Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Thể loại khác Chưa phân loại Nâng cao quản lý hoạt động tín dụng tại chi nhánh ngân hàng chính sách xã hội tỉ...

Tài liệu Nâng cao quản lý hoạt động tín dụng tại chi nhánh ngân hàng chính sách xã hội tỉnh vĩnh phúc

.PDF
114
189
64

Mô tả:

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH BÙI THỊ THU HẰNG NÂNG CAO QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI TỈNH VĨNH PHÚC LUẬN VĂN THẠC SĨ THEO ĐỊNH HƯỚNG ỨNG DỤNG Chuyên ngành: QUẢN LÝ KINH TẾ THÁI NGUYÊN - 2017 ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH BÙI THỊ THU HẰNG NÂNG CAO QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI TỈNH VĨNH PHÚC Chuyên ngành: Quản lý kinh tế Mã số: 60.34.01.10 LUẬN VĂN THẠC SĨ THEO ĐỊNH HƯỚNG ỨNG DỤNG Người hướng dẫn khoa học: GS.TS. Vũ Văn Hóa THÁI NGUYÊN - 2017 i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan rằng, số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn được thực hiện nghiêm túc, trung thực và mọi số liệu trong này được trích dẫn có nguồn gốc rõ ràng. Tác giả Bùi Thị Thu Hằng ii LỜI CẢM ƠN Trong quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn này, tôi đã nhận được sự quan tâm, giúp đỡ tận tình từ phía tập thể và cá nhân: Tôi xin trân trọng bày tỏ lòng biết ơn tới tất cả các thầy, cô giáo trường Đại học Kinh tế và Quản trị Kinh doanh Thái Nguyên, Phòng Đào tạo đã giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đối với GS.TS. Vũ Văn Hóa người đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ tôi trong suốt thời gian nghiên cứu đề tài. Tôi xin chân thành cảm ơn Ban lãnh đạo Chi nhánh NHCSXH tỉnh Vĩnh Phúc, các đồng nghiệp, người thân và gia đình đã giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình nghiên cứu đề tài. Tác giả Bùi Thị Thu Hằng iii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN .............................................................................................. i LỜI CẢM ƠN ................................................................................................... ii MỤC LỤC ........................................................................................................ iii DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ........................................................................... vi DANH MỤC CÁC BẢNG.............................................................................. vii DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ, HÌNH VẼ, SƠ ĐỒ ....................................... viii MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1 1. Tính cấp thiết của đề tài ................................................................................ 1 2. Mục tiêu nghiên cứu...................................................................................... 2 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu................................................................. 2 4. Đóng góp của Luận văn ................................................................................ 3 5. Kết cấu của luận văn ..................................................................................... 3 Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI............ 4 1.1. Cơ sở lý luận quản lý hoạt động tín dụng của ngân hàng chính sách xã hội ......................................................................................................... 4 1.1.1. Ngân hàng chính sách xã hội .................................................................. 4 1.1.2. Tín dụng chính sách ................................................................................ 8 1.1.3. Nội dung quản lý hoạt động tín dụng ngân hàng chính sách xã hội ..... 13 1.1.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động tín dụng ngân hàng chính sách xã hội ..................................................................................... 17 1.2. Cơ sở thực tiễn về quản lý hoạt động tín dụng của chi nhánh NHCSXH, tỉnh Vĩnh Phúc ...................................................................... 19 1.2.1. Kinh nghiệm của Chi nhánh NHCSXH tại một số địa phương ............ 19 1.2.2. Bài học về nâng cao quản lý hoạt động tín dụng của chi nhánh NHCSXH tỉnh Vĩnh Phúc ....................................................................... 27 iv Chương 2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................................. 29 2.1. Câu hỏi nghiên cứu .................................................................................. 29 2.2. Phương pháp nghiên cứu.......................................................................... 29 2.2.1. Phương pháp thu thập thông tin ............................................................ 29 2.2.2. Phương pháp tổng hợp và phân tích thông tin ...................................... 30 2.3. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu ................................................................... 33 2.3.1. Hê ̣ số sử du ̣ng vố n ................................................................................. 33 2.3.2. Vòng quay vố n tín du ̣ng ........................................................................ 34 2.3.3. Nợ quá hạn ............................................................................................ 34 2.3.4. Nợ bị chiếm dụng .................................................................................. 35 2.3.5. Tỷ lê ̣ thu laĩ ; lãi tồn đọng ...................................................................... 35 Chương 3. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI TỈNH VĨNH PHÚC ............................................................................... 37 3.1. Khái quát về Chi nhánh NHCSXH tỉnh Vĩnh Phúc ................................. 37 3.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển............................................................ 37 3.1.2. Tổ chức bộ máy và cơ chế hoạt động ................................................... 38 3.2. Thực trạng quản lý hoạt động tín dụng của chi nhánh NHCSXH tỉnh Vĩnh Phúc ................................................................................................ 44 3.2.1. Quản lý nguồn vốn tín dụng chính sách................................................ 44 3.2.2. Quản lý khách hàng vay vốn ................................................................. 50 3.2.3. Quản lý danh mục cho vay .................................................................... 53 3.2.4. Quản lý mạng lưới hoạt động tín dụng ................................................. 54 3.2.5. Phân loại, quản lý nợ và trích lập dự phòng rủi ro................................ 58 3.2.6. Quản lý nợ ............................................................................................. 68 3.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động tín dụng của chi nhánh NHCSXH, tỉnh Vĩnh Phúc ...................................................................... 72 3.3.1. Nhân tố khách quan ............................................................................... 72 3.3.2. Nhân tố chủ quan .................................................................................. 74 v 3.4. Đánh giá những kết quả đạt, hạn chế và nguyên nhân của hạn chế nâng cao quản lý hoạt động tín dụng của chi nhánh NHCSXH tỉnh Vĩnh Phúc ................................................................................................ 79 3.4.1. Những kết quả đạt được ........................................................................ 79 3.4.2. Những hạn chế ...................................................................................... 81 3.4.3. Nguyên nhân của hạn chế ..................................................................... 82 Chương 4. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI CHI NHÁNH NHCSXH TỈNH VĨNH PHÚC .............. 87 4.1. Quan điểm, phương hướng và mục tiêu nâng cao hoạt động tín dụng của Chi nhánh NHCSXH, tỉnh Vĩnh Phúc .............................................. 87 4.1.1. Quan điểm ............................................................................................. 87 4.1.2. Phương hướng ....................................................................................... 88 4.1.3. Mục tiêu................................................................................................. 88 4.2. Các giải pháp nâng cao hoạt động tín dụng của Chi nhánh NHCSXH, tỉnh Vĩnh Phúc.......................................................................................... 89 4.2.1. Quản lý nguồn vốn tại Ngân hàng ........................................................ 89 4.2.2. Hoàn thiện công tác tổ chức cho vay .................................................... 90 4.2.3. Tăng cường công tác quản lý dư nợ và xử lý nợ xấu............................ 93 4.2.4. Nâng cao năng lực quản trị của cán bộ lãnh đạo và trình độ chuyên môn của cán bộ nghiệp vụ tín dụng ........................................................ 94 4.2.5. Hoàn thiện công tác kiểm tra, giám sát thực hiện ................................. 96 4.3. Kiến nghị .................................................................................................. 97 4.3.1. Đối với Chính phủ ................................................................................. 97 4.3.2. Đối với NHCSXH Việt Nam ................................................................ 98 4.3.3. Đối với các Sở ban ngành tỉnh Vĩnh Phúc ............................................ 99 KẾT LUẬN .................................................................................................. 101 TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................... 102 vi DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT CBVC : Cán bộ viên chức CT-TW : Chỉ thị trung ương CT-XH : Chính trị - xã hội ĐBDTTS : Đồng bào Dân tộc thiểu số GQVL : Giải quyết việc làm HĐQT : Hội đồng quản trị HSSV : Học sinh sinh viên KH : Kế hoạch NĐ-CP : Nghị định - Chính phủ NHCS : Ngân hàng chính sách NHCSXH : Ngân hàng Chính sách xã hội NHNN : Ngân hàng Nhà nước NHTM : Ngân hàng thương mại NNL : Nguồn nhân lực NS&VSMTNT : Nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn QĐ-TTg : Quyết định-thủ tướng SXKD : Sản xuất kinh doanh TCTD : Tổ chức tín dụng TDNN : Tín dụng Nhà nước TK&VV : Tiết kiệm & Vay vốn TT/TU : Thông tư/trung ương UBND : Ủy ban nhân dân VKK : Vùng khó khăn XDGN : Xóa đói giảm nghèo XKLĐ : Xuất khẩu lao động vii DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 3.1: Nguồn vốn của Chi nhánh NHCSXH tỉnh Vĩnh Phúc từ năm 2014-2016 ................................................................................... 45 Bảng 3.2: Kết quả hoạt động tín dụng chính sách tại Chi nhánh NHCSXH tỉnh Vĩnh Phúc từ 2014- 2016..................................................... 49 Bảng 3.3: Hình thức cho vay tại Chi nhánh NHCSXH tỉnh Vĩnh Phúc từ năm 2014-2016 ....................................................................... 54 Bảng 3.4: Quy mô và cơ cấu tín dụng qua các tổ chức ủy thác chính trị tại Chi nhánh NHCSXH tỉnh Vĩnh Phúc từ năm 2014-2016 ..... 56 Bảng 3.5: Phân loại nợ theo chương trình cho vay và trạng thái nợ tại Chi nhánh NHCSXH tỉnh Vĩnh Phúc tại thời điểm 30/12/2016.............. 59 Bảng 3.6: Phân tích dư nợ theo thời gian vay tại Chi nhánh NHCSXH tỉnh Vĩnh Phúc tính đến thời điểm 30/12/2016 .......................... 64 Bảng 3.7: Phân tích dư nợ theo hình thức cho vay và đơn vị ủy thác tại Chi nhánh NHCSXH tỉnh Vĩnh Phúc tính đến thời điểm 30/12/2016 .................................................................................. 66 Bảng 3.8: Tình hình khách hàng dư nợ tại Chi nhánh NHCSXH tỉnh Vĩnh Phúc từ năm 2014-2016 ..................................................... 73 Bảng 3.9: Trình độ NNL tại Chi nhánh NHCSXH tỉnh Vĩnh Phúc ............ 75 Bảng 3.10: Kết quả đánh giá chất lượng hoạt động tổ TK&VV phân theo địa bàn thành phố/thị xã/huyện tại Chi nhánh NHCSXH tỉnh Vĩnh Phúc năm 2016 .......................................... 78 Bảng 3.11: Tiêu chí đánh giá chất lượng tín dụng tại Chi nhánh NHCSXH tỉnh Vĩnh Phúc từ năm 2014-2016 ............................ 80 viii DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ, HÌNH VẼ, SƠ ĐỒ Biểu đồ: Biểu đồ 3.1: Cơ cấu tín dụng qua các tổ chức ủy thác chính trị tại Chi nhánh NHCSXH tỉnh Vĩnh Phúc từ năm 2014-2016.................................... 57 Biểu đồ 3.2: Nợ quá hạn tại chi nhánh NHCSXH tỉnh Vĩnh Phúc năm 2016 ...... 62 Hình: Hình 3.1: Mô hình tổ chức của chi nhánh NHCSXH tỉnh Vĩnh Phúc ........ 39 Hình 3.2: Sơ đồ quy trình cho vay vốn hộ nghèo và các đối tượng chính sách tại Chi nhánh NHCSXH tỉnh Vĩnh Phúc ............................ 51 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Ngân hàng Chính sách xã hội là một loại hình tổ chức trung gian tài chính có vai trò quan trọng trong việc thực hiện chương trình mục tiêu về giảm nghèo, tạo việc làm, đào tạo nguồn nhân lực, đảm bảo an sinh xã hội của Chính phủ. Sự hoạt động hiệu quả của Ngân hàng Chính sách xã hội gắn liền với sự nghiệp xóa đói giảm nghèo cũng như sự hưng thịnh của nền kinh tế. Trong những năm gần đây Ngân hàng Chính sách xã hội đã có những thay đổi tích cực phù hợp với tình hình thực tiễn, việc ủy thác cho vay thông qua các tổ chức chính trị- xã hội đã đưa vốn đến hộ nghèo, hộ cận nghèo và các đối tượng chính sách khác giúp nhiều người nghèo có vốn làm ăn đi lên thoát nghèo, tạo được nhiều việc làm. Chính vì vậy Đảng và Nhà nước ta đã xác định tín dụng Ngân hàng là một mắt xích không thể thiếu trong hệ thống các chính sách phát triển kinh tế - xã hội. Xuất phát từ những yêu cầu đòi hỏi trên đây, ngày 4 tháng 10 năm 2002, Thủ tướng Chính phủ đã có quyết định số 131/TTg thành lập NHCSXH, trên cơ sở tổ chức lại Ngân hàng Phục vụ người nghèo trước đây để thực hiện nhiệm vụ cho vay hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác. Chi nhánh Ngân hàng chính sách xã hội tỉnh Vĩnh Phúc là đơn vị trực thuộc Ngân hàng chính sách xã hội Việt Nam. Trong quá trình cho vay hộ nghèo, hộ cận nghèo và các đối tượng Chính sách khác trong thời gian qua cho thấy nổi lên vấn đề là chất lượng hoạt động phục vụ người nghèo và các đối tượng chính sách khác, chất lượng dịch vụ như tuyên truyền, dịch vụ thanh toán chưa cao. Hiệu quả sử dụng vốn còn thấp, hộ vay sử dụng vốn sai mục đích còn cao, chất lượng tín dụng còn chưa tốt. Do vậy việc nâng cao chất lượng hoạt động là vấn đề cốt yếu trong hoạt động quản trị của NHCSXH. Làm thế nào để người nghèo và đối tượng chính sách nhận và sử dụng có hiệu quả vốn vay; chất lượng hoạt động được nâng cao nhằm bảo 2 toàn và phát triển bền vững nguồn vốn tín dụng, đồng thời người nghèo thoát khỏi cảnh nghèo, học sinh sinh viên có đủ điều kiện để theo học tại các trường Đại học, Cao đẳng và Trung học chuyên nghiệp và Trường nghề là một vấn đề được cả xã hội quan tâm. Để nhiều đối tượng khó khăn tiếp cận được với nguồn vốn Chính sách, các dịch vụ thanh toán được mở rộng và nâng cao. Chính vì vậy tác giả đã chọn đề tài: "Nâng cao quản lý hoạt động tín dụng tại Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Vĩnh Phúc" nhằm nghiên cứu đề xuất một số giải pháp giải quyết vấn đề trong hoạt động tại Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Vĩnh Phúc góp phần thực hiện mục tiêu của Đảng, Nhà nước về an sinh xã hội. 2. Mục tiêu nghiên cứu 2.1. Mục tiêu chung Nghiên cứu về tín dụng và quản lý tín dụng tại Chi nhánh Ngân hàng CSXH tỉnh Vĩnh Phúc để tìm ra giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý tín dụng tại Ngân hàng CSXH, góp phần hỗ trợ tài chính cho các đối tượng chính sách trong tỉnh Vĩnh Phúc có vốn sản xuất, tạo công ăn việc làm, tăng thu nhập, từng bước làm quen với nền sản xuất hàng hoá, góp phần ổn định kinh tế-xã hội cho tỉnh Vĩnh Phúc. 2.2. Mục tiêu cụ thể - Hệ thống hoá cơ sở lý luận và thực tiễn về nâng cao quản lý hoạt động tín dụng của ngân hàng chính sách xã hội - Phân tích, đánh giá thực trạng về quản lý hoạt động tín dụng tại Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Vĩnh Phúc. - Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao quản lý hoạt động tín dụng tại Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Vĩnh Phúc. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài là quản lý hoạt động tín dụng của Chi nhánh NHCSXH tỉnh Vĩnh Phúc. 3 3.2. Phạm vi nghiên cứu - Về không gian: Luận văn nghiên cứu tại Chi nhánh NHCSXH tỉnh Vĩnh Phúc. - Về thời gian: Luận văn nghiên cứu số liệu từ năm 2014-2016 và khuyến nghị một số giải pháp đến năm 2020. - Về nội dung: Luận văn tập trung nghiên cứu về công tác quản lý hoạt động tín dụng tại Chi nhánh NHCSXH tỉnh Vĩnh Phúc. 4. Đóng góp của Luận văn Đề tài: “Nâng cao quản lý hoạt động tín dụng tại Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Vĩnh Phúc” là một đề tài còn mới, chưa có đề tài nghiên cứu về lĩnh vực quản lý hoạt động tín dụng của Ngân hàng chính sách xã hội tại địa bàn nghiên cứu. Với đề tài này hướng nghiên cứu chủ yếu tập trung vào công tác quản lý chất lượng hoạt động tín dụng của Chi nhánh Ngân hàng chính sách xã hội. Căn cứ vào kết quả nghiên cứu đề tài để đề xuất một số giải pháp nâng cao quản lý hoạt động tín dụng của ngân hàng. Kết quả nghiên cứu của đề tài là tài liệu tham khảo cho chương trình giảng dạy bậc Đại học và Cao học trong chuyên ngành Quản lý kinh tế. Đồng thời, kết quả nghiên cứu còn là cơ sở giúp Ban lãnh đạo Chi nhánh NHCSXH tỉnh Vĩnh Phúc tham khảo, đề ra các chính sách phù hợp với đối tượng chính sách trong điều kiện thực tế của tỉnh. 5. Kết cấu của luận văn Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, luận văn được kết cấu gồm 4 chương như sau: Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý hoạt động tín dụng của ngân hàng chính sách xã hội. Chương 2: Phương pháp nghiên cứu. Chương 3: Thực trạng công tác quản lý hoạt động tín dụng tại Chi nhánh NHCSXH tỉnh Vĩnh Phúc. Chương 4: Một số giải pháp nhằm nâng cao quản lý hoạt động tín dụng tại Chi nhánh NHCSXH tỉnh Vĩnh Phúc. 4 Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI 1.1. Cơ sở lý luận quản lý hoạt động tín dụng của ngân hàng chính sách xã hội 1.1.1. Ngân hàng chính sách xã hội 1.1.1.1. Khái niệm Trong quá trình phát triển của nền kinh tế thị trường sẽ tồn tại những ngành hàng, những khu vực, đối tượng khách hàng có sức cạnh tranh kém, không đủ các điều kiện để tiếp cận với dịch vụ tín dụng của các ngân hàng thương mại như các ngành hàng mang tính lợi ích công cộng, những khu vực miền núi, vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện thời tiết khắc nghiệt, chi phí đầu tư cao, rủi ro lớn, do đó các Ngân hàng thương mại (NHTM) rất ít đầu tư vào khu vực này, mặt khác nhiều hộ dân, tổ chức kinh tế ở vùng này thiếu vốn nhưng không đủ các điều kiện để vay vốn các Ngân hàng thương mại. Ngân hàng thương mại (NHTM) ra đời, tồn tại và phát triển với mục đích huy động các nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi để cho vay trên nguyên tắc bù đắp chi phí hoạt động và có lãi. Bởi vì là một hoạt động kiếm lời, nên NHTM có những quy định để bảo vệ lợi ích kinh tế cho mình, dẫn đến không phải ai cần vốn cũng đều được NHTM cho vay, đặc biệt là những người nghèo, những người không đủ điều kiện tín dụng đảm bảo. Vì thế người nghèo luôn phải sống trong vòng lẩn quẩn “thu nhập thấp, tiết kiệm thấp, đầu tư thấp, thu nhập thấp hơn”. Từ những nhu cầu khách quan đó, vào những năm 70, các nước trên thế giới đã bắt đầu nảy ra một ý tưởng về một mô hình tín dụng cung cấp vốn cho người nghèo. Tuỳ vào lịch sử hình thành và mục đích hoạt động, mà ở mỗi quốc gia có những cách gọi khác nhau cho loại hình tín dụng này. Nhưng ta 5 có thể hiểu theo nghĩa chung và rộng nhất, đó là các ngân hàng chính sách xã hội (NHCSXH). Vậy, ngân hàng chính sách xã hội là một tổ chức tín dụng với hoạt động chủ yếu là phục vụ người nghèo và các chính sách kinh tế, chính trị và xã hội đặc biệt của mỗi quốc gia. Mục tiêu chính của các NHCSXH không phải là lợi nhuận trong kinh doanh mà là hỗ trợ tối đa về vốn cho các đối tượng trên. Chính vì thế, NHCSXH không phải là một NHTM và không đáp ứng các tiêu chí về kinh doanh thương mại [4]. Tùy điều kiện và quan điểm của mỗi quốc gia, Chính phủ sẽ thiết lập các kênh tín dụng hoặc các ngân hàng chuyên biệt để thực hiện chính sách cho vay các nhóm đối tượng này. Như vậy, các khoản tín dụng chính sách là các khoản cho vay chỉ định để hổ trợ các chính sách kinh tế và ngành công nghiệp của Chính phủ. Đây là việc cho vay phi thương mại đối với các hoạt động bán tài chính mà không đáp ứng các tiêu chí thương mại nhưng lại có tác động xã hội và chính trị quan trọng trong từng thời kỳ của mỗi quốc gia. Các Ngân hàng được thiết lập để chuyên thực hiện tín dụng chính sách của Chính phủ được gọi là loại hình Ngân hàng Chính sách. Đối với nước ta Nhà nước thành lập các Ngân hàng Chính sách xã hội hoạt động không vì mục đích lợi nhuận để phục vụ người nghèo và các đối tượng chính sách khác; phục vụ miền núi, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn; phục vụ nông nghiệp, nông thôn và nông dân nhằm thực hiện các chính sách kinh tế - xã hội của Nhà nước. Chính phủ quy định chính sách tín dụng ưu đãi về vốn, lãi suất, điều kiện, thời hạn vay vốn [4]. 1.1.1.2. Vai trò ngân hàng CSXH Ngân hàng chính sách xã hội đóng một vai trò quan trọng trong nền kinh tế, xã hội, góp phần thực hiện mục tiêu của Chính phủ vì sự phát triển 6 cân đối của nền kinh tế và vì một xã hội ổn định, dân giàu, nước mạnh thể hiện ở các nội dung sau: Thứ nhất: Tập trung được mọi nguồn vốn ưu đãi của nhà nước về một đầu mối là NHCSXH; Thứ hai: Với nguyên tắc cho vay có hoàn trả cả gốc và lãi đã khắc phục tư tưởng tự ti, ỷ lại khi nhận vốn cấp phát; tự nâng cao năng lực sản xuất kinh doanh để hoà nhập kinh tế thị trường; Thứ ba: Cung cấp vốn tín dụng đối với người nghèo, góp phần cải thiện thị trường tài chính cộng đồng, nơi có hộ nghèo sinh sống; Thứ tư: Chức năng chính là cung cấp vốn tín dụng Ngân hàng dành cho người nghèo góp phần tạo nhiều cơ hội việc làm và tăng thu nhập cho người nghèo [4]. 1.1.1.3. Đặc thù của NHCSXH * Đặc thù về mô hình tổ chức  Bộ máy quản trị NHCSXH - Tại cấp Trung ương - Tại các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; quận, huyện, thị xã trực thuộc tỉnh; - Tại cấp cơ sở xã, phường, cùng với cấp tổ chức chính trị - xã hội thiết lập các tổ tiết kiệm và vay vốn.  Bộ máy điều hành NHCSXH NHCSXH có hệ thống mạng lưới hoạt động từ Trung ương đến tỉnh, thành phố, quận, huyện theo địa giới hành chính. Điều hành hoạt động của hệ thống NHCSXH là Tổng giám đốc, giúp việc cho Tổng giám đốc là một số Phó tổng giám đốc và các phòng chuyên môn nghiệp vụ tại Hội sở chính. - Tại Trung ương + Hội sở chính NHCSXH đặt tại thủ đô Hà Nội. 7 - Tại địa phương + Chi nhánh NHCSXH các tỉnh, thành phố và Sở giao dịch. + Các Phòng giao dịch NHCSXH cấp huyện. - Tổ tiết kiệm và vay vốn * Đặc thù về cơ chế hoạt động  Về mục tiêu hoạt động Hoạt động của NHCSXH không vì mục đích lợi nhuận, được Nhà nước bảo đảm khả năng thanh toán, tỷ lệ dự trữ bắt buộc bằng 0% (không phần trăm), không phải tham gia bảo hiểm tiền gửi, được miễn thuế và các khoản phải nộp ngân sách Nhà nước. NHCSXH được thực hiện các nghiệp vụ: huy động vốn, cho vay, thanh toán, ngân quỹ và được nhận vốn uỷ thác cho vay ưu đãi của chính quyền địa phương, các tổ chức kinh tế, chính trị - xã hội, các hiệp hội, các hội, các tổ chức phi Chính phủ, các cá nhân trong và ngoài nước đầu tư cho các chương trình dự án phát triển kinh tế xã hội.  Về đối tượng khách hàng Đối tượng khách hàng của NHCSXH có thể là: hộ gia đình nghèo, hộ sản suất, doanh nghiệp vừa và nhỏ ở vùng nghèo và các đối tượng chính sách khác. Phần lớn khách hàng của NHCSXH rất ít có điều kiện để tiếp cận nguồn vốn tín dụng từ các NHTM.  Về sử dụng vốn Do đối tượng khách hàng chủ yếu là hộ nghèo và các đối tượng chính sách nên việc sử dụng vốn của Ngân hàng cũng có những đặc thù riêng như: - Món cho vay nhỏ, chi phí quản lý cao. - Tính rủi ro cao, khả năng sinh lời từ vốn thấp. - Vốn vay được ưu đãi về thủ tục, về lãi suất, thời hạn vay vốn. - Việc giải ngân thường được uỷ thác qua các tổ chức trung gian như: các tổ chức tín dụng, các tổ chức chính trị - xã hội [4]. 8 1.1.2. Tín dụng chính sách 1.1.2.1. Khái niệm Khái niệm tín dụng: Tín dụng ngân hàng là mối quan hệ vay mượn được biểu hiện dưới hình thức tiền tệ hay hiện vật dựa trên nguyên tắc có hoàn trả. Trong quan hệ này, bên cho vay (ngân hàng) chỉ nhượng lại quyền sử dụng vốn cho bên đi vay (cá nhân, doanh nghiệp) trong một thời gian nhất định và bên đi vay có trách nhiệm hoàn trả cả vốn lẫn lãi cho bên cho vay vô điều kiện khi đến hạn đã thỏa thuận. Khái niệm tín dụng chính sách: Tín dụng chính sách là việc Nhà nước tổ chức huy động các nguồn lực tài chính để cho vay đối với hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác nhằm tạo việc làm, cải thiện đời sống, hạn chế tình trạng đói, nghèo. Vì đây là một loại tín dụng mang tính chính sách nên Nhà nước có chính sách ưu đãi đối với người vay về cơ chế cho vay, cơ chế xử lý rủi ro, lãi suất cho vay, điều kiện, thủ tục vay vốn... Vì vậy, tại Điều 1, Nghị định 78/2002/NĐ-CP ngày 04/10/2002 của Chính phủ đã khẳng định: Tín dụng đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác là việc sử dụng các nguồn lực tài chính do Nhà nước huy động để cho người nghèo và các đối tượng chính sách khác vay ưu đãi phục vụ sản xuất, kinh doanh, tạo việc làm, cải thiện đời sống; góp phần thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xoá đói giảm nghèo, ổn định xã hội [7]. 1.1.2.2. Đặc điểm của tín dụng chính sách Một là, đây là kênh tín dụng không vì mục tiêu lợi nhuận: Mục tiêu của tín dụng chính sách là không vì mục tiêu lợi nhuận mà là nhằm phục vụ sản xuất kinh doanh, tạo việc làm, cải thiện đời sống, góp phần thực hiện chương trình mục tiêu XĐGN, ổn định kinh tế - chính trị và bảo đảm an sinh xã hội. Hai là, đối tượng vay vốn tín dụng chính sách xã hội là người nghèo và các đối tượng chính sách khác theo chỉ định của Chính phủ. 9 Ba là, nguồn vốn để cho vay đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác là nguồn vốn của Nhà nước, tức là nguồn vốn từ Ngân sách và có nguồn gốc từ Ngân sách Nhà nước. Bốn là, người nghèo và các đối tượng chính sách khác khi vay vốn được ưu đãi về lãi suất cho vay, điều kiện vay vốn (Hầu hết các chương trình cho vay không phải thế chấp tài sản), thủ tục cho vay và cách tiếp cận với nguồn vốn tín dụng chính sách xã hội [7]. 1.1.2.3. Vai trò và chức năng nhiệm vụ của tín dụng chính sách Vai trò: * Đối với hộ nghèo, hộ cận nghèo và các đối tượng chính sách khác Trong nhiều nguyên nhân dẫn đến nghèo đói, thất nghiệp, không có tiền để cho con em theo học các trường đại học cao đẳng trung học chuyên nghiệp có nguyên nhân chủ yếu và cơ bản là do thiếu vốn, thiếu kiến thức làm ăn. Vốn, kỹ thuật, kiến thức làm ăn là “chìa khoá” để người nghèo vượt khỏi ngưỡng nghèo đói, tạo được việc làm ổn định thu nhập. Do không đáp ứng đủ vốn nhiều người rơi vào tình thế luẩn quẩn làm không đủ ăn, phải đi làm thuê, vay nặng lãi, bán lúa non, cầm cố ruộng đất mong đảm bảo được cuộc sống và cho con ăn học, nhưng nguy cơ nghèo đói vẫn thường xuyên đe doạ họ. Mặt khác do thiếu kiến thức làm ăn nên họ chậm đổi mới tư duy làm ăn, bảo thủ với phương thức làm ăn cũ cổ truyền, không áp dụng kỹ thuật mới để tăng năng suất lao động làm cho sản phẩm sản xuất ra kém hiệu quả. Thiếu kiến thức và kỹ thuật làm ăn là một cản lực lớn nhất hạn chế tăng thu nhập và cải thiện đời sống hộ gia đình nghèo. Khi giải quyết được vốn cho người nghèo có tác động hiệu quả thiết thực. * Là động lực giúp người nghèo vượt qua nghèo đói Người nghèo do nhiều nguyên nhân, như: Già, neo đơn, yếu, ốm đau, không có sức lao động, do đông con dẫn đến thiếu lao động, do mắc tệ nạn xã hội, do lười lao động, do thiếu kiến thức trong sản xuất kinh doanh, do điều 10 kiện tự nhiên bất thuận lợi, do không được đầu tư, do thiếu vốn...trong thực tế ở nông thôn Việt Nam bản chất của những người nông dân là tiết kiệm cần cù, nhưng nghèo đói là do không có vốn để tổ chức sản xuất, thâm canh, tổ chức kinh doanh.Vì vây, vốn đó với họ là điều kiện tiên quyết, là động lực đầu tiên giúp họ vượt qua khó khăn để thoát khỏi đói nghèo. Khi có vốn trong tay, với bản chất cần cù của người nông dân, bằng chính sức lao động của bản thân và gia đình họ có điều kiện mua sắm vật tư, phân bón, cây con giống để tổ chức sản xuất thực hiện thâm canh tạo ra năng xuất và sản phẩm hàng hoá cao hơn, tăng thu nhập, cải thiện đời sống. * Tạo điều kiện cho người nghèo không phải vay nặng lãi, nên hiệu quả hoạt động kinh tế được nâng cao hơn Những người nghèo do hoàn cảnh bắt buộc hoặc để chi dùng cho sản xuất hoặc để duy trì cho cuộc sống họ. Những Ngân hàng thương mại không cho họ vay do vậy người nghèo là nạn nhân của nạn cho vay nặng lãi hiện nay. Chính vì thế khi nguồn vốn tín dụng ưu đãi đến tận tay người nghèo với số lượng khách hàng lớn thì các chủ cho vay nặng lãi sẽ không có thị trường hoạt động. * Giúp người nghèo nâng cao kiến thức tiếp cận với thị trường, có điều kiện hoạt động sản xuất kinh doanh trong nền kinh tế thị trường Cung ứng vốn cho người nghèo theo chương trình, với mục tiêu đầu tư cho sản xuất kinh doanh để XĐGN, thông qua kênh tín dụng thu hồi vốn và lãi đã buộc những người vay phải tính toán trồng cây gì, nuôi con gì, làm nghề gì và làm như thế nào để có hiệu quả kinh tế cao. Để làm được điều đó họ phải tìm hiểu học hỏi kỹ thuật sản xuất, suy nghĩ biện pháp quản lý từ đó tạo cho họ tính năng động sáng tạo trong lao động sản xuất, tích luỹ được kinh nghiệm trong công tác quản lý kinh tế. Mặt khác, khi số đông người nghèo tạo ra được nhiều sản phẩm hàng hoá thông qua việc trao đổi trên thị trường làm cho họ tiếp cận được với kinh tế thị trường một cách trực tiếp, khi
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan