Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Nâng cao hiệu quả kinh doanh bảo hiểm phi nhân thọ tại phòng kinh doanh khu vực ...

Tài liệu Nâng cao hiệu quả kinh doanh bảo hiểm phi nhân thọ tại phòng kinh doanh khu vực vĩnh phúc của công ty bảo hiểm bidv tây bắc

.PDF
98
91
79

Mô tả:

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH LÊ VĂN THÀNH NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH DOANH BẢO HIỂM PHI NHÂN THỌ TẠI PHÒNG KINH DOANH KHU VỰC VĨNH PHÚC CỦA CÔNG TY BẢO HIỂM BIDV TÂY BẮC LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ Chuyên ngành: QUẢN LÝ KINH TẾ THÁI NGUYÊN - 2014 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH LÊ VĂN THÀNH NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH DOANH BẢO HIỂM PHI NHÂN THỌ TẠI PHÒNG KINH DOANH KHU VỰC VĨNH PHÚC CỦA CÔNG TY BẢO HIỂM BIDV TÂY BẮC Chuyên ngành: QUẢN LÝ KINH TẾ Mã số: 60.34.04.10 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: GS.TS. NGUYỄN VĂN CÔNG THÁI NGUYÊN - 2014 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Luận văn thạc sỹ kinh tế “Nâng cao hiệu quả kinh doanh bảo hiểm phi nhân thọ tại Phòng Kinh doanh khu vực Vĩnh Phúc của Công ty bảo hiểm BIDV Tây Bắc” là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực và chƣa từng đƣợc công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Thái Nguyên, tháng 6 năm 2014 Học viên Lê Văn Thành Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ ii LỜI CẢM ƠN Trƣớc hết, tôi xin bày tỏ lòng cảm ơn chân thành tới GS.TS Nguyễn Văn Công đã tận tính hƣớng dẫn, góp ý trong suốt quá trình làm luận văn. Tôi xin cảm ơn tới anh/chị trƣởng phòng Kinh doanh tại Công ty Bảo hiểm BIDV Tây Bắc đã cung cấp những thông tin, số liệu của Phòng kinh doanh khu vực Vĩnh Phúc - Công ty bảo hiểm BIDV Vĩnh Phúc phục vụ cho luận văn này. Cảm ơn bạn bè, đồng nghiệp đã cổ vũ động viên tôi trong suốt quá trình học tập tại trƣờng Đại học kinh tế và Quản trị kinh doanh. Tuy đã có nhiều cố gắng nhƣng do trình độ và thời gian có hạn nên luận văn còn nhiều thiếu sót và hạn chế. Rất mong nhận đƣợc sự góp ý của quý thầy cô và các bạn. Thái Nguyên, tháng 6 năm 2014 Học viên Lê Văn Thành Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ iii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN .............................................................................................. i LỜI CẢM ƠN ................................................................................................... ii MỤC LỤC ........................................................................................................ iii DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN ...................................... vi DANH MỤC CÁC BẢNG.............................................................................. vii DANH MỤC CÁC HÌNH .............................................................................. viii MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1 1. Tính cấp thiết của đề tài ................................................................................ 1 2. Mục tiêu nghiên cứu ...................................................................................... 2 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu ................................................................. 2 4. Đóng góp mới của luận văn .......................................................................... 2 5. Kết cấu của luận văn ..................................................................................... 3 Chƣơng 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ BẢO HIỂM PHI NHÂN THỌ VÀ HIỆU QUẢ KINH DOANH BẢO HIỂM PHI NHÂN THỌ ..................................................................................................... 4 1.1. Bảo hiểm phi nhân thọ ............................................................................... 4 1.1.1. Bảo hiểm và bảo hiểm phi nhân thọ ........................................................ 4 1.1.2. Phân loại bảo hiểm phi nhân thọ ........................................................... 10 1.1.3. Vai trò của bảo hiểm phi nhân thọ ........................................................ 14 1.2. Hiệu quả kinh doanh bảo hiểm PNT ........................................................ 16 1.2.1. Quan điểm về hiệu quả kinh doanh ....................................................... 16 1.2.2. Nội dung và chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh doanh .............................. 21 1.2.3. Phƣơng pháp phân tích hiệu quả kinh doanh ........................................ 26 1.2.4. Các nhân tố ảnh hƣởng đến hiệu quả kinh doanh BH PNT .................. 27 ƢƠNG 1................................................................................ 30 Chƣơng 2: CÂU HỎI, PHƯƠNG PHÁP VÀ CHỈ TIÊU NGHIÊN CỨU..... 31 2.1. Câu hỏi nghiên cứu .................................................................................. 31 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ iv 2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu .......................................................................... 31 2.2.1. Phƣơng pháp thu thập thông tin ............................................................ 31 2.2.2. Phƣơng pháp xử lý số liệu..................................................................... 31 2.3. Các chỉ tiêu nghiên cứu ............................................................................ 32 ƢƠNG 2................................................................................ 32 Chƣơng 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VỀ THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ KINH DOANH BẢO HIỂM PHI NHÂN THỌ TẠI PHÒNG KINH DOANH KHU VỰC VĨNH PHÚC CỦA CÔNG TY BẢO HIỂM BIDV TÂY BẮC ................................................................................ 33 3.1. Tổng quan về Phòng Kinh doanh khu vực Vĩnh Phúc............................. 33 3.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển............................................................ 33 3.1.2. Đặc điểm tổ chức bộ máy hoạt động..................................................... 34 3.1.3. Đặc điểm về thị trƣờng kinh doanh....................................................... 36 3.1.4. Đặc điểm hoạt động kinh doanh ........................................................... 40 3.2. Thực trạng hiệu quả kinh doanh bảo hiểm phi nhân thọ tại Phòng Kinh doanh khu vực Vĩnh Phúc ...................................................................... 42 3.2.1. Doanh thu và tốc độ tăng trƣởng doanh thu.......................................... 42 3.2.2. Thực trạng khả năng sinh lợi................................................................. 49 3.2.3. Thực trạng năng lực hoạt động ............................................................. 53 3.3. Đánh giá hiệu quả kinh doanh tại PKD khu vực tỉnh Vĩnh Phúc ............ 56 3.3.1 Thành tựu đạt đƣợc ................................................................................ 56 3.3.2. Những điểm còn hạn chế....................................................................... 57 3.3.3. Nguyên nhân của những hạn chế .......................................................... 57 ƢƠNG 3................................................................................ 59 Chƣơng 4: MỤC TIÊU KINH DOANH VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH DOANH BẢO HIỂM PHI NHÂN THỌ TẠI PHÒNG KINH DOANH KHU VỰC VĨNH PHÚC TẠI CÔNG TY BẢO HIỂM BIDV TÂY BẮC ............................................................... 60 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ v 4.1. Mục tiêu kinh doanh................................................................................. 60 4.1.1. Về công tác khai thác ............................................................................ 60 4.1.2. Về công tác nghiệp vụ và giám định bồi thƣờng .................................. 60 4.1.3. Về công tác đào tạo ............................................................................... 61 4.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh bảo hiểm phi nhân thọ tại phòng kinh doanh khu vực Vĩnh Phúc - Công ty bảo hiểm BIDV Tây Bắc ...... 62 4.2.1. Tăng cƣờng công tác quản trị ................................................................ 62 4.2.2. Nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực ................................................... 65 4.2.3. Tăng cƣờng công tác về marketing ....................................................... 67 4.2.4. Tăng cƣờng về đầu tƣ trang thiết bị ...................................................... 72 4.2.5. Tăng cƣờng quản trị tài chính ............................................................... 74 4.2.6. Tăng cƣờng quản trị công tác đề phòng và hạn chế tổn thất đối với dịch vụ bảo hiểm xe cơ giới ............................................................................ 80 4.2.7. Phát triển mạnh kênh phân phối Bancassurance ................................... 83 ƢƠNG 4................................................................................ 86 KẾT LUẬN .................................................................................................... 87 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 88 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ vi DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN Từ viết tắt Giải nghĩa BH Bảo hiểm CSH Chủ sở hữu DN Doanh nghiệp KV Khu vực ROE Lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu PNT Phi nhân thọ PKD Phòng kinh doanh ROA Tỷ số lợi nhuận trên tài sản VCSH Vốn chủ sở hữu VP Vĩnh Phúc Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ vii DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 3.1: Số liệu thị trƣờng bảo hiểm tại Vĩnh Phúc ..................................... 37 Bảng 3.2: Chỉ số giá tiêu dùng CPI tại Vĩnh Phúc.......................................... 39 Bảng 3.3: Kết quả chung các chỉ tiêu hoạt động............................................. 43 Bảng 3.4: Kết quả doanh thu các PKD ........................................................... 46 Bảng 3.5: Số liệu giám định bồi thƣờng của PKDKVVP ............................... 48 ,l doanh thu của PKD KV Vĩnh Phúc ................................................................. 49 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ viii DANH MỤC CÁC HÌNH 3.1: Cơ cấu tổ chức PKD khu vực Vĩnh Phúc ....................................... 34 3.2: Mạng lƣới di động ........................................................................... 35 3.3. Cơ cấu kinh tế tỉnh Vĩnh Phúc 2000 - 2010.................................... 36 3.4: Kênh phân phối ............................................................................... 42 năm 2013 tại Vĩnh Phúc.................................................................. 44 3.6: Tỷ lệ doanh thu PKD khu vực Vĩnh Phúc ...................................... 47 3.7: Tỷ trọng doanh thu theo nghiệp vụ của PKDVP 2013 ................... 47 3.8: Tỷ suất lợi nhuận theo doanh thu ................................................... 50 3.9: Tỷ suất sinh lời của tài sản .............................................................. 50 3.10: Doanh lợi vốn chủ sở hữu ............................................................. 51 3.11: Lãi suất tiết kiệm qua các năm..................................................... 51 3.12: Tỷ suất lợi của chi phí ................................................................... 52 ..................................................... 53 3.14: Số vòng quay của tài sản ............................................................... 54 3.15: Số vòng quay của VCSH .............................................................. 54 ..................................... 55 3.17: Tỷ suất tự tài trợ ............................................................................ 56 4.1. Mô hình tổ chức theo khu vực của Phòng KDKV Vĩnh Phúc ........ 63 4.2. Mô hình theo chức năng nhiệm vụ.................................................. 64 ơ gi i .......................... 82 4.3: Q Hình 4.4: Quy trình bồi thƣờng bảo hiểm vật chất xe cơ giới ........................ 83 ƣ Số hóa bởi Trung tâm Học liệu ............................................................ 84 http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Trong những năm qua, cùng với sự phát triển kinh tế xã hội của đất nƣớc, hoạt động kinh doanh bảo hiểm đã có sự phát triển vƣợt bậc với tốc độ thần kỳ và sự phát triển về nhiều mặt. Hoạt động kinh doanh bảo hiểm đang giữ vai trò đặc biệt quan trọng đối với sự phát triển kinh tế xã hội của mỗi quốc gia: kinh doanh bảo hiểm đƣợc coi là một tấm lá chắn kinh tế bảo vệ cho các tổ chức, cá nhân, đồng thời huy động nguồn vốn cho đầu tƣ phát triển. Bên cạnh đó, thị trƣờng bảo hiểm cũng trở nên cạnh tranh gay gắt. Trong bối cảnh đó, để tồn tại và phát triển tại thị trƣờng bảo hiểm Việt Nam, các công ty bảo hiểm cần phải có những hoạch định chiến lƣợc phát triển kinh doanh, chiến lƣợc thị trƣờng và chiến lƣợc cạnh tranh một cách đúng đắn và sáng tạo sao cho phù hợp với khả năng của doanh nghiệp, với thực tế của thị trƣờng nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh. Là một trong bảy phòng kinh doanh của Công ty bảo hiểm BIDV Tây Bắc, thuộc Tổng Công ty Cổ phần bảo hiểm Ngân hàng Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam, Phòng Kinh doanh khu vực Vĩnh Phúc đƣợc đánh giá là một đơn vị kinh doanh có hiệu quả cao. Tuy nhiên, những năm gần đây, do tình hình kinh tế thế giới còn suy yếu, ảnh hƣởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp Việt Nam, mặt khác thị trƣờng bảo hiểm ngày càng cạnh tranh gay gắt, các công ty bảo hiểm ra đời ngày một nhiều nên tốc độ tăng trƣởng của Phòng Kinh doanh khu vực Vĩnh Phúc cũng bị ảnh hƣởng. Do đó, làm thế nào để nâng cao hiệu quả kinh doanh là vấn đề luôn đƣợc đặt ra với Phòng. Chính vì vậy, sau một thời gian nghiên cứu hiệu quả kinh doanh tại Phòng Kinh doanh khu vực Vĩnh Phúc của Công ty bảo hiểm BIDV Tây Bắc, tôi đã chọn đề tài: “Nâng cao hiệu quả kinh doanh bảo hiểm phi nhân thọ tại Phòng Kinh doanh khu vực Vĩnh Phúc của Công ty bảo hiểm BIDV Tây Bắc” làm đề tài luận văn thạc sỹ của mình. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 2 2. Mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu cơ bản, xuyên suốt của đề tài là tìm ra giải pháp phù hợp để nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh bảo hiểm phi nhân thọ nhằm nâng cao chất lƣợng hoạt động kinh doanh bảo hiểm tại Phòng Kinh doanh khu vực Vĩnh Phúc của Công ty bảo hiểm BIDV Tây Bắc. Từ mục tiêu cơ bản đó, các mục tiêu nghiên cứu chính đƣợc xác định là: - Làm rõ bản chất và vai trò của kinh doanh bảo hiểm phi nhân thọ và hiệu quả kinh doanh bảo hiểm phi nhân thọ; - thực trạng hiệu quả kinh doanh bảo hiểm phi nhân thọ tại Phòng Kinh doanh khu vực Vĩnh Phúc của Công ty bảo hiểm BIDV Tây Bắc; - các giải pháp cơ bản nâng cao nâng cao hiệu quả kinh doanh bảo hiểm phi nhân thọ tại Phòng Kinh doanh khu vực Vĩnh Phúc của Công ty bảo hiểm BIDV Tây Bắc. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: Hiệu quả kinh doanh bảo hiểm phi nhân thọ của Phòng Kinh doanh khu vực Vĩnh Phúc tại Công ty bảo hiểm BIDV Tây Bắc. - Phạm vi nghiên cứu: + Phạm vi về không gian: Nghiên cứu trong phạm vi Phòng Kinh doanh khu vực Vĩnh Phúc tại Công ty bảo hiểm BIDV Tây Bắc. + Phạm vi về thời gian: Nghiên cứu trong phạm vi 3 năm: 2011, 2012, 2013. 4. Đóng góp mới của luận văn - Góp phần làm sáng tỏ một số vấn đề lý luận về bảo hiểm phi nhân thọ và hiệu quả kinh doanh bảo hiểm phi nhân thọ. - Phân tích và đánh giá thực trạng về hiệu quả kinh doanh bảo hiểm phi nhân thọ tại Phòng Kinh doanh khu vực Vĩnh Phúc - Công ty bảo hiểm BIDV Tây Bắc. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 3 - Đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh bảo hiểm phi nhân thọ. Kết quả nghiên cứu của đề tài, đặc biệt là phần giải pháp sẽ góp phần thiết thực vào việc nâng cao hiệu quả kinh doanh bảo hiểm phi nhân thọ của Công ty bảo hiểm BIDV Tây Bắc. 5. Kết cấu của luận văn Với tên gọi “Nâng cao hiệu quả kinh doanh bảo hiểm phi nhân thọ tại Phòng Kinh doanh khu vực Vĩnh Phúc của Công ty bảo hiểm BIDV Tây Bắc”, ngoài phần mở đầu và kết luận cùng với danh mục tài liệu tham khảo, bảng biểu, sơ đồ, phụ lục, luận văn đƣợc chia làm 4 chƣơng: Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về bảo hiểm kinh doanh và hiệu quả kinh doanh bảo hiểm. Chương 2: Câu hỏi, phƣơng pháp và chỉ tiêu nghiên cứu. Chương 3: Kết quả nghiên cứu về thực trạng hiệu quả kinh doanh bảo hiểm tại Phòng Kinh doanh khu vực Vĩnh Phúc - Công ty bảo hiểm BIDV Tây Bắc. Chương 4: Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh bảo hiểm phi nhân thọ tại Phòng Kinh doanh khu vực Vĩnh Phúc - Công ty bảo hiểm BIDV Tây Bắc. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 4 Chƣơng 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ BẢO HIỂM PHI NHÂN THỌ VÀ HIỆU QUẢ KINH DOANH BẢO HIỂM PHI NHÂN THỌ 1.1. Bảo hiểm phi nhân thọ 1.1.1. Bảo hiểm và bảo hiểm phi nhân thọ Bảo hiểm là hoạt động thể hiện ngƣời tham gia bảo hiểm cam kết bồi thƣờng (theo quy luật thống kê) cho ngƣời tham gia bảo hiểm trong từng trƣờng hợp xảy ra rủi ro thuộc phạm vi bảo hiểm với điều kiện ngƣời tham gia nộp một khoản phí cho chính anh ta hoặc cho ngƣời thứ ba. Theo TS.Nguyễn Văn Định: Bảo hiểm là một sự thỏa thuận hợp pháp thông qua đó một cá nhân hay tổ chức (Ngƣời tham gia bảo hiểm) chấp nhận đóng góp một khoản tiền nhất định (Phí bảo hiểm) cho tổ chức khác (Ngƣời bảo hiểm) để đổi lấy những cam kết về những khoản bồi thƣờng hoặc chi trả khi có sự kiện quy định trong hợp đồng xảy ra [5]. Trong cuộc sống hàng ngày, luôn có những rủi ro nhất định. Hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp lại càng ẩn chứa những rủi ro. Những rủi ro này có nhiều nguyên nhân. - Các rủi ro do thiên nhiên gây ra nhƣ bão, lũ lụt, hạn hán, động đất, sét, lốc, sƣơng muối, dịch bệnh…làm ảnh hƣởng đến kinh tế, sản xuất, đến đời sống và đến sức khỏe của con ngƣời. - Các rủi ro do biến động của khoa học và công nghệ. Khoa học kỹ thuật và công nghệ phát triển làm tăng năng suất lao động, thúc đẩy nền kinh tế và tạo điều kiện thuận lợi cho cuộc sống của con ngƣời; nhƣng mặt khác cũng gây ra nhiều tai nạn bất ngờ nhƣ tại nạn lao động và bệnh nghề nghiệp, tai nạn giao thông…và làm tăng nguy cơ mất việc của ngƣời lao động. - Các rủi ro do môi trƣờng xã hội. Những rủi ro này chịu tác động của nhiều yếu tố và ảnh hƣởng trực tiếp đến mọi thành viên trong xã hội nhƣ ốm đau, dịch bệnh, mất việc làm, trộm cắp, hỏa hoạn… Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 5 Để đối phó với các rủi ro, con ngƣời đã có nhiều biện pháp khác nhau nhằm kiểm soát cũng nhƣ khắc phục hậu quả của rủi ro gây ra. Hiện nay, theo quan điểm của các nhà quản lý rủi ro có hai nhóm biện pháp đối phó với rủi ro và hậu quả do rủi ro gây ra - đó là nhóm các biện pháp kiểm soát rủi ro và nhóm các biện pháp tài trợ rủi ro. - Nhóm các biện pháp kiểm soát rủi ro bao gồm các biện pháp né tránh rủi ro, ngăn ngừa tổn thất, giảm thiểu rủi ro. Các biện pháp này thƣờng đƣợc sử dụng để ngăn chặn hoặc giảm thiểu khả năng xảy ra rủi ro. + Tránh né rủi ro là biện pháp đƣợc sử dụng thƣờng xuyên trong cuộc sống. Mỗi ngƣời, mỗi đơn vị sản xuất kinh doanh đều lựa chọn những biện pháp thích hợp để né tránh rủi ro có thể xảy ra, tức là loại trừ cơ hội dẫn đến tổn thất. Chẳng hạn, để tránh các tai nạn giao thông ngƣời ta hạn chế đi lại,…để tránh các tai nạn giao thông ngƣời ta chọn những nghề không nguy hiểm…Tránh né rủi ro chỉ với những rủi ro có thể né tránh đƣợc. Nhƣng cuộc sống có rất nhiều rủi ro bất ngờ không thể né tránh đƣợc. + Ngăn ngừa tổn thất - các biện pháp ngăn ngừa tổn thất đƣa ra các hành động nhằm làm giảm tổn thất hoặc giảm mức thiệt hại do tổn thất gây ra. + Giảm thiểu tổn thất - ngƣời ta có thể giảm thiểu tổn thất thông qua các biện pháp làm giảm giá trị thiệt hại khi tổn thất đã xảy ra. Mặc dù biện pháp kiểm soát rủi ro rất có hiệu quả trong việc ngăn chặn hoặc giảm thiểu rủi ro nhƣng khi rủi ro đã xảy ra, ngƣời ta không thể lƣờng hết đƣợc hậu quả. - Nhóm các biện pháp tài trợ rủi ro bao gồm các biện pháp chấp nhận rủi ro và Bảo hiểm. Đây là các biện pháp đƣợc sử dụng trƣớc khi rủi ro xảy ra với mục đích khắc phục các hậu quả tổn thất do rủi ro gây ra nếu có. + Chấp nhận rủi ro - đây là hình thức mà ngƣời gặp phải tổn thất tự chấp nhận khoản tổn thất đó. Một trƣờng hợp điển hình của chấp nhận rủi ro là tự bảo hiểm. Có rất nhiều cách thức khác nhau trong biện pháp chấp nhận Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 6 rủi ro, tuy nhiên có thể phân chia làm hai nhóm: Chấp nhận rủi ro thụ động và chấp nhận rủi ro chủ động. + Bảo hiểm là công cụ đối phó với hậu quả tổn thất do rủi ro gây ra, có hiệu quả nhất. Nhƣ vậy, Bảo hiểm ra đời là đòi hỏi khách quan của cuộc sống, của hoạt động sản xuất kinh doanh. Trên góc độ tài chính, bảo hiểm kinh doanh là một hoạt động dịch vụ tài chính nhằm phân phối lại những tổn thất khi rủi ro xảy ra. Trên góc độ pháp lý, bảo hiểm kinh doanh thực chất là một bản cam kết mà một bên đồng ý bồi thƣờng cho bên kia khi gặp rủi ro nếu bên kia đóng phí bảo hiểm. Do đó, bảo hiểm kinh doanh là các quan hệ kinh tế gắn liền với việc huy động các nguồn tài chính thông qua sự đóng góp của các tổ chức và cá nhân tham gia bảo hiểm. Bảo hiểm kinh doanh có các đặc điểm sau: - Ngƣời tham gia bảo hiểm phải đóng phí bảo hiểm. - Là một biện pháp hiệu quả nhất cho nhu cầu phát triển sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và an toàn với đời sống cộng đồng. Nguyên tắc hoạt động của bảo hiểm kinh doanh: - Bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của ngƣời tham gia bảo hiểm cũng nhƣ doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm. - Doanh nghiệp bảo hiểm hoạt động theo nguyên tắc hạch toán kinh doanh. - Doanh nghiệp bảo hiểm hoạt động tuân theo luật pháp quy định cho doanh nghiệp nói chung, và cho doanh nghiệp bảo hiểm nói riêng. - Doanh nghiệp bảo hiểm hoạt động theo nguyên tắc lấy số đông bù số ít. - Doanh nghiệp bảo hiểm phải tuân thủ nguyên tắc an toàn tài chính. Từ các phân tích trên đây, chúng ta có thể đƣa ra khái nhiệm Bảo hiểm nhân thọ và PNT nhƣ sau: Bảo hiểm nhân thọ là sự cam kết giữa Công ty bảo hiểm V với ngƣời tham gia bảo hiểm nhân thọ (ngƣời đƣợc bảo hiểm) trong đó Công ty bảo hiểm Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 7 nhân thọ có trách nhiệm trả cho ngƣời tham gia bảo hiểm nhân thọ (ngƣời đƣợc bảo hiểm) một khoản tiền nhất định khi có những sự kiện định trƣớc xảy ra (ngƣời đƣợc bảo hiểm bị chết, thƣơng tật toàn bộ vĩnh viễn, hay còn sống đến một thời điểm chỉ rõ trong hợp đồng). Còn ngƣời tham gia bảo hiểm nhân thọ Có trách nhiệm nộp phí bảo hiểm nhân thọ đầy đủ và đúng hạn. Bảo hiểm phi nhân thọ là các nghiệp vụ bảo hiểm thƣơng mại khác không phải là bảo hiểm nhân thọ, là loại hình bảo hiểm qua đó công ty bảo hiểm cam kết sẽ chi trả bồi thƣờng khi có sự kiện bảo hiểm xảy ra liên quan đến tổn thất về vật chất và tai nạn con ngƣời, trách nhiệm của ngƣời tham gia bảo hiểm [6]. Bảo hiểm có những đặc điểm sau: - Sản phẩm của bảo hiểm là sản phẩm vô hình: Sản phẩm bảo hiểm, về bản chất là một dịch vụ, một lời hứa, một lời cam kết mà công ty bảo hiểm đƣa ra với khách hàng. Khách hàng đóng phí để đổi lấy những cam kết bồi thƣờng hoặc chi trả trong tƣơng lai. Khác với sản phẩm vật chất mà ngƣời mua có thể cảm nhận đƣợc qua cac giác quan, ngƣời mua sản phẩm bảo hiểm không thể chỉ ra mầu sắc, hình dáng, kích thƣớc hay mùi vị của sản phẩm. Họ cũng không thể cảm nhận đƣợc bằng các giác quan nhƣ cầm nắm, sờ mó, ngủi hoặc nếm thử… Để khắc phục những khó khăn đó, cũng là để củng cố lòng tin của khách hàng, các doanh nghiệp bảohiểm tìm cách tăng tính hữu hình của sản phẩm: chú ý những lợi ích có liên quan đến dịch vụ: sử dụng những ngƣời nổi tiếng, có uy tín tuyên truyền dịch vụ; phát triển hệ thống đại lý chuyên nghiệp; xây dựng uy tín của công ty bảo hiểm; tăng cƣờng vai trò quan trọng của hoạt động marketing. Nhƣ vậy, lòng tin và chất lƣợng dịch vụ khách hàng chính là chìa khóa để bán sản phẩm bảo hiểm - Bảo hiểm có chu trình kinh doanh ngƣợc: Khác với chu trình sản xuất hàng hóa thông thƣờng, khi giá cả đƣợc quyết định sau khi đã biết đƣợc chi phí sản xuất ra hàng hóa đó. Nhƣ vậy, các Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 8 doanh nghiệp sản xuất hàng hóa hữu hình phải bỏ vốn ra trƣớc, mua các máy móc, nguyên vật liêu, thuê nhân công thì mới sản xuất ra sản phẩm và thực hiện quy trình đƣa sản phẩm đến ngƣời tiêu dùng, khi sản phẩm đó bán đƣợc doanh nghiệp mới thu tiền về, trong khoản tiền này bao gồm cả vốn doanh nghiệp bỏ ra và lãi doanh nghiệp nhận đƣợc. Còn doanh nghiệp bảo hiểm không phải bỏ vốn trƣớc, họ nhận phí bảo hiểm trƣớc của ngƣời tham gia bảo hiểm đóng góp và thực hiện nghĩa vụ sau với bên đƣợc bảo hiểm khi xảy ra sự cố bảo hiểm. Do vậy, không thể tính đƣợc chính xác hiệu quả của một sản phẩm bảo hiểm vào thời điểm bán sản phẩm. Thông thƣờng, hợp đồng bảo hiểm đƣợc coi là có hiệu lực ngay sau khi có sự chấp nhận của Ngƣời bảo hiểm và ngƣời tham gia bảo hiểm đã đóng phí bảo hiểm đầy đủ theo hợp đồng. Phí bảo hiểm mà khách hàng đóng khi ký hợp đồng chính là giá bán một hợp đồng bảo hiểm. Ví dụ, công ty bảo hiểm B bán bảo hiểm tai nạn con ngƣời. Ngƣời tham gia bảo hiểm đóng phí để mua dịch vụ bảo hiểm vào ngày đầu năm. Công ty bảohiểm B có ngay doanh thu từ đầu năm. Các hợp đồng bảo hiểm này sẽ kết thức vào ngày cuối năm, khi đó trách nhiệm của các công ty bảo hiểm B trƣớc các tổn thất - theo nhƣ thỏa thuận trong hợp đồng - sẽ chấm dứt. Đến ngày cuối năm, công ty bảo hiểm B mới có thể tính đƣợc chi phí triển khai dịch vụ bảo hiểm này. Tƣơng tự nhƣ vậy là chi phí hoạt động của công ty. Chu trình kinh doanh của bảo hiểm có đặc điểm là công ty bảo hiểm định giá bán dịch vụ của mình trƣớc khi tính toán đƣợc chi phí mình bỏ ra. Đặc điểm này ảnh hƣởng rất lớn đến quyết định đƣa loại sản phẩm nào ra thị trƣờng. Nếu một sản phẩm đƣa ra đƣợc đông đảo ngƣời mua chấp nhận, công ty bảo hiểm sẽ thu về một khoản tổng phí bảo hiểm rất lớn. Khi rủi ro xảy ra cho một số khách hàng nào đó, công ty bảo hiểm có đủ khả năng chi trả mà không bị bội chi. Ngƣợc lại, nếu chỉ có một số ít khách hàng chấp nhận, tổng phí thu đƣợc nhỏ bé. Công ty bảo hiểm sẽ dễ rơi vào tình trạng thu Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 9 không đủ chi nếu nhƣ nhóm khách hàng đó có tỷ lệ rủi ro quá cao trong khoảng thời gian các hợp đồng bảo hiểm còn có hiệu lực. Mặt khác, chu trình kinh doanh ngƣợc còn có tác dụng chi phối trách nhiệm đề phòng hạn chế tổn thất của ngƣời đƣợc bảo hiểm khi họ đã đƣợc một hợp đồng bảo hiểm bảo vệ. Bởi lẽ nếu tổn thất xảy ra ít, giá bán của các hợp đồng bảo hiểm năm sau đó sẽ đƣợc giảm đi (hay nói cách khác, khách hàng sẽ đƣợc giảm phí), ngƣợc lại, nếu tỷ lệ tổn thất lớn, khách hàng sẽ phải trả phí cao hơn vào những năm sau. - Tâm lý ngƣời mua hàng không mƣốn tiêu dùng dịch vụ này: Ngƣời mua bảo hiểm không mong muốn có sự kiện rủi ro xảy ra để đƣợc nhận quyền lợi bảo hiểm dù rằng quyền lợi đó có thể nhiều hơn gấp bội lần so với số phí phải đóng. Quá trình mua sản phẩm bảo hiểm chịu sự chi phối của các yếu tố tâm lý. Do chi phối bởi những tập tục, quan niệm có thể mang nặng yếu tố tâm linh, nên nói chung ngƣời mua không muốn nói đến rủi ro, không muốn thấy cụ thể những hậu quả của rủi ro có thể đƣợc bảo hiểm, điểm hình nhất trong bảo hiểm tử vong hay thƣơng tật. Nhƣng ngƣợc lại, ngƣời mua coi việc mua một sản phẩm bảo hiểm nhƣ một chiếc bùa hộ mệnh, giúp họ yên tâm hơn về mặt tinh thần đồng thời có sự đảm bảo về mặt vật chất khi điều không may xảy ra. Ngƣời bán cũng dễ bị ý nghĩ chiều lòng, thỏa mãn nhu cầu của khách hàng mà thiếu sự cân nhắc cần thiết cho việc lực chọn và đánh giá những rủi ro có thế đảm nhận. Trong khi tiến hành giao dịch chào bán dịch vụ, cán bộ bảo hiểm phải chú ý tới đặc điểm này để thuyết phục khách hàng khi họ nói không quan tâm đến rủi ro và không mong muốn rủi ro xảy ra đối với họ. Bởi lẽ, tất cả đều không mong muốn những tai nạn, tổn thất xảy ra. Mặt khác, bảo hiểm là tấm lá chắn cho những điều không mong muốn này. Thông qua thực tế tình hình thiên tai, tai nạn, cũng nhƣ giải quyết bồi thƣờng tổn thất tại địa phƣơng, để minh chứng về lợi ích của bảo hiểm và sự cần thiết tham gia bảo hiểm. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 10 Ngoài những đặc điểm chung của bảo hiểm đã đề cập ở trên, bảo hiểm phi nhân thọ còn có những đặc điểm riêng cơ bản sau: - Thứ nhất: Hợp đồng bảo hiểm phi nhân thọ là một hợp đồng có thời hạn bảohiểm thƣờng là một năm hoặc ngắn hơn (nhƣ bảo hiểm cho một chuyến hoạt động từ A đến B hoặc một chuyến du lịch ngắn ngày…) - Thứ hai: Hợp đồng bảo hiểm phi nhân thọ chỉ bồi thƣờng và chi trả tiền bảo hiểm khi có rủi ro đƣợc bảo hiểm xảy ra trong thời gian hợp đồng còn hiệu lực. - Thứ ba: Phí bảo hiểm phi nhân thọ đƣợc tính cho thời hạn bảo hiểm, thông thƣờng phí tính cho từng năm bảo hiểm hoặc từng chuyến. Phí bảo hiểm cho những năm tiếp theo sẽ có sự thay đổi. Phí bảo hiểm phi nhân thọ còn phụ thuộc mức độ rủi ro. Ví dụ với điều khoản bảo hiểm nếu Ngƣời tham gia bảo hiểm giới hạn phạm vi bảo hiểm một vài rủi ro không tham gia thì phí bảo hiểm đƣợc xem xét giảm đi, ngƣợc lại nếu mở rộng bảo hiểm thêm một số rủi ro phụ khác thì phí bảo hiểm sẽ tăng lên. Hoặc cùng một thời gian đi du lịch là 2 ngày nhƣng nếu tới khu du lịch có mức độ rủi ro lớn hơn, nhƣ vùng núi rừng nguy hiểm thì phí bảo hiểm cao hơn. - Thứ tƣ: Trừ các nghiệp vụ bảo hiểm con ngƣời phi nhân thọ, còn các nghiệp vụ khác nhƣ tài sản, trách nhiệm dân sự giữa Ngƣời bảo hiểm, Ngƣời đƣợc bảo hiểm và Ngƣời thứ ba có liên quan tới rủi ro bảo hiểm đều có mối quan hệ về quyền lợi và trách nhiệm bồi thƣờng thiệt hại. 1.1.2. Phân loại bảo hiểm phi nhân thọ Tùy thuộc vào tính chất, đặc điểm ý nghĩa mà các sản phẩm bảo hiểm phi nhân thọ đƣợc phân chia thành các nhóm nhƣ sau: * Căn cứ theo hình thức tham gia: Nếu căn cứ theo hình thức tham gia bảo hiểm phi nhân thọ có 2 loại: Bảo hiểm bắt buộc và bảo hiểm tự nguyện. Bảo hiểm tự nguyện iệc tham gia hay không phụ thuộc vào nhận thức và nhu cầu của ngƣời tham gia bảo hiểm. Các Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan