Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Nâng cao hiệu quả dạy học môn hóa học ở trường thpt bằng hệ thống câu hỏi và bà...

Tài liệu Nâng cao hiệu quả dạy học môn hóa học ở trường thpt bằng hệ thống câu hỏi và bài tập thực tiễn

.PDF
70
186
129

Mô tả:

Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Thị Lan Anh SVTH: Bùi Thị Thanh Hằng 1 Lớp: 08SHH Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Thị Lan Anh MỞ ĐẦU I. Lý do chọn đề tài Chúng ta đang sống trong một đất nước có nền kinh tế đang phát triển và ngày càng phát triển nhanh chóng. Vì vậy, giáo dục cũng phải từng bước thay đổi để ngày càng hiện đại hơn, phù hợp hơn và đáp ứng được nhu cầu của xã hội. Đó là đào tạo ra những con người năng động, sáng tạo, có khả năng thích ứng cao, có năng lực giải quyết vấn đề đặt ra từ cuộc sống. Để đáp ứng được những yêu cầu đó giáo dục môn Hoá học THPT cần hướng tới mục tiêu: cung cấp cho HS hệ thống kiến thức, kĩ năng phổ thông, cơ bản, hiện đại, thiết thực và gắn với đời sống. Hóa học là một bộ môn thực nghiệm, có nhiều kiến thức liên quan đến thực tiễn. Vì vậy, mục tiêu trên được định hướng như sau: - Nội dung phải gắn bó thực tiễn đời sống, xã hội. - Nội dung phải gắn liền với thực hành, TN. - BT Hóa học phải có nội dung thiết thực. Hệ thống câu hỏi và BT thực tiễn là mục đích, là nội dung và cũng là phương pháp dạy học hiệu quả. Bằng cách này, bài giảng Hóa học sẽ dễ dàng đạt yêu cầu vì có liên hệ thực tiễn; giúp HS giải thích những hiện tượng trong tự nhiên, tránh việc mê tín dị đoan; kích thích được lòng say mê học hỏi, phát triển tư duy sáng tạo, năng lực giải quyết vấn đề của HS. Tăng cường sử dụng câu hỏi và BT thực tiễn trong dạy học Hoá học sẽ góp phần thực hiện nguyên lí giáo dục: học đi đôi với hành, giáo dục kết hợp với lao động sản xuất, lí luận gắn với thực tiễn. Bằng những kiến thức Hoá học, HS có thể trả lời được những câu hỏi “Tại sao?” nảy sinh từ thực tiễn và hơn nữa có thể đưa ra giải pháp tối ưu cho tình huống từ chính thực tiễn đó. Môn Hoá học là môn học khó, nếu không có những bài giảng và phương pháp hợp lý phù hợp với thế hệ học trò dễ làm cho HS thụ động trong việc tiếp thu, cảm nhận. Đã có hiện tượng một bộ phận HS không muốn học Hoá học, ngày càng lạnh nhạt với giá trị thực tiễn của Hoá học; nhiều GV dùng đồng loạt cùng một cách dạy, một bài giảng cho nhiều lớp, nhiều thế hệ học trò là không ít. Do phương pháp SVTH: Bùi Thị Thanh Hằng 2 Lớp: 08SHH Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Thị Lan Anh ít có tiến bộ mà người GV đã trở thành người cảm nhận, truyền thụ tri thức một chiều. Xuất phát từ những lý do trên, chúng tôi chọn đề tài “ Nâng cao hiệu quả dạy học môn Hóa học ở trƣờng THPT bằng hệ thống câu hỏi và BT thực tiễn” để nghiên cứu trong luận văn tốt nghiệp. II. Mục đích - nhiệm vụ nghiên cứu II.1. Mục đích nghiên cứu - Lựa chọn và xây dựng hệ thống câu hỏi và BT thực tiễn môn Hóa học THPT nhằm góp phần nâng cao chất lượng dạy và học. II.2. Nhiệm vụ nghiên cứu - Nghiên cứu cơ sở lý luận để lựa chọn, xây dựng câu hỏi và BT thực tiễn trong dạy Hóa học THPT. - Lựa chọn, xây dựng hệ thống câu hỏi và BT thực tiễn Hóa học THPT. III. Khách thể - đối tƣợng nghiên cứu III.1. Khách thể nghiên cứu - Quá trình học tập môn Hoá học ở trường THPT. III.2. Đối tƣợng nghiên cứu - Hệ thống câu hỏi và BT thực tiễn Hóa học THPT. IV. Phƣơng pháp nghiên cứu - Nghiên cứu lý luận: Nghiên cứu các tài liệu liên quan về lý luận dạy học, giáo dục học và các tài liệu khoa học có liên quan đến đề tài. - Nghiên cứu thực tiễn: sưu tầm các câu hỏi và BT thực tiễn. SVTH: Bùi Thị Thanh Hằng 3 Lớp: 08SHH Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Thị Lan Anh Chƣơng 1 TỔNG QUAN VỀ CƠ SỞ LÝ LUẬN 1.1. Mục tiêu, nguyên lý, phƣơng pháp giáo dục THPT [11], [12] Theo Luật giáo dục ban hành năm 1998: - Giáo dục trung học phổ thông nhằm giúp học sinh củng cố và phát triển những kết quả của giáo dục trung học cơ sở, hoàn thiện học vấn phổ thông và những hiểu biết thông thường về kỹ thuật và hướng nghiệp để tiếp tục học đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp, học nghề hoặc đi vào cuộc sống lao động. - Hoạt động giáo dục phải đuợc hoạt động theo nguyên lý học đi đôi với hành, giáo dục kết hợp với lao động sản xuất, lý luận gắn liền với thực tiễn, giáo dục nhà trường kết hợp với giáo dục gia đình và xã hội. - Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo của học sinh, phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học, bồi dưỡng phương pháp tự học, rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui hứng thú học tập cho học sinh. Như vậy giáo dục phổ thông không phải là truyền thụ kiến thức đơn thuần mà chú trọng hơn tới: - Bồi dưỡng năng lực tự học, học suốt đời, học để nâng cao trình độ chuyên môn, học để chuyển đổi nghề nghiệp… - Rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức đã học để giải quyết các vấn đề nảy sinh trong đời sống, lao động và sản xuất. - Khích lệ học sinh phát huy tính chủ động trong việc chiếm lĩnh tri thức, phát huy tính sáng tạo trong việc vận dụng kiến thức để giải quyết tình huống có vấn đề nảy sinh trong học tập và trong thực tiễn. 1.2. Mục tiêu – nhiệm vụ giảng dạy môn Hóa học THPT [2] 1.2.1. Mục tiêu - Cung cấp cho HS hệ thống kiến thức, kỹ năng cơ bản, hiện đại, thiết thực và gắn với đời sống. - Giúp HS có học vấn tương đối toàn diện để có thể tiếp tục học lên cũng như việc có thể giải quyết các vấn đề có liên quan đến Hóa học trong đời sống và sản SVTH: Bùi Thị Thanh Hằng 4 Lớp: 08SHH Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Thị Lan Anh xuất, mặt khác góp phần phát triển tư duy sáng tạo, năng lực giải quyết vấn đề cho HS. 1.2.2. Nhiệm vụ a. Kiến thức Phát triển và hoàn chỉnh những kiến thức Hóa học ở cấp trung học sơ sở, cung cấp một hệ thống kiến thức Hóa học phổ thông gồm: - Hóa đại cương: Bao gồm hệ thống lý thuyết chủ đạo, làm cơ sở để nghiên cứu các chất Hóa học cụ thể. Mức độ lý thuyết đề cập chủ yếu ở mức độ định tính giúp HS vận dụng để xem xét các đối tượng Hóa học cụ thể. - Hóa vô cơ: Vận dụng lý thuyết chủ đạo nghiên cứu các đối tượng cụ thể như nhóm nguyên tố, những nguyên tố điển hình và các hợp chất có nhiều ứng dụng quan trọng, gần gũi trong đời sống, sản xuất Hóa học. - Hóa hữu cơ: Vận dụng lý thuyết chủ đạo nghiên cứu các hợp chất hữu cơ cụ thể, một số dãy đồng đẳng hoặc loại hợp chất hữu cơ tiêu biểu, có nhiều ứng dụng, gần gũi trong đời sống và sản xuất. - Một số vấn đề về phân tích Hóa học, Hóa học và các vấn đề kinh tế, xã hội, môi trường. + Hóa học và vấn đề phát triển kinh tế: Vai trò của sản xuất Hóa học trong việc nâng cao chất lượng cuộc sống (các vật liệu mới, chất mới, sản phẩm mới, năng lượng mới…) + Hóa học và vấn đề xã hội: Vai trò của Hóa học đối với sự phát triển của xã hội. + Hóa học và vấn đề môi trường: Mối liên quan giữa các hoạt động của con người, giữa sản xuất Hóa học với sự ô nhiễm môi trường, phương pháp xử lí chất thải. Những vấn đề trên vừa được lồng ghép trong khi học về các chất cụ thể vừa được tách ra thành chương trình riêng nhằm tăng thêm tính thiết thực của chương trình. b. Kỹ năng SVTH: Bùi Thị Thanh Hằng 5 Lớp: 08SHH Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Thị Lan Anh Phát triển các kỹ năng giải quyết vấn đề nhằm phát triển năng lực nhận thức và năng lực hành động cho HS như: - Quan sát TN, dự đoán, phân tích, kết luận và kiểm tra kết quả… - Làm việc với tài liệu giáo khoa và các tài liệu tham khảo: tóm tắt nội dung chính, thu thập tài liệu, phân tích và kết luận… - Thực hiện một số TN Hóa học độc lập và theo nhóm. - Cách làm việc hợp tác với các HS khác trong nhóm nhỏ để hoàn thành một nhiệm vụ nghiên cứu. - Vận dụng kiến thức để giải quyết một số vấn đề đơn giản của cuộc sống hằng ngày có liên quan đến Hóa học. - Lập kế hoạch giải một BT Hóa học, thực hiện một vấn đề thực tế, một TN, một đề tài nhỏ có liên quan đến Hóa học. c. Thái độ Tiếp tục hình thành và phát triển thái độ tích cực ở HS như: - Hứng thú học tập môn Hóa học. - Có ý thức trách nhiệm đối với một vấn đề của cá nhân, tập thể, cộng đồng có liên quan đến Hóa học. - Nhìn nhận và giải quyết vấn đề một cách khách quan, trung thực trên cơ sở phân tích khoa học. - Có ý thức vận dụng những điều đã biết về Hóa học vào cuộc sống và vận động người khác cùng thực hiện. 1.3. Định hƣớng xây dựng chƣơng trình môn Hóa học THPT [2], [8] - Đảm bảo tính mục tiêu. - Đảm bảo tính phổ thông, cơ bản, hệ thống, tính khoa học, hiện đại, thực tiễn và tính đặc thù của bộ môn Hóa học. - Hình thành những kỹ năng Hóa học cho HS: kỹ năng sử dụng hóa chất, dụng cụ, tiến hành TN Hóa học đơn giản, tư duy Hóa học và kỹ năng vận dụng kiến thức Hóa học vào thực tiễn. - Tăng cường nội dung gắn kiến thức Hóa học vào thực tiễn để giúp cho việc học Hóa học trở nên có ý nghĩa hơn. SVTH: Bùi Thị Thanh Hằng 6 Lớp: 08SHH Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Thị Lan Anh - Quan điểm thực tiễn và đặc thù bộ môn Hóa học cần được hiểu dưới ba góc độ sau đây:  Nội dung phải gắn bó thực tiễn đời sống, xã hội.  Nội dung phải gắn liền với thực hành, TN.  Bài tập Hóa học phải có nội dung thiết thực. - Nội dung có sự chọn lọc từ chương trình Hóa học của các nước tiên tiến trên thế giới. - Kế thừa và phát huy những kinh nghiệm quý báu của Việt Nam. - Đảm bảo tính phân hóa ở cấp THPT. - Đổi mới phương pháp dạy và học theo hướng tích cực. - Coi trọng thực hành và TN Hóa học. - Đổi mới cách đánh giá kết quả học tập của HS: + Chú ý hơn việc đánh giá trình độ tư duy, năng lực và kỹ năng vận dụng kiến thức Hóa học để giải quyết vấn đề. + Đa dạng hóa nội dung, hình thức câu hỏi và BT nhằm đánh giá được những mục tiêu đã đặt ra cho môn Hóa học. + Tạo điều kiện và bồi dưỡng để HS biết đánh giá và tự đánh giá kết quả học tập Hóa học. + Loại bỏ những câu hỏi có nội dung lắt léo, quá khó, mang tính chất đánh đố HS hoặc xa rời với thực tiễn Hóa học. 1.4. Giáo dục kỹ thuật tổng hợp trong môn Hóa học [2], [8] Thông qua quá trình đào tạo nhà giáo dục giúp HS lĩnh hội về cả lý thuyết lẫn thực hành, những cơ sở khoa học của nền sản xuất hiện đại, nền công nghệ tiên tiến và nền kinh tế quốc dân đang đổi mới, chuẩn bị tốt cho HS tự giác, tích cực, tự lực bước vào thế giới lao động. Thông qua việc học môn Hóa học HS sẽ được: - Tìm hiểu về sản xuất Hóa học, công nghệ Hóa học (tham quan, tìm hiểu các công nghệ, dây chuyền sản xuất, nhà máy sản xuất). - Biết được vai trò của Hóa học và cách vận dụng khoa học Hóa học vào sản xuất nhằm nâng cao hiệu suất, chất lượng sản phẩm, giảm chi phí, hạ giá thành sản SVTH: Bùi Thị Thanh Hằng 7 Lớp: 08SHH Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Thị Lan Anh phẩm: sử dụng các nguyên vật liệu rẻ tiền, dễ kiếm, tận dụng chất thải của dây chuyền sản xuất này để làm nguyên liệu cho các dây chuyền sản xuất khác, áp dụng nguyên lý chuyển dịch cân bằng. - Trang bị những kỹ năng lao động theo phong cách công nghiệp hiện đại, mang tính tổng hợp, khái quát và tính đặc thù của ngành nghề Hóa học. - Hình thành và phát triển ở HS tư duy khoa học kỹ thuật. - Rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào trong hoạt động sản xuất, đời sống và bảo vệ môi trường: cách sử dụng và bảo quản phân bón, thuốc chữa bệnh, cách xử lý tai nạn hóa chất, xử lý chất thải… Thực hiện tốt nhiệm vụ giáo dục kỹ thuật tổng hợp trong dạy - học Hóa học sẽ giúp HS thấy được lợi ích của việc học Hóa học, thêm yêu và hứng thú với việc học Hóa học từ đó càng kích thích sự quan sát thực tiễn để giải đáp thắc mắc nảy sinh và cải tạo thực tiễn ngày càng tốt đẹp hơn cho bản thân và xã hội. 1.5. Cơ sở lý luận về câu hỏi và BT Hóa học [8] 1.5.1. Tầm quan trọng của câu hỏi và BT Hóa học - Trong dạy học Hóa học, câu hỏi và BT Hóa học vừa là nội dung vừa là phương pháp dạy học tích cực được sử dụng ở tất cả các khâu của quá trình dạy học như: nghiên cứu tài liệu mới, củng cố, vận dụng, khái quát hóa – hệ thống hóa và kiểm tra đánh giá kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo của HS. - BT Hóa học không những cung cấp cho HS cả kiến thức, cả con đường giành lấy kiến thức mà còn mang lại niềm vui sướng của sự phát hiện, tìm ra đáp án; đem lại hiệu quả sâu sắc trong việc hình thành phương pháp chung của việc tự học, rèn luyện kỹ năng tự lực, sáng tạo. - BT Hóa học là phương tiện cơ bản để rèn luyện các thao tác tư duy đồng thời giúp HS hiểu kiến thức một cách sâu sắc, biết vận dụng kiến thức một cách linh hoạt và hiệu quả từ đó phát triển năng lực nhận thức cho HS. Đồng thời giúp HS vận dụng kiến thức Hóa học vào thực tế cuộc sống, sản xuất và nghiên cứu khoa học. - Phương pháp luyện tập thông qua việc sử dụng câu hỏi và BT Hóa học là một trong các phương pháp quan trọng để nâng cao chất lượng dạy học Hóa học. SVTH: Bùi Thị Thanh Hằng 8 Lớp: 08SHH Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Thị Lan Anh 1.5.2. Tác dụng của câu hỏi và BT Hóa học - Rèn luyện cho HS kỹ năng vận dụng được kiến thức đã học, biến những kiến thức tiếp thu được qua các bài giảng của thầy thành kiến thức của mình. - Đào sâu mở rộng kiến thức đã học một cách sinh động, phong phú giúp HS nắm vững kiến thức một cách sâu sắc mà không làm nặng khối lượng kiến thức HS. - Kiến thức cũ nếu chỉ đơn thuần nhắc lại sẽ làm cho HS nhàm chán vì không có gì mới và hấp dẫn. Câu hỏi và BT Hóa học sẽ ôn tập, củng cố và hệ thống hóa các kiến thức đã học một cách thuận lợi nhất. Đồng thời cũng đòi hỏi HS phải vận dụng kiến thức của nhiều chương, nhiều bài khác nhau và qua việc giải các BT Hóa học HS sẽ tìm ra mối liên hệ giữa các nội dung từ đó sẽ hệ thống được kiến thức đã học. - Rèn luyện được những kỹ năng cần thiết về Hóa học như kỹ năng cân bằng phản ứng, kỹ năng tính toán theo công thức Hóa học và phương trình Hóa học, kỹ năng thực hành…góp phần vào việc giáo dục kỹ năng tổng hợp đồng thời phát triển trí thông minh ở HS. SVTH: Bùi Thị Thanh Hằng 9 Lớp: 08SHH Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Thị Lan Anh Chƣơng 2 NÂNG CAO HIỆU QUẢ DẠY HỌC MÔN HÓA HỌC Ở TRƢỜNG THPT BẰNG HỆ THỐNG CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP THỰC TIỄN 2.1. Khái niệm về câu hỏi và BT Hóa học thực tiễn Câu hỏi và BT thực tiễn là câu hỏi và BT có những nội dung xuất phát từ thực tiễn. Đó là những câu hỏi và BT vận dụng kiến thức vào cuộc sống và sản xuất, góp phần giải quyết vấn đề đặt ra từ thực tiễn. 2.2. Vai trò của câu hỏi và BT Hóa học thực tiễn 2.2.1. Về kiến thức - Giúp HS hiểu kĩ hơn về kiến thức Hóa học; củng cố và hệ thống hóa kiến thức một cách thường xuyên. - Giúp HS mở rộng sự hiểu biết một cách sinh động, phong phú mà không làm nặng nề khối lượng kiến thức của HS. - Giúp HS thêm hiểu biết về thiên nhiên, môi trường sống, các ngành sản xuất hóa học, những vấn đề mang tính thời sự trong nước và quốc tế. - Giúp HS bước đầu biết vận dụng kiến thức để lý giải và cải tạo thực tiễn nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống. 2.2.2. Về kỹ năng - Rèn luyện và phát triển cho HS năng lực, kỹ năng thực hành, các thao tác tư duy và kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn. 2.2.3. Về giáo dục - Rèn luyện cho HS tính kiên nhẫn, tự giác, chủ động, chính xác, sáng tạo trong học tập và trong quá trình giải quyết các vấn đề thực tiễn. - Giúp HS thấy rõ lợi ích của việc học Hóa học, từ đó tạo động cơ học tập tích cực, kích thích trí tò mò, óc quan sát, sự ham hiểu biết, làm tăng hứng thú học môn Hóa học và từ đó có thể làm cho HS say mê nghiên cứu khoa học và công nghệ giúp cho HS có những định hướng nghề nghiệp trong tương lai. - Vì các BT Hóa học thực tiễn gắn liền với đời sống của chính bản thân HS, của gia đình, của địa phương và với môi trường xung quanh nên càng góp phần phát triển động cơ học tập của HS: học tập để nâng cao chất lượng cuộc sống của bản SVTH: Bùi Thị Thanh Hằng 10 Lớp: 08SHH Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Thị Lan Anh thân và cộng đồng. Với những kết quả ban đầu của việc vận dụng kiến thức Hóa học phổ thông để giải quyết các vấn đề thực tiễn HS thêm tự tin vào bản thân mình để tiếp tục học hỏi, phấn đấu và phát triển. 2.3. Các giải pháp để sử dụng câu hỏi và bài tập Hóa học thực tiễn vào bài giảng 2.3.1. Sử dụng sau khi đã kết thúc bài học - Cách nêu vấn đề này có thể tạo cho HS căn cứ vào những kiến thức đã học tìm cách giải thích hiện tượng ở nhà hay những lúc bắt gặp hiện tượng đó, HS sẽ suy nghĩ, ấp ủ câu hỏi vì sao lại có hiện tượng đó? Tạo tiền đề thuận lợi khi học bài học mới tiếp theo. Ví dụ 01: Vì sao hiện nay người ta khuyến cáo hạn chế dùng bao bì bằng chất dẻo để đựng thực phẩm? Nêu biện pháp thay thế. Hình 2.1: Bao bì bằng chất dẻo Hình 2.2: Bao bì bằng các vật liệu khác Các bao bì bằng chất dẻo sau khi sử dụng thường rất khó tiêu hủy do đó gây ô nhiễm cho môi trường. Có thể thay thế chúng bằng các bao bì truyền thống từ các vật liệu thiên nhiên dễ bị phân hủy như tre, gỗ, lá, xenlulozơ,.. Áp dụng: GV có thể vận dụng vấn đề này khi dạy bài vật liệu polime. Ví dụ 02: Vì sao có thể đánh cảm bằng dây bạc và khi đó dây bạc bị hóa đen? Để dây bạc trắng sáng trở lại, người ta sẽ ngâm vào nước tiểu? Người bị cảm trong cơ thể thường sinh ra những hợp chất dạng sunfua (S2−) vô cơ hay hữu cơ đều có tính độc. Khi đánh cảm bằng bạc, do S có ái lực mạnh với Ag nên xảy ra phản ứng tạo Bạc sunfua (Ag2S) kết tủa màu đen. Do đó loại được chất độc ra khỏi cơ thể và cũng làm cho dây bạc chuyển thành màu đen. Ag  S   Ag2 S  Trong nước tiểu có NH3, khi ngâm dây bạc vào thì sẽ xảy ra phản ứng: SVTH: Bùi Thị Thanh Hằng 11 Lớp: 08SHH Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Thị Lan Anh  Ag2 S  4 NH 3  2  Ag  NH 3 2   S 2 Nên Ag2S bị hoà tan, bề mặt dây bạc lại trở nên sáng bóng. Áp dụng: Đây là những ứng dụng rất hay của bạc. GV có thể đưa vấn đề này vào bài đại cương về kim loại. 2.3.2. Sử dụng qua các phƣơng trình phản ứng Hóa học cụ thể trong bài học - Cách nêu vấn đề này có thể sẽ mang tính cập nhật, làm cho HS hiểu và thấy được ý nghĩa thực tiễn bài học. GV có thể giải thích để giải toả tính tò mò của HS mặc dù vấn đề được giải thích có tính chất rất phổ thông. Ví dụ 03: Trong cuốn sách "800 mẹo vặt trong đời sống" có viết rằng: nồi nhôm chỉ nên dùng để nấu cơm, nấu nước; không nên dùng để nấu canh chua, không nên để canh chua quá lâu trong nồi nhôm. Em hãy giải thích vì sao? Hình 2.3: Nồi nhôm Đồ ăn có chất chua có tính axit. Nếu dùng nồi nhôm để nấu hoặc đựng canh chua thì sẽ xảy ra phản ứng: Al2O3 + 6H+ → 2Al3+ + 3H2O Khi đó thức ăn bị nhiễm ion kim loại với nồng độ cao sẽ gây độc cho người sử dụng. Áp dụng: GV có thể vận dụng vấn đề này vào bài nhôm. Ví dụ 04: Vì sao ban đêm không nên để nhiều cây xanh trong nhà? Ban ngày, do có ánh sáng mặt trời nên cây xanh tiến hành quá trình quang hợp, hấp thụ CO2 và giải phóng khí O2. as 6nCO2  5nH 2O  (C6 H10O5 )n  6nO2  clorophin Nhưng ban đêm, do không có ánh sáng mặt trời, cây xanh không quang hợp, chỉ có quá trình hô hấp nên cây hấp thụ khí O2 và thải ra khí CO2 làm cho phòng thiếu khí O2 và quá nhiều khí CO2. Áp dụng: GV có thể vận dụng vấn đề này vào bài tinh bột. 2.3.3. Nêu hiện tƣợng thực tiễn xung quanh đời sống ngày thƣờng thay cho lời giới thiệu bài giảng mới SVTH: Bùi Thị Thanh Hằng 12 Lớp: 08SHH Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Thị Lan Anh -.Cách nêu vấn đề này có thể tạo cho HS bất ngờ, có thể là một câu hỏi rất khôi hài hay một vấn đề rất bình thường mà hàng ngày HS vẫn gặp nhưng lại tạo sự chú ý quan tâm của HS trong quá trình học tập. Ví dụ 05: Ấm đun nước dùng lâu thường có một lớp cặn ở đáy. Lớp cặn đó là chất gì? Nêu cách loại bỏ lớp cặn đó? Lớp cặn đó là CaCO3. Để loại bỏ lớp cặn đó ta dùng giấm pha với nước rồi đổ vào ấm, sau vài giờ rồi súc sạch. CaCO3 + CH3COOH → (CH3COO)2Ca + CO2 + H2O Áp dụng: GV có thể vận dụng vấn đề này khi dạy phần một số hợp chất của canxi. Ví dụ 06: Vì sao nước rau muống đang xanh, khi vắt chanh vào thì chuyển màu? Có một số chất hoá học được gọi là chất chỉ thị màu, chúng làm cho màu của dung dịch thay đổi khi độ axit thay đổi. Trong rau muống (và vài loại rau khác) có chất chỉ thị này. Trong chanh có 7% axit citric. Vắt chanh vào nước rau làm thay đổi độ axit, do đó làm thay đổi màu nước rau. Khi chưa vắt chanh, nước rau muống có màu xanh lét là chứa chất kiềm canxi. Hình 2.4: Nước luộc rau muống chuyển màu Áp dụng: GV có thể đưa vấn đề thực tế này vào bài axit cacboxylic. 2.3.4. Nêu hiện tƣợng thực tiễn xung quanh đời sống ngày thƣờng thông qua các BT tính toán -.Cách nêu vấn đề này có thể giúp cho HS trong khi làm BT lại lĩnh hội được vấn đề cần truyền đạt, giải thích. Vì muốn giải được BT hoá đó HS phải hiểu được nội dung kiến thức cần huy động, hiểu được bài toán yêu cầu gì? Và giải quyết như thế nào? SVTH: Bùi Thị Thanh Hằng 13 Lớp: 08SHH Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Thị Lan Anh Ví dụ 07: Người ta dùng một tấn khoai chứa 75% bột và bột này có 20% H2O để sản xuất rượu (Drượu etylic = 0,8g/ml). Tính thể tích rượu cồn 950 điều chế được. (C6H10O5) → nC6H12O6 → 2nC2H5OH Ta có: - Khối lượng tinh bột trong khoai: mtb  1.0,75.0,8  0,6(t )  600(kg ) - Chuỗi phản ứng:  C6 H10O5 n  nC6 H12O6  2nC2 H 5OH Do đó: x  mC H OH  2 5  VC2 H5OH   Vancol 95o  162n ( g ) 96n ( g ) 600 (kg ) x (kg ) 600.92n  340, 74kg 162n 340, 74  425,9(l ) 0,8 425,9.100  448,3 (l ) 95 Ví dụ 08: Để sản xuất 1 tấn keo dán ure- fomandehit cần bao nhiêu kg ure và bao nhiêu kg fomandehit. Biết H = 75% và hàm lượng chất phụ gia trong keo dán là 15%. n(NH2)2C=O + nHCHO → (-NH-CO-NH-CH2-)n + nH2O Khối lượng ure cần: m( NH 2 )2 CO  1000.60 (100  15) 100 . .  944, 4kg 72 100 75 Khối lượng HCHO cần: 472,2 kg 2.3.5. Nêu hiện tƣợng thực tiễn xung quanh đời sống ngày thƣờng -. Thông qua những câu chuyện ngắn có tính chất khôi hài, gây cười có thể xen vào bất cứ thời gian nào trong suốt tiết học. Hướng này có thể góp phần tạo không khí học tập thoải mái. Đó cũng là cách kích thích niềm đam mê học hoá. Ví dụ 09: Phát minh do... ngủ quên Một đêm Carothers - nhà hóa học Mĩ, sau nhiều ngày đêm làm việc căng thẳng, định chợp mắt ít phút. Nhưng... ông đã ngủ liền tới sáng. Tỉnh dậy, ông hốt hoảng SVTH: Bùi Thị Thanh Hằng 14 Lớp: 08SHH Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Thị Lan Anh lo cho tất cả công sức thí nghiệm của mình đã tan thành mây khói? Ai ngờ, khi vừa nhấc chiếc đũa thủy tinh ở trong bình phản ứng lên, ông thấy chiếc đũa mềm nhũn và kéo theo một hỗn hợp có dạng sợi nhỏ mỏng manh óng ánh rất đẹp. Đó là sợi tổng hợp poliamit đầu tiên trên thế giới sợi nilon ngày nay. Áp dụng: GV có thể vận dụng vấn đề này vào bài đại cương về polime. Ví dụ 10: Một chuyện tình - cảm động nhưng... Hồi đầu thế kỉ XIX, các nhà bác học đã phát hiện ra sắt có trong máu người dưới dạng huyết cầu tố (hemoglobin). Một sinh viên khoa hóa đã làm gì khi nghe cô gái mình yêu hỏi anh ta lấy gì làm chứng cho tình yêu đang chảy cuồn cuộn trong cơ thể anh ta? Anh ta đã quyết định tặng người yêu một chiếc nhẫn bằng... sắt, nhưng không phải bằng sắt thông thường mà bằng sắt lấy từ chính máu của mình! Cứ định kì lấy máu ra, chàng trai thu được một hợp chất mà từ đó tách sắt ra bằng phương pháp hóa học. Nhưng chiếc nhẫn đã không bao giờ được đeo trên tay cô gái như một bằng chứng tình yêu bởi... nó chưa được làm ra thì chàng trai đã chết vì bị mất máu, cho dù lượng sắt lấy ra khỏi cơ thể chàng chưa tới... 3g! Áp dụng: GV có thể vận dụng vấn đề này vào bài sắt. 2.3.6. Tiến hành tự làm TN qua các hiện tƣợng thực tiễn xung quanh đời sống ngày thƣờng ở địa phƣơng, gia đình … sau khi đã học bài giảng -.Cách nêu vấn đề này có thể làm cho HS căn cứ vào những kiến thức đã học tìm cách giải thích hay tự tái tạo lại kiến thức qua các TN hay những lúc bắt gặp hiện tượng, tình huống đó trong cuộc sống. Giúp HS phát huy khả năng ứng dụng Hoá học vào đời sống thực tiễn. Ví dụ 11: Khi nấu trứng thì lòng trắng trứng kết tủa lại? a) Hóa chất: Lòng trắng trứng b) Dụng cụ: Cốc thủy tinh, đèn cồn. c) Cách tiến hành:  Cho lòng trắng trứng vào cốc thủy tinh.  Đun cốc thủy tinh trên ngọn lửa đèn cồn.  Đợi 1 thời gian, khi phản ứng xảy ra hoàn toàn. Quan sát hiện tượng. SVTH: Bùi Thị Thanh Hằng 15 Lớp: 08SHH Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Thị Lan Anh d) Hiện tượng: Lòng trắng trứng đã đông tụ lại khi đun nóng. e) Kết quả: Thành công. Hình 2.5: Rán lòng trắng trứng f) Giải thích: Thành phần chính trong lòng trắng trứng là protein mà protein sẽ bị đông tụ khi có nhiệt độ. g) Áp dụng: Đây là vấn đề hiện tượng thực tế, có thể được giải thích sau khi HS học bài protit – protein. Ví dụ 12: Vì sao phèn chua có thể làm trong nước? a) Hóa chất: Nước đục, phèn nhôm. b) Dụng cụ: Cốc thủy tinh 1000ml. c) Cách tiến hành:  Hoà tan phèn nhôm.  Cho nước đục vào cốc thủy tinh. Cho tiếp phèn nhôm vào cốc.  Đợi 1 thời gian, khi phản ứng xảy ra hoàn toàn. Quan sát hiện tượng. d) Hiện tượng: Trong nước có xuất hiện kết tủa keo, các chất bẩn bám vào kết tủa keo đó và dần dần lắng xuống. Sau một thời gian ta thấy nước trở nên trong hơn. e) Kết quả: Thành công. Hình 2.6: Phèn chua làm trong nước f) Giải thích:  Phèn chua là muối sunfat kép của nhôm và kali ở dạng tinh thể ngậm nước: [K2SO4.Al2(SO4)3.24H2O] SVTH: Bùi Thị Thanh Hằng 16 Lớp: 08SHH Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Thị Lan Anh  Phèn chua không độc, có vị chua chát, ít tan trong nước lạnh nhưng tan nhiều trong nước nóng. Khi tan trong nước, phèn chua sẽ bị thủy phân và tạo thành Al(OH)3 ở dạng kết tủa keo lơ lững trong nước: Al2(SO4)3 → 2Al3+ + 3SO42Al3+ + H2O → AlOH2+ + H+ AlOH2+ + H2O → Al(OH)2+ + H+ Al(OH)2+ + H2O → Al(OH)3↓ + H+ Al2(SO4)3 + 3H2O → 2Al(OH)3↓ + 3H2SO4  Chính những hạt Al(OH)3 kết tủa dạng keo lơ lững ở trong nước này đã kết dính với các hạt bụi bẩn, các hạt đất nhỏ để trở thành hạt đất to hơn, nặng hơn và lắng xuống. Vì vậy mà nước trở nên trong hơn. g) Áp dụng: Đây là vấn đề thực tế xảy ra trong đời sống. HS có thể giải thích được hiện tượng sau khi học bài về hợp chất quan trọng của nhôm. 2.3.7. Nêu hiện tƣợng thực tiễn xung quanh đời sống ngày thƣờng từ đó liên hệ với nội dung bài giảng để rút ra những kết luận mang tính quy luật -.Làm cho HS không có cảm giác khó hiểu vì có nhiều vấn đề lý thuyết nếu đề cập theo tính đặc thù của bộ môn thì khó tiếp thu được nhanh so với gắn nó với thực tiễn hàng ngày. Ví dụ 13: Vải khác nhau có giá trị khác nhau nên phân biệt như thế nào? Căn cứ vào bản chất của các chất liệu làm nên vải, ta có thể nhận biết cách đơn giản sau: 1/ Nếu vải làm bằng sợi bông: Khi đốt sợi vải cháy nhanh, ngọn lửa màu vàng, có mùi như đốt giấy và tro có màu xám đậm. 2/ Nếu vải làm bằng sợi tơ tằm: Khi đốt sợi vải cháy chậm hơn vải sợi bông, có mùi khét như đốt tóc, sợi tơ co cục, màu nâu đen, lấy tay bóp thì tan. 3/ Nếu vải làm bằng lông cừu (len lông cừu): Khi đốt bắt cháy không nhanh, bốc khói, có mùi khét như đốt tóc và tạo thành những bọt phồng, rồi vón cục có màu đen hơi óng ánh, giòn, bóp tan ngay. 4/ Nếu vải làm bằng sợi viscozơ: Khi đốt sợi vải cháy nhanh, ngọn lửa màu vàng, có mùi như đốt giấy và tro có màu xám nhưng rất ít. SVTH: Bùi Thị Thanh Hằng 17 Lớp: 08SHH Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Thị Lan Anh 5/ Nếu vải làm bằng sợi axetat: Khi đốt sợi vải bắt cháy chậm ,thành giọt dẻo màu nâu đậm, có hoa lửa, không bốc cháy thành ngọn lửa, sau đó kết thành cục màu đen, dể bóp nát. 6/ Nếu vải làm bằng sợi poliamit (nilon): Khi đốt sợi vải không cháy ngọn lửa mà co vón lại và cháy thành từng giọt dẻo màu trắng, có mùi của rau cần, khi nguội thì biến thành cục cứng có màu nâu nhạt, bóp khó nát. Áp dụng: GV có thể đưa vào phần nhận biết của bài dạy liên quan, mặt khác cũng có tác dụng cung cấp cho HS phương pháp trong đời sống nhận biết các chất liệu vải phục vụ cho mục đích sử dụng, điều này cũng rất thực tiễn. Ví dụ 14: Tại sao khi ăn cơm nhai kỹ sẽ thấy vị ngọt? Cơm chứa một lượng lớn tinh bột, khi ăn cơm trong tuyến nước bọt của người có các enzim. Khi nhai kỹ trộn đều, tuyến nước bọt làm tăng cơ hội chuyển hoá một lượng tinh bột theo phản ứng thuỷ phân thành mantozơ, glucozơ gây ngọt theo sơ đồ: Amilaza , H O Mantaza , H O  C12 H 22O11   C6 H12O6  C6 H10O5 n  2 TB 2 Mantozo Glucozo Áp dụng: Vấn đề này có thể đề cập đến trong bài dạy về tinh bột, cung cấp cho HS kiến thức cơ bản của sự chuyển hoá tinh bột trong khi ăn. Đó cũng là một hiện tượng tự nhiên đều cảm nhận được trong các bữa cơm của chúng ta. 2.4. Phân loại câu hỏi và BT thực tiễn Hóa học - Dựa vào hình thái hoạt động của HS khi giải: lý thuyết và thực nghiệm. - Dựa vào tính chất của câu hỏi và BT: định tính, định lượng, tổng hợp. - Dựa vào lĩnh vực thực tiễn được gắn với nội dung câu hỏi và BT:  Về sản xuất Hóa học: tính hiệu suất, tinh chế sản phẩm…  Về các vấn đề trong đời sống, học tập và lao động sản xuất: sử dụng và bảo quản hóa chất, sản phẩm Hóa học, giải quyết các tình huống có vấn đề trong thực hành, TN…  Liên quan đến môi trường và vấn đề bảo vệ môi trường: nguyên nhân và biện pháp chống ô nhiễm. SVTH: Bùi Thị Thanh Hằng 18 Lớp: 08SHH Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Thị Lan Anh Trên đây là một số cách phân loại câu hỏi và BT thực tiễn, tuy nhiên có nhiều câu hỏi và BT thực tiễn là tổng hợp của nhiều loại bài. 2.5. Nguyên tắc khi xây dựng câu hỏi và BT thực tiễn - Nội dung phải đảm bảo tính chính xác, khoa học, hiện đại. - Câu hỏi và BT thực tiễn phải gần gũi với HS. - Dựa theo chương trình phổ thông. - Có tính hệ thống, logic. - Đảm bảo logic sư phạm. 2.6. Quy trình xây dựng hệ thống câu hỏi và BT thực tiễn Bước 1: - Phân tích mục tiêu của chương, bài để thiết kế câu hỏi và BT. - Nghiên cứu nội dung và các ứng dụng thực tiễn liên quan đến bài học. - Nghiên cứu trình độ nhận thức, kinh nghiệm sống của HS để thiết kế câu hỏi và BT cho phù hợp. Bước 2: - Thiết kế câu hỏi và BT theo những yêu cầu đưa ra ở trên. - Trả lời và kiểm tra lại câu hỏi, BT. Bước 3: - Dự kiến thời điểm và phương pháp sử dụng sao cho hiệu quả nhất. SVTH: Bùi Thị Thanh Hằng 19 Lớp: 08SHH Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Thị Lan Anh Chƣơng 3 HỆ THỐNG CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP THỰC TIỄN MÔN HÓA HỌC THPT 3.1. Hệ thống câu hỏi và bài tập thực tiễn phần đại cƣơng 3.1.1. Lý thuyết phản ứng Câu 01: Khí CO thông thường được hình thành từ đâu? Giải thích cơ chế gây độc của CO. Tại sao người bị ngộ độc CO người ta phải đưa ra chỗ thoáng khí hoặc thở không khí giàu oxi? Trả lời: - CO được hình thành từ quá trình đốt nguyên liệu hóa thạch (than, xăng, dầu...) trong điều kiện thiếu oxi. Khí thải chứa nhiều CO thường là xe máy. - Vì CO có khả năng kết hợp mạnh với hemoglobin trong máu, ngăn cản quá trình vận chuyển O2 trong máu nên CO rất độc. HbO2 + CO HbCO + O2 (Hb: Hemoglobin) - Quá trình trên là 1 cân bằng, nhưng vì HbCO bền hơn nhiều so với HbO 2 nên cân bằng sẽ bị lệch theo chiều thuận. Khi bị ngộ độc CO, phải đưa ra chỗ thoáng khí hoặc thở không khí giàu oxi điều này giúp cách xa với nguồn gây ra CO, nồng độ CO giảm, đồng thời nồng độ oxi tăng, do đó cân bằng sẽ chuyển dịch theo chiều nghịch. - Đây là một hiện tượng hay xảy ra, GV nên đưa vào bài giảng để nhắc nhở HS, cộng đồng …tránh những cái chết thương tâm. Vấn đề này có thể xen vào bài dạy cacbon. Câu 02: Vì sao người ta lại quảng cáo: kem đánh răng P/S bảo vệ 2 lần cho răng chắc khỏe? Trả lời: Răng được bảo vệ bởi lớp men cứng là hợp chất Ca 5(PO4)3OH được tạo thành bằng cân bằng: 5Ca2+ + 3PO42- + OH- → Ca5(PO4)3OH (1) Trong kem P/S có các muối CaF2, NaF. Các muối này phân ly cho Ca2+ và F-. Theo nguyên lý Lơ Sa-Tơ-Li-ê, sự có mặt của Ca2+ làm cho cân bằng (1) chuyển dịch sang phải tạo men răng. SVTH: Bùi Thị Thanh Hằng 20 Lớp: 08SHH
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan