Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Năng lực cạnh tranh của ngân hàng thương mại nhà nước việt nam trong bối cảnh hộ...

Tài liệu Năng lực cạnh tranh của ngân hàng thương mại nhà nước việt nam trong bối cảnh hội cộng đồng kinh tế asean (aec)

.PDF
127
10
141

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ NGUYỄN XUÂN THẮNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA NGÂN HÀNGTHƢƠNG MẠI NHÀ NƢỚC VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP CỘNG ĐỒNG KINH TẾ ASEAN (AEC) LUẬN VĂN THẠC SĨ TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG CHƢƠNG TRÌNH ĐỊNH HƢỚNG NGHIÊN CỨU Hà Nội – 2017 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ ……………………….. NGUYỄN XUÂN THẮNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI NHÀ NƢỚC VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP CỘNG ĐỒNG KINH TẾ ASEAN (AEC) Chuyên ngành: Tài chính ngân hàng Mã số: 60340201 LUẬN VĂN THẠC SĨ TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG CHƢƠNG TRÌNH ĐỊNH HƢỚNG NGHIÊN CỨU NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: TS . ĐINH THỊ THANH VÂN XÁC NHẬN CỦA CÁN BỘ HƢỚNG DẪN XÁC NHẬN CỦA CHỦ TỊCH HĐ CHẤM LUẬN VĂN Hà Nội - 2017 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu do tôi thực hiện dưới sự hướng dẫn của giảng viên hướng dẫn. Các số liệu và trích dẫn được sử dụng trong luận văn là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng và đáng tin cậy từ thực tế nghiên cứu. Tác giả luận văn LỜI CÁM ƠN Để hoàn thành bản luận văn này, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến Giảng viên hướng dẫn TS. Đinh Thị Thanh Vânđã tận tình hướng dẫn tôi trong suốt quá trình thực hiện luận văn. Tôi xin cảm ơn đến các thầy cô giáo và các chuyên viên trong khoa Tài chính ngân hàng và phòng đào tạo bộ phận sau đại học - trường Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội, đã tận tình giúp đỡ, truyền đạt cho tôi những kiến thức và kinh nghiệm quý báu trong suốt thời gian học tập tại trường, những kiến thức này sẽ là nền tảng cơ bản và góp phần giúp tôi nâng cao nghiệp vụ trong quá trình làm việc và học tập của mình. Cuối cùng tôi xin kính chúc các thầy cô, các anh chị và các bạn luôn có một sức khỏe dồi dào, bình an và thành đạt. Tác giả luận văn MỤC LỤC DANH MỤC VIẾT TẮT .............................................................................................. i DANH MỤC CÁC BẢNG........................................................................................... ii DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ, HÌNH, BIỂU ĐỒ ........................................................ iii PHẦN MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1 1. Lý do chọn đề tài : .................................................................................................... 1 2. Mục đích và nhiê ̣m vu ̣ nghiên cứu ........................................................................... 2 2.1. Mục đích nghiên cứu ............................................................................................. 2 2.2. Nhiê ̣m vu ̣ nghiên cứu ............................................................................................ 3 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ........................................................................... 3 3.1. Đối tượng nghiên cứu của luận văn: ..................................................................... 3 3.2. Phạm vi nghiên cứu: .............................................................................................. 3 3.3. Câu hỏi nghiên cứu: .............................................................................................. 3 4. Phương pháp tiế p câ ̣n và phương pháp nghiên cứu của luâ ̣n văn.......................... 3 4.1. Phương pháp tiế p câ ̣n ............................................................................................ 3 4.2. Phương pháp nghiên cứu ....................................................................................... 4 5. Kết quả đạt được của đề tài ..................................................................................... 4 6. Kết cấu của đề tài luâ ̣n văn ..................................................................................... 4 CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞLÝ LUẬN VỀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÁCNGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI VIỆT NAM.................................................................................5 1.1. Tổng quan nghiên cứu liên quan đến đề tài .......................................................... 5 1.1.1. Các nghiên cứu về năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp ......................... 5 1.1.2. Các nghiên cứu về năng lực cạnh tranh của các ngân hàng trong bối cảnh hội nhập.................................................................................................................................. 9 1.1.3. Khoảng trống từ tình hình nghiên cứu .............................................................. 15 1.2.Cơ sở lý luận về NHTM và năng lực cạnh tranh của các NHTM....................... 16 1.2.1. Khái niệm về hội nhập quốc tế .......................................................................... 16 1.2.2. Khái niệm năng lực cạnh tranh .......................................................................... 17 1.2.3. Năng lực cạnh tranh trong bối cảnh hội nhập của các NHTM Việt Nam ...... 19 1.2.4. Các chỉ tiêu đánh giá năng lực cạnh tranh của NHTM .................................... 21 1.2.5. Một số yếu tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của NHTM ...................... 26 1.3. Kinh nghiệm quốc tế về nâng cao năng lực cạnh tranh của một số NHTM trên thế giới ........................................................................................................................... 30 1.3.1. Tại Trung Quốc .................................................................................................. 30 1.3.2. Tại Thái Lan........................................................................................................ 31 1.3.3. Tại Malaysia ....................................................................................................... 34 1.3.4. Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam .................................................................. 35 CHƢƠNG 2: PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ NGUỒN DỮ LIỆU ...37 2.1. Nội dung và quy trình nghiên cứu ...................................................................37 2.1.1. Nội dung nghiên cứu .....................................................................................37 2.1.2. Quy trình nghiên cứu .....................................................................................37 2.2. Các phương pháp nghiên cứu ..........................................................................38 2.2.1. Phương pháp phân tích và tổng hợp .............................................................38 2.2.2. Phương pháp so sánh .....................................................................................39 2.2.3. Phương pháp kế thừa .....................................................................................41 2.2.4. Mô hình 5 áp lực cạnh tranh của Michael Porter .......................................41 CHƢƠNG 3: THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÁCNGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI NHÀ NƢỚC VIỆT NAM KHI THAM GIA CỘNG ĐỒNG KINH TẾ ASEAN (AEC) ................................................44 3.1. Một số vấn đề đặt ra đối với hệ thống ngân hàng thương mại khi Việt Nam tham gia cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) ..........................................................44 3.1.1. Những vấn đề cơ bản về tổ chức cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) ........44 3.1.2. Cam kết liên quan đến lĩnh vực ngân hàng khi gia nhập AEC ...................46 3.1.3. Những điều chỉnh và hoàn thiện khung khổ pháp lý của NHNN Việt Nam liên quan đến năng lực cạnh tranh NHTMNN trong giai đoạn 2007 đến quí 1/2017 .......................................................................................................................48 3.2. Thực trạng năng lực cạnh tranh của các NHTMNN Việt Nam ....................53 3.2.1. Khái quát về hệ thống NHTM Nhà nước Việt Nam ...................................53 3.2.2. Một số chỉ tiêu đánh giá năng lực cạnh tranh của NHTMNN ....................58 3.2.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của NHTMNN ................79 3.3. Đánh giá chung về năng lực cạnh tranh của hệ thống NHTMNN trong bối cảnh hội nhập AEC ..................................................................................................88 3.3.1. Những điều đã đạt được ................................................................................88 3.3.2. Những điều cần khắc phục ............................................................................87 3.3.3. Cơ hội của các NHTMNN Việt Nam...........................................................88 3.3.4. Thách thức của các NHTMNN Việt Nam ...................................................93 CHƢƠNG 4: GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI NHÀ NƢỚC VIỆT NAM KHI THAM GIA CỘNG ĐỒNG KINH TẾ ASEAN (AEC) .......................................................................................................................95 4.1. Định hướng phát triển năng lực cạnh tranh của NHTMNN Việt Nam .........95 4.1.1. Định hướng nâng cao năng lực cạnh tranh của NHTMNN Việt Nam khi tham gia cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) ..........................................................95 4.1.2. Mục tiêu phát triển của NHTMNN Việt Nam đến năm 2020 ....................96 4.2.Một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của các ngân hàng thương mại Nhà nước Việt Nam..........................................................................................99 4.2.1. Nhóm giải pháp nâng cao năng lực tài chính của các NHTMNN..............99 4.2.2. Nhóm giải pháp nâng cao năng lực công nghệ ......................................... 104 4.2.3. Nhóm giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực ............................. 105 4.2.4. Nhóm giải pháp đa dạng hóa sản phẩm và nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng............................................................................................................. 107 4.2.5. Nhóm giải pháp tạo môi trường kinh doanh thuận lợi và nâng cao thương hiệu ......................................................................................................................... 107 4.3. Một số kiến nghị ........................................................................................... 108 4.3.1. Đối với chính phủ, các bộ ngành liên quan............................................... 108 4.3.2. Đối với NHNN Việt Nam .......................................................................... 109 KẾT LUẬN .......................................................................................................... 112 TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................. 114 DANH MỤC VIẾT TẮT STT 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 Ký hiệu AEC NHTM NHTMNN WTO DN DNNVV ROA ROE TCTD DNNN VCB BIDV Vietinbank(ICB) Agribank Nguyên nghĩa Cộng đồng kinh tế ASEAN Ngân hàng thương mại Ngân hàng thương mại Nhà nước Tổ chức thương mại thế giới Doanh nghiệp Doanh nghiệp nhỏ và vừa Khả năng sinh lời trên tổng tài sản Khả năng sinh lời trên vốn chủ sở hữu Tổ chức tín dụng Doanh nghiệp nhà nước Vietcombank Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam Ngân hàng nông nghiệp và phát triển Nông thôn Việt Nam i DANH MỤC CÁC BẢNG STT Bảng Nội dung Trang 1 Bảng 3.1 Khuôn khổ hội nhập tài chính ASEAN 46 2 Bảng 3.2 Lộ trình hội nhập tài chính ASEAN 47 3 Bảng 3.3 Số lượng các ngân hàng tại Việt Nam qua các năm 54 4 Bảng 3.4 Mạng lưới các NHTMNN Việt Nam tại ASEAN 56 5 Bảng 3.5 Vốn chủ sở hữu của 4 NHTMNN tính đến quí 59 6 Bảng 3.6 7 Bảng 3.7 8 Bảng 3.8 9 Bảng 3.9 10 Bảng 3.10 1/2017 Tỷ trọng tài sản dài hạn của 4 NHTMNN 60 Kết quả xử lý nợ tồn đọng từ năm 2015 đến quí I 63 năm 2017 Mức độ tập trung tín dụng của các NHTMNN cho 64 các DNNN Tỷ suất lợi nhuận trên tài sản các ngân hàng qua 66 các năm Cơ cấu lao động theo trình độ đến quý I 2017 tại một số NHTMNN ii 73 DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ STT Bảng Nội dung Trang 1 Sơ đồ 2.1 Quy trình nghiên cứu luận văn 37 2 Sơ đồ 3.1 Sơ đồ tổ chức 72 DANH MỤC CÁC HÌNH STT 1 Bảng Hình 2.1 Nội dung Mô hình 5 áp lực cạnh tranh Trang 41 DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ STT Bảng Nội dung Sự phát triển mạng lưới hoạt động của một số Trang 55 1 Biểu đồ 3.1 2 Biểu đồ 3.2 Quy mô vốn điều lệ các khối ngân hàng 61 3 Biểu đồ 3.3 Quy mô tổng tài sản các khối ngân hàng 61 4 Biểu đồ 3.4 Diễn biến tăng trưởng tín dụng giai đoạn 2011-2016 67 5 Biểu đồ 3.5 6 Biểu đồ 3.6 NHTM Việt Nam Mạng lưới chi nhánh, PGD của 4 NHTMNN Việt 74 Nam Điểm quy đổi xếp hạng của Top 10 ngân hàng thương mại iii 76 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài : Trong hơn haithập kỷ trở lại đây, hội nhập kinh tế quốc tế đã trở thành một xu thế tất yếu của thời đại. Việc mở cửa hội nhập vào nền kinh tế quốc tế đối với một quốc gia đang phát triển như Việt nam “ sẽ tăng cường khả năng thu hút các nguồn lực về vốn, công nghệ, kinh nghiệm quản lý… góp phần thúc đẩy sự phát triển của cả nền kinh tế. Hội nhập kinh tế quốc tế cũng đồng thời mở ra những cơ hội thuận lợi cho các ngân hàng trong nước vươn ra thị trường quốc tế. Tuy nhiên bên cạnh đó, mở cửa hội nhập quốc tế cũng đã đạt ra những thách thức lớn đốivới các doanh nghiệp trong nước và các NHTM Nhà nước ở Việt nam. Việc Việt Nam tham gia vào cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) sẽ giúp cho đất nước này tăng cường cải cách kinh tế trong nước thông qua việc hoàn thiện khuôn khổ luật pháp, các chính sách , qua đó cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh theo những tiêu chuẩn của hội nhập với khu vực. Tuy nhiên, việc tham gia vào một môi trường mới cũng là vấn đề đặt ra cho các ngân hàng thương mại nhà nước là sẽ tìm cách nào để có thể cạnh tranh với các ngân hàng khác ở trên thế giới? Điều này cũng sẽ giúp cho các ngân hàng TMNN ở Việt Nam có tư duy, đổi mới phù hợp hơn , tăng năng suất lao động, hiệu quả tổ chức công việc, mở rông thị trường với bối cảnh nền kinh tế hiện đại nhưng nó cũng quyết định sự tồn tại, thành công hay không của một tổ chức ngân hàng trong tương lai. Với mục tiêu đề ra là có một nguồn khách hàng tiềm năng nhất, tăng thị phần tín dụng của ngân hàng , tăng thị phần huy động vốn cũng như mở rộng các dịch vụ ngân hàng cho nền kinh tế sẽ tạo ra những áp lực không hề nhỏ cho các NHTMNN, nếu không có một lối tư duy đổi mới, quản lý ngân hàng chặt chẽ thì khả năng ngân hàng thua lỗ là rất cao và thậm chí còn có thể gây phá sản, ảnh hưởng lớn đến toàn bộ nền kinh tế đất nước. Thực tế cho thấy, ở Việt Nam, năng lực cạnh tranh của các NHTMNN còn yếu, một số mặt còn kém xa so với một sốngân hàng của các nước trong khu vực và trên thế giới. Ví dụ, mức vốn hiện nay của các NHTMNN Việt Nam còn thấp, trình 1 độ quản lý còn hạn chế, các tiêu chuẩn về kiểm toán, kế toán chưa phù hợp với thông lệ và tiêu chuẩn quốc tế hiện đại, trình độ công nghệ còn chưa hiện đại, dịch vụ ngân hàng chưa phong phú, chất lượng chưa cao. Bên cạnh đó, đặt trong bối cảnh hiện tại khi Việt Nam tham gia cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) sẽ không thể tránh khỏi được những hạn chế về các chỉ tiêu NHTM chưa phản ánh đầy đủ, phù hợp với tính chất của một ngân hàng hiện đại, xu thế phát triển của NHTM Nhà nước Việt Nam hiện nay, các chỉ tiêu đưa ra còn nhiều riêng rẽ, chưa đánh giá tổng quát vị thế cạnh tranh của một ngân hàng so với các ngân hàng còn lại vì năng lực cạnh tranh của mỗi ngân hàng là khác nhau. Ngoài ra, các đánh giá đa phần còn mang tính chủ quan, thiếu kết quả khảo sát thực tế từ khách hàng – là đối tượng có đánh giá khách quan về năng lực cạnh tranh của ngân hàng và phản ánh đúng nhất sự phù hợp của năng lực cạnh tranh ngân hàng đối với xu hướng thị trường. Qua đó ta thấy, Những thử thách này sẽcòn tăng nhiều hơn nữa khi Việt Nam đang tiếp tục đẩy mạnh quá trình hội nhập cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) . Với mong muốn tìm hiểu một cách cụ thể và đánh giá đúng các thách thức mà các ngân hàng đang gặp phải; phân tích một cách toàn diện thực trạng các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của các NHTM Nhà nước Việt Nam để tìm ra những mặt hạn chế cùng cácnguyên nhân của chúng và từ đó đề xuất các giải pháp và kiến nghị mới, khoa học hơn, chặt chẽ hơn có tính khả thi cao, tiếp cận đến các chuẩn mực quốc tế nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của các NHTM Nhà nước Việt Nam trong tiến trình hội nhập, tác giả đã chọn vấn đề " Năng lực cạnh tranh của NHTM Nhà nước Việt Nam trong bối cảnh hội nhập cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) " làm đề tài nghiên cứu luận văn tốt nghiệp thạc sĩ của mình. 2. Mục đích và nhiêm ̣ vu ̣ nghiên cứu 2.1. Mục đích nghiên cứu Phân tích thực trạng năng lực cạnh tranh, các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của ngân hàng thương mại Nhà nước Việt Nam trong bối cảnh hội nhập cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC); từ đó kiến nghị các giải pháp góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của các ngân hàng thương mại Nhà nước Việt Nam. 2 2.2. Nhiêm ̣ vu ̣ nghiên cƣ́u - Hệ thống hóa lý luận về năng lực cạnh tranh của NHTM Nhà nước đặt trong bối cảnh hội nhập AEC thông qua các chỉ tiêu thể hiện năng lực cạnh tranh của NHTM - Phân tích thực trạng năng lực cạnh tranh và các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của NHTM Nhà nước trong bối cảnh hội nhập AEC - Đề xuấ t phương hướng và các biện pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của NHTM Nhà nước Việt Nam trong bối cảnh hội nhập AEC - Các cơ hội và thách thức của các NHTM Nhà nước Việt Nam khi triển khai các cam kết gia nhập cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC). 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tƣợng nghiên cứu của luận văn: + Năng lực cạnh tranh của hệ thống NHTMNN VN trong bối cảnh hội nhập AEC thông qua các chỉ tiêu cạnh tranh của NHTM 3.2. Phạm vi nghiên cứu: + Nội dung: Luận văn tập trung nghiên cứu về năng lực cạnh tranh của các NHTMNNVNđặt trong trong bối cảnh hội nhập AEC (tập trung chủ yếu vào 4 NHTMNN là Vietcombank, Vietinbank, BIDV và Agribank). + Thời gian: Từ năm 2015 đến quí 1 năm 2017 và triển vọng đến năm 2020. 3.3. Câu hỏi nghiên cứu: (i) Thực trạng năng lực cạnh tranh của hệ thống ngân hàng thương mại Nhà nước Việt Nam (NHTMNN VN) trong bối cảnh hội nhập Cộng đồng Kinh tế ASEAN ( AEC) ra sao? (ii) Các nhân tố nào của thị trường có ảnh hưởng nhiều tới năng lực cạnh tranh tại NHTM Nhà nước Việt Nam trong bối cảnh hội nhập AEC ? (iii) Cácgiải phápnào góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của các NHTM Nhà nước Việt Nam trở nên hiệu quả hơn trong tương lai? 4. Phƣơng pháp tiế p câ ̣n và phƣơng pháp nghiên cứu của luâ ̣n văn 4.1. Phƣơng pháp tiế p câ ̣n Luận văn dựa trên cơ sở phương pháp tiế p câ ̣n các vấn đề liên quan đến năng lực cạnh tranh ở các NHTM Nhà nước Việt Nam hiện nay đặt trong bối cảnh hội nhập AEC. Tiếp cận dưới góc độ quản lý ngân hàng để đánh giá các nhân tố ảnh hưởng tới năng lực cạnh tranh của NHTM Nhà nước đặt trong bối cảnh hội nhập AEC. 3 4.2. Phƣơng pháp nghiên cứu Đề tài luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu như phương pháp hệ thống hóa lý luận, phương pháp phân tích và tổng hợp; phương pháp so sánh, mô hình 5 áp lực cạnh tranh của Michael Porter Ngoài ra , trong quá trình nghiên cứu, tác giả còn kế thừa một số kết quả nghiên cứu của các công trình có liên quan đã công bố trước đó phục vụ cho mục đích nghiên cứu của đề tài. 5. Kết quả đạt đƣợc của đề tài - Tìm ra các nhân tố phù hợp ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của các NHTM Nhà nước Việt Nam hiện nay trong bối cảnh hội nhập AEC. - Đánh giá thực trạng năng lực cạnh tranh của các NHTM Nhà nước Việt Nam trong quá trình hội nhập cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) - Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của NHTM Nhà nước Việt Nam - Đề xuất được các giải pháp có tính khả thi nhằm góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của các NHTMNN Việt Nam trong điều kiện hội nhập; đặc biệt là hội nhập AEC. 6. Kết cấu của đề tài luâ ̣n văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, bảng biểu và danh mục tài liệu tham khảo , nô ̣i dung luâ ̣n văn đươ ̣c kế t cấ u gồ m 4 chương: Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu và cơ sở lý luận về năng lực cạnh tranh của các ngân hàng thương mại Việt Nam . Chương 2: Phương pháp nghiên cứu và nguồn dữ liệu. Chương 3: Thực trạng năng lực cạnh tranh của các ngân hàng thương mại nhà nước Việt Nam khi tham gia cộng đồng kinh tế ASEAN ( AEC ) Chương 4: Giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của các ngân hàng thương mại Việt Nam khi tham gia cộng đồng kinh tế ASEAN ( AEC ) 4 CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬNVỀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI VIỆT NAM 1.1. Tổng quan nghiên cứu liên quan đến đề tài 1.1.1. Các nghiên cứu vềnăng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp + Tổng quan tình hình nghiên cứu trong nước Ở trong nước, đến nay đã có khá nhiều đề tài nghiên cứu khoa học, luận án tiến sĩ, các bài viết nghiên cứu về năng lực cạnh tranh của các DN nói chung. Các đề tài, luận án, bài viết này nghiên cứu về năng lực cạnh tranh của một ngành hoặc của nhóm sản phẩm cụ thể. Các công trình và đề tài nghiên cứu được tác giả tìm hiểu theo tiêu chí thời gian phát hành và có thể khái quát như sau: Ở luận văn của tác giả Nguyễn Thị Ngân (2014) “Năng lực cạnh tranh doanh nghiệp vận tải biển container Việt Nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế” , Luận văn Thạc sĩ. Luận văn đã đưa được những cái mới mẻ trong đề tài vì đây là một ngành khá mới trong doanh nghiệp vận tải container. Luận văn đã dựa vào những đánh giá về thị trường thế giới để có cái nhìn tổng quan về ngành hàng hải Việt Nam đặc biệt là vận tải biển container trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế.Luận văn đã dựa vào tình hình suy thoái của nền kinh tế biển trong giai đoạn trước đó , rồi từ đó tìm ra những khó khăn của nền kinh tế biển như: một vài hãng phải rút khỏi thị trường vận tải container, giá cước vận tải giảm, nguyên liệu đầu vào tăng, lợi nhuận các doanh nghiệp giảm, áp lực cạnh tranh cao. Từ đó, đánh giá được năng lực cạnh tranh của ngành vận tải biển với các dịch vụ khách trong ngành và định hướng phát triển năng lực cạnh tranh của ngành vận tải biển Việt Nam đến năm 2020. Bên cạnh một ngành nghề khác cũng là một nghề đặc trưng của nền kinh tế Việt Nam, tác giảNguyễn Hoàng (2009) với công trình “Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu vào thị trường các nước EU của doanh nghiệp dệt may VN trong giai đoạn hiện nay”, Luận án Tiến sĩ kinh tế. Luận án đã lập luận được những cơ sở lý luận về nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu của các doanh nghiệp dệt may. Luận án xây dựng được hệ thống tiêu chí đánh giá năng lực cạnh 5 tranh của doanh nghiệp dệt may VN khi đưa sản phẩm xuất khẩu vào thị trường các nước EU. Trên cơ sở thu thập số liệu sơ cấp và thứ cấp luận án đã phân tích, đánh giá thực trạng năng lực cạnh tranh xuất khẩu vào thị trường các nước EU của doanh nghiệp dệt may VN. Việc phân tích này đã chỉ rõ được năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp dệt may VN khi xuất khẩu sản phẩm vào thị trường các nước EU. Những hạn chế và yếu kém về công nghiệp hỗ trợ, sự yếu kém về nguồn nhân lực hay công nghệ lạc hậu là những nguyên nhân chính ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp này.Tuy nhiên, việc phân tích cũng chỉ rõ thời cơ và thế mạnh của các doanh nghiệp VN khi khắc phục được những yếu điểm trên để có thể cạnh tranh với các doanh nghiệp của quốc gia khác. Trên cơ sở hệ thống hóa lý luận và phân tích thực tế, luận án đã đưa ra các định hướng và hệ thống các giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh cho các doanh nghiệp dệt may VN khi đưa sản phẩm vào thị trường các nước EU. Phần định hướng trong thời gian tới, luận án đã đưa ra được mục tiêu cụ thể và mục tiêu tổng quát đối với ngành dệt may VN trong thời gian tới, về cơ bản những mục tiêu này là hoàn toàn có cơ sở khoa học. Hệ thống các giải pháp được đưa ra để giúp cho nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp dệt may VN là cần kết hợp đồng bộ các DN khác cùng ngành nghề,thực hiện sự phối hợp chặt chẽ giữa dệt may VN với các DN, Chính phủ để thay đổi một cách đồng bộ và thì mới có hiệu quả. (3)- Hà Phạm (2013), đề tài “Xây dựng năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp Việt” đã phân tích và đánh giá một cách tổng thể năng lực cạnh tranh của DN Việt Nam, bài viết đã nhấn mạnh sự cần thiết phải nâng cao năng lực cạnh tranh của DN Việt thời gian trước mắt. Từ việc phân tích đó, bài viết cũng đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của DN Việt, những giải pháp này như những tham vấn quan trọng cho các nhà quản lý và điều hành DN, là cơ sở để các nhà quản lý DN có thể phát huy những lợi thế sẵn có của DN Việt, hạn chế và dần xóa bỏ những vấn đề bất cập trong thời gian tới, để có thể cạnh tranh trên thị trường trong nước và thế giới. (4)- Nguyễn Thế (2009), bài viết “Nâng cao năng lực cạnh tranh của các 6 doanh nghiệp trong hội nhập kinh tế quốc tế”, đề cập đến việc đánh giá tổng quát về năng lực cạnh tranh của các DNVN trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế. Qua việc phân tích thực trạng năng lực cạnh tranh của các DN VN, bài viết đã nhấn mạnh đến các nguyên nhân dẫn đến năng lực cạnh tranh của các DN còn yếu kém như: chất lượng nguồn nhân lực còn nhiều hạn chế, chưa đáp ứng được với công việc cụ thể; việc tiếp cận và thụ hưởng một số chính sách tài chính của các tổ chức tín dụng còn nhiều bất cập, thậm chí các DN còn chưa tiếp cận được các chính sách ưu đãi của một số tổ chức tính dụng; thiết bị máy móc còn lạc hậu nên việc sản xuất ra các sản phẩm giá thành còn cao, hạn chế trong việc cạnh tranh... Từ thực trạng đó bài viết đã đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của các DN trong hội nhập kinh tế quốc tế như: giải pháp nâng cao trình độ học vấn và tay nghề của đội ngũ công nhân viên trong DN; tăng cường năng lực quản lý và điều hành DN; nâng cao hiểu biết về luật pháp của chủ DN để tránh tình trạng vi phạm phát luật; tăng cường sự hỗ trợ của Chính phủ nhằm giảm thiểu các thủ tục hành chính cho DN, cũng như ban hành những văn bản nhằm hướng dẫn các DN thực hiện một cách đầy đủ và kịp thời; xây dựng văn hóa DN để mỗi DN thực hiện một cách chyên nghiệp và bài bản hơn… (5)- ThS.Nguyên Thị Như Quỳnh, ThS. Nguyễn Thu Thủy (2016) với công trình nghiên cứu “Nâng cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp nhỏ và vừa” đã phân tích sự quan trọng tầm vi mô của các khu vực doanh nghiệp nhỏ và vừa, đóng góp vai trò rất quan trọng trong nền kinh tế quốc dân, và công trình này đã chỉ ra được thực tiễn vô cùng khó khăn của các khu vực doanh nghiệp nhỏ và vừa vì đang đối mặt những thách thức trong bối cảnh cạnh tranh và hội nhập. Công trình đã nêu ra những điểm khó khăn từ các doanh nghiệp mới tham gia vào thị trường, từ điều kiện đổi mới các mô hình tăng trưởng, sức mạnh cạnh tranh của từng chủ thể kinh tế, cơ chế chính sách của các loại hình doanh nghiệp mới còn nhiều vấn đề bất cập, chưa được đồng bộ hiệu quả, hiệu lực còn thực thi thấp và năng suất chưa được cao. Khoảng cách giữa các vùng miền còn quá nhiều sự chênh lệch, hỗ trợ theo cơ cấu vùng miền , ngành nghề chưa hợp lý. Nhiều chính sách thiếu hỗ trợ đặc thù cho khu 7 vực nông thôn, miền núi và các ngành đặc thù của Việt Nam như: nông, lâm , thủy sản đã bị giảm hiệu quả đầu tư. Bên cạnh đó, tác giả còn chỉ ra nhiều vấn đề bất cập với những con số đánh giá cụ thể về mặt còn yếu kém đó. Qua đó tác giả đã nêu ra những phương pháp vô cùng hữu hiệu như triển khai mạnh mẽ các chính sách của đảng, nền tảng cơ chế, thúc đẩy và mở rộng môi trường kinh doanh, từ đó nâng cao năng lực cạnh tranh của các loại hình DN, nhất là DNNVV và các DN khởi nghiệp. + Tổng quan các công trình nghiên cứu ngoài nước Năng lực cạnh tranh là từ khóa được nhiều tác giả đề cập và nghiên cứu từ nhiều năm trước đây, năng lực cạnh tranh là là yếu tố cốt lõi của các DN để tồn tại, đề tài được trao đổi và nghiên cứu rất nhiều bởi các tác giả khác nhau như: Cũng về vấn đề doanh nghiệp nhỏ và vừa, tác giả Mohd Rosli (2012) với công trình “Competitive Strategy of Malaysian Small and Medium Enterprises”, đã hệ thống hóa những vấn đề lý luận về chiến lược cạnh tranh của DNNVV, đề tài đã đi sâu phân tích và đánh giá một cách cụ thể những chiến lược cạnh tranh của các DNNVV Malaysia thời gian qua. Đề tài đã chỉ ra những thành công của DNNVV của Malaysia thời gian qua khi đối phó với sự cạnh tranh toàn cầu, sự thành công này là do yếu tố quan trọng của các chiến lược cạnh tranh phù hợp, các DNNVV của Malaysia đã xây dựng được chiến lược dài hạn và hợp lý trong từng thời điểm của thị trường trong nước và quốc tế. Đề tài cũng đã mạnh dạn đề xuất một số giải pháp mang tính đột phá, nhằm giúp các DNNVV của Malaysia có thể ứng phó với sự cạnh tranh của các DN khác tại thị trường quốc tế. Như: Xây dựng chính sách liên kết giữa các DNNVV, nhằm giảm chi phí sản xuất và tăng sức cạnh tranh của DN, đặc biệt sẽ tận dụng được những kinh nghiệm của các DN trong việc duy trì những thị trường hiện có và phát triển thị trường mới; duy trì, ổn định và ban hành một số chính sách của Chính phủ nhằm hỗ trợ cho các DNNVV, một số chính sách có thể là chính sách thuế, chính sách tín dụng thương mại... Với tác giả Nguyễn Phúc Hiền (2008) với luận án tiến sĩ kinh “National competitiveness of Vietnam:determinations, emergerging key issues and recommendations”, đã có những phát hiện sau: (i) Luận án đã lý giải những vấn đề cơ bản về năng lực cạnh tranh, làm cơ sở 8 để luận án phân tích, đánh giá năng lực cạnh tranh của Việt Nam so sánh với các nước châu Á khác. Sau khi phân tích, đánh giá năng lực cạnh tranh của Việt Nam, luận án đã chỉ ra chất lượng nguồn nhân lực trong sản xuất đóng vai trò quan trọng nhất trong việc cải thiện năng lực cạnh tranh, năng suất, mức sống ở Việt Nam; (ii) luận án đã đề xuất những giải pháp để hạn chế và xóa bỏ những yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến năng lực cạnh tranh của Việt Nam. Báo cáo “Measuring the Competitive Advantage of the US Textile and Apparel Industry”, tại hội nghị thường niên tháng 2/2008 ở Boston, MA. Báo cáo này nêu rõ: Đo lường lợi thế cạnh tranh của ngành công nghiệp Dệt may Mỹ, mục tiêu của báo cáo nhằm chỉ rõ ngành công nghiệp Dệt may Mỹ có thể cạnh tranh trong cuộc cạnh tranh toàn cầu. Lợi thế cạnh tranh của Mỹ đặc biệt là những gì và làm thế nào họ có thể được thừa hưởng để nâng cao hiệu suất của các công ty dệt may của Hoa Kỳ. Báo cáo của đồng tác giả Anning Wei và Joyce Cacho về nền kinh tế lớn mạnh về thực phẩm nông nghiệp trung quốc “ Foreign and Chinese Agro-Food Enterprises in the Process of Globalization” đã nêu ra những đặc điểm thuận lợi giúp nền nông nghiệp trung quốc luôn lớn mạnh so với các nền kinh tế khác như nền văn hóa gần gũi, quản lý tập trung và công nghệ hiệu quả đã làm cho hoạt động của họ dễ dàng có lợi nhuận. Bên cạnh đó sản phẩm chất lượng cao với giá cả hợp lý so với sản phẩm của các đối thủ khác cùng với sự thăm dò thị trường khác ngoài quốc tế giúp cho nền kinh tế doanh nghiệp Trung Quốc luôn có lợi thế trong việc cạnh tranh lợi thế của họ. Từ những luận văn, báo cáo trên là những bài học vô cùng quan trọng đối với các doanh nghiệp Việt Nam trong bối cảnh hội nhập toàn cầu ngày nay. 1.1.2. Các nghiên cứu vềnăng lực cạnh tranh của các ngân hàng trong bối cảnh hội nhập Phù hợp với yêu cầu thực tế, rất nhiều các nghiên cứu về cạnh tranh và năng lực cạnh tranh của các NHTM Việt Nam ra đời, phản ánh đúng tầm quan trọng và cấp thiết của vấn đề. + Tổng quan tình hình nghiên cứu trong nước 9 Một số tác phẩm nổi bật, là những nghiên cứu đặc trưng về vấn đề năng lực cạnh trong ngân hàng như của tác giả Nguyễn Thị Quy có nghiên cứu về “Năng lực cạnh tranh của các ngân hàng thương mại trong xu thế hội nhập” ; tác giả Trịnh Quốc Trung với luận án Tiến sĩ kinh tế: “Các giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh và hội nhập của ngân hàng thương mại đến năm 2010” ; tác giả Lê Đình Hạc với luận án tiến sĩ kinh tế: “Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của các ngân hàng thương mại Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế” ; tác giả Đoàn Đỉnh Lam với luận án tiến sĩ: “Nâng cao năng lực cạnh tranh của các ngân hàng thương mại cổ phần ở thành phố Hồ Chí Minh trong xu thế hội nhập”, ….Ngoài ra còn rất nhiều các luận văn tiến sĩ ,thạc sĩ, báo cáo khác cũng chọn vấn đề năng lực cạnh tranh của ngân hàng thương mại Việt Nam làm đề tài nghiên cứu. Các tác giả đã có những phân tích từ góc độ lý thuyết cho đến thực nghiệm về năng lực cạnh tranh của hệ thống NHTM Việt Nam trong xu thế hội nhập. Từ việc thu thập, phân tích số liệu cụ thể qua nhiều năm của các ngân hàng, các tác giả đã có các kết luận, đánh giá về thực trạng cạnh tranh và năng lực cạnh tranh của các NHTM Việt Nam, cũng như các phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của ngân hàng thương mại. Kết quả nổi bật nhất trong các nghiên cứu này là:  Đưa ra khái niệm về năng lực cạnh tranh của NHTM và đánh giá thực trạng đối với một hoặc một số ngân hàng thông qua các chỉ tiêu thể hiện năng lực cạnh tranh của NHTM;  Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh, từ đó tìm ra giải pháp để nâng cao năng lực cạnh tranh của NHTM. Khái quát được các tiêu chí cụ thể của các NHTM hiện nay như chất lượng sản phẩm, giá cả dịch vụ, quy mô và tính hiệu quả của các hệ thống phân phối từ đó rút ra được những điểm yếu , điểm mạnh của các tiêu chí đấy và rút ra được những dịch vụ phát triển , là mô hình mà các ngân hàng thương mại khác cần học tập theo.  Vai trò của các ngân hàng trên thị trường. PGS.TS Nguyễn Thị Quy trong tác phẩm “Năng lực cạnh tranh của các Ngân hàng thương mại trong xu thế hội nhập” đã xây dựng một hệ thống các chỉ 4 tiêu cụ thể cho việc đánh giá năng lực cạnh tranh của ngân hàng thương mại. Theo luận văn này, các chỉ tiêu này không chỉ tập trung phản ánh nguồn lực hiện có , hoạt 10
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan