Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Nâng cao chất lượng quản lý nguồn ngân sách vốn oda tại sở giao dịch i - ngân hà...

Tài liệu Nâng cao chất lượng quản lý nguồn ngân sách vốn oda tại sở giao dịch i - ngân hàng phát triển việt nam

.PDF
117
91
106

Mô tả:

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH NGUYỄN NGỌC SƠN NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG QUẢN LÝ NGUỒN NGÂN SÁCH VỐN ODA TẠI SỞ GIAO DỊCH I NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ KINH TẾ THÁI NGUYÊN - 2014 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH NGUYỄN NGỌC SƠN NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG QUẢN LÝ NGUỒN NGÂN SÁCH VỐN ODA TẠI SỞ GIAO DỊCH I NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN VIỆT NAM Chuyên ngành: Quản lý kinh tế Mã số: 60.34.04.10 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS THÁI BÁ CẨN THÁI NGUYÊN - 2014 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn “Nâng cao chất lượng quản lý nguồn ngân sách vốn ODA tại Sở Giao dịch I - Ngân hàng Phát triển Việt Nam” là kết quả của quá trình học tập, nghiên cứu khoa học độc lập, nghiêm túc của bản thân tôi. Luận văn này chƣa từng đƣợc công bố trên bất kể phƣơng tiện truyền thông nào. Các số liệu trong luận văn có nguồn gốc rõ ràng, đáng tin cậy và đƣợc xử lý khách quan, trung thực. Trong quá trình nghiên cứu tôi có tham khảo một số tài liệu đã đƣợc liệt kê ở phần sau. Các giải pháp nêu trong luận văn đƣợc rút ra từ những cơ sở lý luận và quá trình nghiên cứu thực tiễn. Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về lời cam đoan của mình. Thái Nguyên, ngày tháng năm 2014 Học viên Nguyễn Ngọc Sơn ii LỜI CẢM ƠN Lời đầu tiên, xin chân thành cảm ơn các thầy, cô giáo đã giảng dạy tôi trong toàn khóa học, cung cấp những kiến thức cần thiết, cơ sở lý luận khoa học để Tôi có thể hoàn thành bài Luận văn này. Thứ hai, xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới PGS. TS Thái Bá Cẩn đã tận tình giúp đỡ tôi trong suốt quá trình viết và hoàn thành Luận văn này, từ xây dựng đề cƣơng đến hoàn thiện bài Luận văn. Thứ ba, xin bày tỏ lòng biết ơn tới các thầy cô giáo trong Hội đồng khoa học Trƣờng Đại học Kinh tế và Quản trị kinh doanh Thái Nguyên, Khoa đào tạo Sau Đại Học, Trƣờng Đại học Kinh tế và Quản trị kinh doanh Thái Nguyên đã tạo điều kiện và giúp đỡ Tôi hoàn thành luận văn này. Thứ tư, gửi lời cảm ơn tới Ban Lãnh đạo, các Phòng nghiệp vụ tại Sở Giao dịch I - Ngân hàn u kiện cho tôi đƣợc đi học, và giúp đỡ tôi rất nhiều về số liệu trong quá trình hoàn thành bài Luận văn. Cuối cùng, xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới những ngƣời thân trong gia đình, bạn bè, những ngƣời đã luôn động viên, khích lệ tôi trong suốt quá trình hoàn thành khóa học. Tôi xin chân thành cảm ơn! Thái Nguyên, ngày tháng Học viên Nguyễn Ngọc Sơn năm 2014 iii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ........................................................................................................ i LỜI CẢM ƠN .............................................................................................................ii MỤC LỤC ................................................................................................................. iii DANH MỤC CÁC BẢNG........................................................................................vii DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ ................................................................................. viii DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ ........................................................................................ ix MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 1 1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu ....................................................................... 1 2. Mục tiêu nghiên cứu ................................................................................................ 2 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu ........................................................................... 2 4. Phƣơng pháp nghiên cứu ......................................................................................... 3 ............................................................................................ 3 6. Kết cấu của 1uận văn .............................................................................................. 3 Chƣơng 1. LÝ LUẬN CHUNG VỀ QUẢN LÝ NGUỒN VỐN ODA CỦA NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN VIỆT NAM .................................................. 4 1.1. Khái quát chung về vốn ODA .............................................................................. 4 1.1.1. Khái niệm nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) ............................... 4 1.1.2. Đặc điểm của nguồn vốn ODA ......................................................................... 6 1.1.3. Vai trò của nguồn vốn ODA ............................................................................. 9 1.1.4. Các hình thức cung cấp nguồn vốn ODA ....................................................... 13 1.2. Chất lƣợng quản lý nguồn vốn ODA ................................................................. 14 1.2.1. Khái niệm chất lƣợng quản lý ......................................................................... 14 1.2.2. Các chỉ tiêu đánh giá chất lƣợng công tác quản lý vốn ODA ......................... 15 1.3. Các nhân tố ảnh hƣởng đến công tác quản lý nguồn vốn ODA ......................... 21 1.3.1. Các nhân tố thuộc bên tài trợ .......................................................................... 21 1.3.2. Các nhân tố thuộc bên nhận tài trợ .................................................................. 22 ............................. 26 1.4.1. Cơ chế cho vay lại ........................................................................................... 26 1.4.2. Thu hồi nợ cho vay lại..................................................................................... 28 iv 1.5. Kinh nghiệm quản vốn nƣớc ngoài ở một số nƣớc trên thế giới và bài học cho Việt Nam ........................................................................................... 29 ................ 29 1.5.2. Một số bài học kinh nghiệm cho Việt Nam .................................................... 32 Kết luận chƣơng 1 ..................................................................................................... 33 Chƣơng 2. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG QUẢN LÝ NGUỒN NGÂN SÁCH VỐN ODA TẠI SỞ GIAO DỊCH I-NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN VIỆT NAM ............... 34 2.1. Các câu hỏi nghiên cứu ...................................................................................... 34 2.2. Quy trình nghiên cứu ......................................................................................... 34 2.3. Phƣơng pháp nghiên cứu .................................................................................... 34 2.3.1. Cơ sở phƣơng pháp luận ................................................................................. 34 2.3.2. Phƣơng pháp thu thập thông tin ..................................................................... 35 2.3.3. Phƣơng pháp tổng hợp, xử lý số liệu ............................................................. 35 2.3.4. Phƣơng pháp phân tích thông tin .................................................................... 36 2.4. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu ............................................................................. 37 Kết luận chƣơng 2 ..................................................................................................... 39 Chƣơng 3. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ VỐN ODA TẠI SỞ GIAO DỊCH I - NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN VIỆT NAM.............................................. 40 3.1. Tổng quan về Ngân hàng Phát triển Việt Nam .................................................. 40 3.2. Sự hình thành và phát triển của Sở Giao dịch I - Ngân hàng Phát triển Việt Nam ....... 42 3.2.1. Tổ chức và hoạt động Sở Giao dịch I.............................................................. 42 3.2.2. Kết quả hoạt động của Sở Giao dịch I - Ngân hàng Phát triển Việt Nam ...... 45 3.3. Thực trạng quản lý vốn ODA của Sở Giao dịch I - Ngân hàng Phát triển Việt Nam ........................................................................................................ 54 3.3.1. Bộ máy quản lý vốn ODA tại Sở Giao dịch I - Ngân hàng Phát triển Việt Nam ..... 54 3.3.2. Thực trạng tổ chức thực hiện quản lý ODA tại Sở Giao dịch I - Ngân hàng Phát triển Việt Nam ........................................................................................ 55 3.4. Đánh giá công tác quản lý vốn ODA tại Sở Giao dịch I - Ngân hàng Phát triển Việt Nam ........................................................................................................ 78 v 3.4.1. Kết quả đạt đƣợc ............................................................................................. 78 3.4.2. Những hạn chế, yếu kém và nguyên nhân ...................................................... 81 Kết luận chƣơng 3 ..................................................................................................... 87 Chƣơng 4. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG QUẢN LÝ NGUỒN NGÂN SÁCH VỐN ODA TẠI SỞ GIAO DỊCH I - NHPT VIỆT NAM.................................................................................................... 88 4.1. Phƣơng hƣớng phát triển của Ngân hàng Phát triển Việt Nam và Sở Giao dịch I - Ngân hàng Phát triển Việt Nam ......................................................... 88 4.1.1. Định hƣớng, chiến lƣợc phát triển Ngân hàng phát triển Việt Nam giai đoạn 2010-2015, tầm nhìn 2020 ..................................................................... 88 4.1.2. Định hƣớng, chiến lƣợc phát triển của Sở Giao dịch I ................................... 90 4.1.3. Quan điểm xây dựng giải pháp ....................................................................... 92 4.2. Các giải pháp nâng cao chất lƣợng quản lý vốn ODA tại Sở Giao dịch I Ngân hàng Phát triển Việt Nam ..................................................................... 93 4.2.1. Nâng cao chất lƣợng thẩm định dự án đối với các dự án ODA mục tiêu ....... 93 4.2.2. Nâng cao chất lƣợng công tác quản lý cho vay .............................................. 94 4.2.3. Đẩy mạnh công tác thu hồi nợ và xử lý nợ của Sở giao dịch I ....................... 95 4.2.4. Nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực thực hiện nhiệm vụ quản lý vốn ODA ...... 97 4.2.5. Đẩy mạnh việc ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động nghiệp vụ .... 99 4.3. Một số điều kiện thực hiện các giải pháp ........................................................... 99 4.3.1. Kiến nghị với Chính Phủ ................................................................................. 99 4.3.2. Kiến nghị với Bộ Tài chính ........................................................................... 101 4.3.3. Kiến nghị với Ngân hàng phát triển Việt Nam ............................................. 101 4.3.4. Kiến nghị đối với Chủ đầu tƣ ........................................................................ 102 KẾT LUẬN ............................................................................................................ 104 TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................... 105 vi DANH MỤC CÁC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT ADB Ngân hàng phát triển Châu Á CĐT Chủ đầu tƣ ĐTPT Đầu tƣ phát triển FDI Đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài JICA Cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản NHPT Ngân hàng Phát triển NHTM Ngân hàng thƣơng mại ODA Hỗ trợ phát triển chính thức UBND Uy ban nhân dân các tỉnh WB Ngân hàng thế giới vii DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 3.1. Kết quả hoạt động kinh doanh của SGDI giai đoạn 2006-2010 ............... 45 Bảng 3.2. Số liệu hoạt động của SGDI từ 2011-2013............................................... 47 Bảng 3.3. Tổng số chƣơng trình, dự án ODA Sở Giao dịch đang quản lý ............... 57 Bảng 3.4. Kết quả hoạt động quản lý vốn nƣớc ngoài tại Sở Giao dịch I ................ 57 Bảng 3.5. Công tác bảo đảm tiền vay ....................................................................... 61 Bảng 3.6. Công tác kiểm soát chi giai đoạn 2010-2013 ........................................... 68 Bảng 3.7. Tình hình giải ngân qua tài khoản đặc biệt năm 2010-2013 .................... 68 Bảng 3.8. Tình hình quản lý dự án cho vay ra nƣớc ngoài 2010 - 2013 ................... 70 Bảng 3.9. Kết quả thu nợ giai đoạn 2010-2013 của các dự án vay vốn ODA tại Sở Giao dịch I .......................................................................................... 71 Bảng 3.10. Tình hình phân loại nợ vốn ODA từ 2010-2013 .................................... 73 Bảng 3.11. Số liệu nợ quá hạn giai đoạn 2010-2013 ................................................ 75 viii DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 3.1: Tình hình cho vay thu nợ tín dụng đầu tƣ từ năm 2011 đến 2013 ................ 49 Biểu đồ 3.2: Tình hình huy động vốn từ năm 2011 đến 2013 .................................. 50 Biểu đồ 3.3: Tình hình cho vay thu nợ HTXK từ năm 2011 đến 2013 .................... 52 Biểu đồ 3.4: Tình hình cho vay thu nợ ODA từ năm 2011 đến 2013 ....................... 53 Biểu đồ 3.5: Cơ cấu dƣ nợ nguồn vốn ODA tại Sở Giao dịch I năm 2012-2013 .......... 53 ix DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ Sơ đồ 1.1: Mô hình bán buôn tại Indonesia .............................................................. 30 Sơ đồ 1.2: Mô hình hoạt động ngân hàng quản lý ODA tại Philipine ......................31 3.1: Sơ đồ tổ chức bộ máy Sở Giao dịch I ......................................................43 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu Kể từ khi công cuộc đổi mới kinh tế ở Việt Nam (1986) đến nay đất nƣớc ta đã thu đƣợc nhiều thành tựu to lớn về phát triển kinh tế và ổn định xã hội. Để đẩy mạnh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đòi hỏi đồng bộ nhiều yếu tố, trong đó yếu tố vốn và công nghệ hết sức quan trọng. Mặc dù Nhà nƣớc đã dành nhiều nguồn vốn để đầu tƣ cho kinh tế, xã hội nhƣng do còn nghèo và nhiều khó khăn nên cũng chƣa đáp ứng đƣợc nhu cầu phát triển của đất nƣớc. Với thực trạng này nƣớc ta rất quan tâm việc thu hút và sử dụng các nguồn vốn bên ngoài nhƣ: đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài (FDI), hỗ trợ phát triển chính thức (ODA), đặc biệt là nguồn vốn ODA có vai trò rất quan trọng cho việc tạo đà phát triển của nền kinh tế nƣớc, phù hợp với những ƣu tiên phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam, đặc biệt là đã hỗ trợ cho Việt Nam cải thiện và phát triển cơ sở hạ tầng, từng bƣớc nâng cao năng lực sản xuất và quản lý, góp phần chuyển giao công nghệ và phát triển nguồn nhân lực, từ đó Việt Nam từng bƣớc nâng cao vai trò của nền kinh tế và vị thế của đất nƣớc. Cùng với việc thu hút nguồn vốn đầu tƣ việc quản lý, sử dụng các nguồn vốn nói trên theo Pháp luật của Nhà nƣớc, phù hợp với yêu cầu của nhà tài trợ là yêu cầu vô cùng quan trọng. Dù Chính phủ đã rất cố gắng nhƣng thực tế đã chứng minh trong những năm vừa qua việc quản lý, sử dụng nguồn vốn ODA vẫn còn nhiều bất cập dẫn tới thất thoát vốn đầu tƣ, giảm uy tín của Chính Phủ Việt Nam với các nhà tài trợ. Với nỗ lực nâng cao hiệu quả việc quản lý nguồn vốn ODA, Ngân hàng Phát triển Việt Nam đã rất thành công và đạt đƣợc nhiều kết quả tích cực nhƣng bên cạnh đó vẫn còn có những khó khăn, rủi ro nhất định trong việc quản lý nguồn vốn này. Đây là thách thức không nhỏ đối với cả hệ thống chính trị nói chung cũng nhƣ của Ngân hàng Phát triển nói riêng. Xuất phát từ những nội dung nhƣ trên, đã lựa chọn đề tài “Nâng cao chất lượng quản lý nguồn ngân sách vốn ODA tại Sở Giao dịch I - Ngân hàng Phát triển Việt Nam” để nghiên cứu. 2 2. Mục tiêu nghiên cứu - Mục tiêu chính: Việc phân tích, đánh giá các nội dung công tác quản lý dự án đầu tƣ từ nguồn vốn ODA . - Mục tiêu cụ thể: + Hệ thống hóa những lý luận cơ bản về ngân hàng thƣơng mại nói chung và Ngân hàng Phát triển nói riêng, hoạt động quản lý vốn ODA của ngân hàng Phát triển Việt Nam và những rủi ro trong hoạt động quản lý vốn ODA, phân tích các chỉ tiêu cơ bản đánh giá và ngăn ngừa rủi ro trong hoạt động cho vay vốn ODA của Ngân hàng Phát triển. + Phân tích thực trạng hoạt động cho vay vốn ODA tại Sở Giao dịch I- Ngân hàng Phát triển, phân tích tình hình dƣ nợ qua các năm từ 2010 đến 2012, đánh giá những mặt đạt đƣợc và tồn tại trong hoạt động quản lý, cho vay vốn ODA. + Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao việc quản lý các dự án vay vốn ODA tại Sở Giao dịch I-Ngân hàng Phát triển Việt Nam. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Nghiên cứu những vấn đề chung về công tác quản lý các dự án vay vốn ODA của Ngân hàng Phát triển, trên cơ sở phân tích thực trạng để đƣa ra các giải pháp nhằm nâng cao công tác quản lý vốn ODA . 3.2. Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi về không gian: Đề tài tập trung nghiên cứu về hoạt động quản lý vốn ODA và thực trạng công tác quản lý vốn ODA của Sở Giao dịch I-Ngân hàng Phát triển Việt Nam trên địa bàn các tỉnh Hà Nội, Hòa Bình, Bắc Ninh, Vĩnh Phúc, các dự án liên tỉnh trải dài trên nhiều địa bàn, các dự án lớn, đặc biệt khác khác đƣợc Tổng Giám đốc giao. - Phạm vi về thời gian: Đề tài thực hiện nghiên cứu số liệu trong hoạt động cho vay vốn ODA tại Sở Giao dịch I-Ngân hàng Phát triển Việt Nam trong các năm từ 2010 đến 2013. - Phạm vi về nội dung: Do thời gian có hạn đề tài chỉ nghiên cứu tập trung, đánh giá thực trạng về việc quản lý vốn ODA đặc biệt là phân tích đánh giá công tác kiểm soát chi tại Sở Giao dịch I-Ngân hàng Phát triển Việt Nam. 3 4. Phƣơng pháp nghiên cứu Đề tài đƣợc thực hiện thông qua việc tổng hợp, thống kê, phân tích, so sánh số liệu hoạt động tại Sở Giao dịch I-Ngân hàng Phát triển giai đoạn từ 2010 đến 2013. 5 Nghiên cứu những vấn đề chung về cho công tác quản lý dự án đầu tƣ từ nguồn vốn ODA, phân tích các nhân tố ảnh hƣởng đến công tác quản lý vốn ODA từ đó đƣa ra các giải pháp nhằm hạn chế và ngăn ngừa rủi ro trong quản lý vốn ODA. 6. Kết cấu của luận văn Ngoài phần lời mở đầu và kết luận, luận văn gồm 4 chƣơng: - Chƣơng 1: Lý luận chung về quản lý ODA tại các ngân hàng Việt Nam. - Chƣơng 2: Phƣơng pháp nghiên cứu nâng cao chất lƣợng quản lý nguồn ngân sách vốn ODA tại Sở Giao dịch I - Ngân hàng Phát triển Việt Nam. - Chƣơng 3: Thực trạng công tác quản lý nguồn ngân sách vốn ODA tại Sở Giao dịch I - Ngân hàng Phát triển Việt Nam. - Chƣơng 4: Những giải pháp Nâng cao chất lƣợng quản lý vốn ODA tại Sở Giao dịch I - Ngân hàng Phát triển Việt Nam. 4 Chƣơng 1 LÝ LUẬN CHUNG VỀ QUẢN LÝ NGUỒN VỐN ODA CỦA NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN VIỆT NAM 1.1. Khái quát chung về vốn ODA 1.1.1. Khái niệm nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) Để hiểu đƣợc đúng đắn bản chất của ODA và vận dụng nó có hiệu quả, chúng ta cần nghiên cứu kỹ hoàn cảnh ra đời và quá trình phát triển của nó. ODA ra đời sau chiến tranh thế giới thứ II cùng với kế hoạch Marshall, để giúp các nƣớc Châu Âu phục hồi các ngành công nghiệp bị chiến tranh tàn phá. Để tiếp nhận viện trợ của kế hoạch Marshall, các nƣớc Châu Âu đã đƣa ra một chƣơng trình phục hồi kinh tế có sự phối hợp và thành lập một tổ chức hợp tác kinh tế Châu Âu, nay là (OECD). Trong khuôn khổ hợp tác phát triển các nƣớc OECD đã lập ra những uỷ ban chuyên môn, trong đó có Uỷ ban viện trợ phát triển (DAC) nhằm giúp các nƣớc đang phát triển trong việc phát triển kinh tế và nâng cao hiệu quả đầu tƣ. ODA bao gồm viện trợ không hoàn lại là 25%, còn 75% là cho vay. Lợi thế khi vay nguồn viện trợ ODA là nguồn vốn khá lớn, điều kiện vay thuận lợi, lãi suất thấp. ODA là nguồn vốn rất quan trọng đối với các nƣớc đang phát triển. Cho đến nay chƣa có định nghĩa hoàn chỉnh về ODA, nhƣng sự khác biệt giữa các định nghĩa không nhiều, có thể thấy điều này qua một số khái niệm sau: Hỗ trợ phát triển chính thức (hay ODA, viết tắt của cụm từ Official Development Assistance), là một hình thức đầu tư nước ngoài. Gọi là Hỗ trợ bởi vì các khoản đầu tư này thường là các khoản cho vay không lãi suất hoặc lãi suất thấp với thời gian vay dài, đôi khi còn gọi là viện trợ. Gọi là Phát triển vì mục tiêu danh nghĩa của các khoản đầu tư này là phát triển kinh tế và nâng cao phúc lợi ở nước được đầu tư. Gọi là Chính thức, vì nó thường là cho Nhà nước vay. Năm 1972, lần đầu tiên Tổ chức hợp tác kinh tế và phát triển (OECD) đã đƣa ra khái niệm về ODA nhƣ sau: "ODA là một giao dịch chính thức được thiết lập với mục đích chính là thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của các nước đang phát triển. Điều kiện tài chính của giao dịch này có tính chất ưu đãi và thành tố viện trợ không hoàn lại chiếm ít nhất 25%". 5 Tuy nhiên, năm 1999 trong “Báo cáo đánh giá viện trợ khi nào có tác dụng, khi nào không và tại sao?” WB có đƣa ra khái niệm về ODA nhƣ sau: "ODA là một phần của Tài chính phát triển chính thức (ODF) trong đó có yếu tố viện trợ không hoàn lại cộng với cho vay ưu đãi và phải chiếm ít nhất 25% trong tổng viện trợ thì gọi là ODA ". ODA là tất cả các nguồn tài chính mà Chính phủ các nƣớc phát triển và Tổ chức đa phƣơng dành cho các nƣớc đang phát triển. Theo chƣơng trình phát triển liên hợp quốc (UNDP) trong "Báo cáo tổng quan viện trợ phát triển chính thức tại Việt nam - tháng 12 năm 2002" có đƣa ra khái niệm về ODA nhƣ sau: "Viện trợ phát triển chính thức (ODA) bao gồm tất cả các khoản viện trợ không hoàn lại và các khoản cho vay đối với các nước đang phát triển, cụ thể là do khu vực chính thức thực hiện, chủ yếu nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế và phúc lợi, cung cấp với các điều khoản ưu đãi về mặt tài chính (nếu là vốn vay thì có phần không hoàn lại ít nhất là 25%)". Tại nghị định 17/2001/NĐ-CP ngày 4/5/2001 về Quy chế quản lý và sử dụng Nguồn ODA, khái niệm ODA đƣợc xác định nhƣ sau: "ODA (sau đây gọi tắt là ODA) trong quy chế này được hiểu là hoạt động hợp tác phát triển giữa nhà nước hoặc Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt nam với Nhà tài trợ bao gồm: Chính phủ nước ngoài, các tổ chức liên chính phủ hoặc liên quốc gia". Tại Nghị định số 131/2009 NĐ-CP ngày 9/11/2006 của Chính Phủ ban hành Quy chế quản lý và sử dụng nguồn hỗ trợ phát triển chính thức khái niệm ODA đƣợc xác định: “Hỗ trợ phát triển chính thức (sau đây gọi tắt là ODA) trong Quy chế này được hiểu là hoạt động hợp tác phát triển giữa Nhà nước hoặc Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam với nhà tài trợ là chính phủ nước ngoài, các tổ chức tài trợ song phương và các tổ chức liên quốc gia hoặc liên chính phủ”. "Các hình thức cung cấp ODA bao gồm (a) ODA không hoàn lại, (b) ODA vay ƣu đãi có yếu tố không hoàn lại (còn gọi là thành tố hỗ trợ) đạt ít nhất 25%". 6 Nhƣ vậy, các khái niệm ODA ở trên đều thông nhất ở 4 vấn đề cơ bản nhƣ sau: ODA là mối quan hệ hợp tác phát triển mang tính "Hỗ trợ" giữa quốc gia này với quốc gia khác nhằm thúc đẩy "Phát triển " kinh tế - xã hội thông qua con đƣờng "Chính thức " giữa cấp Nhà nƣớc và Nhà nƣớc, giữa Nhà nƣớc và Chính phủ với các tổ chức liên chính phủ hoặc liên quốc gia và mối quan hệ "ODA" này hình thành và phát triển dựa trên nền tảng của một phần cho không (phần không hoàn lại hay còn gọi là thành tố hỗ trợ) kết tinh trong tổng nguồn vốn ODA hàng năm mà nƣớc này cam kết dành cho nƣớc khác để phục vụ cho các mục tiêu phát triển kinh tế và xã hội đã định với giá trị ít nhất là 25% so với tổng giá trị viện trợ. 1.1.2. Đặc điểm của nguồn vốn ODA 1.1.2.1. Vốn ODA có tính chất ưu đãi Ngay trong các khái niệm về nguồn vốn ODA đã cho thấy nguồn vốn ODA mang nhiều yếu tố ƣu đãi so với các nguồn vốn khác: Tính ƣu đãi thể hiện ở phần viện trợ không hoàn lại khá lần. Còn phần cho vay chủ yếu là vay ƣu đãi với lãi suất thấp hơn các khoản vay thông thƣờng rất nhiều (thƣờng dƣới 3%), thời gian ân hạn và thời gian trả nợ dài. Một khoản vay ODA thƣờng có thời gian sử dụng vốn dài, thƣờng 30-40 năm, gồm 2 phần: thời gian ân hạn (từ 5-10 năm) và thời gian trả nợ (gồm nhiều giai đoạn và những tỷ lệ trả nợ khác nhau ở tong giai đoạn). Trong hình thức cung cấp nguồn vốn ODA tại Nghị định số 131/2009 NĐCP ngày 9/11/2006 của Chính Phủ cũng thể hiện rõ tính ƣu đãi: ODA không hoàn lại: là hình thức cung cấp ODA không phải hoàn trả lại cho nhà tài trợ; ODA vay ƣu đãi (hay còn gọi là tín dụng ƣu đãi): là khoản vay với các điều kiện ƣu đãi về lãi suất, thời gian ân hạn và thời gian trả nợ, bảo đảm “yếu tố không hoàn lại” (còn gọi là “thành tố hỗ trợ”) đạt ít nhất 35% đối với các khoản vay có ràng buộc và 25% đối với các khoản vay không ràng buộc; ODA vay hỗn hợp: là các khoản viện trợ không hoàn lại hoặc các khoản vay ƣu đãi đƣợc cung cấp đồng thời với các khoản tín dụng thƣơng mại, nhƣng tính chung lại có “yếu tố không hoàn lại” đạt ít nhất 35% đối với các khoản vay có ràng buộc và 25% đối với các khoản vay không ràng buộc. Sự ƣu đãi còn thể hiện ở chỗ vốn ODA chỉ dành riêng cho các nƣớc đang và chậm phát triển, vì mục tiêu phát triển. Có hai điều kiện cơ bản nhất để các nƣớc đang và chậm phát triển có thể nhận đƣợc ODA là: 7 Điều kiện thứ nhất: Tổng sản phẩm quốc nội(GDP) bình quân đầu ngƣời thấp. Nƣớc có GDP bình quân đầu ngƣời càng thấp thì thƣờng đƣợc tỷ lệ viện trợ không hoàn lại của ODA càng lớn và khả năng vay với lãi suất thấp và thời hạn ƣu đãi càng lớn. Điều kiện thứ hai: Mục tiêu sử dụng vốn ODA của các nƣớc này phải phù hợp với chính sách và phƣơng hƣớng ƣu tiên xem xét trong mối quan hệ giữa bên cấp và bên nhận ODA. Thông thƣờng các nƣớc cung cấp ODA đều có những chính sách và ƣu tiên riêng của mình, tập trung vào một số lĩnh vực mà họ quan tâm hay có khả năng kỹ thuật và tƣ vấn. Đồng thời, đối tƣợng ƣu tiên của các nƣớc cung cấp ODA cũng có thể thay đổi theo từng giai đoạn cụ thể. Vì vậy, nắm bắt đƣợc xu hƣớng ƣu tiên và tiềm năng của các nƣớc, các tổ chức cung cấp ODA là rất cần thiết. Về thực chất, ODA là sự chuyển giao có hoàn lại hoặc không hoàn lại trong những điều kiện nhất định một phần tổng sản phẩm quốc dân từ các nƣớc phát triển sang các nƣớc đang phát triển. Do vậy, ODA rất nhạy cảm về mặt xã hội và chịu sự điều chỉnh của dƣ luận xã hội từ phía nƣớc cung cấp cũng nhƣ từ phía nƣớc tiếp nhận ODA. 1.1.2.2. ODA thường gắn với các điều kiện ràng buộc Vốn ODA có thể ràng buộc (ràng buộc một phần hoặc không ràng buộc) nƣớc nhận về địa điểm chi tiêu. Ngoài ra mỗi nƣớc cung cấp viện trợ cũng đều có những ràng buộc khác và nhiều khi các ràng buộc này có mối liêu hệ rất chặt chẽ đối với nƣớc nhận. Ví dụ nhƣ Nhật Bản luôn quy định vốn ODA của Nhật đều đƣợc thực hiện bằng đồng Yên Nhật (JPY). Hầu hết các nƣớc viện trợ nói chung đều có mục đích và những ràng buộc nhất định áp đặt cho nƣớc nhận vốn nhằm đạt đƣợc những ảnh hƣởng về kinh tế, chính trị... Nhƣ đã trình bày ở phần sự ra đời của ODA, lúc đầu, Mỹ viện trợ cho các nƣớc Châu Âu (nƣớc Tƣ bản chủ nghĩa) để ngăn chặn sự ảnh hƣởng của Liên Xô và các nƣớc XHCH. Tuy nhiên, kể từ đầu thập kỷ 90, khi mà các nƣớc XHCN ở Đông Âu thay đổi thể chế chính trị thì các nƣớc phƣơng Tây cũng đã cung cấp ODA, tạo điều kiện cho các nƣớc này chuyển đổi sang nền kinh tế thị trƣờng. Ví dụ, Nhật nặng về viện trợ cho các nƣớc Châu á, Đức và Áo dành phần lớn viện trợ cho 8 các nƣớc Đông Âu và Liên Xô cũ, Mỹ lại rất quan tâm đến Trung Đông. Nhƣ vậy là ngay từ khi sinh ra, ODA đã mang trong mình tính ràng buộc về chính trị. ODA gắn với điều kiện kinh tế: Các nƣớc viện trợ nói chung đều muốn đạt đƣợc những ảnh hƣởng về kinh tế, đem lại lợi nhuận cho hàng hoá, dịch vụ trong nƣớc. Họ gắn quỹ viện trợ với việc mua hàng hoá và dịch vụ trong nƣớc của họ. Việc này đã giúp cho việc tiêu thụ hàng hoá và dịch vụ trong nƣớc, làm chủ thị trƣờng xuất khẩu. Ngoài ra, ODA còn dọn đƣờng cho nguồn vốn đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài (FDI) chảy vào các nƣớc nhận viện trợ. ODA gắn liền với nhân tố xã hội. Uỷ ban Châu Âu chứng minh đƣợc rằng 90% dân chúng coi vấn đề phát triển là rất quan trọng. 80% dân chúng Châu Âu cho rằng phải tăng ngân sách phát triển của liên minh Châu Âu (EU). ở các nƣớc có ODA dƣới 0.7% GNP, hơn 70% dân chúng cho rằng Chính phủ nên tăng ngân sách viện trợ phát triển của nƣớc mình. Nhật Bản, một nƣớc cấp viện trợ lớn nhất Thế giới, 47% số ngƣời đƣợc hỏi muốn duy trì mức viện trợ hiện tại và 33% muốn tăng hơn nữa. Điều kiện giải ngân Việc quản lý nguồn vốn ODA có hiệu quả hay không phụ thuộc rất nhiều vào việc giải ngân ODA. Giải ngân nhanh, thuận lợi và đúng mục tiêu luôn là yêu cầu các nhà tài trợ đặt ra cho các nƣớc nhận tài trợ đặc biệt quan tâm. Trên thực tế đối với các dự án do Chính phủ quản lý, điều hành thì điều kiện giải ngân thƣờng là điều kiện khung và có nhiều hình thức giải ngân để bên tiếp nhận lựa chọn sao cho việc giải ngân nhanh chóng, thuận tiện. Loại ODA do Nhà tài trợ trực tiếp quản lý thì điều kiện giải ngân thƣờng là thanh toán trực tiếp từ ngƣời đại diện bên tài trợ cho đối tác liên quan đến dự án đƣợc tài trợ, cơ quan đại diện bên nhận tài trợ (cơ quan dự án) không đƣợc mở tài khoản để tiếp nhận tiền tài trợ, không trực tiếp thanh toán các khoản chi tiêu liên quan đến dự án. ODA là nguồn vốn có khả năng gây nợ Thời gian đầu khi tiếp nhận và sử dụng nguồn vốn ODA các quốc gia không cảm nhận đƣợc các gánh nặng nợ, thời gian này vẫn nằm trong các điều khoản đƣợc ƣu đãi và tạo ra sự tăng trƣởng nhất định. Tuy nhiên, nếu quản lý, sử dụng hoặc cân 9 đối nguồn vốn không hiệu quả sẽ dẫn tới gánh nặng rất lớn, không có nguồn để trả nợ khi các khoản nợ đến hạn trả nợ. Vấn đề nữa là nguồn vốn ODA thƣờng không đầu tƣ trực tiếp cho hoạt động sản xuất mà phần lớn đầu tƣ cho cơ sở hạ tầng, hỗ trợ kỹ thuật,… Do đó, trong khi hoạch định chính sách sử dụng ODA phải phối hợp với các nguồn vốn để tăng cƣờng sức mạnh kinh tế và khả năng xuất khẩu. 1.1.3. Vai trò của nguồn vốn ODA 1.1.3.1. Đối với nước cấp vốn ODA Viện trợ ODA sẽ giúp các công ty của nƣớc cung cấp ODA hoạt động thuận lợi tại các nƣớc nhận viện trợ, đƣợc ƣu tiên trong những cuộc đấu thầu, thực hiện dự án, bán sản phẩm và hoạt động kinh doanh tại nƣớc nhận viện trợ. Cùng với sự gia tăng vốn ODA là sự gia tăng các dự án, gia tăng về thƣơng mại giữa hai quốc gia. Thị trƣờng xuất khẩu của nƣớc viện trợ đƣợc mở rộng… Về chính trị nƣớc cấp viện trợ sẽ đạt đƣợc một số mục đích chính trị nhất định, nâng mức ảnh hƣởng của mình trên chính trƣờng quốc tế. Tạo đƣợc ảnh hƣởng về văn hóa, kinh tế, chính trị đối với nƣớc nhận viện trợ Ngoài những tác động tích cực thì các khoản viện trợ thƣờng chịu áp lực của công chúng trong nƣớc. Vì theo họ việc chính phủ cung cấp tài trợ ra nƣớc ngoài làm giảm thu nhập và đời sống của nhân dân, ảnh hƣởng tới ngân sách nhất là trong điều kiện kinh tế khó khăn và khủng hoảng kinh tế. Việc cung cấp nguồn vốn ODA lớn ra nƣớc ngoài cũng phần nào ảnh hƣởng tới các chƣơng trình, mục tiêu, dự án của nƣớc cấp vốn… 1.1.3.2. Đối với nước nhận vốn ODA : - Nguồn vốn ODA đƣợc đánh giá là nguồn ngoại lực quan trọng giúp các nƣớc đang phát triển thực hiện các chiến lƣợc phát triển kinh tế - xã hội của mình. Vai trò của ODA thể hiện trên các giác độ cơ bản nhƣ: Nguồn vốn ODA là nguồn vốn bổ sung giúp cho các nƣớc nghèo đảm bảo chi đầu tƣ phát triển, giảm gánh nặng cho ngân sách nhà nƣớc. Vốn ODA với đặc tính ƣu việt là thời hạn cho vay dài thƣờng là 10 - 30 năm, lãi suất thấp khoảng từ 0,25% đến 2%/năm. Chỉ có nguồn vốn lớn với điều kiện cho vay ƣu đãi nhƣ vậy
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan