Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Nâng cao chất lượng tín dụng tại chi nhánh nhno & ptnt quảng an...

Tài liệu Nâng cao chất lượng tín dụng tại chi nhánh nhno & ptnt quảng an

.PDF
93
71284
130

Mô tả:

MỤCLỤC Trang MỤCLỤC .................................................................................................. 1 LỜIMỞĐẦU .............................................................................................. 4 CHƢƠNG I: NHỮNGLÝLUẬNCƠBẢNVỀCHẤTLƢỢNGTÍNDỤNGNGÂNHÀNGTHƢƠNGM ẠI 1.1. Ngân hàng thƣơng mại ................................................................... 5 1.1.1 Khái niệm. ...................................................................................... 5 1.1.2. Các hoạt động chủ yếu của Ngân hàng Thương Mại .................... 7 1.2. Tín dụng của Ngân hàng Thƣơng Mại ........................................ 9 1.2.1. Khái niệm ....................................................................................... 9 1.2.2. Các hình thức tín dụng của Ngân hàng Thương Mại................... 10 1.3. Chất lƣợng tín dụng ngân hàng ..................................................14 1.3.1. Quan niệm chất lượng tín dụng ngân hàng ................................14 1.3.2. Sự cần thiết phải nâng cao chất lượng tín dụng ngân hàng .......16 1.3.3- Các chỉ tiêu đánh giá chất lượng tín dụng ngân hàng ................19 1.3.4- Các nhân tốảnh hưởng đến chất lượng tín dụng ngân hàng ........26 CHƢƠNG 2: THỰCTRẠNGCHẤTLƢỢNGTÍNDỤNGTẠI CHINHÁNH NHNO& PTNT QUẢNG AN 2.1. Khái quát chung về Chi nhánh NHNo & PTNT Quảng An ...36 2.1.1- Quá trình hình thành và phát triển của Chi nhánh NHNo & PTNT Quảng An .............................................................................................36 2.1.2. Cơ cấu tổ chức của Chi nhánh NHNo & PTNT Quảng An .........37 2.1.3. Khái quát về kết quả hoạt động của Chi nhánh NHNo & PTNT Quảng An ........................................................................................................39 2.2. Thực trạng chất lƣợng tín dụng tại Chi nhánh NHNo & PTNT ..........................................................................................................................46 2.2.1. Quy mô tín dụng .........................................................................46 1 2.2.2. Cơ cấu tín dụng ...........................................................................47 2.2.3. Thu nhập từ hoạt động tín dụng ...................................................53 2.2.4. Tỷ lệ nợ quá hạn ...........................................................................54 2.2.5. Vòng quay vốn tín dụng ...............................................................54 2.3. Đánh giá chất lƣợng tín dụng tại Chi nhánh NHNo & PTNT Quảng An ........................................................................................................56 2.3.1. Những mặt đãđạt được ................................................................56 2.3.2. Những mặt hạn chế và nguyên nhân ...........................................57 CHƢƠNG 3 : GIẢIPHÁPNÂNGCAOCHẤTLƢỢNGTÍNDỤNG CHINHÁNH NHNO& PTNT QUẢNG AN 3.1. Định hƣớng hoạt động kinh doanh tại chi nhánh trong thời gian tới.............................................................................................................63 3.1.1. Định hƣớng chung ......................................................................63 3.1.2. Định hƣớng nâng cao chất lƣợng tín dụng ..............................65 3.2. Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lƣợng tín dụng Chi nhánh NHNo & PTNT Quảng An ................................................................66 3.2.1- Thực hiện chính sách tín dụng phù hợp với tình hình thực tế .....66 3.2.2- Nâng cao chất lượng công tác thẩm định ...................................67 3.2.3- Xây dựng chiến lược khách hàng đúng đắn hiệu quả..................68 3.2.4- Nâng cao trình độ nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ của chi nhánh 69 3.2.5- Một số giải pháp khác .................................................................70 3.3. Một số kiến nghị ............................................................................71 3.3.1- Kiến nghị với cơ quan nhàn nước có thẩm quyền, Quốc hội, Chính phủ .........................................................................................................71 3.3.2. Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam .........................72 3.3.3 . Kiến nghị với cơ quan các cấp ...................................................73 3.3.4 . Kiến nghị với NHNo & PTNT Việt Nam .................................74 KẾTLUẬN ...............................................................................................77 TÀILIỆUTHAMKHẢO ........................................................................................ 78 2 3 LỜIMỞĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Trong năm 2006, nền kinh tế xã hội nước ta gặp nhiều khó khăn như giá xăng dầu, giá vàng biến động gây sức ép tăng giá các mặt hàng khác. Mặt khác, với sự tác động không thuận lợi của thiên tai bất thường, dịch bệnh cúm gia cầm, lở mồm long móng nguy cơ tái phát gây khó khăn cho hoạt động sản xuất nông nghiệp vàđời sống. Nhưng với quyết tâm của Chính phủ, chỉđạo của các Ban ngành cùng sự phấn đấu vượt khó của các thành phần kinh tế, nền kinh tế nước ta tiếp tục tăng trưởng, GDP tăng 8,17%, lạm phát kiềm chếở mức thấp hơn tổng GDP,…. Trong hoạt động Ngân hàng những năm gần đây tiếp tục phát triển tốt, góp phần kiểm soát lạm phát, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Các Ngân hàng Thương mại (NHTM) mở rộng mạng lưới hoạt động từng bước tiến tới cổ phần hóa để thu hút vốn đầu tư và công nghệ. Các chi nhánh Ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam cũng tăng dần thị phần hoạt động tín dụng và có thế mạnh về công nghệ và kinh nghiệm thị trường. Lãi suất đầu vào có xu hướng tăng, nhất làở các Ngân hàng Thương mại Cổ phần, rủi ro trong hoạt động kinh doanh của các tổ chức tín dụng nhất là lĩnh vực cấp tín dụng có biểu hiện tăng: Nợ xấu có xu hướng tăng cao, thị trường nhàđất trầm lắng thu hồi vốn chậm, tình trạng nợ trong xây dựng cơ bản xử lý chậm, kéo theo vốn vay của các NHTM bị tồn đọng. Chi nhánh NHNo & PTNT Quảng An là một chi nhánh cấp I trực thuộc NHNo & PTNT Việt Nam được thành lập năm 2004. Tuy là một chi nhánh mới thành lập lại hoạt động trên địa bàn thủđô là trung tâm kinh tế chính trị của cả nước, tập trung nhiều NHTM lớn và có sự cạnh tranh khốc liệt nhưng Chi nhánh NHNo & PTNT Quảng An đãđứng vững được trên 4 thịtrường trở thành một trong số các chi nhánh hoạt động hiệu quả nhất của NHNo & PTNT Việt Nam tại Hà Nội vàđang trên đà phát triển mở rộng thị phần. Tuy nhiên, do là một đơn vị mới thành lập cơ sở vật chất còn thiếu so với yêu cầu đòi hỏi của hoạt động Ngân hàng. Mạng lưới tổ chức chưa đủ, thị phần còn thấp, đang trong giai đoạn gây dựng thương hiệu uy tín khách hàng chiếm lĩnh thị phần. Hoạt động kinh doanh chủ yếu dựa và hoạt động tín dụng nhưng do phải cạnh tranh với các NHTM lớn tại Hà Nội nên hoạt động tín dụng tuy có phát triển song tiềm ẩn rủi ro khá lớn. Là một cán bộ tín dụng của Chi nhánh NHNo & PTNT Quảng An trong qua trình làm việc, tiếp cận với thực tế bằng kinh nghiệm vàđánh giá của bản thân đã giúp tôi nhận biết được phần nào thực trạng chất lượng tín dụng tại chi nhánh trong những năm qua. Vì vậy, tôi đã quyết định lựa chọn đề tài " Nâng cao chất lượng tín dụng tại Chi nhánh NHNo & PTNT Quảng An" để hoàn thành luận văn Thạc sỹ kinh tế của mình. 2. Mục đích nghiên cứu - Nghiên cứu: Chất lượng tín dụng của Chi nhánh NHNo & PTNT Quảng An - Phân tích đánh giá thực trạng chất lượng tín dụng của Chi nhánh NHNo & PTNT Quảng An - Đề xuất các giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại Chi nhánh NHNo & PTNT Quảng An 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng : Chất lượng tín dụng của ngân hàng thương mại - Phạm vi nghiên cứu: Chi nhánh NHNo & PTNT Quảng An từ thời gian 2004 đến thời gian 2006 5 4. Phƣơng pháp nghiên cứu - Phương pháp luận: Phương pháp duy vật biện chứng, duy vật lịch sử - Tư duy logích biện chứng: Trên cơ sở phương pháp luận duy vật biện chứng, duy vật lịch sử - Các phương pháp nghiên cứu chủ yếu được sử dụng trong bài: Phân tích, thống kê, tổng hợp, điều tra, kiểm soát 5. Đóng góp của đề tài Luận văn là vận dụng lý thuyết để phân tích, đánh giá thực trạng chất lượng tín dụng đối với Chi nhánh NHNo & PTNT Quảng An trong thời gian qua, từđó thấy được những thành công cũng như hạn chế và xác định rõ nguyên nhân làm căn cứđưa ra những giải pháp thích hợp nâng cao chất lượng tín dụng góp phần tăng hiệu quả, tăng khả năng cạnh tranh của chi nhánh. 6. Kết cấu luận văn Ngoài phần mởđầu và kết luận, luận văn được kết cấu thành 3 chương với nội dung căn bản sau: Chương 1: Chất lƣợng tín dụng của Ngân hàng Thƣơng mại Chương 2: Thực trạng chất lƣợng tín dụng tại Chi nhánh NHNo & PTNT Quảng An Chương 3: Giải pháp nâng cao chất lƣợng tín dụng tại Chi nhánh NHNo & PTNT Quảng An 6 Chƣơng 1 CHẤTLƢỢNGTÍNDỤNGCỦA NGÂNHÀNG THƢƠNGMẠI 1.1. Ngân hàng thƣơng mại 1.1.1. Khái niệm Ngân hàng Thƣơng mại Theo giới sử học, ngân hàng đầu tiên đã ra đời cách đây hơn 2000 năm ở Hy Lạp. Ngân hàng khi đó chỉ mang ý nghĩa là nơi đổi từ ngoại tệ sang bản tệ cho khách du lịch và chiết khấu thương phiếu cho các nhà buôn, với cách tổ chức ban đầu rất gọn nhẹ chỉ là một người ngồi ở chiếc bàn nhỏ hoặc một cửa hiệu nhỏ. Vì vậy khái niệm “ngân hàng”, xuất phát từ chữ La tinh là “bancus” có nghĩa là “bàn tiền”. Trong chếđộ chiếm hữu nô lệ và phong kiến, nghiệp vụ ngân hàng gắn liền với việc cho vay nặng lãi, với những người đi vay chủ yếu là tầng lớp thống trị và những người sản xuất hàng hoá giản đơn. Vào giữa thế kỷ 16, khi tầng lớp thống trị không thu được thuế của dân, họ dựa vào quyền lực mà tuyên bố không trả nợ ngân hàng dẫn đến hàng loạt ngân hàng bị phá sản. Chuyển sang phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa, sản xuất và lưu thông hàng hoá phát triển, nhu cầu vốn vay tăng lên. Nhưng các nhà tư bản không chịu vay vốn của các ngân hàng vì lãi suất quá cao, chiếm hết toàn 7 bộlợi nhuận và một phần vốn tự có của họ. Họđã hùn vốn lập ra các ngân hàng để cho vay với mức lãi suất vừa phải thấp hơn lợi nhuận bình quân, làm cho các ngân hàng cho vay nặng lãi từ thời Trung cổ bắt đầu buộc phải hạ lãi suất và chuyển sang kinh doanh như các ngân hàng tư bản. Trong suốt thế kỷ 18, các ngân hàng ở lục địa châu Âu, Bắc Âu, Bắc Mỹđãđời hàng loạt. Việc ứng dụng phương thức sản xuất lớn trong thời kỳ này đòi hỏi một sự mở rộng tương tứng trong thương mại toàn cầu để tiêu thụ các sản phẩm công nghiệp, do đó kéo theo yêu cầu phát triển các phương thức thanh toán và tín dụng mới. Chính vì vậy đã làm cho hoạt động ngân hàng trở nên đa dạng hơn về loại hình. Ngày nay, hệ thống ngân hàng thương mại là hệ thống ngân hàng cấp hai, có mối quan hệ trực tiếp với mọi thành phần kinh tế. Và ngân hàng thương mại đã trở thành một trong những tổ chức tài chính quan trọng nhất bởi nó không chỉđơn thuần nhận tiền gửi và cho vay mà còn đóng vai trò là trung gian thanh toán, làđại lí, người bảo lãnh, hay góp phần thực hiện chính sách của Chính phủ nhằm thực hiện các mục tiêu kinh tế - xã hội. Do đó, khái niệm về ngân hàng thương mại cũng rất phong phú. Ở Mỹ, “bất kỳ tổ chức nào cung cấp tài khoản tiền gửi cho phép khách hàng rút tiền theo yêu cầu (như bằng cách viết séc hay bằng việc rút tiền điện tử) và cho vay đối với các tổ chức kinh doanh hay cho vay thương mại sẽđược xem là một ngân hàng”. Tuy nhiên để phân biệt ngân hàng thương mại với các tổ chức tài chính phi ngân hàng khác, Cục dự trữ liên bang Mỹđã quy địng rằng: “việc cho vay đối với cá nhân và hộ gia đình cũng là một trong những hoạt động ngân hàng tiêu biểu để phân biệt ngân hàng với các tổ chức tài chính khác”. Quốc hội Mỹ cũng đã thêm vào quy định của 8 mình, theo đó: “ngân hàng được định nghĩa như một công ty là thành viên của Công ty bảo hiểm tiền gửi liên bang”. Mặt khác, với cách tiếp cận dựa trên những loại hình dịch vụ mà các ngân hàng cung cấp thì “ngân hàng là tổ chức loại hình tổ chức tài chính cung cấp một danh mục các dịch vụ tài chính đa dạng nhất - đặc biệt là tín dụng, tiết kiệm và dịch vụ thanh toán - và thực hiện nhiều chức năng tài chính nhất so với bất kỳ một tổ chức kinh doanh nào trong nền kinh tế”. Trên nhiều góc độ, các cơ quan chức năng của Mỹđãđưa ra những cách tiếp cận khác nhau về khái niệm ngân hàng thương mại. Trong khi đó, hệ thống ngân hàng Việt Nam trước đây là hệ thống ngân hàng một cấp, vừa làm nhiệm vụ của ngân hàng phát hành, vừa thực hiện chức năng của ngân hàng kinh doanh tiền tệ. Trước yêu cầu đổi mới toàn diện nền kinh tế, hệ thống ngân hàng Việt Nam đãđược chuyển thành hệ thống ngân hàng hai cấp. Các ngân hàng thương mại được thành lập và hoạt động dưới sựđiều chỉnh của pháp lệnh ngân hàng, sau đó là luật các tổ chức tín dụng và các văn bản pháp luật khác có liên quan. Theo đó: “Ngân hàng là loại hình tổ chức tín dụng được thực hiện toàn bộ hoạt động ngân hàng và các hoạt động kinh doanh khác có liên quan. Theo tính chất và mục tiêu hoạt động, các loại hình ngân hàng gồm ngân hàng thương mại, ngân hàng phát triển, ngân hàng đầu tư, ngân hàng chính sách, ngân hàng hợp tác và các loại hình ngân hàng khác”. Mà “tổ chức tín dụng là doanh nghiệp được thành lập theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật để hoạt động kinh doanh tiền tệ, làm dịch vụ ngân hàng với nội dung nhận tiền gửi và sử dụng tiền gửi để cấp tín dụng, cung ứng các dịch vụ thanh toán.” Do đó, ngân hàng thương mại ở Việt Nam là: “ngân hàng được thực hiện toàn bộ hoạt động ngân hàng và các hoạt động kinh doanh khác có liên 9 quan vì mục tiêu lợi nhuận, góp phần thực hiện các mục tiêu kinh tế của nhà nước”. Như vậy, ngân hàng thương mại, với tư cách là một trung gian tài chính, tương tự các tổ chức kinh doanh khác là lấy lợi nhuận làm mục tiêu hoạt động, nhưng khác ởđối tượng kinh doanh vìđối tượng kinh doanh của các ngân hàng thương mại là hàng hoáđặc biệt - tiền tệ. 1.1.2. Các hoạt động chủ yếu của Ngân hàng Thƣơng Mại Ngân hàng là loại hình tổ chức tài chính cung cấp một danh mục các dịch vụ tài chính đa dạng nhất - đặc biệt là tín dụng, tiết kiệm và dịch vụ thanh toán. Hoạt động của một ngân hàng thương mại xét về một khía cạnh nào đó cũng khá giống như một doanh nghiệp kinh doanh bình thường, điểm khác biệt là các NHTM kinh doanh "quyền sử dụng tiền tệ". Với hai chức năng chủ yếu là tạo tiền và kinh doanh tiền tệ nhằm mục tiêu sinh lợi, một ngân hàng thương mại có các hoạt động chủ yếu sau đây: a) Hoạt động huy động vốn Đểđáp ứng nhu cầu vốn của khách hàng, ngoài nguồn vốn của bản thân mình, các ngân hàng thương mại tiến hành huy động các nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi trong nền kinh tế dưới các hình thức khác nhau, bao gồm: - Nguồn tiền gửi: Tiền gửi là nền tảng cho sự thịnh vượng và phát triển của ngân hàng, là cơ sở của các khoản cho vay và do đó là nguồn gốc sâu xa của lợi nhuận và sự phát triển của ngân hàng. Khách hàng gửi tiền vào ngân hàng với rất nhiều mục đích khác nhau hoặc để tiết kiệm hoặc để thanh toán, tuỳ theo mục đích của khách hàng ngân hàng có các hình thức huy động như: tiền gửi giao dịch, tiền gửi phi giao dịch. +Tiền gửi giao dịch đòi hỏi ngân hàng phải thanh toán ngay các lệnh rút tiền của khách hàng. Đây là một trong những nguồn vốn biến động nhất, kỳ hạn tiềm năng của tiền gửi giao dịch là ngắn nhất bởi vì nó có thểđược rút 10 ra bất kỳ lúc nào mà không cần phải báo trước. Tiền gửi giao dịch gồm tiền gửi có thể phát hành séc, uỷ nhiệm thu, uỷ nhiệm chi, tài khoản NOW, mạng. + Tiền gửi phi giao dịch là loại tiền được hình thành từ nguồn vốn của những người muốn dành một khoản tiền cho những mục tiêu hay nhu cầu tài chính được dự tính trước trong tương lai. Lãi suất của loại tiền gửi này cao hơn nhiều so với tiền gửi giao dịch. - Huy động vốn thông qua việc phát hành kỳ phiếu, tiết kiệm trái phiếu, chứng chỉ tiền gửi ... - Nguồn vay NHTW, các tổ chức tín dụng khác NHTW là ngân hàng của các ngân hàng, là người cho vay cuối cùng của các tổ chức tín dụng trong trường hợp họ không cóđủ khả năng thanh toán. Trong trường hợp này các ngân hàng thương mại vay tiền để bùđắp thiếu hụt, đảm bảo khả năng thanh khoản trong trường hợp cần thiết. Việc huy động vốn một cách hợp lý, với chi phí và cơ cấu phù hợp sẽ góp phần không nhỏ vào hiệu quả kinh doanh của một ngân hàng. b) Hoạt động tín dụng Khả năng cho vay đối với khách hàng chính làđiều kiện để ngân hàng tồn tại và phát triển. Huy động được vốn rồi, ngân hàng phải có kế hoạch sử dụng nguồn vốn đó sao cho hợp lý và có hiệu quả nhất. Chỉ có lãi thu được từ hoạt động tín dụng mới bùđắp được chi phí tiền gửi, chi phí dự trữ, chi phí kinh doanh, chi phí quản lý. Khi nền kinh tế phát triển nhu cầu sử dụng vốn tăng lên, các doanh nghiệp tìm đến với ngân hàng như một chỗ dựa. c) Hoạt động trung gian Các nghiệp vụ trung gian bao gồm: thanh toán hộ, chuyển tiền, thu hộ, bảo lãnh, mở L/C, cung cấp thông tin về kinh doanh, đầu tư và quản trị doanh nghiệp, quản lý hộ tài sản…, các nghiệp vụ này được thực hiện theo 11 sự uỷ nhiệm của khách hàng trên cơ sở khách hàng có tài khoản thanh toán tại ngân hàng. Những nghiệp vụ này cũng mang lại cho ngân hàng một khoản thu nhập dưới dạng phí dịch vụ. Điều đó cóý nghĩa lớn trong việc đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của khách hàng và nhu cầu phát triển cũng như cạnh tranh của ngân hàng. 1. 2. Tín dụng của Ngân hàng Thƣơng mại 1.2.1. Khái niệm Hoạt động tín dụng là một trong những hoạt động chủ yếu của ngân hàng. Tín dụng là chức năng kinh tế hàng đầu của các ngân hàng thương mại, nhằm tài trợ cho các doanh nghiệp, cá nhân và các cơ quan Chính phủ. Cùng với sự phát triển của nền kinh tế, nhu cầu vốn ngày càng tăng, hoạt động tín dụng của các ngân hàng thương mại lại ngày một cần thiết hơn. Tín dụng là một quan hệ kinh tế trong đó có sự chuyển nhượng tạm thời một lượng giá trị (hình thái tiền tệ hay hiện vật) từ người sở hữu sang người sử dụng để sau một thời gian thu về một lượng giá trị lớn hơn lượng giá trị ban đầu với những điều kiện mà hai bên thoả thuận. Tín dụng ngân hàng là quan hệ tín dụng bằng tiền tệ giữa một bên là Ngân hàng với một bên là tất cả các tổ chức cá nhân trong xã hội, trong đó Ngân hàng giao quyền sử dụng tiền cho họ với những điều kiện thoả thuận nhất định (thời gian, lãi suất, khối lượng, điều kiện đảm bảo). Theo quyết định số 1627/2001/QĐ-NHNN ngày 31/12/2001 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước định nghĩa như sau về hoạt động cho vay: "Cho vay là một hình thức cấp tín dụng, theo đó tổ chức tín dụng giao cho khách hàng sử dụng một khoản tiền để sử dụng vào mục đích và thời gian nhất định theo thỏa thuận với nguyên tắc có hoàn trả cả gốc và lãi". 12 1.2.2. Các hình thức tín dụng của Ngân hàng thƣơng mại Việc phân loại các hình thức tín dụng thường được dựa vào một số tiêu thức nhất định. Căn cứđó ngân hàng thiết lập quy trình cho vay, nâng cao hiệu quả tín dụng và quản lý rủi ro tín dụng được tốt hơn. a) Căn cứ vào mục đích - Cho vay bất động sản: bao gồm các khoản cho vay xây dựng ngắn hạn và giải phóng mặt bằng cũng như các khoản cho vay dài hạn tài trợ cho việc mua đất canh tác, nhà, trung tâm thương mại và mua các tài sản nước ngoài. Đối với loại hình cho vay này, ngân hàng được bảo đảm bằng chính tài sản thực: đất đai, toà nhà và các công trình khác. - Cho vay đối với các tổ chức tài chính: bao gồm các khoản tín dụng dành cho ngân hàng, công ty bảo hiểm, công ty tài chính và các tổ chức tài chính khác. - Cho vay nông nghiệp: nhằm hỗ trợ nông dân trong hoạt động gieo trồng, thu hoạch và bảo quản sản phẩm. - Cho vay công nghiệp và thương mại: giúp doanh nghiệp trang trải các chi phí như mua hàng, nhập kho, trả thuế, trả lương cho cán bộ công nhân viên. - Cho vay đối với các cá nhân: giúp tài trợ cho việc mua ô tô, nhàở, trang thiết bị gia đình, vật liệu xây dựng để sửa chữa, hiện đại hóa nhà cửa hay trang trải các khoản viện phí và các chi phí cá nhân khác. - Cho vay khác: gồm các khoản cho vay không được xếp ở trên và các khoản cho vay kinh doanh chứng khoán. - Tài trợ thuê mua: ngân hàng mua thiết bị máy móc hay phương tiện và cho khách hàng thuê. 13 b) Căn cứ vào kỳ hạn - Cho vay ngắn hạn: những khoản cho vay có kỳ hạn tối đa đến 12 tháng, được xác định phù hợp với chu kỳ sản xuất, kinh doanh và khả năng trả nợ của khách hàng. - Cho vay trung, dài hạn: những khoản cho vay được xác định chủ yếu đểđầu tư mua sắm tài sản cốđịnh, đổi mới trang thiết bị, công nghệ, mở rộng sản xuất kinh doanh, xây dựng các dựán có quy mô thu hồi vốn lớn. Loại cho vay này đang ngày càng được các ngân hàng chú trọng phát triển, một mặt chúng đáp ứng nhu cầu vay vốn của doanh nghiệp, mặt khác chúng cũng phù hợp với khả năng vốn của các ngân hàng thương mại. Thời hạn cho vay trung hạn là từ 12 tháng đến 60 tháng, thời hạn cho vay dài hạn từ 60 tháng trở lên nhưng không quá thời hạn hoạt động còn lại theo quyết định thành lập hoặc giấy phép thành lập đối với pháp nhân và không quá 15 năm đối với cho vay các dựán đầu tư phục vụđời sống. c) Căn cứ vào mức độ tín nhiệm đối với khách hàng - Tín dụng không bảo đảm: là loại tín dụng không có tài sản thế chấp, cầm cố hay bảo lãnh của người thứ ba, việc cho vay chỉ dựa vào uy tín của bản thân khách hàng. Ngân hàng không nắm giữ một loại tài sản nào của người vay để thanh lý nhằm thu hồi khoản vay khi có vi phạm hợp đồng mà thay vào đó là những điều kiện: phương án kinh doanh được ngân hàng đánh giá có tính khả thi, có khả năng đem lại lợi nhuận cao; doanh nghiệp phải kinh doanh có lãi trong hai năm liền kề thời điểm vay vốn. Khách hàng là những khách hàng tốt, trung thực trong kinh doanh, khả năng tài chính lành mạnh, quản trị có hiệu quả, khi đó ngân hàng dựa vào uy tín của khách hàng mà không cần nguồn thu nợ bổ sung. - Tín dụng có bảo đảm: là hình thức tín dụng dựa trên cơ sở ngân hàng nắm giữ các tài sản thuộc sở hữu trực tiếp của người đi vay hoặc thuộc 14 sởhữu của người bảo lãnh. Các hình thức bảo đảm thường gặp là: thế chấp, cầm cố, hoặc bảo lãnh. Mục đích của việc này là khi có sự vi phạm hợp đồng tín dụng ngân hàng có quyền xử lý các tài sản đóđể thu hồi tiền cho vay. Sự bảo đảm này là căn cứ pháp lýđể ngân hàng có thêm một nguồn thứ hai, bổ sung cho nguồn thu nợ thứ nhất thiếu chắc chắn. Các tài sản bảo đảm ởđây thường là các bất động sản, động sản thuộc quyền sở hữu của bên đi vay, được phép giao dịch, không có tranh chấp, tài sản được bảo hiểm theo quy định của pháp luật. d) Căn cứ vào hình thái giá trị của tín dụng - Tín dụng bằng tiền: là loại hình tín dụng được cung cấp bằng tiền. Đây là hình thức cấp tín dụng chủ yếu của ngân hàng vàđược thực hiện bằng các kỹ thuật khác nhau như: tín dụng ứng trước, thấu chi, tín dụng thời vụ, tín dụng trả góp. - Tín dụng bằng tài sản: là hình thức cho vay bằng tài sản rất phổ biến vàđa dạng, màđiển hình nhất là tài trợ thuê mua. Theo phương thức này ngân hàng hoặc công ty thuê mua (công ty con của Ngân hàng) cung cấp trực tiếp tài sản cho khách hàng và theo định kỳ khách hàng hoàn trả nợ vay gồm cả gốc và lãi. e) Căn cứ vào xuất xứ của tín dụng - Cho vay trực tiếp: ngân hàng cấp vốn trực tiếp cho những khách hàng có nhu cầu, đồng thời người đi vay trực tiếp hoàn trả nợ vay cho ngân hàng. - Cho vay gián tiếp: là khoản cho vay được thực hiện thông qua việc mua lại các khếước hoặc chứng từ nợđược phát sinh và còn trong thời hạn thanh toán. Các hình thức này gồm có: chiết khấu, mua lại các phiếu bán hàng, nghiệp vụ thanh lý. 15 f) Căn cứ vào phương thức cho vay Theo quy chế cho vay của các tổ chức tín dụng ban hành ngày 31/12/2001, ngân hàng tiến hàng cho vay theo các phương thức như sau: - Cho vay từng lần: mỗi lần vay vốn khách hàng và ngân hàng tiến hành thực hiện những thủ tục vay vốn cần thiết và ký kết hợp đồng tín dụng. Phương thức này áp dụng với những khách hàng có nhu cầu vay vốn không thường xuyên, sản xuất không ổn định, kinh doanh theo thời vụ, thương vụ. - Cho vay theo hợp đồng tín dụng: ngân hàng và khách hàng xác định, thoả thuận một hạn mức tín dụng duy trì trong một thời hạn nhất định hoặc theo chu kỳ sản xuất, kinh doanh. - Cho vay theo dựán đầu tư: ngân hàng cho khách hàng vay vốn để thực hiện đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và các dựán đầu tư phục vụđời sống. - Cho vay hợp vốn: một nhóm tổ chức tín dụng cùng cho vay đối với một dựán vay vốn hoặc phương án vay vốn của khách hàng. Trong đó có một tổ chức tín dụng làm đầu mối dàn xếp, phối hợp với các tổ chức tín dụng khác. Ngoài ra cho vay hợp vốn còn phải thực hiện theo quy chếđồng tài trợ của các tổ chức tín dụng do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ban hành. Cho vay hợp vốn cóưu điểm là san sẻđược rủi ro song nhược điểm là nới lỏng việc kiểm soát tiền vay khách hàng. - Cho vay trả góp: khi vay vốn, ngân hàng và khách hàng xác định và thoả thuận số lãi vốn vay phải trả cộng với số nợ gốc chưa được chia ra để trả nợ theo nhiều kỳ hạn trong thời hạn cho vay. - Cho vay theo hạn mức tín dụng: khách hàng và ngân hàng xác định và thoả thuận một hạn mức tín dụng duy trì trong một khoảng thời gian nhất định. Việc cho vay và thu nợđan xen nhau, không phân định ranh giới, thời điểm cụ thể lúc nào cho vay, lúc nào thu nợ. Phương thức này áp dụng đối 16 với các khách hàng có nhu cầu vay trả thường xuyên, tình hình kinh doanh ổn định, vòng quay vốn nhanh và có tín nhiệm trong quan hệ tín dụng. - Cho vay theo dựán đầu tư: Tổ chức tín dụng cho khách hàng vay vốn để thực hiện các dựán đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và các dựán đầu tư phục vụđời sống. - Cho vay thông qua nghiệp vụ phát hành và sử dụng thẻ tín dụng: Tổ chức tín dụng chấp thuận cho khách hàng được sử dụng số vốn vay trong phạm vi hạn mức tín dụng để thanh toán tiền mua hàng hoá, dịch vụ và rút tiền mặt tại máy rút tiền tựđộng hoặc điểm ứng tiền mặt làđại lý của tổ chức tín dụng. Khi cho vay phát hành và sử dụng thẻ tín dụng, tổ chức tín dụng và khách hàng phải tuân theo các quy định của Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về phát hành và sử dụng thẻ tín dụng. - Cho vay theo hạn mức tín dụng dự phòng: Tổ chức tín dụng cam kết đảm bảo sẵn sàng cho khách hàng vay vốn trong phạm vi hạn mức tín dụng nhất định. Tổ chức tín dụng và khách hàng thoả thuận thời hạn hiệu lực của hạn mức tín dụng dự phòng, mức phí trả cho hạn mức tín dụng dự phòng. - Cho vay theo hạn mức thấu chi: Là việc cho vay mà tổ chức tín dụng thoả thuận bằng văn bản chấp thuận cho khách hàng chi vượt số tiền có trên tài khoản thanh toán của khách hàng phù hợp với các quy định của Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về hoạt động thanh toán qua các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán. Các phương thức cho vay khác mà pháp luật không cấm, phù hợp với quy định tại Quy chế cho vay vàđiều kiện hoạt động kinh doanh của tổ chức tín dụng vàđặc điểm của khách hàng vay 1.3. Chất lƣợng tín dụng Ngân hàng 1.3.1 Quan niệm chất lƣợng tín dụng Ngân hàng 17 Hoạt động tín dụng hiện nay mang lại phần lợi nhuận lớn nhất cho các ngân hàng thương mại. Tuy nhiên, lợi nhuận trong hoạt động tín dụng lại gắn liền với chất lượng tín dụng, Vậy chất lượng tín dụng là gì? Khi nói đến chất lượng người ta thường nghĩđến chất lượng của hàng hoá và dịch vụ thông thường. Đó là sựđáp ứng các yêu cầu của khách hàng về tính năng kỹ thuật và tính kinh tế (thể hiện ở chi chí cóđược sản phẩm, chi phíđể sử dụng sản phẩm và hiệu quả sử dụng sản phẩm). Như vậy, chất lượng của hàng hoá dịch vụ nói chung là chất lượng đối với khách hàng (người tiêu dùng), là một trong những yếu tốđể thu hút khách hàng. Ví dụ như, khi đi mua một chiếc ti vi màu, bạn thường xem xem chiếc tivi đó hình ảnh có sắc nét không, âm thanh có trung thực, hình dáng kích thước của tivi có gọn nhẹ, bắt mắt hay không, việc điều khiển tivi có dễ dàng tiện lợi không. Tất cả những biểu hiện trên đều phản ánh chất lượng của hàng hoá là chiếc tivi màu. Hoặc đối với dịch vụ cắt tóc, chất lượng của dịch vụ này thể hiện ở tay nghề của người thợ có thể tạo ra cho khách hàng một kiểu tóc hợp với khuôn mặt cùng với thái độ phục vụ niềm nở, lịch sự. Cũng giống như chất lượng hàng hoá dịch vụ thông thường, chất lượng tín dụng là yếu tố sống còn đối với hoạt động của một ngân hàng thương mại bởi chất lượng tín dụng thể hiện ở khả năng hoàn trả nợđúng hạn của người đi vay cho ngân hàng. Nhưng điểm khác cơ bản ởđây là: chất lượng tín dụng không phải làđiểm thu hút sự quan tâm của những người đi vay mà chất lượng tín dụng là yếu tố quan tâm của các nhân viên tín dụng và các nhà quản trị ngân hàng. Mặc dù hệ thống ngân hàng thương mại của các quốc gia trên thếđã rất phát triển, nhiều ngân hàng lớn đã vươn tầm hoạt động tín dụng của mình ra nhiều khu vực, nhiều nước trên thế giới, nhưng vẫn chưa có một định nghĩa chính xác về chất lượng tín dụng của một ngân hàng thương mại. Chất lượng 18 tín dụng vẫn chỉđược bao hàm trong chất lượng tài sản có của ngân hàng. Mà chất lượng tài sản có của ngân hàng là chỉ tiêu tổng hợp nhất nói lên khả năng bền vững về mặt tài chính, khả năng sinh lời và năng lực quản lý của một ngân hàng. Chất lượng tín dụng có vai trò rất quan trọng đối với hoạt động tín dụng nói chung cũng như tổng thể hoạt động của ngân hàng. Chất lượng tín dụng quyết định khả năng thu hồi vốn và lãi cho ngân hàng. Trong khi các khoản cho vay đối với khách hàng (là các tổ chức kinh tế và các cá nhân) chiếm đến 70% tổng tài sản có, nguồn thu nhập từ lãi cho vay là nguồn thu nhập chủ yếu của một ngân hàng thương mại. Vì vậy chất lượng tín dụng quyết định khả năng thu lợi nhuận của ngân hàng. Chất lượng tín dụng tốt không chỉ nhằm đảm bảo an toàn cho hoạt động của mỗi ngân hàng riêng lẻ mà còn cho cả hệ thống bởi mối quan hệ mật thiết của các ngân hàng thương mại với tổng thể nền kinh tế cũng như với từng chủ thể kinh tế bằng vai trò thực thi chính sách tiền tệ vàđiều tiết vĩ mô nền kinh tế của mình. Do vây có thể hiểu “Chất lượng tín dụng là một chỉ tiêu tổng hợp, phản ánh sức mạnh cạnh tranh, sự thích nghi của ngân hàng với môi trường bên ngoài để ngân hàng có thể tồn tại và phát triển” 1.3.2 Sự cần thiết phải nâng cao chất lƣợng tín dụng a, Chất lượng tín dụng đối với phát triển của nền kinh tế - xã hội Sinh ra từ nền sản xuất hàng hoá, tín dụng đã có những đóng góp đáng kể trong việc thúc đẩy quá trình tích tụ và tập trung vốn để thúc đẩy tiến trình phát triển của xã hội. Lịch sửđã chứng minh điều đó thông qua sự ra đời và phát triển xã hội loài người qua các hình thái kinh tế xã hội. Ngày nay, cùng với sự phát triển của sản xuất và lưu thông hàng hoá, tín dụng cũng ngày càng phát triển nhằm cung cấp thêm các phương tiện 19 giao dịch đểđáp ứng nhu cầu giao dịch ngày càng tăng trong toàn xã hội. Trong điều kiện đó, chất lượng tín dụng ngày càng được quan tâm, bởi lẽ: - Đảm bảo chất lượng tín dụng làđiều kiện để ngân hàng làm tốt vai trò trung tâm thanh toán: Khi chất lượng tín dụng được đảm bảo sẽ tăng vòng quay vốn tín dụng, với một khối lượng tiền như cũ, có thể thực hiện số lần giao dịch lớn hơn, tạo điều kiện tiết kiệm tiền trong lưu thông, củng cố sức mua của đồng tiền. - Chất lượng tín dụng tạo điều kiện cho ngân hàng làm tốt chức năng trung gian tín dụng trong nền kinh tế quốc dân: là cầu nối giữa tiết kiệm vàđầu tư, tín dụng góp phần điều hoà vốn trong nền kinh tế. Tăng cường chất lượng tín dụng sẽ giảm thiểu lượng tiền thừa trong lưu thông. Điều đó không chỉ giải quyết mối quan hệ cung cầu về vốn trong nền kinh tế mà còn tạo điều kiện để mở rộng phạm vi thanh toán không dùng tiền mặt, từđó tiết kiệm chi phí lưu thông cho xã hội, góp phần vào việc điều hoà vàổn định lưu thông tiền tệ. - Chất lượng tín dụng góp phần kiềm chế lạm phát, ổn định tiền tệ, tăng trưởng kinh tế, tăng uy tín quốc gia: Điều này xuất phát từ nghiệm vụ tín dụng của NHTM có quan hệ chặt chẽ với khối lượng tiền mặt trong lưu thông, thông qua cho vay chuyển khoản, thực hiện thanh toán không dùng tiền mặt, các NHTM có khả năng mở rộng tiền ghi sổ gấp nhiều lần so với số tiền thực có. Xét về bản chất kinh tế, số tiền này bắt nguồn từđiều “kỳ diệu” của hệ thống ngân hàng (thường gọi là “khả năng tạo tiền”), chúng do “cơ sở” tạo ra nhưng khi đi vào lưu thông chúng đều có “quyền” thanh toán và chi trả như các phương tiện khác để rồi cuối cùng với xu hướng chung chúng sẽđược chuyển thành phương tiện có tính lỏng nhất, đó là tiền mặt. Chính vì vậy, tín dụng còn là nguyên nhân tiềm ẩn của lạm phát. Đảm bảo chất lượng tín dụng sẽ tạo điều kiện cho các NHTM cung cấp tổng phương 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan