Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Nâng cao chất lượng dạy học phần thực hành SH 10 ban KHTN...

Tài liệu Nâng cao chất lượng dạy học phần thực hành SH 10 ban KHTN

.PDF
56
253
74

Mô tả:

Tr-êng ®¹iHỌC häc s-SƯ ph¹m hµ néi TRƯỜNG ĐẠI PHẠM HÀ2 NỘI 2 KhoaSINH sinh - -ktnn KHOA KTNN *************** *************** NGUYỄN THỊ LAN ANH ®µo xu©n h-¬ng NÂNG CHẤTc©u LƯỢNG DẠY HỌChäc X©y dùngCAO hÖ thèng hái vµ phiÕu HÀNH SHtÝch 10 BAN tËpPHẦN nh»mTHỰC ph¸t huy tÝnh cùc KHTN häc tËp trong d¹y häc ch-¬ng III: sinh tr-ëng vµ ph¸t triÓn - sinh häc 11 n©ng cao KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Chuyên ngành: Phương pháp dạy học Kho¸ luËn tèt nghiÖp ®¹i häc Chuyªn ngµnh: Ph-¬ng ph¸p gi¶ng d¹y Ng-êi h-íngdẫn dÉnkhoa khoahọc häc Người hướng trÇn thÞ h-êng Thạc sĩ:TH.S: Hoàng Thị Kim Huyền Hµ néi - 2009 Lêi c¶m ¬n Hà Nội - 2010 LỜI CẢM ƠN ---  --- Tôi bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến cô giáo Thạc sĩ Hoàng Thị Kim Huyền đã hướng dẫn hết sức chu đáo, nhiệt tình, tận tâm trong suốt quá trình tôi thực hiện khóa luận này. Xin chân thành cảm ơn các thầy cô trong tổ PPDHSH khoa Sinh– KTNN trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2; cùng các thầy cô trường THPT Chí linh–Hải Dương, trường THPT Cao Bá Quát Gia Lâm–Hà Nội đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt thời gian học tập và nghiên cứu tại trường. Xin chân thành cảm ơn những người thân trong gia đình, cùng các bạn sinh viên đã giúp đỡ, động viên tôi trong quá trình thực hiện và hoàn thành đề tài. Tôi xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, tháng 5 năm 2010 Sinh viên thực hiện Nguyễn Thị Lan Anh LỜI CAM ĐOAN ------ Với sự giúp đỡ tận tình của cô giáo Thạc sĩ Hoàng Thị Kim Huyền, tôi đã hoàn thành đề tài: “Nâng cao chất lượng dạy học phần thực hành sinh học 10 ban KHTN”. Tôi xin cam đoan đây là kết quả tôi đã nghiên cứu, đề tài này không trùng với bất cứ đề tài nào khác. Hà Nội, tháng 5 năm 2010 Sinh viên thực hiện Nguyễn Thị Lan Anh MỤC LỤC NỘI DUNG TRANG LỜI CẢM ƠN LỜI CAM ĐOAN DANH MỤC KÍ HIỆU VIẾT TẮT PHẦN I: MỞ ĐẦU 1 1.Lí do chọn đề tài 1 2. Mục đích nghiên cứu 2 3. Nhiệm vụ nghiên cứu 2 4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 2 5. Phương pháp nghiên cứu 2 6. Những đóng góp của đề tài 3 PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU Chương 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI 4 1.1. Tổng quan các vấn đề nghiên cứu 4 1.1.1. Tình hình nghiên cứu cơ sở lí luận của PPTH 4 1.1.2. Tình hình nghiên cứu 4 1.2. Cơ sở lí luận 5 1.2.1.Thực hành 5 1.2.2. Thực hành thí nghiệm 5 1.3. Thực trạng dạy học phần TH SH10 ban KHTN tại trường PT 1.3.1 Đối tượng điều tra 1.3.2. Nội dung điều tra 8 8 8 1.3.3. Kết quả điều tra 8 1.3.4. Nhận xét 11 Chương 2: THỰC HIỆN CÁC TNTH TRONG PTN 14 2.1. Mục đích thí nghiệm 14 2.2. Phương pháp tiến hành 14 2.3. Qui trình thực hiện thí nghiệm 14 2.4. Thực hiện các thí nghiệm trong bài thực hành 15 2.4.1. Bài 12: TN nhận biết một số thành phần hóa học của TB 15 2.4.2. Quan sát TB dưới KHV.TN co và phản co nguyên sinh. 25 2.4.3. Bài 21: Thí nghiệm sự thẩm thấu của tế bào 34 2.4.4. Thí nghiệm về enzim amilaza 36 2.4.5. Bài 36: Lên men Etilic 37 2.4.6. Bài 27: Lên men lactic 39 2.4.7. Bài 42: Quan sát một số vi sinh vật Chương 3: THIẾT KẾ DẠY – HỌC BÀI THỰC HÀNH 44 48 3.1. Một số giải pháp nâng cao chất lượng dạy học phần TH SH10 ban KHTN 48 3.1.1. Nội dung các bài thực hành 48 3.1.2. Giáo viên 50 3.1.3. Học sinh 52 3.1.4. Trang thiết bị của nhà trường 53 3.1.5. Cán bộ quản lí 54 3.2. Một số giáo án mẫu 55 3.2.1. Bài 12: Nhận biết một số thành phần hoá học của tế bào 54 3.2.2. Bài 19: Quan sát TB dưới KHV. TN co và phản co nguyên sinh 59 PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 63 1. Kết luận 63 2. Kiến nghị 64 TÀI LIỆU THAM KHẢO Phụ lục 1 Phụ lục 2 PHỤ LỤC 1 PHIẾU ĐIỀU TRA TÌNH HÌNH DẠY HỌC CÁC PHẦN THỰC HÀNH TRONG CHƯƠNG TRÌNH SH10 BAN KHTN Họ và tên học sinh : Lớp : Trường : Các em hãy cho biết ý kiến vè các vấn đề sau: Stt 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Nội dung đánh giá Các bài thực hành có cần thiết không Em có thích học các bài thực hành không? Mục tiêu của bài thực hành trong SGK có cần thiết không? Các mẫu vật, hóa chất, dụng cụ chuẩn bị trong bài thực hành(SGK) có đầy đủ để thực hiện các thí nghiệm không? Cách bố trí, cách tiến hành thí nghiệm trình bày trong SGK SH 10_nâng cao có dễ hiểu không? Có được làm tất cả các bài thực hành không? Các mẫu vật có dễ tìm không? Có mẫu vật nào được GV thay thế bằng mẫu vật khác không? Ví dụ Có tự làm thành công các thí nghiệm không? Có giải thích được kết quả của các thí nghiệm không? Các trang thiết bị của nhà trường chuản bị cho các bài thực hành có đầy đủ không? - Mẫu vật - Hóa chất - Dụng cụ Thời gian để tiến hành các thí nghiệm có đủ không? Có Nhận xét Không Ý kiến khác * Những ý kiến của em đối với việc học các bài thực hành để đạt kết quả tốt. ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… Cảm ơn sự hợp tác của các em. PHỤ LỤC 2 PHIẾU ĐIỀU TRA TÌNH HÌNH DẠY HỌC CÁC PN THỰC HÀNH TRONG CHƯƠNG TRÌNH SH10 BAN KHTN Họ và tên giáo viên: Trường : Xin các thầy cô cho biết ý kiến về các vấn đề sau: I. Hoạt động dạy học phần thực hành trong chương trình phổ thông Stt 1. Vai trò của bài thực hành 2. Cấu trúc, nội dung các bài thực hành 3. Thực trạng giảng dạy bài thực hành ở trường phổ Nội dung đánh giá Các bài thực hành có cần thiết không? Bài thực hành có vai trò như thế nào đối với việc giảng dạy bộ môn SH - Cung cấp kiến thức mới - Củng cố kiến thức lí thuyết - Rèn luyện kĩ năng cho HS - Củng cố niềm tin khoa học Số lượng các bài thực hành trong SGK SH10 ban KHTN có phù hợp không? Mục tiêu các bài thực hành trong SGK có rõ ràng không? Các mẫu vật, hóa chất, dụng cụ chuẩn bị trong bài thực hành(sgk)có đầy đủ để thực hiện các thí nghiệm không? Các mẫu vật sử dụng trong các thí nghiệm có phù hợp không? Nếu không phù hợp thì có thể thay thế bằng mẫu vật nào? Cách bố trí, các bước tiến hành thí nghiệm trình bày trong SGK SH10 ban KHTN có dễ hiểu không? Thực hiện đầy đủ tất cả các bài thực hành trong chương trình SH 10_nâng cao Thực hiện thành công tất cả các bài thực hành trong chương trình SH 10_nâng cao. - Các bài đã thực hiện thành công - Các bài chưa thực hiện thành công Nguyên nhân thất bại? Các trang thiết bị của nhà trường chuẩn bị cho các bài thực Có Nhận xét Không Ý kiến khác thông hành có đầy đủ không? - Mẫu vật - Dụng cụ - Hóa chất Thời gian để tiến hành các thí nghiệm có đủ không? - Những thí nghiệm đủ thời gian - Những thí nghiệm thiếu thời gian II. Kiến nghị nhằm nâng cao chất lượng dạy học bài thực hành SH10 ban KHTN 1. Cấu trúc nội dung bài thực hành ............................................................................................................................................................... ............................................................................................................................................................... 2. Trang thiết bị của nhà trường. ……………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………............................................ 3. Công tác giảng dạy của GV. ………………………………………………………………………………………………………... Chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của các thầy cô DANH MỤC KÍ HIỆU VIẾT TẮT 1. BTH : Bài thực hành 2. CNH-HĐH : Công nghiệp hóa-Hiện đại hóa 3. DHSH : Dạy học sinh học 4. GV : Giáo viên 5. HS : Học sinh 6. KHV : Kính hiển vi 7. PTN : Phòng thí nghiệm 8. SGK : Sách giáo khoa 9. SGV : Sách giáo viên 10. SH : Sinh học 11. SHPT : Sinh học phổ thông 12. SH10 : Sinh học 10 13. TH : Thực hành 14. THTN : Thực hành thí nghiệm 15. THPT : Trung học phổ thông 16. TN : Thí nghiệm PHẦN I: MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Nâng cao chất lượng giáo dục và dạy học là vấn đề luôn được Đảng, Nhà nước và toàn xã hội quan tâm vì dạy học là con đường cơ bản để phát triển trí tuệ và hình thành nhân cách học sinh. Và vấn đề đặt ra cho ngành giáo dục hiện nay là phải không ngừng đổi mới PPDH để đào tạo ra nguồn nhân lực đáp ứng được yêu cầu của xã hội. Sự phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ cùng với quá trình CNH-HĐH của đất nước đang đòi hỏi những người lao động mới năng động sáng tạo biết cách hòa nhập và làm chủ thời đại. Chính vì vậy mà việc dạy học không chỉ dừng lại ở việc truyền đạt cho học sinh những kiến thức khoa học cơ bản mà phải rèn luyện cho HS các kĩ năng đặc biệt là kĩ năng tự học tự nghiên cứu với mục tiêu “Học đi đôi với hành” Sinh học là bộ môn khoa học thực nghiệm. Hầu hết các hiện tượng, khái niệm, qui luật, quá trình trong sinh học đều bắt nguồn từ thực tiễn. Vì vậy mà việc rèn luyện cho HS các kĩ năng là cực kì quan trọng. Và các bài thực hành chính là phương tiện hữu hiệu nhất giúp HS rèn luyện kĩ năng, tự khám phá và hoàn thiện tri thức của bản thân. Do đó thực hành đã trở thành một nội dung quan trọng trong chương trình SHPT. Đặc biệt Sinh học 10 là phần kiến thức mở đầu, là cơ sở cho Sinh học 11 và Sinh học 12 đã được bổ sung một lượng tương đối các bài thực hành kịp thời củng cố và mở rộng kiến thức cho các bài lí thuyết. Hiện nay việc giảng dạy phần TH ở trường phổ thông chưa thực sự đem lại hiệu quả cao như mong muốn. Vậy thì nguyên nhân là do đâu? Và cần có những giải pháp nào để nâng cao chất lượng dạy và học các bài thực hành ở trường phổ thông? Xuất phát từ những vấn đề trên cùng mong muốn góp một phần nhỏ bé để nâng cao hiệu quả giảng dạy các bài thực hành trong DHSH ở trường phổ thông, chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu và thực hiện đề tài: “Nâng cao chất lượng dạy học phần thực hành SH10 ban KHTN” 2. Mục đích nghiên cứu Nâng cao chất lượng dạy học phần TH chương trình SH10 ban KHTN 3. Nhiệm vụ nghiên cứu - Tìm hiểu nội dung kiến thức SH10 liên quan đến các bài thực hành. - Hệ thống hóa cơ sở lí luận về thực hành và thực hành thí nghiệm. - Tìm hiểu thực trạng dạy học phần TH trong chương trình SH10 ban KHTN ở trường phổ thông. - Tiến hành các TN, phát hiện những mâu thuẫn, khó khăn và đề xuất cách giải quyết. - Đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng dạy học phần TH trong chương trình SH10 ban KHTN. Thiết kế một số giáo án mẫu. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu - Nội dung chương trình SH10 ban KHTN - Giáo viên giảng dạy SH10 ban KHTN ở trường phổ thông. - HS lớp 10 và 11 trường THPT. 4.2 Phạm vi nghiên cứu Nghiên cứu các BTH trong chương trình SH 10 ban KHTN có thí nghiệm. 5. Phương pháp nghiên cứu 5.1 Nghiên cứu lí thuyết Nghiên cứu các tài liệu về lí luận DHSH, sách giáo khoa SH10 cơ bản, nâng cao, sách giáo viên, sách thực hành…để tìm hiểu cơ sở lí luận của đề tài. 5.2. Điều tra, quan sát - Chúng tôi đã sử dụng phiếu điều tra đối với GV và HS để tìm hiểu thực trạng giảng dạy các bài TH ở trường PT. - Dự giờ TH của các giáo viên phổ thông để tìm hiểu thực trạng và hiệu quả giảng dạy các bài thực hành. 5.3. Phương pháp thực nghiệm trong phòng thí nghiệm. Thực hiện các thí nghiệm trong PTN để kiểm định kết quả, tìm hiểu những mâu thuẫn, khó khăn trong khi thực hiện TN. 6. Những đóng góp của đề tài - Tìm hiểu thực trạng và nguyên nhân của việc giảng dạy phần TH chưa đạt hiệu quả. - Phân tích, phát hiện những mâu thuẫn, khó khăn trong các TN và đề xuất các phương án giải quyết - Đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy phần TH trong chương trình SH10 ban KHTN và thiết kế một số gián án mẫu PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU Chương 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI 1.1. Tổng quan các vấn đề nghiên cứu 1.1.1. Tình hình nghiên cứu cơ sở lí luận của phương pháp TH Phương pháp thực hành là một trong những phương pháp dạy học quan trọng trong quá trình dạy học nên những cơ sở lí luận của phương pháp thực hành đã được nghiên cứu từ rất lâu và được rất nhiều nhà khoa học quan tâm. Điển hình là công trình nghiên cứu của tác giả: Nguyễn Ngọc Quang , Nguyễn Quang Vinh, Trần Doãn Bách, Trần Bá Hoành[9], Đinh Quang Báo[1], Nguyễn Đức Thành[1] … Trong các công trình nghiên cứu đó, các tác giả đã đề cập tới khái niệm, vai trò của phương pháp TH và việc dạy học BTH để củng cố, mở rộng kiến thức và phát triển kĩ năng, kĩ xảo. 1.1. 2.Tình hình nghiên cứu và tìm giải pháp nâng cao chất lượng dạy học phần TH Việc nghiên cứu và tìm giải pháp dạy học phần TH để củng cố, mở rộng kiến thức và phát triển kĩ năng, kĩ xảo đến nay chưa mấy ai quan tâm, đã có một số tác giả nghiên cứu như đề tài thạc sĩ: “Xây dựng tài liệu hướng dẫn thí nghiệm thực hành sinh học 10 trung học phổ thông” của Lê Phan Quốc[10]… Tuy nhiên việc đưa ra giải pháp nâng cao chất lượng dạy học phầnTH là chưa được cụ thể và chưa có hiệu quả. Chính vì vậy, việc đưa được giải pháp và thiết kế được giáo án dạy học bài thực hành nói chung và phần thực hành sinh học 10 ban KHTN nói riêng là vấn đề cần được quan tâm, nghiên cứu nhằm tạo hứng thú học tập cho HS, nâng cao chất lượng dạy học. 1.2. Cơ sở lí luận 1.2.1. Thực hành 1.2.1.1. Khái niệm thực hành Thực hành(TH) là HS tự mình trực tiếp tiến hành quan sát, tiến hành các thí nghiệm, tập triển khai các qui trình kĩ thuật chăn nuôi, trồng trọt [1] 1.2.1.2 Vai trò của thực hành Thực hành là phương pháp đặc trưng trong dạy học, nghiên cứu sinh học và kĩ thuật nông nghiệp. Trong DHSH, phương pháp thực hành có tác dụng giáo dục, rèn luyện HS một cách toàn diện, đáp ứng nhiệm vụ trí dục, đức dục tốt nhất vì: - Qua thực hành, HS có điều kiện tự tìm hiểu mối quan hệ giữa cấu trúc với chức năng, giữa bản chất và hiện tượng, giữa nguyên nhân và kết quả. Do đó các em nắm vững tri thức và thiết lập được lòng tin tự giác, sâu sắc hơn. - Thực hành có liên quan đến nhiều giác quan, do đó bắt buộc HS phải suy nghĩ, tìm tòi nhiều hơn nên tư duy sáng tạo có điều kiện phát triển hơn. - Thực hành có ưu thế nhất để rèn luyện các kĩ năng kĩ xảo ứng dụng tri thức vào đời sống, đặc biệt nó là phương pháp chủ đạo trong dạy học kĩ thuật nông nghiệp. - Thực hành là nơi tập dượt cho HS các phương pháp nghiên cứu sinh học, nông học như quan sát, thực nghiệm… 1.2.2. Thực hành thí nghiệm 1.2.2.1. Khái niệm thí nghiệm Thí nghiệm là phương pháp nghiên cứu đối tượng và hiện tượng trong những điều kiện nhân tạo. Trong phức hệ những điều kiện tự nhiên tác động lên cơ thể sinh vật, người nghiên cứu chỉ chọn một vài yếu tố riêng biệt để nghiên cứu lần lượt ảnh hưởng của chúng[1] 1.2.2.2. Vai trò của thí nghiệm trong DHSH - TN là một trong những phương pháp nghiên cứu cơ bản của sinh học. - TN trong điều kiện tự nhiên là mô hình đại diện cho hiện thực khách quan, là điểm xuất phát cho quá trình nhận thức của HS, nguồn cung cấp thông tin. - TN là cầu nối giữa lí thuyết và thực tiễn. - TN là phương tiện giúp hình thành ở HS kĩ năng, kĩ xảo thực hành SH và vận dụng kiến thức SH vào sản xuất, đời sống. 1.2. 2.3. Yêu cầu của thực hành thí nghiệm Thực hành thí nghiệm cần phải thỏa mãn những yêu cầu sau: - Điều kiện quan trọng nhất khi tiến hành TN là phải hiểu rõ được mục đích TN, các điều kiện TN - Việc quan sát những diễn biến trong quá trình TN phải thật chính xác. - Giai đoạn cuối cùng của THTN là HS phải vạch ra được bản chất bên trong của các hiện tượng quan sát được từ TN thông qua việc thiết lập mối liên hệ nhân-quả giữa các hiện tượng. - TN chủ yếu được tiến hành khi nghiên cứu các quá trình sinh lí, ảnh hưởng của các nhân tố sinh thái lên cơ thể, vì vậy nó có thể phải thực hiện trong thời gian dài, ngắn tùy thuộc vào tính chất diễn biến của từng quá trình. Có những TN được tổ chức thực hiện trong một tiết học như: TN co và phản co nguyên sinh, tách chiết AND…Có những TN phải trải qua hàng giờ, thậm chí hàng ngày như: TN lên men etilic, lên men lactic, TN sự thẩm thấu và tính thấm của tế bào…Đối với những thí nghiệm dài ngày GV phải có kinh nghiệm tính toán trước thời gian từ lúc bắt đầu đến khi TN có kết quả sao cho khi giảng bài có liên quan đến TN thì có thể biểu diễn hoặc thông báo kết quả thí nghiệm. - Đặt TN là khâu quan trọng của thực hành thí nghiệm. Cần tổ chức sao cho HS được trực tiếp tác động vào các đối tượng nghiên cứu, chủ động thay đổi các diều kiện tự nhiên, lắp ráp các dụng cụ TN. Tổ chức THTN như vậy ắt có tác dụng lớn về mặt trí dục, đặc biệt có tác dụng giáo dục khoa học kĩ thuật 1.2.2.4. Nội dung các bài thực hành trong chương trình SH10 ban KHTN Trong chương trình SH10, sách giáo khoa SH10 ban KHTN có 10 bài thực hành trong đó 8 bài có TN bao gồm 13 TN được phân bố như sau: Trong phần hai: Sinh học tế bào có 5 bài Bài 12: Thí nghiệm nhận biết một số thành phần hóa học của tế bào Gồm các thí nghiệm: TN nhận biết tinh bột, nhận biết lipit, nhận biết protein, TN xác định sự có mặt của một số nguyên tố khoáng có trong tế bào, TN tách chiết AND Bài 19: Quan sát TB dưới kính hiển vi. TN co và phản co nguyên sinh Bài 20: Thí nghiệm sự thẩm thấu và tính thấm của tế bào Bài 27: Một số thí nghiệm về enzim Gồm các thí nghiệm: TN về ảnh hưởng của nhiệt độ, pH đối với hoạt tính của amilaza, TN về tính đặc hiệu của enzim. Bài 31: Quan sát các kì nguyên phân qua tiêu bản tạm thời hay cố định Trong phần ba: Sinh học vi sinh vật có 3 bài Bài 36: Lên men etilic Bài 37: Lên men lactic Gồm 2 thí nghiệm: Làm sữa chua và muối chua rau quả. Bài 42: Quan sát một số vi sinh vật Gồm 4 thí nghiệm: Nhuộm đơn và quan sát tế bào nấm men, nhuộm đơn và phát hiện vi sinh vật trong khoang miệng, quan sát nấm sợi trên thực phẩm bị mốc, quan sát tiêu bản một số vi sinh vật và bào tử nấm 1.3. Thực trạng giảng dạy phần thực hành SH10 ban KHTN tại trường phổ thông 1.3.1. Đối tượng điều tra Để tìm hiểu thực trạng, chúng tôi tiến hành điều tra trên đối tượng là: - Học sinh lớp 11 học ban KHTN tại trường THPT Cao Bá Quát Gia Lâm - Giáo viên giảng dạy sinh học ban KHTN tại 2 trường THPT Cao Bá Quát Gia Lâm và THPT Chí Linh – Hải Dương 1.3.2. Nội dung điều tra Chúng tôi tiến hành điều tra theo các nội dung sau: - Vai trò của bài thực hành - Nội dung hướng dẫn trong SGK(mục tiêu, chuẩn bị dụng cụ, hóa chất, mẫu vật, cách tiến hành…) - Thực trạng dạy học các bài thực hành ở trường phổ thông(số lượng các bài thực hành được giảng dạy, số TN thành công, kết quả các TN, thời gian tiến hành các TN, trang thiết bị của nhà trường Nội dung phiếu điều tra(Phụ lục 1 và 2) 1.3.3. Kết quả điều tra thực trạng dạy học phần TH SH10 ban KHTN ở trường PT 1.3.3.1. Kết quả điều tra ở HS Chúng tôi tiến hành điều tra trên đối tượng là học sinh lớp 11 vì các em đã được học qua chương trình SH10 ban KHTN.Tiến hành phát phiếu điều tra tại 2 lớp 11 ban KHTN là: 11A5(sĩ số 50/50)và 11A6(sĩ số 47/47) trường THPT Cao Bá Quát Gia Lâm. Kết quả điều tra được tổng hợp trong bảng sau(tính ra đơn vị %): Bảng 1: Kết quả điều tra thực trạng dạy học phần TH SH10 ban KHTN ở HS Stt 1 2 3 4 5 Nội dung đánh giá Các bài thực hành có cần thiết không Số HS(%) Có Không 98 2 Em có thích học các bài thực hành 100 không? Mục tiêu của bài thực hành trong 100 SGK có cần thiết không? Các mẫu vật, hóa chất, dụng cụ chuẩn bị trong bài thực hành(SGK) có đầy 83 đủ để thực hiện các thí nghiệm không? Cách bố trí, cách tiến hành thí nghiệm trình bày trong SGK SH 10_nâng cao 97 có dễ hiểu không? 0 0 17 3 Ý kiến khác Lí do: - Vì bài thực hành lí thú, bổ ích, giúp rèn luyện kĩ năng thực hành TN - Gắn liền với thực tiễn, có thể áp dụng vào thực tế - Giúp dễ hiểu bài hơn, khắc sâu, mở rộng kiến thức… 6 7 8 9 10 11 12 Có được làm tất cả các bài thực hành 75 không? Các mẫu vật có dễ tìm không? 87 Có mẫu vật nào được GV thay thế 42 bằng mẫu vật khác không? Ví dụ 25 13 58 Có tự làm thành công các thí nghiệm không? Nguyên nhân thất bại: - Chưa nắm rõ các thao tác thực hành. 88 - Dụng cụ hóa chất xuống cấp. - Thời gian thực hành chưa đủ. - Thiếu dụng cụ, hóa chất(đặc biệt là KHV có độ phóng đại cao) Có giải thích được kết quả của các thí nghiệm không? Các trang thiết bị của nhà trường chuẩn bị cho các bài thực hành có đầy đủ không? - Mẫu vật - Hóa chất - Dụng cụ Thời gian để tiến hành các thí nghiệm có đủ không? 22 85 Cây lẻ bạn thay thế cho thài lài tía Các thí nghiệm đã làm thành công: Nhận biết tinh bột, lipit, protein, tách chiết AND, TN co và phản co nguyên sinh… Các thí nghiệm chưa thành công: Xác định sự có mặt của một số nguyên tố khoáng trong tế bào, TN về tính đặc hiệu của enzim, TN bài 31, TN bài 42 15 95 40 30 5 60 70 80 20 1.3.3.2. Kết quả điều tra ở GV Chúng tôi đã tiến hành phát phiếu điều tra cho đối tượng là các GV giảng dạy bộ môn SH tại 2 trường là: THPT Chí Linh-Hải Dương và THPT Cao Bá Quát Gia Lâm-Hà Nội(10 GV). Kết quả điều tra được tổng hợp trong bảng sau(tính ra đơn vị %): Bảng 2: Kết quả điều tra thực trạng dạy học phần TH SH10 ban KHTN ở GV Số GV(%) Stt 1. Vai trò của bài thực hành Nội dung đánh giá Ý kiến khác Có Không 100 0 Bài thực hành có vai trò như thế nào đối với việc giảng dạy bộ môn SH - Cung cấp kiến thức mới 60 - Củng cố kiến thức lí thuyết 100 40 0 Các BTH có cần thiết không? 2. Cấu trúc, nội dung các bài thực hành - Rèn luyện kĩ năng cho HS - Củng cố niềm tin khoa học Số lượng các bài thực hành trong SGK SH10_nâng cao có phù hợp không? Mục tiêu các bài thực hành trong SGK có rõ ràng không? Các mẫu vật, hóa chất, dụng cụ chuẩn bị trong bài thực hành(sgk)có đầy đủ để thực hiện các thí nghiệm không? Các mẫu vật sử dụng trong các thí nghiệm có phù hợp không? Nếu không phù hợp thì có thể thay thế bằng mẫu vật nào? Cách bố trí, các bước tiến hành thí nghiệm trình bày trong SGK SH10_nâng cao có dễ hiểu không? Thực hiện đầy đủ tất cả các bài thực hành trong chương trình SH 10_nâng cao Thực hiện thành công tất cả các bài thực hành trong chương trình SH 10_nâng cao. - Các bài đã thực hiện thành công - Các bài chưa thực hiện thành 3. Thực công trạng Nguyên nhân thất bại: - Thiếu dụng cụ, hóa chất đặc giảng biệt là KHV dạy - Kĩ năng làm TN của HS chưa bài thực tốt làm mất nhiều thời gian. hành - Thiếu thời gian làm thí nghiệm… ở Các trang thiết bị của nhà trường trường chuẩn bị cho các bài thực hành có phổ đầy đủ không? thông - Mẫu vật - Dụng cụ - Hóa chất Thời gian để tiến hành các thí nghiệm có đủ không? - Những thí nghiệm đủ thời gian - Những thí nghiệm thiếu thời gian 1.3.4. Nhận xét 100 100 0 0 100 0 100 0 100 0 90 10 80 20 80 20 80 20 90 30 20 10 70 80 90 10 Sử dụng lá cây lẻ bạn thay cho lá thài lài tía Các bài đã thành công là: TN 1 và TN 3 bài 12, bài 20, TN 1 bài 27… Các bài chưa thực hiện thành công: TN 2 bài 12, bài 19, bài 31, TN 2 bài 27… Thí nghiệm thiếu thời gian: bài 12, bài 20 Với kết quả điều tra trên cùng quan sát ở trường PT chúng tôi thấy rằng: Đa số các GV đã nhận thức được vai trò của BTH đặc biệt là trong việc rèn luyện kĩ năng cho HS. Tại các trường THPT các GV đã quan tâm nhiều hơn đến việc giảng dạy các phần TH, số lượng các BTH được giảng dạy tuy không hoàn toàn đầy đủ nhưng cũng tương đối nhiều. Về phía HS, hầu hết các em đều thích học TH vì các TN kích thích sự tò mò khám phá, tạo ra niềm vui, hứng thú học tập. Hơn nữa, các kiến thức trong BTH thường có tính ứng dụng cao trong đời sống thực tiễn nên gây được sự chú ý của HS. Tuy nhiên, việc giảng dạy phần TH ở trường PT hiện nay vẫn chưa được quan tâm đúng mức và chưa đạt được hiệu quả cao. Cụ thể qua điều tra chúng tôi thấy rằng vẫn có những BTH mà GV chưa tiến hành hoặc chưa thành công(bài 12, bài 31…). Đối với những bài đã thực hiện thì hiệu quả giáo dục đối với HS chưa thực sự cao. Qua điều tra chúng tôi có thể thấy là do một số nguyên nhân sau: - Với SGK và SGV hiện nay, GV gặp rất nhiều khó khăn trong việc giảng dạy các TNTH. Các kĩ thuật trong các TN chưa được nêu rõ, chưa phân tích sâu và hướng dẫn chi tiết. Việc đặt các TN nêu ra còn nhiều bất cập về điều kiện thí nghiệm, phương pháp TN, kết quả TN. - Một số GV vẫn coi trọng lí thuyết xem nhẹ TH. Việc chuẩn bị và thiết kế lại TN của các GV còn hạn chế, kĩ năng hướng dẫn HS làm TN chưa tốt. - HS yêu thích TH nhưng chưa thực sự ý thức được vai trò và tầm quan trọng của nó nên thường không thu được hiệu quả cao sau giờ TH. HS chuẩn bị nội dung các bài thực hành không kĩ nên chưa nắm vững các bước tiến hành TN khi thực hiện thường lúng lúng và mất nhiều thời gian. Hơn nữa, HS thường chưa chuẩn bị kĩ phần lí thuyết liên quan đến BTH nên gặp khó khăn trong việc giải thích các hiện tượng TN xảy ra và dẫn đến không rút ra được kết luận, khắc sâu kiến thức. - Điều kiện trang thiết bị của nhà trường chưa đầy đủ để phục vụ các giờ TH. Các trường PT thường không có PTN hoặc dùng chung với bộ môn hóa nên gặp nhiều khó khăn trong công tác giảng dạy. Các dụng cụ, trang thiết bị thí nghiệm không được bổ sung thường xuyên nên thường thiếu, hỏng và không đảm bảo yêu cầu. Đặc biệt là các trường PT thường không có KHV có độ phóng đại cao sử dụng để quan sát các tiêu bản có kích thước nhỏ như: tiêu bản rễ hành quan sát các kì của phân bào, tiêu bản quan sát các vi sinh vật… Các hóa chất thì không đầy đủ và thường là những hóa chất cũ nên không đảm bảo chất lượng thậm chí không sử dụng được nữa. Một số bài phải sử dụng đến nhiều hóa chất như bài 12-TN xác định sự có mặt của các nguyên tố khoáng trong tế bào-hầu như là không có hóa chất để thực hiện. - Về điều kiện thực nghiệm TN, do nước ta sự phân hóa thời tiết rõ rệt giữa các vùng, miền, giữa các mùa nên các TN liên quan đến điều kiện nhiệt độ, ánh sáng thường không cho kết quả chính xác. - Do các tiết TH trong phân phối chương trình còn ít, một số TN trong chương trình SH10 ban KHTN cần nhiều thời gian, không thể thực hiện trong thời gian một tiết học. Như vậy, chúng tôi thấy rằng thực trạng giảng dạy các bài thực hành SH10 ban KHTN tại trường phổ thông còn hạn chế và có nhiều nguyên nhân chủ quan lẫn khách quan gây ra hiện tượng này mà chúng ta cần phải khắc phục. Vì vậy việc tìm cách giải quyết những hạn chế nhằm nâng cao chất lượng dạy học phần thực hành SH10 ban KHTN là rất cần thiết. Chương 2 THỰC HIỆN CÁC THÍ NGHIỆM THỰC HÀNH TRONG PHÒNG THÍ NGHIỆM 2.1. Mục đích thí nghiệm Mục đích của chương này là thực hiện các thí nghiệm để trực tiếp kiểm tra kết quả và các thao tác tiến hành thí nghiệm. Phát hiện những khó khăn và đề xuất những biện pháp khắc phục các TN từ đó có thể đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng dạy và học các phần thực hành SH10 ban KHTN 2.2. Phương pháp tiến hành Các TN được tiến hành theo đúng qui trình và được lặp lại nhiều lần để khẳng định tính chính xác. Thực hiện các TN theo các giai đoạn sau: - Phân tích các TN trong SGK về các yếu tố trong điều kiện TN, phương pháp TN, kết quả TN. - Phát hiện những mâu thuẫn, khó khăn trong cácTN và đề xuất các phương án khác nhau để giải quyết. - Trên cơ sở tiến hành các TN ở những phương án giải quyết thu hoạch kết quả để đưa ra giải pháp nhằm nâng cao chất lượng dạy học phần thực hành SH10 ban KHTN 2.3. Qui trình thực hiện thí nghiệm - Bước 1: Chuẩn bị đối tượng và phương tiện thí nghiệm Trong bước này bao gồm: chuẩn bị mẫu vật, hóa chất, dụng cụ. Các mẫu vật phải được chuẩn bị trước, đúng đối tượng, các hóa chất phải được pha sẵn và lắp ráp dụng cụ để sẵn sàng thực hiện TN - Bước 2: Thực hiện thí nghiệm Trong bước này các thí nghiệm cần được bố trí chính xác, các thao tác cần được thực hiện đúng theo trình tự đảm bảo các yêu cầu đề ra - Bước 3: Quan sát, theo dõi thí nghiệm Cần quan sát nhận ra kết quả, yếu tố ảnh hưởng, làm rõ cơ sở cho kết luận. Kết quả TN được hiểu là những biểu hiện của đối tượng TN mà người ta thực hiện thu thập được thao tác, chỉ tiêu định trước và được xử lí nhằm tìm ra dấu hiệu bản chất về khía cạnh đang nghiên cứu của đối tượng. - Bước 4: Kết luận từ kết quả TN Trong bước này, các kết quả TN đã thu được từ bước 3 và chỉ ra các mối liên hệ, những dấu hiệu bản chất, tính qui luật và từ đó khái quát hóa khoa học và được diễn đạt bằng kết luận khoa học. - Bước 5: Nêu nhận xét và giải thích kết quả thí nghiệm Trong bước này, dựa trên kết quả của TN sẽ đưa ra những nhận xét về diễn biến của TN, thời gian thực hiện TN, các kết quả TN được thể hiện như thế nào? Đồng thời dựa trên cơ sở khoa học để giải thích kết quả TN đó, đưa ra luận chứng phù hợp với kết quả. 2.4. Thực hiện các thí nghiệm trong bài thực hành 2.4.1. Bài 12: Thí nghiệm nhận biết một số thành phần hóa học của tế bào 2.4.1.1. Thí nghiệm 1: Nhận biết tinh bột a) Thực hiện thí nghiệm theo SGK +) Chuẩn bị thí nghiệm - Mẫu vật: Một củ khoai lang - Dụng cụ: Một dao nhỏ, một cối chày sứ, 2 ống nghiệm, giấy lọc, 1 ống nhỏ giọt, 1 cốc đong, 1 phễu thủy tinh. - Hóa chất: Dung dịch hồ tinh bột, nước cất, dung dịch KI, dung dịch thuốc thử phelinh +) Tiến hành TN * Bước 1: Nghiền mẫu để thu dịch chiết - Lấy 50g củ khoai lang để cho vào cối sứ: Dùng dao gọt bỏ phần vỏ củ khoai lang, cắt lấy 50g. Dùng dao và thớt thái nhỏ phần khoai lang vừa mới cắt cho vào cối sứ. - Nghiền nhỏ mẫu bằng chày và cối sứ
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu xem nhiều nhất