Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Nâng cao năng lực cạnh tranh cấp tỉnh của tỉnh thái nguyên...

Tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh cấp tỉnh của tỉnh thái nguyên

.PDF
115
108
63

Mô tả:

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH NGUYỄN THỊ THANH HOA NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CẤP TỈNH CỦA TỈNH THÁI NGUYÊN LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ Chuyên ngành: QUẢN LÝ KINH TẾ THÁI NGUYÊN - 2014 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH NGUYỄN THỊ THANH HOA NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CẤP TỈNH CỦA TỈNH THÁI NGUYÊN Chuyên ngành: QUẢN LÝ KINH TẾ Mã số: 60.34.04.10 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS. BÙI QUANG TUẤN THÁI NGUYÊN - 2014 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Luận văn này do tôi thực hiện dƣới sự hƣớng dẫn của Thầy giáo hƣớng dẫn khoa học PGS.TS. Bùi Quang Tuấn và không trùng lặp với bất kỳ luận văn hoặc công trình nào khác. Các tƣ liệu và số liệu sử dụng trong luận văn đƣợc thu thập từ các nguồn gốc đáng tin cậy. Thái Nguyên, tháng 11 năm 2014 Tác giả Nguyễn Thị Thanh Hoa Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ ii LỜI CẢM ƠN Tôi xin chân thành cảm ơn PGS.TS. Bùi Quang Tuấn, ngƣời đã tận tình hƣớng dẫn và định hƣớng cho tôi trong việc hoàn thành công trình luận văn này. Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy, cô giáo Phòng Quản lý đào tạo sau đại học, các thầy giáo, cô giáo Trƣờng Đại học Kinh tế và Quản trị kinh doanh - Đại học Thái Nguyên đã có những góp ý quý báu và giúp đỡ tôi trong quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn. Tôi cũng xin cảm ơn các cán bộ, công chức làm việc tại UBND tỉnh Thái Nguyên, Sở Kế hoạch và Đầu tƣ, Cục Thống kê tỉnh Thái Nguyên đã cung cấp số liệu và có những gợi ý giúp tôi hoàn thành luận văn này. Tôi xin gửi lời cảm ơn lãnh đạo cơ quan nơi tôi đang công tác đã tạo điều kiện cho tôi đƣợc đi học nâng cao trình độ trong thời gian qua. Tôi xin gửi lời cảm ơn gia đình, các bạn bè đồng nghiệp đã tạo điều kiện và giúp đỡ nhiệt tình để tôi có thể hoàn thành quá trình học tập và nghiên cứu tại Trƣờng Đại học Kinh tế và Quản trị kinh doanh - Đại học Thái Nguyên. Xin trân trọng cảm ơn. Thái Nguyên, tháng 11 năm 2014 Tác giả Nguyễn Thị Thanh Hoa Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ iii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN .............................................................................................. i LỜI CẢM ƠN ................................................................................................... ii MỤC LỤC ........................................................................................................ iii DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ................................................................ vii DANH MỤC CÁC BẢNG............................................................................. viii DANH MỤC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ ..................................................................... ix MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1 1. Tính cấp thiết của đề tài ................................................................................ 1 2. Mục tiêu nghiên cứu ...................................................................................... 2 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu ................................................................. 2 4. Ý nghĩa khoa học của luận văn ..................................................................... 3 5. Kết cấu của luận văn ..................................................................................... 3 Chƣơng 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CẤP TỈNH ........................................................................... 4 1.1. Một số khái niệm cơ bản về năng lực cạnh tranh cấp tỉnh......................... 4 1.1.1 Khái niệm về năng lực cạnh tranh ........................................................... 4 1.1.2. Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh ........................................................ 6 1.1.3. Vai trò của chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh ...................................... 7 1.1.4. Đặc điểm, phƣơng pháp xây dựng PCI ................................................... 7 1.1.5. Các yếu tố cấu thành nên chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh ............... 9 1.2. Kinh nghiệm một số tỉnh về nâng cao năng lực cạnh tranh cấp tỉnh ....... 15 1.2.1. Kinh nghiệm nâng cao chỉ số PCI của thành phố Đà Nẵng .................. 15 1.2.2. Kinh nghiệm nâng cao chỉ số PCI của tỉnh Lào Cai ............................. 17 1.2.3. Bài học kinh nghiệm rút ra cho tỉnh Thái Nguyên................................ 18 Chƣơng 2: PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................................ 21 2.1. Câu hỏi nghiên cứu .................................................................................. 21 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ iv 2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu .......................................................................... 21 2.2.1. Phƣơng pháp thu thập thông tin ............................................................ 21 2.2.2. Phƣơng pháp tổng hợp thông tin ........................................................... 21 2.2.3. Phƣơng pháp phân tích thông tin .......................................................... 22 2.3. Các tiêu chí nghiên cứu của năng lực cạnh tranh cấp tỉnh ....................... 23 Chƣơng 3: THỰC TRẠNG VỀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CẤP TỈNH CỦA TỈNH THÁI NGUYÊN ............................................................ 25 3.1. Khái quát điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của tỉnh Thái Nguyên ...... 25 3.1.1. Điều kiện địa lý, tự nhiên ...................................................................... 25 3.1.2. Tình hình phát triển kinh tế - xã hội...................................................... 30 3.2. Thực trạng về năng lực cạnh tranh cấp tỉnh của tỉnh Thái Nguyên ........ 34 3.2.1. PCI Thái Nguyên trong tƣơng quan cả nƣớc và khu vực ..................... 34 3.2.2. Kết quả PCI của Thái Nguyên giai đoạn 2009-2013 ............................ 36 3.3. Phân tích thực trạng các chỉ số ảnh hƣởng đến năng lực cạnh tranh cấp tỉnh của tỉnh Thái Nguyên ........................................................................ 38 3.3.1. Chi phí gia nhập thị trƣờng ................................................................... 38 3.3.2. Tiếp cận đất đai và ổn định trong sử dụng đất ...................................... 41 3.3.3. Tính minh bạch và tiếp cận thông tin .................................................... 44 3.3.4. Chi phí thời gian để thực hiện các quy định Nhà nƣớc ........................ 47 3.3.5. Chi phí không chính thức ...................................................................... 49 3.3.6. Tính năng động và tiên phong của chính quyền tỉnh ............................ 51 3.3.7. Dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp ................................................................. 54 3.3.8. Đào tạo lao động ................................................................................... 57 3.3.9. Thiết chế pháp lý ................................................................................... 59 3.3.10. Cạnh tranh bình đẳng .......................................................................... 61 3.4. Đánh giá những kết quả đạt đƣợc, hạn chế và nguyên nhân những hạn chế của PCI Thái Nguyên ......................................................................... 64 3.4.1. Thành tích đạt đƣợc của PCI Thái Nguyên........................................... 64 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ v 3.4.2. Những hạn chế về năng lực cạnh tranh cấp tỉnh của Thái Nguyên và nguyên nhân................................................................................................ 66 Chƣơng 4: GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CẤP TỈNH CỦA TỈNH THÁI NGUYÊN ................................................... 70 4.1. Bối cảnh, quan điểm nâng cao năng lực cạnh tranh cấp tỉnh của tỉnh Thái Nguyên............................................................................................. 70 4.1.1. Bối cảnh quốc tế .................................................................................... 70 4.1.2. Bối cảnh trong nƣớc .............................................................................. 70 4.1.3. Quan điểm nâng cao năng lực cạnh tranh cấp tỉnh của tỉnh Thái Nguyên ................................................................................................... 72 4.2. Giải pháp nâng cao năng lực của tỉnh Thái Nguyên ................................ 72 4.2.1. Gỡ bỏ rào cản gia nhập thị trƣờng cho doanh nghiệp ........................... 72 4.2.2. Tăng khả năng tiếp cận đất đai dễ dàng hơn và bảo đảm sự ổn định trong quá trình sử dụng đất .................................................................... 73 4.2.3. Tiếp tục tăng cƣờng tính minh bạch và tiếp cận thông tin .................... 74 4.2.4. Rút ngắn thời gian cho doanh nghiệp để thực hiện các quy định của Nhà nƣớc................................................................................................... 75 4.2.5. Giảm chi phí không chính thức ............................................................. 76 4.2.6. Phát huy tính năng động và tiên phong của chính quyền tỉnh .............. 77 4.2.7. Tăng cƣờng chất lƣợng các dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh ............................................................................................................ 78 4.2.8. Nâng cao chất lƣợng đào tạo lao động .................................................. 80 4.2.9. Tạo niềm tin cho doanh nghiệp trong việc sử dụng các thiết chế pháp lý nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình ............................. 81 4.2.10. Tạo môi trƣờng cạnh tranh bình đẳng giữa các loại hình doanh nghiệp .................................................................................................. 82 4.3. Một số kiến nghị nâng cao năng lực cạnh tranh cấp tỉnh của tỉnh Thái Nguyên .................................................................................................... 84 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ vi 4.3.1. Tiếp tục thực thi các chính sách đổi mới .............................................. 84 4.3.2. Nâng cao trách nhiệm của ngƣời đứng đầu các cơ quan, tổ chức, đơn vị nhà nƣớc trong việc hỗ trợ và giải quyết kiến nghị của tổ chức kinh tế trên địa bàn tỉnh ................................................................................... 84 4.3.3. Thực hiện nghiên cứu, khảo sát đồng thời xây dựng cơ chế giám sát, đánh giá hậu kiểm đề xuất cải thiện môi trƣờng đầu tƣ ........................... 85 KẾT LUẬN .................................................................................................... 86 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 88 PHỤ LỤC ....................................................................................................... 91 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ vii DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT Ký hiệu Nội dung DN Doanh nghiệp DNNVV Doanh nghiệp nhỏ và vừa DV Dịch vụ FDI Đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài GDP Tổng sản phẩm quốc nội GTLN Giá trị lớn nhất GTNN Giá trị nhỏ nhất GTTV Giá trị trung vị MTKD Môi trƣờng kinh doanh PCI Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh TDMNPB Trung du miền núi phía Bắc TNDN Thu nhập doanh nghiệp TTHC Thủ tục hành chính UBND Ủy ban nhân dân tỉnh Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ viii DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 3.1: Dân số tỉnh Thái Nguyên thời kỳ 2009 - 2013............................... 33 Bảng 3.2: Kết quả PCI của các tỉnh thuộc khu vực miền núi phía Bắc năm 2012, 2013 ............................................................................. 36 Bảng 3.3: Kết quả PCI của Thái Nguyên qua các năm 2009 - 2013 .............. 37 Bảng 3.4: Tổng hợp kết quả các chỉ số thành phần PCI của Thái Nguyên qua các năm 2009-2013 ................................................................. 38 Bảng 3.5: Tổng hợp các chỉ tiêu cấu thành chỉ số Tiếp cận đất đai và sự ổn định trong sử dụng đất tỉnh Thái Nguyên qua các năm 2009 - 2013 .................................................................................... 43 Bảng 3.6: Một số chỉ tiêu đánh giá tính năng động và tiên phong của lãnh đạo tỉnh Thái Nguyên năm 2013 ........................................... 54 Bảng 3.7: Kết quả một số chỉ tiêu Dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp ................... 56 Bảng 3.8: Kết quả một số chỉ tiêu Thiết chế pháp lý ...................................... 61 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ ix DANH MỤC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ Sơ đồ 1.1: Khung lý thuyết ............................................................................. 20 Biểu đồ 3.1: So sánh tổng sản phẩm trong tỉnh Thái Nguyên qua các năm 2009 - 2013 ................................................................................ 31 Biểu đồ 3.2: Cơ cấu kinh tế của tỉnh Thái Nguyên ......................................... 32 Biểu đồ 3.3: GDP bình quân đầu ngƣời/năm của Thái Nguyên ..................... 33 Biểu đồ 3.4: PCI năm 2013 giữa Thái Nguyên và tỉnh trung bình ................. 34 Biểu đồ 3.5: Kết quả tổng hợp chỉ số thành phần chi phí gia nhập thị trƣờng qua các năm 2009 - 2013 ............................................... 39 Biểu đồ 3.6: Đánh giá một số chỉ tiêu Gia nhập thị trƣờng của Thái Nguyên qua các năm 2009 - 2013.............................................. 40 Biểu đồ 3.7: Thời gian DN phải chờ để chính thức đi vào hoạt động ............ 41 Biểu đồ 3.8: Tổng hợp kết quả chỉ số thành phần Tiếp cận đất đai và sự ổn định trong sử dụng đất của Thái Nguyên qua các năm 2009 - 2010 ................................................................................ 41 Biểu đồ 3.9: So sánh chỉ tiêu tính minh bạch và tiếp cận thông tin của Thái Nguyên qua các năm 2009 - 2013 ..................................... 44 Biểu đồ 3.10: So sánh khả năng tiếp cận tài liệu ............................................ 46 Biểu đồ 3.11: Tổng hợp kết quả một số chỉ tiêu của Tính minh bạch qua các năm 2009 - 2013 .................................................................. 46 Biểu đồ 3.12: So sánh tổng hợp chỉ tiêu chi phí thời gian để thực hiện các quy định Nhà nƣớc của Thái Nguyên qua các năm 2009 - 2013 ......................................................................................... 48 Biểu đồ 3.13: Một số chỉ tiêu thành phần chi phí thời gian của Thái Nguyên qua các năm 2009 - 2013.............................................. 49 Biểu đồ 3.14: So sánh chỉ số Chi phí không chính thức của tỉnh Thái Nguyên qua các năm 2009 - 2013.............................................. 50 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ x Biểu đồ 3.15: Một số chỉ tiêu Chi phi không chính thức ................................ 51 Biểu đồ 3.16: So sánh chỉ số thành phần Tính năng động và tiên phong của lãnh đạo tỉnh Thái Nguyên qua các năm 2009 - 2013......... 52 Biểu đồ 3.17: Một số chỉ tiêu thành phần Tính năng động và tiên phong của lãnh đạo tỉnh Thái Nguyên qua các năm 2009 - 2013......... 53 Biểu đồ 3.18: So sánh kết quả chỉ số Dịch vụ hỗ trợ DN của Thái Nguyên qua các năm 2009 - 2013.............................................. 55 Biểu đồ 3.19: So sánh kết quả chỉ số Dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp khu vực miền núi phía Bắc ............................................................... 55 Biểu đồ 3.20: So sánh kết quả chỉ số thành phần Đào tạo lao động của Thái Nguyên qua các năm 2009-2013 ....................................... 57 Biểu đồ 3.21: Đánh giá chất lƣợng giáo dục phổ thông và dạy nghề ............. 58 Biểu đồ 3.22: Đánh giá chất lƣợng dịch vụ tìm kiếm và giới thiệu việc làm ...... 59 Biểu đồ 3.23: Kết quả chỉ số thành phần thiết chế pháp lý của tỉnh Thái Nguyên qua các năm 2009-2013................................................ 59 Biểu đồ 3.24: Kết quả một số chỉ tiêu thành phần Thiết chế pháp lý ............. 60 Biểu đồ 3.25: Kết quả chỉ số Cạnh tranh bình đẳng khu vực miền núi phía Bắc năm 2013 ..................................................................... 62 Biểu đồ 3.26: Đánh giá đặc quyền dành cho các tập đoàn kinh tế Nhà nƣớc ..... 63 Biểu đồ 3.27: Đánh giá đặc quyền dành cho các doanh nghiệp FDI .............. 64 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Kể từ khi đƣợc công bố lần đầu vào năm 2005, chỉ số PCI ngày càng đƣợc sử dụng nhƣ một công cụ quan trọng để đo lƣờng và đánh giá công tác quản lý, điều hành kinh tế của chính quyền các tỉnh, thành phố ở Việt Nam dựa trên cảm nhận và sự hài lòng của khu vực kinh tế tƣ nhân đối với môi trƣờng đầu tƣ và kinh doanh tại địa phƣơng. Kết quả điều tra chỉ số PCI thƣờng niên đƣợc nhiều nhà đầu tƣ trong và ngoài nƣớc quan tâm, tin tƣởng và có tác động nhất định đối với quyết định đầu tƣ hay mở rộng kinh doanh của họ tại các tỉnh, thành phố ở Việt Nam. Vì vậy, PCI còn đƣợc xem là kênh thông tin tốt, giúp lãnh đạo địa phƣơng định hƣớng trong việc cải thiện môi trƣờng kinh doanh, cũng nhƣ nâng cao năng lực cạnh tranh để thu hút đầu tƣ. Trong 7 năm tiến hành khảo sát và tổng kết về năng lực cạnh tranh, PCI của Thái Nguyên nhìn chung luôn thuộc nhóm điều hành Khá và Tốt nhƣng không ổn định theo thời gian. Trong 3 năm 2009, 2010, 2011 điểm số và thứ hạng của Thái Nguyên trong bảng xếp hạng PCI liên tục giảm mạnh từ vị trí thứ 31/63 (2009) xuống 42/63 (2010), 57/63 (2011). Năm 2012, chỉ số năng lực cạnh tranh (PCI) của tỉnh Thái Nguyên đạt kết quả khá ấn tƣợng xếp thứ 17/63 tỉnh thành cả nƣớc, tăng 40 bậc so với năm 2011. Tuy nhiên, đến năm 2013 Thái Nguyên lại bị tụt hạng xuống xếp thứ 25/63. Ý thức đƣợc tầm quan trọng của chỉ số PCI, trong những năm qua Thái Nguyên đã có một số nghiên cứu đƣợc thực hiện và báo cáo UBND tỉnh với mục đích tìm giải pháp cải thiện và nâng cao chỉ số PCI nhƣ: Hội nghị “Triển khai kế hoạch nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh (PCI) (2013), “Bàn các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, hỗ trợ thị trƣờng, giải quyết nợ xấu trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên” (2013) của UBND tỉnh Thái Nguyên. Tuy nhiên, các nghiên cứu trên chỉ dừng lại ở báo cáo tài liệu tại hội thảo, hội nghị và chƣa mang tính hệ thống và chuyên sâu. Do đó tôiquyết định Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 2 chọn đề tài của luận văn: “Nâng cao năng lực cạnh tranh cấp tỉnh của tỉnh Thái Nguyên”. Thông qua việc hệ thống hóa cơ sở lý luận thực tiễn, tìm hiểu thực trạng cụ thể tình hình xếp hạng chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh của Thái Nguyên trong thời gian qua, kết hợp sử dụng các phƣơng pháp nghiên cứu khoa học phù hợp, luận văn sẽ đƣa ra giải pháp góp phần tìm những điểm còn yếu trong các chỉ số thành phần của PCI của tỉnh, nâng cao năng lực cạnh tranh của tỉnh trong thời gian tới. 2. Mục tiêu nghiên cứu 2.1. Mục tiêu chung Xây dựng luận cứ khoa học cho việc đề xuất giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh cấp tỉnh của tỉnh Thái Nguyên. 2.2. Mục tiêu cụ thể Hệ thống hóa những vấn đề cơ bản liên quan đến năng lực cạnh tranh cấp tỉnh. Đánh giá thực trạng và các yếu tố ảnh hƣởng đến năng lực cạnh tranh cấp tỉnh của tỉnh Thái Nguyên. Đề xuất giải pháp góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh cấp tỉnh của tỉnh Thái Nguyên. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Nghiên cứu chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh của tỉnh Thái Nguyên thông qua các chỉ số thành phần. 3.2. Phạm vi nghiên cứu Phạm vi về nội dung: Chỉ xem xét năng lực cạnh tranh cấp tỉnh theo định nghĩa và thống kê của Phòng Công nghiệp và Thƣơng Mại Việt Nam (VCCI) cho cấp tỉnh và áp dụng cho trƣờng hợp của Thái Nguyên. Phạm vi về không gian: Tỉnh Thái Nguyên. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 3 Phạm vi về thời gian: Thời gian xem xét từ năm 2009 cho đến2013 khi có các số liệu về PCI và đề xuất giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh cấp tỉnh của Thái Nguyên là cho giai đoạn đến năm 2020. 4. Ý nghĩa khoa học của luận văn Luận văn góp phần cung cấp cơ sở khoa học cho các cơ quan quản lý nhà nƣớc tỉnh Thái Nguyên trong việc nâng cao năng lực cạnh tranh cấp tỉnh. Luận văn góp phần cung cấp tài liệu tham khảo cho các nhà đầu tƣ, các nhà quản lý, và các nhà nghiên cứu quan tâm đến lĩnh vực cải thiện môi trƣờng kinh doanh và đầu tƣ của tỉnh Thái Nguyên. 5. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và các phụ lục, luận văn gồm 4 phần chính là: Chƣơng 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về năng lực cạnh tranh cấp tỉnh Chƣơng 2: Phƣơng pháp nghiên cứu Chƣơng 3: Thực trạng năng lực cạnh tranh cấp tỉnh của tỉnh Thái Nguyên Chƣơng 4: Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh cấp tỉnh của tỉnh Thái Nguyên. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 4 Chƣơng 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CẤP TỈNH 1.1. Một số khái niệm cơ bản về năng lực cạnh tranh cấp tỉnh 1.1.1 Khái niệm về năng lực cạnh tranh Năng lực cạnh tranh là khái niệm đƣợc hiểu theo nhiều cách khác nhau vàchƣa có sự thống nhất thực sự trên thế giới. Tuy nhiên, hiện nay khái niệm năng lực cạnh tranh của Michael E.Porter, ngƣời sáng lập ra lý thuyết cạnh tranh, đƣợc sử dụng tƣơng đối phổ biến. Theo Michael E.Porter năng lực cạnh tranh một quốc gia đƣợc đo bằng sự thịnh vƣợng thể hiện qua thu nhập bình quân đầu ngƣời và chất lƣợng sống. Sự thịnh vƣợng chủ yếu do năng suất lao động vào quá trình tăng trƣởng quyết định. Do đó, trong khái niệm năng lực cạnh tranh của M.Porter, năng suất là yếu tố quyết định tiêu chuẩn sống bền vững. Với khái niệm này, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia cũng có nghĩa là đóng góp và nâng cao chất lƣợng tăng trƣởng và hiệu quả của nền kinh tế. Nâng cao năng lực cạnh tranh của tỉnh, thành phố là quá trình nâng cao chất lƣợng tăng trƣởng và hiệu quả của kinh tế của một tỉnh, thành phố. Năng lực cạnh tranh của tỉnh, thành phố phụ thuộc vào năng suất sử dụng nguồn lực con ngƣời, tài nguyên và nguồn vốn có một tỉnh, thành phố. Năng suất lao động thay đổi, cho nên có thể tác động tới tiêu dùng và ảnh hƣởng quyết định mức sống của ngƣời dân. Khi năng suất lao động tăng lên làm cho đồng lƣơng mà ngƣời lao động nhận đƣợc nhiều hơn. Còn chủ đầu tƣ thu đƣợc lợi nhuận nhiều hơn, tỷ suất lợi nhuận từ vốn bỏ ra tăng lên. Bên cạnh đó, giá trị đóng góp vào sản phẩm cũng tăng lên là cho tỷ suất lợi nhuận thu đƣợc từ tài nguyên thiên nhiên cũng tăng lên. Suy cho cùng, năng suất xác định mức sống của ngƣời dân có bền vững hay không. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 5 Năng lực cạnh tranh cần đƣợc các tỉnh chú trọng tới để có thể phát triển hơn nữa kinh tế của tỉnh. Các tỉnh cần phải nắm đƣợc năng lực cạnh tranh không phải là một tỉnh cạnh tranh trong lĩnh vực gì đểphát triển mà là tỉnh đó cạnh tranh hiệu quả nhƣ thế nào trong các lĩnh vực. Năng suất của một tỉnh có đƣợc từ sự kết hợp của các doanh nghiệp trong và ngoài nƣớc. Các doanh nghiệp trong và ngoài nƣớc là nơi sản xuất hàng hóa phục vụ tiêu dùng trong và ngoài nƣớc. Cần có sự kết hợp giữa các doanh nghiệp này để thúc đẩy quá trình sản xuất và xuất khẩu hàng hóa đƣợc thuận lợi. Năng suất của các ngành nghề trong tỉnh là căn bản của năng lực cạnh tranh, chứ không phải là năng lựccạnh tranh một ngành nghề xuất khẩu. Các ngành nghề sản xuất trong tỉnh là cơ sở để nâng cao năng lực cạnh tranh. Chỉ khi đạt đƣợc năng suất cao của các ngành nghề này thì mới có thể thúc đẩy quá trình phát triển tổng hợp. Nó là tiền đề để các ngành xuất khẩu phát triển, nâng cao năng lực cạnh tranh. Do vậy, các tỉnh cạnh tranh trong việc tạo ra môi trƣờng kinh doanh hiệu quả nhất (mang lại năng suất cao nhất). Các doanh nghiệp nhà nƣớc và tƣ nhân đóng các vai trò khác nhau nhƣng lại liên quan với nhau trong việc tạo ra một nền kinh tế có năng suất cao. Có thể hiểu một cách khái quát năng lực cạnh tranh cấp tỉnh là khả năng phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh đó so với tỉnh khác dựa trên lợi thế so sánh và nguồn lực con ngƣời của mình. Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh ảnh hƣởng trực tiếp tới môi trƣờng đầu tƣ. Một tỉnh đƣợc đánh giá là có năng lực cạnh tranh khi mà môi trƣờng đầu tƣ của một tỉnh đối với khu vực kinh tế tƣ nhân đƣợc các doanh nghiệp đánh giá dễ dàng và thuận lợi trong việc đầu tƣ và triển khai các hoạt động sản xuất kinh doanh trên địa bàn tỉnh. Khi mà chất lƣợng của môi trƣờng kinh doanh cấp tỉnh đƣợc nâng cao sẽ thu hút đầu tƣ hiệu quả. Quá trình chuyển dịch cơ Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 6 cấu tăng tỷ trọng ngành công nghiệp - dịch vụ, giảm tỷ trọng ngành nông nghiệp đúng hƣớng, và sự phát triển của các ngành nghề góp phần tạo công ăn việc làm, tăng thu nhập, nâng cao chất lƣợng sống của ngƣời lao động. Đối với các doanh nghiệp, quá trình vận hành và lập chiến lƣợc ở cấp công ty đƣa ra hƣớng đi đúng đắncho doanh nghiệp, làm tăng năng suất lao động. Hiện nay, mục tiêu của hầu hết các tỉnh là nâng cao năng lực cạnh tranh của tỉnh mình để tìm kiếm cơ hội thu hút đầu tƣ và phát triển khu vực kinh tế tƣ nhân nhằm nâng cao tăng trƣởng kinh tế và phát triển xã hội, nên cần kết hợp đồng bộ các yếu tố quyết định tới năng lực cạnh tranh một cách phù hợp. 1.1.2. Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh là kết quả hợp tác nghiên cứu giữa Phòng Thƣơng mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) và Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID) từ năm 2005, cho 47 tỉnh, thành phố. Từ lần thứ hai, năm 2006 trở đi, tất cả các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ƣơng đều đƣợc đƣa vào xếp hạng, đồng thời các chỉ số thành phần cũng đƣợc điều chỉnh để phù hợp với tình hình thực tế tại Việt Nam. PCI (viết tắt của Provincial Competitiveness Index) đo lƣờng và xếp hạng chất lƣợng điều hành nền kinh tế, cải cách hành chính của chính quyền cấp tỉnh trong việc tạo lập môi trƣờng đầu tƣ, kinh doanh thuận lợi cho doanh nghiệp phát triển. Là một trong những điều tra xã hội học lớn và toàn diện nhất cả nƣớc, PCI đƣợc sử dụng nhƣ một công cụ quan trọng để đo lƣờng và đánh giá công tác quản lý và điều hành kinh tế của 63 tỉnh, thành phố Việt Nam trên 9 lĩnh vực có ảnh hƣởng lớn đến sự phát triển của khu vực kinh tế dân doanh, gồm gia nhập thị trƣờng, tiếp cận đất đai, chi phí không chính thức, tính năng động của lãnh đạo tỉnh, tính minh bạch, đào tạo lao động và thiết chế pháp lý. PCI có thể đƣợc coi là lwoij thế cạnh tranh của địa phƣơng trong thu hút đầu tƣ, phát triển kinh tế. Một tỉnh đƣợc xếp hạng cao trong PCI không nhất thiết pảh có nhiều lợi thế về cơ sở hạ tầng, vị trí địa lý, điều kiện tự Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 7 nhiên,... mà hoàn toàn có thể dựa vào năng lực, thẩm quyền của chính mình để xây dựng một môi trƣờng kinh doanh thuận lợi, mang màu sắc “PCI”. Đó là: có thời gian hoàn tất các thủ tục khởi sự doanh nghiệp nhƣ đăng ký kinh doanh, thành lập doanh nghiệp ngắn hạn nhất; tiếp cận đất đai, mặt bằng kinh doanh đƣợc dễ dàng; thủ tục hành chính ít phiền hà và tốn ít thời gian; các thông tin kinh doanh đƣợc công khai, minh bạch; chi phí không chính thức thấp; lãnh đạo và cán bộ tỉnh năng động, sáng tạo và thân thiện với doanh nghiệp; luôn có sẵn các dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp có chất lƣợng; chất lƣợng lao động tốt, đáp ứng đƣợc nhu cầu của doanh nghiệp; hệ thống pháp lý tạo đƣợc lòng tin cho doanh nghiệp khi giải quyết tranh chấp; và tạo đƣợc môi trƣờng cạnh tranh bình đẳng. Kể từ khi công bố, kết quả PCI đã góp phần thúc đẩy các địa phƣơng nỗ lực thực hiện cải cách. Hơn 40 tỉnh thành đã tổ chức hội thảo chẩn đoán, tăng cƣờng đối thoại công – tƣ về các vấn đề chính nhằm cải thiện năng lực điều hành. 1.1.3. Vai trò của chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh Đối với chính quyền các địa phƣơng: Chỉ số PCI giúp chính quyền các tỉnh xác định đƣợc điểm mạnh trong việc điều hành kinh tế cũng nhƣ các lĩnh vực cần cải thiện để tăng khả năng cạnh tranh, thúc đẩy kinh tế phát triển và đầu tƣ bền vững. Đồng thời, cung cấp những thông tin hữu ích cho lãnh đạo các tỉnh, thành phố, giúp họ xác định đƣợc lĩnh vực và cách thức cải cách điều hành kinh tế hiệu quả nhất. Đối với các nhà đầu tƣ: Là kênh thông tin tham khảo tin cậy về địa điểm đầu tƣ, môi trƣờng đầu tƣ cho các nhà đầu tƣ. 1.1.4. Đặc điểm, phương pháp xây dựng PCI Quá trình điều tra và xây dựng chỉ số PCI bồm 3 bƣớc chính gọi tắt là 3T: Bƣớc 1: Thu thập dữ liệu: Gồm 2 nhóm dữ liệu. Nhóm một, dữ liệu thu thập đƣợc qua điều tra, khảo sát bằng phiếu hỏi hàng ngàn doanh nghiệp tƣ Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 8 nhân hoạt động trên cả nƣớc. Doanh nghiệp tham gia đƣợc chọn ngẫu nhiên nhƣng vẫn đảm bảo đại diện tƣơng đối chính xác cho toàn bộ doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh về các đặc điểm nhƣ: ngành nghề, lĩnh vực hoạt động, loại hình và tuổi doanh nghiệp. Nhóm dữ liệu thứ hai đƣợc lấy từ các nguồn đã đƣợc công bố của các cơ quan nhƣ Tổng cục Thống kê, Bộ Kế hoạch và Đầu tƣ, Bộ Lao động Thƣơng binh và Xã hội…. Bƣớc 2: Tính toán chín chỉ số thành phần: Chỉ tiêu sau khi thu thập, sẽ đƣợc chuẩn hóa theo thang điểm 10. Giá trị tốt nhất sẽ nhận đƣợc điểm 10 và giá trị thấp nhất sẽ nhận đƣợc điểm 1. Cứ nhƣ vậy, chỉ số thành phần đƣợc tính toán từ bình quan các chỉ tiêu. Bƣớc 3: Tính trọng số cho chỉ số PCI trung bình của chín chỉ số thành phần trên thang điểm 100. Ở bƣớc này, chỉ số thành phần đƣợc gán thêm trọng số. Có ba mức trọng số: cao (15-20%), trung bình (10%) và thấp (5%) thể hiện mức đóng góp và tầm quan trọng của từng chỉ số đới với sự phát triển số lƣợng doanh nghiệp, vốn đầu tƣ và lợi nhuận. Phƣơng pháp tiếp cận PCI có bốn đặc điểm đáng chú ý: Thứ nhất, chỉ số PCI khuyến khích chính quyền các tỉnh cải thiện chất lƣợng công tác điều hành bằng cách chuẩn hóa điểm số xung quanh các thực tiễn điều hành kinh tế tốt sẵn có tại Việt Nam mà không dựa trên các tiêu chuẩn điều hành kinh tế lý tƣởng nhƣng khó đạt đƣợc Thứ hai, bằng cách loại trừ ảnh hƣởng của các điều kiện truyền thống ban đầu chỉ số PCI giúp xác định và hƣớng vào các thực tiễn điều hành kinh tế tốt có thể đạt đƣợc ở cấp tỉnh. Thứ ba, bằng cách so sánh đối chiếu giữa các thực tiễn điều hành với kết quả phát triển kinh tế, chỉ số PCI giúp lƣợng hóa tầm quan trọng của các thực tiễn điều hành kinh tế tốt đối với thu hút đầu tƣ và tăng trƣởng. Thứ tƣ, các chỉ tiêu cấu thành chỉ số PCI đƣợc thiết kế theo hƣớng dễ hành động. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng

Tài liệu xem nhiều nhất