Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Năng lực cạnh tranh hàng dệt may xuất khẩu của việt nam sang liên minh châu âu (...

Tài liệu Năng lực cạnh tranh hàng dệt may xuất khẩu của việt nam sang liên minh châu âu (eu) trong bối cảnh hội nhập wto

.PDF
119
189
91

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ ------------------------------- NGUYỄN BẰNG VIỆT LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ ĐỐI NGOẠI HÀ NỘI – NĂM 2012 i ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ ------------------------------- NGUYỄN BẰNG VIỆT Chuyên ngành: Kinh tế thế giới và Quan hê ̣kinh tế quố c tế Mã số: 60 31 07 LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ ĐỐI NGOẠI GVHD: TS. PHẠM HÙNG TIẾN ]]Ư HÀ NỘI – NĂM 2012 ii MỤC LỤC DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT…………………………………………………..i DANH MỤC CÁC BẢNG SỐ LIÊU ̣ ………………………………………………....iii DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ …………………………………………………………iv MỞ ĐẦU .................................................................................................................. ....1 CHƢƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA HÀNG HÓA VÀ KINH NGHIỆM QUỐC TẾ VỀ NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH HÀNG DỆT MAY XUẤT KHẨU SANG EU ........................................ ...8 1.1. LÝ LUẬN CHUNG VỀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA HÀNG HÓA ..... ....8 1.1.1. Khái niệm về năng lực cạnh tranh của hàng hóa…………………………….8 1.1.2. Các tiêu chí đánh giá năng lực cạnh tranh của hàng hóa.…………………..13 1.1.3. Các nhân tố tác động tới năng lực cạnh tranh của hàng hóa ...................... ..20 1.2. SỰ CẦN THIẾT PHẢI NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH HÀNG DỆT MAY XUẤT KHẨU CỦA VIỆT NAM……………………………………….....25 1.2.1. Vai trò của xuất khẩu hàng dệt may đối với Việt Nam .............................. ..25 1.2.2. Yêu cầu của thị trƣờng EU ......................................................................... ..26 1.2.3. Những cơ hội, thách thức của hội nhập WTO đố i với ngành dệt may ....... ..28 1.3. KINH NGHIỆM CỦA MỘT SỐ NƢỚC CHÂU Á TRONG VIỆC NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH HÀNG DỆT MAY XUẤT KHẨU SANG EU…..32 1.3.1. Kinh nghiệm của Trung Quốc .................................................................... ..32 1.3.2. Kinh nghiệm của Ấn Độ ............................................................................. ..33 1.3.3. Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam ........................................................... ..34 CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH HÀNG DỆT MAY XUẤT KHẨU CỦA VIỆT NAM SANG EU TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP WTO…………………………………………………………………………..……..36 2.1. TỔNG QUAN VỀ HÀNG DỆT MAY XUẤT KHẨU CỦA VIỆT NAM ........ ..36 iii 2.1.1. Một vài nét về ngành dệt may Việt Nam……………………………….......36 2.1.2. Tình hình xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam……………………….....38 2.2. PHÂN TÍCH NĂNG LỰC CẠNH TRANH HÀNG DỆT MAY XUẤT KHẨU CỦA VIỆT NAM SANG EU ............................................................................... .45 2.2.1. Kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may sang EU............................................. ..45 2.2.2. Thị phần hàng dệt may xuất khẩu tại EU ................................................... ..47 2.2.3. Chi phí sản xuất và giá hàng dệt may xuất khẩu sang EU ......................... ..52 2.2.4. Chất lƣợng và cơ cấu hàng dệt may xuất khẩu sang EU ............................ ..55 2.2.5. Thƣơng hiệu hàng dệt may xuất khẩu ........................................................ ..57 2.2.6. Phƣơng thức xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam sang EU .................. ..59 2.3. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH HÀNG DỆT MAY XUẤT KHẨU CỦA VIỆT NAM SANG EU………………………..61 2.3.1. Những điểm mạnh trong năng lực cạnh tranh hàng dệt may xuất khẩu của Việt Nam .................................................................................................. ..61 2.3.2. Những vấn đề đặt ra trong năng lực cạnh tranh hàng dệt may xuất khẩu của Việt Nam .................................................................................................. ..62 CHƢƠNG 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH HÀNG DỆT MAY XUẤT KHẨU CỦA VIỆT NAM SANG EU TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP WTO…………………………………………………………………...75 3.1. NHỮNG CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC XUẤT KHẨU HÀNG DỆT MAY CỦA VIỆT NAM SANG EU .............................................................................. ..75 3.1.1. Cơ hô ̣i……………………………………………………………………… 75 3.1.2. Thách thức……………..…………………………………………………...76 3.2. ĐINH ̣ HƢỚNG PHÁT TRIỂN CỦA NGÀNH DÊT ̣ MAY…………………… ..79 3.2.1. Mục tiêu tổng quát……………………………………………………….....79 3.2.2. Mục tiêu cụ thể……………………………………………………..………80 iv 3.3. GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH HÀNG DỆT MAY XUẤT KHẨU CỦA VIỆT NAM SANG EU ..................................................... ..83 3.3.1. Giải pháp từ phía nhà nƣớc ........................................................................ ..83 3.3.2. Giải pháp từ phía Hiệp hội ......................................................................... ..86 3.3.3. Giải pháp từ phía doanh nghiệp .................................................................. ..91 KẾT LUẬN ............................................................................................................... ..98 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................ 100 PHỤ LỤC v DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT STT Chƣ̃ viế t tắ t Tên đầ y đủ tiế ng Viêṭ 1 APEC 2 ASEAN 3 CIF 4 CMT Cắt, May, Sửa (Hợp đồng ủy thác xuất khẩu) 5 CSF Nhân tố quyết định thành công 6 DRC Chi phí nguồn lực trong nƣớc 7 ERP Hoạch định nguồn lực doanh nghiệp 8 EU Liên minh Châu Âu 9 FOB Giao hàng trên phƣơng tiện vận chuyển 10 GDP Tổng sản phẩm quốc nội 11 GSP Quy chế Ƣu đãi thuế quan phổ cập 12 ILO Tổ chức Lao động Quốc tế 13 IMF Quỹ tiền tệ quốc tế 14 MFN Nguyên tắc tối huệ quốc 15 NT Nguyên tắc đãi ngộ quốc gia 16 ISO Tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc tế 17 NIEs Các nền kinh tế mới công nghiệp hóa 18 PCA Hiệp định Đối tác và Hợp tác Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á – Thái Bình Dƣơng Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á Chi phí, Bảo hiểm, Cƣớc phí i Nghiên cứu và triển khai 19 R&D 20 SA8000 Hệ thống tiêu chuẩn trách nhiệm giải trình xã hội 21 SWOT Điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức 22 TNCs Các công ty xuyên quốc gia 23 UNDP Chƣơng trình phát triển Liên Hiệp Quốc 24 USD Đồng đô la Mỹ 25 VAT Thuế giá trị gia tăng 26 VINATEX Tập đoàn dệt may Việt Nam 27 VITAS Hiệp hội dệt may Việt Nam 28 WEF Diễn đàn Kinh tế thế giới 29 WTO Tổ chức Thƣơng mại Thế giới ii DANH MỤC CÁC BẢNG STT Số hiêụ 1 Bảng 2.1 2 Bảng 2.2 3 Bảng 2.3 4 Bảng 2.4 5 Bảng 2.5 6 Bảng 2.6 7 Bảng 2.7 8 Bảng 2.8 9 Bảng 2.9 10 Bảng 2.10 11 Bảng 2.11 12 Bảng 2.12 13 Bảng 3.1 14 Bảng 3.2 Nô ̣i dung Kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam (2000-2011) Kim nga ̣ch xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam theo mă ̣t hàng Thị trƣờng xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam (2007-2011) Kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang EU (2000-2011) Thị phần hàng dệt may xuất khẩu của mô ̣t số quố c gia và vùng lañ h thổ tại EU (2006-2011) Kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam sang các nƣớc thành viên EU (2007-2011) Chi phí lao động trong ngành công nghiệp dệt may ở một số quốc gia Cơ cấu hàng dệt may xuất khẩu của Việt Nam sang EU (2006-2011) So sánh CSFs giữa Việt Nam và những nhà xuất khẩu So sánh thời gian vận chuyển giữa Việt Nam, Trung Quốc và Ấn Độ sang EU Điểm chuẩn tuân thủ về mặt xã hội trong ngành dê ̣t may Nhập khẩu nguyên phụ liệu dệt may (2002-2010) Mục tiêu phát triển ngành dệt may Việt Nam (2010-2020) Chƣơng trình đào tạo nguồn nhân lực đến 2020 iii Trang 39 41 44 46 47 50 53 56 66 67 70 73 80 81 DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ STT Số hiêụ 1 Hình 2.1 2 Hình 2.2 3 Hình 2.3 4 Hình 2.4 Nô ̣i dung Thị trƣờng và kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam Cơ cấu chi phí theo giá CIF của của hàng dệt may Việt Nam Chuỗi giá trị xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam Tiềm năng của các thị trƣờng nhập khẩu hàng dệt may của Việt Nam iv Trang 43 54 60 63 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Ngành dệt may Việt Nam có lịch sử phát triển từ lâu đời và hiện nay là một trong những ngành sản xuấ t mũi nh ọn, đóng vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế, xã hội đất nƣớc. Với tốc độ tăng trƣởng khá cao và tƣơng đối ổn định qua các năm, trung bình trong giai đoạn 2002-2010 khoảng 22%/năm, dệt may hiện đang là mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam. Xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang Liên minh Châu Âu (EU) đã đóng góp đáng kể vào gia tăng kim ngạch xuất khẩu, tạo công ăn việc làm, tăng thu nhập cho hàng vạn lao động, tạo nguồn thu lớn cho ngân sách quốc gia. Trong bối cảnh Việt Nam đã gia nhập Tổ chức Thƣơng mại Thế giới (WTO), xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam sang EU sẽ bƣớc sang thời kỳ mới với những thời cơ mới. Doanh nghiệp dệt may Việt Nam sẽ đƣợc đối xử bình đẳng hơn khi thâm nhập vào thì trƣờng rộng lớn, đầy tiềm năng này. Tuy vậy, hàng dệt may Việt Nam xuất khẩu hiện đang đứng trƣớc thách thức rất lớn, áp lực cạnh tranh ngày càng gay gắt hơn. Với cam kết xóa bỏ các hình thức trợ cấp không đƣợc phép , ngành dệt may không còn đƣợc hƣởng một số loại hỗ trợ nhƣ trƣớc đây . Bên ca ̣nh đó là nguy cơ bị kiện chống bán phá giá, sƣ̉ du ̣ng các biê ̣n pháp tự vệ ở thị trƣờng xuất khẩu này . Trên thƣ̣c tế , kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may Viê ̣t Nam vào EU tăng đ ều qua các năm nhƣng vẫn chƣa tƣơng xứng với tiềm năng của hai bên , xuấ t khẩ u hàng dê ̣t may Viê ̣t Nam sang EU chỉ chiế m khoảng 18% tổ ng kim nga ̣ch xuấ t khẩ u hàng dê ̣t may, trong khi xuất khẩu mă ̣t hàng này sang Mỹ luôn chi ếm 50% giá trị xuất khẩu của toàn ngành dệt may. Một trong những nguyên nhân quan trọng là do năng lực cạnh tranh hàng dệt may xuất khẩu của Việt Nam sang EU còn thấp kém. Các doanh nghiệp dệt may Việt Nam chủ yếu thực hiện hợp đồng gia công xuất khẩu, chƣa có sự chủ động về nguyên liệu đầu vào cũng nhƣ việc thiết kế và phát triển sản phẩm mới. Do 1 vậy, mặc dù có lợi thế nhân công rẻ, nguồn lao động dồi dào, song hàng dệt may xuất khẩu Việt Nam khó có thể cạnh tranh với sản phẩm dệt may từ Trung Quốc, Ấn Độ…trên thị trƣờng EU. Vấn đề quan trọng đặt ra đối với Việt Nam hiện nay là phải tìm kiếm những giải pháp thích hợp để đẩy mạnh hơn nữa sản xuất và nâng cao năng lực cạnh tranh hàng dệt may xuất khẩu của Việt Nam trên thị trƣờng thế giới nói chung và EU nói riêng. Xuất phát từ đó, tác giả đã chọn đề tài: “Năng lực cạnh tranh hàng dệt may xuất khẩu của Việt Nam sang Liên minh Châu Âu (EU) trong bố i cảnh hội nhập WTO” cho luâ ̣n văn tốt nghiệp của mình. 2. Tình hình nghiên cứu Năng lƣ̣c ca ̣nh tranh xuấ t khẩ u của sản phẩ m dê ̣t may Viê ̣t Nam là mô ̣t vấ n đề đƣơ ̣c các nhà hoa ̣ch đinh ̣ chiń h sách , các cơ quan và nhiều nhà kinh tế trong nƣớc và quố c tế quan tâm . Liên quan đế n đ ề tài này đã có nhiề u công trình nghiên cƣ́u đƣ ợc công bố. Một số công trình đáng lƣu ý, bao gồm: - Hiê ̣p hô ̣i dê ̣t may Viê ̣t Nam (2000), Chiế n lược tăng tố c phát triể n n gành dệt may Viê ̣t Nam đế n năm 2010. Chiến lƣợc phát triển công nghiệp dệt may Việt Nam bao gồm những giải pháp lớn: đổi mới công nghệ, ổn định chất lƣợng sản phẩm, giảm giá thành sản xuất để tăng sức cạnh tranh trên thị trƣờng nội địa và xuất khẩu. Đầu tƣ mở rộng quy mô sản xuất từ khâu may đến khâu sản xuất vải và phụ liệu may, bông xơ sợi cho sản xuất vải; trong đó, đầu tƣ cho các nhà máy may hiện đại may hàng Fob (xuất khẩu trực tiếp) ở trung tâm hai thành phố lớn là Hà N ội và thành phố Hồ Chí Minh; mở rộng mạng lƣới may gia công ở tất cả các tỉnh, thành trong cả nƣớc. Cùng với việc quy tụ các nhà máy mới vào 10 cụm công nghiệp dệt là phát triển mạnh vùng bông ở Tây Nguyên, Nam Trung Bộ và Đông Nam Bộ, ngành sẽ đẩy mạnh các hoạt động tiếp thị, xây dựng mạng lƣới bán buôn, bán lẻ trong nƣớc và các đại diện thƣơng mại quốc tế; áp dụng ngay phƣơng thức kinh doanh mới nhƣ thƣơng mại điện tử và cuối cùng là đào tạo nguồn nhân lực. 2 - Dƣ̣ án JICA -NEU, (2001), Công nghiê ̣p dê ̣t may Viê ̣t Na m: Chính sách phát triể n trong bố i cảnh hội nhập quố c tế . Dự án đánh giá sƣ̣ tác đô ̣ng của mô ̣t số chin ́ h sách vi ̃ mô của Chin ́ h phủ tới sƣ̣ phát triển công nghiệp dệt may , đồ ng thời đề xuấ t khuyế n nghi ̣về đổ i mới các chin ́ h sách nhằm phát triển ngành công nghiệp dệt may Việt Nam trong bối cảnh hội nhập quố c tế . - Viện Nghiên cứu và Quản lý kinh tế Trung ƣơng và UNDP (2003), Nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia, Dự án VIE 01/025, Nxb Giao thông vận tải, Hà Nội. Cuốn sách đi sâu phân tích về hiện trạng năng lực cạnh tranh quốc gia trong đó tập trung vào 8 yếu tố cấu thành là: Thể chế nhà nƣớc; Vai trò của Chính phủ; Độ mở của nền kinh tế; Hệ thống tài chính, tiền tệ; Kết cấu hạ tầng; Khoa học công nghệ; Lao động và Năng lực cạnh tranh của doanh nghiê ̣p . Từ đó kiến nghị các giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia theo hƣớng Hoàn thiện thể chế và phƣơng thức điều hành kinh tế của Chính phủ; Hoàn thiện môi trƣờng đầu tƣ, kinh tế vĩ mô và chuyển dịch cơ cấu kinh tế; Giảm chi phí kinh doanh, nâng cao chất lƣợng sản phẩm dịch vụ. - TS. Đoàn Thị Hồng Vân (2004), Thâm nhập thị trường EU (Những điều cần biết), Nxb Thống kê, Hà Nội. Cuố n sách giới thiê ̣u về Liên minh Châu Âu; Cộng hòa Liên bang Đức - cánh cửa chính để thâm nhập thị trƣờng EU và các nƣ ớc thành viên khác của EU. Qua đó có thể thấ y đƣơ ̣c các đi ều kiện thâm nhập thị trƣờng EU nhƣ: Rào cản thƣơng mại phi thuế quan; Thuế quan và hạn ngạch; Hệ thống giá tham chiếu và Thuế giá trị gia tăng... - Bộ công thƣơng (2008), Quy hoạch phát triển ngành Công nghiệp Dệt May Việt Nam đến năm 2015, định hướng đến năm 2020, Hà Nội. Phát triển ngành Dệt May trở thành một trong những ngành công nghiệp trọng điểm, mũi nhọn về xuất khẩu; đáp ứng ngày càng cao nhu cầu tiêu dùng trong nƣớc; tạo nhiều việc làm cho xã hội; nâng cao khả năng cạnh tranh, hội nhập vững chắc kinh tế khu vực và thế giới. Quy hoạch nêu rõ trƣớc mắt ngành dệt may tập trung phát triển 3 và nâng cao năng lực về nguồn nhân lực; nguồn nguyên, phụ liệu để có nguồn nhân lực chuyên môn cao, tạo nên sản phẩm chất lƣợng cao gắn với thƣơng hiệu uy tín; bảo vệ môi trƣờng. - PGS.TS. Nguyễn Quang Thuấn (2009), Quan hê ̣ kinh tế Viê ̣t Nam - Liên minh Châu Âu: Thực trạng và triể n vọng, Nhà xuất bản Khoa học xã hội. Cuốn sách đã phân tích th ực trạng quan hệ hợp tác kinh tế Việt Nam – Liên minh Châu Âu từ năm 1995 đến nay với ba nội dung chính là: Thƣơng mại, đầu tƣ và hỗ trợ phát triển chính thức. Trên cơ sở đó đƣa ra những định hƣớng và giải pháp thúc đẩy quan hệ hợp tác kinh tế Việt Nam – EU cho giai đoạn đến năm 2020…. Ngoài ra còn có các bài viết đăng tải trên các ta ̣p chí khoa ho ̣c chuyên ngành , nhƣ: - ThS. Nguyễn Thi ̣Vũ Hà , Tranh chấ p về hàng dê ̣t may trong WTO và một số gợi ý cho Việt Nam, Tạp chí khoa học ĐHQGHN, Kinh tế và Kinh doanh 25 (2009). Bài viết tổng kết về các tranh chấp xảy ra trong WTO về hàng dệt may và trên cơ sở đó đƣa ra một số khuyến nghị cho Việt Nam nhƣ: chủ động khởi kiện nếu thấy hàng dệt may bị bán phá giá trên thị trƣờng nội địa, tích cực theo kiện, giải quyết tranh chấp không thông qua Ban Hội thẩm và Cơ quan Phúc thẩm; nghiêm chỉnh thực hiện các phán quyết của Cơ quan Giải quyết tranh chấp của WTO. - Nguyễn Thị Bích Thu, Nguyễn Thanh Liêm, Trƣơng Hồng Trình, Tiế p cận chuỗi giá tri ̣ cho viê ̣c nâng cấ p ngành dê ̣t may Viê ̣t Nam , Tạp chí Khoa học và Công nghê ̣, Đa ̣i ho ̣c Đà Nẵng, số 2/ 2010. Bài viết tiếp cận chuỗi giá trị toàn cầu nhằm giải thích sự chuyển đổi trong hệ thống sản xuất và thƣơng mại của ngành dệt may trên thế giới tƣ̀ đó phân tích và xác định chiến lƣợc nâng cấp ngành - Đƣợc hiểu nhƣ là việc dịch chuyển các hoạt động nhằm mang lại giá trị cao hơn. Giá trị cao hơn có thể đạt đƣợc hoặc bằng cách dịch chuyển sang các sản phẩm có giá trị cao hoặc bằng cách tăng cƣờng thêm các chức năng mới trong chuỗi giá trị nhƣ tham gia vào khâu thiết kế và marketing…. Các công trình, bài viết trên đã đề cập một cách khái quát về hoạt động xuất khẩu 4 hàng dệt may Việt Nam trên thị trƣờng thế giới nói chung, thị trƣờng Liên minh Châu Âu nói riêng. Song, đến nay chƣa có một công trình nào nghiên cứu một cách đầy đủ, có hệ thống, cả về lý luận và thực tiễn về năng lực cạnh tranh hàng dệt may xuất khẩu của Việt Nam sang Liên minh Châu Âu trong bối cảnh Việt Nam đã trở thành thành viên chính thức của WTO. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu + Mục đích nghiên cứu Phân tích làm rõ thực trạng năng lực cạnh tranh hàng dệt may xuất khẩu của Việt Nam sang thị trƣờng EU, trên cơ sở đó đƣa ra các giải pháp nhằm nâng cao sức cạnh tranh của mặt hàng này trong thời gian tới. + Nhiệm vụ nghiên cứu - Hệ thống hóa một số vấn đề lý luận về cạnh tranh và năng lực cạnh tranh hàng dệt may xuất khẩu - Đánh giá năng lực cạnh tranh hàng dệt may xuất khẩu sang EU trong thời gian qua - Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh hàng dệt may xuất khẩu của Việt Nam sang EU trong bối cảnh hội nhập WTO 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu + Đối tượng nghiên cứu: Năng lực cạnh tranh hàng dệt may xuất khẩu của Việt Nam. + Phạm vi nghiên cứu: Đề tài tập trung nghiên cứu về thực trạng xuất khẩu hàng dệt may và năng lực cạnh tranh hàng dệt may xuất khẩu của Việt Nam sang thị trƣờng EU trong những năm gần đây, đặc biệt từ sau khi Việt Nam gia nhập WTO đến nay. 5. Phƣơng pháp nghiên cứu Đề tài sử dụng các phƣơng pháp nghiên cứu: Phƣơng pháp duy v ật biện chứng, duy vật lịch sử; Phƣơng pháp phân tích - tổng hợp trong nghiên cƣ́u về ngành dê ̣t may 5 Viê ̣t Nam và kinh n ghiệm quốc tế về nâng cao năng lực cạnh tranh hàng dệt may xuất khẩu sang EU; Phƣơng pháp phân tích SWOT trong đánh giá chung năng lƣ̣c ca ̣nh tranh hàng dê ̣t may Viê ̣t Nam xuấ t khẩ u sang EU đồ ng thời chỉ ra nhƣ̃ng cơ hô ̣i và thách thƣ́c trong phân tích triể n vo ̣ng xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam sang EU; Mô hình kim cƣơng của M . Porter trong phân tić h thƣ̣c tra ̣ng năng l ực cạnh tranh hàng dệt may xuất khẩu của Việt Nam sang thị trƣờng EU; Phƣơng pháp phân tích chuỗi giá tri ̣ ; Nghiên cứu so sánh; Thống kê học để xử lý số liệu, kết hợp phƣơng pháp phân tích dự báo triể n vo ̣ng xu ất khẩu hàng dệt may của Việt Nam sang EU trong thời gian tới. 6. Nhƣ̃ng đóng góp mới của luận văn - Khái quát hóa một số vấn đề lý luận cơ bản về cạnh tranh và năng lực cạnh tranh hàng dệt may xuất khẩu - Phân tích kinh nghiê ̣m của mô ̣t số quố c gia trong viê ̣c nâng cao năng lƣ̣c ca ̣nh tranh xuấ t khẩ u của sản phẩ m dê ̣t may và bài ho ̣c kinh nghiê ̣m cho Viê ̣t Nam . - Phân tić h, đánh giá thƣ̣c tra ̣ng phá t triể n và năng lƣ̣c ca ̣nh tranh xuấ t khẩ u của sản phẩm dệt may Việt Nam từ khi Việt Nam gia nhập WTO đến nay , tƣ̀ đó thấ y đƣơ ̣c nhƣ̃ng mă ̣t tồ n ta ̣i và ha ̣n chế trong thời gian qua và mô ̣t số vấ n đề đă ̣t ra trong thời gian tới. - Đề xuấ t mô ̣t số giải pháp chủ yế u nhằ m nâng cao năng lƣ̣c ca ̣nh tranh của hàng dê ̣t may xuấ t khẩ u của Viê ̣t Nam sang thi ̣trƣờng EU trong thời gian tới . 7. Bố cu ̣c của luâ ̣n văn Ngoài lời mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, đề tài đƣợc kết cấu gồm 3 chƣơng:  Chƣơng 1: Lý luận chung về năng lực cạnh tranh của hàng hóa và kinh nghi ệm quốc tế về nâng cao năng lực cạnh tranh hàng dệt may xuất khẩu sang EU 6  Chƣơng 2: Thực trạng năng lực cạnh tranh hàng dệt may xuất khẩu của Việt Nam sang EU trong bố i cảnh hô ̣i nhâ ̣p WTO  Chƣơng 3: Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh hàng dệt may xuất khẩu của Việt Nam sang EU trong bố i cảnh hô ̣i nhâ ̣p WTO 7 CHƢƠNG 1 LÝ LUẬN CHUNG VỀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA HÀNG HÓA VÀ KINH NGHIỆM QUỐC TẾ VỀ NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH HÀNG DỆT MAY XUẤT KHẨU SANG EU 1.1. LÝ LUẬN CHUNG VỀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA HÀNG HÓA 1.1.1. Khái niệm về năng lực cạnh tranh của hàng hóa 1.1.1.1. Các quan niệm về cạnh tranh Lý luận về cạnh tranh đƣợc nhiều tác giả nghiên cứu và trình bày dƣới nhiều góc độ khác nhau trong các giai đoạn phát triển khác nhau của nền kinh tế xã hội. Tuy nhiên cho đến nay vẫn chƣa có một định nghĩa thống nhất, cụ thể và rõ ràng về cạnh tranh. Khi bàn về cạnh tranh, trong tác phẩ m “The Wealth of Nations”, Adam Smith cho rằng nếu tự do cạnh tranh, các cá nhân chèn ép nhau thì cạnh tranh buộc mỗi cá nhân phải cố gắng làm công việc của mình một cách chính xác. Nếu chỉ có mục đích lớn lao nhƣng không có động lực thúc đẩy thực hiện mục đích ấy thì rất ít có khả năng tạo ra đƣợc bất kỳ sự cố gắng lớn nào. Nhƣ vậy có thể hiểu rằng cạnh tranh có thể khơi dậy đƣợc nỗ lực chủ quan của con ngƣời, làm tăng của cải của nền kinh tế quốc dân. Trong tác phẩ m “Tƣ bản ”, Karl Marx cho rằng cạnh tranh tƣ bản chủ nghĩa là sự ganh đua, sự đấu tranh gay gắt giữa các nhà tƣ bản nhằm giành giật những điều kiện thuận lợi trong sản xuất và tiêu thụ hàng hóa để thu đƣợc lợi nhuận siêu ngạch. Karl Marx đã trọng tâm nghiên cứu về cạnh tranh giữa ngƣời sản xuất và ngƣời tiêu dùng. Những cuộc ganh đua giữa các nhà tƣ bản diễn ra dƣới ba góc độ: Cạnh tranh giá thành thông qua nâng cao năng suất lao động giữa các nhà tƣ bản nhằm thu đƣợc giá trị thặng dƣ siêu ngạch; Cạnh tranh chất lƣợng thông qua nâng cao giá trị sử dụng hàng hóa; Cạnh tranh giữa các ngành thông qua việc gia tăng tính lƣu động của tƣ bản nhằm phân chia giá trị thặng dƣ. Ba góc độ cạnh tranh cơ bản này diễn ra xoay quanh việc quyết 8 định giá trị, thực hiện giá trị và phân phối giá trị thặng dƣ. Nhƣ vậy cạnh tranh kinh tế là sản phẩm của nền kinh tế hàng hóa, là sự đối chọi giữa những ngƣời sản xuất hàng hóa dựa trên những thực lực kinh tế của họ. Theo cuốn từ điển bách khoa của Liên Xô, Nhà xuất bản Tiến bộ Matxcơva xuất bản năm 1978, thì cạnh tranh là cuộc đấu tranh đối kháng giữa các nhà sản xuất hàng hóa nhằm giành điều kiện thuận lợi nhất về sản xuất và tiêu thụ hàng hóa nhằm thu lợi nhuận tối đa. Theo cuốn từ điển kinh doanh của Graham Banock và Evan Davis, Nhà xuất bản Bloomberg Press (Mỹ) xuất bản năm 2003, cạnh tranh trong cơ chế thị trƣờng thƣờng đƣợc định nghĩa là sự ganh đua, sự kình địch giữa các nhà kinh doanh nhằm tranh giành cùng một loại tài nguyên sản xuất hoặc cùng một loại khách hàng về phía mình. Theo Từ điển Bách khoa Việt Nam, cạnh tranh đƣợc định nghĩa là hoạt động ganh đua giữa những ngƣời sản xuất hàng hóa, giữa các thƣơng nhân, các nhà kinh doanh bị chi phối bởi quan hệ cung cầu, nhằm giành đƣợc các điều kiện sản xuất, tiêu thụ và thị trƣờng có lợi nhất. Ngày nay, hầu hết các nƣớc trên thế giới đều thừa nhận cạnh tranh và coi cạnh tranh là một trong những đặc trƣng cơ bản và là động lực của sự phát triển kinh tế xã hội. Trong quá trình đổi mới nền kinh tế, Việt Nam đã có sự thay đổi về tƣ duy, quan niệm và cách thức đối xử với cạnh tranh. Trong Văn kiện Đại hội Đảng VIII của Đảng đã chỉ rõ: Cơ chế thị trƣờng đòi hỏi phải hình thành một môi trƣờng cạnh tranh lành mạnh, hợp pháp và văn minh. Cạnh tranh vì lợi ích phát triển đất nƣớc chứ không phải làm phá sản hàng loạt, lãng phí các nguồn lực, thôn tính lẫn nhau. Nhƣ vậy, khái niệm cạnh tranh có thể hiểu là sự ganh đua, là cuộc đấu tranh gay gắt, quyết liệt giữa những chủ thể kinh doanh với nhau trên một thị trƣờng hàng hóa cụ thể nào đó nhằm giành giật khách hàng, thông qua đó mà tiêu thụ đƣợc nhiều hàng hóa và thu đƣợc lợi nhuận cao, đồng thời tạo ra điều kiện thúc đẩy sản xuất phát triển. Cạnh tranh có thể đem lại lợi ích cho cá nhân, doanh nghiệp này nhƣng gây thiệt hại cho các nhân, doanh nghiệp khác. Song, xét dƣới giác độ lợi ích toàn xã hội, cạnh tranh luôn có 9 tác động tích cực, là phƣơng thức phân bổ các nguồn lực một cách tối ƣu và do đó nó trở thành động lực bên trong thúc đẩy nền kinh tế phát triển. Trong nền kinh tế thị trƣờng, để có thể tồn tại và phát triển đƣợc, các doanh nghiệp phải chấp nhận cạnh tranh, phải luôn luôn nâng cao sức cạnh tranh của mình để giành đƣợc ƣu thế tƣơng đối so với đối thủ. Doanh nghiệp nào không sẵn sàng cho sự cạnh tranh hoặc tự thỏa mãn với bản thân thì sẽ loại mình ra khỏi cuộc chơi. 1.1.1.2. Các quan niệm về năng lực canh tranh của hàng hóa Nếu hiểu cạnh tranh là cuộc đấu tranh gay gắt, quyết liệt giữa các chủ thể kinh doanh trên thị trƣờng thì có cạnh tranh giữa các cá nhân, các doanh nghiệp và cạnh tranh trong nền kinh tế. Trong quá trình cạnh tranh với nhau, để giành đƣợc lợi thế về mình, các chủ thể phải áp dụng tổng hợp nhiều biện pháp nhằm duy trì và phát triển vị thế của mình trên thị trƣờng. Các biện pháp này thể hiện một sức mạnh nào đó của chủ thể, đƣợc gọi là sức cạnh tranh của chủ thể đó hoặc năng lực cạnh tranh hay khả năng cạnh tranh của chủ thể đó. Khi muốn có đƣợc khả năng duy trì đƣợc vị trí của một hàng hóa nào đó nói chung, hàng dệt may nói riêng trên thị trƣờng, mà hàng hóa này phải thuộc một doanh nghiệp nào đó, một nƣớc nào đó thì ngƣời ta cũng dùng thuật ngữ “năng lực canh tranh của hàng hóa”, đó cũng là chỉ mức độ hấp dẫn của hàng hóa với khách hàng. Nhƣ vậy, khi nghiên cứu sức cạnh tranh của một mặt hàng nào đó, cần phải nghiên cứu các giác độ khác nhau nhƣ cạnh tranh ở giác độ quốc gia, cạnh tranh ở giác độ ngành hay doanh nghiệp. Cho đến nay, sự phân chia này chỉ mang tính chất tƣơng đối. Nhiều bài viết, nhiều cuộc thảo luận về vấn đề này nhƣng vẫn chƣa có những khái niệm thống nhất về năng lực cạnh tranh ở những giác độ khác nhau. Xét sức cạnh tranh hàng hóa ở giác độ quốc gia: Theo Ủy ban canh tranh công nghiệp Mỹ thì cạnh tranh đối với một quốc gia là mức độ cạnh tranh trong điều kiện thị trƣờng tự do và công bằng trên phạm vi thế giới, quốc gia có thể sản xuất các hàng hóa và dịch vụ không những đáp ứng đƣợc nhu cầu khách hàng trong nƣớc mà còn đáp ứng 10 nhu cầu khách hàng trên thị trƣờng quốc tế, đồng thời duy trì và mở rộng đƣợc thu nhập thực tế của nhân dân nƣớc đó. Theo Báo cáo cạnh tranh toàn cầu của Diễn đàn kinh tế thế giới (WEF) năm 1997, cạnh tranh của một quốc gia đƣợc hiểu là khả năng của quốc gia đó đạt đƣợc những thành quả nhanh và bền vững về mức sống của ngƣời dân, có nghĩa là đạt đƣợc tỷ lệ tăng trƣởng kinh tế cao đƣợc xác định bằng thay đổi của thu nhập bình quân trên đầu ngƣời theo thời gian. Sức cạnh tranh của quốc gia là năng lực của nền kinh tế quốc dân nhằm đạt đƣợc và duy trì đƣợc mức tăng trƣởng cao trên cơ sở các chính sách, thể chế vững bền tƣơng đối và các đặc trƣng kinh tế khác. WEF đã sử dụng mô hình tuyến tính đa nhân tố với 250 chỉ số để đánh giá sức cạnh tranh của một số quốc gia và chúng đƣợc chia thành 8 nhóm: độ mở cửa, vai trò của chính phủ, tài chính, công nghệ, kết cấu hạ tầng, quản trị, lao động và thể chế. Nhƣ vậy có thể đƣa ra khái niệm chung nhất về sức cạnh tranh của một quốc gia nhƣ sau: Sức cạnh tranh của quốc gia là khả năng đáp ứng đƣợc các yêu cầu thay đổi của thị trƣờng, đảm bảo phân bổ có hiệu quả các nguồn lực, đạt và duy trì đƣợc mức tăng trƣởng kinh tế cao và bền vững. Theo quan điểm của giáo sƣ Michael Porter, Đại học Harvard - Mỹ đƣa ra năm 1993, sức cạnh tranh của hàng hóa của một quốc gia là khả năng đạt đƣợc năng suất lao động cao và tạo cho năng suất này tăng không ngừng. Ông đề cao vai trò của doanh nghiệp trong cạnh tranh quốc gia và cho rằng năng suất lao động trong một quốc gia phụ thuộc vào khả năng của từng doanh nghiệp của quốc gia đó đạt đƣợc các mức năng suất cụ thể và tăng đƣợc mức năng suất đó nhƣ thế nào. Muốn duy trì và nâng cao đƣợc năng suất lao động, từng doanh nghiệp phải không ngừng nâng cao hiệu quả sản xuất bằng cách nâng cao chất lƣợng sản phẩm, cải tiến kỹ thuật, hạ thấp chi phí, bổ sung các đặc điểm cần thiết...để đáp ứng nhu cầu ngày càng khắt khe của thị trƣờng trong và ngoài nƣớc. Sức cạnh tranh của hàng hóa xét dƣới giác độ một ngành hay một doanh nghiệp, theo M. Porter, một quốc gia có sức cạnh tranh cao về một mặt hàng nào đó khi các doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh mặt hàng đó có sức mạnh cạnh tranh và sức 11
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng