Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Năng lực cạnh tranh hàng thủ công mỹ nghệ xuất khẩu của việt nam...

Tài liệu Năng lực cạnh tranh hàng thủ công mỹ nghệ xuất khẩu của việt nam

.PDF
110
639
60

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TRẦN THANH TÚ N¡NG LùC C¹NH TRANH HµNG THñ C¤NG Mü NGHÖ XUÊT KHÈU CñA VIÖT NAM LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ ĐỐI NGOẠI Hà Nội - 2011 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ -------------------------TRẦN THANH TÚ N¡NG LùC C¹NH TRANH HµNG THñ C¤NG Mü NGHÖ XUÊT KHÈU CñA VIÖT NAM Chuyên ngành : Kinh tế thế giới và quan hê ̣ kinh tế quố c tế Mã số: 60 31 07 LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ ĐỐI NGOẠI NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. NGUYỄN THI ̣ PHI NGA Hà Nội - 2011 MỤC LỤC Trang Trang phụ bìa ................................................................................................................. Lời cam đoan.............................................................................................................. .... Mục lục ........................................................................................................................ .. Lời cảm ơn ................................................................................................................ …i Danh mục các kí hiệu và chữ viết tắt ...................................................................................... ii Danh mục các bảng .....................................................................................................iii MỞ ĐẦU ..................................................................................................................... 1 Chƣơng 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH ....................................................................................................................... 7 1.1. Khái niệm về cạnh tranh và năng lực cạnh tranh................................................7 1.1.1. Khái niệm về cạnh tranh ................................................................................. 7 1.1.2. Khái niệm về năng lực cạnh tranh, các cấp độ cạnh tranh ............................... 8 1.1.3. Năng lực cạnh tranh của sản phẩm................................................................ 10 1.2. Vai trò của việc nâng cao năng lực cạnh tranh hàng TCMN xuất khẩu.........12 1.2.1. Tăng kim ngạch xuất khẩu và tối đa hóa lợi nhuận ....................................... 12 1.2.2. Xác định vị thế của sản phẩm và nền kinh tế................................................. 13 1.2.3. Mở rộng thị trường trên thương trường quốc tế ............................................. 15 1.2.4. Bảo tồn và quảng bá nét văn hóa truyền thống lâu đời .................................. 16 1.3. Các tiêu chí đánh giá năng lực cạnh tranh của ngành TCMN.........................16 1.3.1. Nhóm chỉ tiêu định tính ................................................................................ 17 1.3.2. Nhóm chỉ tiêu định lượng ............................................................................. 18 1.3.3. Năng lực ca ̣nh tranh hàng TCMN xuấ t khẩ u xét trên phân tić h mô hin ̀ h SWOT: ................................................................................................................... 20 1.4. Kinh nghiệm của một số nƣớc trong việc nâng cao năng lực cạnh tranh hàng TCMN………………………………………………………………………..............22 1.4.1. Kinh nghiệm của các nước châu Á và Đông Nam Á ..................................... 22 1.4.2. Bài học kinh nghiệm rút ra cho Việt Nam ..................................................... 26 Chƣơng 2: ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC CẠNH TRANH HÀNG THỦ CÔNG MỸ NGHỆ XUẤT KHẨU CỦA VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2006 – 2010....................... 28 2.1. Tổng quan về hàng TCMN xuất khẩu của Việt Nam giai đoạn 2006 - 2010 ...28 2.1.1. Tổng quan về hoạt động sản xuất, xuất nhập khẩu ........................................ 28 2.1.2. Các chính sách phát triển hàng TCMN xuất khẩu của Việt Nam giai đoạn 2006 - 2010 ............................................................................................................ 41 2.2. Đánh giá năng lực cạnh tranh của hàng TCMN Việt Nam theo các tiêu chí lựa chọn giai đoạn 2006 – 2010........................................................................................43 2.2.1. Đánh giá năng lực cạnh tranh dựa trên nhóm chỉ tiêu định tính ..................... 43 2.2.2. Đánh giá năng lực cạnh tranh dựa trên nhóm chỉ tiêu định lượng .................. 51 2.3. Đánh giá chung......................................................................................................63 2.3.1. Những thành công ........................................................................................ 63 2.3.2. Những hạn chế ............................................................................................. 64 2.3.3. Nguyên nhân của những hạn chế .................................................................. 66 2.4. Phân tích SWOT...................................................................................................68 Chƣơng 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH HÀNG TCMN XUẤT KHẨU CỦA VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ THỜI GIAN TỚI .................................................................. 72 3.1. Định hƣớng và triển vọng phát triển hàng TCMN xuất khẩu của Việt Nam đến năm 2020….…………………………………………………………………….72 3.1.1. Quan điểm phát triển.......................................................................................72 3.1.2. Định hướng, mục tiêu phát triển......................................................................73 3.2. Triển vọng phát triển hàng TCMN xuất khẩu của Việt Nam đến năm 2020: Cơ hội và thách thức..................................................................................................73 3.2.1. Cơ hội...............................................................................................................73 3.2.2. Thách thức.......................................................................................................76 3.3. Một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của hàng TCMN xuất khẩu Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế thời gian tới............................77 3.3.1. Giải pháp vĩ mô (đối với Nhà nước)................................................................78 3.3.2. Giải pháp vi mô (đối với doanh nghiệp và làng nghề) ................................... 82 3.3.3. Giải pháp đối với các Hiệp hội ngành nghề TCMN Việt Nam ...................... 91 KẾT LUẬN ................................................................................................................ 96 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO…………………………………………….98 PHỤ LỤC DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT STT Tƣ̀ viế t tắ t Nguyên nghiã 1 TCMN Thủ công mỹ nghệ 2 WTO Tổ chức Thƣơng mại Quốc tế 3 VCCI Phòng Thƣơng mại và Công nghiệp Việt Nam 4 Ipsard Viện chính sách và chiến lƣợc phát triển nông thôn 5 EU Liên minh châu Âu 6 WEF Diễn đàn Kinh tế Thế giới 7 ASEAN Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á 8 SNG Cộng đồng các Quốc gia Độc lập 9 XHCN Xã hội chủ nghĩa 10 HTX Hơ ̣p tác xã 11 JETRO Tổ chức Xúc tiến Thƣơng mại Nhật Bản 12 ISO Tổ chức Quốc tế về tiêu chuẩn hoá 13 TP. HCM Thành phố Hồ Chí Minh 14 Nxb Nhà xuất bản DANH MỤC CÁC BẢNG STT 1 Số hiệu bảng 1.1 Tên bảng Trang Mă ̣t hàng sản xuấ t và xuấ t khẩ u chủ yế u của các 28 quố c gia Tổ ng kim nga ̣ch xuấ t khẩ u hàng TCMN q ua các năm Tỷ lệ kim ngạch xuất khẩu hàng TCMN trong tổ ng giá tri ̣kim nga ̣ch xuấ t khẩ u của Viê ̣t Nam 36 2.3 Kim nga ̣ch XK theo mă ̣t hàng qua các năm 38 2.4 Các thị trường xuất khẩu hàng TCMN trọng 40 2 2.1 3 2.2 4 5 37 điể m của Viê ̣t Nam 6 2.5 Lượng nguyên nhiên liệu tiêu thụ và hao hụt hàng năm ở Bát Tràng 63 7 2.6 64 8 2.7 9 2.8 10 2.9 11 2.10 12 2.11 So sánh tỷ lệ sản phẩm thu hồi khi dùng lò hộp và lò ga ở Bát Tràng Chi phí sản xuất và hiệu quả kinh tế khi sử dụng 2 lò Thị phần hàng gốm sứ một số nước tại Mỹ năm 2009 So sánh kim ngạch xuất khẩu gốm sứ của các nước trong khu vực Giá trị xuất khẩu các nước vào thị trường Mỹ năm 2009 Kim ngạch và tỷ trọng xuất khẩu của đồ gỗ mỹ 64 69 69 71 72 nghệ trên một số thị trường năm 2009 13 2.12 Các điểm mạnh , điể m yế u , cơ hô ̣i và thách thức của ngành hàng thủ công mỹ nghệ Việt Nam 78 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Với lịch sử nghìn năm tuổi, Hà Nội - Thủ đô của Việt Nam được biết đến là mảnh đất hội tụ các tinh hoa của dân tộc Việt đã được lưu giữ, phát triển từ thế hệ này qua thế hệ khác. Với danh hiệu “đất trăm nghề”, Hà Nội chiếm đến 80% số nghề thủ công mỹ nghệ trong cả nước. Trong những năm gần đây, làng nghề truyền thống như làng lụa Vạn Phúc, làng gốm Bát Tràng, làng mây tre đan Phú Vinh, làng khảm trai Chuyên Mỹ, làng sơn mài Hà Thái… được biết đến rộng rãi hơn cả trong và ngoài nước không chỉ bởi giá trị văn hóa mà còn bởi giá trị kinh tế xã hội mà nó mang lại. Vì vậy, hỗ trợ phát triển các làng nghề và ngành thủ công mỹ nghệ là một trong số các chủ trương lớn của Thành phố, nhằm triển khai chiến lược phát triển kinh tế xã hội của Thủ Đô. Sản phẩm thủ công mỹ nghệ được xác định là một trong những mặt hàng xuất khẩu trọng điểm của nước ta, nên nâng cao năng lực cạnh tranh cho mặt hàng này, nhất là hàng xuất khẩu sẽ mang lại nguồn thu ngoại tệ lớn cho quốc gia cũng như các doanh nghiệp và các địa phương. Thực tế trong mấy năm qua, kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ luôn đứng trong nhóm 10 sản phẩm xuất khẩu chính của Việt Nam. Đây cũng là nhóm hàng có khả năng cạnh tranh và cạnh tranh có hiệu quả hiện nay. Với những lợi thế hơn hẳn những ngành nghề khác, chủ yếu sản xuất từ nguồn nguyên liệu có sẵn trong nước nên ngoại tệ thực thu trong xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ chiếm tỉ lệ cao từ 95% đến 97%. Sản phẩm thủ công mỹ nghệ đã có mặt ở hầu khắp các quốc gia trên thế giới với tốc độ tăng trưởng 17,87%/năm. Đẩy mạnh sản xuất và xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ sẽ tạo được nhiều việc làm và thu nhập cho lao động trong nước. Hiện nay, theo số liệu thống kê, cả nước có khoảng hơn 2000 làng nghề, chủ yếu ở vùng đồng bằng Bắc bộ, Bắc trung bộ với nhiều loại hình sản xuất như hộ gia đình, tổ sản xuất, tổ hợp tác, hợp tác xã, doanh nghiệp tư nhân... thu hút hàng triệu lao động. Điều này có ý nghĩa xã hội to lớn, góp phần xóa đói giảm nghèo và phần nào ngăn chặn được dòng người lao động nông thôn tràn vào các thành phố lớn vốn đã quá tải, làm phát sinh nhiều vấn 1 đề xã hội phức tạp, gây sức ép cho vấn đề quản lý đô thị. Đồng thời duy trì và phát triển được các ngành nghề truyền thống với những nghệ nhân, thợ giỏi cũng là duy trì các di sản văn hóa dân tộc từ đời này qua đời khác. Trong một tương lai không xa, các làng nghề thủ công mỹ nghệ sẽ thu hút một lượng du khách rất lớn trong và ngoài nước đến thăm quan. Tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế đã và đang tăng áp lực cạnh tranh đối với các sản phẩm hàng hóa Việt Nam nói chung, mặt hàng thủ công mỹ nghệ nói riêng. Những hạn chế chủ yếu của các mặt hàng này trong cạnh tranh quốc tế là: số lượng sản phẩm không đồng đều, sản xuất còn manh mún, khó xuất khẩu với số lượng lớn; kiểu dáng quá đơn điệu, nghèo nàn và ít cải tiến; năng suất lao động thấp, chi phí trung gian nhiều dẫn tới giá thành sản phẩm cao; khả năng tiếp cận thị trường còn yếu, chưa có kênh tiếp thị riêng và đặc biệt là chưa tham gia tích cực vào các tổ chức xúc tiến hàng thủ công mỹ nghệ của khu vực và thế giới, chưa tạo được thương hiệu riêng... Trước tình hình đó, việc thực hiện đề tài luận văn: “Năng lực cạnh tranh hàng thủ công mỹ nghệ xuất khẩu của Việt Nam” là thực sự cần thiết. 2. Tình hình nghiên cứu Trong thời gian qua, đã có nhiều công trình nghiên cứu trong nước về ngành hàng thủ công mỹ nghệ Việt Nam, trong đó phải kể đến: - TS. Đinh Văn Ân (2003), Nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia, Phân tích hai bức tranh đối lập: đó là Việt Nam có nhiều nỗ lực trong cải thiện các yếu tố tác động tới tăng trưởng kinh tế, nhưng chưa nhiều trong việc cải thiện các yếu tố tác động tới năng lực cạnh tranh quốc gia. Các kết quả đánh giá trên dường như thể hiện vấn đề đang gây lo ngại hiện nay là chất lượng tăng trưởng. Chất lượng tăng trưởng thấp càng trở nên bức xúc khi Việt Nam hội nhập ngày càng sâu rộng vào nền kinh tế thế giới. - TS. Bùi Quốc Bảo (11/2001), Giá cả với vấn đề hội nhập của Việt Nam trong xu thế toàn cầu hóa kinh tế, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ, Ban vật giá 2 chính phủ. - Hội thảo “Làng nghề Hà Nội – tiềm năng phát triển và du lịch” được tổ chức vào ngày 05/08/2010, là nơi các doanh nghiệp trong và ngoài nước, các nghệ nhân cùng trao đổi ý kiến và bày tỏ mong muốn với các cơ quan có thẩm quyền, các tổ chức liên quan trong việc gìn giữ và phát triển lâu dài các làng nghề thủ công truyền thống. Nội dung cuộc hội thảo quá trình phát triển du lịch làng nghề trong những năm gần đây và bàn bạc về thực tại, thế mạnh và tiềm năng phát triển trong tương lai của các làng nghề. - Hàng thủ công mỹ nghệ Việt Nam sau một năm hội nhập WTO, VCCI, (2008). Sự kiện Việt Nam gia nhập WTO đã và đang giúp cho cộng đồng các doanh nghiệp trong và ngoài nước mở rộng cơ hội giao thương, thúc đẩy phát triển kinh tế quốc tế, đặc biệt là giúp các doanh nghiệp Việt Nam hòa mình nhanh hơn vào nhịp đập của nền kinh tế thế giới. Sau một năm hội nhập, nhìn chung kết quả đạt được là thắng lợi. Tuy nhiên bên cạnh đó, vẫn còn những thách thức, hạn chế và khó khăn về thiết kế, nguồn tài nguyên, nhân lực, cũng như tính bền vững của ngành hàng. Ngoài ra còn một số tác phẩm khác như tác phẩm của: - PGS.TS. Nguyễn Văn Nam, Nâng cao năng lực cạnh tranh của hàng hóa và dịch vụ nhằm chủ động hội nhập kinh tế quốc tế của nước ta, Viện nghiên cứu thương mại. - Sản phẩm và làng nghề Việt Nam, Ấn phẩm của Cục xúc tiến thương mại (2005). - Lê Viết Thái (2000), Cơ sở khoa học và thực tiễn cho việc xây dựng chính sách cạnh tranh ở Việt Nam. - Nâng cao sức cạnh tranh hàng thủ công mỹ nghệ xuất khẩu, Ipsard (2007). Để nâng cao năng lực cạnh tranh cho hàng TCMN, các doanh nghiệp nên chủ động liên kết xây dựng cụm sản xuất TCMN, hỗ trợ nhau trong sản xuất, kinh doanh để đáp ứng được các đơn hàng lớn, xây dựng đội ngũ thiết kế chuyên nghiệp biết nắm bắt nhu cầu, thị hiếu của khách hàng; đào tạo, bồi dưỡng cho lực lượng lao động, 3 phát huy tính sáng tạo của đội ngũ nghệ nhân, thợ giỏi. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp mong muốn Nhà nước có chế độ thuế riêng đối với nguyên liệu “đầu vào”, không nên bắt buộc doanh nghiệp phải có hóa đơn tài chính với các nguyên liệu thuộc phế liệu, thứ liệu…khi mua hàng từ nông dân, đồng thời cho phép doanh nghiệp sản xuất hàng TCMN mua nguyên liệu nộp thuế thay người bán… Những nghiên cứu kể trên có giá trị kế thừa và tham khảo tốt cho việc thực hiện đề tài luận văn. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu Luận văn nghiên cứu những vấn đề lý luận cơ bản và đánh giá năng lực cạnh tranh của ngành TCMN Việt Nam, từ đó đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành TCMN Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế. Nhiệm vụ nghiên cứu chính của luận văn bao gồm: - Nghiên cứu những vấn đề lý luận cơ bản về năng lực cạnh tranh. - Đánh giá thực trạng năng lực cạnh tranh của ngành TCMN Việt Nam theo các tiêu chí lựa chọn những năm gần đây. - Đề xuất giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành TCMN Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế thời gian tới. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu * Đối tượng nghiên cứu: Luận văn tập trung nghiên cứu, đánh giá năng lực cạnh tranh của ngành TCMN Việt Nam. * Phạm vi nghiên cứu: - Về không gian: tập trung nghiên cứu năng lực cạnh tranh ba mặt hàng chủ lực của hàng TCMN xuất khẩu Việt Nam là gốm sứ, đồ gỗ mỹ nghệ và mây tre đan trên những thị trường chính như Mỹ, Nhật, EU. - Về thời gian: giai đoạn 2006 - 2010, trước và sau khi Việt Nam gia nhập WTO. 4 5. Phương pháp nghiên cứu Để thực hiện được mục tiêu nghiên cứu trên, luận văn sử dụng một số phương pháp nghiên cứu sau: - Phương pháp nghiên cứu tài liệu được sử dụng để thu thập thông tin về cơ sở lý luận, các công trình nghiên cứu trước đây, chủ trương chính sách của Đảng và Chính phủ về định hướng phát triển ngành, kinh nghiệm của các nước... - Phương pháp thống kê, phân tích và tổng hợp để thu thập, xử lý và tổng hợp số liệu. - Phương pháp so sánh, đối chứng và dự báo để tiến hành đánh giá thực trạng năng lực cạnh tranh trong sự so sánh với các nước, dự báo triển vọng phát triển và các nhân tố tác động trong giai đoạn tới. - Phương pháp chuyên gia để lấy ý kiến góp ý chỉnh sửa, bổ sung, hoàn thiện luận văn. - Phân tích SWOT dùng làm cơ sở cho việc đề ra những giải pháp thiết thực nhằ m đẩ y ma ̣nh kim nga ̣ch xuấ t khẩ u và nâng cao năng lực ca ̣nh tranh của hàng thủ công mỹ nghê ̣ Viê ̣t Nam trong giai đoa ̣n tới. 6. Dự kiến đóng góp mới của luận văn - Tiếp tục nghiên cứu, tập hợp và hệ thống hóa các lý thuyết về thương mại quốc tế nhằm làm rõ hơn những luận cứ khoa học về sự cần thiết phải đẩy mạnh xuất khẩu hàng TCMN Việt Nam ra thị trường nước ngoài. - Đánh giá thực trạng năng lực cạnh tranh của ngành TCMN Việt Nam theo các tiêu chí được lựa chọn giai đoạn 2006 - 2010, so sánh với sự phát triển ngành TCMN của một số nước. - Đề xuất các giải pháp (vi mô, vĩ mô) nhằm đẩy mạnh xuất khẩu mặt hàng TCMN Việt Nam trên thị trường quốc tế đến năm 2020. 5 7. Bố cục của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục, luận văn được chia thành ba chương như sau: Ch-¬ng 1: Những vấn đề lý luận cơ bản về năng lực cạnh tranh. Ch-¬ng 2: Đánh giá năng lực cạnh tranh hàng TCMN xuất khẩu của Việt Nam giai đoạn 2006 – 2010. Ch-¬ng 3: Một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành TCMN Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế thời gian tới. 6 Chƣơng 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH 1.1. Khái niệm về cạnh tranh và năng lực cạnh tranh 1.1.1. Khái niệm về cạnh tranh Cạnh tranh là một thuật ngữ với nghĩa chủ yếu là phản ánh sự đấu tranh, ganh đua, thi đua giữa các đối tượng cùng loại, đồng giá trị nhằm đạt được những ưu thế, những lợi ích theo mục tiêu xác định. Trong kinh tế, khái niệm cạnh tranh có thể được hiểu là sự ganh đua giữa các nhà doanh nghiệp trong việc giành một nhân tố sản xuất hoặc khách hàng nhằm nâng cao vị thế của mình trên thị trường. Cạnh tranh sẽ đem lại lợi ích cho người này và thiệt hại cho người khác, song xét dưới góc độ lợi ích toàn xã hội, cạnh tranh hợp pháp (hay lành mạnh) luôn có tác động tích cực (chất lượng tốt hơn, giá rẻ hơn, dịch vụ tốt hơn…) Trong quan hệ kinh tế, cạnh tranh là sự đấu tranh giữa các chủ thể trong việc thực hiện sản phẩm, dịch vụ nhằm chiếm lĩnh thị trường ở mức cao nhất, giành điều kiện tiêu thụ ở mức có lợi nhất để tối đa hóa lợi nhuận. Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài này, khái niệm cạnh tranh được hiểu như một cuộc ganh đua giữa hai hay nhiều cá nhân hoặc tổ chức để giành thị phần trên thị trường (kể cả thị trường bán lẫn thị trường mua). Cạnh tranh là một xu hướng tất yếu trong nền kinh tế thị trường. Hiện tượng cạnh tranh xuất hiện đồng thời với sự ra đời và phát triển của nền sản xuất hàng hóa. Cạnh tranh là động lực thúc đẩy sản xuất phát triển. Trong nền kinh tế hàng hóa, quy luật giá trị là quy luật kinh tế cơ bản và cạnh tranh lấy quy luật giá trị làm tiền đề. Tác động của quy luật giá trị trong việc kích thích sự phát triển của lực lượng sản xuất, đào thải cái lạc hậu dựa trên cơ sở công bằng – đó là sự trao đổi ngang giá. Trong điều kiện đó, muốn có nhiều lợi nhuận các chủ thể kinh tế phải đua nhau đổi mới khâu tổ chức quản lý (sản xuất, lưu 7 thông phân phối), đua nhau cải tiến kỹ thuật, áp dụng những thành tựu khoa học kỹ thuật mới vào sản xuất để nâng cao năng suất lao động, giảm chi phí lao động cá biệt nhằm thu lợi nhuận cao hơn các chủ thể kinh tế khác. Có thể nói, để thắng được trong cạnh tranh, chiếm lĩnh được thị phần buộc các quốc gia, các doanh nghiệp, các ngành sản xuất sản phẩm phải nâng cao được năng lực cạnh tranh của mình. 1.1.2. Khái niệm về năng lực cạnh tranh, các cấp độ cạnh tranh Năng lực cạnh tranh được phân biệt ở ba cấp độ, bao gồm năng lực cạnh tranh quốc gia; năng lực cạnh tranh doanh nghiệp; năng lực cạnh tranh của sản phẩm, dịch vụ. - Năng lực cạnh tranh quốc gia là một khái niệm phức hợp, được định nghĩa là năng lực của một nền kinh tế đạt được tăng trưởng bền vững, thu hút được đầu tư, bảo đảm ổn định kinh tế, xã hội, nâng cao đời sống của người dân, chủ yếu nhờ khả năng nâng cấp công nghệ hoặc bằng cách tự sáng tạo hoặc tiếp thu nhanh chóng và tích cực công nghệ từ nước khác. Diễn đàn kinh tế thế giới (WEF) cho rằng, tính cạnh tranh của một quốc gia là “năng lực của nền kinh tế nhằm đạt và duy trì được mức tăng trưởng cao” trên cơ sở các chính sách, thể chế vững bền tương đối và các đặc trưng kinh tế khác. Theo WEF, khuôn khổ nội dung xác định tính cạnh tranh tổng thể của nền kinh tế bao gồm tám nhóm nhân tố: độ mở cửa, chính phủ, tài chính, kết cấu hạ tầng, công nghệ, quản trị, lao động và thể chế. Chỉ số chung đánh giá thứ hạng cạnh tranh của các quốc gia được tính theo tỷ trọng của tám nhóm nhân tố trên. Mỗi nhóm nhân tố lại được xem xét dựa trên các tiểu nhóm nhân tố. Tất cả có khoảng 250 chỉ số định tính và định lượng được sử dụng để đánh giá tính cạnh tranh của quốc gia. Tuy không được nhìn nhận riêng và thật đầy đủ trong quan niệm của WEF, song sự ổn định kinh tế vĩ mô cũng là một nhóm quan trọng đảm bảo sự tăng trưởng kinh tế bền vững. Các chỉ số quan trọng nhất được dùng để đánh giá sự ổn định kinh tế vĩ mô là lạm phát, lãi suất, tỷ giá hối đoái, thâm hụt tài chính và thâm hụt cán cân thanh toán quốc tế. 8 Kể từ giữa những năm 1980, cuộc cách mạng về công nghệ thông tin (IT) và những bước đột phá trong một loạt lĩnh vực như công nghệ gen, y học, năng lượng, vật liệu mới, đang đẩy nhanh quá trình chuyển đổi từ kỷ nguyên công nghiệp sang kỷ nguyên của kinh tế tri thức. Ngày nay, lợi thế cạnh tranh truyền thống dựa trên tài nguyên thiên nhiên và chi phí lao động thấp, tuy còn có giá trị, song mới chỉ là điểm khởi đầu; còn tri thức và kỹ năng mới là nhân tố then chốt đảm bảo tính cạnh tranh cao. - Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp là khả năng vượt qua các đối thủ cạnh tranh để duy trì và phát triển bản thân doanh nghiệp. Thông thường, người ta đánh giá khả năng này thông qua các yếu tố nội tại của doanh nghiệp như: quy mô, khả năng tham gia cạnh tranh và rút khỏi thị trường, sản phẩm, năng lực quản lý, năng suất lao động, trình độ công nghệ và lao động. Tuy nhiên, những khả năng này lại bị tác động bởi nhiều yếu tố bên ngoài như Nhà nước và các thể chế trung gian. Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp được đo bằng khả năng duy trì và mở rộng thị phần, thu lợi nhuận của doanh nghiệp trong môi trường cạnh tranh trong và ngoài nước. Một doanh nghiệp có thể kinh doanh một hay nhiều sản phẩm hàng hoá hoặc dịch vụ, vì vậy người ta còn phân biệt năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp với năng lực cạnh tranh của sản phẩm, dịch vụ. - Năng lực cạnh tranh sản phẩm là sự vượt trội của nó về các tiêu chí so với sản phẩm cùng loại do các đối thủ khác cung cấp trên cùng một thị trường. Điều đó cho thấy, việc xác định sản phẩm có năng lực cạnh tranh hay không trên thị trường là xác định mức độ tin cậy của người tiêu dùng đối với sản phẩm về số lượng, chất lượng, bao bì, mẫu mã, về giá cả, đổi mới công nghệ, dịch vụ sau bán hàng so với sản phẩm cùng loại mà các đối thủ khác cung cấp trên cùng một thị trường. Năng lực cạnh tranh ở ba cấp độ đó có mối quan hệ qua lại mật thiết với nhau, tạo điều kiện cho nhau, chế định và phụ thuộc lẫn nhau. Một nền kinh tế có năng lực cạnh tranh quốc gia cao phải có nhiều doanh nghiệp có năng lực cạnh tranh cao, ngược lại để tạo điều kiện cho doanh nghiệp có năng lực cạnh tranh, các điều kiện, tiền đề kinh doanh của nền kinh tế phải thuận lợi để các doanh nghiệp 9 kinh doanh có hiệu quả. Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp thể hiện qua chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp, đồng thời thể hiện thông qua năng lực cạnh tranh của các sản phẩm, dịch vụ mà doanh nghiệp sản xuất hoặc kinh doanh. Ngược lại, năng lực cạnh tranh của sản phẩm và dịch vụ phụ thuộc vào năng lực cạnh tranh quốc gia và năng lực tổ chức quản lý của doanh nghiệp. 1.1.3. Năng lực cạnh tranh của sản phẩm Trong môi trường cạnh tranh, từng chủ thể kinh tế thể hiện vị thế của mình so với các chủ thể khác. Vị thế đó dựa trên những ưu thế nhất định về các điều kiện sản xuất và tiêu thụ hàng hoá. Năng lực cạnh tranh (hay sức cạnh tranh, khả năng cạnh tranh) đều phản ánh vị thế cạnh tranh của các chủ thể kinh tế. Vị thế đó là những điều kiện để các chủ thể kinh tế tham gia vào hoạt động cạnh tranh. Một chủ thể có sức cạnh tranh cao là chủ thể có lợi thế, biết tạo ra những lợi thế để thu được lợi nhuận cao hơn so với các chủ thể khác. Năng lực cạnh tranh của sản phẩm, dịch vụ được đo bằng thị phần của sản phẩm hay dịch vụ đó trên thị trường. Một sản phẩm, dịch vụ được coi là có năng lực cạnh tranh cao khi giá thành sản xuất thấp, quy mô cung ứng, tính độc đáo của sản phẩm và dịch vụ được người tiêu dùng chấp nhận thể hiện ở thị phần của sản phẩm đó trên thị trường vượt trội so với các sản phẩm tương ứng của các đối thủ cạnh tranh. Cùng với quá trình phát triển và tăng trưởng của nền kinh tế thì các quan hệ thương mại cũng phát triển, theo đó diễn ra sự mở rộng thị trường trao đổi hàng hóa. Sự mở rộng trao đổi thương mại tác động ngược trở lại sản xuất của mỗi nước theo cả hai chiều: Kích thích gia tăng khối lượng sản phẩm một số hàng hóa được thị trường chấp nhận (được người mua trả giá) và hạn chế sản xuất những mặt hàng mà thị trường không chấp nhận (người mua không trả giá). Như vậy, mỗi sản phẩm do từng nhà sản xuất đưa ra thị trường sẽ được người tiêu dùng phản ứng với mức độ cao thấp khác nhau. Sự phản ứng của người tiêu dùng thể hiện ở việc mua hay không mua sản phẩm đó. Đây là biểu hiện tổng quát cuối cùng về sức cạnh tranh 10 của sản phẩm đó. Nói cách khác, cạnh tranh giữa các sản phẩm trên cùng một thị trường là quá trình thể hiện khả năng hấp dẫn người tiêu dùng của các sản phẩm đối với khách hàng trên cùng một thị trường cụ thể và trong một thời gian nhất định. Năng lực cạnh tranh của một sản phẩm có thể gắn với một doanh nghiệp, một quốc gia cụ thể hoặc xét chung cho tất cả các quốc gia, các doanh nghiệp. Đối với một doanh nghiệp hoặc một ngành, một sản phẩm, năng lực cạnh tranh gắn với mục tiêu duy trì sự tồn tại và thu được lợi nhuận trên thị trường và nó được thể hiện bằng lợi thế cạnh tranh của sản phẩm. Năng lực cạnh tranh của một sản phẩm, dịch vụ phụ thuộc vào lợi thế so sánh của nó. Lợi thế so sánh lại được đánh giá theo nhiều tiêu thức khác nhau. Quan niệm cổ điển đều xuất phát từ việc so sánh các yếu tố cấu thành nên sản phẩm (vốn, lao động, nguyên liệu và vì vậy là chi phí, giá thành và giá cả). Tuy nhiên, quan niệm về lợi thế so sánh hiện nay đã có nhiều thay đổi. Nâng cao năng lực cạnh tranh cho sản phẩm là khắc phục những trở ngại là giảm sức cạnh tranh và hoàn thiện những nhân tố làm tăng tính trội của nó làm cho thị phần của nó tăng lên so với đối thủ cạnh tranh. Để nâng cao được năng lực cạnh tranh, mỗi quốc gia, doanh nghiệp và ngành sản xuất sản phẩm thường dựa vào lợi thế tuyệt đối, lợi thế so sánh và lợi thế cạnh tranh. Năng lực cạnh tranh của hàng TCMN xuất khẩu là hàng TCMN đáp ứng được nhu cầu khách hàng nước ngoài về chất lượng, giá cả, kiểu dáng thương hiệu, bao bì, tính độc đáo hay sự khác biệt so với sản phẩm cùng loại trên thị trường quốc tế, tạo ra được lợi thế cạnh tranh, duy trì hay gia tăng lợi nhuận, thị phần trong xuất khẩu. Đối với hàng hoá thủ công mỹ nghệ, để đánh giá năng lực cạnh tranh ngoài các chỉ tiêu trên người ta còn phải quan tâm đến các yếu tố như xuất xứ, đặc trưng của sản phẩm và đặc biệt là tính độc đáo của nó. Tính độc đáo của hàng thủ công mỹ nghệ là khả năng cung cấp các giá trị khác thường và cao cấp thể hiện trong chất 11 lượng sản phẩm, trong một số đặc tính hoặc dịch vụ sau bán cho người mua. Sự đặc biệt này cho phép doanh nghiệp đặt mức giá đặc biệt cao hơn đối thủ cạnh tranh. Trong khuôn khổ của đề tài này tôi xin chỉ đi sâu nghiên cứu năng lực cạnh tranh sản phẩm hàng TCMN xuất khẩu. Nền tảng để phân tích năng lực cạnh tranh sản phẩm của một nước đối với các nước khác dựa trên lý thuyết về lợi thế cạnh tranh của Micheal Porter. Đa số khách hàng tìm đến hàng thủ công mỹ nghệ khi có đời sống kinh tế, văn hoá khá cao. Họ muốn có những sản phẩm không chỉ thoả mãn nhu cầu về một công dụng đích thực mà còn muốn sản phẩm mang lại cho họ một giá trị nghệ thuật. Dựa vào đặc điểm này, giá cả hàng hoá nên tương ứng với giá trị hàng hoá. 1.2. Vai trò của việc nâng cao năng lực cạnh tranh hàng TCMN xuất khẩu 1.2.1. Tăng kim ngạch xuất khẩu và tối đa hóa lợi nhuận Nhờ nâng cao sức cạnh tranh sẽ tạo ra sự tối đa hoá lợi nhuận và lợi ích của cả người cung cấp lẫn người tiêu dùng hàng thủ công mỹ nghệ. Bởi lẽ, doanh nghiệp luôn nhận thấy lợi ích của doanh nghiệp thu được trong tương lai hoàn toàn phụ thuộc vào doanh nghiệp chứ không phải trông chờ vào sự hỗ trợ từ phía Nhà nước, hoặc đối tác nước ngoài. Còn người tiêu dùng được tự do lựa chọn mặt hàng thủ công mỹ nghệ mang lại lợi ích tối đa cho họ. Ngoài ra, nâng cao khả năng cạnh tranh hàng TCMN xuất khẩu sẽ mang lại nguồn thu ngoại tệ cho quốc gia, cho các doanh nghiệp, cho địa phương. So với một số mặt hàng khác như may mặc, gỗ và giày da do nguyên liệu đều phải nhập khẩu từ nước ngoài giá trị gia tăng của các ngành này chủ yếu là chi phí gia công và khấu hao máy móc thiết bị, cho nên giá trị thực thu ngoại tệ mang về cho đất nước chỉ chiếm một tỷ trọng từ 5-20% trong tổng giá trị kim ngạch nhập khẩu. Nhưng đối với nguyên vật liệu, được thu lượm từ phế liệu và thứ liệu của nông lâm sản, chẳng những mang lại hiệu quả từ thực thu giá trị ngoại tệ rất cao, có những mặt hàng thủ công mỹ nghệ hầu như đạt 100% giá trị xuất khẩu, còn lại cũng đạt trên 80% giá trị kim ngạch xuất khẩu, đồng thời xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ đã giúp xã hội 12 thu hồi một bộ phận chất thải nông nghiệp sau chế biến và thu hoạch, đã biến phế liệu trở thành những sản phẩm xuất khẩu, góp phần tích cực cho việc bảo vệ môi trường và phát triển kinh tế đất nước. Giá trị thực thu từ việc xuất khẩu thủ công mỹ nghệ cũng rất cao. Theo tính toán, hàng thủ công mỹ nghệ sản xuất chủ yếu bằng nguồn nguyên liệu sẵn có trong nước, nguyên phụ liệu nhập ước tính chỉ chiếm từ 3-3,5% giá trị xuất khẩu. Bên cạnh đó, lực lượng lao động, có kỹ năng và khả năng tiếp thu công nghệ mới khá nhanh chóng, mức lương của lao động Việt Nam thấp so với các nước trong khu vực đó cũng là một ưu thế cho phát triển sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ một cách đa dạng và nâng cao sức cạnh tranh. Thực tế trong mấy năm qua, kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ luôn đứng trong nhóm 10 sản phẩm xuất khẩu chính của Việt Nam. Đây cũng là nhóm hàng có khả năng cạnh tranh và cạnh tranh có hiệu quả hiện nay. 1.2.2. Xác định vị thế của sản phẩm và nền kinh tế Nâng cao năng lực cạnh tranh là tất yếu trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. Cội nguồn của sự cạnh tranh là sự tự do trong sản xuất kinh doanh, đa dạng hoá kiểu dáng, những chủ thể tham gia. Khả năng cạnh tranh của thủ công mỹ nghệ Việt Nam trên thị trường quốc tế chưa mạnh. Theo như số liệu điều tra diễn đàn kinh tế thế giới (WEF) với số lượng 12 nước, khả năng cạnh tranh của thủ công mỹ nghệ Việt Nam đứng thứ 11. Khả năng cạnh tranh về chất lượng thấp bởi lực lượng sản xuất trong các làng nghề hướng về xuất khẩu có tay nghề thấp, cơ cấu hàng xuất khẩu chủ yếu là hàng thô và sơ chế (chiếm gần 60%), cơ sở hạ tầng căn bản và cơ sở hạ tầng công nghệ cao còn chưa được đầu tư đúng mức. Khả năng cạnh tranh cũng gặp nhiều khó khăn do giá thành sản xuất trong nước cao. Năng lực cạnh tranh về khía cạnh dịch vụ trước, trong và sau khi xuất khẩu của Việt Nam chưa cao do hệ thống ngân hàng chưa phát triển, khả năng cung cấp chuyên chở chưa hoàn thiện. 13
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng