Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Nâng cao hiệu quả chăm sóc sức khỏe ban đầu cho phụ nữ nông thôn dựa vào cộng đồ...

Tài liệu Nâng cao hiệu quả chăm sóc sức khỏe ban đầu cho phụ nữ nông thôn dựa vào cộng đồng ( nghiên cứu tại xã thanh hà, huyện thanh liêm, tỉnh hà nam

.PDF
136
641
61

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ĐÀO THỊ NGỌC QUÝ NÂNG CAO HIỆU QUẢ CHĂM SÓC SỨC KHỎE BAN ĐẦU CHO PHỤ NỮ NÔNG THÔN DỰA VÀO CỘNG ĐỒNG (Nghiên cứu tại xã Thanh Hà, huyện Thanh Liêm, tỉnh Hà Nam) Chuyên ngành: Công tác xã hội Mã số: 60.90.01.01 LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÀNH CÔNG TÁC XÃ HỘI Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS Phạm Văn Quyết Hà Nội -2015 LỜI CẢM ƠN Trong quá trình nghiên cứu để hoàn thành luận văn này, tôi nhận được những sự giúp đỡ chân thành và hướng dẫn nhiệt tình từ các ban ngành, tổ chức xã hội tại địa bàn nghiên cứu; Quý thầy cô, bạn bè và gia đình. Với sự kính trọng và biết ơn, tôi xin được bày tỏ lời cảm ơn sâu sắc tới những người hỗ trợ tôi trong suốt thời gian thực hiện đề tài này: Đầu tiên, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới PGS.TS Phạm Văn Quyết là người trực tiếp hướng dẫn khoa học và theo sát mọi bước tiến trong quá trình tôi tiến hành nghiên cứu. Mặc dù bận rộn với công việc tại trường, nhưng thầy đã thường xuyên giành thời gian để kịp thời giúp đỡ và chỉ dẫn tận tình những vướng mắc về chuyên ngành. Thầy cũng luôn tạo điều kiện để tôi phát huy những sáng kiến và ý tưởng vào bài luận văn. Hơn nữa, thầy đã dành cho tôi những lời động viên, khích lệ trong những lúc tôi gặp khó khăn trong việc triển khai kế hoạch. Tiếp theo, tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô trong Khoa Xã hội học, Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn Hà Nội. Những kiến thức và kinh nghiệm chuyên môn được thầy cô truyền đạt lại đã trở thành nền tảng vững chắc để tôi xây dựng định hướng sát thực trong quá trình nghiên cứu. Bên cạnh đó, tôi xin chân thành cảm ơn các lãnh đạo, tổ chức xã hội và nhân dân xã Thanh Hà, huyện Thanh Liêm, tỉnh Hà Nam đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi thực hiện nghiên cứu trên địa bàn xã. Đặc biệt, tôi muốn dành lời cảm ơn sâu sắc tới các cán bộ thuộc Trạm y tế xã Thanh Hà đã cung cấp những thông tin, số liệu thực tế đồng thời hợp tác cùng tôi để thực hiện những hoạt động tại cộng đồng. Cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới gia đình và bạn bè của tôi đã luôn động viên, tạo động lực cho tôi quyết tâm vượt qua mọi trở ngại để học tập, nghiên cứu trong thời gian vừa qua. Tuy rằng đã luôn nỗ lực nhưng do còn hạn chế về khả năng, kinh nghiệm làm việc cũng như những trải nghiệm thực tế nên luận văn chắc chắn còn tồn tại những thiếu sót. Kính mong nhận được sự đóng góp quý báu từ thầy cô, những nhà chuyên môn và cá nhân quan tâm tới đề tài luận văn này. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan những nội dung trong luận văn này là công trình nghiên cứu của tôi dưới sự hướng dẫn của PGS.TS Phạm Văn Quyết. Toàn bộ số liệu và thông tin được nêu ra đảm bảo tính xác thực, những phần kiến thức tham khảo đều được trích nguồn một cách đầy đủ. Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm với những cam đoan trên đây. Hà Nội, ngày tháng năm 2015 Học viên Đào Thị Ngọc Quý MỤC LỤC Trang DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ...................................................................................... 4 DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU ............................................................................... 5 PHẦN I. MỞ ĐẦU ..................................................................................................... 6 1. Lý do chọn đề tài ..................................................................................................... 6 2. Tổng quan vấn đề nghiên cứu ................................................................................. 8 3. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn .................................................................................. 17 4. Đối tượng nghiên cứu, khách thể nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu ................. 18 5. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ........................................................................ 19 6. Câu hỏi nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu ....................................................... 19 7. Phương pháp tiếp cận và các phương pháp nghiên cứu ........................................ 20 8. Cấu trúc luận văn .................................................................................................. 25 PHẦN II: NỘI DUNG CHÍNH ................................................................................. 26 Chương 1. Cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn của nghiên cứu .................................... 26 1.1. Khái niệm công cụ ............................................................................................ 26 1.1.1. Chăm sóc sức khỏe ban đầu ............................................................................ 26 1.1.2. Hiệu quả chăm sóc sức khỏe ban đầu ............................................................ 27 1.1.3. Phụ nữ nông thôn ............................................................................................ 28 1.1.4. Cộng đồng ....................................................................................................... 29 1.1.5. Dựa vào cộng đồng ......................................................................................... 31 1.1.6. Huy động sự tham gia của cộng đồng ............................................................. 33 1.2. Lý thuyết ứng dụng trong nghiên cứu ................................................................ 35 1.2.1. Lý thuyết nhu cầu ............................................................................................ 35 1.2.2. Lý thuyết hệ thống .......................................................................................... 38 1.3. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu ............................................................................. 40 1.4. Quan điểm về chăm sóc sức khỏe ban đầu ........................................................ 42 1.4.1. Quan điểm về chăm sóc sức khỏe ban đầu trên thế giới ................................. 42 1.4.2. Quan điểm về chăm sóc sức khỏe ban đầu tại Việt Nam ................................ 43 1 1.4.3. Chăm sóc sức khỏe ban đầu cho phụ nữ ......................................................... 45 Chương 2. Thực trạng công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu cho phụ nữ nông thôn xã Thanh Hà .............................................................................................................. 47 2.1 Tình hình chung về chăm sóc sức khỏe ban đầu tại địa phương ........................ 47 2.2. Hệ thống thiết chế của xã với chăm sóc sức khỏe ban đầu cho phụ nữ ............. 50 2.2.1. Trạm y tế xã Thanh Hà.................................................................................... 50 2.2.2. Hệ thống nhân viên y tế tại xã Thanh Hà ........................................................ 51 2.2.3. Chủ chương chính sách của xã Thanh Hà và việc tổ chức thực hiện ............. 52 2.3 Tình hình thực hiện các chương trình chăm sóc sức khỏe ban đầu cho phụ nữ nông thôn ................................................................................................................... 54 2.3.1. Nội dung và kết quả thực hiện ........................................................................ 55 2.3.2. Đánh giá công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu ............................................... 65 2.4. Tác động của các bên liên quan tới chăm sóc sức khỏe ban đầu cho phụ nữ nông thôn tại cộng đồng ............................................................................................ 70 2.4.1. Chính quyền địa phương và tổ chức xã hội .................................................... 70 2.4.2. Tác động từ phía gia đình................................................................................ 74 2.4.3. Hoạt động của cán bộ y tế và cá nhân phụ nữ tại xã Thanh Hà ...................... 76 2.4.4. Thế mạnh và rào cản từ phía cộng đồng đối với chăm sóc sức khỏe ban đầu cho phụ nữ tại xã Thanh Hà ...................................................................................... 78 Tiểu kết chương 2...................................................................................................... 81 Chương 3: Đề xuất định hướng can thiệp nâng cao hiệu quả chăm sóc sức khỏe ban đầu cho phụ nữ xã Thanh Hà dựa vào cộng đồng ..................................................... 83 3.1. Nội dung can thiệp dựa vào cộng đồng .............................................................. 83 3.1.1. Cải thiện các chương trình chăm sóc sức khỏe ban đầu ................................. 83 3.1.2. Phát triển các chương trình chăm sóc sức khỏe ban đầu ................................ 88 3.2. Cách thức triển khai ........................................................................................... 93 3.3. Vai trò của nhân viên công tác xã hội .............................................................. 105 Tiểu kết chương 3.................................................................................................... 110 KẾT LUẬN ............................................................................................................. 112 2 HẠN CHẾ ............................................................................................................... 114 KHUYẾN NGHỊ ..................................................................................................... 115 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................ 117 PHỤ LỤC ................................................................................................................ 122 3 DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT Kí hiệu viết tắt Nghĩa CBYT Cán bộ y tế CSSK Chăm sóc sức khỏe CSSKBĐ Chăm sóc sức khỏe ban đầu CTXH Công tác xã hội KHHGĐ Kế hoạch hóa gia đình NVCTXH Nhân viên công tác xã hội PCT Phó chủ tịch PNNT Phụ nữ nông thôn WHO Tổ chức Y tế Thế Giới UNICEF Quỹ nhi đồng Liên Hợp Quốc 4 DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU Bảng 1. Số lượng mẫu tham gia phỏng vấn sâu ...................................................... 23 Hình 1.1. Thang nhu cầu của A. Maslow ................................................................ 36 Bảng 2.1. Số liệu báo cáo công tác CSSKBĐ 4 tháng đầu năm 2014 tại xã Thanh Hà ................................................................................................................................. 49 Bảng 2.2. Tình hình sử dụng các dịch vụ CSSKBĐ 4 tháng đầu năm 2014 ở xã Thanh Hà ................................................................................................................. 58 5 PHẦN I. MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Nằm trong chiến lược CSSK toàn dân, công tác CSSKBĐ được coi là nấc thang quan trọng đối với việc đảm bảo cho người dân được đón nhận những thông tin và dịch vụ CSSK thiết yếu một cách đầy đủ và công bằng với mức chi phí mà họ có thể chấp nhận được. CSSKBĐ lần đầu tiên được khẳng định có vị trí quan trọng đặc biệt đối với các nước đang và chưa phát triển tại hội nghị Alma – Ata. Sau khi đón nhận tuyên ngôn Alma – Ata (ngày 12 tháng 9 năm 1978), Việt Nam bắt đầu triển khai mạnh mẽ các nội dung có trong tuyên ngôn này, phát triển thành 10 nội dung CSSKBĐ để phù hợp với tình hình thực tế của quốc gia. Với hệ thống mạng lưới y tế cơ sở được mở rộng tới những vùng khó khăn đã tạo điều kiện cho người dân được tiếp cận với hoạt động CSSKBĐ. Trong bối cảnh con người đang phải đối mặt với ngày càng nhiều những vấn đề sức khỏe do tốc độ phát triển nhanh chóng của xã hội công nghiệp thì việc thực hiện hiệu quả các chương trình CSSKBĐ cũng trở thành mục tiêu chiến lược đảm bảo đời sống người dân. Trong suốt quá trình phát triển của ngành CTXH, lĩnh vực CSSK luôn giữ được vị trí quan trọng và thu hút sự quan tâm của đội ngũ chuyên nghiệp. CTXH với CSSK là một mảng lớn của CTXH trong y tế, nó cũng là một dạng đặc biệt trong thực hành CTXH mà đóng góp vào sự phát triển của ngành nghề này. Hoạt động thực hành trong y tế đã được bắt đầu từ Anh sau đó lan sang Mỹ vào năm 1850, với mô hình bác sĩ là người tình nguyện trợ giúp, tìm hiểu những khó khăn trong điều kiện kinh tế xã hội của bệnh nhân bằng hình thức vãng gia. Đến năm 1902, CTXH trong các cơ sở y tế vẫn chưa hình thành đội ngũ riêng do vậy những sinh viên y khoa được cung cấp kiến thức để xem xét yếu tố môi trường và xã hội ảnh hưởng như thế nào đến bệnh nhân của họ. Tuy nhiên vào những năm đầu thế kỷ 20, do nhận thấy tính chuyên biệt của hoạt động này nên lực lượng NVCTXH trong y tế tăng lên và tách biệt hoàn toàn với y bác sĩ tại cơ sở khám chữa bệnh. Từ những nỗ lực phát triển các tiêu chuẩn và kỹ năng cho NVCTXH, năm 1916 NVCTXH trong y tế đã thiết lập tổ chức chuyên nghiệp đầu tiên. Đến nay, CTXH với 6 CSSKBĐ có nhiều thành công và được đánh giá cao đặc biệt tại các nước có truyền thống về CTXH. Tại Việt Nam, ngành CTXH đang từng bước xây dựng chỗ đứng của mình trong xã hội vì vậy các NVCTXH luôn định hướng đến những hỗ trợ thiết thực và phù hợp với tình hình quốc gia. Một trong những hướng tiếp cận mang lại hiệu quả thiết thực hiện nay là các hoạt động phát triển cộng đồng, bởi trong bối cảnh ngành CTXH chưa có được nền móng dày dặn thì hoạt động cộng đồng giúp NVCTXH tích lũy kinh nghiệm cho những can thiệp chuyên sâu với từng đối tượng. Các hoạt động dựa vào cộng đồng thường có tính khả thi cao, cùng với đó nó giúp nâng cao năng lực cộng đồng cũng như sự liên kết của các thành viên hay nhóm xã hội trong cộng đồng đó. CSSKBĐ là một trong những biện pháp mang tính chiến lược được chính phủ Việt Nam coi như thành tố quan trọng quyết định sự phát triển và đảm bảo an sinh xã hội của đất nước. Với mục tiêu tương đồng đó, việc CTXH tham gia vào đội ngũ hỗ trợ nhằm giúp hoạt động CSSKBĐ đến được với người dân là hoàn toàn phù hợp. Thực tế, trong quá trình đào tạo chuyên môn, NVCTXH đã biết đến kiến thức và vai trò của mình trong hệ thống CSSKBĐ tại các cơ sở y tế và cộng đồng. Nhưng với nhiều khó khăn trong khả năng liên kết đa ngành nên việc tham gia vào mạng lưới này của NVCTXH còn nhiều hạn chế. Ngoài ra, sức khỏe là một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng tới đời sống của con người, do đó để có những cải thiện tích cực cho mỗi cá nhân cũng như cộng đồng thì NVCTXH cần mang đến sự trợ giúp để con người đạt đến trạng thái tốt nhất cả về thể chất và tinh thần. Tham gia vào thực hiện hoạt động CSSKBĐ, NVCTXH đóng vai trò là giúp người dân được đón nhận những thông tin và dịch vụ chăm sóc thiết yếu một cách công bằng và tự chủ. Phụ nữ là nhóm đối tượng có nhiều nhu cầu trong việc CSSK xuất phát từ cả đặc điểm sinh lý và xã hội. Ngày nay, người phụ nữ không chỉ giữ vai trò chăm sóc gia đình mà còn tham gia hoạt động kinh tế xã hội nên họ thường phải chịu nhiều áp lực dễ khiến cho sức khỏe giảm sút và đối mặt với bệnh tật. Đặc biệt, phụ nữ ở độ 7 tuổi 25 đến 40 thường có nhiều nhu cầu trong CSSK bởi đây là giai đoạn phụ nữ thực hiện thiên chức làm mẹ. Một thực tế rằng phụ nữ ở các khu vực nông thôn, vùng sâu vùng xa không có nhiều cơ hội tiếp cận với các thông tin truyền thông về CSSK, kiến thức cơ bản để đảm bảo tình trạng sức khỏe ổn định. CSSKBĐ là một hình thức mang tính chất cộng đồng do đó những nguyên tắc hoạt động của nó luôn hướng đến quyền lợi của người dân ở mức tối đa. Từ đó có thể thấy rằng CTXH có mối liên kết chặt chẽ với CSSKBĐ, cùng hướng tới mục tiêu chung là đảm bảo sự công bằng và phát triển của xã hội, phát huy thế mạnh trợ giúp từ phía cộng đồng. Có được cải thiện tích cực trong đời sống của PNNT thì NVCTXH cần giúp họ đáp ứng nấc thang nhu cầu đầu tiên là sức khỏe, khả năng chủ động đối phó với những rủi ro bênh tật. Mặc dù, các chương trình hay nghiên cứu nhằm nâng cao việc CSSKBĐ nói chung và dành cho phụ nữ nói riêng được triển khai đa dạng tuy nhiên việc can thiệp vào lĩnh vực này từ phía ngành CTXH chỉ tập trung chủ yếu cho hoạt động CSSK riêng biệt như hỗ trợ về kiến thức sức khỏe sinh sản, sức khỏe tâm thần mà chưa khai thác những yếu tố liên quan trực tiếp tới CSSKBĐ. Xuất phát với những lý do trên tác giả tiến hành thực hiện nghiên cứu “Nâng cao hiệu quả chăm sóc sức khoẻ ban đầu cho phụ nữ nông thôn dựa vào cộng đồng” – Nghiên cứu thực hiện tại xã Thanh Hà, huyện Thanh Liên, tỉnh Hà Nam. Tác giả mong muốn luận văn thạc sĩ này sẽ mang đến góc nhìn mới về việc hỗ trợ CSSKBĐ với vai trò của CTXH và trở thành mảnh ghép để góp phần hoàn thiện công cuộc nâng cao sức khỏe và đời sống của cộng đồng. 2. Tổng quan vấn đề nghiên cứu 2.1. Nghiên cứu về hiệu quả chăm sóc sức khỏe ban đầu Nhằm xác định giá trị của việc phối hợp dịch vụ CSSKBĐ ở các nước thu nhập trung bình và thấp, Magtymova A (2006) thực hiện nghiên cứu “Những chiến lược để phối hợp khi cung cấp dịch vụ sức khỏe ban đầu ở các nước thu nhập trung bình và thấp”. Nghiên cứu được phân nhóm thành ba loại là phục vụ từng bước thêm vào ở Togo, dịch vụ phối hợp so với dịch vụ chuyên biệt đơn thuần ở 8 Cộng hòa liên hiệp Tanzania, gói dịch vụ chăm sóc trẻ nâng cao ban đầu so với chăm sóc trẻ thường quy tại Cộng hòa liên hiệp Tanzania và Bangladesh. Phối hợp dịch vụ được cho là sẽ mang lại lợi ích trong việc gia tăng hiệu quả cung cấp CSSK từ cấp độ kinh tế, tiết kiệm trong việc cung cấp dịch vụ, gia tăng chất lượng chăm sóc cho người sử dụng dịch vụ. Thực tế, trong chính sách của các quốc gia đang phát triển có một phần quan niệm phối hợp, nhưng tác giả nhận thấy các nước này vẫn đang thiếu khả năng xây dựng những chương trình và chiến lược phối hợp cụ thể. Một giả pháp cho vấn đề này là việc hình thành các cơ chế theo dõi và đánh giá tiến trình cung cấp các dịch vụ CSSKBĐ. “Tác động của CSSKBĐ đến sức khỏe nhân dân tại các nước thu nhập trung bình và thấp” là nghiên cứu được thực hiện bởi James Macinko, Barbara Starfield và Temitope Erinosho vào năm 2009. Mục đích nghiên cứu là chỉ ra những cách thức dẫn đến ảnh hưởng tích cực của CSSKBĐ và cung cấp gợi ý cho những hoạt động trong tương lại. Kết quả điều tra cho thấy những bằng chứng về hiệu quả CSSKBĐ tập trung vào sức khỏe của bà mẹ và trẻ em, tuy nhiên công tác này vẫn thể hiện vai trò đối sức khỏe của mọi người. Hai yếu tố quyết định những thành công đạt được trong CSSKBĐ là cách tiếp cận và thực hành. Về cách tiếp cận, sự tích hợp giữa việc cung cấp những dịch vụ đáp ứng nhu cầu của hầu hết người cần và những dịch vụ cho đối tượng được lựa chọn ưu tiên đã chạm đến được mong đợi của từng cá nhân trong cộng đồng. Nguồn nhân lực chính là yếu tố quyết định một hoạt động thực hành tốt, để có kết quả cao trong việc tiếp cận với cộng đồng nhiều quốc gia trong nhóm nghiên cứu đã sử dụng cả nhân viên sức khỏe cộng đồng và y tá cộng đồng. Năm 2002, Trần Ngọc Hữu đã thực hiện nghiên cứu “Nghiên cứu đánh giá hoạt động CSSKBĐ tại Tỉnh Long An và đề xuất một số biện pháp can thiệp” với mục tiêu là tìm hiểu CSSKBĐ ở tuyến xã, phân tích nguồn nhân lực và yếu tố ảnh hưởng tới hệ thống quản lý. Nghiên cứu làm sáng tỏ việc CSSKBĐ ở thế kỷ 21 sẽ nhắm vào việc mở rộng vai trò y tế tuyến huyện, bảo đảm sự cam kết của các thành viên trong xã hội, theo đuổi mục tiêu công bằng cho những người bị thiệt thòi trong 9 xã hội, nâng cao chất lượng và hiệu quả của dịch vụ y tế công và tư, xác định lại cách chọn ưu tiên. Tác giả tập trung đánh giá hoạt động này ở tuyến xã với kết luận rằng sự thu hút của trạm y tế là chưa cao bởi hạn chế về cơ sở vật chất và nhân viên chăm sóc cộng đồng, theo điều tra chỉ có 19.4% bác sĩ có thể liệt kê được nội dung của CSSKBĐ. Nghiên cứu cũng chỉ ra tại các trạm y tế tình hình sử dụng thuốc không an toàn – hợp lý và kém hiệu quả đang trở thành thách thức lớn trong vấn đề cung ứng thuốc cho nhân dân với 21% TYT có thuốc quá hạn. Hình thức can thiệp bằng việc điều hành CSSKBĐ dựa vào cộng đồng hay phòng chống sốt xuất huyết dựa vào cộng đồng đều phát huy vai trò của các cộng tác viên để tổ chức thảo luận nhóm hay đến tư vấn kiến thức tại nhà, mô hình xây dựng hệ thống giáo dục dựa vào cộng đồng tổ chức các buổi họp dân cư để lấy ý kiến. Như vậy, các nghiên cứu trên cung cấp một số nội dung về các yếu tố quyết định đến sự hiệu quả mà các chương trình CSSKBĐ mang lại cho cộng đồng, đặc biệt cho thấy sự thành công của một chương trình CSSKBĐ được đánh giá từ hai phía là người cung cấp dịch vụ và đối tượng sự dụng. Tuy nhiên, các nghiên cứu trên tập trung tìm hiểu hiệu quả từ chính sách CSSKBĐ hay can thiệp của ngành y tế. Điểm mới trong nghiên cứu của tác giả là đặc hiệu quả các chương trình CSSKBĐ vào bối cảnh cộng đồng để nhìn nhận cả những hạn chế xuất phát từ yếu tố xã hội. 2.2. Nghiên cứu các yếu tố tác động đến chăm sóc sức khỏe ban đầu Nằm trong mạng lưới các nghiên cứu phát triển, Paul Cohen và John Purcal (1989) thuộc Trung tâm đào tạo ASEAN về phát triển CSSKBĐ Canberra đã thực hiện nghiên cứu “Kinh tế chính trị đối với việc CSSKBĐ tại Đông Nam Á”. Nghiên cứu này tìm hiểu sự tác động của yếu tố kinh tế chính trị tới xây dựng, thực hiện và phát triển các chương trình CSSKBĐ tại 11 quốc gia trong khu vực Đông Nam Á. Tác giả đã chỉ ra rằng để duy trì được hoạt động này cần tới sự ủng hộ về kinh tế và chính trị thực tế từ tất cả các cấp chính quyền và hỗ trợ từ phía cộng đồng. Qua những kinh nghiệm nghiên cứu tại nhiều quốc gia, tác giả thấy được vai trò của các tổ chức phi chính phủ đối với sự phát triển của lĩnh vực CSSK, nghĩa là 10 nếu một quốc gia thu hút nguồn đầu tư từ các tổ chức như WHO, UNICEFT, ngân hàng thế giới và có chính sách cởi mở đối với hoạt động của tổ chức thì sẽ tạo ra nhiều cơ hội hoàn thiện mạng lưới CSSKBĐ. John Purcal đã có những đánh giá chung rằng các quốc gia Đông Nam Á đã phản ứng tích cực với sáng kiến CSSKBĐ và phát triển cách tiếp cận phù hợp với bối cảnh kinh tế và xã hội. Tuy nhiên, để khắc phục được hạn chế còn tồn tại thì cộng đồng nên xây dựng các nguồn quỹ đa dạng. Nghiên cứu trên đã cho thấy một chương trình CSSKBĐ luôn chịu ảnh hưởng từ các yếu tố kinh tế chính trị của quốc gia đó, nó chính là nguồn lực giúp các chương trình tồn tại và phát triển và cũng chính là điểm tựa vững chắc cho quá trình cung cấp dịch vụ. Nhưng nghiên cứu mới chỉ chú trọng phản ánh sự hỗ trợ của cộng đồng là các tổ chức phi chính phủ quan tâm đến lĩnh vực CSSK. Trong nghiên cứu của mình tác giả tìm hiểu yếu tố tác động trực tiếp hơn chính là thành viên, tổ chức thuộc vào mạng lưới bên trong cộng đồng. 2.3. Nghiên cứu về chăm sóc sức khỏe ban đầu dựa vào cộng đồng Một nghiên cứu về hoạt động CSSK dưới góc độ xã hội học do tác giả Trịnh Hòa Bình (1996) thực hiện với tên đề tài “Vai trò của gia đình nông thôn đối với việc CSSK trong thời kỳ đổi mới”. Qua nghiên cứu, tác giả cho thấy gia đình đóng vai trò quan trọng và quyết định hoạt động CSSK của cá nhân và cộng đồng. Trước hết, tác giả xác định các yếu tố xác lập nên vai trò CSSK của gia đình bao gồm tính huyết thống, ảnh hưởng của Nho giáo Việt Nam và điều kiện của đời sống tiểu nông thôn khép kín. Nghiên cứu đã giải thích rất chi tiết về vai trò CSSK của gia đình. Thứ nhất, kiến thức của bà mẹ ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe của các thành viên trong gia đình đặc biệt là trẻ dưới 5 tuổi. Do đó, việc giáo dục, huấn luyện và tuyên truyền về những nội dung cơ bản trong CSSK (phòng bệnh, phát hiện dấu hiệu và xử lý tình huống) là yếu tố quan trọng. Thứ hai, xét về yếu tố hoàn cảnh kinh tế gia đình thì qua điều tra của nghiên cứu cho thấy hậu quả trực tiếp của điều kiện kinh tế thiếu thốn là tình trạng suy dinh dưỡng của bà mẹ và trẻ em. Các yếu tố còn lại gồm điều kiện tổ chức và sinh hoạt gia đình, quy mô và tình trạng hôn nhân gia đình, 11 điều kiện nhà ở, tiện nghi sinh hoạt và vệ sinh, điều kiện hạ tầng và mô trường. Từ kết quả nghiên cứu, tác giả đánh giá về hệ thống y tế cộng đồng nhìn chung là đáp ứng được nhu cầu, năng lực chăm lo cho sức khỏe của gia đình trong mối liên hệ với đời sống cộng đồng nông thôn. Bên cạnh đó, thực tế thái độ văn hóa y tế của gia đình chưa cao nên gia đình có thể khắc phục khả năng bằng cách tích cực dựa vào mối quan hệ với cộng đồng và nhà nước. Tóm lại, vai trò của gia đình được thể hiện bằng việc mỗi nhà tự chăm lo sức khỏe cho gia đình mình và gia đình sử dụng các dịch vụ y tế cộng đồng. Một nghiên cứu thể hiện góc nhìn phát triển hoạt động CSSKBĐ từ sự tham gia của cộng đồng đó là nghiên cứu “Xây dựng mô hình cộng đồng tham gia vào các hoạt động CSSKBĐ cho nhân dân một số vùng núi phía Bắc” được thực hiện bởi Đàm Khải Hoàn (1998). Tác giả đã tiến hành điều tra cơ bản tình hình hoạt động y tế, vệ sinh môi trường và sức khỏe nhân dân các dân tộc xã Vũ Lăng (Lạng Sơn), Chiềng Sinh (Sơn La), Can Tỉ (Hà Giang), Sơn Thủy (Hòa Bình) và Đồng Hỷ (Thái Nguyên). Mô hình được áp dụng thử tại các xã trên gồm việc huy động nhân dân tham gia xây dựng cho trạm y tế xã, xây dựng đội ngũ nhân viên y tế thôn bản, thực hiện các chương trình cộng đồng tham gia lựa chọn và giải quyết vấn đề sức khỏe ưu tiên, giáo dục sức khỏe toàn dân. Tác giả nhận định sự tham gia của cộng đồng là sự tham gia của những người đưa ra những quyết định và của số đông thực hiện các quyết định ấy, hai nhóm này cùng chia sẻ lợi ích của quyết định mang lại. Nghiên cứu này còn cung cấp kiến thức về các mức độ tham gia bao gồm tham gia cộng đồng bằng kích thích, tham gia cộng đồng bằng các quyết định hành chính và tham gia cộng đồng bằng tự giác.Với mô hình mà tác giả xây dựng thì việc tham gia cộng đồng chính là xã hội hóa sự nghiệp chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân. Hoạt động này được triển khai trong sự phối hợp liên ngành và đoàn thể xã hội, sự huy động của các lực lượng xã hội tham gia và huy động nguồn đầu tư trong xã hội. Kết quả của cuộc nghiên cứu đã chỉ ra rằng một đội ngũ cán bộ thành thạo và phương thức hoạt động tốt sẽ lôi cuốn sự tham gia của cộng đồng. 12 2.4. Nghiên cứu về công tác xã hội trong chăm sóc sức khỏe ban đầu “Chuẩn bị cho sự thay đổi của CTXH với CSSKBĐ” là tài liệu chỉ ra những định hướng cho CTXH trước sự biến đổi không ngừng của dịch vụ CSSK do Rob Fildes và Bruce Cooper biên soạn (2003). Hai tác giả này đưa ra vai trò và thành phần hoạt động của NVCTXH dựa trên mục tiêu là tiếp cận tới mọi nơi trong cộng đồng để can thiệp sớm và có chiến dịch phòng ngừa. NVCTXH thực hiện đánh giá nguy cơ và sức mạnh của cá nhân, gia đình, nhóm, tổ chức, chương trình và cộng đồng trong suốt tiến trình chăm sóc. Thêm vào đó, nhân viên chuyên nghiệp biết lên kế hoạch dựa vào khả năng xác định các thành phần văn hóa, giới tính, đặc điểm cá nhân, gia đình và cộng đồng để có can thiệp phù hợp. Hai tác giả cũng chỉ ra để đối mặt với thách thức NVCTXH sẽ thực hành giống như là đang làm việc trong tổ chức y tế, nghĩa là tham gia như một thành viên trong nhóm liên ngành để biện hộ trường hợp. Bên cạnh đó, xây dựng mối quan hệ đối tác với các tổ chức cộng đồng thể hiện cách làm việc hiệu quả trong hệ thống rộng của NVCTXH. Nhóm nghiên cứu của hiệp hội CTXH Ai-len (2011) đã tiến hành nghiên cứu “Vai trò của CTXH trong CSSKBĐ” dựa trên các mô hình thực hành đã được triển khai tại đất nước này. Trong nghiên cứu đã giới thiệu mô hình chăm sóc ban đầu là hoạt động của một nhóm chuyên gia dựa trên cách tiếp cận tới việc phân phối dịch vụ nhằm giúp người dân có được sự chăm sóc tốt hơn và thậm chí là phát huy việc tự chăm sóc bằng cách trao quyền cho người bệnh từ đó tăng năng lực phòng ngừa bênh tật. Mô hình CSSKBĐ tại Ai-len mang tính xã hội cao bằng việc nhấn mạnh đến sự công bằng trong việc hưởng các dịch vụ xã hội, cải thiện sự tham gia và trao quyền cho người sử dụng, giảm khoảng cách về tình trạng sức khỏe giữa các nhóm xã hội. Với mô hình này, CTXH với CSSKBĐ là dựa trên nền tảng về quyền “sức khỏe cho tất cả mọi người”. Qua nghiên cứu, nhóm tác giả đã cho thấy rõ vai trò của CTXH bao gồm hỗ trợ phân phối dịch vụ sức khỏe và xã hội tới thân chủ, đưa dịch vụ tới cá nhân một cách thự nguyện và toàn diện, duy trì cách tiếp cận con người ở trong môi trường để tạo ra kết nối cần thiết trong xã hội. Ngoài ra, nhóm 13 tác giả cũng đề cập đến chức năng hiện tại của nhân viên CTXH là đánh giá nhu cầu tổng thể, tham vấn với những người cung cấp dịch vụ sức khỏe khác, giáo dục và đào tạo trong CSSK và chức năng xã hội, phát triển cộng đồng và xây dựng nguồn lực, cung cấp dịch vụ cụ thể. Các chức năng này được NVCTXH tại Ai-len phát huy mạnh mẽ trong việc tham gia vào tiến trình đánh giá nhu cầu cộng đồng và thúc đẩy sự tham gia của cộng đồng. Tuy nhiên vai trò của NVCTXH bị ảnh hưởng rất nhiều bởi nhu cầu của mỗi khu vực. Bên cạnh đó, khi làm việc với hoạt động CSSKBĐ thì NVCTXH thiết lập nhóm can thiệp và thúc đẩy sự năng động của nhóm đó trong việc quản lý khủng hoảng, tăng sự tự tin, nâng cao hiểu biết về vấn đề sức khỏe dinh dưỡng. Bài viết “Thực trạng và định hướng phát triển CTXH trong lĩnh vực y tế, văn hóa xã hội” trên tạp chí Lao động và Xã hội (2005) đã chỉ ra CTXH có vai trò đặc biệt trong lĩnh vực y tế và CSSK cộng đồng. Theo TS. Nguyễn Viết Cương “Bệnh viện là nơi cần có sự xuất hiện của CTXH nhất”. Tuy nhiên, hoạt động tại các bệnh viện vẫn chỉ chủ yếu là khám chữa bệnh do đó có rất ít cơ sở bệnh viện xây dựng lên các phòng CTXH giúp giải quyết nhiều nhu cầu bức xúc của bệnh nhân như cung cấp thông tin về dịch vụ, tham vấn cho người bệnh nhằm ổn định tinh thần trong giai đoạn khám chữa bệnh. Trong lĩnh vực CSSK cộng đồng, NVCTXH sẽ mang lại lợi ích cho người dân bằng việc phối hợp với cán bộ chuyên môn theo dõi và cung cấp dịch vụ hiệu quả, tăng năng lực cho cộng đồng trong việc giải quyết vấn đề sức khỏe, can thiệp rộng hơn ở mức độ biện hộ chính sách và đảm bảo an sinh xã hội. Hiện nay, các chương trình mục tiêu quốc gia về y tế tại cộng đồng cần đến sự tham gia của CTXH nhưng thực tế các tình nguyện viên hay một số CBYT chưa được đào tạo chuyên nghiệp lại đang đảm nhiệm vai trò của NVCTXH. 2.5. Nghiên cứu về chăm sóc sức khỏe cho phụ nữ Dưới sự hỗ trợ của ngân hàng Thế giới, nhóm các chuyên gia gồm Anna Tinker, Kathleen Finn và Joanne Epp (2000) đã tiến hành tìm hiểu và tổng hợp dữ liệu về đề tài “Cải thiện sức khỏe của phụ nữ: Vấn đề và sự can thiệp”. Nội dung chính của nghiên cứu được phân tích từ những số liệu được tổng hợp chủ yếu tại 14 một số quốc gia và một số vùng có sự hỗ trợ của ngân hàng Thế giới như Ấn Độ, Pakistan, Liên bang Nga và Yemen. Những yếu tố về sinh học và xã hội có tác động mang tính quyết định tới sức khỏe của phụ nữ trong suốt cuộc đời họ và chúng tạo ra những ảnh hưởng tích lũy. Nhóm tác giả đã làm sáng tỏ một số vấn đề có nguy cơ dẫn đến trạng thái sức khỏe không tốt của phụ nữ. Chín vấn đề được nêu ra gồm tình trạng kinh tế xã hội thấp và vai trò của phụ nữ trong việc sinh sản, sự phức tạp của việc mang thai và sinh con, quyền lực không công bằng giữa nam và nữ trong mối quan hệ tình dục, việc thiếu các chất dinh dưỡng, bạo lực gia đình, vấn đề về làm dụng tình dục, sự giới hạn trong tiếp cận với các dịch vụ y tế tạo ra do khoảng cách giàu nghèo, chất lượng của sự chăm sóc, chính phủ chưa đưa ra những cam kết mạnh mẽ và bền vững thông qua chính sách và chiến lược có mục tiêu cụ thể. Với một dãy những vấn đề đang dạng thì đòi hỏi các can thiệp ở nhiều cấp độ và hình thức, nhưng tất cả đều xuất phát từ việc tìm hiểu nhu cầu thực chất của phụ nữ để xây dựng các hoạt động. Nghiên cứu cung cấp một số gợi ý cải thiện sức khỏe phụ nữ bằng việc thực hiện nội dung có định hướng tới sự tham gia của nam giới, phát huy vai trò từ phía chính phủ và các nhà đầu tư. Ban Giới, phụ nữ và sức khỏe của WHO (2010) đã thực hiện cuốn sách “Giới, phụ nữ và đổi mới CSSKBĐ”, đây được coi như là một tài liệu thảo luận về tác động của vấn đề giới tới các hoạt động CSSKBĐ và một chương trình hành động bình đẳng giới trong hệ các hệ thống CSSK. Sự khác biệt trong cách xã hội đánh giá và chấp nhận những dạng hành vi của nam và nữ ảnh hưởng tới nguy cơ phát triển các vấn đề sức khỏe đặc biệt cũng như những hiệu quả của việc CSSK. Tại nhiều xã hội truyền thống, những hình thức văn hóa xã hội đã cản trở sự chủ động và quyền đưa ra quyết định của phụ nữ đối với vấn đề sức khỏe của chính họ. Phát triển cách tiếp cận CSSKBĐ là một sự tiến bộ đáng kể để liên kết sức khỏe với sự phát triển và ưu tiên bình đẳng thông qua các chính sách và chương trình liên quan đến cộng đồng và nhu cầu thực sự của con người. Các quốc gia đã nhiều cách thức để đạt được thành công khi kết hợp sự tôn trọng giới với hình thức chăm sóc và phân phối dịch vụ. Trung Quốc, Thái Lan, Brazil và Bolivia đã đạt được hiệu 15 quả từ việc thực hiện mối quan hệ đối tác giữa tư và công tạo ra gói dịch vụ và bảo hiểm y tế với giá cả và chất lượng hợp lý. Những nghiên cứu tại Bangladesh và Việt Nam lại cho thấy kết quả tốt nằm ở tổ chức hệ thống dịch vụ với địa điểm và thời gian phù hợp. Về mặt chính sách công và hình thức lãnh đạo, những quan điểm về giới được thúc đẩy thực hiện thông qua tác động của các tổ chức dân sự đặc biệt là những tổ chức của phụ nữ. Đối với hoạt động CSSK và khả năng tiếp cận các dịch vụ y tế của phụ nữ, Công ty Tư vấn đầu tư Y tế, Tổ chức Dân số và Phát triển quốc tế, Viện Nghiên cứu và Đào tạo JSI (2002) đã tiến hành nghiên cứu nhằm tìm hiểu thông tin qua các quan niệm truyền thống, yếu tố kinh tế và các yếu tố thuộc chương trình tuyên truyền và dịch vụ y tế. Thêm vào đó, các tác giả Trần Thị Vân Anh, Nguyễn Hữu Minh (2008); Trần Trọng Thủy (2000) đã nghiên cứu thực trang khám chữa bệnh và sự phục vụ của các dịch vụ khám chữa bệnh cho lao động nữ nhập cư, nguyên nhân của vấn đề là việc chưa đáp ứng được nhu cầu CSSK phụ nữ. Các nghiên cứu này đề cập đến điều kiện thu nhập, khả năng tiếp cận các dịch vụ y tế của phụ nữ sinh sống ở những vùng khó khăn, phụ nữ dân tộc…Từ những nghiên cứu đều cho thấy tình hình CSSK của PNNT còn nhiều bất cập. Tác giả Lê Thị Hồng Thơm (2006) đã thực hiện đề tài “Nghiên cứu về tiếp cận, sử dụng dịch vụ khám bệnh PNNT và đánh giá giải pháp can thiệp tại một xã”. Trong nghiên cứu này tác giả thực hiện đánh giá thực trạng cung cấp và sử dụng dịch vụ CSSK phụ nữ tuổi sinh đẻ ở tuyến xã các vùng nghiên cứu, thử nghiệm giải pháp can thiệp và đánh giá hiệu quả nâng cao sức khỏe phụ nữ một xã thuộc huyện Cam Lộ tỉnh Quảng Trị. Trong tìm hiểu về tiếp cận dịch vụ y tế tác giải chú ý đến những khả năng tiếp cận về nhân lực, vật lực, tài lực và địa lý. Qua nghiên cứu cho ra kết quả là sau khi lập gia đình thì tần suất bệnh tăng lên. Tuy nhiên, việc sử dụng các dịch vụ y tế tại xã chỉ chiếm khoảng 1,8% và việc tự chữa trị lên tới 48,6%. Biện pháp can thiệp của tác giả xuất phát từ nguyên nhân và nhu cầu của PNNT do đó đem lại thay đổi đáng kể, nó bao gồm các chương trình giáo 16 dục và nâng cao sức khỏe, nâng cao kiến thức bằng truyền thông giáo dục, tuyên truyền giáo dục sức khỏe . Tóm lại, CTXH tại nhiều nơi trên thế giới đã có thể hiện sự quan tâm tới lĩnh vực CSSKBĐ nhưng đó vẫn chỉ là những tìm hiểu về mô hình chung. Đối với những nghiên cứu ở Việt Nam thì chủ yếu mang tính chất của ngành y tế hoặc y tế cộng đồng. Những nghiên cứu về CSSK phụ nữ thường chỉ tập trung vào vấn đề bênh tật cụ thể. Trong ngành CTXH, đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp dường như thiếu cơ hội tham gia vào lĩnh vực CSSKBĐ, do đó các nghiên cứu liên quan đến CSSKBĐ còn rất ít ỏi. Nghiên cứu “Nâng cao hiệu quả chăm sóc sức khoẻ ban đầu cho phụ nữ nông thôn dựa vào cộng đồng (Nghiên cứu tại xã Thanh Hà, huyện Thanh Liêm, tỉnh Hà Nam)” góp phần giảm đi sự thiếu hụt về tư liệu khoa học trong lĩnh vực này của ngành CTXH, đưa ra cách nhìn và gợi ý can thiệp mới dựa vào ba yếu tố quan trọng là nhu cầu CSSK của phụ nữ, hệ thống thiết chế và sự tham gia của cộng đồng. 3. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn 3.1. Ý nghĩa lý luận Nghiên cứu vận dụng lý thuyết nhu cầu, cấu trúc chức năng và kiến thức huy động sự tham gia của cộng đồng trong hoạt động xã hội để phân tích việc thực hiện CSSKBĐ cho PNNT. Nghiên cứu áp dụng kiến thức về phát triển cộng đồng dựa trên kết quả điều tra đánh giá để đưa ra được kế hoạch để cải thiện hiệu qủa CSSKBĐ đồng thời thúc đẩy vai trò của CTXH với CSSKBĐ. Kết quả nghiên cứu đóng góp tài liệu và góc nhìn mới đối với lĩnh vực CSSKBĐ cũng như hoạt động của ngành CTXH. 3.2. Ý nghĩa thực tiễn Kết quả nghiên cứu góp phần đưa ra cái nhìn thực tiễn về hoạt động CSSKBĐ nhằm thúc đẩy việc nâng cao chất lượng cuộc sống cho PNNT. Nghiên cứu cho thấy giá trị của cộng đồng và vai trò, chức năng CTXH với hoạt động CSSKBĐ cho PNNT. 17
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan