung bình thường là 7,5 % trong VCK. Tuy nhiên, tỷ lệ protein sẽ tăng nhanh Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ……………………… 10
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng

Tài liệu xem nhiều nhất