Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Nâng cao chất lượng xuất khẩu lao động ở tỉnh nghệ an...

Tài liệu Nâng cao chất lượng xuất khẩu lao động ở tỉnh nghệ an

.PDF
27
467
113

Mô tả:

Header Page 1 of 132. VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI NGUYỄN THỊ THÚY QUỲNH NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG Ở TỈNH NGHỆ AN Chuyên ngành: Quản lý kinh tế Mã số: 62.34.01.01 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ HÀ NỘI - 2017 Footer Page 1 of 132. Header Page 2 of 132. Công trình được hoàn thành tại: HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM Tập thể hướng dẫn khoa học: 1. PGS.TS Nguyễn Bá Ngọc 2. TS. Trần Kim Hào Phản biện 1: GS.TS. Tô Xuân Dân Phản biện 2: GS.TSKH. Nguyễn Quang Thái Phản biện 3: PGS.TS. Cù Chí Lợi Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp Học viện, tại: Học viện Khoa học xã hội, 477 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội Vào hồi giờ, ngày tháng năm 2017 Có thể tìm hiểu luận án tại: - Thư viện Quốc gia - Thư viện Học viện Khoa học xã hội Footer Page 2 of 132. Header Page 3 of 132. MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu Hiện nay, trên thế giới ước tính có khoảng 150 triệu lao động di cư quốc tế (theo ước tính của ILO). Quá trình di cư lao động này đều đưa đến lợi ích cho cả nước xuất cư và nước nhập cư. Về phía nước xuất cư, người lao động di cư có được việc làm có thu nhập cao hơn, nước xuất cư nhận được một lượng kiều hối quan trọng, giải quyết được vấn đề việc làm, giảm thất nghiệp, xóa đói giảm nghèo, tránh được tình trạng “chảy máu chất xám”, tăng được “vốn nhân lực” cho quốc gia. Còn đối với nước nhập cư, quá trình di cư lao động sẽ giải quyết được tình trạng thiếu việc làm trong nước. Xuất khẩu lao động (còn được gọi là hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài) được coi là một trong những chính sách ưu tiên trong quá trình phát triển kinh tế xã hội của Việt Nam. Chỉ thị 41/TW ngày 22/9/1998 về xuất khẩu lao động và chuyên gia đã khẳng định “Cùng với giải quyết việc làm trong nước là chính thì xuất khẩu lao động và chuyên gia là một chiến lược quan trọng và lâu dài, góp phần xây dựng đội ngũ lao động cho công cuộc xây dựng đất nước trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa; là một bộ phận của hợp tác quốc tế, góp phần củng cố quan hệ hữu nghị, hợp tác lâu dài với các nước”. Đến đại hội XII, trong phương hướng nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2020 tiếp tục khẳng định “nâng cao hiệu quả đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài”. Trong những năm qua, xuất khẩu lao động đã thu được một số kết quả khả quan, góp phần tạo việc làm, giảm đói nghèo, cải thiện đời sống cho người lao động và gia đình họ, người lao động xuất khẩu tiếp thu kinh nghiệm, kỹ thuật, công nghệ tiên tiến trong sản xuất có thể phục vụ đất nước sau khi xuất khẩu lao động trở về. Ngoài ra, xuất khẩu lao động còn góp phần tăng cường quan hệ hợp tác giữa Việt Nam với các nước, củng cố và phát triển cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài, 1 Footer Page 3 of 132. Header Page 4 of 132. tạo sự ổn định cho xã hội… Nghệ An là một tỉnh có dân số đông và trẻ, dân số Nghệ An trên 3.022.300 người, đứng thứ 4 cả nước (sau thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Thanh Hóa). Quy mô lao động lớn, tiềm năng nguồn nhân lực dồi dào là một lợi thế lớn trong quá trình thực hiện mục tiêu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước cũng như phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn. Mặt khác, quy mô dân số đông, lao động lớn, kinh tế phát triển chậm, sản xuất nhỏ hẹp, nguồn cung việc làm trong tỉnh chưa đủ đáp ứng nhu cầu việc làm của người lao động đang tạo nên nhiều áp lực đối với vấn đề giải quyết việc làm, giảm thất nghiệp. Mặc dù thời gian qua, công tác giải quyết việc làm đã được Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân tỉnh, các cấp, các ngành triển khai thực hiện bằng nhiều giải pháp tạo việc làm hiệu quả như phát triển các làng nghề thủ công, xây dựng và mở rộng khu công nghiệp, giải quyết việc làm cho lao động sau khi thu hồi đất,...nhưng vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu của xã hội và người lao động. Chính vì vậy, xuất khẩu lao động là một trong những biện pháp hữu hiệu đã và đang được Nghệ An đẩy mạnh ở hiện tại và tương lai. Bên cạnh đó, ngoài số lao động xuất khẩu theo con đường “chính ngạch” có nghĩa là theo ký kết giữa các tổ chức Việt Nam với các tổ chức nước ngoài, thì ở Nghệ An còn có một số lượng không nhỏ lao động được xuất khẩu theo dạng “tiểu ngạch” và hình thức này cũng đã có những đóng góp quan trọng cho sự phát triển của địa phương. Tuy nhiên, số lượng lao động xuất khẩu tuy tăng nhưng chất lượng lao động xuất khẩu còn thấp: lao động phổ thông còn chiếm tỷ lệ cao, từ 60 - 70%, chỉ tính riêng năm 2014 chỉ có 3.985 lao động đã qua đào tạo trong tổng số 12.366 lao động xuất khẩu, lao động không đáp ứng về trình độ chuyên môn kỹ thuật, ngoại ngữ, tác phong công nghiệp...Công tác quản lý lao động ở nước ngoài còn yếu kém nên khi có tranh chấp hoặc sự cố xảy ra người lao động phải chịu rất nhiều thiệt thòi không đáng có, hiện tượng người lao động 2 Footer Page 4 of 132. Header Page 5 of 132. bị ép buộc, lạm dụng vẫn còn xuất hiện mà chưa được xử lý, ngăn chặn kịp thời. Việc quản lý đối với lực lượng lao động xuất khẩu “tiểu ngạch” hầu như còn bị bỏ ngỏ. Thủ tục pháp lý trong hoạt động xuất khẩu lao động nhiều khi rất rườm rà nhưng lại chưa chặt chẽ nên bị nhiều đối tượng lợi dụng làm thiệt hại cho các doanh nghiệp và bản thân người lao động. Sự phối hợp giữa chính quyền địa phương với cơ quan quản lý Nhà nước trong việc hướng dẫn luật doanh nghiệp chưa tốt, một số doanh nghiệp xuất khẩu lao động lợi dụng tuyển chọn lao động xuất khẩu trái pháp luật. Hệ thống pháp luật điều chỉnh nội dung xuất khẩu lao động còn hạn chế, đặc biệt là trong vấn đề xử lý các sai phạm. Các chế tài tỏ ra thiếu mạnh mẽ và cứng rắn dẫn đến việc tôn trọng pháp luật còn yếu. Bên cạnh đó, cơ chế tài chính trong hoạt động xuất khẩu lao động của địa phương như thu, chi, quản lý dịch vụ, môi giới chưa tạo điều kiện thuận lợi cho người dân... Trong những năm tới, nền kinh tế thế giới phục hồi sau khủng hoảng, các thị trường đều có nhu cầu cao về lao động có tay nghề, ngay cả những nước nhận nhiều lao động như Malaysia, Đài Loan, Trung Đông...Đặc biệt là một số thị trường có thu nhập cao và nhiều tiềm năng như Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ, Australia...thì ngoài có tay nghề, trình độ chuyên môn, kỹ thuật, người lao động còn phải đảm bảo các yêu cầu về trình độ ngoại ngữ, tác phong làm việc,... Tình hình này cho thấy cần phải có những nghiên cứu tìm hiểu rõ về thực trạng chất lượng xuất khẩu lao động trên địa bàn tỉnh Nghệ An để góp phần đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng xuất khẩu lao động. Chính vì vậy, trên cơ sở dự báo về tình hình thị trường xuất khẩu lao động thế giới, Việt Nam và Nghệ An, dựa vào quan điểm, phương hướng và mục tiêu nâng cao chất lượng xuất khẩu lao động Việt Nam nói chung và Nghệ An nói riêng trong thời gian tới, tác giả lựa chọn đề tài nghiên cứu "Nâng cao chất lượng xuất khẩu lao động ở tỉnh Nghệ An" làm đề tài nghiên cứu luận án Tiến sĩ chuyên ngành Quản lý kinh tế. 3 Footer Page 5 of 132. Header Page 6 of 132. 2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài + Mục tiêu nghiên cứu của đề tài: Nghiên cứu của luận án nhằm làm rõ các vấn đề về lý luận và thực tiễn liên quan đến chất lượng xuất khẩu lao động ở Nghệ An dưới khía cạnh nghiên cứu chất lượng nguồn nhân lực cho xuất khẩu lao động, hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp xuất khẩu lao động và công tác tổ chức quản lý xuất khẩu lao động. Từ đó, đề xuất các giải pháp và kiến nghị giúp nâng cao chất lượng xuất khẩu lao động ở Nghệ An. + Các câu hỏi nghiên cứu và giả thiết nghiên cứu Để đạt được mục đích, luận án hướng đến việc trả lời các câu hỏi: 1. Chất lượng xuất khẩu lao động được xác định như thế nào? 2. Thực trạng chất lượng xuất khẩu lao động ở Tỉnh Nghệ An? 3. Các nhân tố nào ảnh hưởng đến chất lượng xuất khẩu lao động? 4. Có thể đề xuất các giải pháp nào nhằm nâng cao chất lượng xuất khẩu lao động ở tỉnh Nghệ An. Giả thuyết nghiên cứu đặt ra là: Phải chăng muốn nâng cao chất lượng xuất khẩu lao động ở cấp tỉnh thì trước hết phải tập trung nâng cao chất lượng công tác quản lý nhà nước ở địa phương để nâng cao chất lượng nhân lực cho xuất khẩu lao động, nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp xuất khẩu lao động và nâng cao chất lượng công tác tổ chức quản lý xuất khẩu lao động thông qua tuyên truyền phổ biến nâng cao nhận thức và đào tạo nâng cao trình độ của người lao động, thông qua năng lực và sức cạnh tranh của doanh nghiệp xuất khẩu lao động trên địa bàn và thông qua hoàn thiện cơ chế chính sách về xuất khẩu lao động và năng lực tổ chức thực hiện của Tỉnh. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài 3.1. Đối tượng nghiên cứu Luận án nghiên cứu chất lượng xuất khẩu lao động ở tỉnh Nghệ An dưới ba khía cạnh: (i) Chất lượng nguồn nhân lực cho xuất khẩu lao động, (ii) Hoạt 4 Footer Page 6 of 132. Header Page 7 of 132. động kinh doanh của Doanh nghiệp XKLĐ và (iii) Công tác tổ chức quản lý về xuất khẩu lao động ở tỉnh Nghệ An. Từ đó, đối tượng nghiên cứu của Luận án chính là lao động ở tỉnh Nghệ An chuẩn bị đi xuất khẩu lao động và cán bộ quản lý, cán bộ tham gia hoạt động đào tạo về XKLĐ tại địa phương, doanh nghiệp xuất khẩu lao động. 3.2. Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi về nội dung: Luận án chỉ tập trung nghiên cứu các vấn đề liên quan đến chất lượng xuất khẩu lao động ở địa phương, vận dụng nghiên cứu cho trường hợp tỉnh Nghệ An, tập trung vào 3 khía cạnh là chất lượng nguồn nhân lực cho xuất khẩu lao động, hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp XKLĐ và công tác tổ chức quản lý về xuất khẩu lao động. - Phạm vi về không gian: Luận án chỉ nghiên cứu về chất lượng xuất khẩu lao động ở tỉnh Nghệ An. Về thị trường nghiên cứu chủ yếu ở Malaysia, Đài Loan, Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Đông vì đây là các thị trường xuất khẩu lao động chủ yếu của Việt Nam nói chung và Nghệ An nói riêng. Luận án chỉ nghiên cứu lao động xuất khẩu ra nước ngoài, không nghiên cứu đối tượng được coi là xuất khẩu lao động tại chỗ. Luận án chỉ đề cập đến xuất khẩu lao động theo các hiệp định của Chính phủ, chứ không đề cập đến xuất khẩu theo hình thức tiểu ngạch và xuất khẩu lao động chuyên gia. - Phạm vi về thời gian: Đánh giá thực trạng chất lượng xuất khẩu lao động trong 5 năm gần đây (2010-2015), nhu cầu đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030. 4. Phương pháp nghiên cứu Luận án sử dụng các phương pháp như sau: - Sử dụng phương pháp thống kê, phân tích, tổng hợp và so sánh nguồn số liệu thống kê của Sở Lao động - Thương Binh và xã hội Nghệ An, các nguồn thông tin đã được công bố trên sách báo, tạp chí, trên các trang web, các số liệu của tổng cục thống kê, tư liệu trong nước và ngoài nước, nhất là các công trình 5 Footer Page 7 of 132. Header Page 8 of 132. nghiên cứu, các tư liệu thứ cấp, so sánh các vấn đề nghiên cứu giữa các đối tượng nghiên cứu được chọn lựa. Đây là phương pháp được sử dụng xuyên suốt trong quá trình nghiên cứu đề tài. - Phương pháp nghiên cứu trực tiếp: qua khảo sát thực tế, tiếp xúc và trao đổi trực tiếp với các nhà quản lý xuất khẩu lao động, cán bộ tham gia hoạt động đào tạo lao động xuất khẩu, người lao động chuẩn bị đi XKLĐ trên địa bàn khảo sát, kết hợp hai phương pháp là phương pháp khảo sát định tính và khảo sát định lượng. - Phương pháp phân tích dữ liệu: sử dụng phương pháp thống kê, tổng hợp, phân tích số liệu. - Tổng kết kinh nghiệm thực tiễn thông qua trực tiếp phỏng vấn, tham gia các hội nghị, hội thảo chuyên đề trao đổi với một số cá nhân, tổ chức có liên quan như: cán bộ quản lý XKLĐ các cấp, các doanh nghiệp XKLĐ và người lao động chuẩn bị đi xuất khẩu lao động. 5. Những đóng góp của đề tài - Là một nghiên cứu mang tính hệ thống liên quan đến chất lượng xuất khẩu lao động ở Nghệ An, luận án đã có những đóng góp mới về mặt lý luận và thực tiễn như sau: - Luận án đã hệ thống hóa được các vấn đề lý luận về xuất khẩu lao động và chất lượng xuất khẩu lao động cả trong và ngoài nước, xây dựng được các tiêu chí đánh giá chất lượng xuất khẩu lao động, các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng xuất khẩu lao động. - Luận án đã tổng kết được bài học kinh nghiệm về xuất khẩu lao động của các quốc gia như Philippin, Indonesia, Thái Lan và các địa phương trong nước như Hà Tĩnh và Vĩnh Phúc. Từ đó, rút ra bài học kinh nghiệm về nâng cao chất lượng xuất khẩu lao động ở Nghệ An. - Luận án đã đưa ra các quan điểm về nâng cao chất lượng xuất khẩu lao động ở các địa phương nói chung và Nghệ An nói riêng. 6 Footer Page 8 of 132. Header Page 9 of 132. - Đánh giá thực trạng chất lượng xuất khẩu lao động của Nghệ An, những thuận lợi và hạn chế, chỉ rõ các nguyên nhân dẫn đến những hạn chế đó. Và đề xuất các nhóm giải pháp, kiến nghị nhằm nâng cao chất lượng xuất khẩu lao động ở tỉnh Nghệ An. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án + Ý nghĩa lý luận của luận án: - Lý luận về chất lượng xuất khẩu lao động thực hiện trong luận án góp phần khẳng định việc nâng cao chất lượng xuất khẩu lao động là yếu tố quan trọng nhất để đảm bảo hiệu quả kinh tế - xã hội của hoạt động này, là cơ sở gợi mở cần thiết cho các nghiên cứu tiếp theo. - Kết quả nghiên cứu cho thấy muốn nâng cao chất lượng xuất khẩu lao động thì cần phải chú ý nâng cao chất lượng cả nguồn lao động xuất khẩu, hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp XKLĐ lẫn công tác tổ chức quản lý xuất khẩu lao động; vì vậy tính đồng bộ trong thực hiện các giải pháp cần phải được đặc biệt quan tâm. + Ý nghĩa thực tiễn của luận án: - Luận án đã đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng xuất khẩu lao động ở tỉnh Nghệ An; các giải pháp này nếu được áp dụng sẽ góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động xuất khẩu lao động của Nghệ An trong thời gian tới. - Kết quả nghiên cứu của luận án có thể là tài liệu tham khảo bổ ích cho các đối tượng có nhu cầu tìm hiểu về vấn đề XKLĐ Nghệ An; các địa phương khác trong cả nước cũng có thể tìm thấy những thông tin bổ ích trong luận án này. 7. Kết cấu của luận án Ngoài Lời mở đầu, kết luận, danh mục công trình nghiên cứu, phụ lục, nội dung luận án được trình bày trong 4 chương: Chương 1: Tổng quan vấn đề nghiên cứu Chương 2: Cơ sở khoa học về chất lượng xuất khẩu lao động Chương 3: Phân tích thực trạng chất lượng xuất khẩu lao động ở Nghệ An Chương 4: Giải pháp nâng cao chất lượng xuất khẩu lao động ở Nghệ An 7 Footer Page 9 of 132. Header Page 10 of 132. CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. Tổng quan các nghiên cứu trên thế giới 1.1.1. Các nghiên cứu về di cư lao động nói chung Agboli, Angela Uzo, Charles W.Stahl (1982); Stahl CW (1986), Everett S. Lee (1966); Lant Pritchett (2006), Larrison, Jennica A (2013); Beaverstock J. (1996); Brah, Avtar, Mary J.Hickman; Martin Mac and Ghaill. Eds (1999); Carrington, William J; Datragiache, Enrica; Vishwanath, Tara (1996); Statistical Report (1990); Stouffer (1940); William Thomas và Florian Znaniecki 1.1.2. Các nghiên cứu về chất lượng lao động di cư Aris Ananta (1998); Manolo I. Abella (2000); Garrick, Catherine Lesley (1991); Chau, Nancy H; Stark, Oded (1999); John Kennan (2014); Philip L. Martin (2000) 1.1.3. Các nghiên cứu về chất lượng xuất khẩu lao động Chandavarkar, Anand G (1980); Brambilla, Irene; Lederman, Daniel; Porto, Guido (2008), Alegao, Dean Tiburcio (1992); Gerking Shelby D, Mylti, John H. (1983); Di Gropelo, Emanuela (2010); Le Monde Diplomatic (1998); Martin, Philip L (2007) 1.2. Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam 1.2.1. Các nghiên cứu về di cư lao động nói chung Phạm Như Hồ và TS. Nguyễn Bảo Thanh (2014); TS. Doãn Hùng (2014); Phạm Thành Nghị (2006) 1.2.2. Các nghiên cứu về chất lượng lao động di cư Nguyễn Quốc Trường, Nguyễn Thế Cường (2015) 1.2.3. Các nghiên cứu về chất lượng xuất khẩu lao động PGS.TS. Lê Xuân Bá (2009); Nguyễn Thị Thu Hằng (2010); Hoàng Kim Ngọc (2009); PGS.TS. Đỗ Minh Cương (chủ biên 2004); PGS.TS. Đỗ Minh 8 Footer Page 10 of 132. Header Page 11 of 132. Cương (chủ biên 2004); PGS.TS Phan Huy Đường (2010); TS. Trần Văn Hằng (1996); NCS.Thái Thị Hồng Minh (2003); TS. Lưu Văn Hưng (2009); TS. Nguyễn Thị Hồng Bích (2007); PGS.TS. Nguyễn Tiệp (2009-2010); Nguyễn Anh Tuấn (2012); TS. Nguyễn Vĩnh Giang (2012); PGS.TS Đoàn Minh Duệ (2010) Tuy nhiên, vẫn còn tồn tại nhiều vấn đề về chất lượng xuất khẩu lao động ở tỉnh Nghệ An cần phải hoàn thiện, nhưng chưa có một công trình nào nghiên cứu hệ thống về chất lượng xuất khẩu lao động ở tỉnh Nghệ An dưới 3 khía cạnh: (i) Chất lượng nguồn nhân lực cho xuất khẩu lao động, (ii) Hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp XKLĐ và (iii) Công tác tổ chức quản lý về xuất khẩu lao động. 9 Footer Page 11 of 132. Header Page 12 of 132. CHƯƠNG 2 CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ CHẤT LƯỢNG XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG 2.1. Một số lý thuyết, mô hình về di chuyển lao động quốc tế 2.2. Xuất khẩu lao động 2.2.1. Khái niệm Xuất khẩu lao động (còn được gọi bằng cụm từ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài) là sự di chuyển lao động và chuyên gia đến làm việc có thời hạn ở nước ngoài (được gọi chung là xuất khẩu lao động) có tổ chức, hợp pháp thông qua những Hiệp định Chính phủ hoặc các tổ chức kinh tế được cấp giấy phép hoạt động cung ứng và tiếp nhận lao động, hoặc thông qua các hợp đồng nhận thầu khoán công trình hoặc đầu tư ra nước ngoài. 2.2.2. Nội dung xuất khẩu lao động Đầu tiên, xác định chủ trương, xây dựng chính sách nhà nước về XKLĐ Thứ hai, nghiên cứu, mở rộng và phát triển thị trường XKLĐ Thứ ba, xúc tiến tìm kiếm đối tác, đàm phán ký kết hợp đồng XKLĐ. Thứ tư, tuyển dụng, đào tạo, nâng cao chất lượng lao động xuất khẩu. Thứ năm, xây dựng và phát triển Doanh nghiệp XKLĐ chuyên nghiệp Thứ sáu, nâng cao năng lực quản lý nhà nước về hoạt động XKLĐ. 2.2.3. Hình thức xuất khẩu lao động Hình thức xuất khẩu lao động thông qua hợp đồng cung ứng lao động. 2.3. Chất lượng xuất khẩu lao động 2.3.1. Khái niệm chất lượng Có nhiều khái niệm chất lượng được đề cập đến trong nhiều nghiên cứu khác nhau nhưng trong luận án nghiên cứu tác giả tiếp cận khái niệm “chất lượng là sự thỏa mãn nhu cầu khách hàng” 10 Footer Page 12 of 132. Header Page 13 of 132. 2.3.2. Chất lượng xuất khẩu lao động Chất lượng XKLĐ (thực chất là chất lượng quản lý nhà nước về XKLĐ) ở cấp Tỉnh nhằm thỏa mãn nhu cầu Nguồn nhân lực cho XKLĐ Doanh nghiệp XKLĐ Người dân địa phương về phát triển về phát triển kinh tế - xã hội Chất lượng nguồn nhân lực cho XKLĐ Chất lượng hoạt động kinh doanh của Doanh nghiệp XKLĐ Chất lượng công tác tổ chức quản lý về XKLĐ 2.4. Nội dung và vai trò, lợi ích của nâng cao chất lượng xuất khẩu lao động 2.4.1. Nội dung chất lượng xuất khẩu lao động 2.4.1.1. Chất lượng nguồn nhân lực cho xuất khẩu lao động Nội dung chất lượng nguồn nhân lực cho xuất khẩu lao động bao gồm các nội dung về thể lực, trình độ, kỷ luật tác phong, hiểu biết văn hóa và pháp luật nước đến. 2.4.1.2. Chất lượng hoạt động của Doanh nghiệp xuất khẩu lao động - Chất lượng công tác tuyển chọn lao động xuất khẩu - Chất lượng cung ứng lao động theo hợp đồng - Chất lượng quản lý quy trình xuất khẩu lao động - Chất lượng kinh doanh của các doanh nghiệp xuất khẩu lao động 11 Footer Page 13 of 132. Header Page 14 of 132. 2.4.1.3. Công tác tổ chức quản lý xuất khẩu lao động - Cơ chế chính sách về xuất khẩu lao động - Tổ chức quản lý nhà nước về xuất khẩu lao động - Công tác tuyên truyền, giáo dục, phổ biến chính sách về xuất khẩu lao động - Thủ tục hành chính - Phát triển thị trường xuất khẩu lao động - Môi trường kinh doanh cho doanh nghiệp xuất khẩu lao động - Quản lý lao động xuất khẩu trong quá trình làm việc - Quản lý và sử dụng sau khi xuất khẩu lao động trở về 2.4.2. Vai trò và lợi ích nâng cao chất lượng xuất khẩu lao động 2.5. Các nhân tố ảnh hưởng và tiêu chí đánh giá chất lượng xuất khẩu lao động 2.5.1. Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng xuất khẩu lao động Gồm các nhân tố: Nhận thức và trình độ của người lao động, môi trường sống và làm việc trước khi xuất khẩu lao động, hệ thống đào tạo định hướng, ngoại ngữ và giáo dục - đào tạo nói chung, năng lực và sức cạnh tranh của doanh nghiệp xuất khẩu lao động, năng lực quản lý nhà nước và năng lực cán bộ các cấp về xuất khẩu lao động, chất lượng cơ chế, chính sách của Tỉnh và sự phối hợp của các cơ quan chức năng. 2.5.2. Các tiêu chí đánh giá chất lượng xuất khẩu lao động Chất lượng XKLĐ được đánh giá qua các tiêu chí: chỉ số sức khỏe, chỉ số về trình độ văn hóa - chuyên môn kỹ thuật, trình độ ngoại ngữ, yếu tố về ý thức xã hội, cơ cấu lao động theo thị trường, ngành nghề và thu nhập, số tiền mà lao động xuất khẩu gửi về, chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp xuất khẩu lao động. 12 Footer Page 14 of 132. Header Page 15 of 132. 2.6. Kinh nghiệm nâng cao chất lượng xuất khẩu lao động và bài học rút ra cho tỉnh Nghệ An Trên cơ sở nghiên cứu kinh nghiệm của một số nước như Philippin, Thái Lan, Indonesia và một số địa phương trong nước như Hà Tĩnh và Vĩnh Phúc, bài học rút ra cho tỉnh Nghệ An: - Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho xuất khẩu lao động - Bài học về công tác tổ chức quản lý nhà nước về XKLĐ - Về công tác thông tin, tuyên truyền, tuyển chọn người lao động đi xuất khẩu lao động - Bài học về hoạt động của các doanh nghiệp XKLĐ - Quản lý và sử dụng lao động sau khi XKLĐ trở về 13 Footer Page 15 of 132. Header Page 16 of 132. CHƯƠNG 3 PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG Ở NGHỆ AN 3.1. Đặc điểm tự nhiên - kinh tế - xã hội của Nghệ An 3.2. Thực trạng xuất khẩu lao động tỉnh Nghệ An giai đoạn 2005-2015 3.2.1. Thực trạng xuất khẩu lao động theo thị trường, ngành nghề và thu nhập Bảng 3.2. Một số chỉ tiêu về xuất khẩu lao động tỉnh Nghệ An giai đoạn 2005 - 2015 Đơn vị: người Năm Số lượng Năm Số lượng 2005 7.014 2011 13.364 2006 9.334 2012 13.707 2007 13.469 2013 11.671 2008 11.311 2014 12.366 2009 8.825 2015 12.800 2010 11.238 Tổng 125.099 Nguồn: Sở LĐTB&XH Nghệ An 3.2.2. Số tiền lao động xuất khẩu gửi về Số tiền lao động xuất khẩu gửi về góp phần giải quyết việc làm, xóa đói giảm nghèo, nâng cao mức sống cho người lao động, ổn định an ninh quốc phòng, xây dựng quê hương, đặc biệt góp phần thực hiện chủ trương xây dựng nông thôn mới ở Nghệ An. 14 Footer Page 16 of 132. Header Page 17 of 132. 3.2.3. Số hộ thoát nghèo Nghệ An đã triển khai sâu rộng, đồng bộ từ tỉnh đến cơ sở các chủ trương, chính sách hỗ trợ người lao động ở huyện nghèo đi xuất khẩu lao động; nhận thức của nhân dân về xuất khẩu lao động cơ bản đã được nâng lên, số lượng lao động hộ nghèo đi xuất khẩu lao động ngày càng tăng. 3.2.5. Tỷ lệ thất nghiệp Kết quả thực hiện Chương trình việc làm giai đoạn 2010- 2015, đến nay toàn tỉnh đã tạo việc làm cho từ 35.000 - 37.000 lao động; trong đó: xuất khẩu lao động đạt bình quân mỗi năm từ 12.000 - 13.000 người lao động đi làm việc có thời hạn tại các nước (chiếm trên 1/3 số lao động giải quyết việc làm hàng năm), chiếm gần 32%; Giảm tỷ lệ lao động thất nghiệp khu vực thành thị xuống 2,8%, góp phần tích cực để giảm sức ép về việc làm ở địa phương trong thời gian qua, giảm được tỷ lệ thất nghiệp ở địa phương. 3.3. Thực trạng chất lượng xuất khẩu lao động 3.3.1. Chất lượng nguồn nhân lực cho xuất khẩu lao động Dựa trên phần lý luận về chất lượng nguồn nhân lực cho xuất khẩu lao động, tác giả phân tích các nội dung có liên quan như: Thể lực, trình độ, kỷ luật tác phong, hiểu biết văn hóa và pháp luật nước đến 3.3.2. Hoạt động của Doanh nghiệp XKLĐ - Công tác tuyển chọn lao động đi xuất khẩu - Công tác cung ứng lao động theo các hợp đồng đã ký - Công tác quản lý quy trình xuất khẩu lao động - Công tác đàm phán ký kết hợp đồng, mở rộng thị trường XKLĐ - Hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp XKLĐ 3.3.3. Công tác tổ chức quản lý xuất khẩu lao động - Cơ chế, chính sách và quy định của Tỉnh về XKLĐ Cơ chế, chính sách và quy định của Tỉnh được ban hành và thực hiện đã góp phần hoàn thiện hệ thống cơ chế, chính sách và quy định về XKLĐ của địa 15 Footer Page 17 of 132. Header Page 18 of 132. phương, đẩy mạnh công tác xuất khẩu lao đông, chấn chỉnh hoạt động xuất khẩu lao động trên địa bàn tỉnh, từ đó nâng cao chất lượng XKLĐ. - Tổ chức quản lý ở tỉnh Nghệ An về XKLĐ Phân tích thành tựu đạt được và những hạn chế trong công tác tổ chức quản lý ở tỉnh Nghệ An về XKLĐ - Công tác tuyên truyền, giáo dục, phổ biến chính sách về XKLĐ - Phát triển thị trường xuất khẩu lao động Thị trường xuất khẩu lao động của Nghệ An đã được mở rộng, tập trung, đầu tư nhiều hơn, ổn định các thị trường sẵn có và phát triển các thị trường mới. Các thị trường chủ yếu của lao động tỉnh Nghệ An là: Hàn Quốc, Đài Loan, Nhật Bản, Malaysia và một số thị trường mới như các nước Trung Đông (Qatar, A rập xê út…). - Môi trường kinh doanh của các doanh nghiệp xuất khẩu lao động - Quản lý lao động xuất khẩu trong quá trình làm việc ở nước ngoài Quản lý LĐ xuất khẩu trong thời gian làm việc ở nước ngoài đóng vai trò quan trọng trong sự thành công chương trình XKLĐ của mỗi quốc gia. Hoạt động quản lý lao động xuất khẩu trong quá trình làm việc ở nước ngoài của Nghệ An còn nhiều bất cập và yếu kém, thiếu nhanh nhạy và không hiệu quả, chưa ngăn chặn được tình trạng lao động bỏ trốn, vi phạm hợp đồng lao động... - Quản lý và sử dụng sau khi XKLĐ trở về 3.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng xuất khẩu lao động ở tỉnh Nghệ An 3.4.1. Nhận thức của người lao động và gia đình họ Nhận thức của một số bộ phận cán bộ cũng như người lao động Nghệ An đặc biệt là lao động ở các vùng dân tộc thiểu số về lợi ích nhiều mặt của xuất khẩu lao động còn nhiều hạn chế. 3.4.2. Hệ thống giáo dục - đào tạo và giáo dục định hướng và ngoại ngữ Trên địa bàn Tỉnh Nghệ An chưa có trung tâm đào tạo nào được đánh giá 16 Footer Page 18 of 132. Header Page 19 of 132. chuyên nghiệp và bài bản trong việc giáo dục và đào tạo cho lao động xuất khẩu đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của các nhà sử dụng lao động ở các quốc gia. Nhà nước và UBND Tỉnh Nghệ An cũng chưa có chính sách nào định hướng về việc đầu tư xây dựng các cơ sở giáo dục và đào tạo đảm bảo nhằm nâng cao chất lượng lao động xuất khẩu đáp ứng được nhu cầu thị trường XKLĐ. 3.4.3. Hệ thống chăm sóc y tế và khám sức khỏe cho lao động xuất khẩu 3.4.4. Năng lực và sức cạnh tranh của Doanh nghiệp xuất khẩu lao động Trong giai đoạn hiện nay, năng lực và sức cạnh tranh của doanh nghiệp xuất khẩu lao động ở tỉnh Nghệ An chưa đáp ứng kịp thời và đầy đủ nhu cầu ngày càng gia tăng của các thị trường và người lao động. 3.4.5. Năng lực bộ máy và năng lực cán bộ các cấp Lực lượng cán bộ làm công tác xuất khẩu lao động ở các cấp (cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã) số lượng ít đặc biệt ở cấp huyện, trong khi phải thực hiện đồng thời trên địa bàn nhiều chương trình, dự án khác nên công tác xuất khẩu lao động chưa được thực hiện đầy đủ, thường xuyên, ảnh hưởng đến chất lượng xuất khẩu lao động của Tỉnh. 3.4.6. Chất lượng cơ chế, chính sách xuất khẩu lao động của Tỉnh và sự phối hợp của các cơ quan chức năng Trong thời gian qua, công tác xuất khẩu lao động luôn được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của của Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh, các ngành cấp tỉnh, chính quyền các địa phương; sự tham gia tích cực của các đơn vị, doanh nghiệp và người lao động. Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh và các cơ quan cấp ủy, chính quyền các cấp đã quan tâm, chỉ đạo công tác QLNN về XKLĐ đi vào nề nếp, chỉ đạo chặt chẽ, triển khai kịp thời chủ trương, chính sách của Nhà nước về XKLĐ đến cơ sở, địa phương và người lao động. Sự phối hợp giữa các địa phương, Ban Quản lý ở nước ngoài và doanh nghiệp có ảnh hưởng quan trọng đến từng khâu của quá trình xuất khẩu lao động của địa phương. Các Sở, Ban, Ngành cấp tỉnh có liên quan đến hoạt động 17 Footer Page 19 of 132. Header Page 20 of 132. xuất khẩu lao động chỉ đạo, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động của các doanh nghiệp XKLĐ. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội là cơ quan quản lý, trực tiếp tham mưu giúp UBND tỉnh chỉ đạo và theo dõi các hoạt động xuất khẩu lao động trên địa bàn, xác định rõ vai trò quan trọng của công tác xuất khẩu lao động cho huyện, xã, phường để có thể quan tâm và tập trung chỉ đạo công tác này. 3.5. Đánh giá chất lượng xuất khẩu lao động qua khảo sát Tác giả thu thập đánh giá của cán bộ xuất khẩu lao động (cán bộ quản lý xuất khẩu lao động tại Sở Lao động Thương binh và xã hội tỉnh Nghệ An, cán bộ quản lý ở địa phương có lao động đi xuất khẩu, cán bộ tại các doanh nghiệp xuất khẩu lao động, cán bộ tham gia hoạt động đào tạo tại các doanh nghiệp XKLĐ) về chất lượng nguồn nhân lực cho xuất khẩu lao động, chất lượng hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp XKLĐ và công tác tổ chức quản lý về xuất khẩu lao động. 3.6. Đánh giá chung về chất lượng xuất khẩu lao động ở tỉnh Nghệ An 3.6.1. Mặt được + Về số lượng lao động xuất khẩu: Bình quân mỗi năm Nghệ An đã đưa được từ 11.000 - 12.000 người lao động đi làm việc có thời hạn tại các nước (chiếm trên 1/3 số lao động giải quyết việc làm hàng năm) đưa tổng số lao động Nghệ An đang làm việc tại các nước lên hơn 55.000 người. Nguồn ngoại tệ của người lao động chuyển về quê hương hàng năm qua các ngân hàng thương mại hơn 250 triệu USD. + Về chất lượng lao động xuất khẩu, tỷ lệ lao động có tay nghề tăng lên và mở rộng được sang những thị trường mới như các nước Trung đông, ý thức của người lao động đã tốt hơn nhờ có sự quan tâm đúng đắn của Nhà nước và các doanh nghiệp tới công tác đào tạo bồi dưỡng kiến thức cho người lao động. + Hoạt động của Doanh nghiệp XKLĐ + Phát triển thị trường xuất khẩu lao động: Nếu trước năm 2010, xuất 18 Footer Page 20 of 132.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan