Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Nâng cao chất lượng dạy và học kiến thức kĩ thuật trong chương trình công nghệ 1...

Tài liệu Nâng cao chất lượng dạy và học kiến thức kĩ thuật trong chương trình công nghệ 10

.DOC
47
145
51

Mô tả:

Khãa luËn tèt nghiÖp Trêng §H S ph¹m Hµ Néi 2 LỜI CẢM ƠN Em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới Th.s Nguyễn Đình Tuấn – giảng viên Trường ĐHSP Hà Nội 2. Thầy đã dành cho em sự quan tâm chu đáo, hướng dẫn tận tình và những gợi ý quý báu trong suốt quá trình thực hiện khóa luận tốt nghiệp của mình. Em xin chân thành cảm ơn các thầy, cô trong khoa Sinh – KTNN đã quan tâm tạo điều kiện thuận lợi cho em trong suốt quá trình thực hiện khoá luận tốt nghiệp. Mặc dù bản thân đã cố gắng nhưng do hạn chế về thời gian nghiên cứu, công cụ và phương tiện nghiên cứu khóa luận, em không tránh khỏi những thiếu sót, em rất mong nhận được sự nhận xét, đóng góp của các thầy cô và các bạn sinh viên để khóa luận được hoàn thiện hơn. Hà Nội, tháng 05 năm 2012 Tác giả Lê Thị Ngọc Lª ThÞ Ngäc 1 K34D - KTNN Khãa luËn tèt nghiÖp Trêng §H S ph¹m Hµ Néi 2 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả nghiên cứu, trình bày trong luận văn là trung thực và chưa được công bố trong bất cứ công trình khoa học, các tạp chí chuyên ngành hay các hội thảo khoa học nào. Hà Nội, tháng 05 năm 2012 Tác giả Lê Thị Ngọc Lª ThÞ Ngäc 2 K34D - KTNN Khãa luËn tèt nghiÖp Trêng §H S ph¹m Hµ Néi 2 GIẢI THÍCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN ĐHSP GD & ĐT G.S GV HS KTNN Nxb PPDH PGS.TS SGK Th.s THPT VD Đại học sư phạm Giáo dục và đào tạo Giáo sư Giáo viên Học sinh Kĩ thuật nông nghiệp Nhà xuất bản Phương pháp dạy học Phó giáo sư tiến sĩ Sách giáo khoa Thạc sĩ Trung học phổ thông Ví dụ MỤC LỤC PHẦN 1: MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài..........................................................................................1 2. Mục đích nghiên cứu...................................................................................2 Lª ThÞ Ngäc 3 K34D - KTNN Khãa luËn tèt nghiÖp Trêng §H S ph¹m Hµ Néi 2 3. Nhiệm vụ nghiên cứu..................................................................................2 4. Đối tượng nghiên cứu..................................................................................2 5. Phạm vi nghiên cứu.....................................................................................3 6. Phương pháp nghiên cứu.............................................................................3 7. Đóng góp mới của đề tài.............................................................................3 PHẦN 2: NỘI DUNG CHƯƠNG 1: CƠ SƠ LÍ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN 1.1. Tổng quan về quá trình nghiên cứu và áp dụng phương pháp dạy học tích cực vào dạy học ở phổ thông.................................................................4 1.1.1. Trên thế giới..........................................................................................4 1.1.2. Ở Việt Nam...........................................................................................4 1.2. Các phương pháp dạy học.....................................................................4 1.2.1. Khái niệm..............................................................................................4 1.2.2. Phương pháp dạy học truyền thống.......................................................5 1.2.3. Phương pháp dạy học tích cực..............................................................5 1.2.3.1. Tính tích cực học tập..........................................................................5 1.2.3.2. Phương pháp dạy học phát huy tính tích cực của học sinh................6 1.2.3.3. Đặc trưng của phương pháp dạy học tích cực....................................7 1.3. Nội dung chương trình Công nghệ 10..................................................8 1.3.1. Nhiệm vụ của chương trình Công nghệ 10............................................8 1.3.1.1. Trang bị cho học sinh những kiến thức về tầm quan trọng và phương hướng phát triển của sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp của nước ta.................................................................8 1.3.1.2. Trang bị cho học sinh những kiến thức cơ bản đại cương về trồng trọt, lâm nghiệp.................................................................................8 1.3.1.3. Trang bị cho học sinh những kiến thức về chăn nuôi - thủy sản....................................................................................9 1.3.1.4. Trang bị cho học sinh những kiến thức về bảo quản, chế biến nông, lâm, thủy sản.....................................................9 1.3.1.5. Trang bị cho học sinh những kiến thức về tạo lập doanh nghiệp...................................................................................9 1.3.1.6. Trang bị cho học sinh những kiến thức về tổ Lª ThÞ Ngäc chức quản 4 lí doanh nghiệp K34D - KTNN Khãa luËn tèt nghiÖp Trêng §H S ph¹m Hµ Néi 2 .............................................................................................. 10 1.3.1.7. Rèn luyện kĩ năng thực hành và thí nghiệm nông nghiệp..................10 1.3.2. Cấu trúc chương trình Công nghệ 10....................................................11 1.3.2.1. Đặc điểm của chương trình Công nghệ 10.........................................11 1.3.2.2. Cấu trúc..............................................................................................11 1.3.2.3. Ý nghĩa của cấu trúc...........................................................................11 1.3.3. Các thành phần kiến thức......................................................................11 1.3.3.1. Kiến thức mở đầu...............................................................................11 1.3.3.2. Kiến thức cơ sở...................................................................................12 1.3.3.3. Kiến thức kĩ thuật...............................................................................12 1.4. Thực trạng dạy và học công nghệ 10 ở phổ thông...............................14 1.4.1. Thực trạng dạy.......................................................................................14 1.4.2. Thực trạng học.......................................................................................15 CHƯƠNG 2: THIẾT KẾ BÀI GIẢNG VỀ MỘT SỐ BÀI KIẾN THỨC KĨ THUẬT TRONG SGK CÔNG NGHỆ 10 2.1. Các thiết kế bài giảng.............................................................................16 Bài 9: Biện pháp cải tạo và sử dụng đất xám bạc màu, đất xói mòn mạnh trơ sỏi đá............................................................................16 Bài 29: Sản xuất thức ăn cho vật nuôi............................................................27 Bài 41: Bảo quản hạt, củ làm giống................................................................38 2.2. Nhận xét đánh giá của giáo viên THPT................................................49 2.2.1. Mục đích và phương pháp tiến hành.....................................................49 2.2.2. Kết quả..................................................................................................49 PHẦN 3: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 1. Kết luận.......................................................................................................50 2. Đề nghị........................................................................................................50 TÀI LIỆU THAM KHẢO Lª ThÞ Ngäc 5 K34D - KTNN Khãa luËn tèt nghiÖp Trêng §H S ph¹m Hµ Néi 2 PHẦN I: MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Chúng ta đang sống trong một kỷ nguyên khoa học và công nghệ. Những thành tựu về khoa học công nghệ đã trở thành một công cụ, phương tiện phục vụ đắc lực cho nhu cầu không ngừng gia tăng của xã hội loài người. Cùng với sự phát triển như vũ bão của khoa học kĩ thuật thì khối lượng tri thức của loài người cũng tăng lên gấp bội. Vậy phải làm gì để thế hệ trẻ có đủ tri thức, năng lực sáng tạo và trở thành người lao động mới đáp ứng nhu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đưa đất nước ta thoát khỏi tình trạng kém phát triển trở thành nước công nghiệp phát triển vào năm 2020. Lª ThÞ Ngäc 6 K34D - KTNN Khãa luËn tèt nghiÖp Trêng §H S ph¹m Hµ Néi 2 Để đạt được mục tiêu đó Nghị quyết đại hội Đảng lần thứ X đã xác định chiến lược phát triển giáo dục giai đoạn 2006 – 2010 với mục tiêu quan trọng là: “Đổi mới mục tiêu, nội dung, phương pháp và chương trình giáo dục”. Đặc biệt việc đổi mới phương pháp giáo dục trong trường phổ thông theo tinh thần nghị quyết TW4 khóa VII và nghị quyết TW2 khóa VIII đã được pháp chế hóa trong luật giáo dục: (Điều 24.2) “Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực sáng tạo của học sinh (HS): Phù hợp với đặc điểm từng lớp, từng môn học, bồi dưỡng phương pháp tự học, rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho HS”. Thực hiện nghị quyết của Đảng, Bộ Giáo dục và đào tạo (GD & ĐT) đã xác định phải đổi mới mạnh mẽ, toàn diện mục tiêu, nội dung, phương pháp dạy học (PPDH) ở bậc học phổ thông, trong đó nội dung được chọn là khâu đột phá. Từ năm 2002, toàn bộ SGK phổ thông đã được biên soạn lại theo hướng tích cực hoá hoạt động của HS. Từ năm 2006 – 2007, SGK Công nghệ 10 đã được thực hiện đại trà ở các trường phổ thông. Như vậy đổi mới PPDH theo hướng phát huy tính tích cực học tập của HS là yêu cầu cấp thiết và là xu thế tất yếu của sự nghiệp phát triển GD & ĐT. Tuy nhiên trong thực tiễn dạy học Công nghệ 10 ở Trung học phổ thông (THPT), người GV còn gặp không ít khó khăn về cơ sở vật chất, về nhận thức chưa đúng đắn về vị trí, vai trò của môn học nên chưa quan tâm đến việc đổi mới PPDH. Thực trạng dạy và học thụ động là một trong những tồn tại cần phải giải quyết ở trường THPT nói chung và môn Công nghệ nói riêng. Từ cơ sở lí luận và thực tiễn nêu trên, với mong muốn được tập dượt nghiên cứu chúng tôi chọn đề tài : “Nâng cao chất lượng dạy và học kiến thức kĩ thuật trong chương trình Công nghệ 10”. 2. Mục đích nghiên cứu Lª ThÞ Ngäc 7 K34D - KTNN Khãa luËn tèt nghiÖp Trêng §H S ph¹m Hµ Néi 2 Phân tích nội dung SGK Công nghệ 10, phân biệt các thành phần kiến thức, lựa chọn phương pháp, biện pháp phù hợp cho loại bài kiến thức kĩ thuật, góp phần đổi mới PPDH, nâng cao chất lượng dạy và học Công nghệ 10 – THPT. 3. Nhiệm vụ nghiên cứu - Tìm hiểu cơ sở lí luận về PPDH tích cực. - Phân tích cấu trúc chương trình Công nghệ 10 ở phổ thông. - Phân tích thành phần kiến thức trong chương trình Công nghệ 10 ở phổ thông. - Phân tích đặc điểm của kiến thức kĩ thuật và kiến thức cơ sở. - Tìm hiểu thực trạng dạy và học Công nghệ 10 ở phổ thông. - Xây dựng thiết kế bài học theo hướng dạy học tích cực. - Đánh giá tính khả thi của việc áp dụng PPDH thành phần kiến thức kĩ thuật trong chương trình Công nghệ 10 ở phổ thông theo hướng dạy học tích cực. 4. Đối tượng nghiên cứu Chương trình SGK Công nghệ 10 HS lớp 10 trường THPT 5. Phạm vi nghiên cứu Nội dung kiến thức kĩ thuật 6. Phương pháp nghiên cứu * Nghiên cứu lí thuyết - Tiến hành nghiên cứu tài liệu về các quan điểm, chính sách của Đảng và Nhà nước về đổi mới PPDH. - Nghiên cứu tài liệu có liên quan đến dạy học tích cực và phương pháp dạy học Công nghệ nông nghiệp, lí luận dạy học Công nghệ nông nghiệp. - Nghiên cứu nội dung SGK, sách thiết kế, SGK Công nghệ 10. Lª ThÞ Ngäc 8 K34D - KTNN Khãa luËn tèt nghiÖp Trêng §H S ph¹m Hµ Néi 2 * Phương pháp chuyên gia: - Mục đích: Thăm dò hiệu quả sư phạm của các thiết kế bài giảng. - Cách tiến hành: Thông qua trao đổi, phỏng vấn trực tiếp các GV có kinh nghiệm và bằng phiếu nhận xét xin ý kiến về ý nghĩa lí luận, thực tiễn của khóa luận, tính khả thi và khả năng ứng dụng của các thiết kế bài giảng. 7. Đóng góp mới của đề tài Làm sáng tỏ cơ sở phân biệt và ý nghĩa lí luận, thực tiễn của việc phân biệt các thành phần kiến thức. Cung cấp tài liệu tham khảo phục vụ cho công tác giảng dạy Công nghệ 10 THPT. Góp phần sử dụng hiệu quả SGK Công nghệ 10. Cải tiến PPDH, nâng cao chất lượng dạy học kiến thức kĩ thuật trong chương trình Công nghệ 10 THPT. PHẦN 2: NỘI DUNG CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 1.1. Tổng quan về quá trình nghiên cứu và áp dụng phương pháp dạy học tích cực vào dạy học ở phổ thông 1.1.1. Trên thế giới Đầu thế kỷ thứ XIX PPDH tích cực đã được quan tâm: - Năm 1920: Bắt đầu các lớp học thí điểm mới ở Anh Chú ý đến sự phát triển, tự quản và độc lập của HS. Sau đó được áp dụng cho hầu hết các trường học. - Năm 1945: Hình thành các trường học thí điểm ở Pháp. Đặc biệt chú trọng đến hoạt động và hứng thú của HS - Năm 1950: ở Liên Xô, Đức, Ba Lan và năm 1970 ở Mỹ có khoảng 200 trường tiến hành thí điểm PPDH tích cực. Lª ThÞ Ngäc 9 K34D - KTNN Khãa luËn tèt nghiÖp Trêng §H S ph¹m Hµ Néi 2 1.1.2. Ở Việt Nam - 1970: Bắt đầu công trình đổi mới phương pháp: “PPDH tích cực” của G.S. Trần Bá Hoành. - 1984-1995: Có nhiều công trình nghiên cứu về tính tích cực của HS. - 12/1995: Hội thảo về đổi mới PPDH theo hướng tích cực hóa hoạt động của người học. - Năm 2000, xây dựng lại chương trình SGK từ bậc Tiểu học đến THPT. 1.2. Các phương pháp dạy học 1.2.1. Khái niệm - Theo Veczilin, Coocsunxkai: PPDH là cách thức truyền đạt của thầy và cách lĩnh hội kiến thức của trò. - Theo Exipop: PPDH là cách thức làm việc của thầy và của trò nhờ đó HS nắm vững tri thức, kĩ năng, kĩ xảo, hình thành thế giới quan phát triển năng lực nhận thức. - Theo G.S Nguyễn Ngọc Quang: PPDH là con đường tổ chức quá trình nhận thức của thầy đối với trò, là cách thức hoạt động của thầy và của trò dưới sự chỉ đạo của thầy nhằm thực hiện nhiệm vụ của quá trình dạy học. - Theo G.S Đinh Quang Báo: PPDH là cách thức hoạt động của thầy tạo ra mối quan hệ qua lại với hoạt động của trò để đạt được mục đích dạy học. 1.2.2. Phương pháp dạy học truyền thống * Dựa vào nguồn kiến thức và đặc trưng của sự tri giác thông tin người ta chia PPDH ra làm 3 nhóm: - Nhóm phương pháp dùng lời: Chủ yếu là thông báo, tái hiện kiến thức, cung cấp kiến thức có sẵn. - Nhóm phương pháp trực quan: Chủ yếu là minh họa cho lời nói của GV. - Nhóm phương pháp thực hành: Chủ yếu là minh họa, củng cố kiến thức đã học ở cuối các chương. * Việc sử dụng PPDH truyền thống chưa phát huy được tính tích cực, chủ động của HS. Nguồn thông tin chủ yếu nên thường mang tính áp đặt từ bên ngoài và hạn chế các kiến thức mở rộng. Do đó, kết quả là HS thường bị động trong học tập, HS chỉ là người tái hiện kiến thức, hạn chế việc tư duy, tìm tòi, sáng tạo. Lª ThÞ Ngäc 10 K34D - KTNN Khãa luËn tèt nghiÖp Trêng §H S ph¹m Hµ Néi 2 1.2.3. Phương pháp dạy học tích cực Để đạt được được mục tiêu dạy học thì cần phải chú ý PPDH với việc đổi mới SGK và sự phát triển như vũ bão của khoa học, công nghệ, khối lượng tri thức tăng lên gấp bội thì việc áp dụng PPDH tích cực là hoàn toàn hợp lí và cần thiết. 1.2.3.1. Tính tích cực học tập Theo Khula Mop - 1978: “Tính tích cực là trạng thái hoạt động của chủ thể nghĩa là của người hành động, đặc trưng bởi khát vọng học tập, cố gắng, trí tuệ và nghị lực cao trong quá trình nắm vững kiến thức”. Theo G.I.Sukuina - 1979, dấu hiệu thể hiện tính tích cực là: HS khao khát tự nguyện tham gia trả lời các câu hỏi của GV, bổ sung câu trả lời của bạn, thích được phát biểu ý kiến của mình trước vấn đề GV đưa ra. HS hay nêu thắc mắc, đòi hỏi giải thích cặn kẽ những vấn đề GV trình bày chưa hiểu rõ. HS mong muốn được đóng góp với thầy với bạn ngoài phạm vi bài học. HS chủ động linh hoạt tìm tòi kiến thức mới, tự rèn luyện kỹ năng. Theo G.S - Trần Bá Hoành - 1995: “Tính tích cực nhận thức là trạng thái hoạt động của HS đặc trưng ở khát vọng học tập, có sự cố gắng trí tuệ và nghị lực cao trong quá trình nắm vững tri thức”. 1.2.3.2. Phương pháp dạy học phát huy tính tích cực của học sinh Hoạt động dạy của GV và hoạt động học của HS là hai hoạt động trong quá trình dạy học, có quan hệ gắn bó hữu cơ với nhau. Vì vậy hoạt động nào mang lại hiệu quả cao hơn thì cần chú ý. Để phù hợp với sự phát triển của xã hội thì đổi mới PPDH từ “lấy GV làm trung tâm” sang dạy học “lấy HS làm trung tâm” là xu thế tất yếu. Đây là Lª ThÞ Ngäc 11 K34D - KTNN Khãa luËn tèt nghiÖp Trêng §H S ph¹m Hµ Néi 2 kiểu dạy mà hoạt động của GV là tổ chức những tình huống có vấn đề, đặt ra những câu hỏi vấn đáp cho HS nhằm phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo của HS. Dạy học phát huy tính tích cực của HS không những không hạ thấp vai trò của GV mà ngược lại đòi hỏi GV phải có trình độ cao hơn về phẩm chất và năng lực chuyên môn. GV có vai trò là người tổ chức, cố vấn cho các em trực tiếp tham gia phát hiện tri thức mới. Chính vì vậy mà đòi hỏi GV phải không ngừng mở rộng, nâng cao kiến thức chuyên ngành. 1.2.3.3. Đặc trưng của phương pháp dạy học tích cực PPDH tích cực là một hệ thống các phương pháp có những đặc trưng sau: * Dạy học lấy HS làm trung tâm: Dạy học tích cực đề cao vai trò người học, HS vừa là chủ thể, vừa là đối tượng của dạy học, tôn trọng lợi ích, nhu cầu của người học. Không chỉ dừng lại ở việc giúp HS lĩnh hội kiến thức mà cần chú trọng đến phát triển năng lực tư duy, tính chủ động, sáng tạo rèn luyện kĩ năng, phương pháp tự học tự nghiên cứu. Dạy học tích cực yêu cầu đặc biệt cao đối với người dạy: Là người cố vấn, đạo diễn, trọng tài, là người tổ chức hướng dẫn, tạo điều kiện để HS hoạt động độc lập. Chính vì vẫy mỗi GV phải giỏi về chuyên môn và nghiệp vụ sư phạm. * Dạy học bằng tổ chức hoạt động độc lập của HS: Dạy học tích cực chú trọng đến việc tạo điều kiện để HS trực tiếp tác động đến đối tượng làm nảy sinh nhiệm vụ nhận thức HS tích cực tự giác khám phá tri thức. Trong dạy học tích cực hoạt động của HS chiếm tỉ lệ nhiều GV cần hướng dẫn HS theo con đường của nhà bác học. * Dạy học cá thể hóa và hợp tác hóa: Dạy học tích cực gồm ba giai đoạn: Giai đoạn 1: Tự học Lª ThÞ Ngäc 12 K34D - KTNN Khãa luËn tèt nghiÖp Trêng §H S ph¹m Hµ Néi 2 HS hoàn toàn làm việc độc lập, cá nhân, mỗi HS sẽ có được một sản phẩm thô tùy theo trình độ của HS và thời gian hoàn thành khác nhau. Giai đoạn 2: Học bạn HS trao đổi trong nhóm, đối chiếu sản phẩm của mình với sản phẩm của bạn. Giai đoạn 3: Học thầy Lúc này dưới sự hướng dẫn của GV, HS được thảo luận chung với cả lớp và GV chính xác hóa kiến thức. * Dạy học đề cao việc tự đánh giá và đánh giá: Tạo điều kiện thuận lợi và khuyến khích HS tự đánh giá: Thường sử dụng các câu hỏi trắc nghiệm khách quan sau mỗi phần, mỗi bài học có thể tự đánh giá nhanh kết quả học tập của mình. * Dạy học chú trọng đến việc rèn luyện phương pháp tự học: Nếu trong dạy học truyền thống coi trọng việc trang bị kiến thức thì ngược lại trong dạy học tích cực chú trọng đến hoạt động độc lập của HS tạo điều kiện và khuyến khích HS tự khám phá tri thức để rèn luyện các phương pháp tích cực. Dạy học tích cực áp dụng quy trình phương pháp nghiên cứu làm cho PPDH tiệm cận với phương pháp nghiên cứu đặc thù của môn khoa học đó. 1.3. Nội dung chương trình Công nghệ 10 1.3.1. Nhiệm vụ của chương trình Công nghệ 10 1.3.1.1. Trang bị cho học sinh những kiến thức về tầm quan trọng và phương hướng phát triển của sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp của nước ta - Những hiểu biết về vai trò của sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp đối với cơ cấu tổng sản phẩm trong nước, sản xuất hàng hóa xuất khẩu… - Những kiến thức có liên quan đến tình hình sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp của nước ta hiện nay và việc đưa tiến bộ khoa học kĩ thuật vào các lĩnh Lª ThÞ Ngäc 13 K34D - KTNN Khãa luËn tèt nghiÖp Trêng §H S ph¹m Hµ Néi 2 vực chọn tạo giống vật nuôi, cây trồng để phát triển nông, lâm, ngư nghiệp nước ta. 1.3.1.2. Trang bị cho học sinh những kiến thức cơ bản đại cương về trồng trọt, lâm nghiệp Cụ thể là: - Những kiến thức về giống cây trồng. - Những kiến thức cơ bản đại cương về đất trồng. - Những kiến thức cơ bản về phân bón. - Những kiến thức cơ bản đại cương về sâu bệnh hại cây trồng. 1.3.1.3. Trang bị cho học sinh những kiến thức về chăn nuôi - thủy sản - Những kiến thức cơ bản đại cương về giống vật nuôi. - Những kiến thức cơ bản đại cương về dinh dưỡng và thức ăn của vật nuôi. - Những kiến thức cơ bản đại cương về môi trường sống của vật nuôi thủy sản. - Những kiến thức cơ bản về phòng, chữa bệnh cho vật nuôi. 1.3.1.4. Trang bị cho học sinh những kiến thức về bảo quản, chế biến nông, lâm, thủy sản - Mục đích, ý nghĩa công tác bảo quản, chế biến nông, lâm, thủy sản - Đặc điểm của các sản phẩm nông, lâm, thủy sản. - Ảnh hưởng của môi trường đến các sản phẩm nông, lâm, thủy sản. - Kỹ thuật bảo quản hạt giống, củ làm giống, bảo quản rau quả tươi. - Kỹ thuật bảo quản thịt, trứng, sữa. - Kỹ thuật chế biến lương thực, thực phẩm. - Kỹ thuật chế biến các sản phẩm chăn nuôi thủy sản. - Kỹ thuật chế biến các sản phẩm cây công nghiệp và lâm sản. 1.3.1.5. Trang bị cho học sinh những kiến thức về tạo lập doanh nghiệp Lª ThÞ Ngäc 14 K34D - KTNN Khãa luËn tèt nghiÖp Trêng §H S ph¹m Hµ Néi 2 - Trang bị cho HS những kiến thức về một số khái niệm liên quan đến kinh doanh và doanh nghiệp. Cụ thể là: Các khái niệm kinh doanh, cơ hội kinh doanh, khái niệm thị trường, doanh nghiệp, công ty trách nhiệm hữu hạn. - Một số kiến thức về kinh doanh hộ gia đình - Kiến thức về doanh nghiệp nhỏ như đặc điểm, thuận lợi, khó khăn của hoạt động sản xuất hàng hóa, hoạt động mua bán hàng hóa, hoạt động dịch vụ. - Những kiến thức về lựa chọn các mục kinh doanh như xác định lĩnh vực kinh doanh, phân tích quyết định lĩnh vực kinh doanh. 1.3.1.6. Trang bị cho học sinh những kiến thức về tổ chức quản lí doanh nghiệp * Xác định kế hoạch kinh doanh, trong đó cụ thể là: - Các căn cứ để lập kế hoạch kinh doanh của doanh nghiệp. - Các phương pháp và nội dung lập kế hoạch kinh doanh. * Những kiến thức về thành lập doanh nghiệp, cụ thể là: - Xác định ý tưởng kinh doanh. - Triển khai kế hoạch thành lập doanh nghiệp. - Tổ chức hoạt động kinh doanh, đánh giá hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp và biện pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh. 1.3.1.7. Rèn luyện kĩ năng thực hành và thí nghiệm nông nghiệp - Kĩ năng chọn giống cây trồng, sản xuất giống cây trồng, nhân giống vô tính (giâm, chiết, ghép…) - Biết xác định độ pH, nhận biết phẫu diện đất, phân biệt được các loại đất, đánh giá độ phì nhiêu của đất. - Nhận biết được một số loại phân hóa học thường dùng, biết cách sử dụng hợp lí phân hóa học, biết cách ủ phân hữu cơ và sử dụng phân vi sinh. - Nhận biết được một số loại sâu bệnh hại lúa, hoa màu… một số loại bệnh hại cây trồng. Lª ThÞ Ngäc 15 K34D - KTNN Khãa luËn tèt nghiÖp Trêng §H S ph¹m Hµ Néi 2 - Biết cách pha chế thuốc Boocđô để trừ nấm. - Biết cách phổ biến tuyên truyền nội quy an toàn khi sử dụng thuốc hóa học - Biết chọn giống vật nuôi qua quan sát ngoại hình. - Biết cách phối hợp khẩu phần ăn cho một số vật nuôi và biết cách sản xuất thức ăn hỗn hợp cho cá. - Nhận biết được một số loại bệnh thường gặp ở trâu, bò, lợn và gia cầm. - Biết cách chế biến một số loại hoa quả để làm sirô, sữa đậu nành. - Biết cách bảo quản, chế biến thịt, sữa… - Có kĩ năng về lựa chọn cơ hội kinh doanh, xây dựng kế hoạch kinh doanh. 1.3.2. Cấu trúc chương trình Công nghệ 10 1.3.2.1. Đặc điểm của chương trình Công nghệ 10 Chương trình Công nghệ 10 ở THPT có sự đổi mới căn bản so với chương trình cải cách giáo dục. Chương trình Công nghệ 10 chủ yếu là kiến thức đại cương về trồng trọt, chăn nuôi thủy sản, bảo quản, chế biến nông, lâm, thủy sản và tạo lập doanh nghiệp. Chương trình Công nghệ 10 có tính ứng dụng cao và coi trọng việc rèn luyện kĩ năng 1.3.2.2. Cấu trúc Gồm 2 phần: * Phần 1: Nông, lâm, ngư nghiệp: Chương I: Trồng trọt, lâm nghiệp đại cương Chương II: Chăn nuôi, thủy sản đại cương Chương III: Bảo quản, chế biến nông, lâm, thủy sản * Phần 2: Tạo lập doanh nghiệp: Chương IV: Doanh nghiệp và lựa chọn lĩnh vực kinh doanh Chương V: Tổ chức và quản lí doanh nghiệp 1.3.2.3. Ý nghĩa của cấu trúc Lª ThÞ Ngäc 16 K34D - KTNN Khãa luËn tèt nghiÖp Trêng §H S ph¹m Hµ Néi 2 Phù hợp với mục tiêu đào tạo và đặc thù môn học Phù hợp với trình độ HS Đáp ứng yêu cầu của thực tiễn sản xuất nông nghiệp Thuận lợi cho việc rèn luyện kĩ năng 1.3.3. Các thành phần kiến thức 1.3.3.1. Kiến thức mở đầu * Đặc điểm: Chủ yếu là những kiến thức sự kiện bao gồm cả sự kiện tự nhiên và sự kiện xã hội * Nội dung: Chủ yếu giới thiệu vị trí tầm quan trọng và phương hướng phát triển của ngành sản xuất. 1.3.3.2. Kiến thức cơ sở * Khái niệm Là những kiến thức được lựa chọn để làm căn cứ để xây dựng các biện pháp kĩ thuật, tác động trực tiếp hoặc gián tiếp vào cây trồng, vật nuôi nhằm tạo hiệu quả kinh tế cao. * Đặc điểm: - Kiến thức cơ sở về sinh học: + Kiến thức cơ sở về sinh lí + Kiến thức cơ sở về hình thái + Kiến thức cơ sở về sinh thái học - Kiến thức cơ sở về nông học - Kiến thức cơ sở về nông sinh học Trong phạm vi của khóa luận này chúng tôi tập trung nghiên cứu thành phần kiến thức kĩ thuật 1.3.3.3. Kiến thức kĩ thuật * Khái niệm Là những kiến thức về quy trình tăng năng suất của cây trồng, vật nuôi nói chung hoặc từng loại cây trồng, vật nuôi cụ thể. * Đặc điểm Lª ThÞ Ngäc 17 K34D - KTNN Khãa luËn tèt nghiÖp Trêng §H S ph¹m Hµ Néi 2 Thường được sắp xếp sau kiến thức cơ sở, nhằm bổ trợ và hình thành kĩ năng cho HS. Thường được sắp xếp liên hoàn theo quy trình sản xuất. * Nội dung ** Kiến thức về điều khiển tính di truyền bao gồm: - Kĩ thuật sản xuất hạt giống - Kĩ thuật bảo quản hạt giống - Kĩ thuật chọn giống, nhân giống vật nuôi. ** Kiến thức kĩ thuật về điều khiển sinh trưởng, phát triển, sinh sản bao gồm: - Các kĩ thuật về đất, kĩ thuật luân canh, xen canh… - Kĩ thuật bón phân - Kĩ thuật trong lâm nghiệp như ươm cây rừng, trồng cây rừng. - Kĩ thuật chế biến, bảo quản thức ăn vật nuôi - Kĩ thuật nuôi dưỡng vật nuôi - Kĩ thuật nuôi cá - Kĩ thuật chế biến, bảo quản nông, lâm, thủy sản. ** Kiến thức đảm bảo sự tồn tại, phát triển của cây trồng, vật nuôi bao gồm: - Kĩ thuật phòng trừ sâu bệnh hại cây trồng - Các biện pháp phòng trừ dịch bệnh trong chăn nuôi * Nhiệm vụ Trang bị cho học sinh những kiến thức về quy trình kĩ thuật trồng trọt, chăn nuôi và một số biện pháp kĩ thuật cụ thể phục vụ cho nhu cầu của từng địa phương. Rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn và một số thao tác kĩ thuật cụ thể. * Phương pháp dạy học Tiến hành theo 3 bước: ** Bước 1: Xác định nhiệm vụ nhận thức Yêu cầu: Thu hút được sự chú ý của HS, gây được sự hứng thú học tập, tạo động cơ học tập đúng đắn. Biện pháp: Nêu các điển hình sản xuất giỏi hoặc nêu các thành tựu khoa học kĩ thuật mới liên quan đến bài học hoặc có thể nêu nguyên nhân dẫn đến năng suất thấp ở một số địa phương. Lª ThÞ Ngäc 18 K34D - KTNN Khãa luËn tèt nghiÖp Trêng §H S ph¹m Hµ Néi 2 ** Bước 2: Giới thiệu nội dung biện pháp kĩ thuật Yêu cầu: HS tự mô tả được trình tự các thao tác, cách thực hiện từng thao tác, nêu được tính liên hoàn của biện pháp và quy trình kĩ thuật Biện pháp: - Sử dụng các phương tiện trực quan như tranh vẽ hoặc sơ đồ trong SGK, tranh ảnh phóng to, các đoạn video, clip về các thao tác, quy trình kĩ thuật hoặc tổ chức các hình thức thí nghiệm nông nghiệp, thực hành rèn luyện thao tác kĩ thuật, hoặc tham quan. - Có thể sử dụng câu hỏi vấn đáp dựa trên kiến thức cơ sở và vốn hiểu biết của HS. ** Bước 3: Giải thích cơ sở khoa học của các biện pháp kĩ thuật Yêu cầu: - HS phải giải thích được tại sao lại sử dụng các biện pháp kĩ thuật đó. Những biện pháp đó có phù hợp với địa phương em không? - HS hiểu được nguyên lí chung của quy trình sản xuất. Biện pháp: Chủ yếu sử dụng câu hỏi vấn đáp, yêu cầu HS vận dụng kiến thức cơ sở và vốn hiểu biết thực tiễn để trả lời câu hỏi bằng cách giải thích và chứng minh. 1.4. Thực trạng dạy và học công nghệ 10 ở phổ thông 1.4.1. Thực trạng dạy - Đội ngũ GV chưa đảm bảo cả về số lượng lẫn chất lượng. Bên cạnh đó GV còn kiêm giảng dạy nhiều bộ môn cùng một lúc. - Cơ sở vật chất, trang thiết bị sử dụng cho dạy học chưa được chú trọng. - Phương pháp giảng dạy nặng nề về lí thuyết, ít vận dụng phương pháp trực quan, đàm thoại… - Nội dung dạy học với lượng kiến thức còn bó gọn trong SGK, ít mở rộng, nâng cao và ít liên quan đến thực tiễn. - Vận dụng và sử dụng phương tiện trực quan chưa có tính tích cực linh hoạt, sáng tạo, đúng lúc, đúng chỗ… 1.4.2. Thực trạng học Đối với việc học phần lớn HS chưa có hứng thú với hầu hết các môn học nhất là “môn phụ” nguyên nhân đó là do: - Cách thức quản lí chưa được hợp lí, trong thi cử chú trọng một số môn cơ bản nên có sự phân chia “môn chính”, “môn phụ”. Lª ThÞ Ngäc 19 K34D - KTNN Khãa luËn tèt nghiÖp Trêng §H S ph¹m Hµ Néi 2 - Mâu thuẫn giữa khối lượng kiến thức và thời gian giảng dạy và học tập nên kết quả không cao. CHƯƠNG 2: THIẾT KẾ BÀI GIẢNG VỀ MỘT SỐ BÀI KIẾN THỨC KĨ THUẬT TRONG SGK CÔNG NGHỆ 10 2.1. Các thiết kế bài giảng Trên cơ sở phân tích nội dung, xây dựng tư liệu tôi thiết kế bài giảng tiêu biểu cho từng chương. BÀI 9: BIỆN PHÁP CẢI TẠO VÀ SỬ DỤNG ĐẤT XÁM BẠC MÀU, ĐẤT XÓI MÒN MẠNH TRƠ SỎI ĐÁ I. Mục tiêu Học xong bài này, HS phải: 1. Kiến thức - Phân tích được nguyên nhân hình thành, sự phân bố và tính chất của đất xám bạc màu ở nước ta. - Trình bày được các biện pháp cải tạo và sử dụng đất xám bạc màu, giải thích được cơ sở khoa học của các biện pháp kĩ thuật. Lª ThÞ Ngäc 20 K34D - KTNN
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng

Tài liệu xem nhiều nhất