Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Nâng cao chất lượng hoạt động tranh tụng tại phiên tòa...

Tài liệu Nâng cao chất lượng hoạt động tranh tụng tại phiên tòa

.PDF
10
51
101

Mô tả:

Nâng cao chất lượng hoạt động tranh tụng tại phiên tòa
http://www.hongha.vn/news/pdf/nang-cao-chat-luong-hoat-dong-tranh-tung-tai-phien-toa-1131.pdf Nâng cao chất lượng hoạt động tranh tụng tại phiên tòa Cập nhật: 27-05-2011 10:42:08 NÂNG CHẤT TRANH TỤNG - BÀI 1 Quy định tiến bộ, chỉ cần làm cho đúng Nghị quyết 49 của Bộ Chính trị đã xác định phải nâng cao chất lượng tranh tụng tại tất cả phiên tòa xét xử, coi đây là khâu đột phá của cải cách tư pháp. Nhìn nhận về vấn đề này, trong buổi tọa đàm do Pháp Luật TP.HCMtổ chức ngày 21-5, các chuyên gia đều thống nhất là nước ta đã có một mô hình tố tụng tiến bộ, đã có các quy định tiến bộ nên hạn chế là do thực thi chưa đúng mà thôi… “Chỉ cần các cơ quan tố tụng, người tiến hành tố tụng làm đúng quy định là đã tốt lắm rồi” - luật sư Trương Trọng Nghĩa (Phó Chủ tịch Liên đoàn Luật sư Việt Nam) nói. Thực hiện đúng là tốt lắm rồi Theo luật sư Nghĩa, từ “luật gốc” là Hiến pháp đến “luật con” là Bộ luật Tố tụng hình sự, pháp luật nước ta đều đã có rất nhiều quy định tiến bộ trong việc bảo đảm quyền công dân, bảo đảm quyền lợi hợp pháp của các bên tham gia tố tụng hình sự, bảo đảm hoạt động tranh tụng tại phiên tòa. Về chủ trương, Nghị quyết 08 ngày 2-1-2002 của Bộ Chính trị đã xác định: “Việc phán quyết của tòa án phải căn cứ chủ yếu vào kết quả tranh tụng tại phiên tòa”, “Các cơ quan tư pháp có trách nhiệm tạo điều kiện để luật sư… tranh luận dân chủ tại phiên tòa”. Tiếp đó, trong chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020, Nghị quyết 49 ngày 2-6-2005 của Bộ Chính trị cũng yêu cầu: “Nâng cao chất lượng hoạt động của các cơ quan tư pháp, chất lượng tranh tụng tại tất cả phiên tòa xét xử, coi đây là hoạt động đột phá của các cơ quan tư pháp”... Vấn đề còn lại là làm sao thực thi chủ trương, quy định cho đúng và đầy đủ. “Thực tế lại chưa được như vậy. Giới luật sư chúng tôi chỉ có nguyện vọng là các cơ quan tố tụng, người tiến hành tố tụng thực hiện đúng và đầy đủ các quy định tiến bộ đang có là đủ lắm rồi” - một lần nữa luật sư Nghĩa nhấn mạnh. Chẳng hạn tại phiên tòa, các bên phải thật sự bình đẳng trong việc đưa ra chứng cứ và yêu cầu. Kiểm sát viên giữ quyền công tố phải tranh luận với luật sư, luật sư nêu 10 điểm, kiểm sát viên phải trả lời 10 điểm, chấp nhận hay bác bỏ đều phải nêu lý do. Tương tự, bản án của tòa phải ghi nhận và đánh giá đầy đủ lý lẽ, lập luận của luật sư… Nâng chất hoạt động tranh tụng Từ góc độ học thuật, giảng viên Nguyễn Duy Hưng (Trưởng bộ môn Tố tụng hình sự Trường ĐH Luật TP.HCM) phân tích thêm: Mô hình tố tụng hình sự của nước ta là mô hình tố tụng pha trộn giữa tố tụng thẩm vấn với tố tụng tranh tụng. Đây là mô hình tố tụng ưu việt nhất trong bốn loại mô hình tố tụng từ xưa đến nay trên thế giới (tố tụng tố cáo, tố tụng thẩm vấn, tố tụng tranh tụng, tố tụng pha trộn giữa thẩm vấn với tranh tụng), xuất hiện từ cuối thế kỷ thứ 18, đầu thế kỷ 19 tại Pháp. Nó kết hợp được các ưu điểm của hai mô hình tố tụng thẩm vấn và tranh tụng ra đời trước đó: nhà nước kiểm soát được tội phạm nhưng cũng đảm bảo được quyền lợi hợp pháp của nghi can. Theo ông Đinh Văn Quế, nguyên Chánh Tòa Hình sự TAND Tối cao, tùy vào tình hình của từng quốc gia mà yếu tố thẩm vấn hay yếu tố tranh tụng sẽ được coi trọng hơn. Ở ta, từ chủ trương của Đảng và Nhà nước đến các văn bản pháp luật cụ thể đều đã tạo một nền móng vững chắc cho việc đảm bảo chất lượng tranh tụng. Từ đó, ông Quế khẳng định một khi cải cách tư pháp đã xác định tòa án có vị trí trung tâm và xét xử là hoạt động trọng tâm thì việc phải nâng page 1 / 10 http://www.hongha.vn/news/pdf/nang-cao-chat-luong-hoat-dong-tranh-tung-tai-phien-toa-1131.pdf chất hoạt động tranh tụng là một điều tất yếu. Hạn chế là do con người! “Quy định tiến bộ rồi, mô hình tố tụng tiến bộ rồi, có hạn chế là do yếu tố con người bởi nếu được hiểu đúng và áp dụng đúng thì luật sẽ đi vào cuộc sống” - Phó Chánh Tòa Hình sự TAND TP.HCM Vũ Phi Long nói. Theo Thẩm phán Long, nâng chất hoạt động tranh tụng phải là sự kết hợp nâng chất đồng bộ cả hội đồng xét xử, kiểm sát viên lẫn luật sư. Chỉ cần một thành phần kém hoặc thiếu ý thức, hoạt động tranh tụng sẽ không thành công. Trong khi đó hiện nay, trình độ, năng lực, “cái tầm và cái tâm” của thẩm phán, kiểm sát viên, luật sư vẫn chưa thật sự đồng đều. Thẩm phán Phạm Công Hùng (Tòa Phúc thẩm TAND Tối cao tại TP.HCM) cũng khẳng định: “Quan trọng nhất vẫn là yếu tố con người. Luật chưa hoàn thiện thì sửa đổi, bổ sung nhưng con người thực thi không đúng thì luật có tiến bộ đến mấy cũng bị vô hiệu hóa mà thôi”. Theo ông Hùng, hoạt động tranh tụng kém chất lượng có thể do lỗi của nhiều bên: Chủ tọa phiên tòa thiếu bản lĩnh, áp dụng chưa đúng luật khi điều khiển phiên xử; kiểm sát viên quá tải công việc hoặc lười biếng, cẩu thả nên nắm vụ án không chắc, kỹ năng thực hành quyền công tố và kỹ năng tranh tụng kém; luật sư “a tơ mơ” hoặc cố tình lợi dụng quy định để kéo rê vụ án… Vẫn còn hạn chế Trong báo cáo kết quả năm năm triển khai thực hiện Nghị quyết 49 của Bộ Chính trị, Ban Chỉ đạo Cải cách tư pháp trung ương đánh giá: “Tòa án các cấp đã triển khai sâu rộng chủ trương nâng cao chất lượng tranh tụng tại phiên tòa. Đã khắc phục tình trạng án bỏ túi, không khí xét xử dân chủ hơn trước, việc ra các quyết định, bản án căn cứ chủ yếu vào chứng cứ, kết quả tranh tụng tại phiên tòa”… Nhiều chuyên gia cũng nhìn nhận kể từ sau khi Nghị quyết 08 của Bộ Chính trị ra đời, hoạt động tranh tụng tại phiên tòa hình sự đã đi vào nền nếp, có chất lượng hơn. Tuy nhiên, giới luật sư vẫn còn kêu ca về việc bị cơ quan tố tụng làm khó khi hành nghề. Vẫn còn những kiểm sát viên giữ quyền công tố “không thèm” tranh luận với luật sư, chỉ “bảo lưu quan điểm”. Mối quan hệ ứng xử giữa luật sư với kiểm sát viên, thẩm phán tại phiên tòa vẫn còn những xung đột căng thẳng không đáng có… Chê luật sư, kiểm sát viên bị kiểm điểm Tháng 4-2011, một kiểm sát viên của VKSND huyện Vân Đồn (Quảng Ninh) đã bị cơ quan kiểm điểm vì vi phạm quy chế trong tranh tụng. Nguyên cuối năm 2010, kiểm sát viên này ngồi ghế công tố trong một vụ hủy hoại tài sản nhưng không đối đáp, tranh luận với luật sư. Đã vậy, kiểm sát viên còn chê luật sư “không biết gì”, “trình độ thấp kém”… cùng nhiều lời xúc phạm khác. Sau đó luật sư đã có đơn kiến nghị, kèm đĩa ghi hình gửi viện trưởng VKSND tỉnh Quảng Ninh, viện trưởng VKSND huyện Vân Đồn đề nghị xử lý kiểm sát viên. Luật sư bỏ ngang phiên tòa Tháng 11-2010, tại phiên xử một vụ cướp tài sản của TAND tỉnh Điện Biên, ba luật sư bào chữa cho một bị cáo đã bỏ về sau khi “tố” kiểm sát viên không có tên trong quyết định đưa vụ án ra xét xử nhưng vẫn ngồi ghế công tố. Trước đó, trong phiên tòa sơ thẩm xét xử Bùi Tiến Dũng (nguyên tổng giám đốc PMU 18), khi phiên tòa bước sang phần tranh tụng, nhiều luật sư bức xúc vì bị chủ tọa ngắt lời nhiều lần đã đứng dậy, xách cặp bỏ về… page 2 / 10 http://www.hongha.vn/news/pdf/nang-cao-chat-luong-hoat-dong-tranh-tung-tai-phien-toa-1131.pdf NÂNG CHẤT TRANH TỤNG - BÀI 2: Không ít luật sư cãi lấy được Trong buổi tọa đàm do Pháp Luật TP.HCM tổ chức ngày 21-5, Phó Chánh Tòa Hình sự TAND TP.HCM Vũ Phi Long đã có một ý kiến được các chuyên gia khác rất tán đồng: Nâng chất hoạt động tranh tụng tại phiên tòa phải là sự kết hợp nâng chất đồng bộ cả HĐXX, kiểm sát viên lẫn luật sư... Tám năm qua, nghề luật sư phát triển rất nhanh chóng. Đến tháng 9-2010, nước ta có hơn 6.250 luật sư và hơn 3.000 người tập sự hành nghề luật sư. Chỉ trong ba năm 2005-2007, tổng số luật sư tăng 40% so với năm 2004, bình quân mỗi năm tăng trên 10%. Buôn lậu có ích… Chém để "phòng xa" Việc phát triển nghề luật sư là một nhiệm vụ cải cách tư pháp. Tuy nhiên, theo nhiều chuyên gia, với một đội ngũ nhiều luật sư trẻ của ta hiện nay, chất lượng luật sư không đồng đều. Tham gia tố tụng, không ít luật sư còn yếu về chuyên môn, kinh nghiệm, nhiều khi phạm những lỗi rất ngô nghê. Chẳng hạn, bào chữa trong một vụ buôn lậu tại TAND tỉnh Bình Dương, một luật sư trẻ phát biểu: “Buôn lậu là giúp ích cho xã hội”. Ý kiến lạ đời này lập tức bị kiểm sát viên chấn chỉnh: “Vị luật sư phải chú ý, ngoài việc nhận bảo vệ cho thân chủ, luật sư cũng phải có nghĩa vụ bảo vệ pháp luật, bảo vệ nền pháp chế”. Luật sư tiếp tục cố đấm ăn xôi: “Tui nói vậy thôi, trúng hay trật là tùy tòa đánh giá” (!). Vụ khác, một luật sư bào chữa cho bị cáo phạm tội giết người đã lập luận rằng bị cáo chém người để “phòng xa”. Theo luật sư, hai bên ẩu đả, nạn nhân đuổi theo bị cáo nên bị cáo phải cầm dao đâm nạn nhân bị thương để không thể đuổi được nữa?! Kiểm sát viên cắc cớ: “Tại sao nạn nhân gục xuống rồi, bị cáo vẫn chém tiếp?”. Luật sư không chịu thua: “Bị cáo làm vậy cho... chắc ăn” (!). Xài tiểu xảo Thẩm phán Phạm Công Hùng (Tòa Phúc thẩm TAND Tối cao tại TP.HCM) cho biết khi ngồi xét xử, ông đã gặp những vụ luật sư làm nhiệm vụ bào chữa mà lại đi… buộc tội thân chủ. Kiểm sát viên cao cấp Võ Văn Thêm (Viện Phúc thẩm III VKSND Tối cao tại TP.HCM) cũng kể có vụ sau khi tranh luận căng thẳng với ông, một luật sư hết lý, đột ngột đứng phắt dậy hậm hực: “Tui đề nghị tòa cho tui rút lại toàn bộ bài bào chữa vừa trình bày ban nãy” (!) Theo thẩm phán Vũ Phi Long (Phó Chánh Tòa Hình sự TAND TP.HCM), bên cạnh những luật sư non tay nghề, một điều làm nhiều cán bộ tố tụng cũng bức xúc là có những luật sư già tuổi đời, cứng chuyên môn lại hay dùng “tiểu xảo” để buộc tòa phải hoãn xử. Sự thiếu hợp tác nhằm kéo rê vụ án này thực chất là một thái độ “phản tranh tụng”, vì lợi ích riêng của thân chủ mà bất chấp đến lợi ích chung. Phải nâng chất luật sư “Đúng là có những kiểm sát viên còn yếu kém nhưng một số luật sư cũng cần phải nhìn lại mình” - kiểm sát viên Võ Văn Thêm nhận xét. Theo ông, tham gia vụ án, có những luật sư hay thiên về tố tụng mà thiếu nghiên cứu kỹ về nội dung, chứng cứ, khi tranh luận hay bị “hở sườn”. Có luật sư thì quá sa đà vào tính ăn thua nên có thái độ cay cú, ức chế. Có luật sư thì luôn tỏ ra hiểu biết pháp luật, thích giảng giải cho người khác... “Phải tiếp tục đào tạo để các luật sư nâng cao nghiệp vụ, nâng cao ý thức hơn nữa. Lúc đó, luật sư mới thật sự đáp ứng được nhiệm vụ thúc đẩy thực hiện chủ trương tăng cường tranh tụng tại phiên tòa, bảo vệ tốt hơn quyền lợi hợp pháp page 3 / 10 http://www.hongha.vn/news/pdf/nang-cao-chat-luong-hoat-dong-tranh-tung-tai-phien-toa-1131.pdf của thân chủ, giúp các cơ quan tố tụng phát hiện, sửa chữa thiếu sót, góp phần làm rõ sự thật vụ án” - ông Thêm kết luận. Thẩm phán Phạm Công Hùng cũng nhấn mạnh ý này. Theo ông, nhiều luật sư tranh luận hay vì họ bỏ rất nhiều công sức, trí tuệ, thời gian để nghiên cứu vụ án. Có những phiên tòa ông ngồi ghế chủ tọa, càng xử càng sáng vì kiểm sát viên và luật sư cãi nhau nảy lửa, cuối cùng ra vấn đề. Nhưng có những luật sư tranh luận rất hời hợt, đưa ra ý kiến trên trời dưới đất, không đúng thực tiễn, không trúng quy định vì kiến thức nền hạn chế hoặc lười biếng nghiên cứu vụ án. “Có những vụ án phạm tội quả tang, chứng cứ rõ ràng nhưng luật sư cứ hừng hào tuyên bố thân chủ không phạm tội thì làm sao chấp nhận? Đặc biệt, vẫn có trường hợp không tôn trọng HĐXX và kiểm sát viên, phát biểu những lời xúc phạm kiểu như nói kiểm sát viên tệ quá” - thẩm phán Vũ Phi Long thẳng thắn. Góp một ý nhỏ, ông Đinh Văn Quế (nguyên Chánh Tòa Hình sự TAND Tối cao) cho rằng thực tế hiện nay hầu hết luật sư chuẩn bị bài bào chữa dựa vào cáo trạng nên chất lượng đối kháng chưa thật sự cao. Lẽ ra khi tranh luận, luật sư phải bám vào bản luận tội của công tố viên mà đưa ra quan điểm. Tranh tụng là một cuộc đấu tranh trực diện công khai tại tòa, sẽ có chất lượng hơn nếu các bên bám sát được diễn biến phát sinh… “Làm hại” thân chủ Trong phiên xử một vụ giết người tại TAND TP.HCM cuối năm 2010, một luật sư đã mở đầu bài bào chữa như sau: “Tôi rất đồng tình với quan điểm của quý viện, hành vi phạm tội của bị cáo đã quá rõ ràng, quá dã man, mất hết tính người. Tôi chưa từng thấy ai lại nhẫn tâm đến như vậy, thật là… dã man, nhất định tòa phải xử nghiêm…”. Trong một phiên xử khác cũng ở tòa này, một luật sư tra vấn thân chủ: “Bị cáo có nhận thức được hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội không?”. Ở một phiên xử nữa, bị cáo khai không cầm dao đâm nạn nhân, luật sư “choảng”: “Lúc nãy bị cáo đã khai rõ rành rành thế rồi còn gì”. Tháng 4-2011, báo cáo với đoàn công tác của TAND Tối cao, Ban Chỉ đạo cải cách tư pháp TP.HCM cho biết còn nhiều luật sư có thái độ thiếu chuẩn mực tại tòa. Kỹ năng tranh tụng của nhiều luật sư còn yếu, khi nhận bào chữa chỉ định thì không tranh luận hay chỉ bào chữa theo kiểu chiếu lệ cho có... Nâng cao tỉ lệ phiên tòa hình sự có luật sư Kể từ khi có Nghị quyết 08 của Bộ Chính trị đặt nền móng cho công cuộc cải cách tư pháp, vị thế của giới luật sư đã được nâng lên rõ rệt. Chủ trương tạo điều kiện cho luật sư tham gia tố tụng, tranh tụng dân chủ… trong Nghị quyết 08 đã được thể chế hóa bằng các quy định cụ thể trong Bộ luật Tố tụng hình sự 2003. Bộ Tư pháp cũng chủ động triển khai các văn bản quy phạm pháp luật về luật sư, có các chính sách cụ thể hỗ trợ đào tạo nghề luật sư. UBND các địa phương cũng hỗ trợ về vật chất. Về mặt tổ chức, ngày 12-5-2009, Liên đoàn Luật sư Việt Nam đã ra đời và giới luật sư chính thức có một “ngôi nhà chung”. Hiện cả nước đã thành lập được 62 đoàn luật sư/63 tỉnh, thành trực thuộc trung ương. Ban Chỉ đạo cải cách tư pháp trung ương đánh giá chất lượng của đội ngũ luật sư từng bước được nâng cao, bước đầu đáp ứng yêu cầu chuyên nghiệp hóa hoạt động luật sư dù chất lượng cung cấp dịch vụ pháp lý của một số luật sư còn chưa cao. Theo thống kê của Bộ Tư pháp, hiện mới chỉ có 20% phiên tòa hình sự có luật sư bào chữa. Theo chiến lược phát triển nghề luật sư đến năm 2020 của Liên đoàn Luật sư Việt Nam, dự tính đến năm 2020, cả nước sẽ phấn đấu có 18.000-20.000 luật sư hành nghề, tỉ lệ luật sư tham gia phiên tòa hình sự là 50%... Một lãnh đạo một Bộ Tư pháp nói muốn vậy cần phải làm thay đổi nhận thức của xã hội về nghề này và nâng cao tính chuyên nghiệp trong hoạt động của đội ngũ luật sư. page 4 / 10 http://www.hongha.vn/news/pdf/nang-cao-chat-luong-hoat-dong-tranh-tung-tai-phien-toa-1131.pdf NÂNG CHẤT TRANH TỤNG - BÀI 3 Có chế tài buộc kiểm sát viên tranh luận Một chuyện rất cũ nhưng vẫn được nhắc đi nhắc lại là ra tòa, nhiều kiểm sát viên giữ quyền công tố “không thèm” tranh luận với luật sư, chỉ “bảo lưu quan điểm”. Trong khi đó, tranh tụng là việc bắt buộc theo tinh thần cải cách tư pháp. Lý giải chuyện một số kiểm sát viên yếu kém trong tranh tụng, kiểm sát viên cao cấp Võ Văn Thêm (Viện Phúc thẩm III VKSND Tối cao) đã chỉ ra nhiều nguyên nhân. Việc nhiều, chuyên môn kém… Theo ông Thêm, trước hết các kiểm sát viên đang bị quá tải về công việc. “Một kiểm sát viên đang phải ôm một lúc nhiều vụ án. Ngay nội một chuyện kiểm sát về thời hạn tố tụng thôi cũng làm chưa xuể, nói gì đến việc nắm chắc, nắm hết nội dung vụ án”. Điều này dẫn đến việc ra tòa, kiểm sát viên rất dễ “ấm ớ” khi tranh luận. Dĩ nhiên cũng có trường hợp không nghiên cứu kỹ hồ sơ vụ án là do lười biếng, cẩu thả hoặc dễ dãi. Hệ quả là kiểm sát viên không hệ thống được đầy đủ các chứng cứ, chuẩn bị đề cương thẩm vấn không đúng trọng tâm, chuẩn bị dự thảo luận tội không kỹ... Ngoài ra, trình độ chuyên môn của đội ngũ kiểm sát viên chưa đồng đều. Một số người kỹ năng thực hành quyền công tố và kỹ năng tranh tụng còn kém. Chưa kể ra tòa, có người còn chưa tập trung chú ý đến diễn biến phiên xử, thiếu sự phản ứng linh hoạt, khả năng đối đáp hạn chế nên ngại tranh luận. Lúc căng thẳng, có kiểm sát viên không giữ được bình tĩnh lại nóng nảy, đôi co không cần thiết với bên gỡ tội… Phải quy định chế tài cụ thể Ông Võ Văn Thêm cho biết quy chế nghiệp vụ của ngành kiểm sát bắt buộc kiểm sát viên phải tranh luận, đối đáp với bên gỡ tội. Nếu không thực hiện, kiểm sát viên sẽ bị xem xét, đánh giá về thành tích thi đua. “Như thế là chưa đủ” - thẩm phán Phạm Công Hùng (Tòa Phúc thẩm TAND Tối cao tại TP.HCM) thốt lên. “Có tranh tụng thì mới làm rõ được sự thật để tòa quyết định về số phận của bị cáo. Kiểm sát viên không thực hiện đúng chức trách, về chỉ bị cơ quan xem xét đánh giá thi đua là chưa công bằng” - ông Hùng thẳng thắn. Từ đó, ông Hùng đề xuất nên có quy định chế tài cụ thể đối với kiểm sát viên ra tòa không chịu tranh luận. Có như vậy thì mới khắc phục được tồn tại này. Bởi lẽ nhiều phiên xử, chủ tọa nhắc nhở kiểm sát viên tranh luận với luật sư, bị cáo nhưng nếu kiểm sát viên lắc đầu “bảo lưu quan điểm” thì tòa cũng bó tay. Đồng tình, thẩm phán Vũ Phi Long (Phó Chánh Tòa Hình sự TAND TP.HCM) cũng nói cần phải có các biện pháp mạnh hơn. Cơ chế xử lý kiểm sát viên không thực thi đúng nhiệm vụ cần phải được ghi nhận trong luật. Không đơn thuần chỉ buộc tội “Luật sư nêu ra 10 vấn đề, kiểm sát viên cũng phải đối đáp lại 10 vấn đề, chấp nhận hay bác bỏ đều phải có lý do vì sao. Ngay cả khi luật sư lan man trượt vấn đề, kiểm sát viên cũng cần phân tích là trượt như thế nào. Chúng tôi rất mong quan điểm của mình được kiểm sát viên bác bỏ bằng chứng cứ, bằng quy định, bằng lập luận thuyết phục” - luật sư Trương Trọng Nghĩa (Phó Chủ tịch Liên đoàn Luật sư Việt Nam) khẳng định. page 5 / 10 http://www.hongha.vn/news/pdf/nang-cao-chat-luong-hoat-dong-tranh-tung-tai-phien-toa-1131.pdf “Nhưng không phải phiên tòa nào cũng cần phải tranh tụng” - ông Đinh Văn Quế, nguyên Chánh Tòa Hình sự TAND Tối cao, nhận xét. Theo ông, thực tiễn có khá nhiều phiên xử mà bị cáo, luật sư đều đồng ý với bản luận tội của VKS, chỉ xin tòa khoan hồng. “Nếu không phát sinh vấn đề gì để tranh tụng thì đừng bắt buộc phải cố tranh tụng làm gì” - ông Quế kết luận. Ông Quế còn chỉ ra một điều mà luật đã quy định nhưng lâu nay ít ai để ý. Đó là bản luận tội của VKS tại phiên tòa không nhất nhất chỉ đi theo hướng buộc tội mà còn phải xem xét cả các yếu tố gỡ tội, các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự cho bị cáo. Căn cứ vào diễn biến phiên tòa, kiểm sát viên có thể rút truy tố hoặc chuyển tội danh, chuyển khung hình phạt nhẹ hơn… Dù vậy, trên thực tế, nhiều kiểm sát vẫn rất nặng về tâm lý buộc tội mà chưa chú trọng làm tốt việc này. Những chuyện “dở khóc dở cười” Lúc trà dư tửu hậu, nhiều luật sư hay nhắc lại câu tranh luận của một kiểm sát viên trong vụ án Epco - Minh Phụng trước đây: “Luật sư N. đã lập lờ đánh lận con đen, đưa hội đồng xét xử vào một vùng tăm tối của tư tưởng”. Trong các phiên tòa sau này, lại xuất hiện thêm nhiều câu nói “quái chiêu” nữa của kiểm sát viên. Chẳng hạn, ở một phiên phúc thẩm tại TAND tỉnh T., kiểm sát viên nói với luật sư của bị cáo: “Luật sư cố gắng thuyết phục bị cáo nhận tội cho rồi vì nó đã rõ mười mươi, cãi làm gì nữa, mất thời gian quá”. Vụ khác, tranh luận tại một phiên xử cố ý gây thương tích, kiểm sát viên bĩu môi: “Không hiểu luật sư kinh có nghiệm bao nhiêu năm rồi mà bào chữa như thế”. Ở phiên xử vụ mua bán ma túy tại TAND một quận ở TP.HCM, kiểm sát viên bảo: “Tôi không biết luật sư học luật ở đâu mà bào chữa vô lý vậy”. Còn trong một phiên xử ở TAND tỉnh Dăk Lăk, kiểm sát viên phán: “Bài bào chữa của luật sư trơ trẽn như lời biện hộ của bị cáo” (!) Không chỉ luật sư, đã có trường hợp kiểm sát viên ngang phiên bỏ phiên xử ra về khiến tòa không biết làm sao, đành hoãn xử. Đó là phiên xử vụ bị cáo Trương Thị Kim Hoàn bị truy tố về tội mua bán trái phép chất ma túy tại TAND quận 1 (TP.HCM) đầu năm 2009. Xong phần xét hỏi, kiểm sát viên đề nghị tòa hoãn xử. Không được đáp ứng, kiểm sát viên ngồi im, không luận tội. Khi luật sư của bị cáo đang bào chữa, kiểm sát viên giơ tay xin phát biểu nhưng bị tòa từ chối nên bỏ ra ngoài. Trở vào, nghĩ một lúc, ông đứng lên nói: “Vì tòa vi phạm tố tụng nên tôi không tham gia phiên xử nữa”. Nói xong, ông xách cặp rời phòng xử bỏ về trong sự ngỡ ngàng của mọi người. Trao đổi với Pháp Luật TP.HCM, ông Dương Thanh Biểu (Phó Viện trưởng VKSND Tối cao lúc đó) cho rằng hành động trên của kiểm sát viên là sai luật, vi phạm tố tụng, vi phạm văn hóa ứng xử của người giữ quyền công tố tại phiên tòa... Ở một phiên xử của TAND huyện Dĩ An (Bình Dương), khi bị cáo nói mình bị oan, kiểm sát viên dõng dạc: “Tôi bảo lưu quan điểm luận tội”. Còn tại phiên xử lưu động một vụ cướp tiệm vàng của TAND TP.HCM tại huyện Củ Chi, sau khi kiểm sát viên luận tội, mẹ nạn nhân trình bày: “Tôi chỉ có một đứa con để nương tựa tuổi già nay bị giết mà hung thủ chỉ bị đề nghị 12 năm tù vì các ông bảo nó nhỏ tuổi. Tôi không đồng ý. Nhỏ tuổi mà lại biết sang Campuchia mua súng để cướp, rồi lạnh lùng bắn chết con tôi như thế à?”. Bà cụ vừa dứt lời, hàng trăm người dân ngồi dự đồng loạt vỗ tay tán thưởng. Thấy vậy, vị chủ tọa quay sang hỏi kiểm sát viên có ý kiến gì không thì chỉ nhận được cái lắc đầu. Trong khi đó, lẽ ra kiểm sát viên phải giải thích cặn kẽ cho bà cụ và cả người dân tham dự chính sách nhân đạo đối với người chưa thành niên phạm tội, việc đề nghị mức hình phạt như thế là đúng luật. Được biết, tại TP.HCM, hiện nay VKS TP đã ban hành quy định kiểm sát viên phải tranh luận đầy đủ với luật sư và đáp lại ý kiến của hội đồng xét xử tại phiên tòa. Nếu ai làm chưa đạt, bị phàn nàn, phản ánh là bị nhắc nhở ngay. Sắp tới, VKS TP sẽ soạn thảo và ban hành khung chế tài cụ thể để xử lý người vi phạm, không chỉ là nhắc nhở nữa. page 6 / 10 http://www.hongha.vn/news/pdf/nang-cao-chat-luong-hoat-dong-tranh-tung-tai-phien-toa-1131.pdf NÂNG CHẤT TRANH TỤNG - BÀI 4 Chủ tọa phải có bản lĩnh Để có phiên tòa tranh tụng theo tinh thần cải cách tư pháp phải có sự kết hợp đồng bộ giữa HĐXX, công tố viên và luật sư. Trong đó, vai trò điều phối, điều khiển của chủ tọa rất quan trọng... Đã có không ít phiên tòa, chủ tọa có tâm lý “làm lơ” phần tranh luận vì cho rằng đây là phần dành cho luật sư và công tố viên, mặc kệ cho họ “cãi” nhau. Điều này dẫn đến việc bản án không ghi nhận đầy đủ ý kiến tranh luận của luật sư và công tố viên. Nó khiến cho bao nhiêu công sức nghiên cứu vụ án của luật sư và công tố viên, nhiều ý đối đáp qua lại tại tòa đều hóa vô ích... Chủ tọa bỏ ra ngoài Một luật sư ở Đoàn Luật sư TP.HCM kể có lần ông bào chữa một vụ trộm cắp tài sản, chủ tọa tuyên bố bắt đầu phần tranh luận xong đã bỏ ra ngoài nghe điện thoại. Khoảng 2 phút sau chủ tọa quay trở lại rồi cúi xuống nhắn tin điện thoại, mặc kệ cho công tố viên đang luận tội. Chưa hết, đến phần bào chữa của luật sư, chủ tọa lại tựa đầu vào thành ghế mắt lim dim như đang rất… buồn ngủ và mệt mỏi. Luật sư bào chữa xong, chủ tọa vẫn ngồi bất động, phải nhờ một vị hội thẩm “khều khều”, chủ tọa mới bật dậy tiếp tục điều khiển phiên tòa. Ở một phiên xử khác của TAND một huyện của tỉnh Đ., trong phần bào chữa của luật sư, vị chủ tọa đã cầm tờ báo để sẵn trên bàn đọc. Đến khi tuyên đọc bản án, tòa nhận định một câu gọn: “Xét ý kiến, lời bào chữa của luật sư không có cơ sở, không thể chấp nhận được, nghĩ nên bác…”. Cuối năm 2008, Văn phòng luật sư Cao Minh Triết (Tiền Giang) có văn bản kiến nghị chánh án TAND TP Mỹ Tho đính chính một bản án vì tòa ghi sai lời bào chữa của luật sư tại tòa. Hai luật sư của văn phòng này cho rằng khi bào chữa, họ đã đề nghị tòa tuyên thân chủ không phạm tội hoặc trả hồ sơ điều tra bổ sung. Tuy nhiên khi tuyên đọc bản án, chủ tọa nhận định hai luật sư nói chung chung, không rõ quan điểm về vụ án nên bác lời bào chữa. Ngay sau khi kết thúc phiên tòa, một luật sư gặp chủ tọa phản ánh thì chỉ nhận được cái cười xòa: “Án xử xong rồi còn bàn cãi gì nữa...”. Luật sư này kể: “Lúc bào chữa tôi thấy chủ tọa cứ cắm cúi ghi chép gì đó nên không để ý gì đến diễn biến”... Không được làm qua loa “Phần tranh luận chính là lúc chủ tọa phiên tòa phải nghe thật kỹ, tập trung trí tuệ để phát hiện ra những điều mấu chốt của vụ án làm cơ sở nghiên cứu ra bản án chứ không nên có tư tưởng làm qua loa” - nguyên Chánh Tòa Hình sự TAND Tối cao Đinh Văn Quế nói. Theo ông, vai trò điều khiển của chủ tọa rất quan trọng thể hiện đúng tính chất mình là người trọng tài, có trách nhiệm nhìn nhận khách quan hai bên để ra phán quyết cuối cùng. Không chỉ tập trung nghe, chủ tọa còn phải thể hiện vai trò điều khiển việc tranh luận đi đúng hướng, đúng đường. Chẳng hạn, khi phát hiện bài bào chữa của luật sư chỉ dựa vào cáo trạng mà không dựa vào diễn biến phiên tòa thì chủ tọa phải nhắc nhở: “Đề nghị luật sư bào chữa những nội dung mà VKS đề cập trong lời luận tội chứ không phải những nội dung trong cáo trạng hoặc những căn cứ khác…”. Theo ông Quế, muốn làm được điều này thì thẩm phán phải có đủ trình độ và nhận thức để phân biệt. Chủ tọa có khi phải bênh VKS nhưng đôi khi phải bênh luật sư thì mới tạo sự công bằng. “Bênh ở đây là bênh về mặt tố tụng, về quyền và nghĩa vụ chứ không phải bênh về quan điểm về nội dung vụ án” - ông Quế nói rõ. Thẩm phán Vũ Phi Long (Phó Chánh Tòa Hình sự, TAND TP.HCM) phân tích thêm, chủ tọa cũng phải ghi nhận đầy đủ diễn biến phần tranh luận vào bản án. Từ lời luận tội đến lời bào chữa và cả những ý đối đáp giữa hai bên thì mới thể hiện sự đánh giá công bằng. Ông Long nói: “Tôi biết có những luật sư phải bỏ nhiều công sức, trí tuệ tìm tòi để đầu tư mới viết được bài bào chữa. Có những cuộc tranh luận hai bên cãi nhau nảy lửa nhưng khi tuyên án tòa không ghi nhận vào bản án, không nhận định đánh giá thì chuyện người ta bức xúc phản ứng tòa là phải…”. page 7 / 10 http://www.hongha.vn/news/pdf/nang-cao-chat-luong-hoat-dong-tranh-tung-tai-phien-toa-1131.pdf Phải thể hiện bản lĩnh Theo ông Đinh Văn Quế, bản lĩnh thể hiện ở chỗ chủ tọa phải biết “đánh lừa” tất cả mọi người bằng thái độ, cử chỉ, lời nói. Ngay từ khâu xét hỏi đến tranh luận hay khi đọc bản án, chủ tọa nên giữ thái độ, sắc mặt, giọng nói ở mức vừa phải để không ai đoán được mình đang nghĩ gì và sẽ tuyên án theo hướng nào. Mục đích của việc này là để cho những người tiến hành và tham gia tố tụng làm đúng nhiệm vụ, nghĩa vụ. Cạnh đó nó đảm bảo việc chủ tọa chỉ bày tỏ quan điểm trong bản án kèm theo các nhận định, đánh giá phân tích. Trước tòa, người thẩm phán phải thể hiện tư cách đại diện Nhà nước, chứ không phải là cá nhân, không mắng mỏ, dọa nạt hay o ép ai. Nhưng tiếc rằng do nhận thức, trình độ của thẩm phán hiện còn yếu nên chưa làm được điều này. Thẩm phán Phạm Công Hùng (Tòa Phúc thẩm TAND Tối cao tại TP.HCM) nhận định chủ tọa hoàn toàn có quyền yêu cầu công tố viên phải đối đáp trong trường hợp vị này “lười cãi”. Cạnh đó, trong phiên tòa không có luật sư chủ tọa cũng có quyền gợi ý câu hỏi cho bị cáo tranh luận lại với công tố viên. Phần điều hành này đảm bảo cho việc tất cả các ý kiến đưa ra tại phiên tòa được VKS tranh luận đầy đủ. Tất nhiên những đối đáp theo kiểu vẽ hươu vẽ cuội mà luật sư đưa ra thì chủ tọa có quyền cắt... Làm như vậy vừa đảm bảo nhiệm vụ điều khiển vừa hạn chế những ý bào chữa dông dài, sáo rỗng, nói cho “sướng tai” thân chủ... Tòa đã tạo điều kiện để tranh tụng Tháng 4 vừa qua, báo cáo với TAND Tối cao, Ban Chỉ đạo cải cách tư pháp TP.HCM cho biết tòa án đã chú trọng chất lượng tranh tụng, tạo điều kiện cho các bên trình bày ý kiến dân chủ, bình đẳng, làm cơ sở xác định sự thật vụ án. Chủ tọa đã thể hiện vai trò gợi mở những vấn đề chưa sáng tỏ để các bên tranh luận làm rõ. Tuy nhiên, vẫn còn trường hợp HĐXX chưa làm tốt vai trò điều khiển, gây ngộ nhận phiên tòa chưa kết thúc mà bị cáo đã bị kết tội. Không bán dâm là mất uy tín!? Xử một vụ lừa đảo chiếm đoạt tài sản ở TAND một huyện, khi thấy bị cáo cãi có vẻ cố đấm ăn xôi, chủ tọa nóng mặt quát: “Bị cáo là người vô nhân đạo. Đã nhận tiền của người ta thì phải đi bán dâm chứ ai nhận tiền rồi lại xù như thế. Làm ăn như thế là mất uy tín...”. Không riêng người dự phiên tòa, ngay cả các thành viên khác trong HĐXX cũng phải cố nhịn cười. Cấm cãi...! Cuối năm 2010, TAND tỉnh B. xử phúc thẩm một vụ giết người theo kháng cáo kêu oan của bị cáo. Sau khi công tố viên phát biểu quan điểm bác kháng cáo, tranh luận lại bị cáo vẫn một mực nói mình oan. Lúc này chủ tọa ngồi bật dậy gắt: “Cãi gì nữa”. Nói đoạn ông đập đập tay lên chồng hồ sơ nói: “Chứng cứ rành rành thế này mà cứ cãi kêu oan hoài, ngồi xuống ngay đi. Loanh quanh chối tội hoài...”. Vui sướng gì mà cười... Khi vị luật sư của người bị hại phát biểu xong quan điểm trong một vụ đánh ghen ở TAND một tỉnh, những người tham dự phiên tòa đồng loạt vỗ tay tán thưởng. Thấy vậy, vị chủ tọa phiên tòa liền trừng mắt: “Thôi đi! Vụ án này có người chết, kẻ đi tù. Vui sướng gì mà bà con ngồi đó nhăn ra cười rồi vỗ tay?”. NÂNG CHẤT TRANH TỤNG - BÀI CUỐI page 8 / 10 http://www.hongha.vn/news/pdf/nang-cao-chat-luong-hoat-dong-tranh-tung-tai-phien-toa-1131.pdf Sửa luật để có phiên tòa tranh tụng đúng nghĩa Nhiệm vụ xét hỏi chính phải là của kiểm sát viên và luật sư. Tòa chỉ nên lắng nghe, ghi nhận, nếu thấy cần thiết thì hỏi thêm. Những số trước, chúng tôi đã phân tích thực trạng và các biện pháp nâng cao tính tranh tụng trong phiên tòa hình sự. Một vấn đề được các chuyên gia tham gia buổi tọa đàm do Pháp Luật TP.HCM tổ chức bàn luận khá sôi nổi là cần phải sửa đổi, bổ sung luật như thế nào để hoạt động tranh tụng thật sự có chất lượng… “Mô hình tố tụng pha trộn giữa thẩm vấn và tranh tụng của chúng ta rất tiến bộ vì kết hợp được ưu điểm của hai mô hình tố tụng thẩm vấn và tố tụng tranh tụng ra đời trước đó là nhà nước kiểm soát được tội phạm nhưng vẫn đảm bảo quyền lợi hợp pháp của nghi can. Nếu chính thức ghi nhận nguyên tắc tranh tụng trong Bộ luật Tố tụng hình sự sửa đổi thì sẽ càng làm tăng thêm tính ưu việt của nó” - TS Nguyễn Duy Hưng, Trưởng bộ môn Tố tụng hình sự Trường ĐH Luật TP.HCM, khẳng định. Ghi nhận nguyên tắc tranh tụng Nguyên Chánh Tòa Hình sự TAND Tối cao Đinh Văn Quế cho biết: Trước đây, khi soạn thảo Bộ luật Tố tụng hình sự 2003, vấn đề này đã từng gây nhiều tranh cãi. Nhiều người e rằng nếu luật ghi nhận nguyên tắc tranh tụng thì mô hình tố tụng của nước ta sẽ trở thành mô hình tố tụng tranh tụng. Như vậy sẽ phải sửa đổi toàn bộ hệ thống pháp luật, một điều không khả thi vì không phù hợp với điều kiện của nước ta. “Lo ngại đó không có căn cứ” - TS Hưng hào hứng. Theo ông, ghi nhận nguyên tắc tranh tụng không đồng nghĩa Việt Nam sẽ đi theo mô hình tố tụng tranh tụng mà chỉ tăng cường thêm tính tranh tụng trong mô hình pha trộn ở ta mà thôi. Điều này cũng phù hợp với chủ trương cải cách tư pháp là nâng cao tính tranh tụng tại phiên tòa. “Đúng là nếu hiểu ghi nhận nguyên tắc tranh tụng thì chúng ta sẽ bắt buộc phải đi theo mô hình tố tụng tranh tụng là quá máy móc” - ông Quế thừa nhận. Ông Quế cho rằng mô hình của chúng ta đã có sẵn tính tranh tụng nhưng chưa cao. Việc chính thức ghi nhận nguyên tắc tranh tụng sẽ khiến cho phiên tòa chuyên nghiệp và chất lượng hơn. Nguyên tắc này chỉ làm cho nền tố tụng hình sự tiến bộ hơn vì một mục tiêu của cải cách tư pháp là sự tranh tụng tại tòa để soi rọi bản chất vụ án. Giao việc xét hỏi chính cho VKS, luật sư Theo ông Quế, luật hiện hành không quy định ai xét hỏi chính tại phiên tòa nhưng lại quy định chủ tọa xét hỏi trước, sau đó đến hội thẩm nhân dân rồi mới đến kiểm sát viên, luật sư. Chính quy định tòa xét hỏi trước này đã hình thành một thói quen là tòa xét hỏi chính, “bao sân” hết. Trong khi đó, lẽ ra nhiệm vụ xét hỏi chính phải là của kiểm sát viên và luật sư hai bên. Tòa chỉ nên lắng nghe và ghi nhận, nếu thấy cần thiết làm rõ gì, muốn bổ sung gì thì tòa xét hỏi thêm. Quan điểm này được các chuyên gia tán đồng. Thẩm phán Phạm Công Hùng (Tòa Phúc thẩm TAND Tối cao tại TP.HCM) nhận xét nếu sửa luật theo hướng giao việc xét hỏi chính cho kiểm sát viên và luật sư sẽ nâng cao được tính tranh tụng tại tòa. Kiểm sát viên và luật sư phải đầu tư phần thẩm vấn cho có chất lượng, tòa thì có điều kiện rảnh rang hơn để xem xét, đánh giá sự việc. Dĩ nhiên, vai trò điều khiển phiên xử và nội dung xét hỏi vẫn thuộc chủ tọa để tránh việc xét hỏi đi trật đường, lan man. Cần có luật riêng về chứng cứ Thẩm phán Vũ Phi Long, Phó Chánh Tòa Hình sự TAND TP.HCM, bày tỏ băn khoăn về chuyện có khi một vụ án cũng bằng đó chứng cứ nhưng hội đồng xét xử này phán bị cáo có tội, hội đồng xét xử kia lại nói không. Có khi cũng bằng ấy chứng cứ, hai công tố viên khác nhau lại có hai cách lập luận buộc tội khác nhau... Điều đó cho thấy cách thức thu thập và đánh giá chứng cứ của chúng ta còn những điểm chưa ổn, trong khi chứng cứ là điều quyết định số phận của bị cáo. Luật sư Trương Trọng Nghĩa, Phó Chủ tịch Liên đoàn Luật sư Việt Nam, bổ sung thêm: Hầu hết các nước đều đã có luật riêng về chứng cứ. Còn ở ta, chứng cứ chỉ được quy định trong một chương và nằm rải rác ở vài điều luật khác trong Bộ luật Tố tụng hình sự hiện hành. Như vậy là chưa đủ. Đã đến lúc việc thu thập, đánh giá chứng cứ cần phải được quan page 9 / 10 http://www.hongha.vn/news/pdf/nang-cao-chat-luong-hoat-dong-tranh-tung-tai-phien-toa-1131.pdf tâm hơn. Hoàn thiện quy chế, nội quy phiên tòa Đó là đề xuất của luật sư Trương Trọng Nghĩa. Ông băn khoăn về việc tại phiên tòa hình sự vẫn xảy ra những chuyện đáng tiếc như luật sư, kiểm sát viên phản ứng bỏ về hay người tham gia tố tụng và thân nhân gây rối… “Đúng sai, nguyên nhân thế nào thì còn phải ngồi lại xem xét nhưng những việc này cho thấy tính nghiêm minh của chốn công đường đã bị giảm sút”. Theo một kiểm sát viên VKSND TP.HCM, luật pháp một số nước rất nghiêm khắc với những hành vi không tôn trọng tòa. Chẳng hạn ở Mỹ, khi luật sư vi phạm nội quy phiên tòa, trong đó có chuỵện từ chối tranh luận rồi tự ý bỏ phiên tòa ra về thì bị coi là khinh thị tòa án. Với hành vi này, chủ tọa phiên tòa có quyền trực tiếp ra quyết định phạt tiền hoặc phạt tù đến một năm đối với người vi phạm và yêu cầu cảnh sát thi hành ngay. Chưa công bằng với luật sư Hiện nay để tham gia một vụ án hình sự thì thủ tục với một kiểm sát viên rất đơn giản, chỉ cần một quyết định phân công của lãnh đạo VKS. Trong khi đó, luật sư thì phải nộp đủ mọi loại giấy tờ như thẻ luật sư, giấy giới thiệu của văn phòng, giấy yêu cầu luật sư… rồi đi tới đi lui mới được cơ quan tố tụng cấp giấy chứng nhận người bào chữa. Có lẽ nên đơn giản hóa các thủ tục này hơn để luật sư dễ dàng tham gia tố tụng. Hiện nay, việc xem xét cấp giấy chứng nhận bào chữa cho luật sư trong giai đoạn xét xử thuộc thẩm quyền của lãnh đạo tòa. Thẩm phán chủ tọa phiên tòa có quyền tuyên án tử hình một con người nhưng lại không có quyền ký vào tờ giấy chứng nhận bào chữa cho luật sư là điều chưa hợp lý. Thẩm phán PHẠM CÔNG HÙNG, Tòa Phúc thẩm TAND Tối cao tại TP.HCM Sự phản biện là cần thiết Nói thật, ngồi ở phiên xử nào mà không có luật sư, tôi lại thấy… buồn. Nói như vậy để thấy vai trò của luật sư rất quan trọng trong việc thực hiện chủ trương nâng cao chất lượng tranh tụng tại phiên tòa. Sự phản biện của luật sư là cần thiết, giúp cơ quan tố tụng phát hiện, sửa chữa thiếu sót, giúp sự thật của vụ án được phơi bày. Đáng tiếc, tỉ lệ tham gia của luật sư hiện nay ở phiên tòa hình sự lại chưa cao. Kiểm sát viên VÕ VĂN THÊM, Viện Phúc thẩm III VKSND Tối cao Nguồn: Pháp luật TPHCM page 10 / 10
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan