Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản lưu động tại công ty cổ phần công nghệ phần mề...

Tài liệu Nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản lưu động tại công ty cổ phần công nghệ phần mềm hài hòa

.PDF
77
75
52

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG -------o0o------ KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP ĐỀ TÀI : NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG TÀI SẢN LƯU ĐỘNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN CÔNG NGHỆ PHẦN MỀM HÀI HÒA SINH VIÊN THỰC HIỆN : ĐỒ HẰNG NGA MÃ SINH VIÊN : A16600 CHUYÊN NGHÀNH : TÀI CHÍNH HÀ NỘI – 2015 BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG -------o0o------ KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP ĐỀ TÀI : NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG TÀI SẢN LƯU ĐỘNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN CÔNG NGHỆ PHẦN MỀM HÀI HÒA Giảng viên hướng dẫn : PGS.TS. Lưu Thị Hương Sinh viên thực hiện Mã sinh viên Chuyên nghành : Đỗ Hằng Nga : A16600 : Tài chính HÀ NỘI – 2015 Thang Long University Library LỜI CẢM ƠN Trong suốt thời gian từ khi bắt đầu học tập ở giảng đường Đại học đến nay, em đã nhận được rất nhiều sự quan tâm, giúp đỡ của quý thầy cô, gia đình và bạn bè. Với tình cảm chân thành, em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc nhất tới các thầy cô giáo trường Đại Học Thăng Long đã cùng với tri thức và tâm huyết của mình truyền đạt vốn kiến thức quý báu cho em trong suốt thời gian học tập tại trường để em thực hiện khóa luận và cũng như có được hành trang vững chắc cho sự nghiệp trong tương lai. Em cũng xin chân thành cảm ơn ban lãnh đạo, các bác, các cô chú và anh chị trong Công ty Cổ phần Công nghệ phần mềm Hài Hòa đã tạo điều kiên thuận lợi cho em được thực tập tại công ty, được tiếp xúc thực tế, tận tình giúp đỡ em hoàn thành khoá luận tốt nghiệp này. Do giới hạn kiến thức và khả năng lý luận của bản thân còn nhiều thiếu sót và hạn chế, kính mong sự chỉ dẫn và đóng góp của các thầy cô giáo để khoá luận được hoàn thiện hơn. Hà Nội, ngày 30 tháng 03 năm 2015 Sinh viên Đỗ Hằng Nga LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Khóa luận tốt nghiệp này là do tự bản thân thực hiện có sự hỗ trợ từ giáo viên hướng dẫn và không sao chép các công trình nghiên cứu của người khác. Các dữ liệu thông tin thứ cấp sử dụng trong Khóa luận là có nguồn gốc và được trích dẫn rõ ràng. Tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm về lời cam đoan này! Sinh viên Đỗ Hằng Nga Thang Long University Library MỤC LỤC CHƯƠNG 1. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ THUYẾT VỀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG .......... 1 TÀI SẢN LƯU ĐỘNG CỦA DOANH NGHIỆP ...................................................... 1 1.1. Tổng quan về tài sản lưu động trong doanh nghiệp .......................................... 1 1.1.1. Khái niệm và phân loại doanh nghiệp .............................................................. 1 1.1.2. Tài sản lưu động của doanh nghiệp ................................................................. 2 1.2. Hiệu quả sử dụng tài sản lưu động ..................................................................... 5 1.2.1. Khái niệm hiệu quả sử dụng tài sản lưu động .................................................. 5 1.2.2. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng tài sản lưu động ................................ 5 1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng tài sản lưu động ..................... 11 1.3.1. Nhân tố chủ quan ........................................................................................... 11 1.3.2. Nhân tố khách quan........................................................................................ 19 CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ SỬ DỤNG TÀI SẢN LƯU ĐỘNG .... 21 TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN CÔNG NGHỆ PHẦN MỀM HÀI HÒA .................... 21 2.1. Tổng quan về Công ty Cổ phần Công nghệ phần mềm Hài Hòa .................... 21 2.1.1. Thông tin chung về Công ty Cổ phần Công nghệ phần mềm Hài Hòa .......... 21 2.1.2. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty Cổ phần Công nghệ phần mềm Hài Hòa ............................................................................................................ 21 2.1.3. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản l củ C ng t Cổ phần Công nghệ phần mềm Hài Hòa .................................................................................................................... 22 2.1.4. Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh củ C ng t gi i đoạn 2011 – 2013 .................................................................................................................................. 24 2.2. Thực trạng hiệu quả sử dụng tài sản lưu động tại Công ty Cổ phần Công nghệ phần mềm Hài Hòa ......................................................................................... 37 2.2.1. Thực trạng tài sản lưu động tại Công ty Cổ phần Công nghệ phần mềm Hài Hòa ........................................................................................................................... 37 2.2.2. Phân tích thực trạng hiệu quả sử dụng tài sản lưu động ............................... 42 2.3. Đánh giá thực trạng hiệu quả sử dụng tài sản lưu động tại Công ty Cổ phần Công nghệ phần mềm Hài Hòa ............................................................................... 48 2.3.1. Những kết quả đạt được của Công ty Cổ phần Công nghệ phần mềm Hài Hòa .................................................................................................................................. 48 2.3.2. Hạn chế ........................................................................................................... 49 2.3.3. Nguyên nhân ................................................................................................... 51 CHƯƠNG 3. GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG........................... 53 TÀI SẢN LƯU ĐỘNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN CÔNG NGHỆ PHẦN MỀM HÀI HÒA ................................................................................................................. 53 3.1. Định hướng phát triển của Công ty Cổ phần Công nghệ phần mềm Hài Hòa .................................................................................................................................. 53 3.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản lưu động tại Công ty Cổ phần Công nghệ phần mềm Hài Hòa ............................................................................... 54 3.2.1. Xây dựng mô hình quản lý tiền mặt ................................................................ 54 3.2.2. Tổ chức tốt công tác quản lý các khoản phải thu ........................................... 55 3.2.3. Tăng cường hu động vốn, thiết lập và du trì cơ cấu vốn tối ưu................... 58 3.2.4. Nâng c o năng lực quản lý tài chính thông qua công tác bồi dưỡng cán bộ . 60 3.2.5. Nâng cao chất lượng sản phẩm ...................................................................... 60 3.2.6. Phát triển nguồn nhân lực trình độ cao.......................................................... 61 3.3. Một số kiến nghị ................................................................................................ 61 3.3.1. Kiến nghị với Hiệp hội phần mềm và dịch vụ công nghệ thông tin Việt Nam 61 3.3.2. Kiến nghị với Nhà nước .................................................................................. 63 Thang Long University Library DANH MỤC VIẾT TẮT Ký hiệu viết tắt BCDKT Tên đầy đủ Bảng cân đối kế toán CBCNV CNTT Cán bộ công nhân viên Công nghệ thông tin CP CNV Cổ phần Công nhân viên DN SXKD Doanh nghiệp Sản xuất kinh doanh T.P TSNH TSLĐ Thành phố Tài sản ngắn hạn Tài sản lưu động VCSH Vốn chủ sở hữu DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1. Bảng phân tích kết quả kinh doanh qua các năm .................................. 25 Bảng 2.2. Bảng cân đối kế toán ............................................................................... 30 Bảng 2.3. Cơ cấu tài sản – nguồn vốn Công ty Hài Hòa ........................................ 30 Bảng 2.4. Các chỉ số về khả năng sinh lời ............................................................... 34 Bảng 2.5. Cơ cấu tài sản lưu động ........................................................................... 38 Bảng 2.6. So sánh các khoản phải thu khách hàng với doanh thu thuần .............. 41 của Công ty Cổ phần Công nghệ phần mềm Hài Hòa ........................................... 41 Bảng 2.7. Hệ số sinh lời của tài sản lưu động ......................................................... 44 Bảng 2.8. Các chỉ tiêu phản ánh khả năng thanh toán của công ty ....................... 45 Bảng 2.9. Tình hình các khoản phải thu ................................................................. 46 Bảng 2.10. Thời gian quay vòng tiền trung bình .................................................... 47 Bảng 3.1. Danh sách các nhóm rủi ro ..................................................................... 56 Bảng 3.2. Mô hình tính điểm tín dụng .................................................................... 57 Thang Long University Library DANH MỤC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ Sơ đồ 2.1. Mô hình bộ máy quản lý của Công ty Cổ phần Công nghệ phần mềm Hài Hòa .................................................................................................................... 22 Biểu đồ 2.1. Cơ cấu tài sản lưu động năm 2011 ...................................................... 39 Biểu đồ 2.2. Tốc độ luân chuyển tài sản lưu động .................................................. 42 Biểu đồ 2.3. Hệ số đảm nhiệm tài sản lưu động ...................................................... 43 LỜI MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Doanh nghiệp trong bất cứ ngành nghề sản xuất kinh doanh nào cũng cần quản lý sử dụng nguồn lực trong doanh nghiệp chặt chẽ. Trong suốt quá trình kinh doanh thì tài sản là nguồn lực luôn chiếm một phần cực kỳ quan trọng đóng góp vào sự phát triển của doanh nghiệp. Tài sản lưu động của doanh nghiệp là những khoản mục có tính thanh khoản cao và là mắt xích quan trọng trong quá trình tạo ra doanh thu. Tuy là yếu tố tồn tại trong ngắn hạn nhưng nếu có phát sinh trục trặc sẽ ảnh hưởng đến quá trình hoạt động của công ty. Nhiều nhà phân tích tài chính đã ví tài sản lưu động của doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường như dòng máu tuần hoàn trong cơ thể con người. Tài sản lưu động được ví như vậy có lẽ bởi sự tương đồng về tính tuần hoàn và sự cần thiết của tài sản lưu động đối với doanh nghiệp. Trong nền kinh tế thị trường, một doanh nghiệp muốn hoạt động thì không thể không có tài sản lưu động bởi tài sản lưu động có mặt trong mọi khâu hoạt động của doanh nghiệp từ: dự trữ, sản xuất đến lưu thông. Tài sản lưu động giúp cho doanh nghiệp tồn tại và hoạt động được trơn tru, hiệu quả. Tuy nhiên do sự vận động phức tạp và trình độ quản lý tài chính còn hạn chế ở nhiều doanh nghiệp Việt Nam, tài sản lưu động chưa được sử dụng có hiệu quả dẫn đến hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh không cao. Trong quá trình thực tập tại Công ty Cổ phần Công nghệ phần mềm Hài Hòa, em nhận thấy đây là một vấn đề thực sự nổi cộm và rất cần thiết ở công ty, nơi có tỷ trọng tài sản lưu động lớn với nhiều hoạt động kinh doanh quy mô lớn, phức tạp, vấn đề nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản lưu động đang là một chủ đề mà công ty rất quan tâm. Xuất phát từ nhận thức trên, đề tài:“Nâng c o hiệu quả sử dụng tài sản lưu động tại Công ty Cổ phần Công nghệ phần mềm Hài Hòa” đã được lựa chọn nghiên cứu. 2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: Hiệu quả sử dụng tài sản lưu động của doanh nghiệp. Phạm vi nghiên cứu: Hiệu quả sử dụng tài sản lưu động tại Công ty Cổ phần Công nghệ phần mềm Hài Hòa giai đoạn 2011 – 2013. Từ đó một số giải pháp và kiến nghị được đưa ra nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản lưu động tại Công ty Cổ phần Công nghệ phần mềm Hài Hòa. 3. Phương pháp nghiên cứu Trên cơ sở phương pháp luận duy vật biện chứng, duy vật lịch sử, trong quá trình thực hiện khóa luận, các phương pháp nghiên cứu được sử dụng: phương pháp Thang Long University Library phân tích tổ hợp, phương pháp so sánh, phương pháp số chênh lệch, phân tích theo chiều ngang, phân tích theo chiều dọc và phương pháp phân tích tỷ lệ. 4. Kết cấu khóa luận Ngoài phần lời mở đầu và kết luận, cấu trúc khóa luận gồm 3 chương: Chương 1: Những vấn đề lý thuyết về hiệu quả sử dụng tài sản lưu động của doanh nghiệp Chương 2: Thực trạng hiệu quả sử dụng tài sản lưu động tại Công ty Cổ phần Công nghệ phần mềm Hài Hòa Chương 3: Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản lưu động tại Công ty Cổ phần Công nghệ phần mềm Hài Hòa CHƯƠNG 1. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ THUYẾT VỀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG TÀI SẢN LƯU ĐỘNG CỦA DOANH NGHIỆP 1.1. Tổng quan về tài sản lưu động trong doanh nghiệp 1.1.1. Khái niệm và phân loại do nh nghiệp 1.1.1.1. Khái niệm doanh nghiệp Xét trên khía cạnh lý thuyết tài chính, doanh nghiệp là chủ thể kinh tế độc lập, có tư cách pháp nhân, hoạt động kinh doanh trên thị trường nhằm tăng giá trị của chủ sỡ hữu. Doanh nghiệp là một cách thức tổ chức hoạt động kinh tế của nhiều cá nhân. Có hoạt động kinh tế chỉ có thể thực hiện được bởi các doanh nghiệp chứ không phải các cá nhân. Ở Việt Nam, theo Luật doanh nghiệp: Doanh nghiệp là tổ chức kinh tế có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch ổn định, được đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật, nhằm mục đích thực hiện các hoạt động kinh doanh – tức là thực hiện một, một số hoặc tất cả các công đoạn của quá trình đầu tư, từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm hoặc cung ứng dịch vụ trên thị trường nhằm mục đích sinh lợi. 1.1.1.2. Phân loại doanh nghiệp Các doanh nghiệp ở Việt Nam bao gồm: Doanh nghiệp Nhà nước, công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh, công ty liên doanh và doanh nghiệp tư nhân. Trong nền kinh tế thị trường, các doanh nghiệp bao gồm các chủ thể kinh doanh sau đây: - Kinh doanh cá thế: Là loại hình được thành lập đơn giản nhất, không cần phải có điều lệ chính thức và ít chịu sự quản lý của Nhà nước; không phải trả thuế thu nhập doanh nghiệp, tất cả lợi nhuận bị tính thuế thu nhập cá nhân; chủ doanh nghiệp chịu trách nhiệm vô hạn đối với các nghĩa vụ và các khoản nợ, không có sự tách biệt giữa tài sản cá nhân và tài sản của doanh nghiệp; thời gian của doanh nghiệp phụ thuộc vào tuổi thọ của người chủ; khả năng thu hút vốn bị hạn chế bởi khả năng của người chủ. - Kinh doanh góp vốn: Việc thành lập doanh nghiệp này dễ dàng và chi phí thành lập thấp. Đối với các hợp đồng phức tạp cần phải được viết tay. Một số trường hợp cần có giấy phép kinh doanh. Các thành viên chính thức có trách nhiệm vô hạn đối với các khoản nợ. Mỗi thành viên có trách nhiệm đối với phần tương ứng với phần vốn góp. Nếu như một thành viên không hoàn thành trách nhiệm trả nợ của mình, phần còn lại sẽ do các thành viên khác hoàn trả. Doanh nghiệp tan vỡ khi một trong các thành viên chính thức chết hay rút vốn; khả năng về vốn hạn chế và lãi từ hoạt động kinh doanh của các thành viên phải chịu thuế thu nhập cá nhân. 1 Thang Long University Library - Công ty: Công ty là loại hình doanh nghiệp mà ở đó có sự kết hợp ba loại lợi ích: lợi ích của các cổ đông (chủ sở hữu), của hội đồng quản trị và của các nhà quản lý. Theo truyền thống, cổ đông kiểm soát toàn bộ phương hướng, chính sách và hoạt động của công ty. Cổ đông bầu nên hội đồng quản trị, sau đó hội đồng quản trị lựa chọn ban quản lý. Các nhà quản lý quản lý hoạt động của công ty theo cách thức mang lại lợi ích tốt nhất cho cổ đông. Việc tách rời quyền sở hữu khỏi các nhà quản lý mang lại cho công ty các ưu thế so với kinh doanh cá thể và góp vốn khi quyền sở hữu có thể dễ dàng chuyển đổi cho cổ đông mới; sự tồn tại của công ty không phụ thuộc vào sự thay đổi số lượng cổ đông; trách nhiệm của cổ đông chỉ giới hạn ở phần vốn mà cổ đông đóng góp vào công ty (trách nhiệm hữu hạn). Mỗi loại hình doanh nghiệp có các ưu, nhược điểm riêng và phù hợp với quy mô và trình độ phát triển nhất định. Hầu hết các doanh nghiệp lớn hoạt động với tư cách là các công ty. Đây là loại hình phát triển nhất của doanh nghiệp. (Nguồn: Giáo trình Tài chính doanh nghiệp – PGS.TS. Lưu Thị Hương chủ biên – Nhà xuất bản Đại học Kinh tế quốc dân – năm 2013) 1.1.2. Tài sản lưu động củ do nh nghiệp 1.1.2.1. Khái niệm tài sản lưu động Để tiến hành các hoạt động sản xuất kinh doanh doanh nghiệp cần phải có 3 yếu tố là: Đối tượng lao động, tư liệu lao động và sức lao động. Quá trình sản xuất kinh doanh là quá trình kết hợp các yếu tố đó để tạo ra sản phẩm hàng hoá, dịch vụ. Khác với tư liệu lao động, đối tượng lao động (Nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, bán thành phẩm...) chỉ tham gia vào một chu kì sản xuất kinh doanh và luôn thay đổi hình thái vật chất ban đầu, giá trị của nó được chuyển dịch toàn bộ một lần vào giá trị sản phẩm và được bù đắp khi giá trị sản phẩm được thực hiện. Biểu hiện dưới hình thái vật chất của đối tượng lao động gọi là tài sản lưu động (TSLĐ). Tài sản lưu động là những tài sản ngắn hạn và thường xuyên luân chuyển trong quá trình kinh doanh. Trong bảng cân đối kế toán của doanh nghiệp, tài sản lưu động được thể hiện ở các bộ phận tiền mặt, các chứng khoán thanh khoản cao, phải thu và dự trữ tồn kho. Giá trị các loại TSLĐ của doanh nghiệp kinh doanh, sản xuất thường chiếm tỷ trọng lớn trong tổng giá trị tài sản của chúng. Quản lý sử dụng hợp lý các loại TSLĐ có ảnh hưởng rất quan trọng đối với việc hoàn thành nhiệm vụ chung của doanh nghiệp. 1.1.2.2. Đặc điểm của tài sản lưu động Tài sản lưu động của doanh nghiệp không ngừng vận động qua các giai đoạn của chu kỳ kinh doanh: Dự trữ - sản xuất - lưu thông, quá trình này gọi là quá trình tuần hoàn và chu chuyển của tài sản lưu động. 2 Qua mỗi giai đoạn của chu kỳ kinh doanh tài sản lưu động lại thay đổi hình thái biểu hiện. Tài sản lưu động chỉ tham gia vào một chu kỳ sản xuất mà không giữ nguyên hình thái vật chất ban đầu, giá trị của nó được chuyển dịch toàn bộ một lần vào giá trị sản phẩm. Như vậy, sau mỗi chu kỳ kinh doanh thì tài sản lưu động hình thành một vòng chu chuyển. Tài sản lưu động theo một vòng tuần hoàn, từ hình thái này sang hình thái khác rồi trở về hình thái ban đầu với một giá trị lớn hơn giá trị ban đầu. Do tài sản lưu động chỉ tham gia vào một chu kỳ kinh doanh. Chính đặc điểm này đòi hỏi doanh nghiệp phải duy trì một lượng vốn ngắn hạn nhất định để đầu tư, mua sắm tài sản lưu động, đảm bảo cho hoạt động sản xuất kinh doanh được tiến hành liên tục. Lợi nhuận đầu tư vào tài sản lưu động là lợi nhuận gián tiếp. 1.1.2.3. Phân loại tài sản lưu động Tài sản lưu động trong doanh nghiệp rất đa dạng và phong phú. Mỗi loại có tính chất và công dụng khác nhau, vì thế nó được phân loại khác nhau tùy theo mục đích và tiêu chí áp dụng. Ta có thể phân loại tài sản lưu động theo lĩnh vực tham gia luân chuyển. Theo tiêu chí này, tài sản lưu động được chia thành 3 loại:  Tài sản lưu động sản xuất: bao gồm các tài sản dự trữ cho quá trình sản xuất như nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu,...và tài sản trong sản xuất như sản phẩm dở dang, bán thành phẩm,...  Tài sản lưu động lưu thông: là toàn bộ các tài sản dự trữ cho quá trình lưu thông của doanh nghiệp bao gồm thành phẩm, hàng gửi bán và các tài sản trong quá trình lưu thông như khoản phải thu, vốn bằng tiền.  Tài sản lưu động tài chính: là những khoản đầu tư tài chính ngắn hạn với mục đích sinh lời, bao gồm: đầu tư chứng khoán ngắn hạn, đầu tư liên doanh, liên kết ngắn hạn,... Ngoài ra ta có thể phân loại tài sản lưu động theo khả năng chuyển đổi và đặc điểm kinh tế của từng nhóm riêng.  Tiền: Tất cả tiền mặt tại quỹ, tiền trên các tài khoản ngân hàng và tiền đang chuyển. Lưu ý rằng, ở đây tiền (hay vốn bằng tiền) không phải chỉ là tiền mặt. Nhiều người nhầm lẫn khái niệm Cash trong tiếng Anh và cho nó đồng nghĩa với khái niệm tiền mặt trong tiếng Việt. Theo ngôn ngữ tiếng Việt Nam, “tiền mặt” không bao gồm tiền gửi ngân hàng. Khi các doanh nghiệp thanh toán bằng séc hoặc chuyển khoản thì được gọi là “thanh toán không dùng tiền mặt”. Trong lĩnh vực tài chính - kế toán, tài sản bằng tiền “Cash” của một công ty hay doanh nghiệp bao gồm: Tiền mặt (Cash on hand); tiền gửi ngân hàng (Bank accounts); tiền dưới dạng séc các loại (Cheques); tiền 3 Thang Long University Library trong thanh toán (Floating money,Advanced payment); tiền trong thẻ tín dụng và các loại tài khoản thẻ ATM.  Vàng, bạc, đá quý và kim khí quý: Đây là nhóm tài sản đặc biệt, chủ yếu dùng vào mục đích dự trữ. Tuy vậy, trong một số nghành như ngân hàng, tài chính, bảo hiểm, trị giá kim cương, đá qúy, vàng bạc, kim khí quý,…có thể rất lớn.  Các tài sản tương đương với tiền: Nhóm này gồm các tài sản tài chính có khả năng chuyển đổi cao, tức là dễ bán, dễ chuyển đổi thành tiền khi cần thiết. Tuy nhiên, không phải tất cả các loại chứng khoán đều thuộc nhóm này. Chỉ có các chứng khoán ngắn hạn dễ bán mới được coi là TSLĐ thuộc nhóm này. Ngoài ra, các giấy tờ thương mại ngắn hạn, được bảo đảm có độ an toàn cao thì cũng thuộc nhóm này. Ví dụ: Hối phiếu ngân hàng, kỳ phiếu thương mại, bộ chứng từ hoàn chỉnh.  Chi phí trả trước: Chi phí trả trước bao gồm các khoản tiền mà công ty đã trả trước cho người bán, nhà cung cấp hoặc các đối tượng khác. Một số khoản trả trước có thể có mức độ rủi ro cao vì phụ thuộc vào một số yếu tố khó dự đoán trước.  Các khoản phải thu: Các khoản phải thu là một tài sản rất quan trọng của doanh nghiệp, đặc biệt là các công ty kinh doanh thương mại, mua bán hàng hoá. Hoạt động mua bán chịu giữa các bên, phát sinh các khoản tín dụng thương mại. Thực ra, các khoản phải thu gồm nhiều khoản mục khác nhau tuỳ theo tính chất của quan hệ mua bán, quan hệ hợp đồng.  Tiền đặt cọc: Trong nhiều trường hợp, các bên liên quan đến hợp đồng phải đặt cọc một số tiền nhất định. Phần lớn các điều khoản về tiền đặt cọc quy định theo 2 cách: Thứ nhất, số tiền đặt cọc tính theo tỷ lệ phần trăm giá trị hợp đồng hoặc giá trị tài sản được mua bán Thứ hai, số tiền đặt cọc được ấn định bằng một số tiền cụ thể, hoặc một giá trị tối thiểu cho hợp Tiền đặt cọc là một tài sản không chắc chắn, độ tin cậy có thể giao động lớn, từ 90% đến 30% hay 40%. Do tính chất là một tài sản bảo đảm như vậy nên mặc dù tiền đặt cọc thuộc TSLĐ nhưng nó không được các ngân hàng tính đến khi xác định khả năng thanh toán bằng tiền của doanh nghiệp.  Hàng hóa vật tư Hàng hoá vật tư được theo dõi trong một tài khoản gọi là hàng tồn kho. “Hàng tồn kho” trong khái niệm này không có nghĩa là hàng hoá bị ứ đọng, không bán được, mà thực chất bao hàm toàn bộ các hàng hoá vật liệu, nguyên liệu đang tồn tại ở các kho, quầy hàng hoặc trong xưởng. Nó gồm nhiều chủng loại khác nhau như: NVL chính, NVL phụ, vật liệu bổ trợ, nhiên liệu và các loại dầu mỏ, thành phẩm. 4  Các chi phí chờ phân bổ: Trong thực tế, một khối lượng NVL và một số khoản chi phí đã phát sinh nhưng có thể chưa được phân bổ vào giá thành sản phẩm hay dịch vụ. Những khoản này sẽ được đưa vào giá thành trong khoảng thời gian thích hợp. 1.2. Hiệu quả sử dụng tài sản lưu động 1.2.1. Khái niệm hiệu quả sử dụng tài sản lưu động Hiệu quả là một khái niệm luôn được đề cập trong nền kinh tế thị trường nơi mà các doanh nghiệp luôn nỗ lực hướng tới. Theo nghĩa chung nhất, hiệu quả là một khái niệm phản ánh trình độ sử dụng các yếu tố cần thiết để tham gia vào một hoạt động nào đó với những mục đích xác định do con người đặt ra. Do đó, hiệu quả sử dụng tài sản lưu động là một phạm trù kinh tế đánh giá trình độ sử dụng tài sản lưu động của doanh nghiệp đó đạt kết quả cao nhất. Như đã trình bày ở trên, tài sản lưu động của doanh nghiệp được sử dụng cho các quá trình dự trữ, sản xuất và lưu thông. Quá trình vận động của tài sản lưu động bắt đầu từ việc dùng tiền tệ mua sắm vật tư dự trữ cho sản xuất, tiến hành sản xuất và khi sản xuất xong doanh nghiệp tổ chức tiêu thụ để thu về một số vốn dưới hình thái tiền tệ ban đầu với giá trị tăng thêm. Mỗi lần vận động như vậy được gọi là một vòng luân chuyển của tài sản lưu động. Doanh nghiệp sử dụng vốn đó càng có hiệu quả bao nhiêu thì càng có thể sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nhiều bấy nhiêu. Với lợi ích kinh doanh đòi hỏi các doanh nghiệp phải sử dụng hợp lý, hiệu quả hơn từng đồng tài sản lưu động, làm cho mỗi đồng tài sản lưu động hàng năm có thể mua sắm nguyên, nhiên vật liệu nhiều hơn, sản xuất ra sản phẩm và tiêu thụ được nhiều hơn. Nhưng điều đó cũng đồng nghĩa với việc doanh nghiệp nâng cao tốc độ luân chuyển tài sản lưu động (số vòng quay tài sản lưu động trong một năm). Để đánh giá hiệu quả sử dụng tài sản lưu động chúng ta có thể sử dụng nhiều chỉ tiêu khác nhau nhưng tốc độ luân chuyển tài sản lưu động là chỉ tiêu cơ bản và tổng hợp nhất phản ánh trình độ sử dụng tài sản lưu động của doanh nghiệp. 1.2.2. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng tài sản lưu động 1.2.2.1. Chỉ tiêu về tốc độ luân chuyển tài sản lưu động Tốc độ luân chuyển tài sản lưu động là một chỉ tiêu tổng hợp đánh giá hiệu quả sử dụng tài sản lưu động của doanh nghiệp. Tốc độ luân chuyển tài sản lưu động nhanh hay chậm nói lên tình hình tổ chức các mặt: Mua sắm, dự trữ, sản xuất, tiêu thụ của doanh nghiệp có hợp lý hay không, các khoản vật tư dự trữ sử dụng tốt hay không, các khoản phí tổn trong quá trình sản xuất kinh doanh cao hay thấp. Thông qua phân tích chỉ tiêu tốc độ luân chuyển tài sản lưu động có thể giúp cho doanh nghiệp đẩy nhanh được tốc độ luân chuyển, nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản lưu động. 5 Thang Long University Library  Hiệu suất sử dụng tài sản lưu động oanh thu thuần Giá trị tài sản lưu động Đây là chỉ tiêu nói lên số lần quay (vòng quay) của tài sản lưu động trong một Hiệu suất sử dụng tài sản lưu động thời kỳ nhất định (thường là một năm), chỉ tiêu này đánh giá hiệu quả sử dụng tài sản lưu động trong mối quan hệ so sánh giữa kết quả sản xuất (tổng doanh thu thuần) và số tài sản lưu động của doanh nghiệp. Số vòng quay tài sản lưu động trong kỳ càng cao thì càng tốt.  Thời gian luân chuyển tài sản lưu động 3 0 V ng quay tài sản lưu động Chỉ tiêu này nói lên độ dài bình quân của một lần luân chuyển của tài sản lưu động hay số ngày bình quân cần thiết để tài sản lưu động thực hiện một vòng quay Thời gian luân chuyển tài sản lưu động trong kỳ. Ngược với chỉ tiêu số vòng quay tài sản lưu động trong kỳ, thời gian luân chuyển tài sản lưu động càng ngắn chứng tỏ tài sản lưu động càng được sử dụng có hiệu quả. Khi tính hiệu suất luân chuyển của từng bộ phận tài sản lưu động cần phải dựa theo đặc điểm luân chuyển vốn của mỗi khâu để xác định mức luân chuyển cho từng bộ phận vốn. Ở khâu dự trữ sản xuất, mỗi khi nguyên, vật liệu được đưa vào sản xuất thì tài sản lưu động hoàn thành giai đoạn tuần hoàn của nó.Vì vậy mức luân chuyển để tính hiệu suất bộ phận vốn ở đây là tổng số chi phí, phí tổn, tiêu hao về nguyên vật liệu trong kỳ. Tương tự như vậy, mức luân chuyển tài sản lưu động dùng để tính tốc độ luân chuyển bộ phận tài sản lưu động sản xuất là tổng giá thành sản xuất sản phẩm hoàn thành nhập kho, mức luân chuyển của bộ phận tài sản lưu động lưu thông là tổng giá thành tiêu thụ sản phẩm. 1.2.2.2. Hệ số đảm nhiệm tài sản lưu động Hệ số đảm nhiệm tài sản lưu động Giá trị tài sản lưu động oanh thu thuần Chỉ tiêu này cho biết để tạo ra một đồng doanh thu thuần cần bao nhiêu đồng tài sản lưu động. Chỉ tiêu này càng nhỏ càng tốt với doanh nghiệp, vì khi đó tỷ suất lợi nhuận của một đồng tài sản lưu động sẽ tăng lên. Do đó qua chỉ tiêu này, các nhà quản trị tài chính xây dựng kế hoạch về đầu tư tài sản lưu động một cách hợp lý, góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh. 1.2.2.3. Hệ số sinh lời của tài sản lưu động Hệ số sinh lời của tài sản lưu động 6 Lợi nhuận sau thuế Giá trị tài sản lưu động Hệ số này cho biết mỗi đơn vị tài sản lưu động có trong kỳ đem lại bao nhiêu đơn vị lợi nhuận sau thuế. Hệ số sinh lợi của tài sản lưu động càng cao thì chứng tỏ hiệu quả sử dụng tài sản lưu động càng cao. 1.2.2.4. Các chỉ tiêu về khả năng thanh toán  Khả năng thanh toán ngắn hạn Hệ số thanh toán ngắn hạn Giá trị tài sản lưu động Nợ ngắn hạn Đây là tỷ số được tính bằng cách chia tài sản lưu động cho nợ ngắn hạn. Tài sản lưu động thường bao gồm tiền, các chứng khoán dễ chuyển nhượng, các khoản phải thu và dự trữ (tồn kho); còn nợ ngắn hạn thường bao gồm các khoản vay ngắn hạn ngân hàng và các tổ chức tín dụng, các khoản phải trả nhà cung cấp, các khoản phải trả khác... Cả tài sản lưu động và nợ ngắn hạn đều có thời hạn nhất định - tới một năm. Tỷ lệ khả năng thanh toán chung là thước đo khả năng thanh toán ngắn hạn của doanh nghiệp, nó cho biết mức độ các khoản nợ của các chủ nợ ngắn hạn được trang trải bằng các tài sản có thể chuyển thành tiền trong một giai đoạn tương ứng với thời hạn của các khoản nợ đó. Tỷ lệ này có giá trị càng cao thì khả năng thanh toán nợ ngắn hạn của doanh nghiệp càng tốt và ngược lại. Nếu khả năng thanh toán hiện hành nhỏ hơn 1 thì doanh nghiệp không đủ khả năng thanh toán nợ ngắn hạn. Tuy nhiên, nếu con số này quá cao thì có nghĩa là doanh nghiệp đã đầu tư quá nhiều vào tài sản lưu động so với nhu cầu. Thông thường thì phần vượt trội đó sẽ không sinh thêm lợi nhuận. Vì thế mà việc đầu tư đó sẽ kém hiệu quả. Vấn đề này đòi hỏi nhà doanh nghiệp phải phân bổ vốn đầu tư cho tài sản lưu động như thế nào cho hợp lý.  Khả năng thanh toán nhanh Hệ số thanh toán nhanh Tài sản lưu động – Hàng tồn kho Nợ ngắn hạn Một tỷ lệ thanh toán hiện hành cao chưa phản ánh chính xác việc doanh nghiệp có thể đáp ứng nhanh chóng được các khoản nợ ngắn hạn trong thời gian ngắn với chi phí thấp hay không vì nó còn phụ thuộc vào tính thanh khoản của các khoản mục trong tài sản lưu động và kết cấu của các khoản mục này. Vì vậy, chúng ta cần phải xét đến hệ số thanh toán nhanh của doanh nghiệp. Ở đây hàng tồn kho bị loại ra vì trong tài sản lưu động, hàng tồn kho được coi là loại tài sản lưu động có tính thanh khoản thấp hơn.  Khả năng thanh toán tức thời (Hệ số thanh toán bằng tiền) Hệ số thanh toán tức thời Tiền và các khoản tương đương tiền Nợ ngắn hạn Hệ số thanh toán bằng tiền được tính bằng cách chia tài sản quay vòng nhanh cho nợ ngắn hạn. Tài sản quay vòng nhanh là những tài sản có thể nhanh chóng 7 Thang Long University Library chuyển đổi thành tiền, bao gồm: tiền, chứng khoán ngắn hạn. Do vậy, tỷ lệ khả năng thanh toán tức thời cho biết khả năng hoàn trả các khoản nợ ngắn hạn bằng tiền và các khoản tương đương tiền. Nói chung tỷ lệ này thường biến động từ 0,5 đến 1. Tuy nhiên, cũng giống như trường hợp của hệ số thanh toán ngắn hạn để kết luận giá trị của hệ số thanh toán tức thời là tốt hay xấu cần xét đến đặc điểm và điều kiện kinh doanh của doanh nghiệp. Nếu hệ số này nhỏ hơn 0,5 thì doanh nghiệp sẽ gặp khó khăn trong việc thanh toán nợ. 1.2.2.5. Chỉ tiêu về hàng tồn kho  Số vòng quay hàng tồn kho Hệ số vòng quay hàng tồn kho thể hiện khả năng quản trị hàng tồn kho.Vòng quay hàng tồn kho là số lần mà hàng hóa tồn kho luân chuyển trong kỳ. Hệ số vòng quay hàng tồn kho được xác định bằng giá vốn hàng bán chia cho hàng hóa tồn kho. Số v ng quay hàng tồn kho Giá vốn hàng bán Hàng hoá tồn kho Hệ số vòng quay hàng tồn kho thường được so sánh qua các năm để đánh giá năng lực quản trị hàng tồn kho là tốt hay xấu. Hệ số này lớn cho thấy tốc độ quay vòng của hàng hóa trong kho là nhanh và ngược lại, hệ số này nhỏ thì tốc độ quay vòng hàng tồn kho thấp. Nhưng cũng cần lưu ý là hàng tồn kho mang đậm tính chất ngành nghề kinh doanh nên không phải cứ mức tồn kho thấp là tốt, mức tồn kho cao là xấu. Hệ số vòng quay hàng tồn kho càng cao càng cho thấy doanh nghiệp bán hàng càng nhanh và hàng tồn kho không bị ứ đọng nhiều, nếu nhu cầu thị trường tăng đột ngột thì rất có khả năng doanh nghiệp bị mất khách hàng và bị đối thủ cạnh tranh giành thị phần. Hơn nữa, dự trữ nguyên vật liệu đầu vào cho các khâu sản xuất không đủ có thể khiến dây chuyền sản xuất bị ngưng trệ. Vì vậy, hệ số vòng quay hàng tồn kho cần phải đủ lớn để đảm bảo mức độ sản xuất và đáp ứng được nhu cầu khách hàng.  Thời gian quay v ng hàng tồn kho Chỉ tiêu này cho ta biết số ngày cần thiết để hàng tồn kho quay được một vòng. Chỉ tiêu vòng quay hàng tồn kho và số ngày chu chuyển tồn kho có quan hệ tỷ lệ nghịch với nhau. 3 0 Thời gian quay v ng hàng tồn kho Số v ng quay hàng tồn kho Dự trữ và tồn kho thường chiếm tỷ trọng lớn trong tài sản lưu động của doanh nghiệp. Vì vậy, một mặt ta phải giới hạn mức dự trữ này ở mức tối ưu, mặt khác tăng vòng quay của chúng. Dự trữ là một khoản đầu tư cần thiết để đảm bảo tính liên tục của sản xuất và không bỏ lỡ cơ hội trong kinh doanh. Khoản đầu tư này được giải 8 phóng sau khi sản phẩm được tiêu thụ. Vòng quay hàng tồn kho là một chỉ tiêu khá quan trọng để đánh giá hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Chỉ tiêu vòng quay hàng tồn kho phản ánh số lần hàng tồn kho được bán ra trong kỳ kế toán và có ảnh hưởng trực tiếp đến nhu cầu vốn luân chuyển. Con số này càng cao chứng tỏ khả năng bán ra càng lớn. Trên góc độ chu chuyển vốn thì hệ số quay vòng tồn kho lớn sẽ giảm bớt được số vốn đầu tư vào công việc này, hiệu quả sử dụng vốn sẽ cao hơn. Tuy nhiên, khi phân tích cũng cần phải chú ý đến những nhân tố khác ảnh hưởng đến hệ số quay vòng tồn kho như việc áp dụng phương thức bán hàng, kết cấu hàng tồn kho, thị hiếu tiêu dùng, tình trạng nền kinh tế, đặc điểm theo mùa vụ của doanh nghiệp, thời gian giao hàng của nhà cung cấp... Chỉ tiêu vòng quay hàng tồn kho cung cấp cho ta nhiều thông tin. Việc giảm vòng quay hàng tồn kho có thể do chậm bán hàng, quản lý dự trữ kém, trong dự trữ có nhiều sản phẩm lạc hậu. Nhưng việc giảm vòng quay hàng tồn kho cũng có thể là kết quả của quyết định của doanh nghiệp tăng mức dự trữ nguyên vật liệu khi biết trước giá cả của chúng sẽ tăng hoặc có thể có sự gián đoạn trong việc cung cấp các nguyên vật liệu này (có đình công, suy giảm sản xuất). Ngược lại, việc tăng vòng quay hàng tồn kho có thể do những cải tiến được áp dụng trong khâu bán hàng hay hàng hoá của doanh nghiệp đạt chất lượng cao, kết cấu hợp lý. Đây là điều đáng khích lệ. Còn nếu doanh nghiệp duy trì mức tồn kho thấp thì cũng làm cho hệ số quay vòng hàng tồn kho tăng cao nhưng điều này đôi khi gây ra tình trạng thiếu hàng để bán và ảnh hưởng đến việc tăng doanh thu. 1.2.2.6. Chỉ tiêu về các khoản phải thu  Số vòng quay các khoản phải thu Số vòng quay Doanh thu thuần các khoản = Khoản phải thu khách hang phải thu Chỉ tiêu này cho biết khả năng thu nợ của doanh nghiệp trong kỳ phân tích doanh nghiệp đă thu được bao nhiêu nợ và số nợ còn tồn đọng chưa thu được là bao nhiêu. Tỷ số này càng lớn chứng tỏ tốc độ thu hồi các khoản phải thu là cao. Quan sát số vòng quay khoản phải thu sẽ cho biết chính sách bán hàng trả chậm của doanh nghiệp hay tình hình thu hồi nợ của doanh nghiêp.  Kỳ thu tiền bình quân Chỉ tiêu này được đánh giá khả năng thu hồi vốn trong các doanh nghiệp, trên cơ sở các khoản phải thu và doanh thu tiêu thụ bình quân một ngày. Nó phản ánh số ngày cần thiết để thu được các khoản phải thu. Vòng quay các khoản phải thu càng lớn thì kỳ thu tiền bình quân càng nhỏ và ngược lại. Tuy nhiên kỳ thu tiền bình quân cao hay thấp trong nhiều trường hợp chưa thể kết luận chắc chắn mà còn phải xem xét lại mục 9 Thang Long University Library
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng