Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách bồi thường giải phóng mặt bằng tại thị xã...

Tài liệu Nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách bồi thường giải phóng mặt bằng tại thị xã sơn tây

.DOCX
123
196
138

Mô tả:

KI Ề U T H U H Ằ BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG --------------------------------------- Kiều Thu Hằng T ÀI C HÍ N H – N G Â N H NÂNG CAO HIỆU QUẢ THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH BỒI THƯỜNG GIẢI PHÓNG MẶT BẰNG TẠI THỊ XÃ SƠN TÂY LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH DOANH VÀ QUẢN LÝ K H O Á Hà Nội – Năm 2015 0 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG --------------------------------------- Kiều Thu Hằng Mã học viên: C00086 NÂNG CAO HIỆU QUẢ THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH BỒI THƯỜNG GIẢI PHÓNG MẶT BẰNG TẠI THỊ XÃ SƠN TÂY LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH DOANH VÀ QUẢN LÝ CHUYÊN NGÀNH: TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG MÃ SỐ: 60340201 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC Người hướng dẫn chính: GS.TS NGUYỄN KHẮC MINH Hà Nội – Năm 2015 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan rằng, số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là trung thực và các thông tin trích dẫn trong luận văn đều đã được chỉ rõ nguồn gốc. Tác giả luận văn Kiều Thu Hằng 2 LỜI CẢM ƠN Trong quá trình thực hiện nghiên cứu đề tài, Tôi đã nhận được sự quan tâm giúp đỡ nhiệt tình, sự đóng góp quý báu của tập thể, cá nhân đã tạo điều kiện thuận lợi giúp đỡ tôi hoàn thành Luận văn này. Lời đầu tiên, tôi xin trân thành cảm ơn GS. TS. Nguyễn Khắc Minh đã trực tiếp hướng dẫn tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài và những góp ý chân thành của các thầy, cô giáo trong Khoa. Tôi xin chân thành cảm ơn sự nhiệt tình giúp đỡ, tạo điều kiện của Ban Bồi thường GPMB; Phòng Tài nguyên Môi trường, Trung tâm phát triển quỹ đất, Phòng thống kê thị xã Sơn Tây…nhiệt tình giúp đỡ tôi trong suốt thời gian điều tra số liệu và những đóng góp quý báu cho luận văn của tôi. Tôi xin chân thành cảm ơn những người thân trong gia đình, bạn bè, đồng nghiệp đã khích lệ, tạo điều kiện tốt nhất để tôi hoàn thành luận văn này. Một lần nữa tôi xin chân thành cảm ơn! Tác giả luận văn Kiều Thu Hằng MỤC LỤC TRANG PHỤ BÌA............................................................................................i LỜI CAM ĐOAN.............................................................................................ii LỜI CẢM ƠN........................................................................................... iii DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT........................................................x DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG, BIỂU, HÌNH ẢNH.................................xi MỞ ĐẦU.....................................................................................................1 1. Tính cấp thiết của đề tài........................................................................ 1 2. Mục đích và yêu cầu của đề tài.............................................................2 2.1. Mục đích............................................................................................... 2 2.2. Yêu cầu................................................................................................. 2 3. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu.........................................................2 3.1 Phạm vi nghiên cứu............................................................................... 2 3.2.Đối tượng nghiên cứu............................................................................ 3 4.Phương pháp nghiên cứu........................................................................3 4.1. Phương pháp điều tra thu thập tài liệu, số liệu......................................3 4.2. Phương pháp thống kê...........................................................................4 4.3. Phương pháp phân tích và đánh giá tổng hợp....................................... 4 4.4. Phương pháp xử lý số liệu.....................................................................4 4.5. Phương pháp minh họa sơ đồ, biểu đồ, hình ảnh.................................. 4 4.6. Phương pháp chuyên gia.......................................................................4 5. Kết cấu của luận văn..............................................................................4 Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ BỒI THƯỜNG GIẢI PHÓNG MẶT BẰNG...................................................................................... 5 1.1. KHÁI QUÁT VỀ BỒI THƯỜNG GIẢI PHÓNG MẶT BẰNG ...5 1.1.1. Bồi thường......................................................................................... 5 1.1.2. Hỗ trợ.................................................................................................6 4 1.1.3. Tái định cư......................................................................................... 6 1.2. ĐẶC ĐIÊM CỦA CÔNG TÁC BỒI THƯỜNG GIẢI PHÓNG MẶT BẰNG................................................................................................7 1.3. NHỮNG NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA CHÍNH SÁCH BỒI THƯỜNG, GIẢI PHÓNG MẶT BẰNG.................................................8 1.4. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI CÔNG TÁC BỒI THƯỜNG GIẢI PHÓNG MẶT BẰNG......................................................................9 1.4.1. Đăng ký quyền sử dụng đất, lập và quản lý hồ sơ địa chính, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.............................................................9 1.4.2. Công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất......................................10 1.4.3. Ban hành các chính sách đất đai...................................................... 11 1.4.4. Yếu tố về giá đất và định giá đất......................................................12 1.4.5. Thị trường bất động sản................................................................... 13 1.5. TÁC ĐỘNG CỦA CÔNG TÁC BỒI THƯỜNG GIẢI PHÓNG MẶT BẰNG ĐẾN PHÁT TRIỂN HẠ TẦNG VÀ ĐỜI SỐNG XÃ HỘI............................................................................................................13 1.5.1. Phát triển hạ tầng............................................................................. 13 1.5.2. Đời sống xã hội................................................................................14 1.6. CHÍNH SÁCH BỒI THƯỜNG GIẢI PHÓNG MẶT BẰNG Ở VIỆT NAM QUA CÁC THỜI KỲ......................................................... 14 1.6.1 Thời kỳ trước năm 1945....................................................................14 1.6.2. Thời kỳ sau cách mạng tháng 8/1945 đến năm 1975.......................15 1.6.3. Thời kỳ năm 1975 đến trước sự ra đời Luật đất đai năm 1993 15 1.6.4. Thời kỳ 1993 đến 2003.................................................................... 16 1.6.5. Thời kỳ từ khi có Luật đất đai năm 2003.........................................17 1.6.6.Thời kỳ Luật đất đai năm 2013.........................................................18 1.6.7. Nhận xét, đánh giá........................................................................... 20 1.7. THỰC TIỄN CÔNG TÁC BỒI THƯỜNG GẢI PHÓNG MẶT BẰNG Ở MỘT SỐ THÀNH PHỐ CỦA MỘT SỐ NƯỚC TRONG KHU VỰC................................................................................................ 21 1.8. NHẬN XÉT CHUNG VỀ TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU...........................................................................................................26 Chương 2: THỰC TRẠNG CHÍNH SÁCH BỒI THƯỜNG, GIẢI PHÓNG MẶT BẰNG TRÊN ĐỊA BÀN THỊ XÃ SƠN TÂY.....................28 2.1. KHÁI QUÁT VỀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ- XÃ HỘI CỦA THỊ XÃ SƠN TÂY......................................................................... 28 2.1.1. Điều kiện tự nhiên, tài nguyên và cảnh quan môi trường 28 2.1.1.1. Vị trí địa lý....................................................................................28 2.1.1.2. Đặc điểm địa hình, địa mạo.......................................................... 29 2.1.1.3. Khí hậu..........................................................................................29 2.1.1.4. Thuỷ văn....................................................................................... 30 2.1.1.5. .5. Các nguồn tài nguyên...............................................................30 2.1.2. Thực trạng phát triển kinh tế - xã hội của thị xã Sơn Tây................32 2.1.2.1. Tăng trưởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế...................... 32 2.1.2.2. Thực trạng phát triển các ngành kinh tế........................................33 2.1.2.3. Dân số, lao động và việc làm........................................................35 2.1.2.4. Thực trạng phát triển cơ sở hạ tầng...............................................35 2.1.3. Đánh giá tiềm năng phát triển của thị xã Sơn Tây..................... 38 2.1.3.1. Thuận lợi.......................................................................................38 2.1.3.2. khó khăn........................................................................................39 2.2. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ ĐẤT ĐAI TRÊN ĐỊA BÀN THỊ XÃ SƠN TÂY.................................................................40 2.2.1. Tình hình uản lý nhà nước về đất đai của thị xã Sơn Tây................40 2.2.1.1. Triển khai thi hành luật đất đai và các văn bản hướng dẫn thi hành40 6 2.2.1.2. Xác định địa giới hành chính, lập và quản lý hồ sơ địa giới hành chính, lập bản đồ hành chính......................................................................41 2.2.1.3. Khảo sát, đo đạc, đánh giá, phân hạng đất; lập bản đồ địa chính, bản đồ hiện trạng sử dụng đất và bản đồ quy hoạch sử dụng đất...............42 2.2.1.4. Quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, giao đất, cho thuê, thu hồi, chuyển mục đích sử dụng đất..............................................................42 2.2.2. Hiện trạng sử dụng đất..................................................................... 44 2.3. KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TÁC BỒI THƯỜNG GIẢI PHÓNG MẶT BẰNG TRÊN ĐỊA BÀN THỊ XÃ SƠN TÂY.............................. 45 2.3.1. Tình hình chung............................................................................... 45 2.3.2. Công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng ở thị xã Sơn Tây 46 2.3.2.1. Những kết quả đạt được................................................................46 2.3.2.2. Những vấn đề tồn tại, vướng mắc.................................................47 2.4. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CÔNG TÁC BỒI THƯỜNG GIẢI PHÓN MẶT BẰNG VÀ TÁC ĐỘNG CỦA VIỆC THU HỒI ĐẤT TẠI MỘT SỐ DỰ ÁN TRÊN ĐỊA BÀN THỊ XÃ SƠN TÂY..............48 2.4.1. Giới thiệu sơ lược về hai dự án nghiên cứu..................................... 48 2.4.1.1. Dự án 1..........................................................................................48 Hình 2.2. Hình ảnh cầu Vĩnh Thịnh đoạn qua địa bàn xã Đường Lâm 2.4.1.2. Dự án 2..........................................................................................50 2.4.2. Các văn bản pháp lý có liên quan đến 02 dự án...............................54 2.4.2.1. Văn bản pháp lý chung................................................................. 54 2.4.2.2. Văn bản pháp lý cụ thể cho từng dự án.........................................55 2.4.3. Công tác tổ chức, trình tự thực hiện.................................................59 2.4.4. Đánh giá việc thực hiện chính sách bồi thường thiệt hại khi Nhà nước thu hồi đất tiến hành ở 2 dự án..........................................................62 2.4.4.1 Đối tượng được bồi thường và điều kiện được bồi thường............62 2.4.4.2 Bồi thường về đất...........................................................................66 2.4.4.3. Bồi thường về tài sản trên đất....................................................... 70 2.4.4.4: Các chính sách hỗ trợ....................................................................73 2.4.4.5. Chính sách tái định cư...................................................................77 2.4.4.6. Kết quả đạt được, tồn tại vướng mắc của 2 dự án nghiên cứu 80 2.4.5. Tác động của việc thực hiện chính sách bồi thường giải phóng mặt bằng đến đời sống, việc làm của người bị thu hồi đất................................84 2.4.6. Đánh giá việc thực hiện các chính sách bồi thường giải phóng mặt bằng 85 2.4.6.1. Một số thành công.........................................................................85 2.4.6.2. Một số hạn chế..............................................................................87 Chương 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH BỒI THƯỜNG, GIẢI PHÓNG MẶT BẰNG...................93 3.1. PHƯƠNG HƯỚNG VÀ QUAN ĐIỂM ĐỂ NÂNG CAO HIỆU QUẢ THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH BỒI THƯỜNG GIẢI PHÓNG MẶT BẰNG TRONG THỜI GIAN TỚI...............................................93 3.1.1 Phương hướng...................................................................................93 3.1.2 Quan điểm.........................................................................................93 3.2. ĐỀ SUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH BỒI THƯỜNG GIẢI PHÓNG MẶT BẰNG TẠI THỊ XÃ SƠN TÂY.............................................................. 94 3.2.1. Giải pháp chung.............................................................................. 94 3.2.1.1. Chính sách bồi thường thiệt hại về đất..........................................94 3.2.1.2. Bồi thường thiệt hại về tài sản trên đất bị thu hồi......................... 95 3.2.1.3.Về chính sách tái định cư...............................................................95 3.2.1.4. Minh bạch trong quy hoạch đô thị................................................ 96 3.2.1.5. Chính sách hỗ trợ và ổn định cuộc sống....................................... 97 8 Thang Long University Libraty 3.2.1.6. Hỗ trợ đào tạo việc làm.................................................................97 3.2.2 Giải pháp hỗ trợ............................................................................... 98 3.2.2.1 Quản lý Nhà nước..........................................................................98 3.2.2.2 Quản lý của chính quyền địa phương.............................................99 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ..........................................................................101 1. Kết luận................................................................................................101 2. Đề nghị.................................................................................................103 TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................................... 105 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT TT Chữ viết tắt Chữ viết đầy đủ 1 TĐC Tái định cư 2 GPMB Giải phóng Mặt Bằng 3 CNH -HĐH Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa 4 HĐND- UBND Hội đồng nhân dân - Ủy ban nhân dân 5 GCN QSDĐ 6 BT, HT & TĐC Bồi thường, hỗ trợ và tái định cư 7 BT, HT GPMB Bồi thường, hỗ trợ Giải phóng Mặt bằng 8 XHCN Xã hội chủ nghĩa 9 QHSDĐ Quy hoạch sử dụng đất 10 HSĐC Hồ sơ địa chính 11 GCN Giấy chứng nhận 12 TNHH Trách nhiệm hữu hạn Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất 10 DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG, BIỂU, HÌNH ẢNH 1. SƠ ĐỒ Hình 2.1 Sơ đồ thị xã Sơn Tây trong thành phố Hà Nội..................................28 2. DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1. Diện tích các loại đất ở thị xã Sơn Tây...........................................30 Bảng 2.2. Giá trị tổng sản phẩm trên địa bàn thị xã Sơn Tây từ năm 2006 – 2014.................................................................................................................33 B¶ng 2.3. Thực trạng phát triển kinh tế của thị xã Sơn Tây từ 2000-2014......34 Bảng 2.4. Tình hình phát triển dân số, lao động và việc làm ở thị xã Sơn Tây giai đoạn 2006-2014........................................................................................35 Bảng 2.5. Hiện trạng sử dụng đất tại thị xã Sơn Tây năm 2014......................44 Bảng 2.6. Tổng hợp kết quả xác định đối tượng được bồi thường và không được bồi thường...............................................................................................65 Bảng 2.7. Tổng hợp đơn giá bồi thường về đất tại 2 dự án.............................68 Bảng 2.8. So sánh mức độ chênh lệch giữa giá bồi thường của 2 dự án và giá thị trường tại thời điểm thu hồi đất..................................................................69 Bảng 2.9. Tổng hợp kinh phí bồi thường về đất tại 2 dự án nghiên cứu.........70 Bảng 2.10. Tổng hợp đơn giá bồi thường công trình, vật kiến trúc tại 2 dự án .. 71 Bảng 2.11. Tổng hợp kinh phí bồi thường thiệt hại về công trình, vật kiến trúc và cây, hoa màu của 2 dự án............................................................................73 Bảng 2.12. Tổng hợp các chính sách hỗ trợ của 02 dự án...............................74 Bảng 2.13. Tổng hợp kinh phí hỗ trợ của 2 dự án...........................................76 3. DANH MỤC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 2.1. Cơ cấu diện tích các loại đất bị thu hồi thực hiện dự án: Đầu tư xây dựng cầu Vĩnh Thịnh trên quốc lộ 2C ......................................................................................................................... 49 Biểu đồ 2.2. Cơ cấu diện tích các loại đất bị thu hồi thực hiện dự án: Di chuyển các hộ dân ra khỏi vùng ảnh hưởng môi trường khu xử lý rác thải Xuân Sơn...51 4. DANH MỤC HÌNH Hình 2.1. Hình ảnh đường dẫn lên cầu Vĩnh Thịnh, đoạn qua địa bàn xã Đường Lâm......................................................................................................50 Hình 2.2. Hình ảnh cầu Vĩnh Thịnh đoạn qua địa bàn xã Đường Lâm..............50 Hình 2.3. Hình ảnh dự án di chuyển các hộ dân ra khỏi vùng ảnh hưởng môi trường khu xử lý rác thải Xuân Sơn.................................................................52 Hình 2.4. Hình ảnh địa điểm GPMB dự án di chuyển các hộ dân ra khỏi vùng ảnh hưởng môi trường khu xử lý rác thải Xuân Sơn.......................................53 Hình 2.5. Hình ảnh khu TĐC dự án Bãi rác Xuân Sơn (Khu TĐC Đồng Láng)...................................................................................................................................53 Hình 2.6. Hình ảnh khu TĐC dự án Bãi rác Xuân Sơn (Khu TĐC Đồng Láng, Xuân Khanh).........................................................................................................54 12 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Đất nước ta đang trong giai đoạn hội nhập và phát triển, trong quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước đang chuyển biến rất nhanh. Để phát triển kinh tế - xã hội nhanh và bền vững, một trong những vấn đề cần tập trung thực hiện đó là vấn đề đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội, phúc lợi xã hội, phục vụ nhân dân... Đây là vấn đề rất quan trọng, là động lực thúc đẩy sự phát triển toàn diện trên các lĩnh vực đời sống, kinh tế - xã hội của một địa phương, quốc gia. Để thực hiện đầu tư đạt hiệu quả cao, một trong những khâu quan trọng nhất đó là cần phải tập trung thực hiện tốt khâu giải phóng mặt bằng, khảo sát, đo đạc, kiểm kê, ban hành quyết định thu hồi đất, tái định cư, bàn giao mặt bằng để đẩy nhanh tiến độ triển khai thi công, sớm hoàn thành công trình đưa vào sử dụng... Việc thu hồi đất, bồi thường giải phóng mặt bằng thời gian qua đã có những chuyển biến tích cực về mặt chính sách. Tuy nhiên các văn bản về hướng dẫn còn chưa rõ ràng, chưa đồng nhất, chưa phù hợp với tình hình thực tế, chưa thực sự công bằng. Vì vậy cần được nhanh chóng đổi mới, sửa đổi và hoàn thiện các nội dung để hoàn thiện và nâng cao chính sách, đảm bảo lợi ích tối đa hợp pháp cho người dân có đất bị thu hồi. Từ những lý do trên, về phía bản thân hiện đang công tác tại Ban Bồi thường giải phóng mặt bằng thị xã Sơn Tây là người đang thực thi chức năng, nhiệm vụ triển khai thực hiện công tác giải phóng mặt bằng các dự án trên địa bàn Thị xã; Tôi nhận thức được tầm quan trọng, tính thiết thực, thời sự của vấn đề thực hiện chính sách bồi thường giải phóng mặt bằng. Được sự phân công của Khoa Tài chính ngân hàng, dưới sự hướng dẫn của GS. TS. Nguyễn Khắc Minh, tôi đã lựa chọn đề tài nghiên cứu: “Nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách bồi thường giải phóng mặt bằng tại thị xã Sơn Tây” nhằm tìm hiểu thực trạng, tìm ra nguyên nhân vướng mắc và đề xuất một số giải pháp, nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách bồi thường giải phóng mặt bằng, đẩy nhanh tiến độ của công tác bồi thường giải phóng mặt bằng góp phần hạn chế, giảm tỷ lệ khiếu kiện của người dân bị thu hồi đất, làm cho người dân tin tưởng vào đường lối chính sách của Đảng và pháp luật của nhà nước. 2. Mục đích và yêu cầu của đề tài 2.1. Mục đích - Tìm hiểu việc thực hiện chính sách bồi thường giải phóng mặt bằng ở một số dự án trên địa bàn thị xã Sơn Tây. - Đánh giá và rút ra những ưu điểm, tồn tại trong việc thực hiện chính sách bồi thường giải phóng mặt bằng đó đề xuất các giải pháp góp phần đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng cho một số dự án tại thị xã Sơn Tây. 2.2. Yêu cầu - Hiểu rõ và áp dụng đúng chính sách bồi thường giải phóng mặt bằng, các văn bản pháp lý có liên quan đến công tác bồi thường giải phóng mặt bằng. - Các số liệu điều tra phải được đầy đủ, chính xác, phản ánh đúng, khách quan quá trình thực hiện chính sách bồi thường giải phóng mặt bằng. - Làm rõ thiệt hại của người bị thu hồi đất tại 2 dự án nghiên cứu. - Phân tích các số liệu đưa ra, trên cơ sở đó đưa ra các giải pháp cụ thể, có tính khả thi phục vụ cho dự án. 3. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu 3.1 Phạm vi nghiên cứu Vấn đề nóng bỏng hiện nay, mà cũng là những vướng mắc lớn nhất mà đa số các dự án đều vướng phải đó là đơn giá bồi thường về đất chưa ngang bằng với giá thị trường, chưa đáp ứng được mong đợi của người dân bị thu 2 hồi đất. Bên cạnh đó cũng còn có những yếu tố khác như: việc bố trí tái định cư chưa kịp thời, chưa hợp lý; các chính sách hỗ trợ, ưu đãi, bố trí việc làm cho các thành viên trong độ tuổi lao động cũng chưa được đáp ứng và quan tâm đúng mức. Nghiên cứu việc thực hiện chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi nhà nước thu hồi đất tại Ban bồi thường Giải phóng mặt Bằng. Chọn 02 dự án mẫu làm cơ sở phân tích từ đó nêu lên những kết quả đạt được và hạn chế trong việc áp dụng chính sách bồi thường giải phóng mặt bằng thể như sau: - Dự án: Đầu tư xây dựng cầu Vĩnh Thịnh trên quốc lộ 2C, đoạn qua địa bàn thị xã Sơn Tây (Dự án 1). - Dự án: Di chuyển các hộ dân ra khỏi vùng ảnh hưởng môi trường khu xử lý rác thải Xuân Sơn, thị xã Sơn Tây (Dự án 2). 3.2.Đối tượng nghiên cứu - Chính sách bồi thường giải phóng mặt bằng tại Ban bồi thường GPMB thị xã Sơn Tây. - Các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân có đất, hoa màu, tài sản bị thu hồi trong phạm vi 02 dự án nghiên cứu. - Một số dự án trên địa bàn Thị xã Sơn Tây, thành phố Hà Nội: Dự án Đầu tư xây dựng cầu Vĩnh Thịnh trên quốc lộ 2C, đoạn tuyến qua địa bàn xã Đường Lâm - thị xã Sơn Tây và dự án di chuyển các hộ dân ra khỏi vùng ảnh hưởng môi trường khu xử lý rác thải Xuân Sơn, thị xã Sơn Tây. 4.Phương pháp nghiên cứu 4.1. Phương pháp điều tra thu thập tài liệu, số liệu Sử dụng thực tế tại Ban bồi thường Giải phóng Mặt Bằng, với những kinh nghiệm thực tế trong công việc mà mình, tham khảo trên mạng Internet, số liệu tại Phòng Thồng kê thị xã, Phòng Tài nguyên Môi trường thị xã để có số liệu so sánh với giá đất áp dụng để lập phương án bồi thường hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất và giá đất theo khung giá do UBND Thành phố Hà Nội quy định. 4.2. Phương pháp thống kê Sử dụng để thống kê các số liệu về giá đất bồi thường, nhà và tài sản trên đất, số liệu về hỗ trợ và nhà tái định cư phục vụ cho mục đích nghiên cứu. 4.3. Phương pháp phân tích và đánh giá tổng hợp Để đánh giá thực trạng công tác thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ và tái định cư của dự án tại thị xã Sơn Tây và đề xuất các giải pháp sao cho phù hợp với thực tiễn, góp phần nâng cao việc thực hiện chính sách bồi thường giải phóng mặt bằng, nâng cao đời sống của người dân có đất bị thu hồi đất cả trong hiện tại và tương lai. 4.4. Phương pháp xử lý số liệu Xử lý số liệu bằng: Exels... 4.5. Phương pháp minh họa sơ đồ, biểu đồ, hình ảnh 4.6. Phương pháp chuyên gia Tham khảo ý kiến của phòng Tài nguyên và Môi trường, Ban giải phóng mặt bằng thị xã Sơn Tây. 5. Kết cấu của luận văn Ngoài phần Mở đầu và Danh mục tài liệu tham khảo, luận văn gồm ba chương: Chương 1: Cơ sở lý luận chung về bồi thường giải phóng mặt bằng; Chương 2: Thực trạng chính sách bồi thường, giải phóng mặt bằng trên địa bàn thị xã Sơn Tây; Chương 3: Một số giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách bồi thường, giải phóng mặt bằng. 4 Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ BỒI THƯỜNG GIẢI PHÓNG MẶT BẰNG 1.1. KHÁI QUÁT VỀ BỒI THƯỜNG GIẢI PHÓNG MẶT BẰNG Trong quá trình thu hồi đất, bồi thường giải phóng mặt bằng là công việc hết sức quan trọng và là yếu tố quyết định, tác động trực tiếp đến việc thu hồi đất đó là việc xác định đơn giá bồi thường về đất, tài sản gắn liền với đất. Việc xác định giá đất, tài sản gắn liền với đất phải đảm bảo hài hòa giữa lợi ích của người bị thu hồi đất và hay chủ dự án thu hồi đất. Ngoài ra một số yếu tố cũng có tác động rất lớn đến việc chấp hành di dời của chủ sử dụng đất đó là việc bố trí tái định cư và các chính sách hỗ trợ khác. 1.1.1. Bồi thường - Bồi thường là đền bù những thiệt hại tổn thất gây ra. Đền bù là trả lại tương xứng với giá trị hoặc công lao. Như vậy, bồi thường là trả lại tương xứng với giá trị hoặc công lao cho một chủ thể nào đó bị thiệt hại vì hành vi của chủ thể khác. - Bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất: Là việc Nhà nước trả lại giá trị quyền sử dụng đất đối với diện tích đất bị thu hồi cho người bị thu hồi, trong đó, giá trị quyền sử dụng đất có thể là: giá trị bằng tiền, bằng vật chất khác, do các quy định của pháp luật điều tiết hoặc do thỏa thuận giữa các chủ thể đối với một diện tích đất xác định. - Giải phóng mặt bằng là quá trình tổ chức thực hiện các công việc liên quan đến di dời nhà cửa, cây cối và các công trình xây dựng trên phần đất nhất định được quy định cho việc cải tạo, mở rộng hoặc xây dựng một công trình mới trên đó. - Công tác bồi thường giải phóng mặt bằng từ khi thành lập Hội đồng giải phóng mặt bằng cho tới khi bàn giao mặt bằng cho chủ đầu tư. 1.1.2. Hỗ trợ Hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất: Là việc Nhà nước giúp đỡ người bị thu hồi đất thông qua đào tạo nghề mới, hỗ trợ việc làm, cấp kinh phí để di dời đến địa điểm mới. Bồi thường, hỗ trợ cho người sử dụng đất khi Nhà nước thu hồi đất mà phải di chuyển chỗ ở thì được bố trí tái định cư theo một trong các hình thức sau: - Bồi thường hoặc hỗ trợ đối với toàn bộ diện tích đất Nhà nước thu hồi. - Bồi thường hoặc hỗ trợ về tài sản hiện có gắn liền với đất và các chi phí đầu tư vào đất bị Nhà nước thu hồi. - Hỗ trợ di chuyển, hỗ trợ ổn định đời sống, hỗ trợ đào tạo chuyển đổi nghề và các hỗ trợ khác cho người bị thu hồi đất. 1.1.3. Tái định cư Tái định cư là việc di chuyển đến một nơi khác với nơi ở trước đây để sinh sống và làm ăn. Tái định cư bắt buộc đó là sự di chuyển không thể tránh khỏi khi Nhà nước thu hồi hoặc trưng thu đất đai để thực hiện các dự án phát triển. Tái định cư được hiểu là một quá trình từ bồi thường hỗ trợ về đất, tài sản; di chuyển đến nơi ở mới và các hoạt động hỗ trợ để xây dựng lại cuộc sống, thu nhập, cơ sở vật chất tinh thần tại đó. Như vậy, TĐC là hoạt động nhằm giảm nhẹ các tác động xấu về kinh tế, xã hội đối với một bộ phận dân cư đã gánh chịu vì sự phát triển chung. Hiện nay ở nước ta, khi Nhà nước thu hồi đất mà phải di chuyển chỗ ở thì người sử dụng đất được bố trí TĐC bằng một trong các hình thức sau: - Bồi thường bằng nhà ở; - Bồi thường bằng giao đất ở mới; - Bồi thường bằng tiền để người dân tự lo chỗ ở. 6 Tái định cư là một bộ phận không thể tách rời và giữ vị trí rất quan trọng trong chính sách giải phóng mặt bằng giúp người bị thu hồi đất ổn định nơi ở. 1.2. ĐẶC ĐIÊM CỦA CÔNG TÁC BỒI THƯỜNG GIẢI PHÓNG MẶT BẰNG Trong công tác giải phóng mặt bằng thì chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái định cư đảm bảo việc bồi hoàn đất đai, tài sản trên đất bị thu hồi đúng đối tượng, đúng chính sách và hơn nữa là đảm bảo ổn định đời sống cho người bị thu hồi đất bằng những chính sách phù hợp để tạo hướng phát triển nghề nghiệp ổn định. Có thể thấy bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất là một quá trình đa dạng và phức tạp nó không đơn thuần là bồi thường về vật chất mà còn phải đảm bảo được lợi ích của các bên tham gia và lợi ích của toàn xã hội. - Tính đa dạng thể hiện: mỗi dự án được tiến hành trên một vùng đất khác nhau với điều kiện tự nhiên kinh tế, xã hội dân cư khác nhau. Khu vực nội thành, mật độ dân cư cao, ngành nghề đa dạng, giá trị đất và tài sản trên đất lớn; khu vực ven đô, mức độ tập trung dân cư khá cao, ngành nghề dân cư phức tạp, hoạt động sản xuất đa dạng: công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, thương mại, buôn bán nhỏ; khu vực ngoại thành, hoạt động sản xuất chủ yếu của dân cư là sản xuất nông nghiệp. Do đó mỗi khu vực bồi thường, GPMB có những đặc trưng riêng và được tiến hành với những giải pháp riêng phù hợp với những đặc điểm riêng của mỗi khu vực và từng dự án cụ thể. - Tính phức tạp: Đất đai là tài sản có giá trị cao, có vai trò quan trọng trong đời sống kinh tế - xã hội đối với mọi người dân. Đối với khu vực nông thôn, dân cư chủ yếu sống nhờ vào hoạt động sản xuất nông nghiệp mà đất đai lại là tư liệu sản xuất quan trọng trong khi trình độ sản xuất của nông dân thấp, khả năng chuyển đổi nghề nghiệp khó khăn do đó tâm lý dân cư vùng
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng