Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Nâng cao chất lượng quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng tmcp công thương việt ...

Tài liệu Nâng cao chất lượng quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng tmcp công thương việt nam chi nhánh láng – hòa lạc

.DOC
116
214
62

Mô tả:

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN ------------ NGUYỄN THỊ PHƯƠNG THẢO NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG QUẢN LÝ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM CHI NHÁNH LÁNG – HÒA LẠC 2 HÀ NỘI - 2014 2 TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN ------------ NGUYỄN THỊ PHƯƠNG THẢO NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG QUẢN LÝ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM CHI NHÁNH LÁNG – HÒA LẠC Chuyên ngành : Kinh tế Tài chính – Ngân hàng Người hướng dẫn khoa học PGS.TS ĐÀM VĂN HUỆ HÀ NỘI - 2014 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan: (i) (ii) Luận văn này là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các kết quả, số liệu nêu trong luận văn là trung thực chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào khác. (iii) Tôi xin chịu trách nhiệm về nghiên cứu của mình. Học viên Nguyễn Thị Phương Thảo LỜI CẢM ƠN Trước tiên,tôi xin được gửi lời cảm ơn đến tất cả quý thầy cô đã giảng dạy trong chương trình cao học ngành Kinh tế Tài chính – Ngân hàng tại Đại học Kinh tế quốc dân, những người đã truyền đạt cho tôi những kiến thức hữu ích làm cơ sở để tôi thực hiện tốt luận văn này. Tôi xin chân thành cảm ơn PGS.TS.Đàm Văn Huệ đã tận tình hướng dẫn tôi trong thời gian thực hiện luận văn.Những gì cô đã hướng dẫn, chỉ bảo đã cho tôi rất nhiều kinh nghiệm quý báu trong thời gian thực hiện đề tài. Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô trong hội đồng chấm luận văn đã cho tôi những đóng góp quý báu để hoàn chỉnh luận văn này. Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Ban lãnh đạo cũng như các cán bộ nhân viên của Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam Chi nhánh Láng – Hòa Lạc đã tận tình giúp đỡ, hướng dẫn tôi trong quá trình thu thập dữ liệu và thông tin cho luận văn này. Sau cùng tôi xin gửi lời biết ơn sâu sắc đến gia đình đã luôn tạo điều kiện tốt nhất cho tôi trong suốt quá trình học cũng như thực hiện luận văn. Rất mong nhận được ý kiến góp ý của quý Thầy/Cô để luận văn được hoàn thiện hơn. Hà Nội, tháng 03 năm 2014 Học viên Nguyễn Thị Phương Thảo . MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN LỜI CẢM ƠN MỤC LỤC DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ PHẦN MỞ ĐẦU...................................................................................................... CHƯƠNG 1. CHẤT LƯỢNG QUẢN LÝ RỦI RO TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI.............................................................................. 1.1. Tổng quan về rủi to tín dụng....................................................................... 1.1.1 Khái niệm rủi ro và rủi ro tín dụng............................................................ 1.1.2 Phân loại rủi ro tín dụng........................................................................... 1.1.3 Các chỉ tiêu phản ánh rủi ro tín dụng........................................................ 1.2 Quản lý rủi ro tín dụng của Ngân hàng thương mại.................................. 1.2.1. Quan niệm về quản lý rủi ro tín dụng........................................................ 1.2.2. Mục tiêu của quản lý rủi ro tín dụng......................................................... 1.2.3. Nội dung quản lý rủi ro tín dụng............................................................... 1.2.4. Nguyên tắc Basel về quản lý rủi ro tín dụng............................................ 1.3 Chất lượng quản lý rủi ro tín dụng của các NHTM................................. 1.3.1 Quan niệm về chất lượng quản lý rủi ro tín dụng..................................... 1.3.2 Các tiêu chí đo lường chất lượng quản lý rủi ro tín dụng......................... 1.3.3 Nhân tố ảnh hưởng tới Chất lượng Quản lý rủi ro tín dụng..................... 1.4. Kinh nghiệm quản lý rủi ro tín dụng của một số nước trên thế giới ............................................................................................................................ 1.4.1. Quản lý rủi ro tín dụng của một số nước trên thế giới............................. 1.4.2. Bài học kinh nghiệm về nâng cao chất lượng quản lý rủi ro tín dụng cho các ngân hàng thương mại Việt Nam..................................... CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG QUẢN LÝ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI VIETINBANK LÁNG – HÒA LẠC................................................ 2.1. Khái quát hoạt động của Vietinbank Láng – Hòa Lạc............................ 2.1.1. Sơ lược quá trình hình thành và phát triển của Vietinbank Láng – Hòa Lạc............................................................................................... 2.1.2. Cơ cấu tổ chức của Vietinbank Láng – Hòa Lạc..................................... 2.1.3. Kết quả hoạt động kinh doanh của Vietinbank Láng – Hòa Lạc.............. 2.2 Thực trạng Chất lượng Quản lý rủi ro tín dụng tại Vietinbank Láng – Hòa Lạc................................................................................................. 2.2.1 Tình hình dư nợ tại Vietinbank Láng – Hòa Lạc...................................... 2.2.2 Mô hình Quản lý rủi ro tín dụng tại Vietinbank Láng – Hòa Lạc............. 2.2.3 Các nội dung quản lý rủi ro tại Vietinbank Láng – Hòa Lạc..................... 2.3 Đánh giá chất lượng quản lý rủi ro tín dụng tại Vietinbank Láng – Hòa Lạc.............................................................................................................. 2.3.1. Những kết quả đạt được.......................................................................... 2.3.2. Hạn chế.................................................................................................. 2.3.3. Nguyên nhân.......................................................................................... CHƯƠNG 3. GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG QUẢN LÝ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI VIETINBANK LÁNG – HÒA LẠC................................... 3.1 Định hướng hoạt động Vietinbank Láng – Hòa Lạc................................ 3.1.1. Định hướng chung................................................................................. 3.1.2. Định hướng hoạt động tín dụng và quản lý rủi ro tín dụng...................... 3.2. Giải pháp nâng cao chất lượng quản lý rủi ro tín dụng tại Vietinbank Láng – Hòa Lạc............................................................................. 3.2.1. Nâng cao nhận thức về quản lý rủi ro tín dụng....................................... 3.2.2 Hoàn thiện cơ cấu tổ chức và mô hình quản lý rủi ro tín dụng................. 3.2.3. Nghiêm túc tuân thủ đúng quy trình, quy chế tín dụng nhằm nâng cao chất lượng quản lý rủi ro tín dụng................................................ 3.2.4 Xây dựng các giới hạn an toàn trong hoạt động tín dụng......................... 3.2.5 Tăng cường công tác Kiểm tra trước, trong và sau khi cấp tín dụng......... 3.2.6. Nâng cao trình độ nguồn nhân lực......................................................... 3.2.7. Nâng cấp hệ thống thông tin minh bạch chính xác.................................. 3.2.8. Đa dạng hóa sản phẩm, đối tượng khách hàng để phân tán rủi ro........... 3.3 Kiến nghị...................................................................................................... 3.3.1. Kiến nghị với chính phủ và các bộ ngành liên quan................................ 3.3.2. Kiến nghị với Ngân hàng Nhà Nước....................................................... 3.3.3. Kiến nghị với Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam........................ KẾT LUẬN............................................................................................................ TÀI LIỆU THAM KHẢO.................................................................................... DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT CBTD : Cán bộ tín dụng CN : Chi nhánh GHTD : Giới hạn tín dụng NHTM : Ngân hàng thương mại PGD : Phòng Giao dịch QHKH : Quan hệ khách hàng TMCP : Thương mại cổ phần Vietinbank : Ngân hàng Thương mại cổ phần Công thương Việt Nam Vietinbank Láng – Hòa Lạc: Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam Chi nhánh Láng – Hòa Lạc. DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ BẢNG: Bảng 2.1 Một số chỉ tiêu hoạt động giai đoạn 2010 – 30/9/2013..................... Bảng 2.2 Chỉ tiêu về huy động vốn Vietinbank Láng – Hòa Lạc 2010 – 30/9/2013.............................................................................................. Bảng 2.3 Cơ cấu tín dụng theo kỳ hạn.................................................................. Bảng 2.4 Cơ cấu tín dụng theo loại tiền giai đoạn................................................ Bảng 2.5 Cơ cấu tín dụng theo thành phần kinh tế............................................... Bảng 2.6 Cơ cấu tín dụng theo Quy mô khách hàng............................................. Bảng 2.7 Chất lượng tín dụng giai đoạn 2010 – 30/9/2013.................................. Bảng 2.8 Tình hình trích lập DPRR tại Vietinbank Láng – Hòa Lạc.................... Bảng 2.9 Lợi nhuận giai đoạn 2010 – 30/9/2013 tại Vietinbank Láng – Hòa Lạc .............................................................................................................. BIỂU ĐỒ Biểu 2.1 Dư nợ cho vay và đầu tư giai đoạn 2010 – 30/9/2013 (triệu đồng) .............................................................................................................. Biểu 2.2 Cơ cấu tín dụng theo loại tài sản đảm bảo............................................. Biểu 2.3 Chất lượng tín dụng giai đoạn 2010 – 30/9/2013.................................. Biểu 2.4 Tốc độ tăng trường tín dụng giai đoạn 2008 -2012............................... SƠ ĐỒ Sơ đồ 1.1 Các loại rủi ro tín dụng............................................................................ Sơ đồ 1.2 Quy trình Quản lý rủi ro tín dụng............................................................ Sơ đồ 2.1 Mô hình tổ chức bộ máy quản lý của Vietinbank Láng Hòa Lạc.......... Sơ đồ 2.2 Cơ cấu dư nợ theo kỳ hạn 2011 - 9/2013............................................... Sơ đồ 2.3 Mô hình chuyển đổi tín dụng giai đoạn 2.............................................. TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN ------------ NGUYỄN THỊ PHƯƠNG THẢO NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG QUẢN LÝ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM CHI NHÁNH LÁNG – HÒA LẠC Chuyên ngành : Kinh tế Tài chính – Ngân hàng HÀ NỘI - 2014 PHẦN MỞ ĐẦU I. Vấn đề nghiên cứu Một nền kinh tế hội nhập cao hơn là cơ hội cũng như thử thách lớn, sự hội nhập đưa lại nhiều cơ hội kinh doanh, thu hút nguồn đầu tư cũng như việc xuất nhập khẩu thuận lợi. Tuy nhiên, việc hội nhập cũng đồng nghĩa với việc chịu sự tác động trực tiếp và toàn diện hơn của Kinh tế thế giới. Nếu như năm 1998, Cuộc khủng hoảng kinh tế Châu Á có ảnh hưởng không nặng nền tới kinh tế Việt Nam thì cho đến hiện nay các cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới cũng như Châu Á ảnh hưởng trực tiếp và nặng nề tới nền kinh tế đang phát triển của Việt Nam. Ngân hàng là 1 định chế tài chính trung gian lớn, có chức năng dẫn vốn trong nền kinh tế, chính vì vậy Ngân hàng cũng chịu tác động lớn, trực tiếp từ khủng hoảng kinh tế. Việc lĩnh vực kinh doanh bất động sản đóng băng, kéo theo ngành xây dựng, sản xuất công nghiệp phục vụ xây dựng, thương mại các mặt hàng phục vụ xây dựng hết sức khó khăn, các khách hàng không trả được nợ và tỷ lệ nợ quá hạn, nợ xấu tăng cao là vấn đề hết sức nan giản hiện nay. Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam Chi nhánh Láng – Hòa Lạc ( Vietinbank Láng – Hòa Lạc) là một trong 151 Chi nhánh của Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam. Được thành lập dựa trên Phòng Giao dịch trên địa bàn Xuân Mai, Chi nhánh là một trong những Chi nhánh trẻ nhất trên địa bàn Hà Nội. Sau gần 7 năm đi vào hoạt động, Chi nhánh đã phát triển lên tới quy mô tương đương với các Chi nhánh Hà Tây ( Chi nhánh tỉnh Hà Tây trước kia) và nhỉnh hơn so với các Chi nhánh cũng được thành lập cùng thời điểm trên địa bàn Hà Tây cũ ( Chi nhánh Quang Trung, Chi nhánh Sông Nhuệ). Đến 31/12/2012 dư nợ Chi nhánh đạt gần 2.400 tỷ đồng, nguồn vốn đạt 1.200 tỷ đồng, mức thu dịch vụ 10 tỷ đồng. Năm 2011, nền kinh tế Việt Nam bắt đầu có dấu hiệu đi xuống cùng với khủng hoảng kinh tế chung của thế giới, lạm phát cao, tiền VNĐ liên tục rớt giá, giá vàng, giá nguyên liệu tăng cao, thị trường chứng khoán sụt giảm, bất động sản đóng băng kéo theo các ngành kinh tế khác như công nghiệp nặng, kinh doanh vật liệu xây v dựng… Các doanh nghiệp phá sản, đình trệ sản xuất, lượng vốn đọng trong các công trình và các dự án đang dang dở là gánh nặng lớn cho doanh nghiệp. Sức khỏe của Doanh nghiệp cũng là sức khỏe của Ngân hàng. Chỉ trong 2 năm 2011, 2012, Chi nhánh Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam - Chi nhánh Láng – Hòa Lạc đã nỗ lực cùng doanh nghiệp vượt qua khó khăn, nhưng các con số về tình trạng nợ quá hạn, nợ xấu, nợ được cơ cấu vẫn là các con số đáng báo động: nợ nhóm 2, nợ xấu xấp xỉ 4%; nợ nhóm 1 tiềm ẩn rủi ro lên tới 20% tổng dư nợ kéo theo lợi nhuận sụt giảm, tỷ lệ tăng trưởng dư nợ âm. Làm thế nào để vẫn tiếp tục phát triển được khách hàng và đảm bảo an toàn cho hoạt động kinh doanh trong giai đoạn hiện nay là bài toán khó không chỉ ở góc độ Chi nhánh mà còn ở góc độ hệ thống và nền kinh tế. Chính vì vậy, việc đưa ra những giải pháp nhằm tăng cường, nâng cao chất lượng hoạt động quản lý rủi ro tín dụng nhằm tiếp tục phát triển tín dụng 1 cách an toàn hiệu quả là một vấn đề hết sức cấp thiết nhằm củng cố tình hình kinh doanh một cách vững chắc trong giai đoạn khó khăn, tiếp tục duy trì các khách hàng tốt và tìm kiếm, chọn lọc các khách hàng tốt trong giai đoạn lòng tin sụt giảm. II. Mục tiêu nghiên cứu 1. Mục tiêu tổng quát: Tìm ra các giải pháp phù hợp nhằm nâng cao chất lượng quản lý rủi ro tín dụng tại Vietinbank Láng – Hòa Lạc. 2. Câu hỏi nghiên cứu: - Hiện nay chất lượng quản lý rủi ro tín dụng tại Vietinbank Láng – Hòa Lạc như thế nào? - Những nhân tố nào ảnh hưởng đến Chất lượng Quản lý rủi ro tín dụng tại Vietinbank Láng – Hòa Lạc? - Làm thế nào để nâng cao chất lượng Quản lý rủi ro tín dụng tại Vietinbank Láng – Hòa Lạc. III. Phương pháp nghiên cứu 1. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu: - Đối tượng nghiên cứu: Chất lượng Quản lý rủi ro tín dụng tại Chi nhánh Láng – Hòa Lạc; vi - Phạm vi nghiên cứu: Vietinbank Láng – Hòa Lạc giai đoạn 2010 -9/2013. 2. Cách thức thực hiện: a. Khung lý thuyết. - Nghiên cứu về rủi ro tín dụng, Quản lý rủi ro tín dụng, và quan điểm về Chất lượng Quản lý rủi ro tín dụng, các tiêu chí đánh giá chất lượng Quản lý rủi ro tín dụng; - Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng tới Chất lượng Quản lý rủi ro tín dụng; b. Tài liệu, dữ liệu thu thập - Tài liệu nội bộ: + Quy chế tổ chức và hoạt động Chi nhánh, phòng giao dịch trong hệ thống NHCT; + Các Quy trình, quy chế nội bộ về lĩnh vực tín dụng, các thông tin về mô hình tín dụng đang thực hiện. + Các thông tin về nhân sự, về việc phân công công việc. - Tài liệu bên ngoài: + Nội dung lý luận về Rủi ro tín dụng và Quản lý rủi ro tín dụng, chất lượng Quản lý rủi ro tín dụng. + Các mô hình rủi ro tín dụng hiện nay, và mô hình quản lý rủi ro tín dụng Vietinbank đang áp dụng, ý kiến và bình luận. c. Các phương pháp thu thập dữ liệu cụ thể: - Nguồn dữ liệu thứ cấp: tổng hợp thông tin từ các văn bản pháp luật của Nhà nước, chính phủ, của Ngân hàng nhà nước thông qua các cổng thông tin điện tử. Các bài báo của các tạp chí có uy tín. Các thông tin trong nội bộ Vietibank thông qua Phòng Khách hàng Vietinbank Láng – Hòa Lạc. - Nguồn dữ liệu sơ cấp: Phỏng vấn các Cán bộ, lãnh đạo mảng tín dụng tại Chi nhánh về việc thực hiện Quy trình Quản lý rủi ro tín dụng và các bất cập theo ý kiến về các nội dung Quản lý rủi ro tại Vietinbank Láng – Hòa Lạc hiện nay. vii 3. Kết cấu luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận và các mục lục, bảng biểu có liên quan, tài liệu tham khảo, luận văn có 3 chương chính như sau: Chương 1: Cơ sở lý thuyết về chất lượng Quản lý rủi ro tín dụng của các Ngân hàng thương mại. Chương 2: Thực trạng chất lượng Quản lý rủi ro tín dụng VietinBank Láng Hòa Lạc Chương 3: Một số giải pháp nâng cao chất lượng Quản lý rủi ro tín dụng tại Vietinbank Láng - Hòa Lạc CHƯƠNG 1. CHẤT LƯỢNG QUẢN LÝ RỦI RO TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 1.1. Tổng quan về rủi to tín dụng. 1.1.1 Khái niệm rủi ro và rủi ro tín dụng 1.1.1.1 Rủi ro: Trong lĩnh vực Ngân hàng, rủi ro được định nghĩa là: “Rủi ro là những biến cố không mong đợi khi xảy ra dẫn đến tổn thất về tài sản của ngân hàng, giảm sút lợi nhuận thực tế so với dự kiến hoặc phải bỏ ra thêm một khoản chi phí để có thể hoàn thành được một nghiệp vụ tài chính nhất định”. 1.1.1.2 Rủi ro tín dụng: Rủi ro tín dụng khi người vay sai hẹn trong thực hiện nghĩa vụ trả nợ theo hợp đồng bao gồm gốc và/hoặc lãi. Sự sai hẹn có thể là trễ hạn hoặc không thanh toán. 1.1.2 Phân loại rủi ro tín dụng Căn cứ nguyên nhân phát sinh: Rủi ro giao dịch và rủi ro danh mục. Theo tính khách quan, chủ quan của nguyên nhân gây ra rủi ro thì rủi ro tín dụng được phân ra thành rủi ro khách quan và rủi ro chủ quan 1.1.3 Các chỉ tiêu phản ánh rủi ro tín dụng 1.1.3.1 Nợ quá hạn và tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ 1.1.3.2 Nợ có vấn đề ( có khả năng trở thành nợ quá hạn) viii 1.1.3.3 Tình hình tài chính và phương án của người vay ( các yếu tố của người vay), môi trường hoạt động của người vay. 1.1.3.4 Đảm bảo tiền vay 1.1.3.5 Chấm điểm ( xếp hạng tín nhiệm) để phản ánh rủi ro. 1.1.3.6 Tính đa dạng hóa trong tài sản của Ngân hàng. 1.2 Quản lý rủi ro tín dụng của Ngân hàng thương mại 1.2.1. Quan niệm về quản lý rủi ro tín dụng. Quản lý rủi ro tín dụng là việc xác định một mức rủi ro có thể chấp nhận được, trên cơ sở đó đưa ra các biện pháp đảm bảo rủi ro của ngân hàng không vượt quá mức xác định trước đó. Do đó, Quản lý rủi ro tín dụng là quá trình đo lường, đánh giá rủi ro tín dụng trong quá trình vay; theo dõi, giám sát, phát hiện và xử lý kịp thời để đảm bảo quyền lợi của Ngân hàng nếu có bất kỳ một sự thay đổi nào cho đến khi khoản vay được hoàn trả. Chính sách quản lý rủi ro tín dụng có tính chất phòng ngừa, ngăn ngừa và làm giảm nững tổn thất trong hoạt động tín dụng của Ngân hàng, đảm bảo các khoản cho vay được hoàn trả đầy đủ, đúng hạn. 1.2.2. Mục tiêu của quản lý rủi ro tín dụng. 1.2.3. Nội dung quản lý rủi ro tín dụng. Quản lý rủi ro có thể được xem như là một chu kỳ gồm 4 giai đoạn sau: Sơ đồ 1.1 Quy trình Quản lý rủi ro tín dụng Nhận diện rủi ro tín dụng Theo dõi, đánh giá và điều chỉnh Đo lường rủi ro Kiểm soát và tại trợ rủi ro (Nguồn: Nguyễn Văn Tiến (1999), Giáo trình Quản trị rủi ro trong kinh doanh ngân hàng, Nxb Thống kê, Hà Nội) 1.2.4. Nguyên tắc Basel về quản lý rủi ro tín dụng ix 1.3 Chất lượng quản lý rủi ro tín dụng của các NHTM 1.3.1 Quan niệm về chất lượng quản lý rủi ro tín dụng Khi xây dựng quy trình Quản lý rủi ro tín dụng, Nhà Quản trị có mục tiêu lớn nhất là giảm thiểu rủi ro tín dụng, để hoạt động tín dụng mang lại lợi nhuận cao hơn với chi phí thấp nhất có thể. Từ đó, ta có thể hiểu về chất lượng quản lý rủi ro tín dụng là: chất lượng quản lý rủi ro tín dụng là chỉ tiêu tổng hợp phản ánh thông qua hệ thống các phương pháp, công cụ, nội dung quản lý rủi ro được chủ thể quản lý đưa ra có căn cứ khoa học phù hợp với thực tiễn với chi phí quản lý rủi ro thấp nhất nhằm giảm thiểu rủi ro góp phần nâng cao hiệu quả tín dụng của hệ thống. 1.3.2 Các tiêu chí đo lường chất lượng quản lý rủi ro tín dụng 1.3.2.1 Các tiêu chí định tính a. Mô hình Quản lý rủi ro tín dụng phù hợp. b. Hệ thống văn bản nội bộ liên quan đến Quản lý rủi ro tín dụng. c. Hệ thống báo cáo cảnh báo rủi ro tín dụng. 1.3.2.2 Các tiêu chí định lượng a. Mức giảm của rủi ro tín dụng.  Mức giảm tỷ lệ % nợ quá hạn/tổng dư nợ: Công thức tính = Tổng nợ quá hạn/tổng dư nợ x 100%  Mức giảm các khoản xóa nợ ròng so với tổng dư nợ. Công thức tính = tổng nợ xóa ròng/tổng dư nợ  Mức giảm dự phòng tổn thất tín dụng trên tổng dư nợ cho vay Công thức tính = Số dư dự phòng tổn thất tín dụng/tổng dư nợ b. Mức tăng lợi nhuận từ hoạt động tín dụng. 1.3.3 Nhân tố ảnh hưởng tới Chất lượng Quản lý rủi ro tín dụng. 1.3.3.2 Nhân tố chủ quan a. Chiến lược phát triển và mục tiêu của hệ thống. b. Quan điểm về Quản lý rủi ro, nhận thức và chủ trương của Lãnh đạo về Quản lý rủi ro. x c. Năng lực, kinh nghiệm đội ngũ cán bộ d. Sự phát triển của hệ thống thông tin của NHTM. 1.3.3.1 Nhân tố khách quan a. Môi trường kinh tế xã hội b. Các chính sách của nhà nước. c. Sự cạnh tranh trong môi trường ngành d. Sự phát triển của công nghệ thông tin và hệ thống thông tin Quốc gia. 1.4. Kinh nghiệm Quản lý rủi ro tín dụng của một số nước trên thế giới CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG QUẢN LÝ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI VIETINBANK LÁNG – HÒA LẠC 2.1. Khái quát hoạt động của Vietinbank Láng – Hòa Lạc 2.1.1. Sơ lược quá trình hình thành và phát triển của Vietinbank Láng – Hòa Lạc 2.1.2. Cơ cấu tổ chức của Vietinbank Láng – Hòa Lạc 2.1.3. Kết quả hoạt động kinh doanh của Vietinbank Láng – Hòa Lạc 2.2 Thực trạng Chất lượng Quản lý rủi ro tín dụng tại Vietinbank Láng – Hòa Lạc 2.2.1 Tình hình dư nợ tại Vietinbank Láng – Hòa Lạc Xem xét 1 số cơ cấu tín dụng theo các chiều để đánh giá về biện pháp Quản lý rủi ro tín dụng theo danh mục cho vay của Chi nhánh. 2.2.1.1 Cơ cấu tín dụng theo kỳ hạn 2.2.1.2 Cơ cấu tín dụng theo loại tiền 2.2.1.3 Cơ cấu tín dụng theo Thành phần kinh tế 2.2.1.4 Cơ cấu tín dụng theo Quy mô khách hàng xi 2.2.1.5 Cơ cấu tín dụng theo loại tài sản bảo đảm 2.2.1.6 Chất lượng dư nợ Những năm 2007 – 2009, Chi nhánh không để phát sinh nợ quá hạn, nợ xấu. Tuy nhiên, bắt đầu từ năm 2010 nợ xấu không ngừng tăng lên qua các năm cả về quy mô, và nhóm nợ. Việc nợ quá hạn, nợ xấu tăng lên cho thấy chất lượng tín dụng giảm thấp, cũng cho thấy quản lý rủi ro của chi nhánh tính chưa đạt chất lượng tốt. Bảng 2.7 Chất lượng tín dụng giai đoạn 2010 – 30/9/2013 Đơn vị tính: Triệu đồng Chỉ tiêu 2010 2011 Nợ nhóm 1 Nợ nhóm 2 Nợ nhóm 3 Nợ nhóm 4 Nợ nhóm 5 Tổng dư nợ Nợ đã XLRR Tỷ lệ nợ nhóm 2/ tổng dư nợ (%) Tỷ lệ nợ xấu/ tổng dư nợ (%) Tỷ lệ nợ quá hạn/tổng dư nợ 1,064,544 3,510 1,068,054 0 0,33% 0,33% 1,573,745 48,627 1,622,373 11,517 3,00% 0 3,0% 2012 30/9/2013 2,094,882 42,370 2,137,252 10,649 0 1,98% 1,98% 1,846,590 125,228 8,614 25,686 18,818 2,024,938 10,053 6,18% 2,62% 8,8% Nguồn: Phòng Khách hàng Vietinbank Láng – Hòa Lạc Bảng 2.8 Tình hình trích lập DPRR tại Vietinbank Láng – Hòa Lạc Chỉ tiêu Năm 2010 4,237 14.007 Năm 2011 Năm 2012 30/9/2013 Trích lập DPRR trong năm 13,964 15,939 Số dư lũy kế quỹ DPRR 14.915 29.495 Trong đó: Dự phòng chung 7.689 13.008 16.744 Dự phòng cụ thể 6.318 469 12.751 Tỷ lệ dự phòng tổn thất tín 1,31% 0,91% 1,38% dụng/tổng dư nợ cho vay Nguồn: Phòng Khách hàng – Vietinbank Láng – Hòa Lạc 6,853 35.639 15.827 19.812 1,76% 2.2.1.7 Lợi nhuận từ hoạt động tín dụng 2.2.2 Mô hình Quản lý rủi ro tín dụng tại Vietinbank Láng – Hòa Lạc Vietinbank Láng – Hòa Lạc được thành lập và hoạt động theo quy chế hoạt
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan