Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn oda tại bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn việ...

Tài liệu Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn oda tại bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam

.PDF
170
64
85

Mô tả:

TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN *** LƢƠNG MẠNH HÙNG NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN ODA TẠIBỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM Chuyên ngành: Tài chính, lƣu thông tiền tệ và tín dụng LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC PGS. TS ĐÀO VĂN HÙNG Hà Nội, Năm 2007 MỤC LỤC Trang DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT DANH MỤC BẢNG BIỂU, HÌNH VẼ TÓM TẮT LUẬN VĂN MỞ ĐẦU ......................................................................................................................... 1 CHƢƠNG 1: VỐN ODA VÀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG NGUỒN VỐN ODA……4 1.1. VỐN ODA ............................................................................................................... 4 1.1.1. Khái niệm và các hình thức của vốn ODA ............................................................... 4 1.1.1.1. Khái niệm ODA ................................................................................................... 4 1.1.1.2. Các hình thức ODA ............................................................................................. 5 1.1.2. Đặc điểm nguồn vốn ODA ....................................................................................... 7 1.1.3. Tính hai mặt của vốn ODA đối với nƣớc nhận viện trợ ........................................... 8 1.1.3.1. Ưu điểm ............................................................................................................... 9 1.1.3.2. Mặt trái của vốn ODA ....................................................................................... 11 1.2. HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN ODA............................................................................ 12 1.2.1. Đánh giá hiệu quả sử dụng vốn ODA ..................................................................... 12 1.2.1.1. Sự cần thiết ........................................................................................................ 12 1.2.1.2. Các hình thức đánh giá hiệu quả sử dụng vốn ODA ......................................... 12 1.2.1.3. Thông tin để đánh giá ........................................................................................ 21 1.2.2. Các nhân tố ảnh hƣởng đến hiệu quả sử dụng vốn ODA........................................ 21 1.2.2.1. Các nhân tố khách quan .................................................................................... 21 1.2.2.2. Các nhân tố chủ quan ........................................................................................ 22 1.3. ODA ĐỐI VỚI PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP, NÔNG THÔN VIỆT NAM ...... 25 1.3.1. 1.3.2. Đặc điểm nông nghiệp và nông thôn Việt Nam...................................................... 25 Vai trò của ODA đối với phát triển nông nghiệp, nông thôn Việt Nam ................. 27 1.4. MỘT SỐ KINH NGHIỆM QUỐC TẾ VỀ QUẢN LÝ NGUỒN VỐN ODA TRONG NÔNG NGHIỆP ............................................................................................... 29 1.4.1. 1.4.2. Kinh nghiệm quản lý ODA ở một số nƣớc trên thế giới......................................... 29 Bài học kinh nghiệm quản lý ODA trong lĩnh vực NNo&PTNT cho Việt Nam .... 34 CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG VÀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN ODA TẠI BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN TỪ NĂM 1993 ĐẾN NAY ... 37 2.1. TÌNH HÌNH THU HÚT VÀ SỬ DỤNG NGUỒN VỐN ODA TẠI VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 1993-2006……..………………………….………………….…………..37 2.1.1. Tình hình cam kết và ký kết các khoản vay ODA .................................................. 37 2.1.2. Tình hình giải ngân ................................................................................................. 38 2.1.3. Tình hình phân bổ, sử dụng nguồn vốn ODA ......................................................... 39 2.1.3.1. Nguồn vốn ODA phân bổ theo ngành ................................................................ 39 2.1.3.2. ODA phân bổ theo khu vực địa lý ...................................................................... 40 2.2. QUY TRÌNH QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG VỐN ODA TẠI BỘ NNO&PTNT ....... 42 2.2.1. 2.2.2. Phân công trách nhiệm, thể chế đối với quản lý ODA tại Bộ NNo & PTNT ......... 42 Phƣơng thức thực hiện các chƣơng trình ODA tại Bộ NNo&PTNT ..................... .45 2.3. TÌNH HÌNH SỬ DỤNG VỐN ODA TẠI BỘ NNO&PTNT TỪ NĂM 1993 ĐẾN NAY… ............................................................................................................................ 45 2.3.1. Tình hình ký kết và phân bổ nguồn vốn ODA tại Bộ NNo&PTNT ....................... 45 2.3.1.1. Tình hình ký kết ODA hàng năm tại Bộ NNo&PTNT ........................................ 46 2.3.1.2. Tình hình phân bổ vốn ODA tại Bộ NNo&PTNT .............................................. 49 2.3.2. Tình hình sử dụng vốn ODA tại Bộ NNo&PTNT từ năm 1993 đến nay ............... 55 2.3.2.1. Theo lĩnh vực sử dụng........................................................................................ 57 2.3.2.2. Theo nhà tài trợ ................................................................................................. 57 2.4. THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN ODA TẠI BỘ NNO&PTNT ........ 62 2.4.1. Hiệu quả sử dụng vốn ODA tại Bộ NNo&PTNT ................................................... 62 2.4.2. Các yếu tố ảnh hƣởng tới hiệu quả sử dụng vốn ODA tại Bộ NNo&PTNT........... 66 2.4.2.1. Cơ chế, chính sách quản lý, sử dụng vốn của Nhà nước ................................... 66 2.4.2.2. Sự khác biệt về thủ tục giữa Chính phủ và nhà tài trợ ...................................... 69 2.4.2.3. Quy hoạch và phân bổ nguồn vốn ODA tại Bộ NNo&PTNT............................. 72 2.4.2.4. Hệ thống các văn bản pháp quy liên quan tới quản lý và sử dụng ODA tại Bộ chưa hoàn chỉnh, thiếu đồng bộ, chưa rõ ràng ................................................................. 74 2.4.2.5. Công tác tổ chức, quản lý và điều hành dự án còn nhiều bất cập ..................... 75 2.4.2.6. Hạn chế trong quá trình tổ chức công tác đấu thầu .......................................... 81 2.4.2.7. Năng lực và trình độ chuyên môn của các cán bộ ............................................. 83 2.4.2.8. Nhận thức về ODA còn hạn chế ........................................................................ 85 CHƢƠNG 3: CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN ODA TẠI BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN TRONG THỜI GIAN TỚI ................................................................................................................................ 86 3.1. MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP, NÔNG THÔN VÀ ĐỊNH HƢỚNG SỬ DỤNG VỐN ODA TẠI BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN ĐẾN NĂM 2010 .............................................................................................................. 86 3.1.1. Mục tiêu phát triển nông nghiệp nông thôn giai đoạn đến năm 2010..................... 86 3.1.1.1. Mục tiêu ............................................................................................................. 86 3.1.1.2. Những thuận lợi và khó khăn ............................................................................. 88 3.1.2. Quan điểm và định hƣớng sử dụng vốn ODA tại Bộ NNo & PTNT trong thời gian tới........... ................................................................................................................................ 89 3.1.2.1. Quan điểm sử dụng vốn ODA ............................................................................ 89 3.1.2.2. Định hướng sử dụng vốn ODA tại Bộ NNo & PTNT ......................................... 91 3.2. CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN ODA TẠI BỘ NNO& PTNT TRONG THỜI GIAN TỚI........................................................................ 95 3.2.1. Từ phía Bộ NNo&PTNT ........................................................................................ 95 3.2.1.1. Hoàn thiện quy trình vận động thu hút, sử dụng nguồn vốn ODA .................... 95 3.2.1.2. Sửa đổi/bổ sung/thay thế Quyết định số 45/2001/QĐ/BNN ngày 30/09/2004... 96 3.2.1.3. Nâng cao chất lượng ở khâu thiết kế dự án ....................................................... 96 3.2.1.4. Cải tiến cơ chế và thủ tục giải ngân các dự án ................................................. 97 3.2.1.5. Bố trí vốn đối ứng để thực hiện dự án ............................................................... 98 3.2.1.6. Nâng cao chất lượng mua sắm, công tác đấu thầu............................................ 98 3.2.1.7. Tăng cường quản lý, giám sát chặt chẽ về tài chính, kế toán tại các Ban quản lý dự án....... .....................................................................................................................…..99 3.2.1.8. Xây dựng hệ thống theo dõi, giám sát và đánh giá dự án ............................... 100 3.2.1.9. Nâng cao năng lực cho đội ngũ quản lý và thực hiện dự án ........................... 101 3.2.1.10.Phối hợp chặt chẽ giữa Trung ương và địa phương có dự án .......................... 102 3.2.2. Từ phía các Ban quản lý dự án ............................................................................. 103 3.2.2.1. Xây dựng qui chế hướng dẫn phù hợp cho từng Ban quản lý dự án ............... 103 3.2.2.2. Tăng cường công tác lập kế hoạch hoạt động/ngân sách hàng năm.............. 104 3.2.2.3. Đảm bảo sự tham gia của cộng đồng/người hưởng lợi ................................... 105 3.2.2.4. Đẩy mạnh công tác chỉ đạo của Ban chỉ đạo và giám đốc dự án.................... 106 3.2.2.5. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát của BQL dự án Trung ương với các tỉnh và của BQL dự án tỉnh đối với người hưởng lợi ...................................................... 107 3.2.2.6. Lựa chọn và kiện toàn đội ngũ cán bộ thực hiện dự án ................................... 108 3.3. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ ĐỐI VỚI CÁC CƠ QUAN HỮU QUAN ........................ 109 3.3.1. 3.3.2. 3.3.3. Đối với Chính phủ ................................................................................................ 109 Đối với Bộ Tài chính ............................................................................................ 112 Đối với Bộ Kế hoạch - Đầu tƣ .............................................................................. 114 KẾT LUẬN ................................................................................................................. 116 TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................... 118 PHỤ LỤC ................................. LỖI! THẺ ĐÁNH DẤU KHÔNG ĐƢỢC XÁC ĐỊNH. DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ADB Ngân hàng phát triển Châu Á AFD Cơ quan phát triển Pháp BQL Ban quản lý CPO Ban quản lý các dự án Trung ƣơng CPMU Ban quản lý dự án Trung ƣơng DAD Cơ sở dữ liệu trợ giúp phát triển của Việt Nam – dad.mpi.gov.vn EU Liên minh Châu Âu FAO Tổ chức nông lƣơng thế giới HTQT Hợp tác quốc tế IFAD Quỹ quốc tế về Phát triển nông nghiệp IMF Quỹ tiền tệ quốc tế IDA Hiệp hội Phát triển quốc tế ISG Chƣơng trình hỗ trợ quốc tế, Bộ NNo&PTNT – isg.mard.org.vn JBIC Ngân hàng Hợp tác quốc tế Nhật Bản JICA Cơ quan Hợp tác quốc tế Nhật Bản KFW Ngân hàng Tái thiết Đức NGOs Các tổ chức phi chính phủ NNo&PTNT Nông nghiệp và phát triển nông thôn NSNN Ngân sách Nhà nƣớc ODA Hỗ trợ phát triển chính thức OECD Tổ chức hợp tác kinh tế và phát triển UN Liên hợp quốc UNDP Chƣơng trình phát triển của Liên hiệp quốc UNICEF Quỹ nhi đồng liên hợp quốc WB Ngân hàng thế giới WFP Chƣơng trình lƣơng thực thế giới của Liên hiệp quốc XDCB Xây dựng cơ bản DANH MỤC BẢNG BIỂU, HÌNH VẼ Tên bảng biểu, hình vẽ Stt Trang 1 Bảng 1.1: Các tiêu chí đánh giá hiệu quả sử dụng vốn ODA 16 2 Bảng 1.2: Mối quan hệ về thời điểm đánh giá dự án 20 3 Bảng 2.1: Tình hình cam kết và ký kết ODA thời kỳ 1993 – 2006 37 4 Bảng 2.2: Tình hình cam kết, ký kết và giải ngân ODA thời kỳ 2001 38 – 2006 5 Bảng 2.3: ODA ký kết, giải ngân theo ngành thời kỳ 2001 – 2006 39 6 Bảng 2.4: ODA phân bổ theo khu vực địa lý thời kỳ 2001 - 2006 40 7 Bảng 2.5: Nguồn vốn ODA cho NNo&PTNT thời kỳ 1993 – 2006 45 8 Bảng 2.6: Tình hình ký kết ODA hàng năm tại Bộ NNo&PTNT 46 9 Bảng 2.7: Vốn ODA phân bổ theo lĩnh vực thời kỳ 1993 – 2006 49 10 Bảng 2.8: ODA phân theo vốn vay và viện trợ không hoàn lại 50 11 Bảng 2.9: Vốn ODA phân theo nhà tài trợ thời kỳ 1993 – 2006 52 12 Bảng 2.10: Tình hình giải ngân vốn ODA tại Bộ NNo&PTNT 56 13 Bảng 2.11: Tình hình giải ngân vốn ODA theo lĩnh vực sử dụng 57 14 Bảng 2.12: Tình hình giải ngân vốn ODA theo nguồn tài trợ 57 15 Hình 2.1: Tình hình ký kết ODA hàng năm tại Bộ NNo&PTNT 47 16 Hình 2.2: Vốn ODA phân bổ theo lĩnh vực thời kỳ 1993 – 2006 49 17 Hình 2.3: Vốn ODA phân theo nhà tài trợ thời kỳ 1993 – 2006 52 18 Hình 2.4: Cơ cấu vốn ODA của WB cho các ngành ở Việt Nam 54 19 Hình 2.5: Cơ cấu vốn ODA của ADB cho các ngành ở Việt Nam 54 TÓM TẮT LUẬN VĂN Vấn đề hiệu quả sử dụng nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) không phải bây giờ mới đƣợc nhắc tới. Nó trở thành vấn đề nóng bỏng và đƣợc toàn xã hội Việt nam nói chung và các nƣớc tài trợ nói riêng quan tâm đặc biệt khi xảy ra vụ việc tại Ban quản lý các dự án giao thong 18 – PMU18, khi mà hàng chục tỷ đồng của Nhà nƣớc, tiền viện trợ bị rơi vào túi cá nhân. Bộ NNo&PTNT, một bộ hàng năm nhận đƣợc lƣợng vốn đầu tƣ lớn từ Ngân sách Nhà nƣớc và nguồn vốn ODA. Vì vậy, vấn đề sử dụng hiệu quả vốn ODA tại Bộ NNo&PTNT cũng đã đƣợc nhắc tới nhiều lần, và nó cũng trở thành vấn đề luôn đƣợc quan tâm vì số tiền đầu tƣ lớn, lĩnh vực đầu tƣ rộng, dàn trải, lại tập trung vào khu vực nông thôn, miền núi, đồng bào dân tộc thiểu số… do vậy việc kiểm soát vốn đầu tƣ và hiệu quả của nó trở thành một bài toán khó. Xuất phát từ thực tế đó, cùng với kinh nghiệm và thực tế làm việc tại các dự án có sử dụng nguồn vốn ODA trong Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, tác giả đã mạnh dạn chọn đề tài “Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn ODA tại Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam” làm đề tài luận văn thạc sĩ của mình. Luận văn đƣợc chia làm 3 chƣơng với kết cấu nhƣ sau: - Chương 1: Vốn ODA và hiệu quả sử dụng nguồn vốn ODA. - Chương 2: Thực trạng và hiệu quả sử dụng vốn ODA tại Bộ NNo&PTNT từ năm 1993 đến nay. - Chương 3: Các giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn ODA tại Bộ NNo&PTNT trong thời gian tới. Tác giả đã tiến hành phân tích tình hình sử dụng vốn ODA tại Bộ NNo&PTNT từ năm 1993 đến nay dựa trên phƣơng pháp nghiên cứu dựa trên cơ sở chủ nghĩa duy vật biện chứng và lịch sử, kết hợp với phƣơng pháp phân tích, tổng hợp, thống kê, so sánh… Trong chƣơng 1, tác giả đã tiến hành tổng hợp theo logic có hệ thống, có chọn lọc những lý luận cơ bản về ODA, nhƣ khái niệm, đặc điểm và nêu rõ những mặt ƣu nhƣợc điểm của nguồn vốn ODA đối với quốc gia nhận viện trợ, đƣa ra lý luận về tầm quan trọng của hiệu quả sử dụng nguồn vốn ODA đối với phát triển kinh tế, xoá đói giảm nghèo.... Trên cơ sở đó, tác giả đã đi sâu phân tích kỹ nội dung của việc công tác đánh giá hiệu quả sử dụng vốn ODA trên cơ sở đƣa ra các tiêu chí đánh giá, trong đó tập trung vào 5 tiêu chí chính là: Tính phù hợp, tính hiệu quả, tính hiệu suất, tính tác động và tính bền vững. Tại mỗi tiêu chí này, tác giả đã nêu ra ý nghĩa, nội dung và thời điểm để tiến hành đánh giá. Bên cạnh đó, để có cơ sở đánh giá hiệu quả sử dụng vốn ODA tại Bộ Nno&PTNT trong chƣơng 2, tác giả cũng đã đƣa ra các chỉ sổ (indicator) để đo lƣờng 05 tiêu chí trên, phân thành 3 lĩnh vực: nông nghiệp, thuỷ lợi và lâm nghiệp. Khi đánh giá các tiêu chí này, cần phải đặt trong những bối cảnh thực tế và yếu tố ảnh hƣởng. Vì vậy, tác giả cũng đƣa ra các nhân tố ảnh hƣởng tới hiệu quả sử dụng vốn ODA, chia thành các nhân tố khách quan nhƣ chính sách, quy chế của nhà tài trợ, tình hình kinh tế, chính trị của nƣớc tài trợ... và chủ quan nhƣ quy trình/thủ tục của nƣớc nhận viện trợ, năng lực cán bộ thực hiện dự án, công tác theo dõi, kiểm tra trong quá trình thực hiện dự án ... Sau khi tiến hành phân tích các tiêu chí này, tác giả đã tiến hành nghiên cứu đặc điểm của nông nghiệp, nông thôn Việt Nam, từ đó đánh giá tầm quan trọng của nguồn vốn ODA đối với sự nghiệp phát triển nông nghiệp, nông thôn và xoá đói, giảm nghèo làm cơ sở tiến hành phân tích chƣơng 2. Bên cạnh đó, tác giả cũng tiến hành phân tích kinh nghiệm một số quốc gia Châu Á có đặc điểm tƣơng đồng với Việt Nam. Những nƣớc đã sử dụng có hiệu quả nguồn vốn ODA trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nƣớc, và phát triển nông nghiệp, nông thôn. Từ đó đúc kết và rút ra những bài học kinh nghiệm quí báu áp dụng để nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn vốn ODA tại Bộ NNo&PTNT trong chƣơng 2. Các bài học đƣợc rút ra từ kinh nghiệm của các nƣớc này là: - Tiến hành quản lý tập trung, thực hiện phi tập trung: nội dung chính là việc thu hút và quản lý vốn vay/vốn viện trợ đƣợc tập trung về một mối, xây dựng một cơ chế/quy trình thu hút, quản lý và sử dụng vốn ODA thống nhất, quy định rõ trình tự các bƣớc thực hiện từ Trung ƣơng đến địa phƣơng... - Tăng cƣờng công tác giám sát/kiểm tra/kiểm toán: thông qua các công cụ từ Bộ Tài chính, Sở tài chính, các Bộ/Ban ngành tại địa phƣơng đến việc thiết lập hệ thống kiểm toán/kiểm soát nội bộ, thuê kiểm toán độc lập tạo điều kiện tăng tính minh bạch, khắc phục sai sót, rút ra bài học kinh nghiệm giúp đẩy nhanh quá trình thực hiện dự án. Xây dựng kế hoạch giám sát/kiểm tra ngay khi xây dựng dự án và liên tục đƣợc cập nhập và thực hiện thƣờng xuyên trong quá trình thực hiện dự án.... - Hài hoà hoá thủ tục và tạo dựng mối quan hệ đối tác tin cậy với các nhà tài trợ: tạo dựng niềm tin, tăng cƣờng sự hiểu biết và tôn trọng lẫn nhau với các nhà tài trợ trên cơ sở đẩy mạnh đối thoại một cách cởi mở và xây dựng ở cấp chính sách cũng nhƣ cấp thực hiện; kiên quyết đấu tranh chống tham nhũng; nỗ lực hài hoà các quy trình và thủ tục ODA để giảm các chi phí giao dịch... - Tạo ra một khung chính sách và hệ thống văn bản pháp luật khuyến khích thu hút vốn ODA vào phát triển nông thôn; - Việc xác định các mục tiêu chung và các mục tiêu cụ thể của dự án phải xuất phát từ nhu cầu thực sự của nông dân: nội dung chính là đảm bảo sự tham gia của ngƣời dân vào tất cả các khâu thực hiện dự án từ đánh giá/xây dựng dự án, triển khai, giám sát trong quá trình thực hiện đến kết thúc dự án. - Thành lập một hệ thống quản lý, điều phối và thực hiện các chƣơng trình, dự án ODA, đủ mạnh từ Trung ƣơng đến địa phƣơng: theo nguyên tắc tài chính công khai, sử dụng hiệu quả và tinh thần liêm khiết để quản lý và điều phối các chƣơng trình viện trợ. Với đầy đủ cơ sở lý luận để đánh giá hiệu quả sử dụng vốn ODA và những bài học kinh nghiệm từ các nƣớc sử dụng vốn ODA hiệu quả trong phát triển nông nghiệp, nông thôn. Tác giả tiến hành nghiên cứu thực trạng sử dụng vốn ODA tại Bộ NNo&PTNT trong chƣơng 2. Trong chƣơng 2, tác giả đã khái quát tình hình thu hút và sử dụng vốn ODA tại Việt Nam từ năm 1993 đến hết năm 2006, qua đó phân tích và thấy rõ đƣợc Bộ Nông nghiệp và PTNT là một trong những Bộ đƣợc nhận vốn ODA có giá trị lớn so với cả nƣớc. 2.1. Bộ Nno&PTNT là cơ quan chủ quản đầu tƣ chƣơng trình, dự án, Bộ giao cho ba Ban quản lý là: BQL các dự án nông nghiệp, thủy lợi, lâm nghiệp giúp Bộ thực hiện triển khai dự án kể cả ở Trung ƣơng và các địa phƣơng tham gia dự án. Vụ Hợp tác quốc tế là cơ quan đầu mối giúp Bộ huy động nguồn vốn ODA. Các Cục, Vụ khác trong Bộ làm việc theo chức năng để kiểm tra, giám sát, hỗ trợ, hƣớng dẫn các Ban quản lý và các đơn vị thực hiện dự án. 2.2. Trong thời kỳ 1993-2006, Bộ Nông nghiệp và PTNT đã ký kết với 41 nhà tài trợ với 282 dự án, giá trị vốn đạt 2,827 tỷ USD, trong đó vốn viện trợ không hoàn lại 1,101 tỷ USD, với 233 dự án; vốn vay là 1,726 tỷ USD với 49 dự án. Các nhà tài trợ chính cho Bộ Nno&PTNT gồm có WB, ADB, AFD, Nhật Bản, Đan Mạch, Australia, Thụy Điển, Hà Lan. Ngoài ra, còn một số nhà tài trợ khác và các tổ chức phi chính phủ. Ba lĩnh vực chính đƣợc tài trợ là thủy lợi, nông nghiệp, lâm nghiệp. Vốn ODA cho thủy lợi chiếm tỷ trọng lớn 45,5%, kế đó là nông nghiệp 36,7% và lâm nghiệp 17,8%. Tỷ lệ giải ngân các dự án ODA trong nông nghiệp và PTNT vào loại trung bình so với các ngành khác trong cả nƣớc, đạt 67% so với các hiệp định ký kết. Tỷ lệ giải ngân không đều trong các năm, lĩnh vực thủy lợi đạt tỷ lệ giải ngân cao nhất (73%), kế đó là nông nghiệp 65% và lâm nghiệp 57%. Trên cơ sở đánh giá tình hình ký kết và sử dụng nguồn vốn ODA tại Bộ Nno&PTNT, những chỉ số đánh giá đã nêu trong chƣơng 1, tác giả đã tiến hành lấy mẫu 03 dự án đại diện có sử dụng vốn ODA đã hoàn thành, trong 3 lĩnh vực: Thuỷ lợi, nông nghiệp và cải cách hành chính để đánh giá hiệu quả sử dụng vốn ODA. Qua đánh giá vĩ mô và vi mô dự án, tác giả đã khái quát lại những kết quả đạt đƣợc và những tồn tại trong quá trình sử dụng vốn tại Bộ. Theo đó, những thành quả và những hạn chế nhƣ sau: 2.3. Những thành quả: Việc sử dụng vốn ODA đã góp phần giúp ngành nông nghiệp xây dựng mới, nâng cấp, sửa chữa các công trình cơ sở hạ tầng ngành nông nghiệp, giao thông nông thôn, cấp nƣớc sinh hoạt nông thôn, phát triển cây trồng và vật nuôi. Kết quả này góp phần vào việc phát triển ngành nông nghiệp; xóa đói giảm nghèo; tăng cƣờng hệ thống khoa học nông nghiệp; hoàn thiện một bƣớc thể chế; phát triển nguồn nhân lực; phát huy nội lực trong nƣớc và tăng vị thế của ngành trên trƣờng quốc tế. Đây là cơ sở để ngành nông nghiệp ngày càng phát triển, bộ mặt nông thôn ngày càng đổi mới và các sản phẩm nông nghiệp ngày càng đảm bảo chất lƣợng an toàn đáp ứng nhu cầu trong nƣớc, xuất khẩu. 2.4. Những tồn tại: Mặc dù có thành công, song trong thời kỳ 1993-2006 hiệu quả thực hiện các dự án ODA trong Bộ Nông nghiệp và PTNT còn một số hạn chế. Những hạn chế này xuất phát từ chính bản thân nội tại trong Bộ Nno&PTNT và những yếu tố khách quan từ chính sách vĩ mô về quản lý nguồn vốn ODA của Nhà nƣớc và chính sách từ phía Nhà tài trợ. 2.4.1. Những hạn chế về chính sách quản lý vĩ mô của Nhà nƣớc: - Tính không đồng bộ đối với việc lập kế hoạch ngân sách dự án hàng năm: phải chia thành nguồn vốn XDCB và nguồn vốn HCSN, gây khó khăn cho các dự án khi phải lập ngân sách hàng năm thành 2 nguồn và làm việc với 2 cơ quan là Bộ Kế hoạch – đầu tƣ và Bộ Tài chính với 2 hệ thống định mức khác nhau. - Vấn đề bố trí vốn đối ứng khi thực hiện dự án ở địa phƣơng: hầu hết các địa phƣơng triển khai các dự án của Bộ đều là những địa phƣơng nghèo, gặp khó khăn trong việc bố trí vốn để thực hiện dự án, từ đó làm chậm tiến độ thực hiện dự án. - Những khó khăn về chính sách thuế: đặc biệt là thuế GTGT gây chậm trễ cho các dự án trong việc hoàn thuế, đảm bảo nguồn vốn đối ứng để thực hiện dự án - Chính sách cho vay lại: mà chủ yếu là sự không đồng nhất về trong chính sách giữa các dự án, có dự án thì đƣợc NSNN cấp, có dự án phải vay lại là những dự án nƣớc sạch tại khu vực miền núi, khó khăn khi mà ngân sách của tỉnh không có, hàng năm phải nhận trợ cấp từ ngân sách nhà nƣớc. 2.4.2. Chính sách từ phía Nhà tài trợ: chủ yếu đƣợc đề cập đến là sự khác biệt về thủ tục/quy định của nhà tài trợ và Chính phủ. Trong đó, nhấn mạnh là ở khâu thiết kế dự án và tiến hành tổ chức mua sắm, đấu thầu. - Khâu thiết kế dự án: chủ yếu là sự khác biệt về quan điểm, định mức giữa các tƣ vấn của Nhà tài trợ và các tƣ vấn, chuyên gia do phía Việt Nam thuê dẫn đến một số dự án trong Bộ có quy mô quá cồng kềnh, dàn trải, vƣợt quá khả năng quản lý của các BQL dự án địa phƣơng. Bên cạnh đó là sự trùng lắp về hoạt động của một số dự án trên cùng một địa bàn, gây chồng chéo và khó khăn trong quá trình thực hiện. - Khâu tổ chức mua sắm và đấu thầu: tác giả chủ yếu đề cập đến quy định đấu thầu của nhà tài trợ song phƣơng và đa phƣơng, có khác biệt khá xa so với luật đấu thầu của Việt Nam. Đặc biệt là các trƣờng hợp nhà tài trợ song phƣơng trong việc chỉ định thầu, can thiệp vào quá trình tuyển chọn nhà thầu/tƣ vấn mặc dù trong Hiệp định ký không có; hoặc việc thuê chuyên gia tƣ vấn thực hiện dự án đối với nhà tài trợ đa phƣơng, tốn kém nhƣng thực sự không hiệu quả do chi phí tƣ vấn cao, chuyên gia tƣ vấn lại không am hiểu tình hình, thực tiễn của Việt Nam... 2.4.3. Những hạn chế từ nội tại Bộ Nno&PTNT: việc quy hoạch và phân bổ nguồn vốn ODA chƣa tổt; hệ thống các văn bản liên quan đến việc quản lý và sử dụng vốn ODA chƣa đồng bộ, chƣa hoàn chỉnh; công tác tổ chức, quản lý và điều hành dự án còn nhiều bất cập; hạn chế trong công tác tổ chức đấu thầu; năng lực và trình độ chuyên môn của đội ngũ cán bộ còn nhiều bất cập và; nhận thức về vốn ODA còn nhiều hạn chế. - Đối với việc quy hoạch và phân bổ nguồn vốn ODA: tác giả chủ yếu tập trung vào phân tích do chƣa có định hƣớng quy hoạch và phân bổ tốt nên các dự án sử dụng vốn ODA tại Bộ còn có xu hƣớng dàn trải, quy mô lớn... lại chƣa tập trung vào những vùng, khu vực nghèo, dân tộc thiểu số nhƣ vùng Tây Nguyên, Tây Bắc... Bên cạnh đó, tác giả cũng đi sâu phân tích kế hoạch thu hút và sử dụng nguồn vốn ODA tại Bộ cho giai đoạn 2006 – 2010, qua đó đánh giá những mặt còn hạn chế trong kế hoạch này nhƣ chƣa xây dựng đƣợc khung logic giữa một bên là các mục tiêu/mục đích với một bên là các chƣơng trình ƣu tiên phân bổ nguồn vốn, xác định các cơ chế thực hiện và các chỉ số đánh giá kết quả; đƣợc xây dựng chƣa dựa vào thực tế yêu cầu của cộng đồng/địa phƣơng và sự minh bạch hóa thông tin, trao đổi 2 chiều giữa địa phƣơng và Bộ (yêu tố quyết định đến sự thành công của các dự án); chƣa có sự phối hợp giữa các Bộ/ban/ngành trong quá trình thực hiện; chƣa đƣa ra đƣợc các bƣớc cần thực hiện để đạt đƣợc mục tiêu đề ra... - Đối với hệ thống các văn bản hƣớng dẫn quản lý và sử dụng vốn ODA: tác giả tập trung vào tính không đồng bộ của các văn bản này nhƣ chƣa có sự phân công rõ ràng về trách nhiệm quản lý, kiểm tra việc thực hiện dự án cho Cục/Vụ nào trong Bộ; chƣa quy định đơn vị nào sẽ đứng ra giải quyết các vấn đề phát sinh của dự án nếu nó liên quan đến nhiều Cục/Vụ; sự bất hợp lý trong cơ cấu tổ chức, hoạt động của 03 BQL các dự án Nông nghiệp, Thuỷ lợi và Lâm nghiệp gây chậm tiến độ thực hiện dự án. - Đối với công tác tổ chức, quản lý và điều hành dự án: Tác giả tập trung vào phân tích những điểm bất hợp lý trong quá trình xây dựng/thiết kế dự án nhƣ việc thẩm định và phê duyệt bị kéo dài dẫn đến khi thực hiện thực tế không còn phù hợp, dự án lại phải điều chỉnh, mất thời gian. Hay việc thuê các dự án khâu thiết kế không tốt do không thuê đƣợc ngƣời có am hiểu thực tế địa phƣơng, không xuất phát từ nhu cầu của ngƣời hƣởng lợi... gây khó khăn trong quá trình thực hiện do phải điều chỉnh. Công tác giải phóng mặt bằng để thực hiện dự án còn nhiều tồn tại, do không kịp thời cho nên nhiều dự án bị đình trệ, chậm tiến độ. Bên cạnh đó là công tác kiểm tra, giám sát chƣa đƣợc thực hiện tốt nhƣ chƣa tiến hành kiểm tra, quyết toán dự án hàng năm; các báo cáo tài chính chƣa đƣợc thực hiện nghiêm túc; các báo cáo dự án còn mang tính hình thức; công tác kiểm toán chủ yếu đƣợc thực hiện ở một phía – nhà tài trợ mà chƣa có sự quan tâm thích đáng từ phía Bộ... dẫn đến hiệu quả thực hiện dự án còn nhiều bất cập, thiếu sót. - Đối với công tác tổ chức đấu thầu: Do chƣa làm tốt công tác tổ chức đấu thầu mà nguyên nhân chủ yếu là do sự yếu kém về trình độ của các cán bộ tham gia chấm thầu, sự am hiểu không đầy đủ về các quy định đấu thầu của nhà tài trợ... dẫn đến việc đấu thầu mất nhiều thời gian, có dự án mất đến gần 3 năm để thực hiện. Bên cạnh đó, là do không làm tốt công tác tuyển chọn nhà thầu cho nên nhiều công trình đã xuống cấp ngay khi xây dựng xong, hoặc nhà thầu không đủ năng lực để hoàn thành gói thầu dẫn đến nguồn vốn của dự án bị sử dụng lãng phí. Ngoài ra, tác giả cũng đề cập đến những sai phạm trong quá trình tổ chức đấu thầu dẫn đến việc nhà tài trợ phải cử ngƣời sang kiểm tra, hạ thấp hình ảnh của Việt Nam trong mắt các nhà tài trợ. - Hạn chế về năng lực và trình độ chuyên môn của đội ngũ thực hiện dự án: tác giả đƣa ra những hệ quả do nó mang lại. Đó là việc thiết kế và thẩm định dự án không tốt dẫn đến dự án phải điều chỉnh trong quá trình thực hiện; hạn chế trong quá trình thẩm định và xét thầu dẫn đến những hạn chế về việc lựa chọn nhà thầu/nhà tƣ vấn có năng lực, khả năng để thực hiện công việc của dự án...Bên cạnh hạn chế về chuyên môn, tác giả cũng đƣa ra những tồn tại trong chế độ đãi ngộ đối với nhân viên tuyển dụng dẫn đến các nhân viên thƣờng rời dự án khi kết thúc hoặc không thuê đƣợc ngƣời có kinh nghiệm, năng lực để đáp ứng yêu cầu của dự án... - Đối với hạn chế về nhận thức ODA: tác giả đã tập trung phân tích về tính bất hợp lý trong việc bố trí, mua sắm các thiết bị phục vụ dự án trong khi hoàn toàn có thể điều chuyển từ các dự án đã kết thúc sang. Tất cả các dự án mới triển khai đều có tâm lý mua sắm, trang bị ô tô, máy tính, thiết bị làm việc hiện đại với tâm lý cho rằng đó là tiền viện trợ, không tiêu thì thật lãng phí... Để khắc phục những tồn tại và hạn chế trong chƣơng 2, tác giả đã đƣa ra các giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả sử dụng vốn ODA tại Bộ NNo&PTNT trong chƣơng 3. Trong chƣơng 3, tác giả đã phác họa mục tiêu phát triển nông nghiệp, nông thôn và định hƣớng sử dụng vốn ODA tại Bộ NNo&PTNT trong thời gian tới. Trong đó, để đạt đƣợc tốc độ tăng trƣởng bình quân 4 – 5%/năm đến năm 2010, và đáp ứng các mục tiêu xoá đói, giảm nghèo, nâng cao thu nhập của ngƣời dân; xoá dần khoảng cách giữa các vùng... thì nhu cầu vốn cho Bộ NNo&PTNT là khoảng 40,8 nghìn tỷ đồng. Số vốn này, ngoài phần trợ giúp từ Ngân sách nhà nƣớc thì mỗi năm Bộ NNo&PTNT cần khoảng 400 triệu USD vốn ODA cam kết. Với nhu cầu vốn ODA cho phát triển nông nghiệp, nông thôn tiếp tục tăng trong những năm tới; định hƣớng tập trung vốn ODA trong thời gian tới của Chính phủ cho nông nghiệp, nông thôn và xoá đói, giảm nghèo, thì vấn đề sử dụng có hiệu quả nguồn vốn này vẫn là một bài toán cần có lời giải đối với Bộ NNo&PTNT. Trên cơ sở những tồn tại đã nêu ở chƣơng 2 và những bài học kinh nghiệm từ một số quốc gia đã sử dụng thành công nguồn vốn ODA trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn, tác giả đã đƣa ra các giải pháp và kiến nghị nhằm giải quyết những tồn tại và nâng cao hơn nữa hiệu quả sử dụng vốn ODA tại Bộ NNo&PTNT trong thời gian tới. Những giải pháp tập trung từ phía Bộ NNo&PTNT và từ phía các Ban quản lý dự án trực thuộc Bộ. Các kiến nghị đƣợc đƣa ra đối với Chính phủ, Bộ Tài chính và Bộ Kế hoạch - đầu tƣ. Theo đó, những giải pháp mà tác giả đƣa ra là: 3.1 . Những giải pháp từ phía Bộ NNo&PTNT là: - Hoàn thiện quy trình vận động, thu hút và sử dụng nguồn vốn ODA: giải pháp này chủ yếu tập trung vào những khuyến nghị giúp Bộ NNo&PTNT sửa đổi, khắc phục những hạn chế trong kế hoạch thu hút và sử dụng vốn ODA giai đoạn 2006 – 2010. Theo đó, Bộ cần xây dựng thứ tự ƣu tiên đầu tƣ ODA cho từng lĩnh vực cụ thể trong phát triển nông nghiệp nông thônđối với từng đối tác phù hợp; việc thu hút cần tập trung theo vùng lãnh thổ, quy định cụ thể tỷ lệ đầu tƣ theo từng khu vực, đặc biệt là khu vực miền Trung, Tây nguyên và khu vực miền núi phía Bắc tập trung đông đồng bào dân tộc thiểu số, tỷ lệ nghèo đói cao; cụ thể hoá các bƣớc cần thực hiện để đạt đƣợc mục tiêu đề ra. Bên cạnh đó, tác giả cũng khuyến nghị Bộ tiếp tục xây dựng các kế hoạch thu hút và sử dụng nguồn vốn ODA dài hạn để lấy ý kiến của nhà tài trợ làm cơ sở cho việc thu hút đủ nguồn vốn ODA đáp ứng nhu cầu vốn đối với sự nghiệp phát triển nông nghiệp, nông thôn trong thời gian tới. Giải pháp này nhằm khắc phục tình hình hiện nay là việc đầu tƣ, sử dụng vốn ODA tại Bộ có xu hƣớng dàn trải trên địa bàn rộng, quy mô lớn...nhƣng lại không tập trung vào những vùng dân tộc khó khăn, vùng sâu, vùng xa... - Sửa đổi/bổ sung/thay thế Quyết định số 45/2001/QĐ/BNN ngày 30/09/2004: tập trung vào việc ban hành quy chế/quyết định mới thay thế cho Quyết định 45 và phù hợp với Nghị định số 131/NĐ-CP mới ban hành tháng 11/2006. Trong đó, cần sửa đối quy chế đối với Vụ Kế hoạch – Tài chính theo hƣớng chịu trách nhiệm làm đầu mối chủ trì việc theo dõi, đánh giá, kiểm tra tình hình thực hiện và hiệu quả hoạt động của các dự án sử dụng vốn ODA. Đồng thời, sửa đổi quy chế hoạt động của các BQL các dự án Nông nghiệp, Thuỷ lợi và Lâm nghiệp theo hƣớng đơn giản hoá cơ cấu tổ chức của các ban này, tăng cƣờng trách nhiệm cho những ngƣời đứng đầu ban. Giải pháp này nhằm khắc phục hạn chế về công tác theo dõi/kiểm tra/giám sát tại Bộ; chỉ rõ cơ quan chịu trách nhiệm quản lý hiệu quả sử dụng vốn ODA; đồng thời tạo ra một cơ chế quản lý thống nhất, khắc phục những trùng lắp, không phù hợp trong Quyết định 45. - Nâng cao chất lƣợng ở khâu thiết kế dự án: trong thời gian tới, Bộ cần làm tốt khâu đánh giá trên cơ sở đảm bảo thuê đƣợc những tƣ vấn trong nƣớc có kinh nghiệm, am hiểu tình hình thực tế địa phƣơng. Đối với các tƣ vấn nƣớc ngoài, Bộ cũng cần chủ động có ý kiến và kiên quyết gạt bỏ những đề xuất không phù hợp của họ và chỉ chấp nhận những đề xuất có tính khả quan và nằm trong khả năng thực hiện và quản lý. Bên cạnh đó, một yếu tố quyết định đến sự phù hợp và thành công khi dự án thực hiện là quá trình thiết kế nhất thiết phải có sự tham gia của địa phƣơng, cộng đồng hƣởng lợi. Giải pháp này nhằm khắc phục những tồn tại hiện nay ở các dự án tại Bộ là khâu thiết kế không tốt dẫn đến trong quá trình thực hiện dự án phải thay đổi, mất thời gian, và làm giảm hiệu quả dự án. Bên cạnh đó, giải pháp cũng khuyến nghị Bộ cần quan tâm hơn nữa đến sự tham gia của ngƣời dân vào khâu thiết kế, có ý kiến rõ ràng với nhà tài trợ, tránh tình trạng thiết kế dự án có quy mô lớn nhƣng lại dàn trải, vƣợt quá khả năng quản lý... - Cải tiến cơ chế và thủ tục giải ngân các dự án: trên cơ sở phân cấp và xác định rõ trách nhiệm của từng cấp, từng khâu trong quá trình thực hiện một chu trình dự án thông qua việc xây dựng qui chế trong đó giao nhiệm vụ rõ ràng cho các Cục, Vụ liên quan tham gia thẩm định dự án. Cải tiến cơ chế thủ tục giải ngân các dự án theo hƣớng thực hiện phi tập trung hoá, giao bớt các khối lƣợng công việc kế toán, giải ngân, rút vốn cho bộ phận kế toán tại các tỉnh. Tránh tình trạng “Tập trung hoá“ tại Ban quản lý dự án Trung ƣơng... Những giải pháp này nhằm sẽ giúp Bộ “quản lý tập trung, thực hiện phi tập trung“ theo mô hình của Trung Quốc, nhằm giảm tải khối lƣợng công việc tại Bộ, đồng thời đẩy nhanh quy trình giải ngân, giảm ách tắc, nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn vốn ODA. Giải pháp này sẽ giúp cho việc thực hiện dự án đƣợc nhanh chóng, đặc biệt là việc giải quyết các vấn đề phát sinh khi thực hiện dự án. - Bố trí vốn đối ứng để thực hiện dự án: đảm bảo đủ vốn đối ứng để thực hiện dự án. Nguồn vốn này phải đƣợc bố trí trong kế hoạch ở các cấp tƣơng ứng, không đƣợc sử dụng vốn đối ứng của các chƣơng trình dự án ODA vào các mục đích khác Giải pháp này đảm bảo dự án luôn đủ vốn đối ứng để thực hiện, tránh tình trạng dự án vừa thực hiện, vừa đợi vốn. - Nâng cao chất lƣợng mua sắm, công tác đấu thầu: tác giả đề xuất học tập kinh nghiệm từ Thái Lan và Phillipine. Theo đó, công tác đấu thầu cần đƣợc chuyển từ cấp Ban quản lý dự án lên cấp Bộ và tập trung cán bộ đấu thầu có kinh nghiệm và chuyên môn ở đó. Cấp xét duyệt ký kết hợp đồng tuỳ theo quy mô của hợp đồng có thể phân cấp cho Thứ trƣởng hoặc Bộ trƣởng phê duyệt. Giải pháp này giải quyết cơ bản những hạn chế trong công tác đầu thấu tại các dự án hiện nay, khi mà toàn bộ công tác đấu thầu đƣợc tập trung cho các BQL dự án Trung ƣơng và địa phƣơng. Làm cho công tác tuyển chọn tƣ vấn, mua sắm bị chậm trễ và hiệu quả của hoạt động không đƣợc nhƣ mong đợi. - Tăng cƣờng quản lý, giám sát chặt chẽ về tài chính, kế toán tại các Ban quản lý dự án: theo hƣớng phân công Vụ Kế hoạch - Tài chính thƣờng xuyên kiểm tra/giám sát công tác tài chính tại các BQL dự án để có thể phát hiện ngay các sai sót/sai phạm, và có phƣơng án xử lý kịp thời; đồng thời xây dựng cẩm nang hƣớng dẫn tài chính đối với từng nhà tài trợ trên cơ sở các quy định của Bộ Tài chính, nhà tài trợ và Bộ NNo&PTNT, và phát cho các dự án hƣớng dẫn họ trong quá trình thực hiện, đặc biệt là trong giai đoạn ban đầu thiết lập dự án. Đồng thời, tác giả cũng khuyến nghị Bộ cần quan tâm hơn nữa đến công tác thuê kiểm toán độc lập cũng nhƣ kết quả kiểm toán cùng với nhà tài trợ chứ không phải tâm lý đối phó nhƣ hiện nay. Giải pháp này sẽ giúp Bộ giải quyết căn bản hạn chế về công tác kiểm tra, giám sát tài chính hiện nay. Đồng thời thiết lập đƣợc mối quan hệ tin cậy với nhà tài trợ trên cơ sở cùng nhau giám sát, kiểm tra việc thực hiện dự án. - Xây dựng hệ thống theo dõi, giám sát và đánh giá dự án: trên cơ sở thiết lập hệ thống đánh giá mang tính thống nhất cho các dự án, giúp cho việc cung cấp các thông tin phản hồi nội bộ hiệu quả. Hệ thống đánh giá phải đảm bảo đầy đủ các thông tin nhƣ: kế hoạch, phạm vi công việc, tình hình chi tiêu, chỉ số đánh giá, bối cảnh thể chế, hoạt động của các nhà thầu và các nhà tƣ vấn, các đối tác; các tác động về kinh tế, tài chính, xã hội và môi trƣờng của dự án... và phải đƣợc gửi định kỳ là 6 tháng/năm. Bên cạnh đó, tác giả cũng khuyến nghị Bộ cần chỉ đạo các Cục/Vụ có liên quan đến từng dự án tăng cƣờng hơn nữa công tác kiểm tra/giám sát định kỳ và đột xuất đối để thấy đƣợc khó khăn của dự án và có những đề xuất điều chỉnh cần thiết. Tránh tình trạng chỉ tham gia quản lý dự án trên báo cáo, hay chỉ tham gia các cuộc họp tổng kết, đánh giá dự án hàng năm. Nếu nhƣ giải pháp trên nhằm tăng cƣờng công tác quản lý tài chính đối với các dự án thì giải pháp này có tính toàn diện hơn. Nó sẽ giúp cho Bộ nắm bắt đƣợc tình hình thực hiện tại từng dự án một cách kịp thời, giải quyết đƣợc căn bản, tận gốc dễ những hạn chế đối với công tác kiểm tra/giám sát hiện nay. - Nâng cao năng lực cho đội ngũ quản lý và thực hiện dự án: những giải pháp chủ yếu đƣợc đƣa ra là tiếp tục hoạt động bồi dƣỡng, nâng cao kiến thức cho những cán bộ chủ chốt trong Bộ. Còn đối với những giám đốc dự án do Bộ bổ nhiệm cần phải đƣợc xem xét công khai trên cơ sở cụ thể hoá yêu cầu về năng lực, trình độ chuyên môn, trình độ quản lý, am hiểu pháp luật và các qui định của nhà tài trợ, trình độ tiếng Anh (một rào cản lớn nhất đối với các giám đốc tại Bộ) ... tránh tình trạng việc bổ nhiệm dựa trên mối quan hệ hay do đã làm quản lý lâu nhƣ hiện nay. Giải pháp này sẽ giải quyết đƣợc căn bản những tồn tại đối với các cán bộ quản lý tại Bộ nói chung và các Giám đốc dự án nói riêng trong thời gian tới. - Phối hợp chặt chẽ giữa Trung ƣơng và địa phƣơng có dự án: trên cơ sở thiết lập hệ thống trao đổi thông tin 2 chiều giữa Trung ƣơng và địa phƣơng sẽ tạo điều kiện giảm bớt thời gian triển khai các hoạt động, giải quyết những vƣớng mắc, khó khăn phát sinh trong quá trình thực hiện; giúp cho Bộ, dự án nắm bắt đƣợc những thay đổi, khó khăn của địa phƣơng để có những điều chỉnh kịp thời và hiệu quả, huy động tốt các nguốn lực tại địa phƣơng và phát huy kịp thời hiệu quả đầu tƣ. Giải pháp này sẽ giúp Bộ giải quyết đƣợc tình trạng “trên bảo, dƣới không nghe” nhƣ hiện nay, giảm bớt mối quan hệ theo kiểu Nhà nƣớc, làm cho việc thực hiện dự án gặp khó khăn, tốn thời gian, không hiệu quả. Bên cạnh việc đƣa ra các giải pháp và kiến nghị đối với Bộ Nno&PTNT nhƣ đã trình bày ở trên thì việc nâng cao năng lực quản lý của các BQL dự án ở cả Trung ƣơng và địa phƣơng đóng vai trò hết sức quan trọng. 3.2. Những giải pháp từ phía các BQL dự án trực thuộc Bộ: - Xây dựng qui chế hƣớng dẫn phù hợp cho từng Ban quản lý dự án: theo hƣớng xây dựng quy chế hoạt động cho từng BQL dự án ngay sau khi dự án đi vào hoạt động. Bên cạnh đó, nhanh chóng xây dựng và ban hành ngay cuốn “Cẩm nang hƣớng dẫn quản lý dự án” cả về mặt hành chính, tài chính và chuyên môn trên cơ sở tham khảo ý kiến của Nhà tài trợ và trình Bộ phê duyệt. Cẩm nang sẽ đóng vai trò hết sức quan trọng, trở thành kim chỉ nam, hƣớng dẫn các BQL dự án trong quá trình thực hiện; đồng thời cũng thuận lợi cho BQL dự án Trung ƣơng trong công tác quản lý khi tất cả đều sử dụng form/biểu mẫu thống nhất... Giải pháp này sẽ thúc đẩy tiến độ thực hiện dự án ngay trong giai đoạn đầu. Một hạn chế đối với tất cả các dự án tại Bộ hiện nay, khi mà các dự án phải mất từ 2 – 6 tháng, thậm chí 01 năm để xây dựng quy chế và cẩm nang hƣớng dẫn hoạt động. - Tăng cƣờng công tác lập kế hoạch hoạt động/ngân sách hàng năm: trên cơ sở yêu cầu các BQL dự án xây dựng kế hoạch hàng năm sớm dựa trên cơ sở đánh giá nhu cầu thực tế của ngƣời hƣởng lợi để thiết kế các hoạt động cho phù hợp, đảm bảo kế hoạch đƣợc xây dựng từ dƣới lên, xuất phát từ chính cộng đồng, ngƣời dân. Kế hoạch đƣợc xây dựng cũng cần phải có tính linh hoạt, trên cơ sở trao quyền chủ động cho các BQL dự án tỉnh/địa phƣơng, để họ có thể linh động trong việc điều chỉnh hoạt động, đảm bảo đáp ứng đƣợc nhu cầu thực tế phát sinh. Giải pháp này sẽ khắc phục đƣợc nhƣợc điểm đối với đa số các dự án đang thực hiện tại Bộ hiện nay, khi mà công tác lập kế hoạch bị làm ngƣợc, do BQL dự án Trung ƣơng thực hiện và sau đó phân bổ cho các BQL dự án tỉnh. Điều này một
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan