Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Nâng cao hiệu quả quản lý chất thải nguy hại trên địa bàn thành phố Hà Nội...

Tài liệu Nâng cao hiệu quả quản lý chất thải nguy hại trên địa bàn thành phố Hà Nội

.PDF
97
304
72

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN ----------------------- NGUYỄN TRỌNG TRƯỜNG NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ CHẤT THẢI NGUY HẠI TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC Hà Nội – 2014 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN ----------------------- NGUYỄN TRỌNG TRƯỜNG NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ CHẤT THẢI NGUY HẠI TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI Chuyên ngành: Khoa học môi trường Mã số: 60440301 LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC PGS.TS. Nguyễn Mạnh Khải Hà Nội – 2014 LỜI CẢM ƠN Với tình cảm chân thành, tôi xin trân trọng cảm ơn Ban Giám hiệu, Phòng Đào tạo sau đại học Trường Đại học Khoa học Tự nhiên - Đại học Quốc Gia Hà Nội, các thầy giáo, cô giáo Khoa Môi trường, cùng các thầy cô giáo ở nhiều bộ môn khác đã nhiệt tình giảng dạy, trang bị kiến thức cho tôi trong suốt quá trình học tập. Tôi xin bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn toàn thể cán bộ Khoa Môi trường Trường Đại học Khoa học Tự nhiên - Đại học Quốc Gia Hà Nội đã tận tình giúp đỡ tôi trong quá trình nghiên cứu và thực hiện luận văn. Đặc biệt tôi xin bầy tỏ tình cảm kính trọng và lòng biết ơn sâu sắc tới PGS.TS Nguyễn Mạnh Khải, người thầy đã tận tình hướng dẫn tôi hoàn thành luận văn. Tôi xin chân thành cảm ơn các đồng chí Lãnh đạo Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội, Chi cục bảo vệ môi trường Hà Nội, UBND các quận/huyện đã giúp đỡ và tạo điều kiện cho tôi được nghiên cứu trên địa bàn. Xin chân thành cảm ơn tất cả bạn bè, đồng nghiệp và những người thân trong gia đình đã dành nhiều tình cảm, tạo điều kiện thuận lợi, động viên, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập cũng như hoàn thành luận văn tốt nghiệp này./. Hà Nội, tháng 12 năm 2014 Tác giả Nguyễn Trọng Trường i MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN ..........................................................................................................i MỤC LỤC ..............................................................................................................ii DANH MỤC BẢNG .............................................................................................. iv DANH MỤC HÌNH ................................................................................................ v CÁC TỪ VIẾT TẮT .............................................................................................. vi MỞ ĐẦU ................................................................................................................ 1 CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN ................................................................................... 3 1.1. Tổng quan về chất thải nguy hại ................................................................. 3 1.1.1. Khái niệm chung ................................................................................. 3 1.1.2. Nguồn gốc, phân loại và đặc tính chất thải nguy hại ............................ 5 1.1.3. Mối nguy hại của chất thải nguy hại với môi trường và con người .... 10 1.1.4. Những nguyên tắc kỹ thuật trong quản lý chất thải nguy hại ............. 12 1.1.5. Tình hình quản lý chất thải nguy hại ................................................. 19 1.2. Tổng quan về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của thành phố Hà Nội ... 25 1.2.1. Điều kiện tự nhiên ............................................................................. 25 1.2.2. Điều kiện kinh tế - xã hội .................................................................. 27 CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ....................... 31 2.1. Đối tượng nghiên cứu ................................................................................ 31 2.2. Phương pháp nghiên cứu ........................................................................... 32 2.2.1. Phương pháp kế thừa tài liệu ............................................................. 32 2.2.2. Phương pháp điều tra ngoại nghiệp ................................................... 32 2.2.3. Phương pháp lập bảng liệt kê ............................................................ 33 2.2.4. Phương pháp xử lý số liệu ................................................................. 33 CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ................................ 34 3.1. Hiện trạng chất thải nguy hại tại thành phố Hà Nội ................................... 34 3.1.1. Nguồn phát sinh CTNH..................................................................... 34 3.1.2. Thành phần, khối lượng phát sinh và phân bố CTNH ........................ 34 ii 3.2. Hiệu quả quản lý CTNH tại thành phố Hà Nội .......................................... 43 3.2.1. Mô hình quản lý chất thải nguy hại ................................................... 43 3.2.2. Đánh giá hiệu quả quản lý chất thải nguy hại .................................... 44 3.3. Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý chất thải nguy hại tại thành phố Hà Nội. ................................................................................................. 53 3.3.1. Giải pháp quản lý .............................................................................. 53 3.3.2. Giải pháp về khoa học kỹ thuật, công nghệ ....................................... 56 3.3.3. Giải pháp kiểm soát ô nhiễm ............................................................. 62 KẾT LUẬN ........................................................................................................... 63 TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................................................... 64 PHỤ LỤC.............................................................................................................. 67 iii DANH MỤC BẢNG Bảng 1. Hệ thống phân loại CTNH theo TCVN 6706:2009 ..................................... 6 Bảng 2. Mối nguy hại của CTNH đối với môi trường và con người ....................... 11 Bảng 3. Những quá trình xử lý hóa lý phổ biến...................................................... 14 Bảng 4. Tốc độ tăng trưởng của các ngành kinh tế qua các năm ............................ 27 Bảng 5. Tốc độ tăng trưởng dân số qua các năm ...................................................... 28 Bảng 6. Tổng hợp hoạt động ngành GTVT Hà Nội trong năm 2013 ...................... 29 Bảng 7. Các đơn vị hành chính trực thuộc thành phố Hà Nội ................................. 31 Bảng 8. Thành phần CTNH của một số ngành công nghiệp ở Hà Nội .................... 35 Bảng 9. Thành phần CTNH từ bệnh viện ............................................................... 36 Bảng 10. Khối lượng phát sinh chất thải nguy hại qua các năm ............................. 36 Bảng 11. Tổng hợp CTNH phát sinh theo vùng nội thành và ngoại thành .............. 37 Bảng 12. CTNH phát sinh ở hai lĩnh vực y tế và sản xuất công nghiệp trên địa bàn Hà Nội ................................................................................................................... 38 Bảng 13. CTNH phát sinh trong các KCN, CCN theo địa bàn quận/huyện ............ 39 Bảng 14. Số bệnh viện và CTNH phát sinh tại các Quận/huyện ............................. 41 Bảng 15. Nguồn chính phát sinh CTNH bệnh viện ................................................ 42 Bảng 16. Tình hình cấp sổ đăng ký chủ nguồn thải CTNH trên địa bàn Hà Nội ..... 46 iv DANH MỤC HÌNH Hình 1. Khối lượng CTNH phát sinh từ 2009 tới 2013 .......................................... 37 Hình 2. Tỉ lệ phát sinh CTNH và CTR khác ngoài các KCN tại các Quận/huyện... 40 Hình 3. CTNH phát sinh (ngoài KCN) trên các quận/huyện .................................. 40 Hình 4. CTNH bệnh viện phân bố tại các Quận/huyện .......................................... 42 Hình 5. Chu trình thu gom, vận chuyển và xử lý CTNH ........................................ 59 Hình 6. Công nghệ xử lý của lò đốt BI250S........................................................... 59 v CÁC TỪ VIẾT TẮT BVMT : Bảo vệ môi trường BVTV : Bảo vệ thực vật CCN : Cụm công nghiệp CNC : Công nghệ cao CTCN : Chất thải công nghiệp CTNH : Chất thải nguy hại CTR : Chất thải rắn GTVT : Giao thông vận tải KCN : Khu công nghiệp KTXH : Kinh tế xã hội PTBV : Phát triển bền vững QLCTNH : Quản lý chất thải nguy hại TNMT : Tài nguyên và môi trường TT : Thị trấn UBND : Ủy ban nhân dân vi MỞ ĐẦU Trong tiến trình toàn cầu hóa ngày càng mạnh mẽ, mối quan tâm của thế giới về vấn đề bảo vệ môi trường được nâng cao. Tốc độ phát triển kinh tế nhanh chóng và sự bùng nổ dân số thế giới đã khiến lá phổi xanh của nhân loại ngày càng bị ô nhiễm nặng nề. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến ô nhiễm môi trường, trong đó ô nhiễm môi trường do chất thải, đặc biệt chất thải nguy hại (CTNH) là nguyên nhân cơ bản và khó tháo gỡ. Trong hoạt động tiêu dùng của xã hội, bao gồm cả tiêu dùng sản xuất và tiêu dùng cá nhân, một lượng lớn CTNH được thải bỏ vào môi trường. Do đó, vấn đề bảo vệ môi trường nói chung và quản lý CTNH nói riêng được Đảng và Nhà nước ngày càng chú trọng. Theo đó, hệ thống pháp luật về quản lý CTNH đã và đang được xây dựng và ngày càng hoàn thiện. Tuy nhiên, vấn đề quản lý CTNH chưa thực sự hiệu quả do nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan khác nhau. Điều đó làm cho tình trạng ô nhiễm môi trường từ CTNH ngày càng trở nên cấp bách và gây sức ép nặng nề lên mục tiêu phát triển kinh tế [11]. Theo Thống kê của Tổng cục môi trường, tổng lượng chất thải rắn nguy hại phát sinh hàng năm trên toàn quốc là 152.000 tấn, bao gồm chất thải của các ngành công nghiệp nhẹ (60.000 tấn), hóa chất (45.000 tấn), cơ khí luyện kim (26.000 tấn), y tế (10.000 tấn), chất thải sinh hoạt đô thị (5.000 tấn) và chất thải chế biến thực phẩm, điện- điện tử có số lượng ít nhất trong số các ngành trên (2.000 tấn) nhưng lại chứa các chất hữu cơ khó phân hủy như PCB và kim loại nặng, đó là các chất đặc biệt nguy hại tới sức khỏe con người và môi trường. Trong đó, tổng lượng chất thải rắn nguy hại phát sinh hàng năm chủ yếu tại 3 khu vực kinh tế trọng điểm chính là Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh ở phía Bắc, thành phố Hồ Chí minh, Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu ở phía Nam và Quảng Nam, Đà Nẵng, Quảng Ngãi ở miền Trung [2]. Với lượng chất thải nguy hại lớn như vậy, nếu không quản lý chặt chẽ và xử lý an toàn sẽ gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Nhận thấy vai trò quan trọng của công tác quản lý chất thải nguy hại và trên cơ sở ứng dụng các phương pháp nghiên cứu, luận văn nghiên cứu đề tài “Nâng cao hiệu quả quản lý chất thải nguy hại trên địa bàn thành phố Hà Nội” nhằm đề 1 xuất các giải pháp để giải quyết các khó khăn, bất cập và hạn chế trong công tác quản lý chất thải nguy hại. Đề tài được nghiên cứu tại địa điểm là thành phố Hà Nội với các nội dung chủ yếu như sau: - Hiện trạng phát sinh chất thải nguy hại - Hiệu quả quản lý chất thải nguy hại - Đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý chất thải nguy hại 2 CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN 1.1 .Tổng quan về chất thải nguy hại 1.1.1. Khái niệm chung Theo TCVN 6706:2009- Phân loại chất thải nguy hại: CTNH là chất thải chứa các yếu tố độc hại, dễ cháy, dễ nổ, dễ ăn mòn, dễ lây nhiễm và các yếu tố nguy hại khác gây nguy hại tới môi trường và sức khỏe con người [1]. Theo thông tư 12/2011/TT-BTNMT ngày 14/04/2011 Quy định về quản lý chất thải nguy hại như sau [3]: Quản lý chất thải nguy hại là các hoạt động liên quan đến việc phòng ngừa, giảm thiểu, phân định, phân loại, tái sử dụng trực tiếp, lưu giữ tạm thời, vận chuyển và xử lý CTNH. Vận chuyển CTNH là quá trình chuyên chở CTNH từ nơi phát sinh đến nơi xử lý, có thể kèm theo việc thu gom, đóng gói, bảo quản, lưu giữ tạm thời, trung chuyển, sơ chế CTNH. Xử lý CTNH là quá trình sử dụng các giải pháp công nghệ, kỹ thuật nhằm biến đổi, loại bỏ, cách ly, tiêu huỷ hoặc phá huỷ tính chất, thành phần nguy hại của CTNH (kể cả việc tái chế, tận thu, thiêu đốt, đồng xử lý, cô lập, chôn lấp) với mục đích cuối cùng là không gây tác động xấu đến môi trường và sức khoẻ con người. Sơ chế CTNH là việc sử dụng các biện pháp kỹ thuật cơ-lý đơn thuần nhằm thay đổi tính chất vật lý như kích thước, độ ẩm, nhiệt độ để tạo điều kiện thuận lợi cho việc vận chuyển, xử lý hoặc nhằm phối trộn hoặc tách riêng các thành phần của CTNH cho phù hợp với các phương pháp xử lý khác nhau. Tái sử dụng trực tiếp CTNH là việc trực tiếp sử dụng lại các CTNH có nguồn gốc là các phương tiện, thiết bị, sản phẩm hoặc vật liệu, hoá chất đã qua sử dụng thuộc danh mục quy định tại Phụ lục 8 kèm theo Thông tư này theo đúng mục đích sử dụng ban đầu của phương tiện, thiết bị, sản phẩm hoặc vật liệu, hoá chất đó mà không qua bất kỳ khâu xử lý hay sơ chế nào. 3 Giấy phép QLCTNH là tên gọi chung cho các loại giấy phép sau: a) Giấy phép hành nghề QLCTNH là Giấy phép được cấp cho dịch vụ vận chuyển và xử lý CTNH theo quy định tại Thông tư này; b) Giấy phép hành nghề vận chuyển CTNH là Giấy phép được cấp cho dịch vụ vận chuyển CTNH theo quy định tại Thông tư số 12/2006/TT-BTNMT ngày 26 tháng 12 năm 2006 của Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn điều kiện hành nghề và thủ tục lập hồ sơ, đăng ký, cấp phép hành nghề, mã số quản lý chất thải nguy hại (sau đây viết tắt là Thông tư số 12/2006/TT-BTNMT); c) Giấy phép hành nghề xử lý, tiêu huỷ CTNH là Giấy phép được cấp cho dịch vụ xử lý CTNH theo quy định tại Thông tư số 12/2006/TT-BTNMT Chủ nguồn thải CTNH là tổ chức, cá nhân sở hữu hoặc điều hành cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có phát sinh CTNH (sau đây gọi tắt là cơ sở phát sinh CTNH). Chủ hành nghề QLCTNH là tổ chức, cá nhân được cấp Giấy phép hành nghề QLCTNH để thực hiện dịch vụ vận chuyển và xử lý CTNH theo quy định tại Thông tư 12/2011/TT-BTNMT. Chủ vận chuyển CTNH là tổ chức, cá nhân được cấp Giấy phép hành nghề vận chuyển CTNH còn giá trị sử dụng theo quy định tại Thông tư số 12/2006/TT-BTNMT. Chủ xử lý CTNH là tổ chức, cá nhân được cấp Giấy phép hành nghề xử lý, tiêu huỷ CTNH còn giá trị sử dụng theo quy định tại Thông tư số 12/2006/TT-BTNMT. Chủ tái sử dụng CTNH là tổ chức, cá nhân tiếp nhận CTNH để tái sử dụng trực tiếp. Đại lý vận chuyển CTNH là tổ chức, cá nhân được chủ hành nghề QLCTNH uỷ quyền hoặc hợp đồng để thực hiện hoạt động vận chuyển CTNH. Cơ quan quản lý chủ nguồn thải chất thải nguy hại (sau đây viết tắt là CQQLCNT) là cơ quan có thẩm quyền quản lý các chủ nguồn thải CTNH theo quy định. Cơ quan cấp phép (sau đây viết tắt là CQCP) là tên gọi chung của các cơ quan có thẩm quyền cấp, thu hồi Giấy phép QLCTNH. Mã số QLCTNH là mã số được cấp kèm theo Sổ đăng ký chủ nguồn thải hoặc Giấy phép QLCTNH. 4 Địa bàn hoạt động là phạm vi địa lý cho phép thực hiện dịch vụ vận chuyển và xử lý CTNH được ghi trong Giấy phép QLCTNH. 1.1.2. Nguồn gốc, phân loại và đặc tính chất thải nguy hại 1.1.2.1 Nguồn gốc phát sinh chất thải nguy hại Theo mục B, phụ lục 8 – thông tư 12/2011/TT-BTNMT chất thải nguy hại phát sinh từ 19 dòng thải chính như sau: 01. Chất thải Chất thải từ ngành thăm dò, khai thác, chế biến khoáng sản, dầu khí và than. 02. Chất thải từ quá trình sản xuất, điều chế, cung ứng và sử dụng hoá chất vô cơ. 03. Chất thải từ quá trình sản xuất, điều chế, cung ứng và sử dụng hoá chất hữu cơ. 04. Chất thải từ nhà máy nhiệt điện và các cơ sở đốt khác. 05. Chất thải từ ngành luyện kim và đúc kim loại. 06. Chất thải từ ngành sản xuất vật liệu xây dựng và thuỷ tinh. 07. Chất thải từ quá trình xử lý, che phủ bề mặt, gia công kim loại và các vật liệu khác. 08. Chất thải từ quá trình sản xuất, điều chế, cung ứng, sử dụng các sản phẩm che phủ (sơn, véc ni, men thuỷ tinh), chất kết dính, chất bịt kín và mực in. 09. Chất thải từ ngành chế biến gỗ, sản xuất các sản phẩm gỗ, giấy và bột giấy. 10. Chất thải từ ngành chế biến da, lông và dệt nhuộm. 11. Chất thải xây dựng và phá dỡ (bao gồm cả đất đào từ các khu vực bị ô nhiễm). 12. Chất thải từ các cơ sở tái chế, xử lý chất thải, nước thải và xử lý nước cấp. 13. Chất thải từ ngành y tế và thú y (trừ chất thải sinh hoạt từ ngành này). 14. Chất thải từ ngành nông nghiệp. 15. Thiết bị, phương tiện giao thông vận tải đã hết hạn sử dụng và chất thải từ hoạt động phá dỡ, bảo dưỡng thiết bị, phương tiện giao thông vận tải. 16. Chất thải hộ gia đình và chất thải sinh hoạt từ các nguồn khác. 17. Dầu thải, chất thải từ nhiên liệu lỏng, chất thải dung môi hữu cơ, môi chất 5 lạnh và chất đẩy (propellant). 18. Các loại chất thải bao bì, chất hấp thụ, giẻ lau, vật liệu lọc và vải bảo vệ. 19. Các loại chất thải khác. 1.1.2.2 Phân loại chất thải nguy hại Trên thực tế, có nhiều hệ thống phân loại chất thải nguy hại. Hệ thống phân loại chất thải theo tiêu chuẩn Việt Nam phân loại theo các đặc tính của chất thải, TCVN 6706:2009 chia CTNH thành 7 nhóm sau: Bảng 1. Hệ thống phân loại CTNH theo TCVN 6706:2009 TT Mã số Nhóm loại Basel 1 Mô tả tính chất nguy hại Chất thải dễ bắt lửa, dễ cháy (C) 1.1 H3 Chất thải lỏng dễ cháy Chất thải lỏng có nhiệt độ bắt cháy dưới Chất thải dễ cháy 600C. Chất thải không là chất lỏng, dễ bốc cháy khi bị ma sát trong điều kiện vận chuyển, khi bị ẩm, bị ướt khi xảy ra tự phản ứng và bốc cháy, cháy ở nhiệt độ và áp suất khí quyển. 1.2 H4.2 Chất thải có thể tự cháy Chất thải có khả năng tự bốc cháy do tự nóng lên trong điều kiện vận chuyển bình thường hoặc tự nóng lên do tiếp xúc với không khí và có khả năng bốc cháy. 1.3 2 H4.3 H8 Chất thải tạo ra khí dễ Chất thải khi gặp nước tạo ra phản ứng cháy giải phóng khí dễ cháy hoặc khí tự cháy Chất thải gây ăn mòn Chất thải (bằng phản ứng hóa học) gây ra (AM) sự ăn mòn khi tiếp xúc với vật dụng, bình 6 chứa, hàng hóa hoặc mô sống của độc vật, thực vật 2.1 Chất thải có tính axit Chất thải lỏng có pH bằng hoặc nhỏ hơn 2 2.2 Chất thải là chất ăn mòn Chất thải thể lỏng có thể ăn mòn thép với tốc độ lớn hơn 6,36 mm/năm ở nhiệt độ 550C 3 H1 Chất thải dễ nổ Là chất rắn hoặc lỏng hoặc hỗn hợp rắn – lỏng tự phản ứng hóa học tạo ra nhiều khí, nhiệt độ và áp suất có thể gây nổ 4 Chất thải dễ bị oxy hóa (OH) 4.1 H5.1 Chất thải chứa tác nhân Chất thải có chứa clorat, pecmanaganat, oxy hó vô cơ peoxyt vô cơ, nitrat và các chất oxy hóa khác khi tiếp xúc với không khí, tích lũy oxy thì kích thích cháy các chất hoặc vật liệu khác 4.2 H5.2 Chất thải chứa peoxyt Chất thải hữu cơ có cấu trúc phân tử -O- hữu cơ O- không bền với nhiệt độ nên có thể bị phân hủy và tạo nhiệt nhanh 5 Chất thải gây độc cho người và sinh vật (Đ) 7 5.1 H6.1 Chất thải gây độc cấp Chất thải có chứa chất độc có thể gây tử tính vong hoặc tổn thương trầm trọng khi tiếp xúc qua đường tiêu hóa, hô hấp hoặc qua da với liều nhỏ 5.2 H11 Chất thải gây độc chậm, Chất thải có chứa các chất gây ảnh hưởng hoặc mãn tính độc chậm hoặc mãn tính, hoặc gây ung thư do tiếp xúc qua đường tiêu hóa, hô hấp hoặc da 5.3 H10 Chất thải sinh ra khí độc Chất thải chứa các thành phần mà khi tiếp xúc với không khí hoặc khi tiếp xúc với nước thì giải phóng ra khí độc đối với người và sinh vật 6 H12 Chất thải độc hại cho hệ sinh thái (ĐS) Chất thải chứa thành phần mà có thể gây tác độc có hại nhanh hoặc từ từ đối với môi trường thông qua tích lũy sinh học và/hoặc gây ảnh hưởng đến các hệ sinh thái 7 H6.12 Chất thải lây nhiễm bệnh Chất thải có chứa các vi sinh vật sống hoặc độc tố của chúng, được biết hoặc nghi ngờ là có các mầm bệnh có thể gây bệnh cho người và cho gia súc 8 1.1.2.3 Đặc tính của chất thải nguy hại Theo phụ lục 8 – thông tư 12/2011/TT-BTNMT có đưa ra các tính chất nguy hại chính của CTNH như sau: - Tính dễ nổ: Các chất thải ở thể rắn hoặc lỏng mà bản thân chúng có thể nổ do kết quả của phản ứng hoá học (khi tiếp xúc với ngọn lửa, bị va đập hoặc ma sát) hoặc tạo ra các loại khí ở nhiệt độ, áp suất và tốc độ gây thiệt hại cho môi trường xung quanh. - Tính dễ cháy: + Chất thải lỏng dễ cháy: Các chất thải ở thể lỏng, hỗn hợp chất lỏng hoặc chất lỏng chứa chất rắn hoà tan hoặc lơ lửng, có nhiệt độ chớp cháy thấp theo QCVN 07:2009/BTNMT. + Chất thải rắn dễ cháy: Các chất thải rắn có khả năng tự bốc cháy hoặc phát lửa do bị ma sát trong các điều kiện vận chuyển. + Chất thải có khả năng tự bốc cháy: Các chất thải rắn hoặc lỏng có thể tự nóng lên trong điều kiện vận chuyển bình thường, hoặc tự nóng lên do tiếp xúc với không khí và có khả năng bốc cháy. + Chất thải tạo ra khí dễ cháy: Các chất thải khi tiếp xúc với nước có khả năng tự cháy hoặc tạo ra khí dễ cháy. - Tính oxy hóa: Các chất thải có khả năng nhanh chóng thực hiện phản ứng oxy hoá toả nhiệt mạnh khi tiếp xúc với các chất khác, có thể gây ra hoặc góp phần đốt cháy các chất đó. - Tính ăn mòn: Các chất thải thông qua phản ứng hoá học gây tổn thương nghiêm trọng các mô sống hoặc phá huỷ các loại vật liệu, hàng hoá và phương tiện vận chuyển. Thông thường đó là các chất hoặc hỗn hợp các chất có tính axit mạnh hoặc kiềm mạnh theo QCVN 07:2009/BTNMT. - Có độc tính: + Gây kích ứng: Các chất thải không ăn mòn có các thành phần nguy hại gây sưng hoặc viêm khi tiếp xúc với da hoặc màng nhầy. 9 + Gây hại: Các chất thải có các thành phần nguy hại gây các rủi ro sức khoẻ ở mức độ thấp thông qua đường ăn uống, hô hấp hoặc qua da. + Gây độc cấp tính: Các chất thải có các thành phần nguy hại gây tử vong, tổn thương nghiêm trọng hoặc tức thời cho sức khoẻ thông qua đường ăn uống, hô hấp hoặc qua da. + Gây độc từ từ hoặc mãn tính: Các chất thải có các thành phần nguy hại gây ảnh hưởng xấu cho sức khoẻ một cách từ từ hoặc mãn tính thông qua đường ăn uống, hô hấp hoặc qua da. + Gây ung thư: Các chất thải có các thành phần nguy hại có khả năng gây ra hoặc tăng tỉ lệ mắc ung thư thông qua đường ăn uống, hô hấp hoặc qua da. + Gây độc cho sinh sản: Các chất thải có các thành phần nguy hại có khả năng gây tổn thương hoặc suy giảm khả năng sinh sản của con người thông qua đường ăn uống, hô hấp hoặc qua da. + Gây đột biến gien: Các chất thải có các thành phần nguy hại gây ra hoặc tăng tỷ lệ tổn thương gen di truyền thông qua đường ăn uống, hô hấp hoặc qua da. + Sinh khí độc: Các chất thải có các thành phần mà khi tiếp xúc với không khí hoặc với nước sẽ giải phóng ra khí độc, gây nguy hiểm đối với người và sinh vật. - Có độc tính sinh thái: Các chất thải có các thành phần nguy hại gây tác hại nhanh chóng hoặc từ từ đối với môi trường và các hệ sinh vật thông qua tích luỹ sinh học. - Lây nhiễm: Các chất thải có vi sinh vật hoặc độc tố sinh học gây nhiễm trùng hoặc bệnh tật cho người và động vật. 1.1.3. Mối nguy hại của chất thải nguy hại với môi trường và con người Mối nguy hại của CTNH đối với môi trường và con người được tổng hợp dưới bảng sau: 10 Bảng 2. Mối nguy hại của CTNH đối với môi trường và con người TT Tên nhóm Nguy hại đối với người Nguy hại đối với môi tiếp xúc trường Phá hủy vật liệu, sản phẩm 1 Chất dễ cháy nổ Gây tổn thương da, bỏng và sinh ra từ quá trình cháy nổ có thể dẫn đến tử vong gây ô nhiễm đất, nước, không khí 2 Khí nén hay hóa lỏng Khí dễ cháy Hỏa hoạn, gây bỏng Khí không cháy, Làm tăng cường sự cháy, không độc làm thiếu oxy, gây ngạt 3 4 5 6 lỏng nhẹ Ít ảnh hưởng Ảnh hưởng sức khỏe, gây Chất gây ô nhiễm không khí Khí độc Chất Chất gây ô nhiễm mức độ tử vong dễ cháy Chất rắn dễ cháy Tác nhân oxy hóa nặng Chất gây ô nhiễm không khí Chất nổ, gây bỏng, tử vong từ nhẹ đến nặng, chất gây ô nhiễm nước nghiêm trọng Hỏa hoạn, gây bỏng, tử Thường giải phóng các sản vong phẩm cháy độc hại Các phản ứng hóa học gây Chất gây ô nhiễm không hỏa hoạn, cháy nổ, ảnh khí, chất có khả năng gây hưởng da, tử vong nhiễm độc cho nước Chất độc Chất độc Ảnh hưởng mãn tính và cấp Chất gây ô nhiễm nước tính đến sức khỏe nghiêm trọng Một vài hậu quả môi trường Chất lây nhiễm Lan truyền bệnh gây ra hình thành nguy cơ lan truyền bệnh 7 Chất phóng xạ Tổn thương các tổ chức Gây ô nhiễm đất, mức 11 TT Tên nhóm Nguy hại đối với người Nguy hại đối với môi tiếp xúc trường máu, gây các bệnh về máu, phóng xạ tăng và các hậu viêm da, hoại tử xương, đột quả biến gen,.v.v. 8 Chất ăn mòn Ăn mòn, cháy da, ảnh Ô nhiễm nước và không khí, hưởng phổi và mắt gây hư vật liệu Nguồn: [9] Các khái niệm và đặc tính nêu trên là các thông tin cơ bản nhất về chất thải nguy hại, ngoài ra nó còn là căn cứ quan trọng cho việc xác định, phân loại chất thải nguy hại. Đây là một phần của công tác quản lý chất thải nguy hại ngay tại các cơ sở phát sinh, góp phần thực hiện tốt công tác bảo vệ môi trường nói chung cũng như công tác quản lý chất thải nguy hại nói riêng. 1.1.4 Những nguyên tắc kỹ thuật trong quản lý chất thải nguy hại 1.1.4.1 Phân loại chất thải nguy hại Các chất thải nguy hại phải được phân loại tại nguồn và lưu giữ riêng theo quy định, không được để lẫn chất thải rắn thông thường. Nếu để lẫn chất thải rắn nguy hại vào chất thải rắn thông thường thì hỗn hợp chất thải rắn đó phải được xử lý như chất thải rắn nguy hại. Chủ nguồn thải CTNH có trách nhiệm phân công ít nhất một cán bộ chuyên trách hoặc kiêm nhiệm để đảm nhiệm việc phân định, phân loại và quản lý CTNH, được sử dụng dịch vụ hỗ trợ kỹ thuật từ bên ngoài (nếu cần thiết). 1.1.4.2 Thu gom, lưu giữ vận chuyển chất thải nguy hại Việc thu gom, lưu giữ vận chuyển chất thải nguy hại được thực hiện bởi các tổ chức có năng lực phù hợp và được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp phép hành nghề quản lý chất thải nguy hại Chủ nguồn thải chất thải nguy hại có thể tự tổ chức thu gom, lưu giữ, vận chuyển đến nơi xử lý nếu có đủ năng lực và được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cấp phép. Nếu không có đủ năng lực, chủ nguồn thải chất thải nguy hại 12
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu xem nhiều nhất