Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Nâng cao chất lượng cho vay tiêu dùng của ngân hàng thương mại Cổ phần Dầu khí T...

Tài liệu Nâng cao chất lượng cho vay tiêu dùng của ngân hàng thương mại Cổ phần Dầu khí Toàn Cầu chi nhánh Thăng Long

.PDF
70
262
123

Mô tả:

CHƢƠNG I CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG CHO VAY TIÊU DÙNG CỦA NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI 1.1. Tổng quan về cho vay tiêu dùng của ngân hàng thƣơng mại 1.1.1. Khái niệm về cho vay tiêu dùng Ngân hàng thương mại (NHTM) là trung gian tài chính quan trọng đối với nền kinh tế của mỗi quốc gia. Tại Việt Nam, hoạt động chủ yếu và thường xuyên của các NHTM là huy động vốn và sử dụng vốn để thực hiện các nghiệp vụ cấp tín dụng như: cho vay, chiết khấu, bảo lãnh, bao thanh toán… Trong đó, cho vay là hoạt động chính, mang lại nguồn thu nhập chủ yếu cho ngân hàng. Theo Luật Các tổ chức tín dụng, Luật số 47/2010/QH12 do nhà nước ban hành, cho vay được hiểu như sau: “Cho vay là hình thức cấp tín dụng, theo đó bên cho vay giao hoặc cam kết giao cho khách hàng một khoản tiền để sử dụng vào mục đích xác định trong một thời gian nhất định theo thỏa thuận với nguyên tắc có hoàn trả cả gốc và lãi”. Hiện tại, một trong những hình thức cho vay phổ biến được nhiều NHTM Việt Nam áp dụng đó là cho vay tiêu dùng (CVTD). “CVTD là một hình thức tín dụng, qua đó ngân hàng cho khách hàng là cá nhân hay hộ gia đình vay một lượng tiền nhất định để mua hàng hóa hay dịch vụ sử dụng vào mục đích tiêu dùng”. Có thể nói, CVTD là nguồn tài chính quan trọng giúp cá nhân và hộ gia đình trang trải các nhu cầu về nhà ở, mua sắm phương tiện đi lại, đồ dùng trong gia đình hay những chi tiêu cho nhu cầu giáo dục, y tế, du lịch… mà không phục vụ trực tiếp cho mục đích sản xuất kinh doanh. (Nguồn: Nguyễn Văn Tiến, Nguyễn Thị Lan (2014), “Giáo trình Tín dụng ngân hàng”, NXB Thống Kê, tr.402 - 403) 1.1.2. Đặc điểm của cho vay tiêu dùng Là một hình thức cho vay, bởi vậy CVTD cũng mang nội dung và đặc điểm của một khoản cho vay nói chung, đó là thời hạn, tính hoàn trả và lãi suất. Ngoài ra, CVTD có những điểm đặc thù sau:  Đối tượng được cấp tín dụng là người tiêu dùng bao gồm cá nhân và hộ gia đình.  Mục đích tín dụng là phục vụ nhu cầu tiêu dùng: Mục đích sử dụng khoản vay được thể hiện ngay trong tên gọi của hình thức cho vay này. Có nghĩa là, người đi vay sử dụng tiền vay để mua hàng hóa và dịch vụ sử dụng vào mục đích tiêu dùng chứ không phục vụ mục đích sản xuất kinh doanh. Các hàng hóa, dịch vụ chủ yếu bao gồm: nhà ở, đồ dùng gia đình, phương tiện đi lại, giáo dục, y tế, du lịch… 1  Quy mô các món vay thường nhỏ và số lượng các món vay lớn: Khách hàng vay vốn tiêu dùng là các cá nhân, hộ gia đình có nhu cầu mua sắm hàng hóa, dịch vụ để cải thiện và nâng cao chất lượng cuộc sống, bởi vậy, quy mô các khoản CVTD thường nhỏ, phù hợp với giá cả hàng hóa, dịch vụ tiêu dùng. Mặc dù quy mô món vay nhỏ lẻ nhưng số lượng các món vay lớn bởi cho dù nền kinh tế đang trong tình trạng nào thì nhu cầu vay tiêu dùng vẫn luôn có. Nhu cầu về nhà ở, mua sắm, khám chữa bệnh, học hành... dù ở thời điểm nào cũng là những nhu cầu cấp thiết với mỗi cá nhân, gia đình.  Mức độ rủi ro của khoản vay cao: Giống như cho vay thương mại hay công nghiệp, CVTD cũng chịu ảnh hưởng bởi các nhân tố thuộc về môi trường kinh tế như: khủng hoảng kinh tế, mức độ lạm phát… Môi trường kinh tế suy thoái, khủng hoảng, lạm phát tăng cao sẽ dẫn tới thu nhập của người tiêu dùng giảm sút hoặc không đủ để trang trải cuộc sống. Đây chính là nguy cơ rủi ro đối với các khoản CVTD của ngân hàng, bởi nguồn trả nợ chắc chắn và đáng tin cậy nhất là thu nhập của người tiêu dùng cũng bị đe dọa. Bên cạnh đó, những rủi ro bất ngờ tác động tới đời sống của người vay như: bệnh tật, tai nạn, thất nghiệp hay các bi kịch gia đình… thường có xác suất xảy ra cao. Khi những rủi ro này xảy ra sẽ gây nên những tác động nhất định tới khả năng và ý thức hoàn trả nợ vay của người tiêu dùng. Chưa kể tới những rủi ro chủ quan có thể xảy ra, xuất phát từ bản thân ngân hàng cho vay như: thiếu sót trong quy trình nghiệp vụ; năng lực lãnh đạo yếu kém; cán bộ thiếu năng lực, đạo đức; Kiểm tra, kiểm soát nhiều sơ hở…  Thời hạn CVTD thường ngắn cho nên lãi suất CVTD thường cố định. Thông thường, phần lớn các khoản vay tiêu dùng có thời hạn dưới mười hai tháng. Trong khoảng thời gian ngắn, nếu có xảy ra biến cố lãi suất thị trường (tăng hay giảm so với lãi suất cho vay ở thời điểm ban đầu) thường không gây ra mức chênh lệch quá lớn đối với khoản tiền lãi dự tính. Bởi vậy các ngân hàng thường áp dụng lãi suất cố định cho những khoản vay này thay vì áp dụng lãi suất thả nổi. Điều này khiến cho nguy cơ rủi ro lãi suất tăng cao do lãi suất CVTD không phản ánh được những thay đổi của thị trường.  Nhu cầu vay tiêu dùng của khách hàng hầu như ít co giãn với lãi suất: Xuất phát từ giá trị khoản vay thường nhỏ và thời hạn vay ngắn, nên thông thường, người đi vay ít quan tâm đến lãi suất mà họ phải chịu.  Nhu cầu vay tiêu dùng của khách hàng thường phụ thuộc vào chu kỳ kinh tế: Nền kinh tế luôn tuân theo một quy luật khép kín, đó là có phát triển thì có thoái trào và ngược lại. Đây chính là một chu kỳ kinh tế. Khi kinh tế tăng trưởng, người dân lạc quan về thu nhập trong tương lai nên có xu hướng tăng chi tiêu cho tiêu dùng, kích 2 Thang Long University Library thích tín dụng tiêu dùng tăng trưởng. Ngược lại, khi kinh tế suy thoái, thu nhập của người dân giảm, họ bi quan, lo lắng về nguy cơ thất nghiệp nên có xu hướng tăng tiết kiệm, giảm chi tiêu, dẫn tới tín dụng tiêu dùng giảm sút.  Nhu cầu vay tiêu dùng có mối liên hệ mật thiết với mức thu nhập và trình độ học vấn của khách hàng: Thu nhập càng cao thì chi tiêu càng lớn, nên việc vay mượn được xem như công cụ để đạt được mức sống cao hơn, tiện nghi hơn, không chỉ để thỏa mãn nhu cầu ăn ngon, mặc ấm. Bên cạnh đó, với trình độ học vấn cao hơn thì thu nhập cũng cao hơn, làm cho các khoản vay tiêu dùng trở nên an toàn hơn. Không chỉ bởi khách hàng có nguồn trả nợ tốt mà còn an toàn về nhận thức, tư cách đạo đức của người vay.  Chất lượng thông tin tài chính của khách hàng thường không cao: Chất lượng thông tin tài chính nói cách khác chính là độ xác thực trong thông tin tài chính của khách hàng. Các thông tin tài chính của khách hàng thông thường do khách hàng vay vốn tự cung cấp, tính khách quan không cao. Bên cạnh đó, các ngân hàng rất khó kiểm chứng được độ tin cậy của các thông tin này.  Tư cách của khách hàng là yếu tố khó xác định: Tư cách của khách hàng là yếu tố con người trừu tượng, thuộc về bản chất bên trong của mỗi cá nhân bởi vậy rất khó xác định. Để đánh giá tư cách khách hàng cần phải có một khoảng thời gian nhất định hay thông qua lịch sử giao dịch với ngân hàng. (Nguồn: Nguyễn Văn Tiến, Nguyễn Thị Lan (2014), “Giáo trình Tín dụng ngân hàng”, NXB Thống Kê, tr.403 – 405) 1.1.3. Lợi ích của cho vay tiêu dùng Sản phẩm CVTD của NHTM không chỉ mang lại những kết quả tích cực cho bản thân ngân hàng mà còn đem đến những lợi ích thiết thực cho khách hàng và góp phần vào sự phát triển chung của nền kinh tế. 1.1.3.1. Đối với ngân hàng cho vay  CVTD mang lại thu nhập cho ngân hàng. Cũng như bất kỳ một khoản cho vay nào, CVTD làm tăng doanh thu của ngân hàng trước hết là từ tiền lãi thu được trên mỗi khoản cho vay trong một thời hạn nhất định.  CVTD giúp ngân hàng phân tán rủi ro. Xuất phát từ đặc điểm của đối tượng khách hàng vay tiêu dùng là cá nhân, hộ gia đình: số khách hàng có nhu cầu vay là rất lớn nhưng quy mô một khoản vay thường nhỏ, điều này giúp ngân hàng tránh được rủi ro tập trung lượng vốn quá lớn vào một hay một vài đối tượng nhất định.  CVTD giúp ngân hàng đa dạng hóa sản phẩm. CVTD là sản phẩm phổ biến của các NHTM, bởi vậy, tính cạnh tranh giữa các ngân hàng là rất lớn. Điều này đòi hỏi các 3 ngân hàng phải không ngừng phát triển các sản phẩm CVTD để thỏa mãn nhu cầu của khách hàng mới, cũng như giữ chân khách hàng cũ.  CVTD giúp ngân hàng mở rộng mối quan hệ với khách hàng. Từ việc tiếp cận khách hàng có nhu cầu vay vốn tiêu dùng, ngân hàng có cơ hội giới thiệu với khách những sản phẩm, dịch vụ khác, từ đó tăng khả năng huy động các loại tiền gửi vào ngân hàng. Có một thực tế, nguồn vốn chủ yếu và ổn định của ngân hàng là vốn huy động từ cá nhân và hộ gia đình. 1.1.3.2. Đối với người tiêu dùng Thông qua CVTD, người đi vay được hưởng các tiện ích trước khi tích lũy đủ tiền, nâng cao chất lượng cuộc sống, cho phép họ chi tiêu ở hiện tại và thanh toán trong tương lai. Thêm vào đó, CVTD giúp cho cá nhân, hộ gia đình có thể đưa ra những quyết định lớn như xây dựng nhà cửa, mua phương tiện đi lại, học hành, chữa bệnh… Điều này đã giải quyết được vấn đề giữa việc thỏa mãn nhu cầu với yếu tố thời gian. Vì nếu đợi đến khi có đủ tiền mới thực hiện thì lợi ích cảm nhận từ sự thụ hưởng có xu hướng giảm xuống. 1.1.3.3. Đối với nền kinh tế Thông qua CVTD, thực chất ngân hàng đã gián tiếp tài trợ cho sản xuất của các doanh nghiệp. Khi tiêu dùng được thúc đẩy (kích cầu), theo đó sản xuất của các doanh nghiệp cũng phát triển theo. Chính điều này sẽ kích thích tăng trưởng kinh tế, tạo công ăn việc làm và thu nhập cho người lao động. (Nguồn: Nguyễn Văn Tiến, Nguyễn Thị Lan (2014), “Giáo trình Tín dụng ngân hàng”, NXB Thống Kê, tr.405 – 406) 1.1.4. Phân loại cho vay tiêu dùng 1.1.4.1. Phân loại cho vay tiêu dùng căn cứ vào mục đích vay vốn Căn cứ vào mục đích vay vốn, CVTD được phân thành cho vay cư trú và cho vay phi cư trú.  CVTD cư trú: Cho vay cư trú bao gồm các khoản cho vay để tài trợ cho việc mua căn hộ chung cư, nhà liền kề hay biệt thự, xây dựng hay sửa chữa nâng cấp nhà ở,… nhằm mục đích cư trú. Như vậy, cho vay cư trú thực chất là cho vay bất động sản dùng cho mục đích tiêu dùng.  CVTD phi cư trú: Đây là các khoản tài trợ cho các hoạt động phi cư trú như trang trải các chi phí mua sắm xe cộ, đồ dùng sinh hoạt, y tế, học hành, du lịch… Như vậy, cho vay phi cư trú thực chất là cho vay động sản dùng cho mục đích tiêu dùng. 4 Thang Long University Library (Nguồn: Nguyễn Văn Tiến, Nguyễn Thị Lan (2014), “Giáo trình Tín dụng ngân hàng”, NXB Thống Kê, tr.407) 1.1.4.2. Phân loại cho vay tiêu dùng căn cứ theo phương thức hoàn trả Căn cứ theo phương thức hoàn trả, CVTD được phân thành ba loại. CVTD trả góp Là hình thức cho vay mà người đi vay trả nợ gốc, lãi cho ngân hàng thành nhiều lần, theo định kỳ nhất định trong thời hạn cho vay. Cho vay trả góp thường áp dụng cho món vay có giá trị lớn, thời hạn vay dài hay khi thu nhập định kỳ của người vay không đủ khả năng thanh toán hết một lần nợ vay. Đối với cho vay trả góp, tài sản hình thành từ vốn vay thường được dùng làm tài sản đảm bảo tiền vay nên ngân hàng thường chú ý tới một số vấn đề cơ bản sau đây:  Loại tài sản được tài trợ: Ngân hàng chỉ muốn tài trợ cho nhu cầu mua sắm những tài sản có thời hạn sử dụng lâu bền, có giá trị lớn, có thị trường ổn định và chậm bị lạc hậu với thời gian. Cho vay bất động sản và mua ô tô là hai loại cho vay trả góp tiêu biểu.  Số tiền trả trước: thông thường ngân hàng yêu cầu người đi vay phải tham gia thanh toán trước một phần giá trị cần mua sắm, tối thiểu thường là 20% giá trị. Đây được xem là nguyên tắc tín dụng cơ bản của ngân hàng.  Điều khoản thanh toán: Do trả góp được thanh toán định kỳ nên điều khoản thanh toán phải phù hợp với đặc thù thu nhập và khả năng trả nợ của người đi vay. Cụ thể, cần chú ý một số nội dung sau:  Số tiền thanh toán trả góp mỗi kỳ phải phù hợp với khả năng thu nhập và nhu cầu chi tiêu của khách hàng.  Thị giá của tài sản tài trợ không được thấp hơn số tiền tài trợ chưa thu hồi tại bất cứ thời điểm nào của hợp đồng.  Định kỳ trả nợ phải phù hợp với định kỳ thu nhập của khách hàng.  Thời hạn tài trợ được giới hạn bởi thời hạn hoạt động của tài sản được tài trợ và tình hình thu nhập của khách hàng.  Vấn đề trả nợ trước hạn: Thông thường vấn đề trả nợ trước hạn trong các hợp đồng tín dụng là không bị cấm, tuy nhiên, ngân hàng được quyền áp dụng một số chế tài như:  Áp dụng một mức phạt nào đó đối với khoản tiền trả trước hạn. 5  Tùy thuộc vào lãi suất thị trường tại thời điểm trả nợ trước hạn, nếu lãi suất thị trường giảm thì ngân hàng sẽ thu một khoản tiền để bù đắp rủi ro lãi suất và chi phí tái đầu tư. CVTD phi trả góp Là phương thức cho vay mà việc trả nợ gốc và lãi tiền vay cho ngân hàng chỉ xảy ra một lần khi đến hạn, thường áp dụng cho khoản vay nhỏ, thời hạn ngắn. Cho vay phi trả góp thường tài trợ cho nhu cầu ngắn hạn như đi du lịch, kỳ nghỉ, chăm sóc y tế, mua sắm nội thất hay sửa chữa nhà. CVTD tuần hoàn Là hình thức cho vay mà ngân hàng cho phép khách hàng sử dụng thẻ tín dụng hoặc phát hành loại séc được phép thấu chi dựa trên tài khoản vãng lai. Với phương thức này, thời hạn tín dụng phải được thỏa thuận trước, căn cứ vào nhu cầu chi tiêu và thu nhập kiếm được trong từng thời kỳ, khách hàng được ngân hàng cho phép vay và trả nợ nhiều kỳ một cách tuần hoàn theo một hạn mức tín dụng nhất định. (Nguồn: Nguyễn Văn Tiến, Nguyễn Thị Lan (2014), “Giáo trình Tín dụng ngân hàng”, NXB Thống Kê, tr.407–411) 1.1.4.3. Phân loại cho vay tiêu dùng căn cứ vào nguồn gốc khoản nợ CVTD trực tiếp: CVTD trực tiếp là các khoản cho vay trong đó việc ký kết hợp đồng, giải ngân và thu nợ được thực hiện trực tiếp giữa ngân hàng với khách hàng tiêu dùng. Tương tự như các hình thức cho vay trực tiếp khác, CVTD trực tiếp được thể hiện bằng sơ đồ sau: Sơ đồ 1.1. Cho vay tiêu dùng trực tiếp (3) NGÂN (1) HÀNG (5) Ngƣời tiêu dùng (2) CÔNG TY BÁN LẺ (4) (Nguồn: Nguyễn Văn Tiến, Nguyễn Thị Lan (2014), “Giáo trình Tín dụng ngân hàng”, NXB Thống Kê, tr.411) (1) Ngân hàng và người tiêu dùng trực tiếp ký kết hợp đồng tín dụng. (2) Người tiêu dùng thanh toán ngay một phần tiền mua hàng cho công ty bán lẻ. (3) Theo hợp đồng tín dụng, ngân hàng thanh toán số tiền còn lại cho công ty bán lẻ và ghi nợ khách hàng tiêu dùng. 6 Thang Long University Library (4) Công ty bán lẻ giao tài sản cho người tiêu dùng. (5) Người tiêu dùng hoàn trả nợ vay cho ngân hàng (thông thường bằng phương pháp trả góp). CVTD gián tiếp: CVTD gián tiếp là hình thức cho vay, trong đó ngân hàng mua các khoản nợ phát sinh do các công ty bán lẻ đã bán chịu hàng hóa cho người tiêu dùng. Tương tự như các hình thức cho vay gián tiếp khác, CVTD gián tiếp được thể hiện qua sơ đồ sau: Sơ đồ 1.2. Cho vay tiêu dùng gián tiếp (1) (4) (5) NGÂN HÀNG (6) Ngƣời tiêu dùng CÔNG TY (2) BÁN LẺ (3) (Nguồn: Nguyễn Văn Tiến, Nguyễn Thị Lan (2014), “Giáo trình Tín dụng ngân hàng”, NXB Thống Kê, tr.412) (1) Ngân hàng và công ty bán lẻ ký kết hợp đồng mua bán nợ, trong hợp đồng, thường bao gồm các điều kiện về đối tượng khách hàng được mua chịu, số tiền mua chịu tối đa và loại tài sản mua chịu. (2) Công ty bán lẻ và người tiêu dùng ký kết hợp đồng mua banschiuj hàng hóa, trong hợp đồng thường quy định người tiêu dùng phải thanh toán ngay một phần giá trị tài sản. (3) Công ty bán lẻ giao tài sản cho người tiêu dùng. (4) Công ty bán lẻ bán bộ chứng từ bán chịu hàng hóa cho ngân hàng. (5) Ngân hàng thanh toán phần còn lại cho công ty bán lẻ. (6) Người tiêu dùng thanh toán số tiền còn lại cho ngân hàng. 1.1.5. Quy trình cho vay tiêu dùng 1.1.5.1 Tiếp nhận hồ sơ xin vay Thời điểm tiếp nhận hồ sơ xin vay là thời điểm đầu tiên khách hàng và nhân viên tín dụng nói chuyện với nhau về khoản vay. Tại đây nhân viên tín dụng phải tìm hiểu nhu cầu khi vay vốn của khách hàng, giúp đỡ khách hàng lập được một bộ hồ sơ đầy 7 đủ theo quy định của ngân hàng tuỳ thuộc mỗi một khu vực và mỗi loại hình CVTD vì cần phải có những yêu cầu về giấy tờ và cách lập hồ sơ theo cách thức khác nhau 1.1.5.2 Đánh giá một đơn xin vay tiêu dùng. Đặc điểm và mục đích: yếu tố chính trong việc phân tích cần được xét duyệt 1 đơn xin vay tiêu dùng là đặc điểm của người đi vay và khả năng thanh toán của họ. Nhân viên tín dụng phải được bảo đảm rằng những khách hàng vay vốn có ý thức rõ ràng về trách nhiệm phải hoàn trả đầy đủ và đúng hạn các khoản nợ. Thêm vào đó người đi vay phải có mức thu nhập và tài sản giá trị để đảm bảo rằng họ có khả năng hoàn trả khoản vay. Đối với các cá nhân, trong đơn xin vay tiêu dùng thường gồm có: giấy xác nhận là cán bộ công nhân viên, giấy tờ chứng minh về thu nhập hàng tháng, các giấy tờ liên quan đến tài sản đảm bảo, các giấy tờ hỗ trợ khác chứng minh về mục đích, nhu cầu sử dụng vốn vay, kế hoạch trả nợ… Ngân hàng sử dụng các báo cáo này để ước tính nhu cầu vốn, trong đó có nhu cầu tài trợ, đánh giá khả năng sinh lời và khả năng trả nợ, các thiệt hại có thể xảy ra nếu khách hàng không trả, hoặc không trả đầy đủ, giá trị các tài sản có thể phát mại khi cần thiết… 1.1.5.3 Thu thập các thông tin khác có liên quan Phương pháp chủ yếu để thu thập và xử lý thông tin khác:  Phỏng vấn trực tiếp là rất quan trọng, bao gồm việc gặp gỡ trực tiếp giữa ngân hàng và người vay vốn: thăm quan nhà riêng, văn phòng, nói chuyện với giám đốc và người lao động về cá nhân xin vay vốn, xem xét vật thế chấp…  Mua hoặc tìm kiếm thông tin thông qua các trung gian (qua các cơ quan quản lý, qua các bạn hàng, chủ nợ khác của người vay, qua các trung tâm thông tin và tư vấn…). 1.1.5.4 Phân tích tín dụng. Phân tích tín dụng là công việc nghiêm túc không thể làm chiếu lệ. Trong môi trường gia tăng cạnh tranh giữa các ngân hàng, khách hàng, đòi hỏi ngân hàng phải thực hiện quy trình phân tích nhanh, gọn, và tiết kiệm chi phí; Nội dung phân tích:  Đánh giá đạo đức của khách hàng. Rủi ro đạo đức là điều mà không một ngân hàng nào mong muốn.  Đánh giá phương án vay vốn của khách hàng. Phương án vay vốn logic, hợp lý, khả thi là điều kiện tăng thêm đảm bảo về đạo đức khách hàng và khả năng trả nợ của khách hàng. 8 Thang Long University Library  Đánh giá tài sản của khách hàng: Ngân hàng thường yêu cầu các khách hàng cá nhân cung cấp cho ngân hàng những thông tin về tài sản của họ.  Đánh giá các khoản nợ: nợ của người vay có thể được phân chia theo nhiều tiêu thức khác nhau, về thời gian, gồm nợ ngắn hạn (vay ngắn hạn) và nợ trung và dài hạn (vay trung và dài hạn); hàng. Sau khi đánh giá từng mặt của cá nhân vay vốn, trong CVTD đối với cá nhân và hộ gia đình rất cần thiết phải có hệ thống tính điểm và các tỷ lệ để tổng hợp thông tin và đưa ra một kết luận về năng lực của khách hàng. 1.1.5.5 Xây dựng và ký kết hợp đồng tín dụng. Hợp đồng tín dụng là văn bản viết ghi lại thoả thuận giữa người nhận tài trợ (khách hàng) và ngân hàng, với nội dung chủ yếu là ngân hàng cam kết cấp cho khách hàng một khoản tín dụng (hoặc hạn mức tín dụng) trong một khoản thời gian và lãi suất nhất định. Hợp đồng tín dụng là văn bản mang tính pháp luật xác định quyền và nghĩa vụ của hai bên trong quan hệ tín dụng, đồng thời phải tuân thủ các điều khoản của các Luật, Quy định.  Khách hàng: Họ tên, địa chỉ, chứng minh thư nhân dân...  Mục đích sử dụng vốn vay: khách hàng phải ghi rõ vay vốn để làm gì.  Số lượng tín dụng: Là số tiền (hoặc hạn mức tín dụng) ngân hàng cam kết cấp cho khách hàng. Số lượng tín dụng có thể được chia nhỏ trong các khoản thời gian khác nhau và dưới các hình thức tiền tệ khác nhau.  Lãi suất: Hợp đồng tín dụng phải ghi rõ lãi suất mà khách hàng trả đồng thời xác định rõ tính chất của lãi suất (là lãi suất cố định hay biến đổi trong suốt kỳ hạn tín dụng). Nếu lãi suất có thay đổi thì phải xác định rõ các điều kiện thay đổi đó.  Phí: Để có được các cam kết tín dụng có thể khách hàng phải trả cho ngân hàng một khoản phí (ví dụ phí cam kết) được tính bằng tỷ lệ phần trăm trên hạn mức cam kết. Mức phí và các điều kiện nộp phải được thể hiện trong hợp đồng tín dụng.  Thời hạn tín dụng: Thời hạn tín dụng thường được xác định cụ thể (ngày, tháng, năm) và ghi trong hợp đồng tín dụng, là thời hạn mà trong đó ngân hàng cam kết cho khách hàng một khoản tín dụng.  Các loại đảm bảo: Hợp đồng tín dụng phải ghi rõ các loại đảm bảo (nếu có) cho các khoản tín dụng (kèm theo các hợp đồng phụ). Các nội dụng quan trọng liên quan đến các đảm bảo như quyền sở hữu, quyền chuyển nhượng hoặc bán, định giá, bảo hiểm, người bảo quản, quyền sử dụng đối với các đảm bảo… đều phải được xác định và ghi rõ trong hợp đồng tín dụng.  Giải ngân: Hợp đồng tín dụng thường xác định các điều kiện và kỳ hạn giải ngân. Thường các khoản cho vay nhỏ và trong thời gian ngắn, ngân hàng cấp tiền vay vào 9 đầu kỳ. Đối với các khoản vay lớn và trong thời gian dài, ngân hàng cấp tiền theo nhiều kỳ hạn và với các điều kiện cụ thể của mỗi lần cấp vốn.  Điều kiện thanh toán: bao gồm thanh toán tiền gốc và lãi. Ngân hàng và khách hàng thoả thuận về cách thức thanh toán lãi và gốc (ngày trả, cách trả).  Các điều kiện khác: Bao gồm thoả thuận giữa ngân hàng và khách hàng về ưu tiên thanh toán, kiểm soát vật thể chấp và các hoạt động khác của người vay, phong toả tài sản, điều kiện và phương thức phát mại tài sản, báo cáo định kỳ, phạt vi phạm hợp đồng… 1.1.5.6 Giải ngân và kiểm soát trong khi cấp tín dụng. Sau khi hợp đồng tín dụng đã được ký kết, ngân hàng phải có trách nhiệm cấp tiền hoặc thanh toán tiền hộ cho khách hàng như đã thoả thuận. Kèm theo việc cấp tín dụng, ngân hàng kiểm soát khách hàng: sử dụng tiền vay có đúng mục đích, đúng tiến độ hay không, quá trình sản xuất kinh doanh có những thay đổi bất lợi gì, có dấu hiệu lừa đảo hoặc làm ăn thua lỗ… 1.1.5.7 Thu nợ hoặc đưa ra các phán quyết tín dụng mới. Quan hệ tín dụng kết thúc khi ngân hàng thu hồi hết gốc và lãi. Các khoản tín dụng đảm bảo hoàn trả đầy đủ và đúng hạn là các khoản tín dụng an toàn. Trường hợp khách hàng cố tình lừa đảo ngân hàng, cố tình nợ nần dây dưa, hoặc làm ăn yếu kém không cách gì cứu vãn, ngân hàng áp dụng phương án thanh lý, tức là sử dụng các biện pháp có thể được để thu hồi khoản nợ, bao gồm phong toả và bán các tài sản thế chấp, tước đoạt các khoản tiền gửi… Trường hợp khách hàng có khó khăn về tài chính, song vẫn kiên quyết tìm cách khắc phục để trả nợ, ngân hàng thường áp dụng phương án khai thác, bao gồm gia hạn nợ, giảm lãi hoặc cho vay thêm. (Nguồn: Nguyễn Văn Tiến, Nguyễn Thị Lan (2014), “Giáo trình Tín dụng ngân hàng”, NXB Thống Kê, tr.116) 1.1.6. Đối tượng cho vay tiêu dùng Đối tượng khách hàng vay tiêu dùng là cá nhân, hộ gia đình có nhu cầu vay vốn để phục vụ đời sống, tuy nhiên tùy thuộc vào từng hình thức CVTD cụ thể mà đối tượng cho vay có những đặc điểm riêng.  Cho vay mua nhà trả góp: Đối tượng cho vay là các cá nhân hộ gia đình có nhu cầu mua nhà, căn hộ chung cư để ở, sinh hoạt. Ưu tiên khách hàng làm việc trong cơ quan, có thu nhập khá ổn định. 10 Thang Long University Library  Cho vay cán bộ công nhân viên: Đối tượng cho vay:  Là công nhân viên chức nhà nước;  Cán bộ công nhân viên lực lượng vũ trang có bbieen chế dài hạn  Công nhân viên có ký hợp đồng lao động dài hạn đang làm việc tại các cơ quan hành chính sự nghiệp, tổ chức kinh tế quốc doanh, ngoài quốc doanh, liên doanh, 100% vốn nước ngoài, tổ chức chính trị xã hội. Các đối tượng trên phải đang làm việc tại các cơ quan tổ chức đóng trên cùng địa bàn hành chính tỉnh, thành phố với ngân hàng cho vay.  Cho vay du học: Ngân hàng áp dụng cho vay du học với các khách hàng vay là bố me, anh chị em ruột, người đỡ đầu hoặc giám hộ hợp pháp của du học sinh.  Cho vay mua ô tô: Khách hàng mục tiêu là các cá nhân có việc làm, công việc kinh doanh ổn định, thu nhập cao, có khả năng chứng minh nguồn thu nhập và có nhu cầu mua sắm ô tô để sử dụng không nhằm mục đích kinh doanh vận tải. (Nguồn: Nguyễn Văn Tiến, Nguyễn Thị Lan (2014), “Giáo trình Tín dụng ngân hàng”, NXB Thống Kê, tr.432-454) 1.1.7. Nguyên tắc cho vay tiêu dùng CVTD cũng là một trong những hình thức cho vay của NHTM, bởi vậy, CVTD tuân theo những nguyên tắc cho vay chung được quy định tại Điều 6 Quyết định 1627/2001/QĐ-NHNN về quy chế cho vay được sửa đổi bổ sung lần gần đây nhát bởi Thông tư số 33/2011/TT-NHNN của Thống đốc ngân hàng Nhà nước. 1.1.7.1. Sử dụng vốn vay đúng mục đích đã thoả thuận trong hợp đồng tín dụng. Theo nguyên tắc này thì mọi khoản vay đều phải được xác định trước về mục đích kinh tế. Bởi vậy, cá nhân có nhu cầu vay vốn, trước khi vay phải trình bày với ngân hàng mục đích vay vốn và sử dụng vốn cụ thể. Khi cho vay, ngân hàng cùng khách hàng lập hợp đồng CVTD và khách hàng phải cam kết sử dụng tiền vay đúng mục đích và chỉ cho mục đích tiêu dùng. Sau khi đã nhận được tiền vay khách hàng phải sử dụng đúng mục đích như đã cam kết. Ngân hàng có trách nhiệm kiểm soát việc sử dụng vốn của khách hàng, nếu khách hàng sử dụng vốn vay sai mục đích ngân hàng phải áp dụng các biện pháp chế tài thích hợp nhằm ngăn ngừa rủi ro có thể xảy ra cho ngân hàng. 11 1.1.7.2. Hoàn trả nợ gốc và lãi vốn vay đúng thời hạn đã thoả thuận trong hợp đồng tín dụng. Hoàn trả là thuộc tính vốn có của tín dụng, sự hoàn trả là mối quan tâm hàng đầu của các ngân hàng khi cho vay. Thu hồi nợ cả gốc và lãi đúng hạn là cơ sở để các NHTM tồn tại và phát triển. Nguồn vốn cho vay của ngân hàng chủ yếu là nguồn vốn huy động, ngân hàng là người đi vay để cho vay. Ngân hàng phải đảm bảo hoàn trả đầy đủ, kịp thời cho người gửi khi họ có nhu cầu rút tiền. Vì vậy, ngân hàng đòi hỏi người vay vốn phải hoàn trả cho ngân hàng đúng hạn. Ngoài ra, trong quá trình thực hiện các nghiệp vụ tín dụng của mình, ngân hàng phải bù đắp các chi phí như: trả lãi tiền gửi, trả lương cán bộ nhân viên, nộp thuế, trích lập các quỹ… Do đó, ngân hàng phải thu thêm khoản chênh lệch ngoài số vốn gốc cho vay. Để có thể thực hiện được nguyên tắc này trong quản lý vốn vay ngân hàng phải xác định thời hạn cho vay, các kỳ hạn nợ của từng khoản vay, đồng thời thường xuyên theo dõi, đôn đốc khách hàng trong việc trả nợ đúng hạn. 1.2. Nâng cao chất lƣợng cho vay tiêu dùng của ngân hàng thƣơng mại 1.2.1. Khái niệm Khi nói về một sản phẩm hay một dịch vụ nào đó, chất lượng luôn là yếu tố được quan tâm hàng đầu, đối với dịch vụ ngân hàng cũng vậy. Có rất nhiều định nghĩa về chất lượng:  Theo giáo sư W.Edwards Deming - một học giả, nhà phân tích, tư vấn quản lý, người được coi là cha đẻ của quản lý chất lượng thì chất lượng được coi là việc “thỏa mãn mong đợi của khách hàng”.  Theo Philip B.Crosby một doanh nhân, nhà quản lý người Mỹ có nhiều đóng góp về lý thuyết và công thức trong quản lý thì chất lượng là “làm đúng theo yêu cầu, quy định đã được đặt ra”. Tuy nhiên, có lẽ khái niệm đầy đủ nhất về chất lượng là do tổ chức Quốc tế về Tiêu chuẩn hóa ISO 8402 đưa ra: “Chất lượng là toàn bộ các đặc tính của một thực thể tạo cho thực thể đó khả năng thỏa mãn các nhu cầu đã được nêu ra hay còn tiềm ẩn”. Như vậy chất lượng là mức độ của một tập hợp các đặc tính vốn có của một sản phẩm hay một dịch vụ đáp ứng các yêu cầu của khách hàng cộng với tính hiệu quả trong quá trình tạo ra sản phẩm hay dịch vụ đó. Kết hợp những ý nghĩa của các khái niệm trên, ta có thể hiểu được ý nghĩa của chất lượng trên góc độ kinh doanh, nó bao gồm sự hài lòng của khách hàng sử dụng sản phẩm và tính hiệu quả, chính xác trong 12 Thang Long University Library quá trình sản xuát sản phẩm đó. Áp dụng cách hiểu đó với CVTD nói riêng, có thể định nghĩa chất lượng của một khoản CVTD là sự hài lòng khi được đáp ứng nhu cầu của khách hàng và tính hiệu quả, chặt chẽ trong quá trình cho vay của ngân hàng. 1.2.2 Các chỉ tiêu đánh giá chất lượng cho vay tiêu dùng của ngân hàng thương mại 1.2.2.1 Chỉ tiêu định tính Để xem xét được chất lượng CVTD của một ngân hàng có tốt không ta có thể căn cứ vào một số chỉ tiêu định tính như sau:  Uy tín của ngân hàng : Uy tín của ngân hàng là yếu tố quan trọng, tác động trực tiếp tới lượng khách hàng vay tiêu dùng tại ngân hàng. Đặc biệt, khi nền kinh tế phát triển, đòi hỏi các ngân hàng phải không ngừng phát triển đa dạng hóa các sản phẩm dịch vụ để thỏa mãn khách hàng. Sự cạnh tranh giữa các ngân hàng ngày càng gay gắt, khách hàng ngày càng có nhiều cơ hội so sánh và chọn lựa giữa các ngân hàng. Một ngân hàng có uy tín sẽ thu hút được số lượng lớn khách hàng vay tiêu dùng tin tưởng và sử dụng dịch vụ. Vậy một ngân hàng có uy tín là ngân hàng có hoạt động kinh doanh tăng trưởng ổn định, tỷ lệ nợ xấu, nợ quá hạn ở mức có thể kiểm soát được, nhân viên có văn hóa làm việc và tác phong chuyên nghiệp... Để làm được những điều này và có được sự tin tưởng trong lòng khách hàng nói chung và những khách hàng có nhu cầu vay tiêu dùng nói riêng, một ngân hàng cần trải qua một quá trình dài gây dựng và hoàn thiện hình ảnh của mình.  Quy chế và quy trình cho vay: Quy chế và quy trình cho vay của ngân hàng là chỉ tiêu đánh giá quá trình thực hiện hoạt động CVTD của ngân hàng. Quy chế rõ ràng, phù hợp với từng hình thức vay tiêu dùng, quy trình tuần tự, khoa học, không rườm rà là yếu tố quan trọng giúp ngân hàng tiết kiệm thời gian, công sức, nâng cao năng suất làm việc và giảm thiểu những sai sót trong quá trình thực hiện hoạt động CVTD.  Công tác kiểm tra kiểm soát: Công tác kiểm tra kiểm soát nội bộ và kiểm tra kiểm soát các khoản vay là những chỉ tiêu quan trọng trong việc đánh giá chất lượng CVTD.  Đối với nội bộ ngân hàng, cán bộ tín dụng (CBTD) là những người trực tiếp thực hiện các bước trong quy trình CVTD và thông thường một cán bộ thường phụ trách rất nhiều khách hàng trong khu vực địa bàn được phân công. Chính bởi vậy, những sai sót xảy ra do vô tình hoặc cố ý là điều không thể tránh khỏi. Đây là lúc công tác kiểm tra kiểm soát nội bộ phát huy tác dụng. Các cán bộ kiểm tra kiểm soát là người có tránh nhiệm theo dõi, nhắc nhở CBTD trong quá trình thực 13 hiện nghiệp vụ. Việc phát hiện kịp thời những sai sót nội bộ trong quá trình kiểm tra sẽ giúp ngân hàng chủ động khắc phục, xử lý những sai phạm, tránh tình trạng CBTD làm sai quy trình, biển thủ tiền... không chỉ làm giảm chất lượng CVTD mà còn dẫn tới giảm uy tín của ngân hàng.  Công tác kiểm tra kiểm soát các khoản vay sẽ giúp ngân hàng theo dõi tình hình sử dụng vốn vay tiêu dùng của khách hàng, tránh tình trạng khách hàng sử dụng vốn vay sai mục đích, dẫn tới nguy cơ không hoàn trả được hoặc cố tình không trả nợ vay. Ngân hàng không thể tác động hay kiểm soát các yếu tố thuộc về khách hàng vay tiêu dùng, bởi vậy công tác kiểm tra kiểm soát khách hàng vay, theo dõi khoản vay càng trở nên quan trọng. Làm tốt công tác này, ngân hàng sẽ hạn chế được tình huống bị động khi có rủi ro xảy ra, từ đó có các biện pháp kịp thời để tránh, hoặc làm giảm những tổn thất cho ngân hàng. Điều này sẽ giúp cho chất lượng các khoản vay tiêu dùng được đảm bảo. 1.2.2.2 Chỉ tiêu định lượng  Hiệu suất sử dụng vốn CVTD Tổng dư nợ tiêu dùng Hiệu suất sử dụng vốn CVTD = Tổng vốn huy động x 100% Chỉ tiêu này cho thấy được quy mô về số lượng trong việc giải ngân cho mục đích tiêu dùng, cứ một đồng vốn huy động thì được bao nhiều phần là CVTD. Chỉ tiêu này giúp chúng ta so sánh, phân tích khả năng CVTD của ngân hàng so với khả năng huy động vốn. Hiệu suất sử dụng vốn đươc tính tại một thời điểm nhất định hoặc tính trung bình cho cả năm. Hiệu suất sử dụng vốn tiêu dùng tăng chứng tỏ CVTD đang phát triển quy mô về doanh số, còn nếu chỉ tiêu này giảm chứng tỏ doanh số CVTD đang giảm sút.  Tỷ lệ sử dụng vốn tiêu dùng sai mục đích Vốn tiêu dùng sử dụng sai mục đích Tỷ lệ vốn tiêu dùng dùng sai mục đích = Dư nợ CVTD x 100% Thực tế tại nhiều NHTM ở Việt Nam, số trường hợp khách hàng dùng số tiền vay tiêu dùng để sử dụng vào mục đích khác không hề nhỏ. Chỉ tiêu này phản ánh về chất lượng công tác quản trị rủi ro trong CVTD, cho chúng ta biết được khoản CVTD mà ngân hàng đã cung cấp cho khách hàng bị sử dụng sai mục đích chiếm tỷ lệ là bao nhiêu trong dư nợ CVTD. Từ đó, chúng ta thấy được khả năng quản lý của ngân hàng đối với khoản cho vay. Tuy nhiên trong thực tế để kiểm soát và phát hiện ra những 14 Thang Long University Library khoản CVTD không đúng mục đích sử dụng không phải là điều dễ dàng vì số lượng khách hàng thì nhiều mà số lượng CBTD lại có hạn. Tỷ lệ vốn tiêu dùng sử dụng sai mục đích càng thấp càng cho thấy tình hình CVTD của ngân hàng đạt hiệu quả cao, đặc biệt là trong khâu kiểm định, kiểm soát cả trước và trong khi giải ngân. Ngược lại, chỉ tiêu này càng cao, càng tiềm ẩn nhiều nguy cơ rủi ro mất vốn đối với ngân hàng. Nếu ngân hàng cho vay không có biện pháp xử lý kịp thời có thể sẽ dẫn tới tình trạng nợ xấu tiêu dùng đáng báo động, thậm chí đánh mất danh tiếng, lòng tin của khách hàng.  Tỷ lệ nợ quá hạn trong CVTD Nợ quá hạn là chỉ tiêu biểu thị quan hệ tín dụng ngân hàng không hoàn hảo khi khách hàng vay vốn không thực hiện nghĩa vụ trả nợ cho ngân hàng đúng hạn. Gia tăng nợ quá hạn là điều mà các ngân hàng đều không mong muốn vì nợ quá hạn phát sinh sẽ làm tăng chi phí của ngân hàng như chi phí dòi nợ và chi phí xử lý tài sản đảm bảo, chi phí trích lập dự phòng rủi ro…Theo điều 10 thông tư 09/2014/TT-NHNN, nợ quá hạn là các khoản nợ được phân loại vào nhóm 2 (Nợ cần chú ý) gồm các món nợ có các khoản nợ gốc và lãi quá hạn từ 10 đến 90 ngày trở lên, Nợ điều chỉnh kỳ hạn trả nợ lần đầu; Nợ được phân loại vào nhóm 2 theo quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 10 trong thông tư này. Nợ CVTD Tỷ lệ nợ quá hạn CVTD = Dư nợ CVTD x 100% Tỷ lệ nợ quá hạn trong CVTD là tỷ lệ phần trăm giữa nợ quá hạn CVTD trên tổng dư nợ CVTD của NHTM tại một thời điểm nhất định (thường là cuối tháng, cuối quý, cuối năm). Chỉ tiêu này phản ánh chất lượng CVTD và cho biết mức độ rủi ro trong các khoản CVTD, phản ánh chất lượng trong việc quản lý trước và trong cho vay. Chỉ tiêu này tăng cao sẽ ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh của ngân hàng nói chung và chất lượng CVTD nói riêng.  Tỷ lệ nợ xấu trong CVTD Hiện nay có nhiều khái niệm khác nhau về nợ xấu, theo Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF): “Một khoản cho vay được coi là không sinh lời (nợ xấu) khi tiền thanh toán lãi và/hoặc tiền gốc đã quá hạn từ 90 ngày trở lên, hoặc các khoản thanh toán lãi đến 90 ngày hoặc hơn đã được tái cơ cấu hay gia hạn nợ, hoặc các khoản thanh toán dưới 90 ngày nhưng có các nguyên nhân nghi ngờ việc trả nợ sẽ được thực hiện đầy đủ". Với quan điểm này, nợ xấu được nhận dạng qua hai giác độ: thời gian quá hạn và khả năng 15 trả nợ đáng nghi ngờ. Từ đó, có thể rút ra, nợ xấu CVTD là các khoản CVTD đã quá hạn từ 90 ngày trở lên, bị nghi ngờ về khả năng thu hồi đầy đủ cả gốc và lãi. Theo thông tư 09/2014/TT-NHNN, nợ xấu là những khoản nợ được phân loại vào nhóm 3 (nợ dưới chuẩn), nhóm 4 (nợ nghi ngờ) và nhóm 5 (nợ có khả năng mất vốn); các nhóm nợ trên có các khoản nợ gốc và lãi đã quá hạn từ 90 ngày trở lên. Tuy có nhiều khái niệm khác nhau nhưng nhìn chung các khái niệm nợ xấu về cơ bản cũng được xác định dựa trên hai yếu tố: (i) Các khoản dư nợ đã quá hạn từ 90 ngày trở lên; (ii) Khả năng trả nợ của khách hàng được xếp vào loại nghi ngờ về khoản vay sẽ được thanh toán đầy đủ. Nợ xấu được coi là chi phí khác của ngân hàng nên nó làm giảm thu nhập ròng của ngân hàng. Tỷ lệ nợ xấu trong CVTD là tỷ lệ phần trăm giữa nợ xấu CVTD với tổng dư nợ CVTD của NHTM tại một thời điểm nhất định. Đây là chỉ tiêu rất quan trọng, phản ánh rõ rệt chất lượng CVTD và cho biết mức độ rủi ro trong các khoản CVTD, từ đó ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh của ngân hàng nói chung và chất lượng CVTD nói riêng, ở hiện tại và trong tương lai. Chỉ tiêu này được xác định theo công thức: Tỷ lệ nợ xấu cho vay tiêu dùng = Nợ xấu cho vay tiêu dùng Dư nợ cho vay tiêu dùng x 100% Chỉ tiêu này cho biết cứ một trăm đồng dư nợ tiêu dùng của ngân hàng có bao nhiêu đồng là nợ xấu. Tỷ lệ nợ xấu trong tiêu dùng càng nhỏ thì chất lượng và tính an toàn trong CVTD của ngân hàng càng cao. Mặt khác, nếu chỉ tiêu này quá cao sẽ ảnh hưởng đến độ an toàn về tài sản có, dẫn đến nguy cơ mất vốn, thiếu hụt vốn trong CVTD.  Tỷ lệ lợi nhuận từ hoạt động CVTD: Lợi nhuận từ cho vay tiêu dùng Tỷ lệ lợi nhuận từ cho vay tiêu dùng = Tổng dư nợ cho vay tiêu dùng x 100% Tỷ lệ lợi nhuận của CVTD được tính bằng tỷ lệ phần trăm của lợi nhuận từ CVTD trên tổng dư nợ tiêu dùng. Chỉ tiêu này phản ánh chất lượng về khả năng sinh lời của vốn vay tiêu dùng, cứ một trăm đồng dư nợ thì thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận. Như đã phân tích về khái niệm chất lượng cho vay thì một khoản vay tiêu dùng có thể xem là có chất lượng cao nếu nó tạo ra được nhiều lợi ích cho khách hàng và bản thân NHTM. Ngược lại khoản CVTD đó không đạt được hiệu quả cao khi lợi nhuận mà nó đem lại thấp hoặc không có lợi nhuận. Tuy nhiên, đây cũng là một chỉ 16 Thang Long University Library tiêu tương đối vì nó còn phụ thuộc vào các yếu tố khác như chính sách về lãi suất, chính sách khách hàng, khả năng quản lý chất lượng cho vay của ngân hàng…  Vòng quay vốn CVTD: Là thương số của doanh số thu nợ (DSTN) tiêu dùng trên dư nợ tiêu dùng bình quân của một NHTM trong một thời gian nhất định, thường là một năm. Chỉ tiêu này được xác định trên đơn vị là vòng và theo công thức: Doanh số thu nợ tiêu dùng Vòng quay vốn cho vay tiêu dùng = Dư nợ tiêu dùng bình quân năm Vòng quay vốn CVTD phản ánh số vòng chu chuyển của vốn vay tiêu dùng trong năm, tức là một đồng vốn của ngân hàng được giải ngân cho tiêu dùng bao nhiêu lần trong năm. Chỉ tiêu này càng lớn cho thấy nguồn vốn của ngân hàng được luân chuyển càng nhanh, tham gia vào nhiều chu trình cho vay hay nói cách khác là một đồng vốn được đem cho vay và sinh lời được nhiều lần trong một khoảng thời gian nhất định. Hiệu suất sử dụng vốn CVTD cao cũng cho thấy tình hình hoạt động kinh doanh thuận lợi và hiệu quả của ngân hàng, đồng thời là minh chứng cho các khoản vay tiêu dùng có chất lượng tốt, ít rủi ro. Các chỉ tiêu cơ bản để đánh giá chất lượng CVTD trên chính xác đến đâu còn tùy thuộc vào từng thời kỳ khác nhau cũng như quy định, điều kiện, cách thức hoạt động của mỗi NHTM. Vì vậy, khi đánh giá chất lượng cho vay chúng ta không nên chỉ dựa vào một chỉ tiêu nào đó mà cần có sự so sánh chung giữa các chỉ tiêu, điều kiện kinh tế xã hội, khả năng quản lý của NHTM, chất lượng CBTD,…từ đó để đưa ra cái nhìn tổng quan, hợp lý nhất về chất lượng của CVTD. 1.3. Các nhân tố ảnh hƣởng đến chất lƣợng cho vay tiêu dùng của ngân hàng thƣơng mại 1.3.1. Nhân tố kiểm soát được  Chính sách CVTD của ngân hàng: Chính sách CVTD của ngân hàng có ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng của một khoản vay tiêu dùng. Chính sách cho vay rõ ràng, chặt chẽ, phù hợp với từng phương thức vay vốn tiêu dùng (vay tín chấp, vay thế chấp) và mục đích sử dụng vốn vay (mua sắm, sửa chữa nhà ở, mua phương tiện, chữa bệnh, đi du học...) sẽ giúp cho cán bộ ngân hàng dễ dàng dà soát, so sánh các điều kiện thực tế của khách hàng với các tiêu chuẩn cho vay. Từ đó làm căn cứ để lãnh đạo ngân hàng đưa ra quyết định chính xác với từng khoản vay. Ngược lại, nếu chính sách CVTD lỏng lẻo, nhiều sơ hở sẽ khiến cho CBTD gặp khó khăn trong việc đánh giá khách hàng và khoản vay, dẫn đến những quyết định sai lầm gây ra 17 rủi ro cho ngân hàng. Thậm chí, khách hàng có thể lợi dụng những điểm sơ hở trong chính sách để chiếm dụng vốn vay của ngân hàng.  Quy trình CVTD: Quy trình CVTD có thể giúp ngân hàng cải thiện chất lượng cho vay, tuy nhiên nó cũng có thể khiến ngân hàng gánh chịu thêm những chi phí vật chất và thời gian không đáng có. Với một hệ thống quy trình CVTD được xây dựng khoa học, chi tiết, tuần tự theo từng bước, các CBTD sẽ tiết kiệm được thời gian, công sức khi tiếp nhận, đánh giá một khoản vay tiêu dùng. Hoạt động CVTD nhờ đó mà diễn ra nhanh chóng và hiệu quả hơn.  Kiểm tra, kiểm soát trước và sau khi giải ngân vốn cay tiêu dùng: Kiểm tra, kiểm soát nội là công tác đặc biệt quan trọng trong việc phát hiện và xử lý kịp thời khi xảy ra rủi ro trong CVTD. Nhờ công tác này, ngân hàng có thể phòng trách các trường hợp: khách hàng không thành thực khi khai báo các thông tin tài chính; tài sản đảm bảo, tài sản thế chấp “ảo”; khách hàng sử dụng vốn vay tiêu dùng vào mục đích khác, vi phạm hợp đồng vay vốn tiêu dùng... Thực hiện tốt công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ giúp ngân hàng giảm thiểu đáng kể nguy cơ xảy ra rủi ro trong CVTD, đồng thời nhanh chóng tìm ra những sai lầm, sơ hở có thể dẫn đến rủi ro và kịp thời khắc phục. Nhờ đó, ngân hàng có thể cải thiện và nâng cao chất lượng CVTD.  Năng lực trình độ, đạo đức của các cấp quản lý, lãnh đạo ngân hàng: Ban lãnh đạo ngân hàng là những người đảm nhiệm công tác quản trị nói chung và trực tiếp đưa ra các quyết định xét duyệt các khoản CVTD. Bởi vậy, ban lãnh đạo phải là những người có chuyên môn, trình độ cao, có tầm nhìn và nhạy bén trong việc phân tích rủi ro – lợi ích của các khoản vay tiêu dùng. Bên cạnh đó, người lãnh đạo mẫu mực, có đạo đức nghề nghiệp sẽ luôn có ý thức trách nhiệm cao với công việc của mình.  Trình độ chuyên môn, đạo đức của các cán bộ ngân hàng: Các cán bộ ngân hàng là những người trực tiếp thực hiện các chỉ thị, đường lối mà cấp lãnh đạo đề ra. Đường lối đúng đắn, chỉ thị chính xác, kịp thời nhưng khâu thực hiện yếu kém cũng sẽ dẫn đến thất bại trong công việc. Bởi vậy, cán bộ ngân hàng, đặc biệt là các CBTD trực tiếp thực hiên các khâu trong hoạt động CVTD cần phải nắm vững chuyên môn, có thái độ nghiêm túc với công việc và có đạo đức nghề nghiệp vững vàng.  Hệ thống thông tin khách hàng: Việc lưu trữ các thông tin về khách hàng cũ và các khách hàng đang giao dịch giúp cho ngân hàng nắm bắt nhanh chóng và đánh giá chính xác hơn năng lực pháp lý, năng lực tài chính, cũng như thái độ thực hiện nghĩa vụ người đi vay của khách hàng. Từ đó, ngân hàng có cơ sở đưa ra các quyết định đúng đắn. Đặc biệt là với đối tượng khách hàng của hoạt động CVTD là cá nhân và hộ gia đình, các thông tin thường do khách hàng vay vốn tự cung cấp, tính 18 Thang Long University Library khách quan không cao và rất khó xác minh. Bởi vậy, việc xây dựng được một hệ thống thông tin khách hàng vay vốn tiêu dùng tuy là một hoạt động khó khăn nhưng sẽ vô cùng hữu ích cho ngân hàng trong việc nâng cao chất lượng của các khoản CVTD. 1.3.2. Nhân tố không kiểm soát được  Nhóm nhân tố thuộc về khách hàng:  Năng lực vay vốn của khách hàng: Năng lực vay vốn của một khách hàng được thể hiện thông qua các nhân tố như thu nhập của khách hàng, trình độ văn hoá, thói quen, đạo đức… của khách hàng. Thu nhập của khách hàng vay tiêu dùng quyết định đến nhu cầu vay tiêu dùng của họ và quyết định việc có cho vay hay không của ngân hàng. Bởi vì, ngân hàng khi CVTD sẽ căn cứ vào mức thu nhập trong tương lai của khách hàng, đó là nguồn thanh toán khoản nợ đó. Do đó, thu nhập có ảnh hưởng rất lớn đến nhu cầu vay tiêu dùng của khách hàng, đến quy mô của khoản vay và đến việc phát triển CVTD của ngân hàng. Khách hàng vay cần có thu nhập ổn định để đảm bảo khả năng trả nợ cho ngân hàng và đặc biệt là cần có thiện chí trả nợ đúng hạn và đầy đủ. Nếu như khách hàng là người có đạo đức tốt, có ý thức trả nợ thì rủi ro CVTD thấp, tạo điều kiện kích thích ngân hàng tiến hành mở rộng hoạt động CVTD và các quy định cho vay sẽ không quá khắt khe. Ngược lại nếu khách hàng trả nợ không đều, nợ quá hạn nhiều thì tất yếu sẽ kìm hãm hoạt động CVTD.  Khả năng đáp ứng các điều kiện khi vay của khách hàng: Đây là khả năng khách hàng có thể đáp ứng được các điều kiện quy định của ngân hàng. Các điều kiện như là tài sản đảm bảo cũng như các giấy tờ chứng minh quyền sở hữu và sử dụng hợp pháp tài sản …  Nhóm nhân tố thuộc về môi trường hoạt động:  Tình trạng kinh tế vĩ mô Sự ổn định kinh tế vĩ mô sẽ tạo cơ hội mở rộng CVTD một cách hiệu quả. Kinh tế vĩ mô ổn định, đặc biệt là ổn định tiền tệ với các chỉ tiêu giá cả, lãi suất, tỷ giá, lạm phát sẽ làm yên tâm định chế tài chính cho vay vốn, các đối tượng vay vốn có thêm việc làm, tăng thu nhập, giúp họ yên tâm về sự ổn định trong thu nhập cũng như sự ổn định của chi phí đi vay, chi phí mua sắm, sửa chữa nhà cửa, và các hàng hóa, dịch vụ khác, do đó làm tăng các khoản vay của họ, đồng thời tạo điều kiện duy trì và phát triển bền vững quan hệ hai chiều vay vốn và trả nợ. 19 Ngược lại, khi kinh tế khủng hoảng hoặc điều kiện phát triển chậm chạp, hay kinh tế vĩ mô bất ổn định một mặt sẽ tác động gây hạn chế cấp tín dụng tiêu dùng của các trung gian tài chính. Các khoản cho vay chịu tác động của những biến động trên thị trường tài chính bất ổn có thể dẫn tới đổ vỡ. Những thay đổi tích cực trong kinh tế vĩ mô diễn ra quá nhanh cũng gây ra những xáo trộn nhất định. Chẳng hạn tỷ lệ lạm phát và lãi suất giảm quá nhanh cũng có thể dẫn tới tình trạng võ nợ đối với các món vay với lãi suất dựa vào tỷ lệ lạm phát cao trước đó. Tỷ giá hối đoái kém linh hoạt, không phản ánh được sự biến động của kinh tế vĩ mô, làm méo mó những tín hiệu giá cả bên ngoài cũng ảnh hưởng trực tiếp đến thu nhập của khách hàng và tổ chức tín dụng. Mặt khác, kinh tế vĩ mô phát triển chập chạm hay bất ổn cũng khiến thu nhập trong tương lai của người tiêu dùng trở nên bấp bênh, các chi phí biến động, khó kiểm soát, do đó người tiêu dùng phải giảm các khoản vay của họ.  Quan điểm thúc đẩy lĩnh vực tiêu dùng trong nước của Chính phủ sẽ tạo cơ hội mở rộng thị trường CVTD Quan điểm của Chính phủ về vai trò của tiêu dùng trong nước đối với phát triển và tăng trưởng kinh tế có ý nghĩa quan trọng đối với phát triển hoạt động CVTD. Khi Chính phủ thực hiện chiến lược phát triển kinh tế theo hướng coi trọng xuất khẩu (tiêu dùng của người nước ngoài) thì bộ phận tiêu dùng trong nước sẽ ít được quan tâm hơn. Tuy nhiên, kinh nghiệm thực tiễn ở các nước cho thấy, chiến lược này cũng gặp phải vấn đề là tăng trưởng kinh tế sẽ phụ thuộc rất lớn vào môi trường bên ngoài. Do đó nhiều nước đã chuyển sang chiến lược phát triển kinh tế ổn định và bền vững hơn chính là dựa vào tiêu dùng trong nước. Với quan điểm đó, Chính phủ đưa ra một số chính sách thúc đẩy tiêu dùng trong nước như: đánh thuế cao với các mặt hàng tiêu dùng nhập khẩu, phương tiện đi lại ngoại nhập; khuyến khích người Việt dùng hàng Việt; ban hành các quy định, quy chuẩn chặt chẽ về kiểm tra chất lượng hàng hóa tiêu dùng trong nước... Những chính sách như vậy góp phần tạo môi trường thuận lợi đẩy mạnh chi tiêu tiêu dùng, là cơ hội quan trọng nâng cao chất lượng CVTD.  Môi trường pháp luật Một hệ thống pháp luật hoàn thiện là cơ sở bảo vệ sự phát triển thị trường tài chính an toàn, ổn định, thúc đẩy các định chế tài chính nâng cao năng lực cung cấp dịch vụ tài chính chất lượng cao cho dân cư, bảo vệ sự phát triển bền vững quan hệ hợp tác bình đẳng giữa ngân hàng và khách hàng vì lợi ích của hai phía.  Môi trường văn hoá- xã hội Những yếu tố thuộc về văn hoá xã hội như thói quen sử dụng các sản phẩm ngân hàng, tỷ lệ tiết kiệm, trình độ dân trí, thị hiếu… ảnh hưởng rất lớn đến việc đưa ra 20 Thang Long University Library
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng