Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Kinh tế - Quản lý Tiêu chuẩn - Qui chuẩn nâng cao hiệu quả nhập khẩu của ctcp thép việt nhật ...

Tài liệu nâng cao hiệu quả nhập khẩu của ctcp thép việt nhật

.DOC
76
720
92

Mô tả:

ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN VIỆN THƯƠNG MẠI VÀ KINH TẾ QUỐC TẾ BỘ MÔN KINH DOANH QUỐC TẾ œ CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP Đề tài: NÂNG CAO HIỆU QUẢ NHẬP KHẨU CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN THÉP VIỆT NHẬT Họ và tên sinh viên Mã sinh viên Chuyên ngành Lớp Hệ Thời gian thực tập : : : : : : Nguyễn Thị Kim Oanh 11133064 Quản trị kinh doanh quốc tế Quản trị kinh doanh quốc tế 55A Chính quy Đợt I năm học 2016-2017 Giảng viên hướng dẫn : Th.s Bùi Thị Lành Hà Nội, 2016 Chuyên đề thực tập GVHD: Bùi Thị Lành LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong chuyên đề thực tập này là do tôi tự thu thập, trích dẫn, tuyệt đối không sao chép từ bất kỳ một tài liệu nào. Hà Nội, ngày 08 tháng 12 năm 2016 Sinh viên Nguyễn Thị Kim Oanh SV: Nguyễn Thị Kim Oanh MSV: 11133064 Chuyên đề thực tập GVHD: Bùi Thị Lành MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC DANH MỤC BẢNG DANH MỤC HÌNH VẼ DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT LỜI MỞ ĐẦU..............................................................................................................1 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CTCP THÉP VIỆT NHẬT VÀ CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG NHẬP KHẨU THÉP PHẾ LIỆU CỦA CÔNG TY...........................................................................................................4 1.1. TỔNG QUAN CHUNG VỀ CTCP THÉP VIỆT NHẬT....................................4 1.1.1. Giới thiệu chung về CTCP thép Việt Nhật...................................................4 1.1.1.1. Một số thông tin cơ bản..........................................................................4 1.1.1.2. Quá trình hình thành và phát triển của CTCP thép Việt Nhật...............4 1.1.1.3. Bộ máy tổ chức của CTCP thép Việt Nhật............................................6 1.1.2. Hoạt động sản xuất kinh doanh của CTCP thép Việt Nhật giai đoạn 2012 – 2016 ..............................................................................................................9 1.1.2.1. Hoạt động sản xuất của CTCP thép Việt Nhật.......................................9 1.1.2.2. Hoạt động kinh doanh của CTCP thép Việt Nhật................................13 1.2. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ NHẬP KHẨU CỦA CTCP THÉP VIỆT NHẬT.....................................................................................................15 1.2.1. Các yếu tố bên ngoài doanh nghiệp............................................................16 1.2.1.1. Môi trường quốc tế...............................................................................16 1.2.1.2. Môi trường quốc gia.............................................................................18 1.2.2. Các yếu tố bên trong doanh nghiệp............................................................24 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG NÂNG CAO HIỆU QUẢ NHẬP KHẨU TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN THÉP VIỆT NHẬT.........................................29 2.1. TÌNH HÌNH NHẬP KHẨU THÉP PHẾ LIỆU CỦA CTCP THÉP VIỆT NHẬT GIAI ĐOẠN 2012 – 2015..............................................................................29 2.1.1. Kim ngạch nhập khẩu.................................................................................29 2.1.2. Thị trường nhập khẩu..................................................................................30 SV: Nguyễn Thị Kim Oanh MSV: 11133064 Chuyên đề thực tập GVHD: Bùi Thị Lành 2.1.3. Quy trình nhập khẩu....................................................................................32 2.1.3.1. Nghiên cứu thị trường..........................................................................33 2.1.3.2. Tìm kiếm nhà cung ứng.......................................................................35 2.1.3.3. Tiến hành nhập khẩu............................................................................35 2.1.3.4. Kiểm tra giám sát quá trình nhập khẩu................................................37 2.2. CÁC BIỆN PHÁP CÔNG TY Đà THỰC HIỆN ĐỂ NÂNG CAO HIỆU QUẢ NHẬP KHẨU THÉP PHẾ LIỆU...............................................................................38 2.2.1. Sử dụng vốn huy động hiệu quả.................................................................38 2.2.2. Nâng cao trình độ nhân viên.......................................................................39 2.3. PHÂN TÍCH CÁC CHỈ TIÊU PHẢN ÁNH HIỆU QUẢ NHẬP KHẨU THÉP PHẾ LIỆU TẠI CTCP THÉP VIỆT NHẬT...............................................................40 2.3.1. Các chỉ tiêu định lượng...............................................................................40 2.3.1.1. Chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận trên chi phí nhập khẩu................................40 2.3.1.2. Chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng vốn..............................................41 2.3.1.3. Chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng lao động nhập khẩu....................42 2.3.2. Các chỉ tiêu định tính..................................................................................43 2.4. ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG NHẬP KHẨU THÉP PHẾ LIỆU CỦA CTCP THÉP VIỆT NHẬT......................................45 2.4.1. Thành tựu đạt được.....................................................................................45 2.4.2. Hạn chế và nguyên nhân.............................................................................45 2.4.2.1. Hạn chế.................................................................................................45 2.4.2.2. Nguyên nhân.........................................................................................46 CHƯƠNG 3: MỤC TIÊU, ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ NHẬP KHẨU CHO CTCP THÉP VIỆT NHẬT.................................47 3.1. MỤC TIÊU VÀ ĐỊNH HƯỚNG NÂNG CAO HIỆU QUẢ NHẬP KHẨU THÉP PHẾ LIỆU CỦA CTCP THÉP VIỆT NHẬT..................................................47 3.1.1. Mục tiêu nâng cao hiệu quả nhập khẩu của CTCP thép Việt Nhật............47 3.1.2. Định hướng nâng cao hiệu quả nhập khẩu của CTCP thép Việt Nhật.......47 3.2. CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC KHI NÂNG CAO HIỆU QUẢ NHẬP KHẨU THÉP PHẾ LIỆU TẠI CTCP THÉP VIỆT NHẬT....................................................48 3.2.1. Cơ hội..........................................................................................................48 3.2.2. Thách thức...................................................................................................49 SV: Nguyễn Thị Kim Oanh MSV: 11133064 Chuyên đề thực tập GVHD: Bùi Thị Lành 3.3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐỐI VỚI CTCP THÉP VIỆT NHẬT ĐỂ NÂNG CAO HIỆU QUẢ NHẬP KHẨU TẠI CTCP THÉP VIỆT NHẬT.....................................50 3.3.1. Huy động và sử dụng hiệu quả nguồn vốn.................................................50 3.3.2. Đẩy mạnh công tác nghiên cứu thị trường.................................................51 3.3.3. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.........................................................52 3.4. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ ĐỐI VỚI NHÀ NƯỚC NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ NHẬP KHẨU TẠI CTCP THÉP VIỆT NHẬT...............................................53 3.4.1. Hoàn thiện hệ thống pháp luật....................................................................53 3.4.2. Hỗ trợ thông tin thị trường..........................................................................54 3.4.3. Đào tạo nguồn nhân lực..............................................................................54 KẾT LUẬN................................................................................................................55 TÀI LIỆU THAM KHẢO.........................................................................................56 PHỤ LỤC................................................................................................................... 57 NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN PHẢN BIỆN SV: Nguyễn Thị Kim Oanh MSV: 11133064 Chuyên đề thực tập GVHD: Bùi Thị Lành DANH MỤC BẢNG Bảng 1.1: Sản lượng sản xuất các mặt hàng của Công ty cổ phần thép Việt Nhật giai đoạn 2012 – 2016..............................................................................................................9 Bảng 1.2: Doanh thu phân loại theo thị trường của Công ty cổ phần thép Việt Nhật Giai đoạn 2012 – 2015....................................................................................................13 Bảng 1.3: Doanh thu phân loại theo mặt hàng của Công ty cổ phần thép Việt Nhật giai đoạn 2012 – 2016............................................................................................................14 Bảng 1.4: Trình độ lao động của Công ty cổ phần thép Việt Nhật giai đoạn 2012 – 2016.................................................................................................................................25 Bảng 2.1: Sản lượng và kim ngạch nhập khẩu thép phế liệu của Công ty cổ phần thép Việt Nhật giai đoạn 2012 – 2015....................................................................................29 Bảng 2.2: Kim ngạch nhập khẩu thép phế liệu theo thị trường của Công ty cổ phần thép Việt Nhật giai đoạn 2012 – 2016............................................................................31 Bảng 2.3: Chỉ tiêu lợi nhuận và tỷ suất lợi nhuận của CTCP Thép Việt Nhật giai đoạn 2012 – 2016.....................................................................................................................40 Bảng 2.4: Chỉ tiêu hiệu quả sử dụng vốn lưu động CTCP Thép Việt Nhật giai đoạn 2012 – 2016.....................................................................................................................41 Bảng 2.5: Chỉ tiêu hiệu quả sử dụng lao động của CTCP Thép Việt Nhật giai đoạn 2012 – 2016.....................................................................................................................42 SV: Nguyễn Thị Kim Oanh MSV: 11133064 Chuyên đề thực tập GVHD: Bùi Thị Lành DANH MỤC HÌNH VẼ Hình 1.1: Mô hình bộ máy tổ chức CTCP thép Việt Nhật...............................................6 Hình 1.2: Quy trình công nghệ sản xuất thép của nhà máy cán thép Việt Nhật............11 Hình 1.3: Giá thép trên thế giới giai đoạn 2012 – 2016.................................................16 Hình 1.4: Tỷ lệ lạm phát toàn cầu từ năm 2012 đến năm 2015.....................................18 Hình 1.5: Tăng tưởng kinh tế GDP của Việt Nam giai đoạn 2012 – 2016....................19 Hình 1.6: Tỷ giá hối đoái VND so với USD giai đoạn 2012 – 2015.............................21 Hình 1.7: Vốn điều lệ của CTCP thép Việt Nhật giai đoạn 2012 – 2015......................26 SV: Nguyễn Thị Kim Oanh MSV: 11133064 Chuyên đề thực tập GVHD: Bùi Thị Lành DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT STT 1 2 3 4 5 6 7 Từ viết tắt AEC AKFTA ASEAN BVMT CTCP ĐT & NCPT FTA HS 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 GĐ GDP IMF KCS KH SXKD KSCL LC NC & PT NHNN NHTƯ QLDA TCVN TPCP UBND USD VKFTA 24 25 VND Viết đầy đủ tiếng anh ASEAN Economic Community ASEAN – Korean Free Trade Agreement Association of Southeast Asian Nations Nghĩa tiếng việt Cộng đồng kinh tế ASEAN Hiệp định thương mại tự do khu vực ASEAN – Hàn Quốc Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á Bảo vệ môi trường Công ty cổ phần Đào tạo và nghiên cứu phát triển Free Trade Agreement Hiệp định thương mại tự do Harmonized Commodity Mã số phân loại hàng hóa nhập khẩu Description and Coding System ghi trong biểu thuế Xuất nhập khẩu do Bộ Tài chính ban hành Giám đốc Gross Domestic Product Tổng sản phẩm trong nước International Monetary Fund Tổ chức quỹ tiền tệ quốc tế Kiểm soát chất lượng sản phẩm Kế hoạch sản xuất kinh doanh Kiểm soát chất lượng Letter of Credit Thư tín dụng Nghiên cứu và phát triển Ngân hàng nhà nước Ngân hàng trung ương Quản lý dự án United States Dollar Viet Nam – Korean Free Trade Agreement Tiêu chuẩn Việt Nam Trái phiếu chính phủ ủy ban nhân dân Đồng đo la Mỹ Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – Hàn Quốc Vietnamese Dong Đồng Việt Nam đồng SV: Nguyễn Thị Kim Oanh MSV: 11133064 Chuyên đề thực tập GVHD: Bùi Thị Lành LỜI MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Trong sự nghiệp công nghiệp hóa – hiện đại hoá ở nước ta hiện nay, nhu cầu đối với mặt hàng thép ngày càng cao. Sắt thép được coi là một trong những mặt hàng có tầm quan trọng chiến lược trong công cuộc xây dựng đất nước. Khi kinh tế - xã hội phát triển thì đi cùng với sự phát triển đó, nhu cầu của con người cũng ngày càng cao, có thể nói nhu cầu đó là không giới hạn. Đối với Việt Nam ta, do bị chiến tranh tàn phá trong thời gian dài nên nước ta còn lạc hậu, kém xa các nước trên thế giới. Vì vậy, đòi hỏi đất nước cần phải chuyển mình, đổi mới nền kinh tế - xã hội để bắt kịp với sự phát triển trên toàn thế giới. Để đạt được mục tiêu đó, thì việc xây dựng cơ sở hạ tầng vững chắc là vấn đề cơ bản và cũng là nền tảng để đặt nền móng cho đất nước đi lên. Trong đó, sắt thép đóng vai trò quan trọng, chiến lược trong sự nghiệp cải cách cơ cấu kinh tế - xã hội của nhân dân ta dưới sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước. Nhu cầu về thép ngày càng tăng, trong khi nền công nghiệp khai thác quặng ở nước ta còn thấp kém và thiếu trang thiết bị hiện đại, chưa đủ để đáp ứng nhu cầu về nguyên vật liệu của ngành luyện kim và nhu cầu thép trên thị trường. Hơn nữa, thị trường thép trên thế giới đang có sự biến động mạnh, giá cả trên đà tăng chóng mặt khiến cho giá nhập khẩu thép vào nước ta cao. Trước tình hình đó, giải pháp trước mắt và cũng là lâu dài cho ngành thép ở nước ta là: nhập khẩu thép phế liệu để sản xuất phôi thép phục vụ cho ngành luyện thép đáp ứng nhu cầu thép đang ngày càng gia tăng ở Việt Nam. Hoạt động nhập khẩu thép phế liệu là phù hợp với đặc điểm kinh doanh của Công ty – Ngành nghề truyền thống như CTCP thép Việt Nhật (với ngành nghề chính là đúc sắt thép) và cũng là xuất phát điểm của CTCP thép Việt Nhật với mặt hàng nhập khẩu duy nhất là thép phế liệu – nguyên liệu đầu vào để sản xuất thép phục vụ nhu cầu trong nước và xuất khẩu sang nước ngoài. Hơn nữa, hoạt động sản xuất sắt thép của Công ty cần sử dụng lượng sắt thép phế liệu lớn (khoảng 80%), do đó thay vì mua lại ở thị trường trong nước, Công ty nhập khẩu trực tiếp thì giá sẽ thấp hơn. Thêm vào đó, đứng trên khía cạnh xuất phát từ nhu cầu thị trường, theo điều tra tại tổng công ty thép Việt Nam, tính đến thời điểm tháng 10/2012, thế giới hiện đang sản xuất khoảng 1.2 tỷ tấn thép/năm, trong đó có 30% được sản xuất từ thép phế liệu (400 triệu tấn/năm) như vậy có thể thấy số lượng thép được sản xuất từ phế liệu là rất lớn. Ở Việt Nam, ngoài Thái Nguyên, chưa có lò nào sản xuất thép bằng quặng, còn lại hầu hết là lò điện. Việc sản xuất thép phế liệu có nguồn từ trong nước không đủ cung ứng cho các nhà máy, mới có khoảng 1,2 triệu tấn/năm trong khi nhu cầu khoảng gần 5 SV: Nguyễn Thị Kim Oanh 1 MSV: 11133064 Chuyên đề thực tập GVHD: Bùi Thị Lành triệu tấn. Như vậy có thể thấy nhu cầu thu mua nguyên liệu thép để sản xuất ngày càng tăng, nếu không giải quyết rõ ràng vấn đề nhập thép phế liệu thì sẽ rất khó khăn cho các nhà sản xuất trong nước. Không thể để các doanh nghiệp đầu tư hàng triệu USD lại không đủ nguyên liệu sản xuất. Hơn nữa, trong thép phế liệu có 97% là sắt nên lượng các chất thải khác không nhiều, vốn đầu tư sản xuất thép từ nguyên phế liệu ít hơn nhiều so với sản xuất từ quặng, sản xuất thép từ quặng phải sử dụng nhiều than cốc, bản thân quặng cũng chỉ có 50% là sắt còn lại là các chất khác nên khí thải ra môi trường cũng rất độc hại trong khi sản xuất từ thép phế liệu chỉ cần điện và chất dung môi. Do đó, nhu cầu nhập khẩu thép phế liệu trên thị trường là cần thiết. Từ nhu cầu trên, CTCP thép Việt Nhật đã tiến hành hoạt động nhập khẩu thép phế liệu để làm nguyên vật liệu đầu vào cho quá trình sản xuất, hoạt động này giống như một giải pháp để cung cấp nguyên liệu phục vụ cho các hoạt động đầu tư và xây dựng của các doanh nghiệp. Như vậy, hoạt động nhập khẩu thép phế liệu không chỉ giúp cho Công ty tăng doanh thu và lợi nhuận trong kinh doanh mà còn đáp ứng kịp thời nhu cầu thị trường góp phần bình ổn lại thị trường thép trong nước và cũng không trái với quy định pháp luật Việt Nam. Tuy nhiên, vấn đề nâng cao hiệu quả nhập khẩu của CTCP thép Việt Nhật còn chưa được chú trọng nên vẫn tồn tại nhiều hạn chế dẫn đến hiệu quả nhập khẩu chưa cao. Vì vậy, em chọn đề tài “Nâng cao hiệu quả nhập khẩu của CTCP thép Việt Nhật” làm đề tài nghiên cứu của mình. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục đích nghiên cứu Mục đích của bài nghiên cứu nhằm đưa ra một số giải pháp để nâng cao hiệu quả nhập khẩu thép phế liệu của CTCP thép Việt Nhật giai đoạn 2012 – 2015 dựa trên việc phân tích thực trạng về vấn đề nâng cao hiệu quả hoạt động nhập khẩu của CTCP thép Việt Nhật trong giai đoạn trên. Từ đó, giúp công ty nâng cao hiệu quả hoạt động nhập khẩu của mình, đẩy nhanh quá trình sản xuất để đáp ứng tốt nhất nhu cầu trên thị trường; phát triển và khẳng định thương hiệu của mình trên thị trường trong nước và quốc tế. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Để đạt được mục đích trên, bài nghiên cứu cần trả lời được cho các câu hỏi sau:  Tổng quan về CTCP thép Việt Nhật? SV: Nguyễn Thị Kim Oanh 2 MSV: 11133064 Chuyên đề thực tập  GVHD: Bùi Thị Lành Những nhân tố nào ảnh hưởng đến hiệu quả nhập khẩu của CTCP thép Việt Nhật?  Tình hình nhập khẩu thép phế liệu của CTCP thép Việt Nhật giai đoạn 2012 – 2016 như thế nào?  Công ty đã thực hiện những biện pháp nào để nâng cao hiệu quả nhập khẩu thép phế liệu của mình giai đoạn 2012 – 2016?  Các chỉ tiêu nào ảnh hưởng đến hiệu quả nhập khẩu của CTCP thép Việt Nhật?  Tình hình nâng cao hiệu quả nhập khẩu tại CTCP thép Việt Nhật giai đoạn 2012 – 2016 đạt được những thành tựu gì và còn tồn tại những hạn chế nào? Vì sao?  CTCP thép Việt Nhật có những mục tiêu và định hướng gì để nâng cao hiệu quả nhập khẩu thép phế liệu?  Cơ hội và thách thức khi nâng cao hiệu quả nhập khẩu thép phế liệu tại CTCP thép Việt Nhật là gì?  Cần có những giải pháp như thế nào cho doanh nghiệp và kiến nghị gì với Nhà nước để nâng cao hiệu quả nhập khẩu tại CTCP thép Việt Nhật? 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: Hoạt động nâng cao hiệu quả nhập khẩu tại Công ty cổ phần thép Việt Nhật. 3.2.  Phạm vi nghiên cứu Về không gian: Nghiên cứu về hiệu quả nhập khẩu thép phế liệu tại CTCP thép Việt Nhật  Về thời gian: Tìm hiểu số liệu, hoạt động của Công ty trong giai đoạn 2012 – 2016 và đề xuất giải pháp đến năm 2025. 4. Kết cấu Bài viết gồm 3 chương: Chương 1: Tổng quan về CTCP thép Việt Nhật và các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả nhập khẩu thép phế liệu của Công ty SV: Nguyễn Thị Kim Oanh 3 MSV: 11133064 Chuyên đề thực tập GVHD: Bùi Thị Lành Chương 2: Thực trạng hoạt động nâng cao hiệu quả nhập khẩu tại CTCP thép Việt Nhật Chương 3: Mục tiêu, định hướng và giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả nhập khẩu cho CTCP thép Việt Nhật SV: Nguyễn Thị Kim Oanh 4 MSV: 11133064 Chuyên đề thực tập GVHD: Bùi Thị Lành CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CTCP THÉP VIỆT NHẬT VÀ CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG NHẬP KHẨU THÉP PHẾ LIỆU CỦA CÔNG TY 1.1. TỔNG QUAN CHUNG VỀ CTCP THÉP VIỆT NHẬT 1.1.1. Giới thiệu chung về CTCP thép Việt Nhật 1.1.1.1. Một số thông tin cơ bản Công ty cổ phần thép Việt Nhật có tên giao dịch là Vina Japan stell stock company (viết tắt là: VJS.JSC). Công ty có website là www.vijagroup.com.vn, được sở hữu bởi ông Đặng Việt Bách, hoạt động trong lĩnh vực chính là đúc sắt thép. Là một doanh nghiệp chính thức nên Công ty phải chịu các loại thuế theo như luật doanh nghiệp quy định, đó là thuế giá trị gia tăng, thuế xuất nhập khẩu, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân, thuế môn bài. Chức năng và nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của Công ty là khai thác quặng sắt; khai thác quặng kim loại không chứa sắt; hoạt động dịch vụ hỗ trợ khai thác mỏ và quặng khác; sản xuất sắt, thép, gang; sản xuất kim loại màu và kim loại quý; đúc sắt thép;… Về nhập khẩu, Công ty chỉ nhập khẩu duy nhất một mặt hàng là thép phế liệu để phục vụ quá trình sản xuất kinh doanh. 1.1.1.2. Quá trình hình thành và phát triển của CTCP thép Việt Nhật Tháng 11 năm 1998, CTCP thép Việt Nhật được thành lập theo luật đầu tư trong nước với số vốn điều lệ là 30 tỷ đồng. Năm 2002 nhà máy cán thép chính thức đi vào hoạt động. Thép Việt Nhật đã tạo dấu ấn trên nhiều công trình lớn như: Trung tâm Hội nghị Quốc gia, Cầu Vĩnh Tuy, Khu đô thị Nam Trung Yên, Khu đô thị Trung Hòa – Nhân Chính (Hà Nội), Tòa nhà Lotte, Tòa nhà Golden Place, Trung tâm hội nghị triển lãm quốc tế, đường cao tốc Hà Nội – Lào Cai, đường cao tốc Hà Nội – Thái Nguyên, Cầu Bính – Hải Phòng, Cảng Đình Vũ, Nhà máy nhiệt điện Tam Hưng (Hải Phòng); cảng Cái Lân (Quảng Ninh); hầm đèo Hải Vân, Sân vận động Chi Lăng (Đà Nẵng); Khách sạn Hoàng Đế, Bệnh viện trung ương Huế, Khách sạn Hùng Vương (Huế) và nhiều công trình khác như Nhà máy nhiệt điện Na Dương, Nhà máy thủy điện Sơn La,… SV: Nguyễn Thị Kim Oanh 5 MSV: 11133064 Chuyên đề thực tập GVHD: Bùi Thị Lành Đặc biệt, là nhà cung cấp thép độc quyền cho dự án Tòa nhà Keangnam Landmark Tower (tòa nhà cao nhất Việt Nam tính đến 2015, gồm 75 tầng tại Hà Nội), và Cầu Thanh Trì - Hà Nội, cây cầu lớn nhất Đông Dương được hoàn thành và đưa vào sử dụng từ năm 2007 là niềm tự hào lớn của Công ty. Với uy tín, chất lượng, hiệu quả, Công ty cổ phần thép Việt Nhật là đơn vị cung cấp thép chính để xây dựng cây cầu Thanh Trì. Cụ thể, Công ty đã cung cấp hơn 50.000 tấn thép các loại, từ D10 đến D41. Để đạt được những thành quả như vậy, ngay từ khi mới đi vào hoạt động, thép Việt Nhật luôn tuân thủ và chấp nhận nghiêm ngặt các quy định, tiêu chuẩn về chất lượng sản phẩm: đạt tiêu chuẩn JIS (Nhật Bản), TCVN (Việt Nam), ASTM (Hoa Kì), BS (Anh),… Thép Việt Nhật đạt tiêu chuẩn là một nhà máy sản xuất công nghiệp hiện đại: Hệ thống quản lý chất lượng quốc tế ISO 9001 – 2000 và hệ thống quản lý quốc tế về môi trường ISO 14001 – 1996 được công ty áp dụng ngay trong quá trình triển khai xây dựng nhà máy. Công ty có phòng thử nghiệm cơ lý được công nhận hợp chuẩn hệ thống quốc gia và quốc tế mã hiệu Vilas 156,… Nhờ không ngừng đổi mới về mọi mặt lại tạo dựng được uy tín về thương hiệu, thép Việt Nhật có bước phát triển khá nhanh. Vốn điều lệ khi mới thành lập là 30 tỷ đồng, nay đã được nâng lên hơn 300 tỷ đồng Là một trong những doanh nghiệp tiêu biểu của thành phố Hải Phòng, nhiều năm liền tham gia các hội chợ triển lãm trong nước, quốc tế đều đã đạt được nhiều giải thưởng và chứng nhận quan trọng như: Hệ thống quản lý: ISO 9001 – 2000, ISO 14001 – 2004, VLAS 156; Bộ Thương mại trao tặng bằng khen và 8 huy chương vàng tại triển lãm EXPO 2002 – Hà Nội; Bộ Thương mại trao tặng bằng khen tại hội chợ Thương mại Việt – Lào 2002; đạt quả cầu vàng tại hội chợ Hàng Việt Nam chất lượng cao Hà Nội 2003; bộ Khoa học và Công nghệ trao tặng Cúp vàng AFTA Hải Phòng 2004; top 500 doanh nghiệp hàng đầu Việt Nam do báo điện tử Vietnamnet bình chọn 2009; Bộ Tài nguyên và môi trường trao tặng bằng khen Giải thưởng Môi trường năm 2010; Bộ Văn hóa – Thể thao – Du lịch trao tặng cúp vàng văn hóa doanh nghiệp năm 2010; Tổng cục tiêu chuẩn đo lường chứng nhận cấp giấy chứng nhận TCVN 1651 – 2:2008, giấy chứng nhận Quy chuẩn chất lượng quốc gia JIS G3112 – 2010 năm 2015; … SV: Nguyễn Thị Kim Oanh 6 MSV: 11133064 Chuyên đề thực tập GVHD: Bùi Thị Lành Với những bước đi bài bản, phù hợp với nền kinh tế thị trường và xu thế hội nhập quốc tế, Công ty cổ phần thép Việt Nhật đã đưa thương hiệu thép Việt Nhật ngày càng phát triển bền vững, góp phần vào sự phát triển chung của thành phố và đất nước. 1.1.1.3. Bộ máy tổ chức của CTCP thép Việt Nhật Sơ đồ tổ chức của CTCP thép Việt Nhật Bộ máy tổ chức quản lý của Công ty cổ phần thép Việt Nhật thể hiện được tính khoa học, hệ thống, quy củ, phát huy được năng lực sở trường của mỗi cá nhân và mỗi bộ phận trong đơn vị. Điều đó được thể hiện trong sơ đồ 1.1 dưới đây: Tổng giám đốc Phó tổng giám đốc GĐ sản xuất Phòng KSCL GĐ kinh doanh GĐ tài chính GĐ nội chính GĐ Logistics Phòng kỹ thuật An toàn lao động Bán hàng Tài chính quản trị và KH SXKD Hành chính tổng hợp Kho bãi Ban QLDA đầu tư Phân xưởng luyện 500K KCS Mark eting Tài chính kế toán Nhân sự Vận chuyển NC&PT công nghệ Cảng Việt Nhật Mua bán tổng hợp Phân xưởng cán Các chi nhánh VPĐD 350K SV: Nguyễn Thị Kim Oanh 7 GĐ ĐT & NCPT MSV: 11133064 Chuyên đề thực tập GVHD: Bùi Thị Lành (Nguồn: Phòng tổ chức nhân sự) Hình 1.1: Mô hình bộ máy tổ chức CTCP thép Việt Nhật Bộ máy tổ chức của CTCP thép Việt Nhật được xây dựng theo kiểu mô hình trực tuyến, mỗi cấp dưới chỉ có một lãnh đạo trực tiếp cấp trên, mối quan hệ trong cơ cấu tổ chức được thiết lập theo chiều dọc. Cơ cấu tổ chức trực tuyến như Công ty xây dựng có những ưu điểm và cũng tồn tại những hạn chế nhất định. Về ưu điểm, Cơ cấu tổ chức dạng này giúp các mệnh lệnh từ cấp trên ban xuống được thi hành nhanh. Tuy nhiên, hạn chế của Cơ cấu tổ chức dạng trực tuyến này là người quản trị sẽ rất bận rộn và đòi hỏi phải có hiểu biết toàn diện. Chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban trong công ty Ban giám đốc: Là người điều hành hoạt động hàng ngày của Công ty và chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị về việc thực hiện quyền và nhiệm vụ được giao. Ban giám đốc có các quyền và nghĩa vụ sau: Quyết định tất cả các vấn đề có liên quan đến hoạt động hàng ngày của Công ty; tổ chức thực hiện các quyết định của Hội đồng quản trị; tổ chức thực hiện những kế hoạch kinh doanh và phương án đầu tư của Công ty; kiến nghị phương án bố trí tổ chức, quy chế quản lý nội bộ Công ty; bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức các chức danh tổ chức trong Công ty, trừ các chức danh Hội đồng quản trị bổ nhiệm, miễn nhiệm; quyết định lương và phụ cấp (nếu có) cho người lao động. Giám đốc: Gồm GĐ sản xuất, GĐ kinh doanh, GĐ tài chính, GĐ nội chính, GĐ Logistic, GĐ ĐT & NCPT. Mỗi giám đốc chịu trách nhiệm trong một lĩnh vực. Trong đó, GĐ Logistic chịu trách nhiệm liên quan đến lĩnh vực nhập khẩu của Công ty, đó là: Thứ nhất, trực tiếp quản lý hoạt động dịch vụ logistic của công ty gồm: Vận chuyển; quản lý kho và tài sản đảm bảo của công ty. Thứ hai, giúp Tổng giám đốc Công ty quản lý, điều hành, chịu trách nhiệm trong việc lập kế hoạch và triển khai hoạt động kinh doanh và công tác nhân sự của Công ty trong mảng Logistic Thứ ba, tổ chức xây dựng và hoàn thiện hệ thống tiêu chuẩn và các chỉ tiêu chất lượng phục vụ công tác quản lý điều hành hoạt động của Công ty (quy trình, quy chế, hướng dẫn thực hiện công việc ...), gồm: Công tác quản lý kho, bốc xếp, vận tải hàng hóa, kiếm đếm và định giá hàng hóa; Công tác bảo vệ tại các mục tiêu, kho hàng, áp SV: Nguyễn Thị Kim Oanh 8 MSV: 11133064 Chuyên đề thực tập GVHD: Bùi Thị Lành tải hàng hóa; Theo dõi, kiểm đếm hàng hóa trong kho; đảm bảo an ninh, an toàn trong kho. Thứ tư, chịu trách nhiệm củng cố và phát triển quan hệ đối với nhà cung cấp và các cơ quan chức năng để phát triển mảng hoạt động Logistic của Công ty. Chức năng, nhiệm vụ của một số phòng ban và bộ phận: Phân xưởng sản xuất: Bao gồm nhiều tổ sản xuất có nhiệm vụ sản xuất sản phẩm theo kế hoạch đã được vạch ra. Phòng kiểm soát chất lượng sản phẩm: Lập và quản lý hệ thống chất lượng tại Công ty; theo dõi, áp dụng quy trình quản lý chất lượng, tổng hợp, đề ra các phương án cải tiến chất lượng sản phẩm; kiểm soát, quản lý toàn bộ chất lượng vật tư đầu vào, kiểm soát quá trình cán thép và thép cán ra; báo cáo các thông tin về chất lượng sản phẩm; đăng kí định kì chất lượng sản phẩm. Bộ phận kinh doanh: Gồm bộ phận bán hàng, marketing và các chi nhánh VPĐD. Chịu sự điều hành trực tiếp của GĐ kinh doanh về công tác tổ chức bán hàng hóa, sản phẩm dịch vụ. Phòng này có nhiệm vụ thực hiện các hợp đồng mua bán hàng hóa; làm công tác tiếp thị kinh doanh và tổ chức bán hàng dự trữ; tìm cách tiêu thụ hàng hóa và quảng bá các sản phẩm của Công ty; chủ động nghiên cứu thị trường, thị hiếu của người tiêu dùng và tính năng sử dụng của các sản phẩm theo nhu cầu của người dân. Phòng tài chính kế toán: Tham mưu cho Hội đồng quản trị và Tổng giám đốc Công ty trong lĩnh vực Tài chính – Kế toán – Tín dụng của Công ty; kiểm soát bằng đồng tiền các hoạt động kinh tế trong Công ty theo các quy định về quản lý kinh tế của Nhà nước và của Công ty; quản lý chi phí của Công ty; thực hiện công tác thanh tra tài chính các đơn vị trực thuộc Công ty. Phòng hành chính tổng hợp có chức năng nhiệm vụ tham mưu cho Hội đồng quản trị và Tổng giám đốc trong Công ty về việc: Tổ chức bộ máy và mạng lưới; quản trị nhân sự; quản trị văn phòng; công tác bảo vệ, an toàn và vệ sinh môi trường. Bộ phận kho bãi, vận chuyển và bộ phận Cảng Việt Nhật, thực hiện các chức năng và nhiệm vụ liên quan việc nhập khẩu thép phế liệu của Công ty; tổ chức thực hiện triển khai các kế hoạch nhập khẩu hàng hóa; quản lý hàng nhập khẩu cả về số lượng và chất lượng; sắp xếp, bảo quản hàng nhập khẩu và kiểm soát các điều kiện bảo quản. SV: Nguyễn Thị Kim Oanh 9 MSV: 11133064 Chuyên đề thực tập GVHD: Bùi Thị Lành Bộ phận mua bán tổng hợp có chức năng và nhiệm vụ lên kế hoạch số lượng thép phế liệu cần nhập vào, lập kế hoạch lượng sản phẩm bán ra thị trường trong nước và lượng sản phẩm xuất khẩu. Ban QLDA đầu tư có chức năng nhiệm vụ tham mưu cho Tổng giám đốc Công ty trong Công ty về việc: Công tác đầu tư và QLDA đầu tư; công tác quản lý kỹ thuật. 1.1.2. Hoạt động sản xuất kinh doanh của CTCP thép Việt Nhật giai đoạn 2012 – 2016 1.1.2.1. Hoạt động sản xuất của CTCP thép Việt Nhật Các sản phẩm sản xuất chính của CTCP thép Việt Nhật CTCP thép Việt Nhật chuyên sản xuất và kinh doanh thép thành phẩm phục vụ nhu cầu thị trường trong và ngoài nước. Các sản phẩm sản xuất chính của Công ty gồm phôi thép và thép thanh vằn. Trong đó: Phôi thép: Là nguyên liệu thô được nung nóng tới 1 nhiệt độ nhất định tạo dòng kim loại nóng chảy. Sau đó, dòng kim loại này được dẫn tới lò hồ quang điện để xử lý, tách tạp chất và điều chỉnh các thành phần hoá học trong đó. Cuối cùng, dòng kim loại nóng chảy được đúc liên tục để tạo thành các phôi thép (phôi thanh). Phôi thanh sẽ được xuất khẩu hoặc dùng trong các nhà máy cán thép. Thép thanh vằn hay còn gọi là thép cốt bê tông: Mặt ngoài có gân đường kính từ 10mm đến 40mm ở dạng thanh có chiều dài 11,7m hoặc theo yêu cầu của khách hàng. Các thông số kích thước, diện tích mặt cắt ngang, khối lượng 1m chiều dài, sai lệch cho phép... Thép thanh vằn được tiêu thụ trong nước và được Công ty trực tiếp sản xuất, bán ra thị trường dưới dạng các thanh thép vằn nhằm phục vụ các công trình xây dựng cũng như người tiêu dùng là cá nhân. Trong giai đoạn 2012 – 2016, sản lượng sản xuất phôi thép và thép thanh vằn nhìn chung đều tăng, điều đó được minh họa cụ thể trong bảng số liệu sau: Bảng 1.1: Sản lượng sản xuất các mặt hàng của Công ty cổ phần thép Việt Nhật giai đoạn 2012 – 2016 Năm Mặt hàng Phôi thép 2012 2013 2014 2015 2016 (*) Sản lượng (nghìn tấn) Tỷ trọng (%) Sản lượng (nghìn tấn) Tỷ trọng (%) Sản lượng (nghìn tấn) Tỷ trọng (%) Sản lượng (nghìn tấn) Tỷ trọng (%) Sản lượng (nghìn tấn) Tỷ trọng (%) 240,5 49,1 253 51,4 261,9 49,4 235 45 255 47,7 SV: Nguyễn Thị Kim Oanh 10 MSV: 11133064 Chuyên đề thực tập Thép thanh vằn Tổng GVHD: Bùi Thị Lành 249,5 50,9 239,6 48,6 268,6 50,6 287 55 291 53,3 490 100 492,6 100 530,5 100 522 100 546 100 (Nguồn: Phòng sản xuất) (*): Số liệu dự kiến Qua bảng 1.1 ta nhận thấy trong giai đoạn 2012 – 2015, CTCP thép Việt Nhật chú trọng sản xuất cả 2 mặt hàng chính là phôi thép và thép thanh vằn với sản lượng và tỷ trọng chênh nhau không đáng kể: Năm 2013, sản lượng sản xuất phôi thép tăng 5,2% (chiếm tỷ trọng 51,4%) còn sản lượng thép thanh vằn giảm 4,13% (chiếm 48,6%) so với năm 2012. Năm 2014, hoạt động sản xuất được chỉ đạo sát sao hơn, các công tác quản lý chất lượng được nâng cao, sản phẩm lỗi được kiểm soát tốt hơn dẫn đến sản lượng sản xuất phôi thép tăng 3,52% còn sản lượng sản xuất thép thanh vằn tăng đến 12,1%. Năm 2015, hoạt động sản xuất cũng được chú trọng hơn. Quá trình sản xuất từ việc thu mua phế liệu đến công tác sản xuất tại nhà máy đều được chỉ đạo sát sao. Công ty đã kết hợp với đơn vị tư vấn lập và ban hành các hướng dẫn vận hành, bảo dưỡng, sửa chữa cho từng thiết bị máy móc làm cho sản lượng thép tăng 6,85% so với năm 2014. Tuy nhiên, do biến động giá nguyên vật liệu trong năm liên tục thay đổi nên việc mua phế liệu được Công ty thực hiện khá thận trọng đồng thời sản lượng phôi thép giảm 10,27% so với năm 2014. Nhìn chung, tình hình sản xuất phôi thép và thép thanh vằn của Công ty trong giai đoạn 2012 – 2015 không có nhiều biến động, duy trì sản xuất ở mức ổn định và có phần tăng nhẹ. Năm 2016, dự kiến sản lượng sản xuất phôi thép và thép thanh vằn tiếp tục tăng, trong đó tỷ trọng thép thanh vằn vẫn lớn hơn nhưng mức độ chênh lệch không nhiều (chiếm 53,3%). Quy trình công nghệ sản xuất Phân xưởng sản xuất: Tại phân xưởng sản xuất bao gồm nhiều tổ sản xuất có nhiệm vụ tiến hành sản xuất sản phẩm theo kế hoạch đã được vạch ra. Mỗi tổ sản xuất có một tổ trưởng chịu trách nhiệm đôn đốc, kiểm tra công việc của các công nhân trong tổ mình. Bộ phận sản xuất chính gồm 3 tổ: Tổ lò nung có nhiệm vụ lái máy đẩy phôi và cầu trục, móc cáp, nạp phôi vào lò, nung phôi; tổ cán thép có nhiệm vụ lái máy đài điều khiển, điều chỉnh cán phôi qua giá cán thô, giá cán trung, giá cán tinh; tổ sàn SV: Nguyễn Thị Kim Oanh 11 MSV: 11133064
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan