Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tại tổng công ty thăm dò khai thác dầu khí (p...

Tài liệu Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tại tổng công ty thăm dò khai thác dầu khí (pvep)

.DOC
107
134
50

Mô tả:

MỤC LỤC DANH MỤC CÁC BẢNG, ĐỒ THỊ, SƠ ĐỒ DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT TÓM TẮT LUẬN VĂN MỞ ĐẦU.................................................................................................................. Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG NGUỒN NHÂN LỰC CỦA DOANH NGHIỆP THĂM DÒ KHAI THÁC DẦU KHÍ.............................................................................. 1.1 NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ CHẤT LƯỢNG NGUỒN NHÂN LỰC CỦA DOANH NGHIỆP THĂM DÒ KHAI THÁC DẦU KHÍ........................ 1.1.1 Chức năng, nhiệm vụ và đặc điểm của doanh nghiệp thăm dò, khai thác dầu khí............................................................................................................ 1.1.2 Nguồn nhân lực của Doanh nghiệp thăm dò, khai thác Dầu khí..................... 1.1.3 Vai trò chất lượng nguồn nhân lực đối với sự phát triển của doanh nghiệp thăm dò, khai thác dầu khí............................................................................ 1.2 NỘI DUNG, NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG VÀ SỰ CẦN THIẾT NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG NGUỒN NHÂN LỰC CỦA DOANH NGHIỆP THĂM DÒ KHAI THÁC DẦU KHÍ......................................................................... 1.2.1 Những nội dung cơ bản về nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của doanh nghiệp thăm dò, khai thác dầu khí..................................................... 1.2.2 Sự cần thiết phải nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của doanh nghiệp thăm dò khai thác dầu khí............................................................................. 1.2.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của doanh nghiệp ngành thăm dò, khai thác dầu khí........................................... 1.3 KINH NGHIỆM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG NGUỒN NHÂN LỰC CỦA MỘT SỐ TẬP ĐOÀN KINH TẾ TRONG VÀ NGOÀI NƯỚC............ 1.3.1 Kinh nghiệm của Tập đoàn Sông Đà - Việt Nam......................................... 1.3.2 Kinh nghiệm của Ngân hàng Trung ương Trung Quốc................................ 1.3.3 Những bài học rút ra có thể vận dụng trong hoàn thiện nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của các doanh nghiệp ngành thăm dò, khai thác dầu khí.......................................................................................................... Chương 2: THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG NGUỒN NHÂN LỰC TẠI TỔNG CÔNG TY THĂM DÒ KHAI THÁC DẦU KHÍ........................ 2.1 TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG CỦA TỔNG CÔNG TY THĂM DÒ KHAI THÁC DẦU KHÍ.......................................................................................... 2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển Tổng công ty Thăm dò khai thác Dầu khí..... 2.1.2 Bộ máy tổ chức của Tổng công ty Thăm dò Khai thác Dầu khí................... 2.1.3 Khái quát chung nguồn nhân lực của Tổng công ty thăm dò khai thác dầu khí ..................................................................................................................... 2.2 THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG NGUỒN NHÂN LỰC CỦA TỔNG CÔNG TY THĂM DÒ KHAI THÁC DẦU KHÍ........................................... 2.2.1 2.2.2 2.2.3 2.2.4 Về trình độ học vấn...................................................................................... Trình độ tin học, ngoại ngữ ........................................................................ Về thể lực nguồn nhân lực của Tổng công ty PVEP..................................... Về phẩm chất đạo đức, tác phong lề lối làm việc của Tổng công ty PVEP ..................................................................................................................... 2.2.5 Về cơ cấu nhân lực của Tổng công ty PVEP................................................ 2.3 ĐÁNH GIÁ VỀ CHẤT LƯỢNG NGUỒN NHÂN LỰC TẠI TỔNG CÔNG TY TĂM DÒ VÀ KHAI THÁC DẦU KHÍ.................................................... 2.3.1 Những thành tựu đạt được của Tổng công ty PVEP....................................... 2.3.2 Những hạn chế về nguồn nhân lực của Tổng công ty PVEP.......................... 2.3.3 Nguyên nhân của những hạn chế:................................................................. Chương 3: ĐỊNH HƯỚNG VÀ NHỮNG GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG NGUỒN NHÂN LỰC TẠI TỔNG CÔNG TY THĂM DÒ KHAI THÁC DẦU KHÍ..................................... 3.1 ĐỊNH HƯỚNG NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG NGUỒN NHÂN LỰC TẠI TỔNG CÔNG TY PVEP.............................................................................. 3.1.1 Định hướng phát triển của Tổng công ty PVEP và yêu cầu đòi hỏi về chất lượng nguồn nhân lực trong thời gian tới..................................................... 3.1.2 Dự báo nhu cầu nhân lực của PVEP giai đoạn 2011-2015 và định hướng đến 2025....................................................................................................... 3.1.3 Định hướng nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tại Tổng công ty PVEP ..................................................................................................................... 3.2 MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG NGUỒN NHÂN LỰC CỦA TỔNG CÔNG TY PVEP...................................................................... 3.2.1 3.2.2 3.2.3 3.2.4 3.2.5 3.2.6 Giải pháp nâng cao thể lực cho người lao động:.......................................... Giải pháp nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ:.................................. Giải pháp nâng cao trình độ tin học, ngoại ngữ:........................................... Giải pháp nâng cao phẩm chất, đạo đức tác phong cho người lao động:...... Giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo nhân sự........................................... Giải pháp nâng cao hơn nữa chế độ đãi ngộ, kết hợp hài hòa các lợi ích của người lao động....................................................................................... 3.2.7 Xây dựng hệ thống kiểm soát quản trị nguồn nhân lực của PVEP............... KẾT LUẬN............................................................................................................ DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................. DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT PVEP : Tổng công ty thăm dò khai thác dầu khí CBCNV : Cán bộ công nhân viên ĐC – ĐVL – KTM : Địa chất - Địa vật lý – Khai thác mỏ KS/CV : Kỹ sư/ Chuyên viên DANH MỤC CÁC BẢNG, ĐỒ THỊ, SƠ ĐỒ BẢNG Bảng 2.1. Thực trạng trình học vấn đội ngũ CBCNV PVEP............................... Bảng 2.2. Thực trạng trình độ tin học của CBCNV PVEP.................................. Bảng 2.3. Thực trạng trình độ ngoại ngữ của CBCNV PVEP............................. Bảng 2.4: Thực trạng trình độ lý luận chính trị CBCNV PVEP.......................... Bảng 2.5: Công tác tuyển dụng của CBCNV PVEP............................................ Bảng 2.6: Thực trạng công tác đào tạo của CBCNV PVEP................................. Bảng 2.7: Thực trạng đội ngũ CBCNV PVEP chia theo độ tuổi, giới tính.......... Bảng 2.8: Cơ cấu ngành nghề theo chuyên môn đào tạo của CBCNV PVEP ............................................................................................................ ĐỒ THỊ Đồ thị 3.1: Trữ lượng, tiềm năng dầu khí Việt Nam............................................. SƠ ĐỒ Sơ đồ 2.1: Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của PVEP.......................................... i TÓM TẮT LUẬN VĂN Nguồn nhân lực là yếu tố quan trọng hàng đầu quyết định sự phát triển của mọi nền kinh tế. Đại hội IX của đảng cộng sản Việt Nam đã khẳng định “ Nguồn lực con người - yếu tố cơ bản để phát triển xã hội, tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững, con người và nguồn nhân lực là nhân tố quyết định sự phát triển đất nước trong thời kì Công nghiệp hóa - hiện đại hóa …”. Đại hội Đảng lần thứ X cũng nhấn mạnh: “phát triển mạnh, kết hợp chặt chẽ giữa hoạt động khoa học và công nghệ với giáo dục và đào tạo để thực sự phát huy vai trò quốc sách hàng đầu, tạo động lực đẩy nhanh Công nghiệp hóa - hiện đại hóa và phát triển kinh tế tri thức”. Như vậy, thời đại nào cũng cần đến nhân tài, hội nhập kinh tế thế giới càng sâu thì vấn đề phát triển nguồn nhân lực càng trở nên bức thiết. Hiện nay, Tổng Công ty Thăm dò Khai thác dầu khí (PVEP) là đơn vị chủ lực được Petrovietnam (PVN) được giao nhiệm vụ triển khai các hoạt động đầu tư trực tiếp ra nước ngoài cũng như đang tiến hành khai thác trữ lượng dầu khí trong nước. Để đạt được các mục tiêu của Tập đoàn Dầu khí Việt nam là trở thành Tập đoàn kinh tế hàng đầu Việt nam cũng như trong khu vực, PVEP đang từng bước khẳng định là một trong những Tổng Công ty nòng cốt, xương sống của Tập đoàn Dầu khí Việt nam. Vì vậy, tác giả đã lựa chọn đề tài “Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tại Tổng Công ty thăm dò khai thác Dầu khí (PVEP)” để nghiên cứu. Mục đích của đề tài Phân tích lý luận về nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, khảo sát thực trạng cơ chế nguồn nhân lực của Tổng công ty Thăm dò Khai thác Dầu khí và đề xuất những giải pháp đồng bộ nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tại Tổng công ty Thăm dò Khai thác Dầu khí. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tại Tổng công ty Thăm dò Khai thác Dầu khí (PVEP). - Phạm vi nghiên cứu: Dầu khí là ngành công nghiệp bao gồm nhiều công ii đoạn khác nhau: tìm kiếm, thăm dò và khai thác, vận chuyển, chế biến và phân phối sản phẩm dầu khí. Luận văn tập trung nghiên cứu từ năm 2007 đến năm 2010 nhằm so sánh, đánh giá chất lượng nguồn nhân lực của Tổng công ty Thăm dò Khai thác Dầu khí (PVEP) qua 4 năm. Phương pháp nghiên cứu Để làm rõ những nội dung cơ bản đặt ra của luận văn, trong quá trình nghiên cứu tác giả sử dụng phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử. Ngoài ra còn sử dụng một số phương pháp: Phương pháp hệ thống, phương pháp thống kê, so sánh, phân tích tổng hợp ... chứng minh bằng thực tiễn để minh họa cho các giải pháp đưa ra. Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của Doanh nghiệp. Để đánh giá chất lượng nguồn nhân lực của một doanh nghiệp đặc việt là doanh nghiệp ngành thăm dò khai thác Dầu khí, người ta đã phải sử dụng nhiều cách thức, biện pháp khác nhau trên cơ sở một số đặc trưng cơ bản của ngành từ đó đưa ra những nhận xét, so sánh, đánh giá về chất lượng nguồn nhân lực hiện có cũng như tương lai sẽ như thế nào. Mỗi một tổ chức có một đặc trưng, một hướng đi khác nhau do đó các biện pháp đánh giá phải phù hợp với đặc thù của ngành đó. Tác giả đã phân tích đặc điểm, đặc trưng của ngành thăm dò, khai thác Dầu khí trong tình hình nhu cầu lao động ngành đang có những thay đổi theo hướng ngày càng cao cả về số lượng và chất lượng. Về mặt số lượng, nhu cầu lao động ngày càng được mở rộng không những ở Việt nam mà còn ở cả nước ngoài, về mặt chất lượng thì đó là sự đòi hỏi tất yếu về việc nâng cao trình độ chuyên môn, ngoại ngữ, tin học cũng như các kỹ năng lao động khác, nâng cao sức khỏe thể lực cũng như văn hóa doanh nghiệp. Luận văn đã trình bày nội dung cơ bản của việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của ngành thăm dò, khai thác Dầu khí trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, sự cần thiết phải nâng cao các yếu tố về chuyên môn, kỹ năng giao tiếp, tính chuyên nghiệp cũng như đạo đức, tác phong của người lao động. iii Chương 2: Thực trạng chất lượng nguồn nhân lực tại Tổng công ty thăm dò khai thác Dầu khí Sau khi trình bày tổng quát về lịch sử hình thành và phát triển, bộ máy tổ chức, khái quát chung về nguồn nhân lực của Tổng công ty thăm dò khai thác Dầu khí, tác giả đã tập trung phân tích thực trạng chất lượng nguồn nhân lực trên các hình thức, tiêu chí cụ thể như: trình độ học vấn, trình độ tin học, ngoại ngữ, thể lực người lao động, phẩm chất đạo đức, tác phong, lề lối làm việc. Ngoài ra, tác giả còn tập trung phân tích cơ cấu nguồn nhân lực của Tổng Công ty thăm dò khai thác Dầu khí qua chất lượng tuyển dụng, chất lượng công tác đào tạo, cơ cấu độ tuổi, giới tính, cơ cấu ngành nghề theo chuyên môn đào tạo cũng như hiện trạng phân bổ nguồn nhân lực từ đó rút ra những đánh giá về chất lượng nguồn nhân lực tại Tổng Công ty cụ thể: Về thành tựu: Trong thời gian qua, số lượng và chất lượng của cán bộ công nhân viên Tổng Công ty thăm dò khai thác Dầu khí đã được cải thiện rõ rệt từ trình độ chuyên môn đến độ tuổi của nguồn nhân lực, đến môi trường làm việc, ý thức của lãnh đạo đến hệ thống đào tạo của Tổng công ty đã được hình thành đồng bộ từ hệ thống tiêu chuẩn chức danh, hệ thống đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ cũng như quy chế tuyển dụng lao động và các quy trình hướng dẫn thực hiện. Ngoài ra trên cơ sở phân tích số liệu của ngành nghề đặc trưng đó là thăm dò khai thác dầu khí, luận văn cũng đã chỉ rõ những thành tựu của Tổng Công ty trong việc định hướng, phát triển con người bằng các công việc cụ thể như tăng cường cơ chế lương, thưởng cũng như định hướng phát triển nghề nghiệp cho người lao động. Về hạn chế: Bên cạnh những thành tựu đã đạt được, tác giả đã chỉ ra một số mặt còn hạn chế về nguồn nhân lực của PVEP đó là hạn chế về mặt trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, hạn chế về tình trạng thiếu hụt nhân lực trình độ cao, thể lực của người lao động, hạn chế về khoảng cách địa lý, hạn chế về chính sách đãi ngộ chưa đáp ứng được kịp sự phát triển của thực tế cuộc sống. Chất lượng cán bộ công nhân viên chưa đồng đều, một số kỹ năng để giải quyết công việc của người lao động còn yếu chưa theo kịp với thực tế và còn thiếu thực tiễn so với sự phát triển của khoa iv học kỹ thuật và công nghệ. Công tác đào tạo nhân lực còn một số bất cập, chưa đánh giá đúng kết quả của công tác đào tạo gây thất thoát đến kinh phí hàng năm, công tác tuyển dụng còn nặng về hình thức, không tuyển theo cơ chế thị trường mà phần lớn nhận lao động theo quan hệ quen biết, công tác luân chuyển cán bộ còn nhiều bất cập đó là khả năng yêu cầu đối với nhân lực nhiều khi không nhận được sự đồng tình, mang tính bắt buộc gây bức xúc cho người lao động...vv Chương 3: Định hướng và những giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tại Tổng Công ty thăm dò khai thác Dầu khí Tác giả đã làm rõ các căn cứ để xây dựng các giải pháp cũng như định hướng chung từ đó đề xuất phương hướng nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Nội dung định hướng: Định hướng về năng lực hiện tại, vị thế trong Tập đoàn Dầu khí Việt nam của Tổng công ty thăm dò khai thác Dầu khí. Ngoài ra tác giả còn đưa ra các dự báo về nhu cầu nhân lực của Tổng Công ty giai đoạn 2011-2015 cũng như định hướng đến năm 2025 đó là việc nâng cao chất lượng người lao động qua các dự án đang thực hiện về số lượng, chất lượng. Ngoài ra, luận văn còn dự báo về nhu cầu nguồn nhân lực tăng trung bình 10%/năm đối với các lao động gián tiếp và đặc biệt có ngành còn tăng 15%/năm đối với lao động trực tiếp. Về lâu dài, nhu cầu nhân lực gián tiếp trong ngành thăm dò khai thác tăng bình thường giai đoạn 20102015 và ổn định dần giai đoạn 2016-2025, nhân lực trực tiếp tăng đột biến giai đoạn 2010-2015 và ổn định trong giai đoạn 2016-2025. Ngoài ra xu hướng kết hợp các chuyên ngành hẹp thành chuyên ngành rộng cũng như khả năng ngoại ngữ, đặc biệt là tiếng anh, tiếng Nga là một yếu tố quan trọng để tiến tới hội nhập vào môi trường cạnh tranh quốc tế. Các giải pháp: Tác giả đã đưa ra các giải pháp như nâng cao thể lực cho người lao động, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, trình độ tin học ngoại ngữ, phẩm chất, đạo đức tác phong của người lao động, chất lượng công tác đào tạo nhân sự, chế độ đãi ngộ cũng như phải kết hợp hài hòa các lợi ích của người lao động, cuối cùng là xây dựng hệ thống kiểm soát quản trị nguồn nhân lực của Tổng công ty PVEP sao cho hệ thống này hoạt động có hiệu quả nhất, phát huy được hết các khả v năng về trí tuệ con người cũng như thay đổi tư duy và tác phong công nghiệp cho người lao động trong tương lai. Kết luận: Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong một doanh nghiệp được thể hiện ở kết quả làm việc của họ cống hiến cho doanh nghiệp, ở sự vững mạnh của doanh nghiệp trên thương trường và nó được quyết định bởi thái độ, ý thức tinh thần làm việc của chính đội ngũ lao động đó. Cơ chế phát triển nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của Tổng công ty Thăm dò Khai thác Dầu khí mặc dù đã đem lại hiệu quả kinh tế, chính trị nhất định, song trên thực tế đã bộc lộ những hạn chế và có nhiều điểm không còn phù hợp. Tổng công ty Thăm dò Khai thác Dầu khí đã chuyển sang hoạt động theo mô hình công ty mẹ - công ty con là một tất yếu khách quan, là yêu cầu đương nhiên trong quá trình đổi mới doanh nghiệp nhà nước. Tuy nhiên, chuyển đổi mô hình hoạt động đi đôi với nó phải là sự thay đổi về chất đối với cơ cấu tổ chức, cơ chế quản lý và đặc biệt là việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, làm được điều này việc giải quyết các vấn đề khác sẽ rất đơn giản. Vì vậy, việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực là một trong những nội dung quan trọng hàng đầu của công tác chuyển đổi Tổng công ty sang hoạt động theo mô hình mới. Luận văn đã làm sáng tỏ những vấn đề chủ yếu sau đây: Thứ nhất, hệ thống được những vấn đề lý luận về nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của ngành thăm dò, khai thác dầu khí, phân tích được những đặc điểm cơ bản của ngành. Thứ hai, làm rõ nội dung cơ bản của sự phát triển, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, từ đó làm cơ sở phân tích, đánh giá thực trạng chất lượng nguồn nhân lực của Tổng công ty thăm dò khai thác dầu khí. Thứ ba, chỉ ra giải pháp thường xuyên và lâu dài đối với sự phát triển về chất lượng con người của Tổng công ty Thăm dò Khai thác Dầu khí trong thời gian tới, trên cơ sở đó phân tích định hướng của việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của Tổng công ty. vi Thứ tư, chỉ ra được yêu cầu quan trọng và cấp thiết hàng đầu đó chính là con người. Từ đó Tổng Công ty sẽ có những biện pháp đào tạo, những chính sách thiết thực phù hợp với từng giai đoạn khác nhau để tuyển chọn, đào tạo lại cho phù hợp với quá trình hội nhập khu vực và quốc tế. Như vậy, với các biện pháp và chính sách thực thi trong việc nâng cao chất lượng con người - một yêu cầu đòi hỏi khách quan phù hợp với thực tế hiện tại của Tổng Công ty thăm dò khai thác Dầu khí. Tổng công ty xứng đáng sẽ trở thành một biểu tượng lớn của Tập đoàn Dầu khí Việt nam cũng như của ngành khai thác sản lượng công nghiệp mỗi năm đóng góp 30% số nộp ngân sách nhà nước và tạo công ăn việc làm cho hàng nghìn lao động của Việt nam trong hiện tại và tương lai. 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiếp của việc nghiên cứu đề tài Nguồn nhân lực là yếu tố quan trọng hàng đầu quyết định sự phát triển của mọi nền kinh tế. Đại hội IX của đảng cộng sản Việt Nam đã khẳng định “ Nguồn lực con người - yếu tố cơ bản để phát triển xã hội, tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững, con người và nguồn nhân lực là nhân tố quyết định sự phát triển đất nước trong thời kì CNH-HĐH…”. Đại hội Đảng lần thứ X cũng nhấn mạnh: “phát triển mạnh, kết hợp chặt chẽ giữa hoạt động khoa học và công nghệ với giáo dục và đào tạo để thực sự phát huy vai trò quốc sách hàng đầu, tạo động lực đẩy nhanh CNHHĐH và phát triển kinh tế tri thức”. Như vậy, thời đại nào cũng cần đến nhân tài, hội nhập kinh tế thế giới càng sâu thì vấn đề phát triển nguồn nhân lực càng trở nên bức thiết. Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt nam (PetroVietnam) được thành lập theo Quyết định số 199/2006/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt nam ngày 29/08/2006. Ngày 19/01/2006, Ban chấp hành trung ương Đảng Cộng sản Việt nam ra văn bản số 41 KL/TW của Bộ Chính trị về chiến lược phát triển nghành Dầu khí Việt nam đến năm 2015 và định hướng đến năm 2025. Kể từ khi Việt nam gia nhập WTO đến nay đã được gần 3 năm, song song cùng với sự phát triển chung của tất cả các ngành khác nhau trong nền kinh tế quốc dân, PetroVietnam (PVN) đã có những sự phát triển vượt bậc trên tất cả các mặt của một ngành kinh tế mũi nhọn. PVN đang từng bước khẳng định không những là một Tập đoàn kinh tế hàng đầu bằng cách hàng năm đóng góp vào ngân sách khoảng gần 30% Tổng số thu nộp ngân sách của Việt nam mà còn vươn ra nhiều thị trường khác nhau trên thế giới, nhiều quốc gia có trữ lượng Dầu mỏ hàng đầu như: Venezela, Coet hay Các tiểu vương quốc Arập.... Hiện nay, Tổng Công ty Thăm dò Khai thác dầu khí (PVEP) là đơn vị chủ lực được Petrovietnam được giao nhiệm vụ triển khai các hoạt động đầu tư trực tiếp ra 2 nước ngoài cũng như đang tiến hành khai thác trữ lượng dầu khí trong nước. Để đạt được các mục tiêu của Tập đoàn Dầu khí Việt nam là trở thành Tập đoàn kinh tế hàng đầu Việt nam cũng như trong khu vực, PVEP đang từng bước khẳng định là một trong những Tổng Công ty nòng cốt, xương sống của Tập đoàn PVN. Một trong những mô hình kinh doanh hiện đại mang lại hiệu quả kinh tế cao trên thế giới hiện nay là mô hình công ty mẹ - công ty con. Mô hình Công ty mẹ công ty con đang được đẩy mạnh áp dụng vào các Tổng Công ty nhà nước. Để tăng cường sức mạnh, nâng cao hiệu quả kinh tế của mô hình này, nhiều vấn đề đặt ra cần được nghiên cứu giải quyết, trong đó đặc biệt quan trọng là nâng cao chất lượng nguồn nhân lực theo mô hình mới. Xuất phát từ thực tế, tôi mạnh dạn chọn đề tài “ Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tại Tổng Công ty thăm dò khai thác Dầu khí (PVEP)” cho luận văn thạc sỹ, với hy vọng có thể góp phần hoàn thiện quá trình nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, nâng cao sức cạnh tranh của Tổng công ty trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế. 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài: Trong những năm gần đây, việc nghiên cứu đề tài liên quan đến việc phát triển nguồn nhân lực là một trong những đề tài rất được quan tâm của nhiều nhà hoạch định, nhiều Tập đoàn kinh tế, các Tổng Công ty nhà nước không những ở Việt nam mà còn ở nhiều nước trên thế giới. Đã có rất nhiều công trình nghiên cứu được công bố trên các phương tiện thông tin đại chúng như sách báo, các phương tiện nghe nhìn (Tivi, đài radio…) yêu cầu về tính cấp bách cũng như sự cần thiết nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đối với yêu cầu thời đại mới, thời đại Công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước: - Tác giả Lê Thị Ái Lâm: “Phát triển nguồn nhân lực thông qua giáo dục – đào tạo và kinh nghiệm Đông Á, NXB khoa học - xã hội, Hà Nội 2003”. - Tác giả Mai Quốc Chánh : “Các giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực theo hướng công nghiệp hoá - hiện đại hoá’’, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội 1999. - GS.TS Phạm Minh Hạc phân tích vấn đề con người trong “sự nghiệp công nghiệp hoá - hiện đại hoá ở Việt Nam’’ NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội 1996. 3 - TS. Nguyễn Hữu Dũng : “Sử dụng hiệu quả nguồn nhân lực con người ở Việt Nam, NXB Lao động - xã hội , Hà Nội 2003”. Tuy nhiên, chưa có công trình nghiên cứu nào đề cập một cách toàn diện và đầy đủ dưới góc độ kinh tế chính trị đến “Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tại Tổng công ty Thăm dò Khai thác Dầu khí”, nên việc nghiên cứu vấn đề này là rất cần thiết. 3. Mục đích của đề tài Phân tích lý luận về nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, khảo sát thực trạng cơ chế nguồn nhân lực của Tổng công ty Thăm dò Khai thác Dầu khí và đề xuất những giải pháp đồng bộ nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tại Tổng công ty Thăm dò Khai thác Dầu khí. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tại Tổng công ty Thăm dò Khai thác Dầu khí (PVEP). - Phạm vi nghiên cứu: Dầu khí là ngành công nghiệp bao gồm nhiều công đoạn khác nhau: tìm kiếm, thăm dò và khai thác, vận chuyển, chế biến và phân phối sản phẩm dầu khí. - Luận văn tập trung nghiên cứu từ năm 2007 đến năm 2010 nhằm so sánh, đánh giá chất lượng nguồn nhân lực của Tổng công ty Thăm dò Khai thác Dầu khí (PVEP) qua 4 năm. 5. Phương pháp nghiên cứu Để làm rõ những nội dung cơ bản đặt ra của luận văn, trong quá trình nghiên cứu tác giả sử dụng phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử. Ngoài ra còn sử dụng một số phương pháp: Phương pháp hệ thống, phương pháp thống kê, so sánh, phân tích tổng hợp ... chứng minh bằng thực tiễn để minh họa cho các giải pháp đưa ra. 6. Những đóng góp của luận văn - Góp phần hệ thống hóa những vấn đề lý luận về nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tại Tổng công ty. - Đánh giá thực trạng nguồn nhân lực của Tổng công ty Thăm dò Khai thác 4 Dầu khí, từ đó rút ra những thành tựu, hạn chế và nguyên nhân của hạn chế. - Đề xuất quan điểm và giải pháp chủ yếu nhằm hoàn thiện nguồn nhân lực của Tổng công ty Thăm dò Khai thác Dầu khí. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn được gồm 3 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của Doanh nghiệp. Chương 2: Thực trạng chất lượng nguồn nhân lực của Tổng công ty Thăm dò Khai thác Dầu khí. Chương 3: Định hướng và những giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tại Tổng công ty Thăm dò Khai thác Dầu khí. 5 Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG NGUỒN NHÂN LỰC CỦA DOANH NGHIỆP THĂM DÒ KHAI THÁC DẦU KHÍ 1.1 NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ CHẤT LƯỢNG NGUỒN NHÂN LỰC CỦA DOANH NGHIỆP THĂM DÒ KHAI THÁC DẦU KHÍ 1.1.1 Chức năng, nhiệm vụ và đặc điểm của doanh nghiệp thăm dò, khai thác dầu khí 1.1.1.1Chức năng, nhiệm vụ của các Doanh nghiệp thăm dò, khai thác dầu khí - Tiến hành các hoạt động dầu khí và ký kết các hợp đồng dầu khí với tổ chức, các nhân tiến hành các hoạt động dầu khí theo quy định của Luật dầu khí; tổ chức quản lý, giám sát công tác tìm kiếm, thăm dò, khai thác, chế biến dầu khí trên cơ sở hợp đồng với các nhà thầu dầu khí và các công ty con, các tổ chức và cá nhân khác Đây là nhiệm vụ cơ bản và xuyên suất của tất cả các Tập đoàn, các Công ty Liên doanh, liên kết về lĩnh vực Dầu khí đã và đang hoạt động tại Việt nam, có thể coi đó là một trong những chức năng quan trọng nhất liên quan đến lĩnh vực thăm dò, khai thác Dầu khí. Tập đoàn Dầu khí Việt nam (PVN) và các Công ty nước ngoài đang hoạt động trong lĩnh vực này đang góp phần vào công cuộc đổi mới toàn diện về kinh tế - xã hội trong những năm qua của đất nước. Họ đang là những người tiên phong trong công cuộc chinh phục thiên nhiên, những người “đi tìm lửa” để mang về cho đất nước bằng những nguồn ngoại tệ quý giá. Chức năng, nhiệm vụ của lĩnh vực thăm dò, khai thác là tiến hành tìm kiếm nguồn Dầu thô tại thềm lục địa của Việt nam theo các quy định luật Dầu khí đã được quốc hội nước Việt nam thông qua, các Tập đoàn, Công ty được quyền khai thác nguồn tài nguyên quý giá đó là Dầu thô, một thứ “vàng đen” mà nhiều quốc gia trong khu vực không thể có được, nó có thể coi là nguồn tài nguyên do thiên nhiên ban tặng và đang góp phần đóng vai trò tiên phong đưa nền kinh tế của Việt 6 nam đi lên. Các doanh nghiệp thăm dò, khai thác dầu đang hang ngày phơi mình trong nắng gió của biển cả, đưa những mũi khoan mang cả niềm tin và hy vọng cho sự phát triển và thịnh vượng của đất nước, đó chính là những con người lao động thầm lặng và ít được vinh danh trong những đổi thay của đất nước. - Trực tiếp sản xuất, kinh doanh vì mục tiêu lợi nhuận theo quy định của pháp luật Việt nam Đây là mục tiêu của hầu hết các Tập đoàn, Công ty đang hoạt động trong lĩnh vực này vì ngoài chức năng, nhiệm vụ như trên, họ còn có một nhiệm vụ đó là duy trì, phát triển tiếp những công việc mà họ đang làm. Để làm được điều đó, người lao động phải mang lại lợi ích cho những tổ chức đang nuôi dưỡng cuộc sống của gia đình họ đó chính là lợi nhuận. Hiện nay, ngoài Tập đoàn Dầu khí Việt nam là đơn vị duy nhất đại diện cho Việt nam trực tiếp thăm dò, khai thác Dầu khí trên biển. Ngoài ra, PVN còn được phép liên doanh, liên kết với các Tập đoàn Dầu khí nước ngoài trực tiếp sản xuất, kinh doanh các sản phẩm từ Dầu mỏ vì mục tiêu lợi nhuận, điều đó cho phép ngành thăm dò khai thác dầu ngày càng lớn mạnh và trưởng thành, hàng năm đóng góp khoảng 30% ngân sách quốc gia, là ngành kinh tế mũi nhọn của đất nước đang góp phần trong công cuộc đổi mới và phát triển kinh tế - xã hội ngày một tốt đẹp hơn. 1.1.1.2 Đặc điểm của các Doanh nghiệp thăm dò, khai thác Dầu khí - Là các Doanh nghiệp đặc biệt hoạt động trong lĩnh vực đặc biệt Thăm dò, khai thác là một trong những lĩnh vực lao động đặc biệt, hoạt động thường xuyên trên các vùng sa mạc nóng bỏng hoặc dưới đáy biển sâu. Đây là lĩnh vực hoạt động không phải quốc gia nào cũng có thể làm được. Ví dụ như ở Việt nam, để có được những dòng Dầu đầu tiên, Tập đoàn Dầu khí Việt nam mất khoảng một thời gian dài để có thể khoan những mũi khoan đầu tiên xuống long biển cả, đem đến cả niềm vui và hy vọng cho đất nước. Lao động trong lĩnh vực này thường xuyên phải thay ca nhau, thường chỉ làm việc khoảng hai tuần trong một tháng trên biển vì điều kiện làm việc ở đây vô cùng khắc nghiệt, chỉ có biển khơi và những khó khăn không dễ gì vượt qua, thậm chí mất cả tính mạng. 7 Các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực này cũng coi là những doanh nghiệp đặc biệt, thường là đại diện cho một quốc gia, một vùng lãnh thổ nào đó, vì để hình thành và phát triển một doanh nghiệp như thế này thường là do chính phủ các nước đứng ra thành lập và mang thương hiệu của chính quốc gia đó. - Lao động trong ngành là những lao động được đào tạo cơ bản và có thực tế cao Lao động trong lĩnh vực thăm dò, khai thác Dầu khí thường được đào tạo trong những trường Đại học chuyên ngành, những trường dạy nghệ của những Công ty trực tiếp khai thác Dầu trên biển. Sau khi vào nghề, họ được đưa ra lao động thực tế tại các dàn khoan trên biển. Đây là một trong những thử thách khắc nghiệt mà không phải lao động nào cũng đủ sức khỏe và nghị lực để vượt qua nếu muốn gắn bó với ngành. Hầu hết những nhà quản lý giỏi, nhà quản lý hang đầu tại các Tập đoàn, Công ty Dầu khí đều đã qua các thử thách trên những giàn khoan thời trẻ. Khi đã không còn sức khỏe, những lao động này được đưa vào bờ và nắm giữ những vị trí quan trọng đối với sự phát triển của ngành thăm dò, khai thác Dầu. - Lao động trong nghành là những lao động thường xuyên phải sống lâu ngày ở những khu vực nguy hiểm Đây là một trong những đặc thù lớn nhất của ngành thăm dò, khai thác. Người lao động ở đây phải đi đến những nơi heo hút, xa xôi nhất, những nơi mà không có ai đặt chân đến thì họ sẽ phải đến. và cứ như vậy, sau khi phát hiện ra tiềm năng dầu khí ở một vùng biển hoặc tại một vùng sa mạc nào đó, những người lao động ngành Dầu khí lại đến và mang theo nhiều hy vọng vào một khu vực giàu tài nguyên. Cuộc sống của họ là những tháng ngày trên dàn khoan, trên những công trình ngoài khơi xa bờ, thậm chí ở cả những vùng biển xa xôi ở nước ngoài nơi mà đầy rẫy những nguy hiểm đang chờ họ. Đó là một trong những thiệt thòi lớn đối với những lao động ngành Dầu khí do đó, để giữ chân được những lao động trong ngành, đòi hỏi người quản lý phải có tầm nhìn chiến lược, có những cơ chế đãi ngộ tương xứng với sức khỏe và cống hiến của người lao động. - Dầu mỏ là một sản phẩm đặc thù, là một ngành khai thác tài nguyên thiên nhiên 8 của đất nước Khác với những ngành sản xuất hoặc dịch vụ khác, ngành thăm dò, khai thác Dầu khí là một trong những ngành khai thác tài nguyên thiện nhiên của đất nước. Họ khai thác từ các vùng biển sâu, từ những dòng dầu đó, rất nhiều các ngành công nghiệp phụ trợ và các ngành sản xuất khác được ra đời. và cũng có thể khẳng định, sản phẩm dầu mỏ là sản phẩm duy nhất mà thế giới chưa thể làm được, nó được tạo ra bới các lớp trầm tích hàng nghìn năm dưới đáy biển sâu hoặc trên những vùng sa mạc rộng lớn. Và đây là sản phẩm mà thiên nhiên ban tặng chỉ cho một số ít quốc gia trong đó có Việt nam. Bao nhiêu cuộc chiến tranh ở Trung đông, các nước Tây á, các nước Châu phi (Irac, Libi, Afghanistan….vv) đều liên quan đến dầu mỏ và cũng có thể khẳng định, dầu mỏ là nguyên nhân của các cuộc chiến tranh này. Có thể nói rằng, các quốc gia có nguồn tài nguyên này đều đã và đang có những vị trí rất quan trọng trên bản đồ thế giới. Sức mạnh và vị thế của đất nước gắn liền với sức mạnh Dầu mỏ. Mặt khác, dầu và các sản phẩm từ dầu hàng năm mang về những nguồn ngoại tệ to lớn, nó có thể làm thay đổi bộ mặt của một đất nước, một quốc gia. Tuy nhiên, cho đến hiện nay, nguồn dầu mỏ trên thế giới và ở Việt nam hiện đang dần cạn kiệt và không có khả năng tái tạo. Việc phát hiện ra các mỏ dầu lớn là một việc vô cùng hiếm do con người đang khai thác hết khả năng, gây ra cạn kiệt cho nguồn tài nguyên quý hiếm này. Trong tương lai, việc tìm ra các nguồn tài nguyên thiên nhiên có khả năng tái tạo đang được các quốc gia gấp rút tìm kiếm thay thế nhưng vẫn còn đang ở dạng tiềm năng, có lẽ sẽ còn rất lâu nữa con người mới có thể tìm được nguồn nhiên liệu thay thế được vai trò của dầu và các sản phẩm từ dầu trong tương lai. 1.1.2 Nguồn nhân lực của Doanh nghiệp thăm dò, khai thác Dầu khí 1.1.2.1 Quan niệm về nguồn nhân lực của Doanh nghiệp thăm dò, khai thác Dầu khí Nguồn nhân lực của doanh nghiệp thăm dò, khai thác dầu khí là một trong những yếu tố quan trọng quyết định sự thành công trong phát triển kinh tế xã hội của các quốc gia, do đó mọi quốc gia trong đó có Việt nam đều quan tâm đến việc phát triển nguồn nhân lực này. Nguồn nhân lực trong các doanh nghiệp thăm dò, khai thác dầu khí được hiểu là 9 tất cả người lao động có trong những doanh nghiệp này. Như vậy, nguồn nhân lực của một doanh nghiệp thăm dò, khai thác dầu khí bao gồm toàn bộ những người có quan hệ lao động với doanh nghiệp, trực tiếp tham gia vào các hoạt động sản xuất kinh doanh cũng như các hoạt động quản lý, điều hành của doanh nghiệp. Nguồn nhân lực thăm dò, khai thác dầu khí là yếu tố cấu thành nên doanh nghiệp, quyết định đến sự tồn tại và phát triển của các doanh nghiệp dầu khí. Nguồn nhân lực doanh nghiệp thăm dò, khai thác dầu khí có thể hiểu là tổng hợp cá nhân những con người cụ thể tham gia vào quá trình lao động, là tổng thể các yếu tố về thể chất và tinh thần được huy động vào quá trình lao động. Nguồn nhân lực là cơ sở tồn tại và phát triển của mỗi doanh nghiệp, vì vậy mà phải tiến hành quản lý nguồn nhân lực như một yếu tố chi phí đầu vào quan trọng trong mỗi doanh nghiệp. Trong bất kỳ thời đại nào, xét về nguyên tắc sự tăng trưởng kinh tế bao g iờ cũng được quy định bởi nhân tố con người, bởi xét tới cùng trình độ xã hội trước hết phụ thuộc vào năng lực, trí tuệ và trình độ nghề nghiệp của người lao động. Trong phạm vi một doanh nghiệp, con người trước hết là yếu tố cấu thành nên doanh nghiệp, làm cho doanh nghiệp tồn tại được thông qua việc điều hành hoạt động của doanh nghiệp và là yếu tố quyết định sự thắng bại của doanh nghiệp đó. Một doanh nghiệp có tồn tại và đứng vững được trong thị trường cạnh tranh khốc liệt như hiện nay hay không đều phụ thuộc vào khả năng thực hiện công việc của người lao động trong doanh nghiệp. Trong xu thế của nền kinh tế hội nhập toàn cầu hiện nay, các sản phẩm hàng hóa tiêu dùng đòi hỏi chất lượng phải tốt, giá cả phải thấp nhất, có sức cạnh tranh với hàng ngoại nhập, đồng thời mẫu mã phải đẹp và thay đổi kịp thời với nhu cầu của khách hàng…Phải đáp ứng đầy đủ các nhu cầu trên thì các doanh nghiệp mới có thể phát triển được và có được vị trí nhất định trên thị trường. Để làm được điều này, doanh nghiệp phải có một đội ngũ công nhân lành nghề, đủ trình độ để nắm bắt nhanh chóng, kịp thời những công nghệ tiên tiến, hiện đại để áp dụng vào quá trình sản xuất của doanh nghiệp nhằm tăng năng
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan