Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Nâng cao năng lực cạnh tranh ngành hàng không việt nam....

Tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh ngành hàng không việt nam.

.PDF
301
1
122

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ-LUẬT -------o0o--------- ĐỖ VĂN NGHỀ NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH NGÀNH HÀNG KHÔNG VIỆT NAM LUẬN ÁN TIẾN SỸ KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH - 2019 ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ-LUẬT -------o0o--------- ĐỖ VĂN NGHỀ NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH NGÀNH HÀNG KHÔNG VIỆT NAM Chuyên ngành: Kinh tế học Mã số : 62.31.01.01 LUẬN ÁN TIẾN SỸ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC 1. PGS.TS. NGUYỄN CHÍ HẢI 2. TS. VŨ THÀNH TỰ ANH Phản biện độc lập 1: GS. TS. Hoàng Thị Chỉnh Phản biện độc lập 2: PGS. TS. Nguyễn Thuấn Phản biện độc lập 3: PGS.TS. Lê Bảo Lâm TP. HỒ CHÍ MINH – 2019 LỜI CAM ĐOAN Tác giả xin cam đoan luận án “Nâng cao năng lực cạnh tranh ngành hàng không Việt Nam” là công trình nghiên cứu độc lập được tác giả nghiên cứu từ năm 2011 và hoàn thành năm 2018. Các tài liệu tham khảo, các số liệu thống kê phục vụ mục đích công trình này được sử dụng đúng qui định không vi phạm quy chế bảo mật của Nhà nước. Trong quá trình nghiên cứu, tác giả có công bố một số kết quả trên báo, tạp chí của ngành và lĩnh vực kinh tế khác. Các nội dung và kết quả nghiên cứu trong luận án là trung thực, chưa được ai công bố trong bất kỳ công trình khoa học nào. TÁC GIẢ Đỗ Văn Nghề MỤC LỤC Trang Trang phụ bìa Lời cam đoan Mục lục Danh mục các ký hiệu, chữ viết tắt Danh mục các bảng Danh mục các hình vẽ, đồ thị MỞ ĐẦU 1 CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA NGÀNH HÀNG KHÔNG 1.1. Cạnh tranh và năng lực cạnh tranh 24 24 1.1.1. Các khái niệm cơ bản về cạnh tranh 24 1.1.2. Các khái niệm cơ bản về năng lực cạnh tranh 25 1.1.3. Các cấp độ về năng lực cạnh tranh 25 1.2. Một số lý thuyết cạnh tranh và năng lực cạnh tranh 26 1.2.1. Lý luận cạnh tranh cổ điển 26 1.2.2. Lý luận cạnh tranh Karl Marx 26 1.2.3. Lý luận cạnh tranh của trường phái Tân cổ điển 27 1.2.4. Lý luận cạnh tranh của Porter 27 1.2.5. Lý thuyết năng lực cạnh tranh vận dụng trong nghiên cứu luận án 28 1.3. Các chỉ tiêu đo lường năng lực cạnh tranh trong ngành 30 1.3.1. Đo lường năng lực cạnh tranh qua trình độ quản lý, nguồn nhân lực 30 1.3.2. Đo lường qua qui mô và kết cấu hạ tầng ngành 31 1.3.3. Đo lường qua khả năng tài chính và huy động nguồn tài chính 31 1.3.4. Đo lường theo các nhân tố nguồn lực nội tại 32 1.3.4.1. Chiến lược cạnh tranh 32 1.3.4.2. Đo lường năng lực cạnh tranh qua hiệu quả sản xuất kinh doanh 33 1.3.5. Đo lường năng lực cạnh tranh qua giá, chi phí, doanh số bán, thị phần, thương hiệu và hệ thống phân phối 33 1.3.6. Đo lường qua khoa học công nghệ 35 1.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến cạnh tranh ngành 35 1.4.1. Môi trường vĩ mô 35 1.4.1.1. Thể chế chính trị và kinh tế 35 1.4.1.2. Chính sách kinh tế- xã hội 36 1.4.1.3. Yếu tố hội nhập 37 1.4.2. Môi trường ngành 37 1.4.2.1. Trình độ quản lý và nguồn nhân lực 37 1.4.2.2. Qui mô và kết cấu hạ tầng ngành 38 1.4.2.3. Nguồn vốn 38 1.4.2.4. Cạnh tranh nội bộ ngành 38 1.4.2.5. Khả năng gia nhập của các doanh nghiệp mới trong ngành 39 1.4.2.6. Thị phần, thương hiệu, hệ thống phân phối và liên kết ngành 39 1.4.2.7. Nhu cầu trong nước và thế giới đối với sản phẩm của ngành 40 1.4.2.8. Hệ thống trao đổi và xử lý thông tin 40 1.4.2.9. Khoa học công nghệ 40 1.5. Năng lực cạnh tranh ngành hàng không 1.5.1. Đặc điểm ngành hàng không 41 41 1.5.1.1. Sản phẩm 41 1.5.1.2. Lĩnh vực hoạt động và phương tiện kinh doanh 42 1.5.1.3. Qui mô và sở hữu 42 1.5.1.4. Liên minh hàng không 42 1.5.1.5. Nguồn nhân lực 42 1.5.1.6. Khoa học công nghệ 42 1.5.1.7. Ngôn ngữ hàng không 43 1.5.2. Các nội dung nâng cao năng lực cạnh tranh ngành vận tải hàng không Việt Nam 43 1.5.2.1. Năng lực cạnh tranh qua trình độ quản lý và nguồn nhân lực chất lượng cao 43 1.5.2.2. Năng lực cạnh tranh qua thị phần, thương hiệu, hệ thống phân phối, doanh số bán và liên kết ngành 43 1.5.2.3. Năng lực cạnh tranh qua khả năng tài chính và huy động nguồn tài chính. 45 1.5.2.4. Năng lực cạnh tranh qua công nghệ 45 1.5.2.5. Năng lực cạnh tranh qua hiệu quả sản xuất kinh doanh 46 1.6. Mô hình nghiên cứu trong vận dụng luận án 46 1.6.1. Mô hình kim cương 46 1.6.2. Mô hình 5 áp lực cạnh tranh 48 1.7. Kinh nghiệm nâng cao năng lực cạnh tranh của một số hãng hàng không trên thế giới và trong nước 50 1.7.1. Nghiên cứu kinh nghiệm thành công và thất bại của ngành hàng không trên thế giới và trong nước 1.7.2. Các bài học kinh nghiệm 50 51 1.8. Khung phân tích đề xuất của luận án 52 1.9. Tóm tắt chương 1 54 CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG VÀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA NGÀNH VẬN TẢI HÀNG KHÔNG VIỆT NAM 2.1. Khái quát ngành vận tải hàng không thế giới và Việt Nam 2.1.1. Ngành vận tải hàng không thế giới 55 55 55 2.1.1.1. Lịch sử phát triển ngành vận tải hàng không thế giới 55 2.1.1.2. Chuỗi giá trị ngành vận tải hàng không thế giới 56 2.1.1.3. Cung cầu ngành vận tải hàng không thế giới 57 2.1.2. Ngành vận tải hàng không Việt Nam 58 2.1.2.1. Lịch sử phát triển ngành vận tải hàng không Việt Nam 58 2.1.2.2. Đặc điểm ngành vận tải hàng không Việt Nam 59 2.1.2.3. Cung cầu ngành vận tải hàng không Việt Nam 62 2.1.2.4. Các yếu tố trọng yếu tác động đến ngành hàng không Việt Nam 62 2.1.2.5. Cơ cấu tổ chức 64 2.1.2.6. Kết quả hoạt động kinh doanh ngành hàng không Việt Nam 70 2.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh ngành hàng không Việt Nam 2.2.1. Môi trường vĩ mô 84 84 2.2.1.1. Thể chế, chính sách nhà nước và hành lang pháp lý 84 2.2.1.2. Chính sách quản lý vận tải hàng không 85 2.2.1.3. Yếu tố hội nhập 86 2.2.2. Môi trường ngành 86 2.2.2.1. Trình độ quản lý và nguồn nhân lực chất lượng cao 86 2.2.2.2. Qui mô và kết cấu hạ tầng ngành 86 2.2.2.3. Nguồn vốn 87 2.2.2.4. Thị phần, thương hiệu, hệ thống phân phối và liên kết ngành 90 2.2.2.5. Khoa học công nghệ hàng không 2.3. Thực trạng năng lực cạnh tranh của ngành vận tải hàng không Việt Nam 92 93 2.3.1. Trình độ quản lý, nguồn nhân lực và công nghệ 93 2.3.2. Qui mô và kết cấu hạ tầng ngành 97 2.3.3. Năng lực tài chính và huy động nguồn tài chính của ngành 98 2.3.4. Giá, chi phí, doanh số, thị phần, thương hiệu, hệ thống phân phối và liên kết ngành 105 2.3.5. Thực trạng khoa học công nghệ 110 2.4. Đánh giá chung về năng lực cạnh tranh ngành hàng không Việt Nam 112 2.4.1. Những thành tựu nổi bật trong năng lực cạnh tranh ngành vận tải hàng không Việt Nam 112 2.4.2. Những hạn chế, khó khăn ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh ngành vận tải hàng không Việt Nam 115 2.4.3. Phân tích SWOT 120 2.4.3.1. Các điểm mạnh 120 2.4.3.2. Các điểm yếu 122 2.4.3.3. Cơ hội 124 2.4.3.4. Thách thức 125 2.4.3.5. Tổng hợp các chiến lược phát triển trong ngành HKVN 2.5. Tóm tắt chương 2 129 131 CHƯƠNG 3. ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA NGÀNH HÀNG KHÔNG VIỆT NAM 3.1. Quan điểm, định hướng nâng cao năng lực cạnh tranh ngành 133 133 3.1.1. Cơ sở để xác định quan điểm, định hướng nâng cao năng lực cạnh tranh 133 3.1.1.1. Dự báo cung - cầu thị trường hàng không thế giới và Việt Nam 133 3.1.1.2. Căn cứ đường lối, chính sách mở cửa, hội nhập 143 3.1.1.3. Căn cứ vào phân tích SWOT 149 3.1.2. Quan điểm, định hướng nâng cao năng lực cạnh tranh ngành vận tải hàng không Việt Nam 151 3.1.2.1. Quan điểm nâng cao NLCT ngành VTHK VN trong thời gian tới 151 3.1.2.2. Định hướng cụ thể 152 3.2. Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh ngành HKVN đến năm 2025 3.2.1. Nhóm giải pháp về quản trị và đội ngũ lao động 157 157 3.2.2. Nhóm giải pháp về nguồn vốn 161 3.2.3. Nhóm giải pháp về khoa học công nghệ hàng không 163 3.2.4. Nhóm giải pháp về liên minh liên kết 164 3.2.5. Nhóm giải pháp khác 165 3.3. Tóm tắt chương 3 KẾT LUẬN 167 168 DANH MỤC CÔNG TRÌNH TÁC GIẢ i TÀI LIỆU THAM KHẢO ii PHỤ LỤC x DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT VIẾT TẮT VIẾT ĐẦY ĐỦ TIẾNG VIỆT VIẾT ĐẦY ĐỦ TIẾNG ANH AFTK Tải luân chuyển, là chỉ số đo lường năng lực vận chuyển hàng hóa của một hãng hàng không. Chỉ số này được tính bằng cách lấy tổng tải hàng hóa cung ứng trên mỗi chặng bay nhân với chiều dài chặng bay đó Available Freight Tonne Kilometers APEC Tổ chức Hợp tác kinh tế Châu Á Thái Bình Dương Asia-Pacific Economic Cooporation ASEAN Hiệp hội các nước Đông Nam Á Association of Southeast Asian Nations ASK Ghế luân chuyển, là chỉ số đo lường năng lực vận chuyển hành khách của một hãng hàng không. Chỉ số này được tính bằng cách lấy số lượng ghế mở bán trên mỗi chặng bay nhân với chiều dài chặng bay đó Available Seat Kilometers BT Xây dựng chuyển giao Build Transfer BOT Xây dựng khai thác chuyển giao Build Operating Transfer BOO Xây dựng sở hữu vận hành Build Own Operation CAPA Trung tâm hàng không Châu Á Thái Bình Dương Center for Asia Pacific Aviation CARGO Hàng hóa CAGR Tốc độ tăng trưởng kép Compounded Annual Growth CASK Chi phí trên một ghế cung ứng Cost per Available Seat Kilometer CEO Giám đốc điều hành Chief Executive Officer CHK Cảng hàng không CSH Chủ sở hữu CHKQT Cảng hàng không Quốc tế CHKNĐ Cảng hàng không Nội địa CLMV Tiểu vùng Campuchia, Lào, Myanmar, Việt Nam CNH Công nghiệp hóa CNS Hệ thống giám sát liên lạc dẫn đường CODE Liên doanh giữ chỗ bán vé trên máy Communication Navigation Surveillance system SHARE bay CNHK Công nghệ hàng không CPTPP Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ Xuyên Thái Bình Dương CPH Cổ phần hóa CTCP Công ty Cổ phần DNCI Doanh nghiệp công ích DNCP Doanh nghiệp cổ phần DNHK Doanh nghiệp hàng không DNNN Doanh nghiệp Nhà nước DNNVV Doanh nghiệp nhỏ và vừa DNTN Doanh nghiệp tư nhân ĐBQT Đường bay quốc tế EFB Túi tài liệu điện tử trên máy bay Electronic Flight Bag FAA Cục hàng không liên bang Hoa Kỳ Federal Aviation Administration FDI Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài Foreign Direct Investment GDP Tổng sản phẩm kinh tế quốc nội Gross Domestic Product GDS Hệ thống phân phối toàn cầu Global Distribution System HĐH Hiện đại hóa HĐKD Hoạt động kinh doanh HKDD Hàng không Dân Dụng Comprehensive and Progressive Agreement for Trans-Pacific Partnership HKDDTG Hàng không Dân Dụng Thế giới HKDDVN Hàng không Dân Dụng Việt Nam HKQG Hàng không quốc gia HKQT Hàng không quốc tế HKTG Hàng không thế giới HKVN Hàng không Việt Nam HOSE Sở giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh HVN Mã cổ phiếu Vietnam Airlines IATA - Hiệp hội vận tải hàng không quốc tế Ho Chi Minh Stock Exchange International Aviation Transportation Assosiation ICAO Tổ chức hàng không quốc tế International Civil Aviation Oganization IMF Quỹ tiền tệ quốc tế International Monetary Fund IOSA Đánh giá an toàn hoạt động bay của IATA KHCN Khoa học công nghệ KSF Nhân tố thành công chủ yếu KTQT Kinh tế quốc tế LCC Hàng không giá rẻ MOPS Giá trung bình của xăng dầu được giao Means Patts of Singapore dịch ở thị trường Singapore MOU Biên bản ghi nhớ NHNN Ngân hàng Nhà nước NLĐ Người lao động NOTAM Bản tin không báo dành cho tổ bay Notice of Airman NPTD Cục Dân số và Tài năng Quốc gia (Singapore) National Population and Talent Department ODA Vốn hỗ trợ phát triển chính thức Official Development Assistance OECD Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế Organization for Economic Cooperation and Development OTA Đại lý du lịch trực tuyến Online Travel Agency OTP Chỉ số đúng giờ On Time Performance PPP Hợp tác công tư Public Private Partner RASK Doanh thu trên một ghế cung ứng Revenue per Available Seat Kilometer ROA Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản Return on Asset ROE T Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu Return on Equity IATA Operational Safety Audit Key Success Factor Low Cost Carrier Memorandum of Understanding ROIC Hệ số thu nhập trên vốn đầu tư Return of Invested Capital RPK Lượng khách luân chuyển Revenue Passenger Kilometers SCIC SGN SLA S Tổng công ty vốn Nhà nước State Capital Investment Corporation Sài gòn - Công cụ quản trị chất lượng dịch vụ Service Level Agreement SLB Chuyển giao sở hữu và thuê lại SLOT TIME Giờ lưu trú được cho phép cất hạ cánh của máy bay SWOT Ma trận phân tích điểm mạnh, yếu, cơ Strenths, Weakness, hội và thách thức Opportunities, Threats SXKD Sản xuất kinh doanh TBD Thái Bình Dương Sales and Lease back TCDL Tổng cục Du lịch TCT Tổng công ty TFP Năng suất yếu tố tổng hợp TSN Tân Sơn Nhất UNCTAD Hội nghị liên hiệp quốc về thương mại United Nations Conference on và phát triển Trade and Development USD Đồng đô la Mỹ United States Dollar VATM Tổng công ty quản lý bay Vietnam Air Traffic Management VCCI Phòng Thương mại và Công nghiệp Viet Nam Chamber of Việt Nam Commercial and Industry VFR Qui định bay bằng mắt VJC Mã cổ phiếu Vietjet Air VN Việt Nam VNA Tổng công ty hàng không Việt Nam VND Việt Nam Đồng VTHK Vận tải hàng không Total Factor Productivity Visual Flight Rules Vietnam Airlines VTHKVN Vận tải hàng không Việt Nam WB Ngân hàng Thế giới World Bank WTO Tổ chức Thương mại Thế giới World Trade Organization WTTC Hội đồng các quốc gia về Du lịch Thế World Travel & Tourism Council giới WEF Diễn đàn Kinh tế Thế giới World Economic Forum DANH MỤC CÁC BẢNG Trang Bảng 2.1: Tình hình tài chính của VNA 73 Bảng 2.2: Các chỉ tiêu tài chính chủ yếu của VNA 73 Bảng 2.3: Tình hình tài chính Vietjet Air 77 Bảng 2.4: Các chỉ tiêu tài chính chủ yếu của Vietjet Air 78 Bảng 2.5: Vận chuyển hành khách và hàng hóa của thị trường VTHKVN 81 Bảng 2.6: Nguồn nhân lực ngành vận tải hàng không Việt Nam 93 Bảng 2.7: Cơ sở hạ tầng của Việt Nam 98 Bảng 2.8: Đội máy bay của hàng không Việt Nam 98 Bảng 2.9: Hiệu quả sử dụng tài sản, tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu và trên vốn tự có của một số doanh nghiệp ngành HKVN 104 Bảng 2.10: Một số chỉ tiêu của hàng không thế giới 105 Bảng 2.11: Một số chỉ số tài chính các doanh nghiệp ngành hàng không 2017 106 Bảng 2.12: Tỷ trọng (%) vé bán ra theo kênh phân phối 108 Bảng 2.13: Đội máy bay của Singapore Airlines 111 Bảng 2.14: So sánh ngành hàng không Việt Nam với các đối thủ cạnh tranh trực tiếp trên các khu vực thị trường 115 Bảng 2.15: Bảng câu hỏi khảo sát thực trạng theo đánh giá của chuyên gia 119 Bảng 2.16: Bảng câu hỏi khảo sát thực trạng theo đánh giá của hành khách 120 Bảng 2.17: So sánh thời gian và giá vé từ TP.HCM-Hà Nội và TP.HCM-Đà Nẵng 121 Bảng 2.18: Chính sách Visa của Việt Nam cho du khách quốc tế 125 Bảng 3.1: Dự báo ngành hàng không Việt Nam đến 2030 139 Bảng 3.2: Kết quả dự báo theo các kịch bản 2018-2020 140 Bảng 3.3: Kết quả hồi quy tốc độ tăng sản lượng hành khách 140 Bảng 3.4: Tổng hợp kết quả dự báo tốc độ tăng khối lượng vận chuyển bằng đường hàng không giai đoạn 2018-2020 theo kịch bản 3 141 Bảng 3.5: Tóm tắt kết quả dự báo tốc độ phát triển vận tải HKVN 2021-2025 141 Bảng 3.6: Dân số và tỷ lệ đô thị hóa ở các quốc gia Đông Nam Á 144 Bảng 3.7: Dự báo khách du lịch quốc tế đến tại một số nước Đông Nam Á 145 Bảng 3.8: Nhu cầu sử dụng vốn cho vận tải hàng không đến năm 2035 163 DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ Trang Hình 0.1: Quy trình nghiên cứu luận án và quy trình phân tích hồi quy 21 Hình 1.1: Năng lực cạnh tranh vi mô và vĩ mô 41 Hình 1.2: Mô hình Kim Cương 47 Hình 1.3: Mô hình 5 áp lực cạnh tranh 48 Hình 1.4: Khung phân tích 53 Hình 2.1: Mô hình ngành hàng không Dân dụng Việt Nam 64 Hình 2.2: Tổ chức ngành vận tải hàng không Việt Nam 65 Hình 2.3: Sơ đồ tổ chức Tổng Công ty hàng không Việt Nam (Vietnam Airlines) 67 Hình 2.4: Lịch sử phát triển Vietnam Airlines 68 Hình 2.5: Sơ đồ tổ chức Vietjet Air 69 Hình 2.6: Thị phần hàng không nội địa 2012-2017 72 Hình 2.7: Cơ cấu lợi nhuận hợp nhất của VNA 2017 74 Hình 2.8: Tăng trưởng về thị phần của Vietjet Air 2011-2017 75 Hình 2.9: Biểu đồ kết quả kinh doanh Vietjet Air 80 Hình 2.10: Tỷ lệ vận chuyển hành khách của các hãng hàng không nội địa 80 Hình 2.11: RASK và CASK cùa các LCC khu vực Châu Á - Thái Bình Dương 2017 81 Hình 2.12: Biểu đồ thị trường vận tải hành khách 1993-2017 82 Hình 2.13: Biểu đồ thị trường vận tải hàng hóa 1993-2017 82 Hình 2.14: So sánh tăng trưởng của thị trường hàng không Việt Nam và khu vực 83 Hình 2.15: Lượng khách du lịch Quốc tế đến Việt Nam 84 Hình 2.16: Cơ cấu nguồn vốn 90 Hình 2.17: Hiệu quả nguồn nhân lực hàng không theo IATA 96 Hình 2.18: Nguồn vay của VNA 100 Hình 2.19: Cơ cấu sở hữu của ngành 101 Hình 2.20: Huy động vốn của Vietjet Air 102 Hình 2.21: Tăng trưởng tín dụng của Việt Nam trong năm 2017 103 Hình 2.22: So sánh chỉ số EV/EBITDA 2017 và tăng trưởng EBITDA ngành vận tải hàng không các quốc gia (04/2018) 104 Hình 2.23: Tăng trưởng hành khách của thị trường HKVN từ 2011-2017 122 Hình 2.24: Tăng trưởng của hành khách các nước từ 2011-2017 122 Hình 2.25: Tỷ lệ người được bay 2017 125 Hình 2.26: Dự báo tăng trưởng du lịch các nước 2020-2025 125 Hình 3.1: Tăng trưởng kinh tế Việt Nam từ 2008 đến 2017 136 Hình 3.2: Nhu cầu phi công thế giới đến năm 2035 137 Hình 3.3: Sơ đồ dự báo tốc độ tăng trưởng của HKVN giai đoạn 2018-2020 139 Hình 3.4: Sơ đồ dự báo tốc độ tăng trưởng của HKVN giai đoạn 2021-2025 141 Hình 3.5: Mô hình E-Sales for VNA 142 Hình 3.6: Thống kê số lượng máy bay đang khai thác của các nước trong khu vực 146 Hình 3.7: Thống kê số lượng máy bay đặt hàng của các nước trong khu vực 147 Hình 3.8: Tiêu chuẩn nguồn nhân lực chất lượng cao 161 Hình 3.9: Mô hình tiếp cận OTA 165 Hình 3.10: Chuỗi giá trị mới 167 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết và lý do chọn đề tài Hội nhập kinh tế thế giới làm cho phân công lao động quốc tế thêm sâu sắc và gia tăng sự phụ thuộc, cạnh tranh lẫn nhau giữa các nền kinh tế trên thế giới, điều đó đòi hỏi các ngành kinh tế của mỗi quốc gia phải có chiến lược phù hợp với xu thế để tồn tại và phát triển. Cùng với chính sách hội nhập kinh tế quốc tế đối với ngành hàng không thì Nhà nước Việt Nam đang thực thi chính sách vận tải hàng không nới lỏng, tiến tới tự do hóa bầu trời (Open sky) theo xu hướng chung của thế giới. Quá trình tự do hóa này một mặt tạo ra những cơ hội và triển vọng cho ngành hàng không Việt Nam (HKVN) nói chung, mặt khác cũng làm cho cạnh tranh vận tải hàng không (VTHK) nói riêng sẽ ngày càng trở nên gay gắt hơn, đặc biệt là trên thị trường hàng không quốc tế (HKQT). Ngoài ra Chính phủ cũng đặc biệt quan tâm đến sự đồng bộ của ngành giao thông vận tải để thúc đẩy phát triển kinh tế đất nước tại các tỉnh thành có tiềm năng du lịch và hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa trong và ngoài nước bằng đường hàng không giữa Việt Nam và quốc tế. Với quy mô còn nhỏ, năng lực cạnh tranh (NLCT) còn hạn chế, ngành vận tải HKVN ngày càng phải đối mặt và cạnh tranh trực tiếp với các ngành vận tải hàng không lớn trong khu vực và thế giới. Trong bối cảnh đó yêu cầu nâng cao NLCT cho ngành vận tải HKVN là hết sức cần thiết nhằm ổn định hoạt động vận tải hàng không trong nước, tạo vị thế trong quan hệ thương mại quốc tế và theo xu hướng phát triển chung của hàng không thế giới. Dự báo cạnh tranh khốc liệt giữa các ngành hàng không trên thế giới sẽ xảy ra trong đó có ngành HKVN để giành lấy thị phần, hành khách, nguồn nhân lực cấp cao và thợ kỹ thuật lành nghề. Do vậy ngành hàng không nào yếu kém, chậm phát triển nếu không kịp điều chỉnh về qui mô, chiến lược ngành, các biện pháp thúc đẩy năng lực nội tại của ngành sẽ không cạnh tranh nổi và rơi vào tình trạng phá sản, công nhân thất nghiệp và bị sa thải hàng loạt cũng như tiềm ẩn nguy cơ sụp đổ hiệu ứng dây chuyền của nền kinh tế, làm tăng nguy cơ khủng hoảng kinh tế thế giới. Trên thế giới đã từng có các ngành hàng không các nước bị phá sản, sáp nhập như Air Berlin của Đức, Alitalia của Ý, Mornach Airlines của Anh và ngành hàng không Việt Nam cũng có các HHK như: Air Me Kong, Indochina Airlines, Hải Âu… Trước năm 1993, môi trường hoạt động kinh doanh (HĐKD) của ngành HKVN chưa mở rộng, mức độ cạnh tranh thấp bó h p trong phạm vi giữa các HHK nhỏ bé trong 2 ngành và các HHK khu vực mà HKVN có đường bay đến. Tuy nhiên, trong xu thế hội nhập toàn cầu khi Việt Nam đã gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) và Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ Xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) thì mức độ cạnh tranh hàng không sẽ khốc liệt hơn mặc dù đến năm 2020 ngành HKVN mới triển khai sâu rộng lộ trình cho các HHK nước ngoài vào khai thác. Đến thời điểm hiện tại đã có một số HHK nước ngoài lên kế hoạch chuẩn bị vào Việt Nam như: Air Asia (Malaysia) đang tái lập kế hoạch quay lại liên minh với các đối tác trong nước và ngành hàng không trong nước đang bổ sung một số hãng mới ra đời như: Bamboo Airlines, Hải Âu, Vietstar, Viet Travel Airlines, Vin Air (tập đoàn Vinpearl), Kite Air (tập đoàn Thiên Minh), Global Trans…Trước tình hình đó, HKVN cần phải tiến hành các biện pháp đẩy mạnh năng lực nâng cao sự cạnh tranh trong nội bộ ngành để tồn tại, đáp ứng được xu thế phát triển chung (Luật hàng không Dân dụng Việt Nam-2014) và đủ sức cạnh tranh với hàng không thế giới. Để làm rõ tất yếu buộc phải có cạnh tranh và để đánh giá một cách tổng thể NLCT của HKVN nhằm đưa ra luận điểm khoa học trong việc xây dựng các chính sách cạnh tranh của ngành HKVN gắn với thực tiễn áp dụng nhằm mục đích phát triển ngành, tác giả quyết định nghiên cứu đề tài: “Nâng cao năng lực cạnh tranh ngành hàng không Việt Nam” dưới góc độ kinh tế học. 2. Tổng quan về các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài Cạnh tranh và nâng cao NLCT là một trong những chủ đề quan trọng của kinh tế học được thể hiện nhiều trong các giáo trình, tài liệu nghiên cứu về kinh tế và được đề cập nhiều trong các công trình khoa học và hội thảo kinh tế của Việt Nam cũng như thế giới. Đề tài cạnh tranh và nâng cao NLCT cũng đã nhận được sự quan tâm đặc biệt của giới nghiên cứu và những nhà kinh doanh, đã gây ra những tranh luận gay gắt trên khía cạnh lý thuyết và thực tiễn về cạnh tranh và nâng cao năng lực cạnh tranh ngành vận tải hàng không (VTHK) và cũng đã có nhiều quan điểm chưa thống nhất về các phương thức cạnh tranh và hiệu quả nâng cao NLCT. Mặc dù ra đời muộn so với một số ngành vận tải khác như đường biển, đường thủy, đường sắt, đường bộ nhưng ngành VTHK đã phát triển rất mạnh trong giai đoạn đầu sau đó chậm dần do gặp phải nhiều cạnh tranh của ngành với các ngành vận tải khác (Nghị định số 92/2016/NĐ-CP). Vì vậy để duy trì và tiếp tục phát triển vị thế của ngành VTHK, nhiều chính sách, chiến lược về cạnh tranh hàng không trong nước và trên thế giới ra đời dưới các hình thức lý luận cũng như thực tiễn ứng dụng. 3 - Các nghiên cứu về năng lực cạnh tranh nói chung và cạnh tranh ngành hàng không Dương Ngọc Dũng (2009). Chiến lược cạnh tranh theo lý thuyết Porter cho rằng điều quan trọng nhất đối với bất kỳ một tổ chức kinh doanh hay một ngành kinh tế là xây dựng được một chiến lược cạnh tranh và lợi thế cạnh tranh bền vững. Tác giả đã viện dẫn những khái niệm có tính lập luận thuyết phục sâu sắc trên cơ sở nền tảng lý thuyết của Porter-nhà chiến lược hàng đầu với những kiến thức thiết thực nghiên cứu về kinh tế học. Ganeshan Wignaraja (2003). Competitiveness strategy in developing countries đã giúp các chính phủ xây dựng chính sách công để tăng cường khả năng cạnh tranh công nghiệp trong xu thế hội nhập của kinh tế thế giới, bao gồm các nghiên cứu lĩnh vực quốc gia về năng lực cạnh tranh công nghiệp, làm nguồn tài liệu tham khảo cho các bộ trưởng kinh tế cũng như các chương trình điều hành của các quan chức chính phủ cao cấp và các đại diện khu vực kinh tế tư nhân. Mandel (1999). Measuring competition in air transport and how to measure competition đã đưa ra được các tiêu chí đo lường năng lực cạnh tranh trong vận tải hàng không và đo lường sự cạnh tranh bằng cách xem xét hành vi của người tiêu dùng như lựa chọn sân bay, hãng hàng không… Nguyễn Xuân Hiệp (2011). Nâng cao lợi thế cạnh tranh cho các siêu thị tại Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2011-2020 đã dựa trên cơ sở lý thuyết Porter cho rằng “Trong thị trường cạnh tranh, lợi thế cạnh tranh nằm ở vị trí trung tâm hoạt động doanh nghiệp. Đặc biệt trong thời đại ngày này khi tốc độ tăng trưởng trở nên chậm lại, các đối thủ cạnh tranh trong và ngoài nước không bao giờ cảm thấy miếng bánh cho họ là đủ thì tầm quan trọng của lợi thế cạnh tranh lại càng trở nên lớn hơn bao giờ hết”. Còn ở phạm vi quốc gia, tác giả cho rằng: “Mỗi quốc gia luôn có cơ hội để vươn lên thịnh vượng dù ít về tài nguyên, nguồn lực lao động hay vốn, vấn đề quan trọng là ở mỗi quốc gia đó phải có được sức cạnh tranh. Sự giàu có không bao giờ là một đảm bảo vĩnh viễn, nếu không duy trì được lợi thế cạnh tranh. Vì thế lợi thế cạnh tranh là cơ sở giải thích nguồn gốc sự giàu có của một quốc gia”. Omwoyo (2016). Effects of Generic Strategies on the Competitive Advantage of Firms in Kenya’s Airline Industry nghiên cứu tác động của các chiến lược chung đối với lợi thế cạnh tranh của ngành hàng không Kenya. Công trình tập trung vào các hãng hàng không được lựa chọn nhằm mục đích thiết lập chiến lược điều hành chi phí ảnh hưởng đến lợi thế cạnh tranh, xác định chiến lược khác biệt hóa và chiến lược tập trung ảnh hưởng 4 đến lợi thế cạnh tranh của các công ty trong ngành hàng không Kenya, một ngành hàng không còn non trẻ, năng lực cạnh tranh không cao và đang đang trên đà phát triển. Pfeffer (2005). Producing sustainable competitive advantage through the effective management of people cho rằng thành công cạnh tranh thông qua nguồn nhân lực làm liên quan đến việc thay đổi căn bản cách các ngành, công ty nghĩ về lực lượng lao động và mối quan hệ việc làm. Điều này có nghĩa là đạt được thành công bằng phương pháp điều hành quản trị nhân sự, không phải bằng cách thay thế hoặc giới hạn phạm vi hoạt động nguồn lực. Các ngành cần phải xem lực lượng lao động là một nguồn lợi thế chiến lược. Hầu hết các ngành có quan điểm khác biệt này thường có thể vượt qua thành công và vượt trội so với các đối thủ cùng ngành. Polito Watson and Vokurka (2006). Using the theory of constraints to improve competitiveness. Công trình nghiên cứu về việc nâng cao năng lực cạnh tranh ngành hàng không thông qua lý thuyết áp đặt về quản lý khai thác hàng không. Công trình minh họa việc sử dụng kỹ thuật "Xử lý tư duy" để tìm ra biện pháp nâng cao năng lực cạnh tranh ngành hàng không. Porter (1985) Competitve advantage cho rằng nhận thức của năm lực lượng cạnh tranh có thể giúp một công ty hiểu được cấu trúc của ngành và đặt ra một vị trí có lợi hơn và ít bị tấn công hơn. Cơ cấu ngành thúc đẩy cạnh tranh và lợi nhuận chứ không phải là một ngành đang nổi lên hay trưởng thành, công nghệ cao hay công nghệ thấp được quy định hoặc không được kiểm soát. Phạm Xuân Tiến (2015). Nâng cao năng lực cạnh tranh của Hà Nội trong việc thu hút đầu tư để phát triển thương mại giai đoạn hiện nay đã hệ thống hóa và thể hiện rõ nét một số vấn đề lý luận cơ bản về NLCT vùng, địa phương trong thu hút đầu tư để phát triển thương mại; Đã làm rõ một số khái niệm về NLCT địa phương và các yếu tố cấu thành NLCT địa phương trong thu hút đầu tư để phát triển thương mại và xây dựng quy trình nâng cao NLCT trong phát triển thương mại địa phương. Công trình xây dựng mô hình nghiên cứu NLCT địa phương trên quan điểm tiếp cận các yếu tố cấu thành NLCT và mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến NLCT, các tiêu chí đánh giá NLCT và mức độ thu hút đầu tư, phát triển thương mại ở địa phương; Đúc rút một số bài học về nâng cao NLCT trong thu hút đầu tư để phát triển thương mại của một số tỉnh thành có ngành thương mại phát triển vượt trội và có NLCT được đánh giá cao trong cả nước. Riwo-Abudho Njanja and Ochieng (2013). Key success factors in airlines challenges cho rằng kết nối gia tăng trong thị trường hàng không toàn cầu đã làm cho 5 ngành hàng không phát triển mãnh mẽ trong cả môi trường bên ngoài và hoạt động nội bộ của nó. Công trình này xem xét làm thế nào một ngành công nghiệp hàng không đối mặt với thách thức đổi mới sản phẩm từ các nhà cung cấp dịch vụ hành khách và từ các liên minh chiến lược hàng không trong việc bảo vệ chống lại sự phá sản cũng như tăng chi phí lao động, giá nhiên liệu và biện pháp an ninh. Tác giả cũng xác định các yếu tố thành công chính (KSFs) trong ngành hàng không toàn cầu liên quan đến những thách thức mà các hãng vận tải hàng không phải đối mặt. Những yếu tố chiến lược này bao gồm cấu trúc, văn hóa, liên minh chiến lược, quy hoạch, dự báo, công nghệ, tiếp thị, thương hiệu và nguồn lực thuê bên ngoài. Smith Grimm Gannon and Chen (1991). Organizational information processing, competitive responses, and performance in the US domestic airline industry đánh giá lợi thế cạnh tranh của ngành hàng không dựa vào các phản ứng của các đối thủ trong ngành mà tác giả dẫn chứng thông qua các hãng hàng không nội địa Hoa Kỳ với bốn đặc tính: phản ứng cạnh tranh - mô phỏng, khả năng nội tại, sự lạc hậu và tiến trình hoạt động dựa vào mức độ quan trọng của các yếu tố liên quan đến lợi thế cạnh tranh dựa vào hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngành. Tretheway and Markhvida (2014). The aviation value chain là công trình nghiên cứu phần trung tâm của chuỗi cung ứng và giá trị hàng không thương mại. Với tỷ suất lợi nhuận và lợi tức đầu tư thấp nhất so với các lĩnh vực khác trong chuỗi, điều này dẫn đến câu hỏi liệu ngành công nghiệp hàng không có bền vững trong thời gian dài hay không. Công trình đề cập về lợi nhuận trong chuỗi cung ứng hàng không và cung cấp một số khuyến nghị về cơ sở lý thuyết có thể được xem xét để cải thiện tính bền vững lâu dài của ngành hàng không và toàn bộ chuỗi cung ứng hàng không. Công trình nghiên cứu bao gồm i) vai trò của phí hàng không đối với các sản phẩm và dịch vụ phụ trợ, cho phép các hãng hàng không tạo doanh thu để trang trải chi phí cố định trước sự cạnh tranh gay gắt khiến giá của sản phẩm hàng không phải chịu chi phí biên, ii) xem xét phân bổ rủi ro giữa các hãng hàng không và sân bay để loại bỏ phí sân bay theo yêu cầu của một số cơ quan quản lý hoặc thỏa thuận hàng không-sân bay, iii) xem xét cho phép các hãng hàng không nội địa hóa một số ngoại tác nhất định và iv) tăng cạnh tranh theo chiều dọc trong các kênh phân phối liên quan đến dịch vụ hàng không. Trần Văn Tùng (2004). Cạnh tranh kinh tế là công trình nghiên cứu bao gồm 5 chương: Chương 1, thể hiện các quan điểm về cạnh tranh kinh tế quốc tế; Chương 2, đưa ra lợi thế cạnh tranh quốc gia theo Porter; Chương 3, chiến lược cạnh tranh của các công
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu xem nhiều nhất