Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Nâng cao chất lượng Website hải quan Việt Nam...

Tài liệu Nâng cao chất lượng Website hải quan Việt Nam

.PDF
87
144
64

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ----------------------------------- CAO PHƯỢNG DIỄM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG WEBSITE HẢI QUAN VIỆT NAM Chuyên ngành: Báo chí học Mã số: 60.32.01 LUẬN VĂN THẠC SĨ BÁO CHÍ Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS. NGUYỄN VĂN DỮNG Hà Nội - 2010 MỤC LỤC BẢNG BIỂU …………………………………………………………... 2 MỞ ĐẦU …………………………………………………………….... 3 1. Tính cấp thiết của đề tài ………………………………………... 3 2. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn ………………………………… 4 3. Lịch sử nghiên cứu vấn đề …………………………………… 4 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu ……………………………… 6 5. Mục đích nghiên cứu …………………………………………… 6 6. Phƣơng pháp nghiên cứu ……………………………………… 7 7. Kết cấu luận văn ……………………………………………… 8 CHƢƠNG 1: NHẬN DIỆN CÔNG CHÚNG CỦA WEBSITE HẢI 10 QUAN …………………………………………………………………. 1.1 Tổng quan về Website Hải quan ……………………………… 10 1.2 Công chúng với báo chí ………………………………………… 13 1.3 Nhận diện công chúng của Website Hải quan ………………… 18 CHƢƠNG 2: ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG ĐÁP ỨNG NHU CẦU CÔNG CHÚNG CỦA WEBSITE HẢI QUAN ……………………… 30 2.1 Nhu cầu công chúng của Website Hải quan …………………… 30 2.2 Diện mạo thông tin trên Website Hải quan hiện nay (qua khảo sát thông tin trên Website Hải quan từ tháng 5/2004 đến 10/2009) 38 2.3. Nhận xét về khả năng đáp ứng nhu cầu công chúng của 64 Website Hải quan ………………………………………………….. CHƢƠNG 3: KHUYẾN NGHỊ CHO MÔ HÌNH WEBSITE NGÀNH HẢI QUAN …………………………………………………………… 70 3.1. Phác thảo mô hình web portal ………………………………… 70 3.2 Mô hình web portal - một lựa chọn phù hợp cho Website Hải 73 quan …………………………………………………………………. 3.3 Một số khuyến nghị phát triển website Hải quan theo mô hình 74 web portal …………………………………………………… KẾT LUẬN …………………………………………………………… 81 TÀI LIỆU THAM KHẢO …………………………………………….. 83 PHỤ LỤC ……………………………………………………………... 86 1 DANH MỤC BẢNG BIỂU 1. Biểu đồ 2.1: Dịch vụ đƣợc quan tâm nhất …………………….. 32 2. Biểu đồ 2.2: Thể loại tin tức đƣợc quan tâm nhất …………… 33 2 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết và lý do chọn đề tài - Trang thông tin điện tử Hải quan (Website Hải quan) là công cụ để tuyên truyền về những chủ trƣơng, chính sách mới của Đảng, Nhà nƣớc trong lĩnh vực quản lý nhà nƣớc về Hải quan; là nơi trao đổi, chia sẻ thông tin giữa các đơn vị trong ngành; đồng thời mong muốn cung cấp một công cụ để các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp liên quan đến hoạt động xuất nhập khẩu phản ánh những đề đạt, khuyến nghị, nguyện vọng, góp ý... đối với công tác thực thi quản lý nhà nƣớc về Hải quan. Trong bối cảnh thế giới và Việt Nam hiện nay, cùng với việc ngành Hải quan nỗ lực triển khai công cuộc phát triển, cải cách và hiện đại hóa ngành theo quyết định của Chính phủ, thì những đòi hỏi và yêu cầu đặt ra với công tác báo chí tuyên truyền nói chung và thông tin trên Website Hải quan nói riêng càng cao và khó khăn hơn. - Website Hải quan là một trang thông tin điện tử của ngành Hải quan, trong thời gian tới sẽ đƣợc phát triển thành một portal – cổng giao tiếp điện tử. Website Hải quan ngoài chức năng cung cấp thông tin thời sự về hoạt động của ngành, về chủ trƣơng của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nƣớc và các văn bản về quy trình, nghiệp vụ Hải quan, còn duy trì và cập nhật một mảng thông tin rất quan trọng khác là cung cấp dịch vụ cho các đối tƣợng cá nhân và doanh nghiệp tham gia hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu. Website Hải quan phải đáp ứng song song hai yêu cầu: vừa là một công cụ phục vụ cho quản lý nhà nƣớc về hải quan, vừa là một nguồn cung cấp các dịch vụ hải quan thân thiện với ngƣời sử dụng. Trong quá trình phát triển, Website Hải quan đang tự hoàn thiện về tổ chức và nâng cao chất lƣợng thông tin để xây dựng một mô hình trang tin điện tử chuyên ngành đáp ứng hai yêu cầu trên. Tuy nhiên, để có thể đánh giá đƣợc chất lƣợng thông tin và tác động của thông tin đến công chúng, nhất thiết phải 3 tiến hành khảo sát ở cả hai mặt: nội dung, chất lƣợng của thông tin đang đƣợc cung cấp trên Website Hải quan và nhu cầu của công chúng đối với thông tin trên Website Hải quan. Có nhƣ vậy mới đƣa ra đƣợc một mô hình phát triển hoàn thiện và phù hợp với điều kiện ngành Hải quan và công chúng của Website Hải quan. - Đề tài này đƣợc lựa chọn nghiên cứu còn do bản thân ngƣời thực hiện đề tài hiện đang trực tiếp làm việc tại Website Hải quan và mong muốn có một công trình nghiên cứu khoa học làm cơ sở phân tích thực trạng của thông tin trên website hiện tại nhằm tìm ra giải pháp nâng cao chất lƣợng thông tin trong tƣơng lai, đảm bảo yêu cầu quản lý Nhà nƣớc về Hải quan và đáp ứng nhu cầu công chúng. 2. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn - Luận văn cung cấp lý luận về công chúng trong truyền thông đại chúng. Luận văn cũng cung cấp tri thức tổng quát về một web portal, từ đó xây dựng một mô hình web portal có thể áp dụng linh hoạt cho các website chuyên ngành khác ngoài ngành Hải quan. - Về thực tiễn, những vấn đề nêu trong luận văn sẽ kịp thời vạch ra thực trạng về chất lƣợng thông tin trên Website Hải quan, từ đó đề xuất giải pháp toàn diện và đồng bộ nhằm nâng cao chất lƣợng thông tin trên Website Hải quan. - Những bài học nêu trong luận văn cũng cung cấp cho các sinh viên báo chí cơ sở để tìm hiểu sâu hơn về đặc điểm, tính chất, ƣu điểm và hạn chế của thông tin trên một web portal chuyên ngành. 3. Lịch sử nghiên cứu vấn đề: Về website Hải quan, từ trƣớc tới nay chƣa có một công trình khoa học nào nghiên cứu. Ngay cả khi website Hải quan ra đời cũng không dựa 4 trên một cơ sở khoa học mà xuất phát từ nhu cầu phải có một cơ quan ngôn luận của Tổng cục Hải quan. Luận văn “Nâng cao chất lƣợng website Hải quan Việt Nam” tiếp cận dựa trên góc độ công chúng, vì vậy tác giả đã tìm hiểu lịch sử nghiên cứu về vấn đề công chúng trên thế giới và ở Việt Nam. Trên thế giới, nhà nghiên cứu Herbert Blumer (đƣợc Trần Hữu Quang trích dẫn trong sách Xã hội học báo chí) cho rằng đại chúng có 4 đặc điểm nhận dạng nhƣ sau: - Thứ nhất là đại chúng bao gồm những ngƣời thuộc mọi thành phần xã hội, bất kể nghề nghiệp, trình độ học vấn hay tầng lớp xã hội nào (nghĩa là có những đặc trƣng rất dị biệt nhau). - Thứ hai, nói đến đại chúng là nói đến những cá nhân nặc danh, nghĩa là: vì nhắm đến đông đảo công chúng, nên nhà truyền thông không thể biết ai là ai, và khi truyền thông họ cũng ý thức rằng thông tin của họ có thể đến với bất kỳ ai, chứ không chỉ riêng một ai hay một nhóm ngƣời nào mà thôi. - Các thành viên của đại chúng thƣờng độc lập với nhau xét về mặt không gian, không ai biết ai, không có những sự tƣơng tác hay những mối quan hệ gì gắn bó với nhau (khác với những khái niệm nhƣ “cộng đồng” hay “hiệp hội” chẳng hạn). - Đặc điểm thứ tƣ của đại chúng là hầu nhƣ không có hình thức tổ chức gì, hoặc nếu có cũng rất lỏng lẻo, và do đó nó khó mà có thể tiến hành một hoạt động xã hội chung nào đƣợc. Cũng có những công trình nghiên cứu về công chúng, nhà nghiên cứu ngƣời Đức – Claudia Mast cho rằng “một ngƣời đƣợc coi là độc giả nếu họ chỉ cần đọc lƣớt qua các trang báo hoặc tạp chí mà không nhất thiết phải đọc kỹ càng”. [11] Điều này đem đến một nhận thức mới về công 5 chúng, đó là công chúng không có nghĩa là những ngƣời phải tiếp nhận trọn vẹn một tác phẩm báo chí truyền thông. Công chúng có thể là bất kỳ ai, miễn là họ có sự tiếp xúc với sản phẩm báo chí truyền thông. Nhƣ vậy, từ góc nhìn này của Claudia Mast thì công chúng không những có tính chất nhƣ Herbert Blumer đã phân chia ở trên mà còn đƣợc phân ra theo mức độ tiếp cận của họ đối với sản phẩm báo chí, truyền thông. Ở Việt Nam, công chúng cũng là một đối tƣợng đƣợc giới nghiên cứu quan tâm. PGS. TS Nguyễn Văn Dững trong cuốn “Báo chí với trẻ em” đã đƣa ra phân tích rõ ràng, rằng công chúng là đối tƣợng báo chí nhắm tới trong khi phản ánh các sự kiện, nhƣng công chúng cũng là ngƣời đóng vai trò quyết định nội dung, cách thể hiện, mức độ phản ánh... các sự việc, sự kiện trong tác phẩm báo chí. Từ cách tiếp cận này, PGS. TS Nguyễn Văn Dững khẳng định, cần phải có nghiên cứu, điều tra xã hội học một cách nghiêm túc nhằm đƣa ra cơ sở khoa học về nhu cầu công chúng, từ đó mới xuất bản các ấn phẩm báo chí truyền thông đánh trúng nhu càu, thói quen, khả năng tiếp cận của công chúng mà mình nhắm tới. Có nhƣ vậy các cơ quan báo chí mới có đƣợc những sản phẩm thực sự phù hợp, hữu ích đối với công chúng – nhóm đối tƣợng của mình. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của luận văn là tất cả các thông tin đƣợc cung cấp trên Website Hải quan từ tháng 4/2005 đến tháng 10/2009. 5. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu: a, Mục đích nghiên cứu: - Tìm kiếm giải pháp nâng cao chất lƣợng thông tin cho Website của ngành Hải quan theo mô hình web portal. b, Nhiệm vụ nghiên cứu: 6 - Khảo sát và nghiên cứu các nhóm công chúng của website Hải quan để tìm hiểu các yếu tố nhân khẩu học, hiểu biết của công chúng trong lĩnh vực Hải quan và thói quen tiếp nhận thông tin. - Tổng hợp, phân tích thông tin trên website Hải quan, từ đó đƣa ra kết luận về khả năng đáp ứng nhu cầu thông tin của công chúng cũng nhƣ những điểm chênh lệch giữa nhu cầu thông tin của công chúng với thông tin trên website Hải quan. - Tìm kiếm một mô hình phát triển phù hợp với điều kiện hiện tại của website Hải quan và nhiệm vụ của website này. 6. Phƣơng pháp nghiên cứu 6.1. Câu hỏi nghiên cứu/ giả thiết nghiên cứu - Công chúng trong truyền thông đại chúng là gì? Công chúng của Website Hải quan là ai, trình độ, nhu cầu, sở thích… tiếp nhận thông tin của họ nhƣ thế nào? - Thông tin trên Website Hải quan và đòi hỏi từ phía công chúng có những điểm chung và sự khác biệt nhƣ thế nào? - Nâng cao chất lƣợng Website Hải quan theo mô hình web portal nhƣ thế nào để đáp ứng yêu cầu thông tin? 6.2. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu 6.2.1 Cơ sở lý luận Nghiên cứu dựa trên cơ sở lý luận của Chủ nghĩa Mác – Lênin và tƣ tƣởng Hồ Chí Minh, dựa trên đƣờng lối, chính sách, quan điểm của Đảng, Nhà nƣớc Việt Nam về chức năng, nhiệm vụ của báo chí, đồng thời kế thừa kết quả nghiên cứu của các công trình khoa học liên quan đã đƣợc công bố. 7 Nghiên cứu cũng dựa trên nền tảng cơ sở lý luận về công chúng trong truyền thông đại chúng đặt vào mối quan hệ với chức năng nhiệm vụ của ngành Hải quan và cơ quan thông tin của Hải quan Việt Nam. 6.2.2 Phương pháp nghiên cứu Nghiên cứu luận văn dựa trên phƣơng pháp luận khoa học của Chủ nghĩa Mác – Lê-nin kết hợp chặt chẽ giữa lý luận và tổng kết kinh nghiệm thực tiễn. Trong luận văn có sử dụng phƣơng pháp điều tra xã hội học về công chúng. Cụ thể: Phƣơng pháp phỏng vấn anket: sử dụng bảng hỏi anket để tổng hợp nhu cầu các nhóm công chúng của Website Hải quan Việt Nam. Phƣơng pháp phỏng vấn sâu dùng để phỏng vấn các nhà quản lý, các cán bộ công chức, nhân viên Hải quan với tƣ cách đại diện nhóm công chúng nội bộ ngành; phỏng vấn đại diện một số chủ doanh nghiệp với tƣ cách đại diện nhóm công chúng-đối tƣợng phục vụ.... Phƣơng pháp tổng hợp, phân loại, phân tích đƣợc áp dụng để xử lý các bảng hỏi điều tra xã hội học, từ đó tìm ra nhu cầu của số đông trong nhóm công chúng – đối tƣợng phục vụ của Website Hải quan. Phƣơng pháp này cũng đƣợc áp dụng để xử lý với thông tin trên Website Hải quan nhằm đánh giá thực trạng thông tin hiện tại và đƣa ra giải pháp cho mô hình website trong tƣơng lai. 7. Kết cấu của luận văn: Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo và Phụ lục, luận văn bao gồm 03 chƣơng: CHƢƠNG 1: NHẬN DIỆN CÔNG CHÚNG CỦA WEBSITE HẢI QUAN 8 1.1 Tổng quan về Website Hải quan 1.2 Công chúng với báo chí 1.3 Nhận diện công chúng của Website Hải quan CHƢƠNG 2: ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG ĐÁP ỨNG NHU CẦU CÔNG CHÚNG CỦA WEBSITE HẢI QUAN 2.1 Nhu cầu công chúng của Website Hải quan 2.2 Diện mạo thông tin trên Website Hải quan hiện nay (qua khảo sát thông tin trên Website Hải quan từ tháng 5/2004 đến 10/2009) 2.3 Nhận xét về khả năng đáp ứng nhu cầu công chúng của Website Hải quan CHƢƠNG 3: KHUYẾN NGHỊ XÂY DỰNG MÔ HÌNH WEBSITE NGÀNH HẢI QUAN 3.1 Phác thảo mô hình web portal 3.2 Mô hình web portal - một lựa chọn phù hợp cho Website Hải quan 3.3 Một số khuyến nghị phát triển website Hải quan theo mô hình web portal. 9 CHƢƠNG 1: NHẬN DIỆN CÔNG CHÚNG CỦA WEBSITE HẢI QUAN 1.1 Tổng quan về Website Hải quan Website Hải quan là cơ quan của Tổng cục Hải quan, Bộ Tài chính. Website Hải quan đƣợc Cục Báo chí – Bộ Văn hóa Thông tin (nay là Bộ Thông tin và Truyền thông) cấp Giấy phép hoạt động số: 219/GP-BVHTT từ năm 2001. Đến năm 2005, website đƣợc nâng cấp phiên bản mới. Tháng 1/2009, website đƣợc nâng cấp một lần nữa, thay đổi về giao diện và bổ sung thêm một số chuyên mục, tiện ích cho ngƣời sử dụng. Địa chỉ của website Hải quan Việt Nam là: www.customs.gov.vn. Tôn chỉ mục đích của Website Hải quan đƣợc Tổng cục Hải quan quy định [20], cụ thể là: Website Hải quan cung cấp các thông tin nhằm mục đích tuyên truyền, hƣớng dẫn, phổ biến chủ trƣơng, đƣờng lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nƣớc liên quan đến hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, phƣơng tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh và một số hoạt động khác của Hải quan Việt Nam, giới thiệu một số công ƣớc, hiệp định quốc tế về Hải quan. Qua đó, góp phần thực hiện cải cách thủ tục hành chính trong lĩnh vực quản lý Nhà nƣớc về Hải quan, đáp ứng yêu cầu hội nhập khu vực và quốc tế và trao đổi thông tin liên quan đến hàng hóa và hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa. Website Hải quan Việt Nam bao gồm một trang chủ (home page) với các chuyên mục: Hải quan Việt Nam: giới thiệu chung về Hải quan Việt Nam. Tin tức, sự kiện: thông tin hoạt động của ngành Hải quan, ngành Tài chính và một số thông tin kinh tế có liên quan; trong đó có các tiểu mục: tin 10 nổi bật; tin nội bộ; tin hợp tác quốc tế; thống kê Hải quan; văn bản mới; thông báo, thông cáo. Dịch vụ hải quan: cung cấp các dịch vụ hải quan trực tuyến, bao gồm: tra cứu thông tin nợ thuế; tra cứu biểu thuế hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu ; tra cứu tỉ giá ngoại tệ, tra cứu văn bản pháp quy liên quan đến hải quan và tƣ vấn trực tuyến (hỏi đáp về thủ tục hải quan). Website Hải quan có một phiên bản tiếng Anh và liên kết đến một số website của cục hải quan các tỉnh, thành phố và các trang điện tử liên quan khác. Website Hải quan về cơ cấu tổ chức là một phòng trực thuộc Cục Công nghệ thông tin và Thống kê Hải quan (Tổng cục Hải quan, Bộ Tài chính). Tổng biên tập của Website Hải quan là Phó tổng cục trƣởng Tổng cục Hải quan Vũ Ngọc Anh, Phó tổng biên tập là Cục trƣởng cục Công nghệ thông tin và Thống kê Hải quan Nguyễn Công Bình. Ban biên tập website Hải quan theo Quyết định số 4039/QĐ-BTC của Bộ Tài chính ngày 7/12/2004 về việc thành lập Ban biên tập trang thông tin điện tử Hải quan trên mạng internet thì các thành viên Ban biên tập bao gồm 14 ngƣời: Tổng biên tập Vũ Ngọc Anh, Phó tổng cục trƣởng Tổng cục Hải quan; Phó tổng biên tập Nguyễn Công Bình, Cục trƣởng cục Công nghệ thông tin và Thống kê Hải quan; Chu Văn Nhân, Chánh văn phòng Tổng cục Hải quan; Hỏa Ngọc Tâm, Vụ trƣởng Vụ Kế hoạch tài chính; Vũ Quang Vinh, Vụ trƣởng Vụ Giám sát và quản lý về Hải quan; Nguyễn Dƣơng Thái, Vụ trƣởng Vụ Tổ chức cán bộ; Nguyễn Văn Cẩn, Vụ trƣởng Vụ Kiểm tra thu thuế xuất nhập khẩu; Nguyễn Toàn, Vụ trƣởng Vụ Hợp tác quốc tế; Phùng Thị Bích Hƣờng, Vụ trƣởng Vụ Pháp chế; Phạm Thanh Bình, Cục trƣởng Cục Kiểm tra sau thông quan; Lê Thành Hiện, Cục trƣởng Cục Điều tra chống buôn lậu; Vũ Hồng Loan, Viện trƣởng Viện nghiên cứu Hải quan; 11 Phạm Ngọc Toàn, Tổng biên tập Báo Hải quan; Lê Ngọc Cƣờng, Tổ trƣởng Tổ thƣờng trực Website Hải quan. Những ngƣời trực tiếp điều hành công việc của website Hải quan thuộc Tổ thƣờng trực website Hải quan thuộc cục Công nghệ thông tin và Thống kê Hải quan. Hiện nay, Tổ thƣờng trực này gồm có 9 ngƣời với một Tổ trƣởng và 8 nhân viên. Tổ trƣởng là ngƣời trực tiếp duyệt bài và các thông tin đƣợc đăng tải trên website Hải quan. Còn 8 nhân viên đƣợc phân công phụ trách các mảng khác nhau trên website Hải quan nhƣ: tin tức, thông tin về thuế xuất nhập khẩu và biểu thuế hàng hóa HS, thông tin về văn bản pháp quy, thông tin về tỉ giá ngoại tệ, trả lời thƣ bạn đọc, hỗ trợ kỹ thuật và trang thiết bị phục vụ cho công việc (máy ghi âm, máy ảnh, máy quay phi…), văn thƣ. Quy trình đăng tải thông tin trên website Hải quan đƣợc thực hiện theo các bƣớc cơ bản nhƣ sau: biên tập viên thu thập thông tin, chuyển cho Tổ trƣởng Tổ thƣờng trực website Hải quan phê duyệt, sau đó Tổ trƣởng chuyển lại cho biên tập viên đăng tải trên website Hải quan. Tất cả đƣợc thực hiện qua hệ thống thƣ điện tử nội bộ. Quy trình đăng tải thông tin này đã đƣợc chuẩn hóa và công nhận đạt đƣợc các tiêu chí theo Tiêu chuẩn ISO 2001-2008. Trang web này có hệ thống phân quyền cho phép các biên tập viên phụ trách lĩnh vực nào (tin tức, cập nhật biểu thuế, trả lời thƣ bạn đọc…) thì đƣợc truy cập và đăng tải cũng nhƣ biên tập, sửa chữa những thông tin trong lĩnh vực đó. Việc mở các chuyên mục mới cần đƣợc sự phê duyệt của Tổng biên tập website Hải quan. Hàng năm website Hải quan tổ chức hội nghị cộng tác viên nhằm tạo cơ hội gặp gỡ giữa những ngƣời quản lý, điều hành website Hải quan với ban biên tập và các cộng tác viên trong ngành Hải quan khắp cả nƣớc. 12 1.2 Công chúng với báo chí 1.2.1 Công chúng là ai? Báo chí ra đời do nhu cầu thông tin và trƣớc hết là để đáp ứng nhu cầu thông tin của công chúng. Từ tờ báo đầu tiên trên thế giới là La Gazetta (của Theophraste Renaudot ra số đầu tiên vào ngày 30/5/1613), công chúng đã đóng vai trò là ngƣời quyết định nội dung thông tin, đó là những thƣơng nhân, tiểu thƣơng và những khách hàng, họ chờ đợi thông tin về các chuyến hàng cập cảng tại Ý, hàng hóa nào sẽ đến, vào thời gian nào?… Và nhu cầu về thông tin của những đối tƣợng này chính là nội dung thông tin mà tờ La Gazetta cung cấp. Cho đến nay và sau này, dù báo chí hiện đại phát triển đến mức độ nào, cũng vẫn nhằm một mục đích chung là cung cấp thông tin cho công chúng. Nhƣng ngƣời ta nói nhiều về công chúng, viết cho công chúng, tìm hiểu công chúng, tầm quan trọng của công chúng … Vậy điều đầu tiên phải hiểu “công chúng” ở đây chính xác là ai? Nhà nghiên cứu ngƣời Pháp, Judith Laza [7] đã phân biệt công chúng và đám đông nhằm tìm ra cách hiểu chung nhất về khái niệm này. Dƣới đây là bảng phân biệt hai khái niệm trên của Judith Laza. Tiêu chí Công chúng Khái niệm Xét về mặt không gian Tƣơng tác Tổ chức Đám đông Phân tán Tập trung Không có Có nhiều Không có, hoặc rất lỏng lẻo 13 Có ít, hoặc tùy từng lúc Đối tƣợng quan tâm Mức độ ý thức chung Nhắm vào một đối tƣợng Gắn liền với biến cố cụ thể đang xảy ra Cao, nhƣng không kéo Thấp dài Nhƣ vậy, theo Judith Laza thì công chúng là số đông ngƣời không có sự tập trung, sự tƣơng tác lẫn nhau giữa đối tƣợng công chúng cũng rất ít. Công chúng có mức độ ý thức chung thấp và thƣờng không đƣợc tổ chức thành một đơn vị hoặc nếu có thì rất lỏng lẻo. Tuy nhiên, công chúng thƣờng là những đối tƣợng cùng quan tâm đến một vấn đề cụ thể nào đó. Cũng có quan điểm tƣơng đồng với Judith Laza, Trần Hữu Quang cho rằng công chúng có thể đƣợc xác định bằng các đặc trƣng chính nhƣ sau: tính chất quảng đại (đông đảo), tính chất không đồng nhất (bao gồm rất nhiều giới và tầng lớp khác nhau), tính chất nặc danh (không biết ai). [15]. Qua những đặc trƣng đó, Trần Hữu Quang đi đến khẳng định, công chúng không phải một tập thể hay một cộng đồng. Nó không có cơ cấu tổ chức, mà cũng không có ngƣời chỉ huy, không có tập quán hay truyền thống, không có quy tắc riêng của mình, và các thành viên của nó cũng không ý thức là mình cùng thuộc về một tổ chức hay một cộng đồng nào đó. Công chúng cũng không phải là một khối ngƣời thuần nhất, giống nhau, ngƣợc lại, nó rất phức tạp, bao gồm nhiều nhóm, nhiều giới, nhiều tầng lớp xã hội khác nhau, với những đặc trƣng đa dạng và những quyền lợi dị biệt và nhiều khi mâu thuẫn nhau. Nhƣng Trần Hữu Quang cũng lƣu ý rằng, khi nói công chúng của các phƣơng tiện truyền thông đại chúng bao gồm những cá nhân phân tán, điều này chỉ có một ý nghĩa tƣơng đối về mặt không gian. Xét về mặt quan hệ xã hội, điều này không có nghĩa là công chúng của các phƣơng tiện TTĐC hoàn toàn cô lập, rời rạc nhau mà ngƣợc lại luôn nằm trong các mối quan 14 hệ xã hội và những ràng buộc chằng chịt. Chính vì vậy, nhà truyền thông phải luôn xem xét và đặt công chúng và trong bối cảnh của các điều kiện sống cũng nhƣ của các mối quan hệ của họ. Nhƣ vậy, có thể rút ra một khái niệm chung nhất về công chúng, nhƣ sau: Công chúng là tập hợp biến động các cá nhân/nhóm tiếp xúc với các sản phẩm truyền thông. Nghĩa là, công chúng là đối tƣợng của sản phẩm truyền thông, nhƣng không nhất thiết công chúng phải tiếp nhận đầy đủ sản phẩm truyền thông mới đƣợc coi là công chúng của sản phẩm đó. Quan điểm này cũng bao hàm ý nghĩa công chúng có thể là bất kỳ ai, là bất kỳ đối tƣợng nào, cá nhân hay nhóm, ở bất cứ đâu… miễn là đối tƣợng đó có sự tiếp xúc với sản phẩm truyền thông. Điều quan trọng khi tìm hiểu về công chúng đó là tìm hiểu họ với tƣ cách là ngƣời tiếp nhận sản phẩm truyền thông. Nhƣ Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dạy, ngƣời làm báo phải luôn nhớ đặt câu hỏi “Viết cho ai?” [12; tr. 615616]. Việc xác định đƣợc “ai” ở đây đóng vai trò rất quan trọng, quyết định nội dung thông điệp mà cơ quan truyền thông và nhà truyền thông sẽ chuyển tải trong tác phẩm của mình. Theo quan điểm mà Herber Blumer và Trần Hữu Quang đƣa ra về công chúng nhƣ đã nói ở trên, chúng ta nhận ra rằng, điều này là một thực tế khách quan về công chúng và nhà báo chính là ngƣời, bằng những nghiên cứu của mình, phải nắm đƣợc sự mông lung, không xác định này trong đặc tính của công chúng, để từ đó đƣa ra những tiêu chí cụ thể, “khoanh vùng” công chúng, xác định đƣợc đích xác đối tƣợng mà mình nhắm tới và thiết kế thông điệp phù hợp với đối tƣợng. Trong nền báo chí hiện đại, nhà báo, nhà truyền thông vẫn mang những trọng trách xã hội nhƣ trƣớc, đồng thời lại có nhiệm vụ gần nhƣ một nhà kinh doanh mà điểm chung lớn nhất giữa hai “nhà” này đó là “coi khách hàng là thƣợng đế”. Nghĩa là nhà truyền thông, nhà báo cũng phải coi công chúng của mình nhƣ “thƣợng đế” để tìm hiểu, chăm sóc, cung cấp đúng 15 thông tin mà “khách hàng” cần chứ không phải đơn thuần chỉ là những gì mình có. Có nhƣ vậy, cơ quan báo chí truyền thông mới giành đƣợc công chúng trong cuộc chiến khốc liệt của truyền thông thế kỷ mới. 1.2.2 Nhu cầu của công chúng Theo Từ điển Bách khoa toàn thƣ online của Viện Từ điển học và Bách khoa thƣ Việt Nam, thì “nhu cầu” đƣợc định nghĩa là “sự phản ánh một cách khách quan các đòi hỏi về vật chất, tinh thần và xã hội của đời sống con ngƣời phù hợp với trình độ phát triển kinh tế - xã hội trong từng thời kỳ” [22]. Sản phẩm báo chí truyền thông là một sản phẩm văn hóa. Nhƣ vậy, có một khái niệm liên quan nữa là nhu cầu văn hóa của công chúng. Cũng theo Từ điển Bách khoa toàn thƣ online, “nhu cầu văn hóa là những đòi hỏi tất yếu của con ngƣời về mặt văn hóa nhằm hƣởng thụ và sáng tạo các giá trị văn hóa: nhu cầu xem phim, nhu cầu đọc sách, nhu cầu sáng tạo nghệ thuật… Nhu cầu văn hóa nảy sinh trên cơ sở con ngƣời đã đƣợc thỏa mãn ở một chừng mực nhất định các nhu cầu cơ bản” [22]. Từ đó, có thể hiểu nhu cầu của công chúng đối với truyền thông đại chúng chính là các đòi hỏi của con ngƣời về mặt thông tin, nhằm hƣởng thụ và sáng tạo các giá trị thông tin truyền thông phù hợp với trình độ phát triển kinh tế - xã hội và truyền thông trong từng thời kỳ. Cùng với sự phát triển của kinh tế - xã hội và sự tiến bộ của truyền thông, nhu cầu của công chúng cũng có sự biến đổi. Trƣớc kia, khi xã hội chƣa phát triển, nền báo chí truyền thông còn ở thời kỳ sơ khai, nhu cầu của công chúng đơn thuần chỉ là đƣợc biết, đƣợc thông báo một chiều về sự kiện, sự việc, con ngƣời… nào đó. Thời kỳ này báo chí truyền thông chƣa phát triển mạnh và thông tin còn khá khan hiếm, nên tuy chỉ cung cấp một chiều nhƣng hầu hết thông tin đều đƣợc công chúng hào hứng đón nhận. Càng về sau và đến bây giờ, khi kinh tế - xã hội đã phát triển qua thời kỳ kinh tế công nghiệp, bƣớc 16 vào nền kinh tế tri thức, thế giới trở nên “phẳng”, không giới hạn về không gian và khoảng cách địa lý nữa, truyền thông cũng phát triển đến trình độ cao, thì nhu cầu của công chúng cũng thay đổi hoàn toàn so với trƣớc. Giờ đây, gần nhƣ công chúng đã bão hòa về thông tin và bƣớc vào giai đoạn tiếp thu có phê phán và chọn lựa. Đồng thời công chúng cũng có nhu cầu đƣợc tham gia trực tiếp vào quy trình truyền thông, đƣợc bày tỏ ý kiến, đƣợc lắng nghe và bàn luận những vấn đề mà họ quan tâm. Công chúng của thời kỳ này cũng có trình độ cao nên họ đòi hỏi đƣợc thông tin phải đƣợc bóc tách dƣới nhiều quan điểm, chứ không phải chỉ một quan điểm áp đặt nhƣ trƣớc kia. Nhu cầu của công chúng là những đòi hỏi, mong muốn nảy sinh một cách tất yếu, theo quy luật khách quan. Những đòi hỏi khách quan này có thể xác định là xuất phát từ đặc điểm công chúng, xuất phát từ điện kiện vật chất và tinh thần của công chúng. Điều kiện vật chất chính là khả năng kinh tế, mức sống và điều kiện của những ngƣời xung quanh. Điều kiện tinh thần chính là trình độ văn hóa, trình độ học vấn, môi trƣờng xã hội, điều kiện chính trị… cho phép công chúng hƣởng thụ và sáng tạo văn hóa, báo chí ở mức độ nhƣ thế nào. Muốn biết điều này phải nghiên cứu các đặc điểm của công chúng, trên bình diện xã hội học. Những điểm này đƣợc thể hiện ở phần 1. 3, Chƣơng 1, “Nhận diện công chúng của Website Hải quan.” Nhƣ vậy, nhu cầu của công chúng vừa là cơ sở để báo chí truyền thông xây dựng nội dung truyền thông của mình đồng thời là yếu tố thúc đẩy truyền thông đại chúng phát triển lên một trình độ cao hơn. Do đó, nghiên cứu về nhu cầu công chúng là việc làm cần thiết, để các cơ quan truyền thông, nhà truyền thông có thể thiết kế đƣợc thông điệp truyền thông phù hợp và thay đổi kịp thời để phát triển và thu hút đƣợc ngày càng đông đảo công chúng hơn nữa. 17 1.3 Nhận diện công chúng của Website Hải quan Theo Quyết định số 02/2010/QĐ-TTg của Thủ tƣớng Chính phủ ban hành ngày 15/1/2010 Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Tổng cục Hải quan trực thuộc Bộ Tài chính thì Tổng cục Hải quan thực hiện chức năng tham mƣu, giúp Bộ trƣởng Bộ Tài chính quản lý nhà nƣớc về hải quan và tổ chức thực thi pháp luật về hải quan. Theo tôn chỉ mục đích của Website Hải quan quy định tại Quyết định số 848/TCHQ/QĐ-CNTT của Tổng cục Hải quan thì Website Hải quan có nhiệm vụ “cung cấp các thông tin nhằm mục đích tuyên truyền, hƣớng dẫn, phổ biến chủ trƣơng, đƣờng lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nƣớc liên quan đến hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, phƣơng tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh và một số hoạt động khác của Hải quan Việt Nam, giới thiệu một số công ƣớc, Hiệp định quốc tế về Hải quan. Qua đó, góp phần thực hiện cải cách thủ tục hành chính trong lĩnh vực quản lý Nhà nƣớc về Hải quan, đáp ứng yêu cầu hội nhập khu vực và quốc tế về thông tin và trao đổi liên quan đến hàng hóa và hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa”. Nhƣ vậy, nhiệm vụ quan trọng nhất của Website Hải quan nói một cách ngắn gọn là tuyên truyền, phổ biến pháp luật Hải quan đến ngƣời dân và các đối tƣợng tham gia vào hoạt động đƣợc nhà nƣớc quản lý về Hải quan. Theo đó, đối tƣợng tác động của Website Hải quan không ai khác là ngƣời dân, doanh nghiệp trong và ngoài nƣớc, là bản thân cán bộ trong ngành Hải quan. Với đặc trƣng đó, nghiên cứu này chia đối tƣợng công chúng của Website Hải quan Việt Nam thành hai nhóm chính: Nhóm thứ nhất là cán bộ quản lý, công chức ngành Hải quan; nhóm thứ hai là cá nhân, doanh nghiệp tham gia hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa. 18 Nhóm công chúng đối tƣợng thứ nhất là cán bộ quản lý, công chức, nhân viên ngành Hải quan. Theo báo cáo mới nhất của Tổng cục Hải quan (công văn số 1824/TCHQ-TCCB ngày 09/4/2010) thì toàn ngành Hải quan có tổng số 8421 cán bộ, công chức. Trong đó, trình độ chuyên môn trên đại học có 230 ngƣời, chiếm tỉ lệ 2,73%; trình độ đại học là 6.210 ngƣời, chiếm tỉ lệ đông nhất 73,74%; còn lại 23,52% là trình độ cao đẳng và trung cấp. Nếu chia tỉ lệ nhóm Hải quan theo vùng, sẽ thấy sự chênh lệch về số lƣợng và trình độ chuyên môn rõ rệt. Chỉ 5 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ƣơng là Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Đà Nẵng, Cần Thơ có số lƣợng cán bộ, công chức áp đảo so với tất cả các cục Hải quan tỉnh, thành phố khác cộng lại, cụ thể là 3.600/8.421 cán bộ toàn ngành, chiếm 42,7%. Trong khi đó, số lƣợng cán bộ của 28 cục Hải quan tỉnh, thành phố còn lại cộng lại chỉ là 3.789, chiếm tỉ lệ 45% và số lƣợng cán bộ tại cơ quan Tổng cục Hải quan (tại Hà Nội) là 1.032 ngƣời, chiếm 12,3%. Nhƣng chỉ 12,3% tỉ lệ cán bộ tại cơ quan Tổng cục Hải quan lại có tỉ lệ trình độ chuyên môn cao hơn hẳn, cụ thể là có tới 116/230 ngƣời có trình độ trên đại học, chiếm 50,5% số ngƣời có trình độ trên đại học trong toàn ngành. Trong khi đó, đội ngũ đông đảo cán bộ Hải quan tại 5 cục Hải quan tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ƣơng chỉ có 61 ngƣời có trình độ trên đại học, chiếm 26,5% và tỉ lệ này tại 28 cục Hải quan tỉnh, thành phố còn lại chỉ là 23%. Điều này cho thấy cơ cấu cán bộ và cơ cấu trình độ chuyên môn là phù hợp với tính chất công việc và tính chất văn hóa của vùng. Cụ thể là, tại cơ quan Tổng cục Hải quan, là cơ quan đầu não, nơi có ban lãnh đạo Tổng cục Hải quan là ngƣời lãnh đạo cao nhất cùng các cơ quan chuyên môn, giúp việc cho lãnh đạo Tổng cục trong việc đƣa ra các quyết sách, đƣờng lối, chủ trƣơng cho hoạt động của ngành thì số lƣợng cán bộ không quá đông, nhƣng trình độ chuyên môn cao. Còn ở tại các cục Hải quan tỉnh, thành phố, là nơi thực thi pháp luật Hải quan, trình độ chuyên môn không đòi hỏi quá cao, nhƣng lực lƣợng đông đảo. Với các cục Hải 19
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan