Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Nâng cao chất lượng cán bộ, công chức cấp xã trên địa bàn huyện tiên lữ, tỉnh hư...

Tài liệu Nâng cao chất lượng cán bộ, công chức cấp xã trên địa bàn huyện tiên lữ, tỉnh hưng yên

.PDF
101
9
124

Mô tả:

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM VŨ HOÀNG ANH NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CÁN BỘ, CÔNG CHỨC CẤP XÃ TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN TIÊN LỮ, TỈNH HƯNG YÊN Ngành: Quản lý kinh tế Mã số: 60 34 04 10 Người hướng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Thị Dương Nga NHÀ XUẤT BẢN HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP - 2018 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả nghiên cứu được trình bày trong luận văn là trung thực, khách quan và chưa từng dùng để bảo vệ lấy bất kỳ học vị nào. Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đã được cám ơn, các thông tin trích dẫn trong luận văn này đều được chỉ rõ nguồn gốc. Hà nội, ngày..... tháng... năm 2017 Tác giả luận văn Vũ Hoàng Anh i LỜI CÁM ƠN Để hoàn thành luận văn này, ngoài sự cố gắng nỗ lực của bản thân, tôi còn nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình của nhiều cá nhân, tập thể trong và ngoài trường. Trước hết tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trong Khoa Kinh tế & Phát triển nông thôn, Học viện Nông nghiệp Việt Nam đã hết lòng giúp đỡ và truyền đạt cho tôi những kiến thức quý báu trong suốt quá trình học tập tại trường. Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc nhất tới cô giáo TS. Nguyễn Thị Dương Nga, giảng viên Bộ môn Phân tích định lượng, Khoa Kinh tế & Phát triển nông thôn, Học viện Nông nghiệp Việt Nam đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực tập và hoàn thiện đề tài. Tôi cũng xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới Huyện ủy - HĐND - UBND huyện, chính quyền địa phương và nhân dân các xã trên địa bàn huyện Tiên Lữ, tỉnh Hưng Yên nơi tôi thực hiện đề tài nghiên cứu đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong quá trình nghiên cứu và thu thập tài liệu phục vụ cho luận văn. Qua đây tôi cũng xin bày tỏ lòng biết ơn đối với gia đình và bạn bè đã giúp đỡ, động viên tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu. Hà nội, ngày..... tháng... năm 2017 Tác giả luận văn Vũ Hoàng Anh ii MỤC LỤC Lời cam đoan ..................................................................................................................... i Lời cám ơn ........................................................................................................................ ii Mục lục ........................................................................................................................... iii Danh mục chữ viết tắt ...................................................................................................... vi Danh mục bảng ............................................................................................................... vii Danh mục hình ............................................................................................................... viii Trích yếu luận văn ........................................................................................................... ix Phần 1. Mở đầu ............................................................................................................... 1 1.1. Tính cấp thiết của đề tài ...................................................................................... 1 1.2. Mục tiêu nghiên cứu ........................................................................................... 2 1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ...................................................................... 2 1.4. Câu hỏi nghiên cứu ............................................................................................. 3 1.5. Đóng góp mới của đề tài ..................................................................................... 3 Phần 2. Cơ sở lý luận và thực tiễn về nâng cao chất lượng cán bộ, công chức cấp xã ................................................................................................................. 4 2.1. Cơ sở lý luận ....................................................................................................... 4 2.1.1. Một số khái niệm cơ bản .................................................................................... 4 2.1.2. Khái niệm, vị trí, vai trò của cán bộ, công chức cấp xã...................................... 5 2.1.3. Các tiêu chí đánh giá chất lượng cán bộ, công chức .......................................... 9 2.1.4. Các yếu tố ảnh hưởng tới chất lượng cán bộ, công chức cấp xã ...................... 13 2.2. Cở sở thực tiễn .................................................................................................. 16 2.2.1. Nâng cao chất lượng cán bộ, công chức cấp xã một số tỉnh của Việt Nam .......... 16 2.3. bài học kinh nghiệm về nâng cao chất lượng cán bộ, công chức cấp xã áp dụng cho huyện Tiên Lữ ................................................................................... 22 Phần 3. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................... 23 3.1. Đặc điểm của địa bàn nghiên cứu ..................................................................... 23 3.1.1. Vị trí địa lý tự nhiên.......................................................................................... 23 3.1.2. Thực trạng phát triển kinh tế xã hội.................................................................. 27 3.1.3. Dân số và việc làm............................................................................................ 28 iii 3.1.4. Thuận lợi và khó khăn về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của huyện Tiên Lữ ............................................................................................................. 29 3.2. Phương pháp nghiên cứu .................................................................................. 30 3.2.1. Phương pháp tiếp cận ....................................................................................... 30 3.2.2. Phương pháp chọn điểm khảo sát ..................................................................... 30 3.2.3. Phương pháp thu thập số liệu ........................................................................... 31 3.2.4. Phương pháp xử lý và tổng hợp thông tin ........................................................ 31 3.2.5. Phương pháp phân tích thông tin ...................................................................... 31 3.2.6. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu ............................................................................ 32 Phần 4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận ................................................................... 34 4.1. Kết quả xây dựng một số chương trình nâng cao năng lực cho cán bộ, công chức cấp xã tại huyện Tiên Lữ ............................................................................ 34 4.2. Thực trạng chất lượng của cán bộ, công chức cấp xã tại huyện Tiên Lữ ......... 35 4.2.1. Thực trạng chất lượng của CBCC cấp xã huyện Tiên Lữ theo số lượng và cơ cấu ................................................................................................................ 35 4.2.2. Theo trình độ văn hóa ....................................................................................... 39 4.2.3. Trình độ lý luận chính trị .................................................................................. 40 4.2.4. Phân tích thực trạng chất lượng CBCC cấp xã trên địa bàn huyện Tiên Lữ, tỉnh Hưng Yên ............................................................................................ 41 4.3. Phân tích yếu tố ảnh hưởng tới chất lượng của cán bộ, công chức cấp xã tại huyện Tiên Lữ.............................................................................................. 54 4.3.1. Đánh giá các nhân tố khách quan ..................................................................... 54 4.3.2. Đánh giá các nhân tố chủ quan ......................................................................... 54 4.3.3. Nhận xét đánh giá chung về chất lượng đội ngũ cán bộ công chức cấp xã huyện Tiên Lữ ................................................................................................... 60 4.4. Giải pháp nhằm nâng cao chất lượng và vai trò của cán bộ, công chức cấp xã tại Tiên Lữ trong thời gian tới. .............................................................. 62 4.4.1. Đẩy mạnh và nâng cao chất lượng công tác đào tạo, bồi dưỡng đối với đội ngũ CBCC cấp xã ....................................................................................... 64 4.4.2. Hoàn thiện, chuẩn hóa các chức danh CBCC cấp xã ....................................... 68 4.4.3. Hoàn thiện công tác tuyển dụng, bố trí và sử dụng CBCC cấp xã .................. 69 4.4.4. Thực hiện tốt các chế độ và chính sách đối với đội ngũ CBCC cấp xã ............ 71 iv 4.4.5. Hoàn thiện công tác đánh giá đội ngũ CBCC cấp xã ....................................... 72 4.4.6. Nâng cao chất lượng công tác chăm sóc sức khỏe, xây dựng môi trường làm việc văn hóa cho CBCC cấp xã ................................................................. 73 4.4.7. Đẩy mạnh công tác cải cách hành chính, tăng cường đầu tư cơ sở vật chất cần thiết cho công sở cấp xã ............................................................................. 74 4.4.8. Nâng cao phẩm chất đạo đức, đẩy mạnh đấu tranh chống tham nhũng trong đội ngũ CBCC cấp xã.............................................................................. 75 Phần 5. Kết luận và kiến nghị ...................................................................................... 76 5.1. Kết luận............................................................................................................. 76 5.2. Kiến nghị .......................................................................................................... 76 Tài liệu tham khảo .......................................................................................................... 79 v DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT Chữ viết tắt Nghĩa tiếng Việt CBCC Cán bộ công chức CCB Cựu chiến bính CMNV Chuyên môn nghiệp vụ CV Công việc ĐG Đánh giá HĐND Hội đồng nhân dân KN Kỹ năng LHPN Liên hiệp phụ nữ LLCT Lý luận chính trị MTTQ Mặt trận tổ quốc NN Nhà nước NTM Nông thôn mới QĐ Quyết định THCS Trung học cơ sở THPT Trung học phổ thông TNCSHCM Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh UBND Ủy ban nhân dân vi DANH MỤC BẢNG Bảng 4.1. Số lượng, cơ cấu CBCC cấp xã huyện Tiên Lữ năm 2015 .......................... 36 Bảng 4.2. Tỉ lệ giới tính cán bộ cấp xã huyện Tiên Lữ năm 2015 ............................... 37 Bảng 4.3. Tỉ lệ giới tính công chức cấp xã huyện Tiên Lữ năm 2015 ......................... 37 Bảng 4.4. Cơ cấu phân theo độ tuổi của cán bộ cấp xã ở huyện Tiên Lữ giai đoạn 2013- 2015 .......................................................................................... 38 Bảng 4.5. Cơ cấu phân theo độ tuổi của công chức cấp xã ở huyện Tiên Lữ giai đoạn 2013- 2015 .......................................................................................... 38 Bảng 4.6. Trình độ văn hóa cán bộ cấp xã huyện Tiên Lữ giai đoạn 2013- 2015 ...... 39 Bảng 4.7. Trình độ văn hóa công chức cấp xã huyện Tiên Lữ giai đoạn 20132015.............................................................................................................. 39 Bảng 4.8. Trình độ chuyên môn nghiệp vụ cán bộ cấp xã huyện Tiên Lữ giai đoạn 2013- 2015 .......................................................................................... 39 Bảng 4.9. Trình độ chuyên môn nghiệp vụ công chức cấp xã huyện Tiên Lữ giai đoạn 2013- 2015 .......................................................................................... 40 Bảng 4.10. Trình độ lý luận chính trị cán bộ cấp xã huyện Tiên Lữ giai đoạn 2013- 2015 ................................................................................................... 40 Bảng 4.11. Trình độ lý luận chính trị công chức cấp xã huyện Tiên Lữ giai đoạn 2013- 2015 ................................................................................................... 41 Bảng 4.12. Kết quả tự đánh giá của CBCC cấp xã về các kỹ năng nghề nghiệp trong quá trình thực thi nhiệm vụ................................................................. 43 Bảng 4.13. Kết quả đánh giá của CBCC cấp huyện về các kỹ năng nghề nghiệp của CBCC cấp xã ......................................................................................... 44 Bảng 4.14. Kết quả đánh giá đạo đức công vụ của CBCC cấp xã ................................ 45 Bảng 4.15. Kết quả đánh giá của CBCC cấp xã về mức độ hoàn thành nhiệm vụ ....... 46 Bảng 4.16. Tác động của cơ chế bầu cử, tuyển dụng đến chất lượng của đội ngũ cán bộ công chức cấp xã .............................................................................. 54 Bảng 4.17. Tác động của công tác đào tạo bồi dưỡng đến chất lượng đội ngũ cán bộ công chức cấp xã huyện Tiên Lữ ............................................................. 56 Bảng 4.18. Tác động của yếu tố chế độ chính sách đến chất lượng của đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã huyện Tiên Lữ .................................................... 58 Bảng 4.19. Tác động của yếu tố công tác đánh giá đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã huyện Tiên Lữ ......................................................................................... 59 vii DANH MỤC HÌNH Hình 3.1. Bản đồ hành chính huyện Tiên Lữ ............................................................... 23 Hình 3.2. Cơ cấu kinh tế của huyện Tiên Lữ năm 2013 .............................................. 27 viii TRÍCH YẾU LUẬN VĂN Tên tác giả: Vũ Hoàng Anh Tên luận văn: Nâng cao chất lượng cán bộ, công chức cấp xã trên địa bàn huyện Tiên Lữ, tỉnh Hưng Yên Chuyên ngành: Quản lý kinh tế Mã số: 8.34.04.10 Cơ sở đào tạo: Học viện Nông nghiệp Việt Nam Cán bộ công chức cấp xã là lực lượng cơ sở nòng cốt gần dân nhất, trực tiếp đưa đường lối, chính sách của Đảng đến với người dân. Trong thời buổi hiện này, vừa để đáp ưng mục tiêu kinh tế vừa để đáp ứng mục tiêu chính trị và hòa mình vào với Thế giới đòi hỏi lực lượng CBCC cấp xã phải có trình độ chuyên môn, chính độ chính trị. Không chỉ CBCC cấp xã trên cả nước nói chung mà CBCC cấp xã huyện Tiên Lữ, tỉnh Hưng Yên cũng phải theo kịp. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài tập trung đi sâu vào hai vấn đề chính. Đó là thực trạng của CBCC cấp xã trên địa bàn huyện Tiên Lữ nhằm tìm ra giải pháp khắc phục những hạn chế và phát huy những điểm mạnh vốn có của mình. Tác giả đã thu thập các số liệu sơ cấp và thứ cấp về thực trạng CBCC cấp xã trên địa bàn huyện Tiên Lữ, tỉnh Hưng Yên thông qua phỏng vấn trực tiếp bằng phiếu điều tra và số liệu cung cấp của Phòng Nội vụ huyện. Từ các số liệu thu thập được tác giả sử dụng các phương pháp phân tích bao gồm để phân tích thực trạng những khó khăn vướng măc từ đó tìm ra giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ CBCC cấp xã trên địa bàn huyện Tiên Lữ, tỉnh Hưng Yên. Nghiên cứu thực trạng đội ngũ CBCC cấp xã trên địa bàn huyện Tiên Lữ, tỉnh Hưng Yên cho thấy: CBCC cấp xã còn yếu về năng lực, còn chưa bắt kịp với yêu cầu của CBCC nói chung. Tỷ lệ nam giới vẫn chiếm số lượng chủ yếu trong các chức danh các bộ chủ chốt, tỷ lệ nữ giới chiếm số lượng nhỏ và chỉ ở chức danh Chủ tịch Hội LHPN, còn tỷ lệ giới tính ở đội ngũ công chức tương đối đồng đều. Trình độ văn hóa trong các năm gần đây đang gia tăng về trình độ. Tỷ lệ CBCC tốt nghiệp Đại học và Thạc sỹ tăng dần. Các kỹ năng giải quyết công việc ở mức độ trung bình và khá chiếm tỷ lệ cao, số lượng CBCC tự đánh giá kỹ năng nghề nghiệp của mình còn yếu. Các yếu tố chủ quan và khách quan ảnh hưởng đến thực trạng CBCC cấp xã như công tác quy hoạch, tuyển dụng, chế độ chính sách… Qua nghiên cứu thực trạng và phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng CBCC cấp xã tác giả đề xuất các giải pháp nâng cao chất lượng CBCC cấp xã như: nâng cao công tác quy hoạch, tuyển dụng, đẩy mạnh công tác đào tạo và bồi dưỡng, có chế độ chính sách đãi ngộ phù hợp và kịp thời. ix THESIS ABSTRACT Author’s name: Vu Hoang Anh Thesis title: Improving quality of communal cadres and staffs in Tien Lu district, Hung Yen province Field: Economic management Code: 8.34.04.10 Institution: Vietnam National University of Agriculture (VNUA) Communal cadres and staffs is grass root forces who is close to the community, directly transfer the policy of the Communist Party to the community. At present, in order to meet with requirements of economic and political objectives in the context of world integration, the communal staffs and cadres must improve their qualifications in terms of specialization and political, overall in the country including Tien Lu district, Hung Yen province. The objectives of the study are to evaluate the current situation of quality of communal staffs in Tien Lu district, Hung Yen province, based on that propose recommendations to improve the quality of the communal staffs and cadres in Tien Lu district, Hung Yen province in the coming time. Data is collected from both secondary and primary data source. Primary data is collected through interviews with local staffs. Analysis tools are descriptive and comparative statistics in order to reflex the current situation of quality of communal staffs in Tien Lu District, Hung yen province. Results show that the communal staffs and cadres in Tien Lu district are weak in capability and not meet with overall requirements in general. Male still dominates in management positions, and smaller percentage of female hold management positions, majorly in the association of women. In the staff level, male and female ratio is quite similar. In recent years, it is observed that education level of communal staff and cadres have been improved, with higher percentage of staffs and cadres holding Bachelor and Master Degrees. The results also show that the skills to address technical works are still at medium and low level, as reported by number of staffs and cadres. Major factors affecting the quality of communal staffs and cadres are identified such as planning, recruitment, policy,…Based on the evaluation of current situation of quality of communal staffs and cadres in Tien Lu district, Hung Yen province, some recommendations are proposed to improve the quality of communal staffs and cadres in Tien Lu district, Hung Yen province in the coming time are: improve the quality of human resources planning, improve the quality of recruitment, enhancing training of communal staffs and cadres, and have appropriate and prompt policy of treatment , incentives for local staffs. x PHẦN 1. MỞ ĐẦU 1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI Cán bộ có vai trò rất quan trọng, là nhân tố quyết định sự thành bại của cách mạng. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định: "Cán bộ là cái gốc của mọi công việc", "Muôn việc thành công hay thất bại, đều do cán bộ tốt hoặc kém (Bùi Đình Phong, 2006). Ở nước ta, cấp xã (xã, phường, thị trấn) là một trong bốn cấp hành chính. Cấp xã là cấp thấp nhất, gần dân nhất, là cấp trực tiếp tổ chức và vận động nhân dân thực hiện đường lối, chủ trương, nghị quyết của Đảng, pháp luật của Nhà nước, tăng cường đại đoàn kết toàn dân, phát huy quyền làm chủ của nhân dân, huy động mọi khả năng phát triển kinh tế - xã hội, tổ chức cuộc sống của cộng đồng dân cư. Chính quyền cấp xã thực hiện quản lý nhà nước trên các lĩnh vực: Chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội, an ninh, quốc phòng. Để chính quyền cấp xã thực hiện chức năng quản lý nhà nước một cách có hiệu lực và hiệu quả thì cần phải có đội ngũ cán bộ, công chức (cán bộ, công chức) cấp xã có năng lực quản lý nhà nước tốt. Thực tế cho thấy ở đâu mà năng lực quản lý nhà nước của Cán bộ, công chức cấp xã tốt thì hiệu lực, hiệu quả quản lý cao. Ngược lại, ở đâu mà năng lực quản lý nhà nước của Cán bộ, công chức cấp xã không tốt thì hiệu lực, hiệu quả quản lý thấp, tiềm ẩn nguy cơ mất đoàn kết nội bộ, mất dân chủ, tình trạng khiếu nại, tố cáo kéo dài, tạo nên điểm nóng... Tiên Lữ là một huyện thuần nông của tỉnh, mới được tái lập vào năm 1997, mặc dù tình hình chính trị - an ninh, trật tự, xã hội tương đối ổn định, kinh tế tăng trưởng với tốc độ cao, song nhìn chung nền kinh tế của tỉnh chủ yếu vẫn là nông nghiệp, nguồn thu ngân sách hạn hẹp, GDP bình quân đầu người thấp hơn nhiều so với bình quân chung của các huyện trong tỉnh. Nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh đặt ra yêu cầu ngày càng cao đối với đội ngũ cán bộ công chức nói chung, đặc biệt đối với cán bộ, công chức cấp xã nói riêng, bởi lẽ đây là đội ngũ cán bộ, công chức của hệ thống chính trị ở cơ sở trực tiếp lãnh đạo, tổ chức thực hiện các chỉ thị, nghị quyết của Đảng; chính sách, pháp luật của Nhà nước trên địa bàn địa phương. Tuy nhiên, một thực tế khách quan đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã của tỉnh hiện nay chất lượng còn thấp không tương xứng với vai trò, vị trí của họ cũng như chức trách của các chức danh do nhà 1 nước quy định. Điều này đã gây ảnh hưởng không nhỏ tới hiệu lực, hiệu quả hoạt động của chính quyền cơ sở nói riêng và của Đảng và nhà nước nói chung; tình trạng bất ổn cục bộ ở một số địa phương, làm suy giảm niềm tin của người dân đối với Đảng và Nhà nước. Để có một đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã trên địa bàn tỉnh có chất lượng, đảm bảo "vừa hồng, vừa chuyên" hết lòng phụng sự nhân dân, giữ gìn đoàn kết ở cơ sở, tăng uy tín của Đảng và nhà nước với nhân dân đáp ứng yêu cầu xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN của dân, do dân, vì dân đã đặt ra nhiều vấn đề lí luận, pháp lí cần phải giải đáp thấu đáo, có căn cứ khoa học và thực tiễn. Vì vậy, việc nghiên cứu đề tài “Nâng cao chất lượng cán bộ, công chức cấp xã trên địa bàn huyện Tiên Lữ, tỉnh Hưng Yên” là yêu cầu tất yếu khách quan, cấp thiết cả về lí luận và thực tiễn. 1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 1.2.1. Mục tiêu chung Trên cơ sở đánh giá thực chất lượng của cán bộ, công chức cấp xã trên địa bàn huyện Tiên Lữ, tỉnh Hưng Yên đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng của cán bộ, công chức cấp xã phục vụ cho phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. 1.2.2. Mục tiêu cụ thể - Góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về chất lượng cán bộ, công chức cấp xã; - Đánh giá thực trạng chất lượng cán bộ, công chức cấp xã trên địa bàn huyện Tiên Lữ, tỉnh Hưng Yên; - Phân tích các yếu tố ảnh hưởng tới chất lượng cán bộ công chức cấp xã trên địa bàn huyện Tiên Lữ, tỉnh Hưng Yên; - Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng cán bộ công chức cấp xã trên địa bàn huyện Tiên Lữ, tỉnh Hưng Yên trong thời gian tới. 1.3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU 1.3.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài: Các vấn đề lý luận và thực tiễn liên quan đến chất lượng cán bộ và công chức cấp xã, các chính sách trong trong xây dựng đội ngũ cán bộ cấp cơ sở, cấp xã. 2 1.3.2. Phạm vi nghiên cứu a. Nội dung nghiên cứu: Đề tài tập trung nghiên cứu lý luận, thực tiễn về chất lượng cán bộ, công chức cấp xã; các yếu tố ảnh hưởng và giải pháp nhằm củng cố chất lượng cán bộ, công chức cấp xã trên địa bàn huyện Tiên Lữ, tỉnh Hưng Yên trong thời gian tới. b. Về không gian nghiên cứu Đề tài nghiên cứu trên địa bàn huyện Tiên Lữ, một số nội dung chuyên sâu được tiến hành phỏng vấn trực tiếp cán bộ, công chức cấp xã trên địa bàn 2 xã, 1 thị trấn của huyện Tiên Lữ, tỉnh Hưng Yên. c. Về thời gian nghiên cứu Số liệu nghiên cứu hiện trạng thu thập từ năm 2012- 2014; Dữ liệu sơ cấp khảo sát sâu năm 2015. 1.4. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU - Thực trạng CBCC cấp xã trên địa bàn huyện hiện nay như thế nào? - Giải pháp nâng cao chất lượng CBCC cấp xã trên địa bàn huyện? - Khó khăn, hạn chế còn tồn tại về năng lực và đạo đức của CBCC cấp xã trên địa bàn huyện? 1.5. ĐÓNG GÓP MỚI CỦA ĐỀ TÀI Nghiên cứu góp phần hệ thống hóa được lý luận về nâng cao chất lượng cán bộ, công chức cơ sở. Nghiên cứu đã chỉ ra được thực tiễn nâng cao chất lượng cán bộ, công chức cơ sở một số nước trên thế giới và một số địa phương ở Việt Nam. Từ đó rút ra bài học kinh nghiệm cho nâng cao chất lượng cán bộ, công chức cấp xã trên địa bàn huyện Tiên Lữ. Nghiên cứu đã làm rõ được thực trạng chất lượng cán bộ, công chức cấp xã trên địa bàn huyện Tiên Lữ từ việc kết hợp thông tin thứ cấp và thông tin sơ cấp. Qua đó tác giả đã phân tích được các các yếu tố ảnh hưởng nâng cao chất lượng cán bộ, công chức cấp xã trên địa bàn huyện. Tác giả chỉ ra được các hạn chế, khó khăn và thách thức trong việc nâng cao chất lượng cán bộ, công chức cấp xã và nguyên nhân của nhưng hạn chế khó khăn đó. Trên cơ sở phân tích thực trạng và các yếu tố ảnh hưởng nâng cao chất lượng cán bộ, công chức cấp xã trên địa bàn huyện. Nghiên cứu đã đưa ra các giải pháp có khả năng áp dụng cho địa phương và có giá trị tham khảo với các địa phương khác. 3 PHẦN 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CÁN BỘ, CÔNG CHỨC CẤP XÃ 2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN 2.1.1. Một số khái niệm cơ bản - Chính quyền cấp xã là nơi trực tiếp tổ chức và thực hiện đường lối, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước đi vào cuộc sống. Thực tiễn cho thấy có hệ thống đường lối, chính sách pháp luật đúng đắn, khoa học nhưng ở đó chính quyền cấp xã hoạt động yếu kém thì đường lối, chính sách, pháp luật chưa thực sự đi vào cuộc sống, chưa phát huy được sức mạnh của mình; ở đâu chính quyền cấp xã hoạt động có hiệu quả thì ở đó đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước được thực thi nghiêm minh, chính trị ổn định, kinh tế xã hội phát triển, đời sống nhân dân ngày càng được nâng cao. Chính quyền cấp xã là nơi thể nghiệm chính xác đường lối, chính sách pháp luật của Đảng, pháp luật của Nhà nước (Quốc hội, 2008). Chính quyền cấp xã là cấp quản lý các mặt chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội, an ninh quốc phòng trên địa bàn cơ sở. Hiệu quả hoạt động của chính quyền cấp xã là cơ sở quan trọng để đánh giá hiệu lực, hiệu quả hoạt động trong cả bộ máy nhà nước (Quốc hội, 2008). Chính quyền cấp xã là cấp chính quyền trực tiếp với dân, gần dân, sát dân nhất, là cấp chính quyền giải quyết và chăm lo mọi mặt đời sống nhân dân, trực tiếp nắm bắt tâm tư, nguyện vọng, tình cảm của nhân dân (Quốc hội, 2008). Chính quyền cấp xã là cấp hướng dẫn, giám sát các hoạt động tự quản của nhân dân nhằm tạo điều kiện cho nhân dân phát huy mọi khả năng phát triển kinh tế - xã hội. Đây là nét đặc thù của chính quyền cấp xã, so với các cấp chính quyền khác (Quốc hội, 2008). Chính quyền cấp xã là "cầu nối" giữa Đảng, Nhà nước với nhân dân. Chính quyền cấp xã là cấp trực tiếp tuyên truyền, phổ biến, giáo dục đườn lối, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước cho nhân dân hiểu và thực hiện đường lối, chính sách, pháp luật đó và chính quyền cấp xã là cấp nắm bắt tâm tư, nguyện vọng, ý chí của nhân dân để phản ánh với cấp liên quan (Quốc hội, 2008). Cấp xã là nơi lưu giữ các giá trị văn hoá truyền thống, phong tục tập quán tiến bộ của dân tộc Việt Nam. Chính quyền cấp xã có vai trò rất quan trọng trong 4 việc giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc, xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân, xây dựng đời sống văn hoá mới, đặc biệt là ở vùng nông thôn (Quốc hội, 2008). Chính quyền cấp xã là bộ máy mang tính quyền lực Nhà nước điều hành, quản lý hành chính Nhà nước trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội, an ninh quốc phòng trên địa bàn cơ sở. Chính quyền cấp xã chỉ bao gồm HĐND và UBND. Trong đó "HĐND là cơ quan quyền lực Nhà nước ở địa phương, đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của nhân dân, do nhân dân địa phương bầu ra, chịu trách nhiệm trước nhân dân địa phương và cơ quan Nhà nước cấp trên"; "UBND do HĐND bầu là cơ quan chấp hành của HĐND, cơ quan hành chính Nhà nước ở địa phương, chịu trách nhiệm trước HĐND cùng cấp và cơ quan Nhà nước cấp trên" (Quốc hội, 2008). Qua phân tích ở trên có thể khái niệm: chính quyền cấp xã là cấp thấp nhất, cấp gần gũi dân nhất, bao gồm HĐND và UBND thực hiện quyền lực Nhà nước và đại diện cho ý chí, nguyện vọng, quyền làm chủ của nhân dân ở cơ sở, quyết định và thực hiện những chủ trương, biện pháp phát triển kinh tế - xã hội, củng cố quốc phòng an ninh trên địa bàn theo quy định của Hiến pháp, pháp luật là tổ chức phát huy tính tự quản của nhân dân. - Cán bộ: Từ "cán bộ" được hiểu với nhiều nghĩa khác nhau trong từng giai đoạn lịch sử cụ thể. Dù cách hiểu, cách dùng khác nhau nhưng về cơ bản, từ cán bộ bao hàm nghĩa chính của nó là bộ khung, là nòng cốt, là chỉ huy. Quan niệm một cách chung nhất, cán bộ là khái niệm chỉ những người có chức vụ, vai trò và cương vị nòng cốt trong một tổ chức có tác động ảnh hưởng đến hoạt động của tổ chức và các quan hệ trong lãnh đạo, chỉ huy, quản lý, điều hành, góp phần định hướng sự phát triển của tổ chức (Quốc hội, 2008). - Công chức: Công chức là những người được Nhà nước tuyển dụng, bổ nhiệm hoặc được giao nhiệm vụ thường xuyên làm việc trong các cơ quan Nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội ở Trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện hoặc cơ quan đơn vị thuộc quân đội nhân dân hay công an nhân dân mà không phải là hạ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, được phân loại theo chế độ đào tạo, ngành chuyên môn, được xếp vào một ngạch hành chính trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách Nhà nước (Quốc hội, 2008). 2.1.2. Khái niệm, vị trí, vai trò của cán bộ, công chức cấp xã - Khái niệm: 5 Cán bộ cấp xã: Cán bộ cấp xã là công dân Việt Nam trong biên chế; được hưởng lương từ ngân sách Nhà nước, gồm những người được bầu giữ chức vụ Chủ tịch, Phó Chủ tịch HĐND, Chủ tịch, Phó Chủ tịch UBND có trách nhiệm lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành thực hiện chức năng, nhiệm vụ của HĐND và UBND theo quy định của Hiến pháp và pháp luật, bảo đảm phát triển kinh tế - xã hội, ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn xã, phường, thị trấn. Quốc hội (2008). Theo quy định của Nghị quyết Trung ương 5 khoá IX (Ban chấp hành TW Đảng, 2002): Hệ thống chính trị ở cơ sở có cán bộ chuyên trách và cán bộ không chuyên trách. Cán bộ chuyên trách là những cán bộ phải dành phần lớn thời gian lao động, làm vi ệc công để thực hiện chức trách được giao, bao gồm: Cán bộ giữ chức vụ qua bầu cử gồm: Cán bộ chủ chốt của cấp uỷ Đảng, HĐND, UBND những người đứng đầu Uỷ ban mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội. Cán bộ chuyên môn được UBND tuyển chọn gồm: Công an trưởng, xã đội trưởng, cán bộ văn phòng, địa chính, tài chính - kế toán, tư pháp, văn hoá - xã hội. Số lượng cán bộ chuyên trách do Chính phủ quy định. Cán bộ chuyên trách ở cơ sở có chế độ làm việc và được hưởng chính sách về cơ bản như cán bộ, công chức Nhà nước; khi không còn là cán bộ chuyên trách mà chưa đủ điều kiện để hưởng chế độ hưu trí, được tiếp tục tự đóng bảo hiểm xã hội hoặc hưởng phụ cấp một lần theo chế độ nghỉ việc. Cán bộ, công chứccơ sở có đủ điều kiện được thi tuyển vào ngạch công chức ở cấp trên. Pháp lệnh cán bộ, công chức hiện hành cần được sửa đổi theo hướng bao gồm cả cán bộ, công chức cơ sở. Cán bộ không chuyên trách là những người chỉ tham gia việc công trong một phần thời gian lao động. Căn cứ hướng dẫn của Trung ương, UBND cấp tỉnh quy định khung về số lượng và mức phụ cấp cho cán bộ không chuyên trách trong hệ thống chính trị ở cấp cơ sở (kể cả trưởng thôn) Công chức cấp xã: Công chức cấp xã là công dân Việt Nam trong biên chế, được hưởng lương từ ngân sách Nhà nước, được tuyển dụng, giao giữ một chức danh chuyên môn nghiệp vụ thuộc UBND cấp xã thực hiện nhiệm vụ theo 6 quy định của Hiến pháp và pháp luật (Hồ Chí Minh, 1950). Theo quy định tại điều 2, Nghị định số 114/2003/NĐ-CP ngày 10/10/2003 của Chính phủ về cán bộ, công chức xã, phường, thị trấn. 1. Những người do bầu cử để đảm nhiệm chức vụ theo nhiệm kỳ (gọi chung là cán bộ chuyên trách cấp xã) gồm có các chức vụ sau đây: a. Bí thư, Phó Bí thư Đảng uỷ, Thường trực Đảng uỷ (nơi có Phó Bí thư chuyên trách công tác Đảng), Bí thư, Phó Bí thư chi bộ (nơi chưa thành lập Đảng uỷ cấp xã); b. Chủ tịch, Phó Chủ tịch HĐND c. Chủ tịch, Phó Chủ tịch UBND d. Chủ tịch Uỷ ban Mặt trận tổ quốc, Bí thư Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Chủ tịch Hội liên hiệp phụ nữ, Chủ tịch Hội nông dân và Chủ tịch Hội cựu chiến binh. 2. Những người được tuyển dụng, giao giữ một chức danh chuyên môn, nghiệp vụ thuộc UBND cấp xã (gọi chung là công chức cấp xã), gồm các chức danh sau đây: a. Trưởng công an (nơi chưa bố trí lực lượng công an chính quy) b. Chỉ huy trưởng quân sự c. Văn phòng - Thống kê d. Địa chính - Xây dựng đ. Tài chính - Kế toán e. Tư pháp - Hộ tịch g. Văn hoá - Xã hội. Theo các quy định trên thì cán bộ chính quyền cấp xã gồm: Chủ tịch, Phó Chủ tịch HĐND; Chủ tịch, Phó Chủ tịch UBND; công chức xã gồm: Trưởng Công an (nơi chưa bố trí lực lượng công an chính quy); Chỉ huy trưởng quân sự; Văn phòng - Thống kê; Địa chính - Xây dựng; Tài chính - Kế toán; Tư pháp - Hộ tịch; Văn hoá - Xã hội. -Vị trí và vai trò của cán bộ, công chức cấp xã: Các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác - Lênin đã từng nêu cao vai trò của người cán bộ. Lênin chỉ rõ: "Trong lịch sử chưa hề có một giai cấp nào giành 7 được quyền thống trị, nếu nó không đào tạo ra được hàng ngũ của mình những lãnh tụ chính trị, những đại biểu tiền phong có đủ khả năng tổ chức và lãnh đạo phong trào". Chủ tịch Hồ Chí Minh đặc biệt quan tâm đến cán bộ, coi đây là "vấn đề then chốt". Người khẳng định: "Cán bộ là những người đem chính sách của Đảng, của Chính phủ giải thích cho dân chúng hiểu rõ và thi hành, đồng thời đem tình hình của dân chúng báo cáo cho Đảng, Chính phủ hiểu rõ để đặt chính sách cho đúng" (Bùi Đình Phong, 2006). Cán bộ có vị trí rất quan trọng là "cầu nối" giữa Đảng, Nhà nước với nhân dân. Cán bộ là người đặt ra đường lối, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước. Đường lối, chính sách, pháp luật có đúng đắn, khoa học phần lớn phụ thuộc nhiều vào cán bộ, có chính sách rồi việc thi hành nó thế nào cũng lại phụ thuộc rất nhiều vào cán bộ. Nếu cán bộ giỏi, có năng lực, tận tâm với công việc thì chính sách được thi hành và đi vào cuộc sống. Ngược lại, nếu không có cán bộ tốt thì các chủ trương, chính sách có hay mấy cũng không thực hiện được (Nguyễn Minh Đoan, 2009). Cán bộ có vị trí, vai trò quan trọng đối với cơ quan, tổ chức. Cán bộ là thành viên, phần tử cấu thành tổ chức bộ máy. Cán bộ có quan hệ mật thiết với tổ chức và quyết định mọi sự hoạt động của tổ chức. Hiệu quả hoạt động trong tổ chức, bộ máy phụ thuộc vào cán bộ. Cán bộ tốt sẽ làm cho bộ máy hoạt động nhịp nhàng, cán bộ kém sẽ làm cho bộ máy tê liệt "Cán bộ là cái dây chuyền của bộ máy. Nếu dây chuyền không tốt, không chạy thì động cơ dù tốt, dù chạy toàn bộ máy cũng tê liệt" (Nguyễn Minh Đoan, 2009). Đối với công việc "cán bộ là cái gốc của mọi công việc", "Muôn việc thành công hay thất bại đều do cán bộ tốt hoặc kém". Đảng ta luôn coi trọng công tác cán bộ, đặc biệt là thời kỳ đẩy mạnh CNH - HĐH đất nước, Đảng nhận định: "Cán bộ là nhân tố quyết định sự thành bại của cách mạng gắn liền với vận mệnh của Đảng, của chế độ, là khâu then chốt trong công tác xây dựng Đảng" (Nguyễn Minh Đoan, 2009). Như vậy, cán bộ, công chức là "cầu nối" giữa Đảng, Nhà nước với nhân dân, là "nhân tố quyết định" đến sự thành bại của cách mạng, "là khâu then chốt trong công tác xây dựng Đảng". Theo Nguyễn Minh Đoan (2009), ngoài những vị trí, vai trò trên cán bộ, 8 công chức cấp xã còn có vị trí, vai trò thể hiện những phương diện sau đây: + Cán bộ, công chức cấp xã vừa là người đại diện Nhà nước, vừa là người đại diện cộng đồng, vừa là người cùng làng, cùng họ, vừa là người dân, là người gần gũi dân, sát dân nhất cho nên họ là người trực tiếp nắm bắt tâm tư, nguyện vọng tình cảm của dân để phản ánh lên các cấp chính quyền để các cấp chính quyền đặt ra chính sách đúng. Thực tế cho thấy, ở đâu mà cán bộ, công chức cấp xã gần dân, hiểu dân, nắm bắt kịp thời tâm tư, nguyện vọng của dân thì ở đó các cấp chính quyền sẽ đề ra chính sách đúng, ngược lại ở đâu mà cán bộ chính quyền cấp xã quan liêu, hách dịch, cửa quyền thì sẽ đề ra chính sách không phù hợp. + Cán bộ, công chức cấp xã là người trực tiếp tuyên truyền, phổ biến đường lối, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước cho nhân dân và vận động nhân dân thực hiện tốt đường lối, chính sách, pháp luật đó trong cuộc sống. Là người tiên phong gương mẫu trong việc thực hiện chính sách pháp luật và xây dựng gia đình văn hóa ở khu dân cư. + Cán bộ, công chức cấp xã là người trực tiếp giải quyết những yêu cầu, những thắc mắc về lợi ích chính đáng của nhân dân. + Cán bộ, công chức cấp xã là người am hiểu các phong tục tập quán, truyền thống dân tộc của địa phương, họ là người tập hợp được khối đại đoàn kết toàn dân ở cơ sở, là người phát huy tính tự quản của cộng đồng dân cư. Tóm lại, cán bộ, công chức cấp xã là người có vị trí, vai trò quan trọng trong việc ổn định chính trị, phát triển kinh tế - xã hội ở cơ sở, tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân, tạo điều kiện phát huy tính tự quản trong cộng đồng dân cư. 2.1.3. Các tiêu chí đánh giá chất lượng cán bộ, công chức Chu Xuân Khánh và cs. (2010) đã nêu ra các tiêu chí đánh giá chất lượng công chức khi nghiên cứu Tìm hiểu Luật cán bộ, công chức: - Tiêu chí đánh giá trình độ chuyên môn nghiệp vụ Trình độ chuyên môn nghiệp vụ là điều kiện đầu tiên trong thực hiện các nhiệm vụ và tạo ra sản phẩm công việc. Trình độ là mức độ về sự hiểu biết, về kỹ năng được xác định hoặc đánh giá theo tiêu chuẩn nhất định nào đó thể hiện ở văn bằng chứng chỉ mà mỗi công chức nhận được thông qua quá trình học tập. Tiêu chuẩn về trình độ thường được sử dụng để xếp công chức vào hệ thống 9
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng

Tài liệu xem nhiều nhất