Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Nang cao chat luong dao tao dai hoc hue...

Tài liệu Nang cao chat luong dao tao dai hoc hue

.PDF
12
113
77

Mô tả:

báo cáo khoa học
TẠP CHÍ KHOA HỌC, Đại học Huế, tập 72B, số 3, năm 2012 GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO Ở TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - ĐẠI HỌC HUẾ Trịnh Văn Sơn Trường Đại học Kinh tế, Đại học Huế Tóm tắt. Quá trình hội nhập sâu và phát triển, đòi hỏi một nguồn nhân lực chất lượng cao, trong điều kiện hiện nay đã đặt ra những yêu cầu và thách thức lớn đối với các cơ sở đào tạo. Vì vậy, nâng cao chất lượng đào tạo là một yêu cầu cấp thiết đối với các trường đại học nói chung và Trường Đại học Kinh tế - Đại học Huế nói riêng. Đó chính là một trong những mục tiêu và nội dung quan trọng trong chiến lược phát triển hiện tại và lâu dài của Trường, thực hiện tốt yêu cầu đào tạo đáp ứng nhu cầu xã hội, nhu cầu của doanh nghiệp. Chất lượng đào tạo của Trường Đại học Kinh tế - Đại học Huế qua nghiên cứu còn bộc lộ nhiều hạn chế, tồn tại; đòi hỏi phải có những giải pháp trước mắt và lâu dài nhằm đổi mới toàn diện nâng cao chất lượng đào tạo. 1. Đặt vấn đề Trường Đại học Kinh tế - Đại học Huế là một trong 7 trường thành viên của Đại học Huế. Đến nay, trường được giao nhiệm vụ và tổ chức đào tạo đại học 6 ngành với tổng số 15 chuyên ngành; 3 chuyên ngành đào tạo thạc sỹ và 2 chuyên ngành đào tạo tiến sỹ: Kinh tế nông nghiệp và Quản trị kinh doanh. Qui mô đào tạo bình quân hàng năm tăng 10%. Năm 2011, có hơn 10.000 sinh viên, học viên học tại trường. Trong quá trình tổ chức đào tạo, Nhà trường luôn quan tâm đến đổi mới chương trình nội dung, phương pháp và đầu tư cơ sở vật chất để không ngừng nâng cao chất lượng đào tạo, đáp ứng nhu cầu nhân lực phục vụ cho sự phát triển kinh tế -xã hội của đất nước. Trong những năm qua, Trường Đại học Kinh tế đã gặt hái được những kết quả đáng khích lệ trong đào tạo và nghiên cứu khoa học, đã cung cấp cho xã hội hàng nghìn cử nhân có chất lượng, đã và đang làm việc trên khắp các vùng miền của đất nước. Tuy nhiên, trong bối cảnh hiện nay với quá trình hội nhập và phát triển nhanh, mạnh, sản phẩm và chất lượng đào tạo của nhà trường vẫn chưa ngang tầm với đòi hỏi thực tế và chưa đáp ứng được nhu cầu doanh nghiệp, còn nhiều vấn đề cần quan tâm giải quyết, đặc biệt về chất lượng đào tạo. 275 2. Thực trạng đào tạo và chất lượng đào tạo của Trường Đại học Kinh tế - Đại học Huế 2.1. Đánh giá chung về thực trạng đào tạo Trong những năm qua, Trường Đại học Kinh tế - Đại học Huế đã từng bước ổn định và phát triển, tạo dựng được uy tín trong khu vực miền Trung và Tây Nguyên. Qui mô tuyển sinh, đào tạo tăng lên một cách hợp lý trong mối quan hệ với các yếu tố nguồn lực và nhu cầu xã hội. Chất lượng đào tạo từng bước được nâng cao, sản phẩm đào tạo được các doanh nghiệp đánh giá khá tốt. Đánh giá về qui mô đào tạo. Năm 2010, qui mô sinh viên là 9.257: chính quy (CQ) 4.407 và vừa làm vừa học (VLVH) 4.850 tăng so với năm 2009 là 14,42% và so với năm 2006 là 33,40%. Tốc độ tăng qui mô đào tạo bình quân thời kỳ 2006-2010 là khoảng 12 %. Bảng 1. Quy mô đào tạo đại học của Trường -giai đoạn 2006-2010 ĐVT: sinh viên 2006 2007 2008 2009 2010 Chỉ tiêu SL % SL % SL % SL % SL % 1. Hệ CQ 2.665 38,4 3167 42,2 3467 47,3 4.089 50,5 4.407 47,6 2.Hệ VLVH 4.274 61,6 4.336 57,8 3.860 52,7 4001 49,5 4.850 52,4 3.Tổngcộng 6.939 100 7.503 100 7.327 100 8.090 100 9.257 100 (Nguồn: Phòng Đào tạo Đại học và Công tác sinh viên). 2.1.2. Đánh giá kết quả học tập của sinh viên Kết quả đánh giá theo từng năm học cho thấy tỷ lệ sinh viên khá, giỏi chiếm một tỷ trọng khá cao, tỷ lệ sinh viên xếp loại yếu kém nhỏ. Qua nghiên cứu cho thấy tỷ lệ sinh viên của các ngành kế toán, tài chính ngân hàng có tỷ lệ sinh viên giỏi, khá cao hơn so với các ngành khác (Quản trị kinh doanh, Kinh tế, Kinh tế chính trị). Có rất nhiều nguyên nhân, nhưng có thể giải thích trong đó có nguyên nhân về chất lượng tuyển sinh đầu vào. Bảng 2. Kết quả học tập của sinh viên hệ chính quy năm học 2009-2010 theo ngành học ĐVT:sinh viên Giỏi Ngành ĐT Kế toán Khá TBK, TB Yếu SL % SL % SL % SL % 141 42,86 293 24,21 168 12,71 7 6,50 276 TCNH 67 20,36 87 7,19 51 3,89 20 18,50 Quản trị kinh doanh 81 24,62 518 42,81 448 33,91 32 29,60 Kinh tế 28 8,51 242 20,00 459 34,74 34 31,50 Kinh tế CT 10 3,04 37 3,05 69 5,22 4 3,70 Hệ thống TT quản lý 2 6,08 33 2,72 126 9,53 11 10,20 Cộng 329 100 1210 100 1321 100 108 100 (Nguồn: Phòng đào tạo đại học và công tác sinh viên). 2.1.3. Thực trạng sinh viên tốt nghiệp và việc làm Cùng với qui mô tuyển sinh và qui mô đào tạo tăng lên, hàng năm, Trường Đại học Kinh tế - ĐH Huế đào tạo và cung cấp ra xã hội một lực lượng cử nhân (hệ chính qui) thuộc các ngành Kinh tế, Quản trị kinh doanh, Kế toán, TCNH, Kinh tế chính trị và Hệ thống thông tin quản lý, Bảng 3. Tình hình sinh viên tốt nghiệp ra trường và kết quả tốt nghiệp (hệ CQ) 2007 Chỉ tiêu SL 2008 % SL 2009 % SL 2010 % SL % 97,6 774 97,2 Tình hình sinh viên tốt nghiệp Tổng số 395 98,9 535 97,8 664 Kết quả xếp loại tốt nghiệp Giỏi 22 5,56 39 7,07 77 11,59 88 11,37 Khá 180 45,57 310 57,91 354 53,31 524 67,70 TB Khá 185 46,83 178 35,52 228 34,34 159 20,54 8 2,04 8 1,49 11 1,65 3 0,39 TB (Nguồn: Phòng đào tạo đại học và công tác sinh viên). Năm 2011, có 917 SV tốt nghiệp, trong đó giỏi 140 sv (15,27%); khá 563 sv (61,39%), TB khá 210 sv (22,92% và trung bình là 9 sv (0,98%). 2.1.4. Tình hình việc làm sau tốt nghiệp của sinh viên Kết quả điều tra sinh viên cho thấy, phần lớn sinh viên sau tốt nghiệp đều có việc làm. Tỷ lệ sinh viên có việc làm ngay sau khi tốt nghiệp đạt tỷ lệ bình quân khoảng 65- 75%, trong đó đáng chú ý là sinh viên tốt nghiệp các ngành đang có nhu cầu cao trong xã hội như ngành TCNH, Kế toán đạt tỷ lệ trên 90%. Kết quả khảo sát cho thấy: phần lớn sinh viên sau tốt nghiệp đã có cơ hội về việc 277 làm, trong đó, 2 ngành Kế toán và Tài chính ngân hàng hàng chiếm tỷ lệ cao, số còn lại chủ yếu có cơ hội việc làm sau 6 tháng. Cá biệt có những sinh viên sau 1 năm vẫn chưa tìm được việc làm ổn định, ngành kinh tế có 1 và KTCT có 2 sinh viên (kết quả khảo sát của 200 sinh viên tốt nghiệp- khóa 40 - khóa 2006-2010). 2.2. Đánh giá một số chỉ tiêu về năng lực và chất lượng đào tạo của Trường Đại học Kinh tế- ĐH Huế 2.2.1. Đánh giá về các chuyên ngành đào tạo của Trường Hiện nay, với 6 ngành và các chuyên ngành của trường đã và đang đào tạo là hoàn toàn phù hợp với nhu cầu thực tế của xã hội, phù hợp với khối ngành kinh tế quản trị kinh doanh. Trong đó, có một số ngành đang có nhu cầu cao của xã hội như Kế toán, Tài chính và Quản trị kinh doanh. Việc lựa chọn các ngành, chuyên ngành của trường (đã được Giám đốc Đại học Huế phê duyệt) là cơ sở quan trọng để trường mở rộng qui mô, nâng cao vị thế và đầu tư nâng cao chất lượng đào tạo. Trong những năm tới nhà trường tiếp tục mở thêm một số chuyên ngành mới đang có nhu cầu lớn của xã hội phù hợp với năng lực đào tạo của trường. Ngoài ra, trường còn tổ chức các khoá đào tạo ngắn hạn, bồi dưỡng kiến thức về quản lý kinh tế, quản trị kinh doanh, các nghiệp vụ kế toán tài chính theo nhu cầu của các địa phương và doanh nghiệp. Cùng với việc mở rộng các chuyên ngành đào tạo, việc đa dạng hoá các hệ (chính qui, VLVH) và hình thức đào tạo (đại học bằng thứ nhất, bằng thứ 2, liên thông cao đẳng và trung cấp lên đại học…) đã tạo cơ sở quan trọng trong việc nâng cao chất lượng đào tạo. 2.2.2. Chương trình và hệ đào tạo Trên cơ sở chương trình khung của Bộ Giáo dục và Đào tạo và hướng dẫn xây dựng chương trình của Đại học Huế, Trường Đại học Kinh tế đã chủ trương xây dựng chương trình đào tạo theo hướng mở, vừa đảm bảo tính cơ bản, khoa học vừa đảm bảo tính thực tiễn và luôn luôn cập nhật những thông tin mới nhằm đáp ứng tốt nhu cầu của xã hội. Các môn học, học phần, đặc biệt là các học phần chuyên ngành thường xuyên được bổ sung, cập nhật và điều chỉnh phù hợp với nhu cầu xã hội, nhu cầu của các doanh nghiệp. Để có những thông tin về đánh giá mục tiêu, chương trình và công tác tổ chức đào tạo, chúng tôi đã thiết kế bảng hỏi để điều tra sinh viên. Bảng hỏi điều tra: bao gồm: Thông tin chung về trường, cá nhân phỏng vấn; thông tin về sự kỳ vọng và mức độ hài lòng và các ý kiến đánh giá về mục tiêu, chương trình và công tác tổ chức đào tạo…thông qua thước đo Likert 5 mức độ. Số lượng phiếu điều tra thu nhận 556. Dữ liệu sau khi thu thập được mã hóa và xử lý trên phần mềm SPSS.11.5 bao gồm thống kê mô tả, đánh giá độ tín cậy các thang đo, phân tích nhân tố và phân tích hồi qui. 278 Qua kết quả khảo sát sinh viên đánh giá về chương trình đào tạo, mục tiêu đào tạo, có sự cân đối giữa thời gian học tập trên lớp và tự học ở nhà đạt tỷ lệ trên 70%, mức điểm đánh giá bình quân 2,76 đến 3,07. Điều đó, có thể nói chương trình, mục tiêu và tính cân đối trong cấu trúc chương trình của Trường là khá phù hợp. Bảng 6. Kết quả khảo sát sinh viên về mục tiêu, chương trình đào tạo TT Nội dung khảo sát Số người trả lời Tỷ lệ rất đồng ý, đồng ý Mức điểm TB 1 Sinh viên được biết rõ mục tiêu đào tạo 553 87,70 3,07 2 CTĐT cân đối giữa trên lớp và tự học 550 84,91 2,97 3 CTĐT với cấu trúc chương trình linh hoạt 554 70,40 2,76 4 Phù hợp giữa lý thuyết và thực hành của từng chuyên ngành phù hợp 550 51,09 2,51 (CTĐT: Chương trình đào tạo. Nguồn: Số liệu khảo sát sinh viên, năm 2010). Tuy nhiên, cảm nhận về mức độ tương quan giữa lý thuyết và thực hành của các chương trình đào tạo chưa thật hợp lý, sự linh hoạt của chương trình chưa cao, tỷ lệ đánh giá đạt 50,09% với mức điểm 2,51. Điều này cho thấy cần bổ sung vào chương trình theo hướng tăng các hoạt động mang tính thực hành, thực tế trong quá trình học tập của sinh viên là vấn đề hết sức cần thiết. 2.2.3. Công tác tổ chức đào tạo Bảng 7. Kết quả khảo sát về một số nội dung công tác tổ chức đào tạo Tỷ lệ rất đồng ý, đồng ý (%) Mức điểm TB TT Nội dung khảo sát Số người trả lời 1 Sinh viên được thông báo đầy đủ về các tiêu chí đánh giá các học phần 555 88,83 3,16 2 Kế hoạch giảng dạy, thời gian biểu được thống báo kịp thời, đầy đủ 556 84,71 3,07 3 Cung cấp đầy đủ các tài liệu học tập 554 80,04 2,99 4 Phòng học được trang cấp đủ các trang thiết bị phục vụ giảng dạy và học tập 556 74,10 2,90 279 5 Tổ chức tốt các hình thức kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của sinh viên 555 73,15 2,83 6 Kết quả học tập, thi cử được thông báo kịp thời đến sinh viên 552 55,43 2,57 (Nguồn: số liệu khảo sát sinh viên của Trường, năm 2010). Công tác tổ chức đào tạo của trường được tổ chức theo mô hình thống nhất, trực tiếp chỉ đạo từ Ban giám hiệu đến các khoa, phòng, bộ môn. Trong đó, phòng ĐTĐH&CTSV của trường chịu trách nhiệm điều hành kế hoạch giảng dạy, học tập. Các khoa, bộ môn trực tiếp tổ chức thực hiện kế hoạch đào tạo. Cơ cấu tổ chức quản lý đào tạo của trường đã ổn định và phát huy tốt vai trò tổ chức quản lý đào tạo, thực hiện đồng bộ các hoạt động trong đào tạo giữa giảng dạy, học tập và nghiên cứu khoa học, thường xuyên cải tiến - đổi mới công tác quản lý, đổi mới phương pháp giảng dạy và học tập nhằm không ngừng nâng cao chất lượng đào tạo. Kết quả khảo sát sinh viên liên quan đến công tác tổ chức đào tạo được sinh viên đánh giá rất tốt. 2.2.4. Đổi mới phương pháp dạy - học, nâng cao chất lượng đào tạo Trường Đại học Kinh tế đã và đang triển khai mạnh mẽ việc đổi mới phương pháp giảng dạy và học tập, coi đây là một trong những giải pháp hữu hiệu để nâng cao chất lượng đào tạo. Nội dung đổi mới phương pháp giảng dạy, học tập theo hướng đề cao vai trò của người học “Lấy người học làm trung tâm” với sự hỗ trợ mạnh mẽ của hệ thống các phương tiện giảng dạy hiện đại. Phương pháp sư phạm tích cực cùng với sử dụng công nghệ môđun hoá kiến thức và thay đổi hình thức đào tạo từ niên chế học phần sang hệ thống tín chỉ… đã tạo điều kiện cho người học chủ động trong bố trí thời gian học tập, tăng thời gian tự học, rèn luyện phương pháp học tích cực và khả năng tư duy độc lập, sáng tạo với tính thích nghi cao. Đó là kết quả học tập theo hướng chất lượng và hiệu quả. 2.2.5. Đội ngũ giáo viên và cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ giảng dạy và học tập Năm 2002, khi Trường mới được thành lập, đội ngũ cán bộ giảng viên của Trường có 81 người (56 cán bộ giảng dạy), đến năm 2010 đội ngũ cán bộ giảng viên đã tăng lên với tổng số 265 người (giảng viên có 191 người), tăng 3 lần so với năm 2002 và tăng 1,38 lần so với năm 2006. Bình quân trong mỗi năm của giai đoạn 2006-2010, tăng thêm 20 cán bộ giảng viên (13 giảng viên và 7cán bộ hành chính). Cùng với quá trình tăng về qui mô, trình độ chuyên môn nghiệp vụ của đội ngũ cán bộ giáo viên cũng đã tăng lên nhanh chóng (số cán bộ, giáo viên có trình độ thạc sĩ, tiến sĩ hay PGS đã chiếm trên 50%, đặc biệt là giáo viên). Điều đó thể hiện chất lượng nguồn lực của trường đã nâng cao, đáp ứng yêu cầu về giảng dạy, học tập và nghiên cứu khoa học. 280 Về cơ sở vật chất, thực tế cho thấy, là một trường mới thành lập, nên cơ sở vật chất của Trường còn nhiều hạn chế, đáng chú ý là hệ thống giảng đường, phòng làm việc. Hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ giảng dạy và học tập luôn được nhà trường quan tâm, nhưng vẫn chưa đáp ứng kịp theo yêu cầu công tác đào tạo, vì thế đã ảnh hưởng đến việc nâng cao chất lượng đào tạo. Nhận thức được tác động của cơ sở vật chất, trang bị kỹ thuật đến mở rộng qui mô và nâng cao chất lượng đào tạo, trong những năm qua công tác đầu tư cho trong đào tạo của Trường đã có nhiều cố gắng và cũng góp phần tích cực nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực. 2.2.6. Công tác xây dựng và công bố chuẩn đầu ra Hiện tại, tất cả các ngành đào tạo của Trường đã được xây dựng và công bố trên phương tiện thông tin đại chúng về chuẩn đầu ra. Tuy nhiên, việc xây dựng chuẩn đầu ra vẫn còn thể hiện tính lý luận, chưa gắn liền với thực trạng của trường và nhu cầu đơn vị sử dụng lao động, chưa điều tra, thu nhận ý kiến của các doanh nghiệp và người sử dụng nguồn nhân lực. 2.2.7. Công tác liên kết đào tạo Song hành với việc đa dạng hoá ngành nghề và mở rộng qui mô đào tạo, Nhà trường đặc biệt chú trọng đến các hoạt động liên kết đào tạo. Trong những năm qua, Trường Đại học Kinh tế đã liên kết với nhiều trường đại học có uy tín trong nước như : Đại học Kinh tế Quốc dân Hà Nội, Học viện Tài chính Hà Nội, Đại học Nông nghiệp 1 Hà Nội,… để đào tạo các lớp cử nhân và thạc sỹ kinh tế. Đồng thời, Nhà trường còn liên kết với các Trung tâm giáo dục thường xuyên, các trường Cao đẳng và Trung cấp chuyên nghiệp các tỉnh thuộc khu vực Miền Trung và Tây Nguyên để đào tạo cử nhân kinh tế, hệ VHVL. Ngoài ra, thông qua các chương trình - dự án hợp tác quốc tế, trường Đại hoc Kinh tế - Đại học Huế đã tăng cường liên kết, hợp tác trong đào tạo và nghiên cứu khoa học với các trường đại học có uy tín ở nước ngoài: ĐH Rennes I (Pháp), Chương trình tiên tiến liên kết với Đại học Sydny-Úc....vv. Từ chương trình, dự án này đã tạo ra nhiều cơ hội cho đội ngũ CBGV của trường trong việc bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ, góp phần nâng cao trình độ & năng lực quản lý, nâng cao năng lực giảng dạy và nghiên cứu khoa học, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo và vị trí của Trường trong xã hội. 2.2.8. Công tác nghiên cứu khoa học Cùng với đào tạo, nghiên cứu khoa học (NCKH) và chuyển giao công nghệ (CGCN) là nhiệm vụ trọng tâm hàng đầu của một trường đại học. Hoạt động khoa học và chuyển giao công nghệ là sức sống, là tiêu chí quan trọng bậc nhất để xác định vị thế của trường đại học đối với xã hội. Ý thức rõ ràng về điều đó, trong những năm qua Nhà trường đã không ngừng xây dựng và gia tăng tiềm lực khoa học của mình, góp phần tích 281 cực nâng cao chất lượng đào tạo, đóng góp có hiệu quả đối với phát triển kinh tế xã hội ở miền Trung và Tây Nguyên. Tiềm lực khoa học của trường không những được thể hiện ở đội ngũ cán bộ, giáo viên có trình độ mà còn được thể hiện bởi thế mạnh trong các lĩnh vực nghiên cứu, tổ chức quản lý NCKH, tổ chức thực hiện các dự án hợp tác trong và ngoài nước. Chính vì thế, nhà trường đã xây dựng chiến lược phát triển khoa học và chuyển giao công nghệ đến năm 2015 và tầm nhìn đến năm 2020 với mục tiêu định hướng phát triển Trường Đại học Kinh tế Huế trở thành một trường đại học nghiên cứu. 3. Giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo ở Trường Đại học Kinh tế - Đại học Huế 3.1. Mục tiêu phát triển Trường Đại học Kinh tế đến năm 2015 Mục tiêu tổng quát là xây dựng Trường Đại học Kinh tế thành một cơ sở đào tạo đa ngành, một trung tâm nghiên cứu và chuyển giao khoa học công nghệ về kinh tế và quản lý đạt tiêu chuẩn kiểm định quốc gia… đáp ứng nhu cầu đào tạo nguồn nhân lực chất lượng, trình độ cao phục vụ cho sự phát triển kinh tế - xã hội khu vực Miền Trung, Tây Nguyên và cả nước. Từ mục tiêu chung, mục tiêu cụ thể: - Tăng qui mô đào tạo một cách hợp lý, bình quân 5-7% năm. - Cải tiến và đổi mới mạnh cơ chế quản lý, đổi mới công tác quản lý đào tạo nâng cao chất lượng đào tạo - Hoàn thiện cơ cấu tổ chức và xây dựng đội ngũ cán bộ giảng dạy và cán bộ quản lý đảm bảo về số lượng, chuẩn hóa về chất lượng đáp ứng mở rộng qui mô đào tạo, chất lượng, hiệu quả và đào tạo đáp ứng nhu cầu nguồn nhân lực cho xã hội. - Xây dựng cơ sở chất kỹ thuật của Trường theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa và huy động tối đa các nguồn lực tài chính phục vụ cho đào tạo, nghiên cứu khoa học và phát triển bền vững của Nhà trường. 3.2. Một số giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo của Trường Đại học Kinh tế-Đại học Huế 3.2.1. Hoàn thiện chiến lược đào tạo Để hoàn thiện chiến lược đào tạo và chuyển giao công nghệ giữa nhà trường với doanh nghiệp, nhà trường nên nhanh chóng chuyển đổi mạnh mẽ từ hướng cung sang hướng cầu, có như vậy mới đáp ứng được thị trường lao động có trình độ cao cho các doanh nghiệp và cũng khắc phục được tình trạng khó khăn về kinh phí trong đào tạo hiện nay, kể cả doanh nghiệp trong nước và quốc tế. Như vậy, sẽ cân đối được giữa đào tạo và sử dụng thỏa mãn được cung - cầu trong đào tạo và quy hoạch, sử dụng cán bộ, đáp ứng yêu cầu hội nhập và phát triển hiện nay. 282 3.2.2. Rà soát, bổ sung và hoàn thiện chương trình đào tạo - Chương trình đào tạo hiện tại chưa sát với thực tế, vẫn mang tính lý luận lớn, thiếu tính thực tiễn. Vì vậy, cần rà soát, cập nhật, bổ sung và chuẩn hóa chương trình đào tạo theo hướng: Đổi mới nội dung, tăng cường tính phù hợp giữa lý thuyết và thực hành, giữa tri thức nghề nghiệp với kỹ năng thực hành, năng lực sáng tạo của sinh viên và nâng cao tính tự chủ, sáng tạo trong học tập của sinh viên. - Từng bước tiếp cận với các chương trình tiên tiến trong và ngoài nước, thay đổi cơ cấu chương trình học theo hướng tăng thời lượng và số đơn vị học trình đối với các môn học chuyên ngành, tăng thời lượng thực hành – giảm thời lượng học lý thuyết. - Xác định đúng mục tiêu, xây dựng chuẩn đầu ra cho mỗi chương trình, thay đổi phương pháp đánh giá thi, thiết kế thang điểm đánh giá sinh viên thông qua bài tập, chuyên đề, tiểu luận, làm việc nhóm, kỹ năng thuyết trình của từng học phần. 3.2.3 Xây dựng và hoàn thiện chuẩn đầu ra, đẩy mạnh công tác đánh giá và kiểm định chất lượng giáo dục - Xây dựng và hoàn chỉnh chuẩn đầu ra các ngành đào tạo của Trường. Việc xây dựng và công bố chuẩn đầu ra đã được Nhà trường quan tâm. Đến nay hầu hết các ngành đã xây dựng và công bố, nhưng chưa hoàn chỉnh, chưa có ý kiến của nhà sử dụng lao động, vì thế cần thiết phải lấy ý kiến của doanh nghiệp, của các nhà quản lý để bổ sung hoàn chỉnh. - Đẩy nhanh tiến độ tự đánh giá của nhà trường, xây dựng kế hoạch kiểm tra, đánh giá các hoạt động tự đánh giá. Xây dựng qui định về đánh giá quản lý giáo dục đại học, qui định về sinh viên tham gia đánh giá giảng dạy của giảng viên, CBGV tham gia đánh giá hoạt động của lãnh đạo. 3.2.4. Đổi mới phương pháp giảng dạy Phương pháp giảng dạy, phương pháp học tập là điều hết sức cần thiết trong việc nâng cao chất lượng đào tạo. - Thường xuyên cải tiến đổi mới phương pháp giảng dạy, sử dụng các công cụ, máy máy, tin học trong giảng dạy. Coi trọng phương pháp giảng dạy lấy người học làm trung tâm, tăng cường mối kết hợp giữa giảng dạy lý thuyết với thực hành, thực tế nghề nghiệp của sinh viên. - Coi trọng chất lượng bài giảng, kết hợp hài hòa giữa lý thuyết, thực tập, thực tế và các tình huống trong trong giảng dạy, học tập. - Bên cạnh nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cần đổi mới và nâng cao trình độ sư phạm, phẩm chất của các nhà giáo. 283 3.2.5. Đổi mới quản lý nâng cao chất lượng đào tạo - Tổ chức rà soát, chỉnh sửa và bổ sung các qui định, qui chế và các văn bản trong quản lý, thực hiện 3 công khai, thực hiện tuyển dụng theo hợp đồng và trả lương gắn với hiệu quả đóng góp, kiện toàn bổ máy quản lý của nhà trường. - Đổi mới toàn diện công tác quản lý, công tác quản lý đào tạo, nâng cao tính tinh thông của đội ngũ cán bộ quản lý đào tạo của nhà trường. Tổ chức Hội nghị sơ kết đánh giá 4 năm đào tạo theo hệ thống tín chỉ, hoàn thiện phần mềm quản lý đào tạo theo tín chỉ. - Đổi mới cơ chế quản lý tài chính, thực hiện nghiêm túc qui chế công khai, minh bạch và rõ ràng... Xây dựng qui định về đánh giá quản lý giáo dục đại học, qui định về sinh viên tham gia đánh giá giảng dạy của giảng viên, CBGV tham gia đánh giá hoạt động của lãnh đạo trường. 3.2.6. Nhóm giải pháp về nâng cao chất lượng đội cán bộ, ngũ giáo viên; cơ sở vật chất – kỹ thuật của Trường - Rà soát, đánh giá thực trạng đội ngũ giáo viên trong toàn trường về phẩm chất đạo đức, trình độ chuyên môn, ngoại ngữ, tin học để có biện pháp trong quản lý nguồn nhân lực. - Triển khai thực hiện nghiêm túc chế độ làm việc của giảng viên, thực hiện qui hoạch đào tạo và bồi dưỡng giảng viên, thường xuyên bổ sung, đào tạo bồi dưỡng và sàng lọc, không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm và đổi mới phương pháp giảng dạy để chuẩn hóa đội ngũ cán bộ giảng dạy. - Xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý, cán bộ giảng dạy, hành chính đảm bảo hợp lý về cơ cấu, tiêu chuẩn nhằm đáp ứng được các yêu cầu của nhà trường. - Nâng cấp hệ thống thư viện, thư viện điện tử, chuẩn hóa- hiện đại và liên thông trung tâm thông tin của nhà trường. 3.2.7. Tăng cường công tác quản lý sinh viên - Các Khoa kết hợp với phòng ĐTĐH&CTSV để tăng cường công tác quản lý sinh viên, nhất là trong đào tạo theo hệ thống tín chỉ. - Các tổ chức đoàn thể (Đoàn TN, Hội sinh viên..) và các khoa-phòng kết hợp thường xuyên tổ chức các hoạt động phòng trào cho sinh viên. - Giáo viên giảng dạy, cố vấn học tập, giáo viên chủ nhiệm... quản lý chặt chẽ sinh viên trong học tập, nghiên cứu, thực hiện các biện pháp theo hướng tăng tính chủ động, sáng tạo và tính cần cù chịu khó trong học tập và nghiên cứu. - Đổi mới cơ chế quản lý đối với hệ thống ký túc xá, có biện pháp thu hút và quản lý sinh viên ổn định, nề nếp và hiệu quả. 284 3.2.8. Tăng cường công tác thanh kiểm tra trong quản lý đào tạo - Thành lập tổ thanh tra đào tạo gồm các bộ phận liên quan: Phòng ĐT ĐH&CTSV, Phòng Khảo thí Đảm bảo chất lượng, Công đoàn và các Khoa. - Xây dựng kế hoạch thanh kiểm tra định kỳ và thường xuyên, tập trung thanh tra về công tác giảng dạy của giáo viên (nội dung, phương pháp, chấp hành các qui định…) và học tập của sinh viên, thanh tra công tác quản lý đào tạo, công tác khảo thí và công tác quản lý tài chính. 4. Kết luận Từ khi được thành lập (2002), đặc biệt trong giai đoạn 2006-2010, Trường Đại học Kinh tế - Đại học Huế đã có nhiều chuyển biến theo chiều rộng lẫn chiều sâu. Qui mô đào tạo đã tăng lên một cách hợp lý trên cơ sở tăng cường đầu tư cơ sở vật chất phục vụ giảng dạy và học tập và nâng cao chất lượng đào tạo. Chất lượng đào tạo luôn được nhà trường quan tâm, coi đây là động lực, nền tảng cho sự phát triển của Trường, kết quả đó bước đầu đã tạo dựng được vị thế và xây dựng lòng tin của trường đối với xã hội. Thực trạng cho thấy, chất lượng đào tạo vẫn chưa ngang tầm với đòi hỏi thực tế và chưa thật sự đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp, nhu cầu của xã hội. Đó chính là một trong những khó khăn thách thức lớn nhất của Trường trong giai đoạn mới. Vì thế, nhà trường cần tập trung đổi mới toàn diện về công tác quản lý giáo dục đại học, không ngừng nâng cao chất lượng đào tạo. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Trịnh Văn Sơn, Báo cáo đề tài cấp Bộ “Đánh giá của doanh nghiệp đối với sản phẩm đào tạo của trường Đại học Kinh tế Huế”, 2011. 2. Các tài liệu về: Phương hướng và nhiệm vụ năm học và các báo cáo tổng kết năm học của Trường Đại học Kinh tế - Đại học Huế (2006-2011). 3. Báo cáo Hội thảo “Đào tạo và nghiên cứu khoa học theo nhu cầu doanh nghiệp” của Trường Đại học Kinh tế - Đại học Huế, 6/2008. 4. Đổi mới quản lý hệ thống giáo dục đại học giai đoạn 2010-2012, Nxb. Giáo dục 2010 285 SOLUTIONS TO THE IMPROVEMENT OF EDUCATION AND TRAINING IN COLLEGE OF ECONOMICS – HUE UNIVERSITY Trinh Van Son College of Economics, Hue University Abstract. In the period of deep integration and development, it is inevitable that the higher quality of human resources should be required. Hence, there will be more requirements and challenges for the educational institutions. As a result, improving the quality of training is an essential requirement for educational activities in general and the College of Economics - Hue University in particular. For the College of Economics, Hue University, this is one of the most important objectives according to strategic development in the short and long term to apply the training requirements and meet the social needs of businesses. The reality of education quality at College of Economics - Hue University still reveals some limitations that require immediate solutions and long-term comprehensive renovation to improve the quality of training. 286
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan