Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Trung học phổ thông nâng cao hiệu quả học tập của học sinh qua hoạt động kinh doanh ...

Tài liệu nâng cao hiệu quả học tập của học sinh qua hoạt động kinh doanh

.DOC
16
195
124

Mô tả:

áp dụng quá trình kinh doanh công nghệ 10 qua các hoạt động kinh doanh theo dự án
Sáng kiến PHẦN MỞ ĐẦU 1. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI Khi dạy học phần tạo lập doanh nghiệp, công nghệ 10, qua mỗi bài học đều có các kiến thức mới mang nặng tính học thuật, các học sinh thường không chú ý và ít chủ động trong tiếp cận và giải quyết các vấn đề đã học. Cần có phương pháp dạy học phù hợp để nâng cao hiệu quả học tập của học sinh. Qua một thời gian quan sát, tìm hiểu cho thấy Công nghệ 10 là một môn học không được học sinh chú trọng trong trường THPT, một số học sinh học hành chăm chỉ nhưng việc tiếp thu các nội dung bài học trong sách giáo khoa là khó khăn vì đây là một phần hoàn toàn mới với học sinh, nhất là những học sinh không có sở thích kinh doanh hoặc không quan tâm đến lĩnh vực này dẫn đến tiếp thu một cách thụ động, cầm chừng. Dạy bằng các phương pháp lấy giáo viên làm trung tâm, sử dụng hình ảnh trực quan không mang lại hiệu quả học tập cao. Trong quá trình tìm hiểu, áp dụng các phương pháp dạy học nhằm nâng cao sự thích thú, tích cực của học sinh đối với nội dung này trong những năm trước và sau khi được đi tập huấn về phương pháp dạy học kinh doanh theo cách của ILO năm 2013 thì phương pháp dạy học dự án, làm việc nhóm và giải quyết vấn đề, trò chơi kinh doanh có những ưu điểm trong giải quyết vấn đề trên. Trong những năm đầu tiên khi dạy đến phần này, tôi cũng áp dụng phương pháp này với nhiều thế hệ học trò, tuy nhiên vì cách sử dụng thang đo, các bài kiểm tra để đánh giá như thế nào còn mơ hồ nên việc đánh giá hiệu quả là không có cơ sở. Năm 2013 được Sở cử đi tập huấn Tìm hiểu về kinh doanh, thu thập được nhiều tài liệu quý nên tôi quyết định nghiên cứu về hiệu quả của quá trình mà mình đã áp dụng. Giải pháp của tôi là kết hợp các phương pháp này trong quá trình giảng dạy, giao cho học sinh một bài tập (dự án), các em học sinh được chia thành nhiều nhóm, cùng suy nghĩ giải quyết vấn đề cho trước bằng chính suy nghĩ, phương pháp của các em để dự án đạt kết quả cao nhất có thể. Sau đó, các em tiến hành báo cáo kết quả bằng bảng kế hoạch kinh doanh. Đây cũng là bài kiểm tra thực hành 1 tiết của các em trong môn Công nghệ 10. 2. MỤC ĐÍCH ĐỀ TÀI Nâng cao tính tích cực, chủ động, khả năng tiếp thu bài của học sinh bằng các phương pháp dạy học tích cực. 3. NHIỆM VỤ ĐỀ TÀI - Cơ sở lí luận và thực tiễn của đề tài. - Nâng cao tính tích cực, chủ động, khả năng tiếp thu bài của học sinh phần tạo lập doanh nghiệp Công nghệ 10. - Vận dụng đề tài vào giảng dạy thực tế để kiểm tra tính hiệu quả của đề tài. -1- Sáng kiến 4. PHẠM VI NGHIÊN CỨU - Về nội dung: Dùng một số phương pháp dạy học: phương pháp dạy học dự án, phương pháp làm việc nhóm, phương pháp giải quyết vấn đề để dạy học phần tạo lập doanh nghiệp Công nghệ 10 - Đối tượng nghiên cứu: Học sinh lớp 10A1, 10A2 năm học 2013-2014 trường THPT Chuyên Lê Quý Đôn. 5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU - Đọc các tài liệu liên quan, phân tích, tổng hợp để hệ thống hoá kiến thức. - Thực nghiệm sư phạm. - Thống kê toán học. 6. GIẢ THUYẾT KHOA HỌC Nếu vận dụng hiệu quả các phương pháp dạy học tích cực thì học sinh sẽ thích thú, chủ động, sáng tạo, kĩ năng tiếp thu bài của học sinh sẽ tốt hơn. 7. ĐÓNG GÓP MỚI CỦA ĐỀ TÀI Đóng góp và xây dựng được cách dạy học phần Tạo lập doanh nghiệp để học sinh chủ động, sáng tạo, tích cực hơn trong học tập -2- Sáng kiến PHẦN NỘI DUNG Chương 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN ĐỀ TÀI 1.1. Cơ sở lí luận Nét đổi mới trong phương pháp dạy học hiện nay, người giáo viên đặt người học vào đúng vị trí chủ thể của hoạt động nhận thức, làm cho học sinh hoạt động trong giờ học, rèn luyện cho học sinh tập giải quyết các vấn đề của khoa học từ dễ đến khó, có như vậy học sinh mới có điều kiện tốt để tiếp thu và vận dụng kiến thức một các chủ động sáng tạo. Trong dạy học Công nghệ 10 phần Tạo lập doanh nghiệp, thực tế là phần quan trọng để học sinh thu nhận kiến thức, củng cố khắc sâu những lí thuyết đã học phát triển tư duy sáng tạo của học sinh, nâng cao năng lực nhận thức. Đa số học sinh hiện nay xem Công nghệ là một môn học phụ nên ít đầu tư, kiến thức mang nặng tính học thuật, ít tiết thực hành nên việc làm thế nào để hấp dẫn học sinh trong quá trình dạy học là điều cần thiết đối với giáo viên bộ môn. Cần tìm ra phương pháp và cách tiếp cận phù hợp với các nội dung để học và dạy hiêu quả hơn, học sinh thông qua bài học có thể tự rút kinh nghiệm cho bản thân. Theo cách tiếp cận về phương pháp và kỹ thuật giảng dạy kinh doanh từ tài liệu KAB/ILO,một số phương pháp/kĩ thuật được sử dụng để dạy kiến thức kinh doanh bao gồm: Thuyết trình Thảo luận nhóm lớn Làm việc nhóm nhỏ Nghiên cứu trường hợp điển hình Bài tập cá nhân Dự án và doanh nghiệp nhỏ Động não Đóng vai Báo cáo viên Trò chơi kinh doanh CD - ROM Vai trò của các phương pháp dạy học :  Dự án và doanh nghiệp nhỏ Qua quá trình nghiên cứu các phương pháp dạy học tích cực tôi rất tâm đắc với việc dạy theo dự án và doanh nghiệp nhỏ trong dạy học vì những ưu việt của nó: đây là dạng khác của bài tập có thể do cá nhân hay nhóm hoàn thành. Nhìn chung, mỗi dự án cần kết thúc bằng một báo cao, có thể bao gồm phân tích dữ kiện, thảo luận các lựa chọn và khuyến nghị để giải quyết vấn đề cụ thể. Các dự -3- Sáng kiến án có thể được dùng để cho học sinh thực hành một số kĩ năng hay chủ đề đã giảng trên lớp. Bên cạnh đó, phương pháp này cũng có thể kết hợp với nhiều phương pháp như dạy học theo nhóm, giải quyết vấn đề, tổ chức trò chơi…  Làm việc nhóm nhỏ : - Học sinh thoải mái thể hiện quan điểm của mình - Duy trì sự quan tâm của học sinh - Được tham gia tích cực  Trò chơi kinh doanh : - Tạo cơ hội cho học sinh thực hành tổ chức và vận hành một doanh nghiệp và chứng kiến ảnh hưởng như trong thực tế Tạo được không khí vui vẻ, thoải mái  Giải quyết vấn đề : - Luôn đặt học sinh vào tình huống có vấn đề, làm xuất hiện các nhu cầu giải quyết vấn đề của học sinh (rèn luyên thói quen tự đặt câu hỏi, hay phát hiện vấn đề) - Rèn luyên kỹ năng giải quyết vấn đề - Giúp phát triển tư duy và năng lực sáng tạo cho người học. Ý nghĩa tác dụng của việc dạy học tích cực Từ những tác dụng của các phương pháp trên có thể nhận thấy các phương pháp dạy học tích cực giúp học sinh chủ động trong việc tích lũy kiến thức và kinh nghiệm cho bản thân, mạnh dạn , tự tin khi giải quyết vấn đề từ đó phát triển những năng lực cần thiết cho bản thân 1.2. Thực tiễn của đề tài Tìm hiểu kiến thức về kinh doanh trong trường THPT là việc cần thiết. Điều này đã được Bộ giáo dục nhất trí và đưa vào sách Công nghệ 10 khi tiến hành cải cách năm học 2005-2006 đối với trung học phổ thông. Dự kiến đến lần đổi sách tiếp theo thì kiến thức về kinh doanh được đưa vào giảng dạy như là một môn nghề phổ thông. Một đất nước có nền kinh tế phát triển thì doanh nghiệp là một phần không thể thiếu. Việc trang bị các kiến thức kinh doanh giúp các em từng bước nhận thức về kinh doanh và tự tạo việc làm cũng như lựa chọn nghề nghiệp ; chuẩn bị cho học sinh làm việc có năng suất trong môi trường doanh nghiệp vừa và nhỏ. Đối với các em yêu thích kinh doanh thì Tạo lập doanh nghiệp cung cấp kiến thức và thực tiễn về thái độ và thách thức cần có để bước đầu có khả năng khởi sự và vận hành một doanh nghiệp thành công. -4- Sáng kiến Chương 2 NỘI DUNG TẠO LẬP DOANH NGHIỆP SGK CN 10 chia nội dung Tạo lập doanh nghiệp thành 2 chương 4 và chương 5 Trước đó có bài mở đầu tìm hiểu về các khái niệm về kinh doanh Chương 4 gồm các bài Bài 50 : Doanh nghiệp và hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp Bài 51 : Lựa chọn lĩnh vực kinh doanh Bài 52 : Thực hành : Lựa chọn cơ hội kinh doanh Chương 5 gồm các bài Bài 53 : Xác định kế hoạch kinh doanh Bài 54 : Thành lập doanh nghiệp Bài 55 : Quản lí doanh nghiệp Bài 56 : Thực hành Xây dựng kế hoạch kinh doanh TÓM TẮT LÝ THUYẾT VỀ TẠO LẬP DOANH NGHIỆP TRONG SÁCH GIÁO KHOA CÔNG NGHỆ 10(sgk cn 10) BÀI 49 MỘT SỐ KHÁI NIỆM VỀ KINH DOANH 1/ Kinh doanh là việc thực hiện những công việc mà pháp luật cho phép nhằm thu lợi nhuận 2/ Cơ hội kinh doanh là những điều kiện hoàn cảnh thuận lợi để nhà kinh doanh thực hiện được mục tiêu kinh doanh 3/ Thị trường là nơi diễn ra các hoạt động mua bán hàng hóa hoặc dịch vụ 4/ Doanh nghiệp là một tổ chức kinh tế được thành lập nhằm mục đích chủ yếu là thực hiện hoạt động kinh doanh 5/ Công ty là loại hình doanh nghiệp có ít nhất từ hai thành viên trở lên, trong đó các thành viên cùng chia lợi nhuận, cùng chịu lỗ tương ứng với phần vốn góp và chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ty trong phần vốn của mình góp vào công ty. 6/ Vốn điều lệ là vốn kinh doanh của doanh nghiệp do các thành viên đóng góp và được ghi vào điều lệ doanh nghiệp 7/ Vốn pháp định là mức tối thiểu phải có theo quy định của pháp luật để thành lập doanh nghiệp 8/ Cổ phiếu là chứng chỉ do công ty cổ phần phát hành, xác nhận quyền sở hữu một hoặc một số cổ phần của công ty 9/ Cổ phần là vốn điều lệ của công ty được chia thành nhiều phần bằng nhau -5- Sáng kiến 10/ Vốn là biểu hiện bằng tiền của những tài sản được đưa vào kinh doanh để sinh lợi BÀI 50 DOANH NGHIỆP VÀ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP 1/ KINH DOANH HỘ GIA ĐÌNH  Quy mô nhỏ  Sở hữu tư nhân  Vốn : cá nhân, vay  Lao động ít, linh hoạt  Hình thức kinh doanh : sản xuất thương mại, dịch vụ 2/ DOANH NGHIỆP NHỎ  Doanh thu không lớn  Vốn ít : không quá 10 tỷ theo NĐ 90/2001/NĐ-CP  Lao động ít : không quá 300 người  Hình thức kinh doanh : sản xuất thương mại, dịch vụ BÀI 51 LỰA CHỌN LĨNH VỰC KINH DOANH 1/ Căn cứ xác định lĩnh vực kinh doanh : dựa vào  Thị trường có nhu cầu  Mục tiêu kinh doanh của doanh nghiệp  Các nguồn lực hiện có  Rủi ro 2/ Lựa chọn lĩnh vực kinh doanh : Cần phân tích  Môi trường kinh doanh  Năng lực doanh nghiệp : đội ngũ lao động, tài chính… BÀI 52 : THỰC HÀNH : LỰA CHỌN CƠ HỘI KINH DOANH Phân tích các yếu tố :  Thiên thời  Địa lợi  Nhân hòa -6- Sáng kiến Chương 5 : TỔ CHỨC VÀ QUẢN LÍ DOANH NGHIỆP BÀI 53 XÁC ĐỊNH KẾ HOẠCH KINH DOANH Kế hoạch kinh doanh là văn bản thể hiện mục tiêu phát triển của doanh nghiệp trong thời kì nhất định 1/ Căn cứ lập kế hoạch kinh doanh  Nhu cầu thị trường  Pháp luật  Tình hình phát triển kinh tế xã hội  Khả năng của doanh nghiệp 2/ Nội dung kế hoạch kinh doanh  Kế hoạch bán hàng, mua hàng  Kế hoạch sản xuất  Kế hoạch tài chính  Kế hoạch lao động BÀI 54 THÀNH LẬP DOANH NGHIỆP 1/ Xác định ý tưởng kinh doanh Dựa vào :  Thiên thời  Địa lợi  Nhân hòa 2/ Triển khai thành lập doanh nghiệp 2.1 Xây dựng phương án kinh doanh 2.2 Nghiên cứu thị trường 2.3 Xác định khả năng kinh doanh của doanh nghiệp 2.4 Lựa chọn cơ hội kinh doanh cho doanh nghiệp 3/ Đăng ký kinh doanh 3.1 Trình tự đăng kí 3.2 Hồ sơ kinh doanh  Đơn đăng kí kinh doanh  Điều lệ hoạt động  Vốn kinh doanh -7- Sáng kiến BÀI 55 QUẢN LÍ DOANH NGHIỆP 1/ Tổ chức hoạt động kinh doanh 1.1 Cơ cấu tổ chức : thể hiện được  Tính tập trung quyền lực  Tính tiêu chuẩn 1.2 Mô hình 2/ Tổ chức thực hiện hoạt động kinh doanh 2.1 Theo dõi thực hiện kế hoạch kinh doanh :  Phân công người thực hiên và theo dõi tiến độ công việc  Kiểm tra, đánh giá 2.2 Tìm kiếm và huy động nguồn vốn  Vốn của chủ doanh nghiệp  Vốn vay  Vốn của các thành viên  Vốn của nhà cung ứng 3/ Đánh giá hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp 3.1 Hạch toán kinh tế : tính chi phí và kết quả kinh doanh của doanh nghiệp Gồm các nội dung : xác định doanh thu, chi phí và lợi nhuận kinh doanh  Doanh thu : là lượng tiền bán sản phẩm hàng hóa hoặc tiền thu từ hoạt động dịch vụ của doanh nghiệp trong một khoảng thời gian nhất định.  Chi phí : là những khoản mà chủ doanh nghiệp phải trả trong thời kì kinh doanh để đạt được lượng doanh thu xác định  Lợi nhuận : là phần chênh lệch giữa tổng doanh thu và tổng chi phí trong thời kì nhất định 3.2 Tiêu chí đánh giá hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp  Doanh thu và thị phần  Lợi nhuận  Tỉ lệ sinh lời  Mức giảm chi phí 3.3 Biện pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh  Xác định cơ hội kinh doanh phù hợp  Sử dụng hiệu quả các nguồn lực hiện có của doanh nghiệp -8- Sáng kiến  Đổi mới công nghệ kinh doanh Chương 3 THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM 3.1. Mục đích thực nghiệm Đánh giá hiệu quả của việc sử dụng phối hợp các phương pháp dạy học tích cực đối với học sinh các lớp 10. 3.2. Nội dung thực nghiệm Sử dụng phương pháp dạy học tích cực: phương pháp dạy học theo dự án, phương pháp trò chơi kinh doanh, phương pháp làm việc nhóm, phương pháp giải quyết vấn đề để dạy học phần Tạo lập doanh nghiệp Công nghệ 10 3.3. Tiến hành thực nghiệm - Đối tượng thực nghiệm:  Chọn hai lớp có lực học tương đương nhau: 10A1 và 10A2, 10A2 là lớp thực nghiệm . 10A1 là lớp đối chứng.. - Tiến hành thực nghiệm:  Thời gian: Giữa học kì 2.  Học sinh + Nhóm thực nghiệm (TN): gồm 44 học sinh và dạy theo nội dung được thiết kế sẵn (phần phụ lục) có sử dụng các phương pháp dạy học tích cực với nội dung được giáo viên thiết kế(10 tiết). + Nhóm đối chứng (ĐC): gồm 45 học sinh và được dạy theo chương trình của sách giáo khoa sử dụng các phương pháp theo hướng dẫn của sách giáo viên (10 tiết).  Hai nhóm thực nghiệm và đối chứng được đảm bảo đồng đều về chất lượng học tập, cùng một giáo viên dạy.  Sau khi kết thúc bài dạy cũng như hướng dẫn học sinh hai nhóm thực nghiệm và đối chứng, chúng tôi tiến hành cho học sinh hai nhóm làm bài kiểm tra tự luận 15 phút, bài thực hành Xây dựng kế hoạch kinh doanh  Số lượng làm bài: 2 bài kiểm tra.  Nội dung kiểm tra: Tạo lập doanh nghiệp; Xây dựng kế hoạch kinh doanh  Sau khi kiểm tra xong mỗi bài chúng tôi cho học sinh nhóm thực nghiệm thảo luận để tìm ra các lỗi mắc phải hay cách giải quyết vấn đề hay hơn để rút kinh nghiệm cho bài kiểm tra lần sau.  Tiến hành lấy khảo sát ở 2 lớp bằng một số câu hỏi để đánh giá mức độ tiếp thu cũng như sự hứng thú học tập của học sinh -9- Sáng kiến Sau khi dạy xong bài 49 Bài mở đầu (Các khái niệm trong kinh doanh). Tiến hành làm bài kiểm tra trước tác động (15 phút) đối với cả 2 lớp ĐỀ VÀ ĐÁP ÁN TRƯỚC TÁC ĐỘNG Câu 1: Kinh doanh bao gồm các hoạt động a/ Sản xuất b/ Thương mại c/ Dịch vụ d/ Không có đáp án đúng Câu 2: Mục đích chủ yếu của hoạt động kinh doanh là A. Vì lợi nhuận B. Vì phục vụ xã hội C. Vì được lao động D. Cả a,b,c Câu 3: Thị trường bao gồm các yếu tố nào sau đây A. Hàng hóa và các hoạt động dịch vụ B. Người mua và người bán C. Môi trường hoạt động mua, bán D. Cả a,b,c Câu 4: Chọn khái niệm đúng về doanh nghiệp A. Doanh nghiệp là một tổ chức được thành lập nhằm mục đích thu lợi nhuận B. Doanh nghiệp là một tổ chức được thành lập nhằm mục đích thực hiện hoạt động kinh doanh C. Doanh nghiệp là một tổ chức đoàn thể được thành lập nhằm mục đích thực hiện các hoạt động xã hội D. Không có đáp án đúng Câu 5: Công ty là một doanh nghiệp A. Có nhiều nhất một thành viên. Thành viên này được hưởng toàn bộ lợi nhuận, chịu toàn bộ thua lỗ và chịu hoàn toàn trách nhiệm về các khoản nợ do hoạt động kinh doanh của công ty B. Có ít nhất hai thành viên trở lên. Các thành viên cùng chia lợi nhuận, cùng chịu thua lỗ, cùng chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ty ở phần vốn góp của mình. C. a,b đúng D. a,b sai Câu 6: Thị trường là A. Nơi mà mọi người đến để mua bán các hàng hoá hoặc dịch vụ B. Nơi chứa một tập hợp những người mua, bán giao dịch với nhau trên một sản phẩm hoặc một dịch vụ nhất định D. a, b sai C. a, b đúng Câu 7: Ở một địa phương, do hiểu tác hại của thuốc lá nên mọi người đều không hút thuốc. Ở chợ địa phương có thuốc lá bày bán. Xác định xem thị trường thuốc lá ở địa phương này không có là do: A. Không có hàng hoá và dịch vụ B. Không có người mua và người bán C. Không có môi trường hoạt động mua bán - 10 - Sáng kiến D. Thiếu cả a, b, c Câu 8: Chọn câu đúng trong các câu sau A. Kinh doanh là một hoạt động kinh tế do chủ thể kinh doanh thực hiện. Chủ thể knh doanh có thể là hộ gia đình hay các doanh nghiệp B. Kinh doanh là hoạt động kinh tế bao giờ cũng gắn liền với thị trường, không có thị trường thì không có kinh doanh C. Một chủ thể kinh doanh có thể đảm nhận tất cả các khâu trong quá trình kinh doanh (sản xuất, thương mại, dịch vụ) nhưng cũng có thể chỉ thực hiện một hoặc hai trong các hoạt động trên. D. Cả a, b, c ĐỀ VÀ ĐÁP ÁN SAU TÁC ĐỘNG Câu 1: Trong điều kiện kinh tế thị trường, nguyên tắc kinh doanh của các doanh nghiệp là ”bán cái thị trường cần”, ”dịch vụ cái thị trường cần”, hoặc ”sản xuất cái thị trường cần”. Nguyên tắc đó thể hiện trong kế hoạch kinh doanh dựa trên căn cứ chính là: A. Khả năng kinh doanh của doanh nghiệp C. Nhu cầu thị trường B. Tình hình phát triển kinh tế, xã hội D. Pháp luật hiện hành Câu 2: Ở một địa phương, do hiểu tác hại của thuốc lá nên mọi người đều không hút thuốc. Ở chợ địa phương có thuốc lá bày bán. Xác định xem thị trường thuốc lá ở địa phương này không có là do: A. Không có hàng hoá và dịch vụ B. Không có người mua và người bán C. Không có môi trường hoạt động mua bán D. Thiếu cả a, b, c Câu 3: Việc xác định lĩnh vực kinh doanh của mỗi doanh nghiệp là do chủ doanh nghiệp quyết định dựa trên cơ sở các căn cứ cơ bản sau: A. Dự đoán và có các phương án hạn chế thấp nhất những rủi ro có thể xảy ra đối với doanh nghiệp khi chấp nhận lĩnh vực kinh doanh. B. Thị trường có nhu cầu C. Khả năng huy động có hiệu quả mọi nguồn lực của doanh nghiệp và xã hội D. Khả năng của doanh nghiệp đảm bảo cho việc thực hiện mục đích Câu 4: Lĩnh vực kinh doanh phù hợp với doanh nghiệp là: A. Cho phép doanh nghiệp thực hiện mục đích kinh doanh B. Phù hợp với luật pháp hiện hành C. Không ngừng nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp D. Cả a, b, c Câu 5: Mục đích của doanh nghiệp khi phân tích môi trường kinh doanh là: A. Mức độ bão hoà sản phẩm trên thị trường B. Sản phẩm đó có phù hợp với chính sách pháp luật hiện hành không C. Xem mặt hàng đó thị trường có cần không D. Có thể sản xuất mặt hàng đó không Câu 6: Yêu cầu cơ bản của việc xây dựng phương án kinh doanh là: A. Nghiên cứu thị trường để xác định nhu cầu khách hàng - 11 - Sáng kiến B. Khả năng kinh doanh của doanh nghiệp C. Xác định được cơ hội kinh doanh D. Cả a, b, c Câu 7: Mục đích xác định khả năng kinh doanh là A. Có khả năng thực hiện phương án kinh doanh đó không? B. Trình độ lao động và quản lí của đội ngũ lao động có đáp ứng được phương án đó không? C. Công nghệ và cơ sở vật chất kĩ thuật của doanh nghiệp có đáp ứng được phương án đó không? D. Vốn của doanh nghiệp có đáp ứng được phương án đó không? Câu 8: Yêu cầu mức độ huy động vốn kinh doanh của doanh nghiệp là: A. Ít hơn so với yêu cầu vốn hoạt động của doanh nghiệp vì doanh nghiệp còn tiến trả chậm của các bạn hàng khác B. Nhiều hơn so với yêu cầu vốn hoạt động của doanh nghiệp để tránh rủi ro C. Đủ yêu cầu vốn cho hoạt động của doanh nghiệp D. Tuỳ trường hợp mà huy động Câu 9: Nếu em là chủ doanh nghiệp, để tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp, em phấn đấu thực hiện phương án thực tế nào sau đây A. Doanh thu không tăng, chi phí không tăng B. Doanh thu không tăng, chi phí giảm C. Doanh thu tăng, chi phí giảm D. Doanh thu tăng nhanh hơn chi phí Câu 10: Nội dung của nghiên cứu thị trường: A. Nghiên cứu nhu cầu của khách hàng đối với hàng hoá B. Tìm ra phần thị trường cho hàng hoá C. a và b D. a hoặc b 3. 4. Kết quả thực nghiệm 3.4.1 Phân tích định lượng Trước tác động Về kết quả kiểm tra Kết quả điểm kiểm tra Điểm(Xi) 0 1 2 NhómTN(ni) 0 0 0 NhómĐC(ni) 0 0 0 3 0 0 4 0 0 5 0 0 6 9 5 7 8 14 18 16 21 9 3 3 10 0 0 Tổng số bài làm 44 45 Về phân loại kiểm tra Nhóm Nhóm TN Nhóm ĐC Yếu SL 0 0 % 0 0 Trung bình SL % 9 20.5 5 11.1 - 12 - Khá SL 32 37 % 72.7 82.2 Giỏi SL % 3 6.8 3 6.7 Sáng kiến Bảng Kiểm chứng để xác định các nhóm tương đương Nhóm Đối chứng Thực nghiệm TB 7.49 7.340 p 0,279  P= 0,279 >0,05: từ đó kết luận sự chênh lệch điểm số trung bình của hai nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng là không có ý nghĩa, hai nhóm được coi là tương đương. Sau tác động Về kết quả kiểm tra Kết quả điểm kiểm tra Điểm(Xi) 0 1 2 NhómTN(ni) 0 0 0 NhómĐC(ni) 0 0 0 3 0 0 4 0 0 5 0 0 6 2 1 7 8 7 30 17 25 9 3 2 10 2 0 Tổng số bài làm 44 45 Về phân loại kiểm tra Nhóm Nhóm TN Nhóm ĐC Yếu SL 0 0 % 0 0 Trung bình SL % 2 4.54 1 1 Khá SL 37 42 Giỏi % 84.1 93.3 SL 5 2 % 11.36 5.7 Bảng So sánh điểm trung bình các bài kiểm tra sau tác động Nhóm Đối chứng Thực nghiệm Điểm trung bình 7.62 7,91 Độ lệch chuẩn 0.376 0.596 Giá trị p của T-test 0.063 Chênh lệch giá trị trung 0 bình chuẩn Từ kết quả trên chứng minh rằng kết quả hai nhóm trước tác động là tương đương. Sau tác động: kiểm chứng chênh lệch điểm trung bình bằng T-test cho kết quả là: 0,063, cho thấy sự chênh lệch điểm trung bình nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng là có ý nghĩa, tức là sự chênh lệch điểm trung bình của nhóm thực nghiệm cao hơn điểm trung bình của nhóm đối chứng là không phải ngẫu nhiên mà do tác động . SMD=(7.91-7.62)/0.94=0.31 cho thấy mức độ ảnh hưởng của dạy học sử dụng phối hợp các phương pháp trên trong học tập tác động đến kết quả là đúng. Kết quả của đề tài sử dụng phối hợp các phương pháp tích cực nâng cao hiệu quả học tập môn Công nghệ 10 phần tạo lập doanh nghiệp cho học sinh khối 10 nâng cao đã được kiểm chứng. - 13 - Sáng kiến Biểu đồ so sánh điểm trung bình trước tác động và sau tác động của nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng. 3.4.2 Phân tích định tính: Sau khi dạy xong nội dung Tạo lập doanh nghiệp tiến hành khảo sát học sinh 2 lớp với nội dung sau Câu 1: Tìm hiểu kiến thức về kinh doanh trong trường THPT thì Cần thiết Không cần thiết Câu 2: Sau khi được giáo viên truyền đạt kiến thức qua các tiết học, bản thân nhận thấy các nội dung về tạo lập doanh nghiệp trong SGK CN10 Dễ hiểu, dễ nhớ Ý kiến khác: Trừu tượng, khó tiếp thu Qua thăm dò học sinh hai nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng cho thấy học sinh cho thấy: Hầu hết các em đều cho rằng học kiến thức kinh doanh là cần thiết, 1 vài em cho rằng không cần thiết. Ở lớp thực nghiệm 30/44 em cho rằng học qua các trò chơi kinh doanh, qua thực tế thì kiến thức dễ hiểu dễ nhớ. Ở lớp đối chứng 15/45 em cho rằng kiến thức kinh doanh thì dễ nhớ, dễ hiểu. Điều này chứng tỏ số em hiểu được các nội dung khi tiến hành tự học trong sách giáo khoa đối với lớp thực nghiệm là do sự tác động của phương pháp dạy học Ngoài ra khi dạy học giáo viên nhận thấy học sinh ở lớp thực nghiệm thì: - Thích thú học tập với dự án hơn. - Học sinh yêu cầu tăng cường các trò chơi vận dụng thực tế - Khả năng phán đoán và tìm ra được cách giải quyết vấn đề nhanh hơn. - Đã làm quen được với hoạt động nhóm và quen dần với những tình huống khó khăn phát sinh. - Đòi hỏi học sinh có kiến thức nhất định về kinh doanh, ham tìm tòi học hỏi và có khả năng tự nghiên cứu. - 14 - Sáng kiến KẾT LUẬN-KIẾN NGHỊ 1. Kết luận: Qua kết quả nghiên cứu cho thấy: việc sử dụng phối hợp nhiều phương pháp trong giảng dạy để nâng cao tính tích cực hoạt động của học sinh trong một bài học hay một chương hoặc nhiều chương mang lại kết quả cao cho việc dạy của giáo viên và việc học của học sinh. Phối hợp các phương pháp dạy học: dự án, làm việc nhóm, giải quyết vấn đề, trò chơi kinh doanh vào giảng dạy đã đem lại thành công cho tiết dạy của giáo viên vì đã khơi dậy sự hứng thú cho học sinh từ đó phát huy tính tự giác, chủ động, sáng tạo trong học tập của học sinh . Qua quá trình theo dõi thái độ học tập của học sinh : đa số đều tỏ ra thích thú và tập trung hơn trong tiết học. Sau một thời gian giảng dạy bằng các phương pháp dạy học tích cực, đa số các em đã thấy tự tin vào chính bản thân mình trong việc tiếp cận vấn đề, các em đã có thể đưa ra ý kiến của mình đối với vấn đề mà giáo viên giao cho nhóm. Chính vì vậy các em đã thấy việc học trở nên vui vẻ, dễ dàng hơn từ đó chủ động tiếp cận vấn đề hơn trong các tiết học tiếp theo. 2. Kiến nghị: Đối với giáo viên : sử dụng phối hợp nhiều phương pháp trong một tiết dạy học một cách phù hợp đáp ứng đầy đủ các yêu cầu trong xu thế đổi mới phương pháp dạy học hiện nay. Chính vì vậy các giáo viên cần phải thường xuyên hơn nữa trong việc nghiên cứu sử dụng phối hợp nhiều phương pháp trong dạy học để nâng cao chất lượng giảng dạy của mình góp phần nâng cao chất lượng giáo dục. Với kinh nghiệm còn hạn chế chúng tôi rất cần những đóng góp ý kiến chân thật để giúp cho việc bồi dưỡng học sinh ngày càng hiệu quả hơn. Chân thành cảm ơn. Chúc đoàn kết và thành công. Phan rang, ngày 11 tháng 3 năm 2014 Người viết Lê Phạm Việt Mẫn - 15 - Sáng kiến TÀI LIỆU THAM KHẢO 1- Bộ Giáo Dục và Đào Tạo: Tài liệu tập huấn nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng. Dự án Việt- Bỉ, . 2- Bộ Giáo dục và Đào tạo: hoạt động giáo dục nghề phổ thông: Tìm hiểu nghề kinh doanh 2013. 3- Bộ Giáo dục và Đào tạo: Hướng dẫn dạy học tìm hiểu về kinh doanh trong môn Công nghệ cấp trung học 2013. 4- Bộ Giáo dục và đào tạo - Sách giáo khoa Công nghệ 10. Nhà xuất bản Giáo dục 5- Nguyễn Bá Kim – Phương pháp dạy học môn Toán. Nhà xuất bản Đại học Sư phạm 6- Nguyễn Cảnh Toàn(chủ biên), Nguyễn Kỳ-Vũ Văn Tảo – Bùi Tường: Quá trình dạy – Tự học. Nhà xuất bản Giáo dục 7- Tạp chí Giáo dục. Số 310; 324; 327; 328. 8- Tạp chí Dạy và học ngày nay 2/2014; 3/2014 9- Kyosaki – Dạy con làm giàu tập 1, 2. - 16 -
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan