Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Nâng cao chất lượng tín dụng cho doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng thương mạ...

Tài liệu Nâng cao chất lượng tín dụng cho doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương việt nam, chi nhánh hoàn kiếm

.DOC
79
69542
133

Mô tả:

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN VIỆN NGÂN HÀNG – TÀI CHÍNH ------˜˜µ˜˜------ CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP ĐỀ TÀI: NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ TẠI NGÂN HÀNG NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM - CHI NHÁNH HOÀN KIẾM Giảng viên hướng dẫn : PGS.TS HOÀNG XUÂN QUẾ Sinh viên thực hiện : Nguyễn Hùng Cường Lớp : Tài chính doanh nghiệp C Mã sinh viên : CQ501118 HÀ NỘI - 2012 Chuyên đề tốt nghiệp MỤC LỤC DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT DANH MỤC BẢNG BIỂU LỜI MỞ ĐẦU 1 CHƯƠNG 1: MỘT VÀI VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 4 1.1. KHÁI QUÁT VỀ DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ TRONG NỀN KINH TẾ QUỐC DÂN 4 1.1.1. Khái niệm và phân loại 4 1.1.1.1. Khái niệm 4 1.1.1.2. Phân loại các loại hình doanh nghiệp vừa và nhỏ 1.1.2. Đặc điểm của DN VVN: 7 1.2. HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG DN VVN CỦA NHTM 1.2.1. Khái niệm về hoạt động tín dụng của NHTM 10 1.2.2. Các hình thức cho vay DN VVN của NHTM 12 1.2.2.1. Phân loại theo kỳ hạn cho vay. 12 1.2.2.2. Phân loại theo phương thức cho vay 5 10 13 1.2.2.3. Phân loại theo tài sản đảm bảo khoản vay 14 1.2.2.4. Một số cách phân loại khác 14 1.2.3. Quy trình và nguyên tắc trong hoạt động cho vay của NHTM 1.2.3.1. Quy trình cho vay 14 14 1.2.3.2. Nguyên tắc cho vay 18 1.3. CHẤT LƯỢNG CHO VAY ĐỐI VỚI DN VVN CỦA NHTM 19 1.3.1. Khái niệm chất lượng cho vay 19 1.3.2. Một số chỉ tiêu đánh giá chất lượng tín dụng DN VVN của NHTM 19 1.3.3. Các nhân tố ảnh hưởng tới chất lượng cho vay đối với DN VVN của NHTM 24 1.3.3.1. Nhân tố chủ quan 24 1.3.3.2. Nhóm nhân tố khách quan 27 Nguyễn Hùng Cường – CQ500324 Chuyên đề tốt nghiệp CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG ĐỐI VỚI DN VVN TẠI NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƯƠNG CHI NHÁNH HOÀN KIẾM 29 2.1. KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM - CHI NHÁNH HOÀN KIếM 29 2.1.1. Cơ cấu tổ chức và mạng lưới hoạt động 29 2.1.1.1. Quá trình hình thành và phát triển 29 2.1.1.2. Cơ cấu tổ chức bộ máy 30 2.1.2. Thực trạng hoạt động kinh doanh tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam – chi nhánh Hoàn Kiếm 34 2.1.2.1. Hoạt động huy động vốn 34 2.1.2.2. Hoạt động cho vay 37 2.1.2.3. Các hoạt động dịch vụ khác 2.1.2.4. Tình hình kinh doanh: 40 42 2.2. THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG CHO VAY DN VVN TẠI NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM – CHI NHÁNH HOÀN KIẾM 43 2.2.1. Tình hình cho vay DN VVN 43 2.2.1.1. Số lượng khách hàng DN VVN 43 2.2.1.2. Doanh số cho vay DN VVN 43 2.2.1.3. Cơ cấu dư nợ cho vay 45 2.2.2. Chất lượng cho vay 48 2.2.2.1. Chỉ tiêu về nợ quá hạn, nợ xấu: 48 2.2.2.2. Tỉ lệ cho vay DN VVN có tài sản đảm bảo 2.2.2.3. Tỉ lệ trích lập dự phòng rủi ro 49 50 2.2.2.4. Tỉ lệ thu nhập từ cho vay DN VVN 50 2.2.2.5. Chỉ tiêu hiệu suất sử dụng vốn vay: 51 2.3. ĐÁNH GIÁ CHUNG CHẤT LƯỢNG CHẤT LƯỢNG CHO VAY DN VVN TẠI NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM, CHI NHÁNH HOÀN KIẾM 52 2.3.1. Những kết quả đạt được 52 2.3.2. Hạn chế và nguyên nhân 54 Nguyễn Hùng Cường – CQ500324 Chuyên đề tốt nghiệp CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƯƠNG CHI NHÁNH HOÀN KIẾM 57 3.1.PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM – CHI NHÁNH HOÀN KIẾM ĐẾN 2015 57 3.1.1. Định hướng phát triển chung 57 3.1.2. Định hướng phát triển hoạt động cho vay DN VVN của Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam – chi nhánh Hoàn Kiếm 58 3.2. GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG DN VVN TẠI NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM – CHI NHÁNH HOÀN KIẾM 59 3.2.1. Tiếp tục đẩy mạnh việc huy động vốn nhằm đắp ứng nhu cầu về vốn cho hoạt động tín dụng 59 3.2.2. Đa dạng hóa hoạt động tín dụng đối với DN VVN 60 3.2.3. Tăng cường công tác tư vấn, hỗ trợ đối với DN VVN61 3.2.4. Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát tiền vay và ngăn ngừa, xử lý nợ xấu 61 3.2.5. Nâng cao trình độ cán bộ công nhân viên, có định hướng phát triển nguồn nhân lực 63 3.3. KIẾN NGHỊ 64 3.3.1. Kiến nghị đối với Ngân Hàng Ngoại Thương Việt Nam 64 3.3.2. Kiến nghị đối với Ngân hàng Nhà nước 65 3.3.3. Kiến nghị đối với Chính phủ 67 KẾT LUẬN................................................................................................................... 69 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 71 Nguyễn Hùng Cường – CQ500324 Chuyên đề tốt nghiệp DANH MỤC BẢNG BIỂU DANH MỤC BẢNG: Bảng 1: Tiêu chí phân loại doanh nghiệp 6 Bảng 2: Tham khảo về tiêu chí doanh nghiệp vừa và nhỏ ở một số nước 7 Bảng 3: Quy trình tín dụng 17 Bảng 4: Kết cấu nguồn vốn huy động 35 Bảng 5: Kết cấu dư nợ cho vay giai đoạn 2009 – 2011 Bảng 6: Doanh số thu chi 3 năm của chi nhánh 38 42 Bảng 7. Doanh số cho vay DN VVN giai đoạn 2009 – 2011 44 Bảng 8. Cơ cấu dư nợ tín dụng DN VVN của chi nhánh giai đoạn 2009 - 2011 45 Bảng 9: Tỷ lệ nợ quá hạn, nợ xấu của tín dụng DN VVN giai đoạn 2009- 2011 48 Bảng 10: Dư nợ DN VVN có TSĐB 49 Bảng 10. Hiệu suất sử dụng vốn vay tại chi nhánh giai đoạn 2009 - 2011 51 DANH MỤC BIỂU ĐỒ: Biểu đồ 1: Sơ đồ tổ chức bộ máy Chi nhánh.......................................................31 Biểu đồ 2: Cơ cấu vốn huy động.........................................................................37 Biểu đồ 3: Kết cấu dư nợ tín dụng theo kì hạn....................................................40 Biểu đồ 4: Doanh số mua bán ngoại tệ 3 năm 2009- 2011..................................41 Biểu đồ 5.1: Dư nợ tín dụng DN VVN theo kỳ hạn............................................47 Biểu đồ 5.2: Dư nợ tín dụng DN VVN theo kỳ hạn............................................47 Nguyễn Hùng Cường – CQ500324 Chuyên đề tốt nghiệp DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT NHNN : Ngân nhà nước NHTM : Ngân hàng thương mại NH TMCP : Ngân hàng thương mại cổ phần NH : Ngân hàng VCB, Vietcombank: Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam PGD : Phòng Giao dich NQD : ngoài quốc doanh DN VVN : Doanh nghiệp vừa và nhỏ DN : Doanh nghiệp DNNN : Doanh nghiệp nhà nước CBQL : Cán bộ quản lý CBTD : Cán bộ tín dụng SXKD : Sản xuất kinh doanh GDP : Gross Domestic Product – Tổng sản phẩm quốc nội Nguyễn Hùng Cường – CQ500324 1 Chuyên đề tốt nghiệp LỜI MỞ ĐẦU Doanh nghiệp vừa và nhỏ (DN VVN) đã và đang đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển nền kinh tế quốc dân của đa số các quốc gia trên toàn thế giới, đặc biệt đối với một nước đang phát triển như Việt Nam. Hiện nay, theo số liệu thống kê, số DN VVN ở nước ta chiếm khoảng 96% các doanh nghiệp, và đang đóng gớp một phần đáng kể vào GDP của cả nước cũng như giải quyết một số lượng nhu cầu lao động. Thay vì chỉ xuất hiện ở các trung tâm kinh tế như những doanh nghiệp lớn, DN VVN trải rộng trên khắp các địa bàn cả nước và đóng góp vào nền kinh tế ở từng khu vực. Mặc dù DN VVN ở nước ta hiện nay có tốc độ phát triển tương đối khá nhưng đang gặp các khó khăn như: thiết bị, công nghệ lạc hậu, trình độ tổ chức và quản lý yếu kém, giá thành sản phẩm cao, thị trường không ổn định, bị hàng háo nhập lậu và hàng hóa của các doanh nghiệp lớn cạnh tranh gay gắt. Trong đó khó khăn lớn nhất hiện nay là vốn, trong khi nhu cầu vốn để các doanh nghiệp mở rộng sản xuất, đổi mới thiết bị, công nghệ đòi hỏi rất lớn thì vốn hiện có hiện có của các DN VVN lại rất ít, các nhà kinh doanh chưa tích luỹ được nhiều, chưa có thời gian để tích lũy vốn, tâm lý đầu tư trực tiếp vào các doanh nghiệp của công chúng còn rất hạn chế. Chính vì thế, các ngân hàng thương mại chính (NHTM) là chỗ dựa vững chắc, giải quyết bài toán về vốn cho các doanh nghiệp. Về tình hình vĩ mô, nền kinh tế Việt Nam đang đối mặt với nhiều diễn biến không thuận lợi, lạm phát cao và kéo dài trong nhiều năm đặt nền kinh tế vào tình trạng rất khó khăn. Tái cấu trúc nền kinh tế nói chung cũng như tái cấu trúc hệ thống ngân hàng nói riêng là mục tiêu của Chính phủ thời gian tới. Ngân hàng là định chế tài chính quan trọng nhất trong thị trường tài chính, mọi động thái đưa ra đều có tác động sâu rộng đến toàn thể các doanh nghiệp và nền kinh tế. Chính vì thế, yêu cầu đặt ra đối với ngân hàng là không những phải phát triển để thích nghi và tồn tại mà còn phải giữ vai trò tiên phong trong việc định hướng cho doanh nghiệp. Nguyễn Hùng Cường – CQ500324 Chuyên đề tốt nghiệp 2 Chính vì thế hoạt động tín dụng của NHTM không chỉ đơn thuần đem lại lợi nhuận cho ngân hàng mà còn góp phần thúc đấy sự phát triển của các doanh nghiệp, qua đó đóng góp vào sự phát triển chung của đất nước. Qua quá trình thực tập và tìm hiểu về nghiệp vụ cho vay tại Vietcombank – chi nhánh Hoàn Kiếm em nhận thấy hoạt động tín dụng DN VVN là hoạt động quan trọng chiếm tỷ trọng lớn trong dư nợ tín dụng của chi nhánh và luôn tăng trưởng tốt qua các năm. Tuy nhiên, kết quả đạt được vẫn chưa đạt chỉ tiêu lãnh đạo chi nhánh đã đề ra. Xuất phát từ thực tiễn đó, em đã chọn đề tài “Nâng cao chất lượng tín dụng cho doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại Thương Việt Nam, chi nhánh Hoàn Kiếm” Mục đích nghiên cứu Đề tài nghiên cứu với hi vọng đóng góp những phương hướng, giải pháp nhằm nâng cao chất lượng tín dụng của Vietcombank Hoàn Kiếm qua đó tăng cường khả năng cạnh tranh trên thị trường. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài là hoạt động tín dụng và chất lượng tín dụng của Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Hoàn Kiếm Phạm vi nghiên cứu là thực trạng hoạt động tín dụng và chất lượng tín dụng của ngân hàng TMCP Ngoại Thương Hoàn Kiếm từ năm 2008 đến nay Phương pháp nghiên cứu - Phân tích tổng hợp các nguồn tài liệu, các báo cáo của Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Hoàn Kiếm - Sử dụng các phương pháp phân tích định tính và định lượng. - Biện chứng khách quan. - Thống kê, so sánh, khái quát hóa và mô hình hóa dựa trên sự phân tích và hiểu biết. Nguyễn Hùng Cường – CQ500324 Chuyên đề tốt nghiệp 3 Kết cấu chuyên đề Chương 1: Một vài vấn đề cơ bản về chất lượng tín dụng Doanh nghiệp vừa và nhỏ của Ngân hàng thương mại Chương 2: Thực trạng chất lượng tín dụng với Doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam – chi nhánh Hoàn Kiếm Chương 3: Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng với Doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam – chi nhánh Hoàn Kiếm Nguyễn Hùng Cường – CQ500324 Chuyên đề tốt nghiệp 4 CHƯƠNG 1 MỘT VÀI VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 1.1. KHÁI QUÁT VỀ DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ TRONG NỀN KINH TẾ QUỐC DÂN 1.1.1. Khái niệm và phân loại 1.1.1.1. Khái niệm Trên góc độ kinh tế thị trường, doanh nghiệp có thể được hiểu là một tổ chức kinh tế có tư cách pháp nhân được tổ chức ra để hoạt động kinh doanh trong một lĩnh vực nhất định với mục đích lợi nhuận hoặc phi lợi nhuận. Trên góc độ pháp lý, theo Khoản 1 Điều 4 Luật doanh nghiệp ban hành ngày 29 tháng 11 năm 2005 của Việt Nam định nghĩa doanh nghiệp như sau: " Doanh nghiệp là tổ chức kinh tế có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch ổn định, được đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật nhằm mục đích thực hiện ổn định các hoạt động kinh doanh ". Các loại hình doanh nghiệp trong nền kinh tế có thể được phân loại theo rất nhiều tiêu chí khác nhau tuỳ theo mục đích khác nhau của các chính sách kinh tế của Nhà nước cũng như quan điểm của người phân tích. Xét trên tiêu chí quy mô kinh doanh, doanh nghiệp có thể được chia thành: doanh nghiệp lớn, doanh nghiệp vừa và doanh nghiệp nhỏ. Doanh nghiệp vừa và nhỏ là những doanh nghiệp có quy mô nhất định theo các tiêu chí về mặt vốn, nhân công cũng như doanh thu, và các tiêu chí này có thể khác nhau theo từng quốc gia, từng giai đoạn phát triển. Doanh nghiệp vừa và nhỏ có thể tiếp tục chia thành ba loại cũng căn cứ vào quy mô đó là doanh nghiệp siêu nhỏ (micro), doanh nghiệp nhỏ và doanh nghiệp vừa.  Theo tiêu chí của Ngân hàng thế giới (World Bank), doanh nghiệp siêu nhỏ là doanh nghiệp có số lượng lao động dưới 10 người, doanh nghiệp nhỏ có số lượng lao động từ 10 đến dưới 50 người, còn doanh nghiệp vừa có từ 50 đến 300 lao động. Nguyễn Hùng Cường – CQ500324 Chuyên đề tốt nghiệp 5  Công văn số 681/CP-KTN ban hành ngày 20-6-1998 theo đó doanh nghiệp nhỏ và vừa là doanh nghiệp có số công nhân dưới 200 người và số vốn kinh doanh dưới 5 tỷ đồng. Tiêu chí này đặt ra nhằm xây dựng một bức tranh chung về các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam phục vụ cho việc hoạch định chính sách. Trên thực tế tiêu chí này không cho phép phân biệt các doanh nghiệp vừa, nhỏ và cực nhỏ. Vì vậy, tiếp theo đó Nghị định số 90/2001/NĐ-CP đưa ra chính thức định nghĩa doanh nghiệp nhỏ và vừa như sau: “Doanh nghiệp nhỏ và vừa là cơ sở sản xuất, kinh doanh độc lập, đó đăng ký kinh doanh theo pháp luật hiện hành, có vốn đăng ký không quá 10 tỷ đồng hoặc số lao động trung bình hàng năm không quá 300 người. Các doanh nghiệp cực nhỏ được quy định là có từ 1 đến 9 nhân công, doanh nghiệp có từ 10 đến 49 nhân công được coi là doanh nghiệp nhỏ.”. Nhưng cách phân loại trên vẫn chưa có sự phù hợp giữa các khu vực kinh tế với nhau, vì thế, theo Nghị định 56/2009/NĐ-CP về trợ giúp phát triển DN VVN ta có khái niệm DN VVN được định nghĩa như sau: “DN VVN là cơ sở kinh doanh đã đăng ký kinh doanh theo quy định pháp luật, được chia thành ba cấp: siêu nhỏ, nhỏ, vừa theo quy mô tổng nguồn vốn (tổng nguồn vốn tương đương tổng tài sản được xác định trong bảng cân đối kế toán của doanh nghiệp) hoặc số lao động bình quân năm (tổng nguồn vốn là tiêu chí ưu tiên)” 1.1.1.2. Phân loại các loại hình doanh nghiệp vừa và nhỏ Doanh nghiệp vừa và nhỏ được định nghĩa và quy định khác nhau tuỳ theo từng khu vực trên thế giới. Các tiêu chí để phân loại doanh nghiệp có hai nhóm: tiêu chí định tính và tiêu chí định lượng. Nhóm tiêu chí định tính dựa trên những đặc trưng cơ bản của doanh nghiệp như chuyên môn hoá thấp, số đầu mối quản lý ít, mức độ phức tạp của quản lý thấp.. Các tiêu chí này có ưu thế là phản ánh đúng bản chất của vấn đề nhưng thường khó xác định trên thực tế. Do đó chúng thường được dùng làm cơ sở để tham khảo mà ít được sử dụng để phân loại trong thực tế. Nhóm tiêu chí định lượng dựa vào các tiêu chí như đã nêu trong cách định nghĩa như tổng giá trị tài sản hay nguồn vốn, doanh thu, lợi nhuận, số lao động bình quân trong năm. Nguyễn Hùng Cường – CQ500324 Chuyên đề tốt nghiệp Nguyễn Hùng Cường – CQ500324 6 7 Chuyên đề tốt nghiệp Bảng 1: Tiêu chí phân loại doanh nghiệp Quy mô Doanh nghiệp siêu nhỏ Khu vực I. Nông, lâm nghiệp và thủy sản Doanh nghiệp nhỏ Doanh nghiệp vừa Tổng nguồn Tổng nguồn Số lao động Số lao động vốn vốn 10 người trở từ trên 10 từ trên 20 tỷ từ trên 200 xuống người đến đồng đến 100 người đến 20 tỷ đồng trở 200 người tỷ đồng 300 người xuống Số lao động II. Công nghiệp và xây dựng 10 người trở 20 tỷ đồng từ trên 10 từ trên 20 tỷ từ trên 200 xuống trở xuống người đến 200 đồng đến người đến người 100 tỷ đồng 300 người III. Thương mại và dịch vụ 10 người trở 10 tỷ đồng từ trên 10 từ trên 10 tỷ từ trên 50 xuống trở xuống người đến 50 đồng đến 50 người đến người tỷ đồng 100 người (Nguồn: Nghị định số 56/2009/NĐ-CP) Tuy nhiên sự phân loại doanh nghiệp theo quy mô lại thường chỉ mang tính tương đối và phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: Trình độ phát triển kinh tế của một nước: trình độ phát triển càng cao thì trị số của tiêu chí càng tăng lên. Ví dụ như một doanh nghiệp có 350 lao động ở Việt Nam không được coi là DN VVN nhưng lại được tính là DN VVN nếu doanh nghiệp đó ở Mỹ. Ở một số nước có trình độ phát triển kinh tế thấp thì các chỉ số về lao động, vốn để phân loại doanh nghiệp vừa và nhỏ sẽ thấp hơn so với các nước phát triển. Tính chất ngành nghề: do đặc điểm của từng ngành, có ngành sử dụng nhiều lao động như dệt, may, có ngành sử dụng ít lao động nhưng nhiều vốn như hoá chất, điện... Do đó cần tính đến tính chất này để có sự so sánh đối chứng trong phân loại các DN VVN giữa các ngành với nhau. Trong thực tế, ở nhiều nước, người ta thường phân chia thành hai đến ba nhóm ngành với các tiêu chí phân loại khác nhau. Nguyễn Hùng Cường – CQ500324 8 Chuyên đề tốt nghiệp Vùng lãnh thổ: do trình độ phát triển khác nhau nên số lượng và quy mô doanh nghiệp cũng khác nhau. Bảng 2: Tham khảo về tiêu chí doanh nghiệp vừa và nhỏ ở một số nước TÊN NƯỚC Úc TIÊU CHÍ PHÂN LOẠI DN VVN - Sản xuất: dưới 100 LĐ - Phi sản xuất: dưới 20 LĐ - DN nhỏ: dưới 100 LĐ Mỹ - DN vừa: dưới 500 LĐ - Sản xuất: dưới 300 LĐ Nhật Đức - Phi sản xuất: dưới 50 LĐ - Dưới 500 LĐ - Công nghiệp, xây dựng: dưới 300 LĐ Đài Loan - Khai khoáng: dưới 500 LĐ - Thương mại và dịch vụ: dưới 50 LĐ (Nguồn: tổng hợp từ dữ liệu sưu tầm được qua các trang web) 1.1.2. Đặc điểm của DN VVN:  Ưu điểm Doanh nghiệp vừa và nhỏ có những lợi thế rõ ràng, đó khả năng sử dụng nhiều lao động với trình độ khác nhau rất linh hoạt, có khả năng nhanh chóng thích nghi với các nhu cầu và thay đổi của thị trường. DN VVN có thể bước vào thị trường mới mà không thu hút sự chú ý của của DN lớn, sẵn sàng phục vụ ở những nơi xa xôi nhất, những khoảng trống vừa và nhỏ trên thị trường mà các DN lớn không đáp ứng nên mang nhiều ưu điểm o Dễ dàng khởi sự, bộ máy chỉ đạo gọn nhẹ và năng động, nhạy bén với thay đổi của thị trường. o Sẵn sàng đầu tư vào các lĩnh vực mới, lĩnh vực có mức độ rủi ro cao. o Dễ dàng đổi mới trang thiết bị, đổi mới công nghệ, hoạt động hiệu quả với chi phí cố định thấp. o Không có hoặc ít có xung đột giữa người thuê lao động với người lao động.  Nhược điểm Nguyễn Hùng Cường – CQ500324 Chuyên đề tốt nghiệp 9 Các hạn chế của loại hình doanh nghiệp này đến từ hai nguồn. Các hạn chế khách quan đến từ thực tế bên ngoài, và các hạn chế đến từ chính các lợi thế của doanh nghiệp vừa và nhỏ. o Hạn chế đầu tiên và lớn nhất của DN VVN nằm trong chính đặc điểm của nó, đó là quy mô nhỏ, vốn ít, do đó các doanh nghiệp này thường lâm vào tình trạng thiếu vốn trầm trọng mỗi khi muốn mở rộng thị trường, hay tiến hành đổi mới, nâng cấp trang thiết bị. o Các doanh nghiệp vừa và nhỏ thường phụ thuộc vào doanh nghiệp mà nó cung cấp sản phẩm. o Khó khăn trong nâng cấp trang thiết bị, đầu tư công nghệ mới, đặc biệt là các công nghệ đòi hỏi vốn lớn, từ đó ảnh hưởng đến năng suất lao động, chất lượng sản phẩm và tính cạnh tranh trên thị trường. o Có nhiều hạn chế trong đào tạo công nhân và chủ doanh nghiệp, thiếu bí quyết và trợ giúp kỹ thuật, không có kinh nghiệm trong thiết kế sản phẩm, thiếu đầu tư cho nghiên cứu và phát triển,... nói cách khác là không đủ năng lực sản xuất để đáp ứng các yêu cầu về chất lượng, khó nâng cao được năng suất và hiệu quả kinh doanh. o Thiếu trợ giúp về tài chính và tiếp cận thị trường, các doanh nghiệp vừa và nhỏ thường tỏ ra bị động trong các quan hệ thị trường. o Do tính chất vừa và nhỏ của nó, DN VVN gặp khó khăn trong thiết lập và mở rộng quan hệ hợp tác với các đơn vị kinh tế bên ngoài địa phương doanh nghiệp đó đang hoạt động. o Cũng do tính chất vừa và nhỏ của loại hình này, các DN VVN thường gặp khó khăn trong thiết lập chỗ đứng vững chắc trong thị trường  Vai trò của DN VVN Ở mỗi nền kinh tế quốc gia hay lãnh thổ, các doanh nghiệp nhỏ và vừa có thể giữ những vai trò với mức độ khác nhau, song nhìn chung có một số vai trò tương đồng như sau: o Tạo ra nhiều việc làm với chi phí thấp: Nguyễn Hùng Cường – CQ500324 Chuyên đề tốt nghiệp 10 Các cơ sở doanh nghiệp vừa và nhỏ rất thích hợp với các phương pháp tiết kiệm vốn và do đó chúng được công nhận là phương tiện giải quyết thất nghiệp hiệu quả nhất. _Thứ nhất, do đặc tính phân bố rải rác của chúng. Các doanh nghiệp loại này thường phân tán nên chúng có thể đảm bảo cơ hội việc làm cho nhiều vùng địa lý và nhiều đối tượng lao động, đặc biệt là với các vùng sâu, vùng xa, vùng chưa phát triển kinh tế, với các đối tượng lao động có trình độ tay nghề thấp. Nhờ vậy chúng vừa giải quyết thất nghiệp vừa góp phần giảm dòng người chuyển về thành phố tìm việc làm. _Thứ hai, do tính linh hoạt, uyển chuyển dễ thích ứng với các thay đổi của thị trường của các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Trong trường hợp có biến động xảy ra, các doanh nghiệp lớn sẽ đối phó khá chậm chạp, không phải vì cấp quản lý bất tài mà bởi vì doanh nghiệp lớn thì khú xoay trở nhanh. Họ sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong hoạt động, sau đó sẽ phải sa thải bớt lao động để cắt giảm chi phí đến mức có thể tồn tại và phát triển được trong điều kiện cung lớn hơn cầu. Trong khi đó do khả năng linh hoạt, có thể thích ứng nhanh với thay đổi của thị trường, các doanh nghiệp vừa và nhỏ vẫn có thể tồn tại được mà không phải sử dụng đến biện pháp cắt giảm lao động. o Giữ vai trò quan trọng trong nền kinh tế: đóng vai trò quan trọng trong việc tạo ra công ăn việc làm phù hợp với nhiều đối tượng, tăng thu nhập cho người lao động, góp phần ổn định xã hội các doanh nghiệp nhỏ và vừa thường chiếm tỷ trọng lớn, thậm chí áp đảo trong tổng số doanh nghiệp.Theo Hiệp hội Doanh nghiệp Vừa và Nhỏ Việt Nam (VINADN VVN), có đến 96% doanh nghiệp đăng ký ở Việt Nam là DN VVN. Khối này tạo ra đến 40% tổng sản phẩm quốc nội, tạo ra hơn 1 triệu việc làm mới mỗi năm, chủ yếu mang lại lợi ích đặc biệt cho nguồn lao động chưa qua đào tạo o Giữ vai trò ổn định nền kinh tế: ở phần lớn các nền kinh tế, các doanh nghiệp nhỏ và vừa là những nhà thầu phụ cho các doanh nghiệp lớn. Sự điều chỉnh hợp đồng thầu phụ tại các thời điểm cho phép nền kinh tế có được sự ổn định. Vì thế, doanh nghiệp nhỏ và vừa được ví là thanh giảm sốc cho nền kinh tế. o Làm cho nền kinh tế năng động: các đơn vị kinh tế càng lớn thì càng thiếu tính linh hoạt,, thiếu khả năng phản ứng nhanh trước các biến động kinh tế, trong khi đó DN VVN có quy mô nhỏ, nên dễ điều chỉnh hoạt động, dễ phát triển và sử dụng có Nguyễn Hùng Cường – CQ500324 Chuyên đề tốt nghiệp 11 hiệu quả các nguồn lực tài chính. Một nền kinh tế có tỷ lệ thích hợp các DN VVN sẽ linh hoạt và phản ứng kịp thời hơn, tính hiệu quả của nền kinh tế sẽ cao hơn. o Tạo nên ngành công nghiệp và dịch vụ phụ trợ quan trọng: DN VVN thường chuyên môn hóa vào sản xuất một vài chi tiết được dùng để lắp ráp thành một sản phẩm hoàn chỉnh, tạo thành nguồn cung cấp và phụ trợ cho các ngành công nghiệp chủ chốt của nền kinh tế o Là trụ cột của kinh tế địa phương: nếu như doanh nghiệp lớn thường đặt cơ sở ở những trung tâm kinh tế của đất nước, thì doanh nghiệp nhỏ và vừa lại có mặt ở khắp các địa phương và là người đóng góp quan trọng vào thu ngân sách, vào sản lượng và tạo công ăn việc làm ở địa phương. Cung cấp một khối lượng lớn sản phẩm, dịch vụ đa đạng, phong phú về chủng loại đáp ứng nhu cầu SX và tiêu dùng o Hỗ trợ cho các DN lớn trong SXKD; góp phần đào tạo đội ngò cán bộ, những nhà kinh doanh, những nhà quản trị mới trong nền KT thị trường o Trong nhiều năm tới, khối DN VVN vẫn là động cơ chạy chính cho nền kinh tế Việt Nam. Nhưng cũnng phải thừa nhận một thực tế, là khối này cũng chỉ phát triển mạnh trong những lĩnh vực có tỷ suất lợi nhuận khiêm tốn, công nghệ thấp do không có lợi thế về quy mô (tiềm lực tài chính, địa bàn hoạt động, thị phần…) mà thường tập trung vào các vấn đề như lựa chọn mục tiêu kinh doanh phù hợp với khả năng, ổn định, củng cố thị phần đã có hay phát triển thị trường từng bước và có chọn lọc khâu, điểm đột phá thuận lợi nhất. Các DN VVN vẫn phải tự vận động và liên kết để hợp tác kinh doanh 1.2. HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG DN VVN CỦA NHTM 1.2.1. Khái niệm về hoạt động tín dụng của NHTM Tín dụng theo xuất phát từ chữ Latin có nghĩa là tin tưởng, tín nhiệm. Theo định nghĩa sơ khai, tín dụng được coi là mối quan hệ vay mượn lẫn nhau giữa người cho vay và người đi vay trong điều kiện có hoàn trả cả gốc và lãi sau một thời gian nhất định. Hay nói một cách khác: Tín dụng là một phạm trù kinh tế phản ánh mối quan hệ kinh tế mà trong đó mỗi cá nhân hay một tổ chức nhường quyền sử dụng một khối lượng giá trị hoặc hiện vật cho một cá nhân hay một tổ chức khác với những ràng buộc nhất định về thời gian hoàn trả, lãi suất, cách thức vay mượn và thu hồi. Song tín Nguyễn Hùng Cường – CQ500324 Chuyên đề tốt nghiệp 12 dụng trong trao đổi thương mại chỉ có thể thực hiện giữa những người có quan hệ giao dịch thường xuyên trong phạm vi mua bán chịu hàng hoá đã thực hiện, vốn cho vay là một bộ phận nằm trong chu kỳ của người cho vay nên không thể kéo dài thời hạn. Nghĩa là tín dụng thương mại bị hạn chế về qui mô vốn, về thời hạn và chiều hướng của quan hệ tín dụng. Vậy để khắc phục tình trạng này thì chỉ có ngân hàng – một tổ chức chuyên kinh doanh tiền tệ mới có khả năng giải quyết được những mâu thuẫn đó. Và tín dụng ngân hàng ra đời nhằm mục đích khắc phục những hạn chế nói trên. Tín dụng ngân hàng là quan hệ tín dụng bằng tiền tệ mà một bên là ngân hàng một tổ chức chuyên kinh doanh trên lĩnh vực tiền tệ với một bên là tất cả các tổ chức, cá nhân trong xã hội, trong đó ngân hàng giữ vai trò vừa là người đi vay, vừa là người cho vay”. Với tư cách là người đi vay: ngân hàng huy động mọi nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi trong xã hội bằng hình thức nhận tiền gửi của các doanh nghiệp, các tổ chức cá nhân hoặc phát hành chứng chỉ tiền gửi, trái phiếu để huy động vốn trong xã hội Với tư cách là người cho vay: Ngân hàng đáp ứng nhu cầu cho các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân khi có nhu cầu thiếu vốn cần được bổ sung trong hoạt động sản xuất kinh doanh và tiêu dùng. Với vai trò này, ngân hàng đã thực hiện chức năng phân phối lại vốn, tiền tệ để đáp ứng nhu cầu tái sản xuất xã hội. Vì thế, hoạt động tín dụng đóng vai trò rất lớn đối với DN VVN:  Tín dụng Ngân hàng thực hiện quá trình huy động các nguồn vốn nhàn rỗi đưa vào đầu tư, đáp ứng nhu cầu vốn cho sản xuất kinh doanh và góp phần tái sản xuất mở rộng nền kinh tế.  Tín dụng ngân hàng thúc đẩy quá trình tập trung vốn và tập trung sản xuất, là công cụ tài trợ cho các ngành kinh tế kém phát triển và ngành kinh tế mũi nhọn  Tín dụng ngân hàng thúc đẩy quá trình luân chuyển hàng hoá và luân chuyển tiền tệ.  Tín dụng Ngân hàng thực hiện chức năng phản ánh, tổng hợp và kiểm soát các hoạt động kinh tế, góp phần thúc đẩy chế độ hạch toán kinh tế.  Tín dung ngân hàng tham gia vào quá trình hình thành và phát triển hệ thống DN VVN Nguyễn Hùng Cường – CQ500324 Chuyên đề tốt nghiệp 13  Tín dụng ngân hàng góp phần tăng khả năng cạnh tranh của các DN VVN  Tín dụng ngân hàng thúc đẩy các DN VVN hoạt động kinh doanh và đầu tư có hiệu quả  Tín dụng ngân hàng là cầu nối cho các doanh nghiệp Việt Nam thiết lập quan hệ giao lưu kinh tế quốc tế Các hình thức cấp tín dụng của NHTM rất đa dạng, bao gồm: cho vay, chiết khấu, cho thuê tài chính, bảo lãnh, bao thanh toán; chuyên đề này chỉ tập trung nghiên cứu hình thức cho vay của NHTM. 1.2.2. Các hình thức cho vay DN VVN của NHTM Cho vay DN VVN tồn tại dưới rất nhiều hình thức, nhiều tên gọi. Tuy nhiên, căn cứ vào một số các tiêu thức khác nhau , dưới đây là một số cách phân chia mà Ngân hàng thường sử dụng khi phân tích và đánh giá. 1.2.2.1. Phân loại theo kỳ hạn cho vay. Kỳ hạn cho vay là khoảng thời gian tính từ khi vốn vay được Ngân hàng giải ngân cho khách hàng cho đến thời điểm khách hàng hoàn trả đầy đủ cả gốc và lãi. Theo cách này cho vay được phân làm 3 loại: Cho vay ngắn hạn: là khoản vay dưới 1 năm và thường được doanh nghiệp sử dụng để bổ sung sự thiếu hụt tạm thời vốn lưu động hoặc giải quyết các nhu cầu vốn ngắn hạn. Cho vay trung và dài hạn: Là các khoản vay của DN có kỳ hạn lớn hơn 1 năm, tuỳ theo từng quốc gia, từng thời kỳ mà có những quy định cụ thể về kỳ hạn của các khoản vay trung dài hạn. Ở Việt Nam hiện nay, thời hạn của cho vay trung dài hạn được xác định như sau: _ Cho vay trung hạn: các khoản vay có kỳ hạn trả nợ quy định từ 1 đến 5 năm. DN VVN thường sử dụng khoản vay này để đầu tư vào tài sản cố định, nâng cấp dây chuyền sản xuất. Nguyễn Hùng Cường – CQ500324 Chuyên đề tốt nghiệp 14 _ Cho vay dài hạn: các khoản vay có kỳ hạn trả nợ quy định trên 5 năm, thường được DN sử dụng để đầu tư vào xây dựng cơ bản, nhà xưởng xí nghiệp hoặc cải tiến sản xuất trên quy mô lớn. 1.2.2.2. Phân loại theo phương thức cho vay  Cho vay từng lần: là phương pháp cho vay mỗi lần vay vốn, khách hàng và Ngân hàng phải thực hiện thủ tục vay vốn cần thiết va ký kết hợp đồng tín dụng. Áp dụng cho các DN không có nhu cầu vốn phát sinh liên tục, khoản vay không quá lớn.  Cho vay theo hạn mức tín dụng: Với phương thức cho vay này Ngân hàng và khách hàng xác định và thỏa thuận một hạn mức tín dụng được duy trì trong khoảng thời gian nhất định trên tài khoản tiền vay. Đây là hình thức phổ biến nhất được các DN VVN hiện nay sử dụng, áp dụng cho các DN có nhu cầu vốn thường xuyên và khá ổn định.  Cho vay theo dự án đầu tư: Ngân hàng cho khách hàng vay vốn để thực hiện dự án đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và các dự án phục vụ đời sống.  Cho vay hợp vốn: Đây là phương thức Ngân hàng đứng ra cho vay đối với sự án vay của khách hàng trong đó một Ngân hàng đứng ra làm đầu mối dàn xếp, phối hợp với các Ngân hàng khác. Cho vay hợp vốn thường được áp dụng đối với các dự án có nhu cầu vốn lớn, nằm vượt quá khả năng của một ngân hàng hoặc có phạm vi qui mô rộng mà một ngân hàng khó có thể kiểm soát nổi.  Cho vay luân chuyển là dựa vào sự luân chuyển của hàng hoá, DN khi không đủ vốn mua hàng, Ngân hàng sẽ cho vay và thu nợ khi DN bán được hàng  Cho vay theo hạn mức thấu chi (hay còn gọi là nghiệp vụ thấu chi) là nghiệp vụ mà Ngân hàng cho phép người vay chi vượt số dư trong tài khoản tiền gửi thanh toán của mình đến một giới hạn nhất định và trong khoảng thời gian xác định. Nguyễn Hùng Cường – CQ500324
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan