Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Nấm linh chi và ứng dụng của linh chi trong y học...

Tài liệu Nấm linh chi và ứng dụng của linh chi trong y học

.PDF
36
813
137

Mô tả:

Nấm Linh chi và ứng dụng của Linh chi trong Y học
1 1. Đặt vấn đề Trong các thư tịch cổ của Hoàng đế nội kinh từ thế kỉ thứ 2 trước công nguyên đã ghi chép về tác dụng chữa bệnh của nấm Linh chi như là một vị thuốc trường sinh bất tử bởi giá trị siêu dược liệu của chúng. Nấm linh chi (NLC) đã được đưa vào nghiên cứu hàng trăm năm qua nhưng đến nay vẫn đang là đối tượng nghiên cứu của nhiều ngành khoa học. Thành tựu nghiên cứu của hàng loạt công trình khoa học đã chứng minh bằng thực nghiệm trên động vật và trờn lâm sàng nấm Linh chi có tác dụng tăng cường miễn dịch (MD), chống mệt mỏi và suy nhược thần kinh, làm chậm quá trình lóo hoỏ, bảo vệ gan, hạn chế sự phát triển của khối u. Hầu hết các loại thuốc tân dược đang được sử dụng làm thuốc chữa bệnh hiện nay vẫn còn có những tác dụng phụ không mong muốn, đặc biệt là các bệnh phải chữa trị bằng thuốc tân dược lâu ngày gây nên suy gan, suy thận,... Vì vậy, xu hướng chung trên thế giới ngày nay, đang quay trở lại sử dụng các nguồn dược liệu trong thiên nhiên làm thuốc phòng và chữa bệnh. Những tiến bộ về hóa dược, dược lí, sinh hóa, miễn dịch học, ... đã ngày càng làm sáng tỏ về:cơ chế, tác dụng chữa bệnh của các vị thuốc dùng trong Y học cổ truyền đã bao đời nay. Đây vẫn đang là một chủ trương trong việc thực hiện chính sách quốc gia về Y- Dược học cổ truyền của nhà nước ta và của nhiều nước trên thế giới. Vì vậy, các chương trình nghiên cứu về các dược liệu quý không ngừng được tiếp tục triển khai bằng các phương pháp và các thiết bị hiện đại nhằm phát hiện các tác dụng mới hoặc chứng minh các kinh nghiệm sử dụng từ lâu đời trong dân gian. NLC là một dược liệu điển hình như vậy không ngừng được nghiên cứu và luôn luôn phát hiện được các tác dụng mới. Hàng ngày có thể tìm thấy nhiều công trình mới nghiên cứu về NLC trờn cỏc tạp chí khoa học, trờn cỏc trang mạng điện tử. Những kết quả mới đang làm 2 cho NLC càng trở nên hấp dẫn hơn với người sử dụng và với các nhà nghiên cứu Y- Dược. Các nhà Dược học, Thực vật học và Sinh học đã tìm thấy nấm Linh chi, Cổ Linh chi mọc tự nhiên tại thành phố Đà Lạt và trong các khu rừng của tỉnh Lâm Đồng. Hiện nay loại nấm này đang được nhân dân nuôi trồng và sử dụng rộng rãi để chữa “bỏch bệnh”, nhưng chưa được nghiên cứu đầy đủ. Vì những lý do trên đây, trong khuôn khồ đề tài tiến sỹ “đỏnh giỏ tác dụng của nấm Hồng chi Đà Lạt (Ganoderma lucidum) trong điều trị hội chứng rối loạn lipid mỏu” nhóm nghiên cứu chúng tôi đã thực hiện chuyên đề: “Nấm Linh chi và ứng dụng của Linh chi trong Y học” nhằm xác định rừ cỏc loài nấm Linh chi và tác dụng chữa bệnh của chúng để có thể giúp cho người dân hiểu biết rõ hơn về một loại thảo dược quớ hiếm mà mình đang tự ý sử dụng làm thuốc chữa bệnh. 2. Sơ bộ về Linh chi: 2. Đặc điểm hình thái cơ bản nấm Linh chi và phân loại nấm Linh chi: Lịch sử nghiên cứu nấm Linh chi đã trải qua hơn 200 năm với nhiều biến đổi và ngày càng thu được những kết quả khoa học có giá trị hơn. Lần đầu tiên W. Curtis (1871) đã phát hiện và đặt tên cho NLC. Một trăm năm sau, Karsten mới xác lập chi Ganoderma và những nghiên cứu về hệ thống học, phân loại học nhóm nấm này mới thực sự phát triển. Cho đến nay các nhà khoa học đã phát hiện khoảng gần 300 loài thuộc họ Ganodermataceae [5], [16], [18]. Điểm đặc biệt chỉ có ở nhóm nấm này là màng bào tử đảm 2 lớp - một dấu hiệu di truyền nổi bật, cho nên nhiều nhà khoa học đã đề nghị để ở bậc taxon cao hơn và xếp chúng thành 1 họ độc lập: họ Linh chi (Ganodermataceae Donk). Theo Donk (1993) phân họ Ganodermataceae thuộc: - Giới nấm (Mycetalia). 3 - Ngành nấm đảm (Basimydiomycetes). - Bộ nấm lỗ (Alphyllophorales). - Họ Linh chi (Gannodermataceae Donk). Năm 1971 Ainsworth G.C dựa vào đặc điểm hình thái thể quả, cấu trúc bào tử đảm, đã đưa ra hệ thống phân loại một cách hoàn chỉnh. Cho đến nay hệ thống phân loại này đã và đang được nhiều nhà khoa học trên thế giới sử dụng [16], [17], [18]. Nấm Linh chi có đặc điểm chung của ngành là: được cấu tạo bởi các tế bào có nhân thật, không có diệp lục, nhận thức ăn từ môi trường bên ngoài bằng cách hấp thu từ giá thể (sống dị dưỡng) [18]. Ngoài ra cũn cú cỏc đặc điểm riêng [16], [17], [18], [22]: + Sợi nấm gồm nhiều đoạn ngăn cách với nhau bởi cỏc vỏch ngang. Mỗi đoạn được coi như một tế bào có một hay nhiều nhõn. Trờn cỏc vỏch ngang đó có lỗ nhỏ, từ đó chất nguyên sinh và cả nhõn có thể đi qua. + Cuống thể quả biến dị lớn: Các loại đa niên thường không cuống cũn cỏc loài có cuống thì rất phong phú: Từ loài có cuống rất ngắn (0,5cm), rất mảnh (0,2cm) cho đến các loài dài cỡ hàng 5 – 10cm hoặc rất dài (20 – 25cm), to và mập (đường kính có thể tới 3,3cm). Cuống nấm có thể phân nhánh hoặc không, màu sắc thay đổi khác nhau tuỳ từng loài. Cuống thường đớnh bờn, đôi khi đính gần tâm do quá trình liờn tán mà thành . + Mũ nấm: Dạng thận, gần tròn đôi khi xoè thành hình quạt hoặc ít nhiều dị dạng. Trên mặt mũ có vân gợn đồng tâm và có tia rãnh phóng xạ. Màu sắc từ vàng nâu, vàng cam,đỏ nâu, đỏ tím, nâu đen, nhẵn, búng, lỏng như vecni, sẫm màu dần khi già. Lớp vỏ láng phủ suốt trên mặt mũ và chạy dài theo cuống nấm. Kích thước tán biến động từ 2 – 30cm, dày 0,8 – 2,5cm tuỳ từng loại. Phần đính với cuống hoặc gồ lên hoặc lõm xuống. 4 + Thịt nấm dày từ 0,4 – 1,8 cm màu vàng kem, nâu nhạt, trắng. Nấm mềm dai khi tươi, khi khô chắc, cứng và nhẹ. Hệ sợi có đầu tận cùng phỡnh hỡnh chuỳ, màng rất dày, đan kết vào nhau tạo thành lớp vỏ láng phủ trên mặt mũ. + Bào tầng là một lớp ống dày từ 0,2 – 1,7cm, gồm các ống nhỏ thẳng, miệng tròn, trắng, vàng ánh xanh. + Đảm đơn bào mang 4 bào tử đảm hình trứng, trứng cụt. + Bào tử đảm có cấu trúc vỏ kép, màu vàng mật ong sáng, ở giữa tụ dạng giọt dầu, kích thước (5 –6) x (8,8 – 12) µm. Vỏ bào tử khá dày cỡ 0,7 – 12 µm, có cấu trúc phức tạp: Màng ngoài trong suốt, màng trong sần sùi mụn cóc, gai nhọn, gò trống. Đặc biệt, dù hình thái bên ngoài của nấm biến đổi rất đa dạng, song về cấu tạo của bào tử đảm thỡ cú độ ổn định rất cao, dù là chủng nuôi trồng ở Nhật Bản, Trung Quốc hay chủng Lim Đà Lạt, Hà Bắc. Các bào tử đảm đơn bào, trong điều kiện thuận lợi, nảy mầm tạo ra hệ sợi sơ cấp rồi qua một loạt sự phát triển tạo tán nấm. Tán nấm hình thành bào tầng rồi lại phát tán bào tử đảm tạo thành chu trình sống của nấm Linh chi. Chu trình sống này tương tự như chu trình sống của những nấm đảm khác. Nấm hoá gỗ, sống một năm hay lâu năm. Thể quả có mũ dạng thận, tròn hoặc dạng quạt, dày, đường kính 3 - 10cm, cuống dài dính lệch, hình trụ tròn hay dẹt, có khi phân nhánh, mặt trên mũ có những vòng đồng tâm, mép lượn sóng. Bào tử hình bầu dục hoặc hình trứng, cụt đầu, màu gỉ sắt, có một mấu lồi và nhiều gai nhọn. Nấm Linh chi sinh sản chủ yếu bằng bào tử nằm ở mặt dưới của thể quả. Phần có chức năng sinh đường chính là hệ sợi của nấm mọc ẩn trong gỗ mục hoặc đất. Hiện nay ở Trung Quốc, Nhật Bản và Việt Nam, người ta đã 5 chủ động nghiên cứu trồng được nấm linh chi trờn giỏ thể nhân tạo để dùng làm thuốc. Nấm Linh chi có thể mọc trên cây gỗ (thường là thuộc bộ Đậu Fabales) sống hay đã chết. Thể quả gặp rộ vào mùa mua (từ tháng 5 đến tháng 11), có thể mọc trên thân cây, quanh gốc cây hoặc từ các rễ cây, thích hợp với bóng rợp, ánh sáng khuyếch tán nhẹ với nhiệt độ ôn hoà. Nên ở các vùng núi đồi cao trên 1000m so với mực nước biển, thường cú cỏc chủng thích hợp nhiệt độ thấp từ 21 - 260 như cỏc vựng Đà Lạt, Kon Tum, Sapa, Tam Đảo,... ở nước ta.. Các loài NLC được phát hiện ở Việt Nam khá sớm. Các nhà Thực vật học, Y- Dược học kế tục Tuệ Tĩnh đã phát hiện được 26 loài thuộc chi Ganoderma [18]: 1. Ganoderma amboinense (Lam & Fr.) Pat. 2. G. annulare (Fn) Gilbn. 3. G. Applanatum (Pers) Pat. 6 4. G. australe Pat. 5. G. balabacense Murr. 6. G. boninense Pat. 7. G. capense (L.Loyd) Pat. 8. G. cochlear (Bl & Nees) Bress. 9. G. Fulvelum Bres. 10.G. guinanense Zhao et Zhang. 11.G. Hainanense Zhao, Xu & Zhang. 12.G. koningsberg Li (L.Loyd), Teng. 13.G. lobattum (Schow) Atk. 14. G. lucidum (Leyss. ex. Fr) Karst. 15. G. mastoporum (Mont) Pat. 16.G. ochrolacctum (Mont) Pat. 17.G. orflavum (L. Loyd) Teng. 18.G. Philipii (Bress. et Henn). Bres. 19.G. virulosum Pat. et Har. 20.G. sasile Murr. 21.G. sichuanense Zhao & Zhang. 22.G. sinense Zhao, Xu & Zhang. 23. G. subtornatum Murr. 24.G. toantum (Pers) Pat. 25.G. tropicum (Jungh) Bres. 7 26.G. tsugae. Theo thống kê của tổ chức lương thực thế giới (FAO) thì G. lobatum đã được sử dụng làm thuốc tại Trung Quốc. G.lobatum đã được phát hiện tại Cộng hoà Sec, tại quần đảo Sky ở Arizona [31], [36]. Ở Việt Nam G.lobatum đã phát hiện được ở rừng thuộc địa phận tỉnh Ninh Bình. Với những giá trị ngày càng được khẳng định, loài chuẩn nấm Linh chi màu đỏ – Hồng chi , xích chi, đơn chi…là 1 trong vài ba loài nấm được nghiên cứu kỹ lưỡng nhất, được nuôi trồng cho sản lượng ngày càng lớn, kể cả các nước Âu - Mỹ. Trên toàn thế giới, nấm linh chi đỏ có hơn 40 chủng, trong đó chi Ganoderma có nhiều loài gần về hình thái với loài chuẩn, và do đó đã hình thành phạm trù Ganoderma lucidum complex (group). Ở Việt Nam, nấm Linh chi phân bố chủ yếu ở miền Bắc nước ta đặc biệt là những nơi có rừng Lim xanh [17]. Ngoài ra cũn cú ở một số vùng của miền Nam. Các mẫu đều được sưu tầm từ tháng 3 đến tháng 12 ở miền Bắc và vào mùa mưa ở miền Nam. Theo những nghiên cứu của Trần Văn Mão, Trịnh Tam Kiệt, Đàm Nhận, Phạm Quang Thu, Lờ Xuõn Thám ... đó phát hiện được 46 loài Linh chi ở lãnh thổ nước ta, Ganoderma có 46 loài đã được nghiên cứu trong đó có 4 loài chuẩn và 4 chủng đó là [5], [15], [18]: - Chủng nấm Lim (Li) ở Hà Bắc - Đắng và nếu uống nhiều dễ say (có thể có độc vì mọc trờn cõy Lim Erythrophloeum fordii). - Chủng nấm Linh chi Dalat (DL) – Rất đắng - Mới đây đã phát hiện thêm 1 chủng đặc biệt ở Đồng Tháp Mười, Mộc Hoá, Long An - là chủng đầu tiên thu được ở vùng Nam bộ với sắc thái vàng tươi ở mặt trên tán, có thể gọi là Hoàng chi [18]. - Chủng Linh chi Sài Gòn với sắc thái nâu đỏ sẫm trong tự nhiên và hầu như không đắng [18]. 8 Chiếm ưu thế và thường gặp nhất là nấm Ganoderma lucidum (Lyess. ex Fr.) Karst [18]. Lê Quý Đụn đó chỉ rõ, đây là: “Nguồn sản vật quý giá của đất rừng Đại Nam”. Tại Đà Lạt đã nuôi trồng được 4 loại nấm Linh chi [ 16].Cụ thể: - Nấm Hồng chi – thuộc Xích chi Hình: Ganoderma lucidum (W.Curt.: Fr.) Karst. - chủng Dalat - Nấm Linh chi sò (Ganoderma eapence) Lloyd Teng - Nấm Hoàng chi G.SP - Nấm Hắc chi. 9 Trong đó loại Hồng chi [Ganođerma lucidum( w. Curt:Fr.) Karst.] chủng Đà Lạt được trồng nhiều hơn và có năng suất cao hơn [18]. 2.2. Thành phần hóa học của nấm Linh chi 2.2.1. Về định tính: Theo các tác giả Gao Y.H và Kim H.W...trong thể quả của nấm Linh chi có polysacarid, acid amin, hợp chất steroid, saponin, protein, alcaloid, dầu béo. Ngoài ra cũn cú thành phần flavonoid. Một nhóm chất rất phổ biến, thường gặp trong các loài NLC là terpenoid. Hàng trăm hợp chất terpenoid đã được chiết xuất và xác định cấu trúc hoá học từ 2 loài NLC: G. Lucidum [34], [35], [41], [42]. 2.2.2.Về định lượng toàn phần nấm Linh chi có chứa các chất sau: Tổng kết từ những nghiên cứu trước đây, thành phần hoá học của loài Ganoderma lucidum và một số loài khác trong chi Ganoderma có thành phần chính như sau [5], [16], [18]: - Nước 12 - 13%, lignin 13 - 14%. - Hợp chất nitơ: 1,6 - 2,1%. - Hợp chất phenol 0,08 - 0,1%. - Chất béo: 1,9 - 2%. - Hợp chất steroid 0,11 - 0,16%. - Chất khử: 4,0 - 5,0%. - Cellose: 54 - 56%. 10 Ngoài ra nấm còn chứa các nguyên tố vô cơ: Ag, Br, Ca, Fe, K, Na, Mg, Mn, Sn, Zn, Bi. Cùng với những tiến bộ các khoa học kỹ thuật và bằng các phương pháp hiện đại: Phổ hồng ngoại (IR), phổ tử ngoại (UV), Sắc ký khí - Khối phổ liên hợp, phổ cộng hưởng từ hạt nhân,...và đặc biệt là kỹ thuật sắc ký lỏng cao áp (HPLC) và phổ kế plasma (ICP) từ những năm 1980 đến nay, người ta đã xác định chính xác rất nhiều thành phần hoá học trong nấm Linh chi. Cho đến nay theo thống kê của một số tác giả thỡ đó phát hiện và chứng minh cấu trúc hoá học của hàng trăm chất có trong G. lucidum. Trong đó đáng kể nhất là cỏc nhúm chất [5], [7], [9], [18], [34], [40], [46]: - Tepenoids (∼ 104 chất). - Acid amin (17 chất). - Alcaloid (6 chất). - Polysaccharid (18 chất). Trong số các thành phần hoá học của NLC, polysacchairid và polysccharid liên kết protein là các thành phần được nghiên cứu nhiều. Chúng có tác dụng tăng cường miễn dịch, diệt tế bào khối u thông qua kích hoạt các tế bào miễn dịch [5], [41]: Trung Quốc, Hàn Quốc và Nhật Bản đã và đang tiếp tục nghiên cứu về NLC. Nghiên cứu của KiNo (Nhật Bản, năm 1989, 1991) cho thấy: Trong nấm Linh chi cú cỏc nhúm hoạt chất chính sau [18]: 11 Bảng 1: Thành phần hoá học nấm Linh chi [5], [18]: Hoạt chất Lingzhi – 8 Ganodosteron Lanosporeric acid A Lanosterol II, III, IV Ganoderan A, B, C β - D – glucan BN – 3B: 1, 2,3,4 D–6 Ganoderic acid A, B, D, F, H, K, Y, R, S Ganodermadiol Ganodermic acid Mf Lucidon A Lucidenol Ganosporelacton A, B Nhóm Protein Steroid Steroid Steroid Polysaccharid Polysaccharid Polysaccharid Polysaccharid Triterpenoid Triterpenoid Triterpenoid Triterpenoid Triterpenoid Triterpenoid Điều đáng lưu ý là cỏc nhúm hoạt chất chính này gặp phổ biến ở các loài Ganodema Karst. và ở cả các loài Amauroderma Murr. như luận điểm về tính thống nhất của họ Ganodermataceae Donk về phương diện hoá sinh học trong cấu trúc (màng bào tử, bào tử đảm, hệ sợi) của nấm tự nhiên và nuôi trồng [16], [17], [18]. 2.2.3. Các nguyên tố vi lượng và đa lượng: Với việc áp dụng các kỹ thuật phân tích hạt nhân hàng loạt mẫu nấm Linh chi nuôi trồng ở Việt Nam, đã được xác định hầu hết các phổ nguyên tố phổ biến và nguyên tố hiếm. 12 Bảng 2: Các nguyên tố vi lượng và đa lượng phổ biến trong các chủng Linh chi Ganoderma lucidum nuôi trồng [5], [18]. TT Nguyên tố Linh chi Dalat 1. 2. 3. 4. 5. 6. 7. 8. 9. 10. 11. 12. 13. 14. 15. 16. 17. 18. 19. 20. 21. 22. 23. 24. 25. 26. 27. 28. 29. 30. 31. l As Au Ba Cd Ce Cl Co Cr Cs Cu Eu Fe Gd Hg I La Lu Mn Na Nd Ni Pb Rb Sb Se Sm Sr Th V Zn 88.26 0.02 <0.01 0.55 <0.15 1.44 717.33 0.47 0.68 1.73 32.89 0.05 182.72 0.13 0.07 0.72 1.63 0.03 14.61 337.15 0.85 2.33 3.46 0.03 0.09 0.82 0.47 2.23 0.79 0.36 17.62 Linh chi Trung Quốc 67.77 0.08 <0.01 0.89 <0.15 1.63 805.61 0.42 0.31 1.58 31.64 0.02 149.22 0.18 0.01 0.57 0.86 0.01 18.58 296.73 0.62 2.07 5.71 0.02 0.05 0.68 0.23 4.77 0.44 1.17 33.49 Linh chi Lim 72.19 0.11 <0.01 1.23 <0.15 0.83 855.36 0.41 0.36 1.69 46.58 0.07 177.67 0.07 0.01 0.66 1.16 0.06 12.11 206.84 0.42 1.33 3.88 0.13 0.06 0.87 0.36 2.16 0.61 0.45 26.45 13 Nguyên tố vi lượng và đa lượng: có 31 nguyên tố) [4], [14], [52]. Trong các chủng Linh chi (Ganoderma lucidum) cú cỏc nguyên tố đa lượng cần thiết cho cơ thể như: N, P, K, Ca, Mg, nhưng hai nguyên tố quan trọng nhất được cho là selenium và germanium [30], [51]. Gần đây bằng phương pháp kích hoạt phóng xạ đã xác định được hơn 90 nguyên tố hoá học trong NLC [2]. 2.3. Bộ phận dùng làm thuốc: Nấm gồm 2 phần mũ nấm và cuống. Mũ nấm hình bán nguyệt hay hỡnh thõu, rộng 2 – 25 cm, dài 3 – 30 cm, dày 0,5 - 2cm, mặt trên bóng, màu nâu có vân đồng tâm, lượn sóng và vân tán xạ, mặt dưới nâu nhạt mang các ống rất nhỏ chứa bào tử. Cuống dài ở bên cạnh hình trụ trũn, nõu búng, kích thước 11,5cm x 15- 20 cm [3]. 2.4. Liều dùng: Liều dùng mỗi ngày 3 - 10g dạng thuốc sắc, hoặc 2 - 5g tán bột uống. [3]. 3. Ứng dụng của Linh chi trong Y học: 3.1. Tác dụng của nấm Linh chi theo Y học cổ truyền: Trong các thư tịch cổ của Hoàng đế nội kinh từ thế kỉ thứ 2 trước công nguyên đã ghi chép về tác dụng chữa bệnh của nấm Linh chi: Linh chi có tác dụng phự chớnh, trừ tà: phự chớnh tức là nâng cao thể lực, trừ tà tức là trừ bệnh; phự chớnh trừ tà có nghĩa là tăng cường thể lực để trừ bệnh tật, thể lực tốt thỡ ớt mắc bệnh, nếu có bệnh thì cũng dễ lành. Theo kinh nghiệm sử dụng của người phương đông, có thể khái quát tác dụng dược lý của nấm Linh chi như sau [5], [18]: - Kiện não (làm sáng suốt, minh mẫn). - Bảo can (bảo vệ gan). - Cường tâm (tăng cường hoạt động cho tim). - Kiện vị (củng cố dạ dày và hệ tiờu hoỏ). 14 - Cường phế (bổ phổi và hệ hô hấp). - Giải độc, giải cảm. - Trường sinh (tăng tuổi thọ). Đến thời nhà Minh ( năm 1650, thế kỉ thứ XVI ) nhà Y Dược nổi tiếng Trung Quốc Lý Thời Trõn đó phân ra thành “Lục bảo Linh chi” [4], [18]. Tác dụng của nấm Linh chi được khái quát cụ thể như sau: 3.1.1. Thanh chi: - Màu sắc: Màu xanh. - Tính vị và tác dụng theo YHCT: Vị chua tớnh bỡnh, không độc, chủ trị sáng mắt, bổ can khí, an thần, tăng trí nhớ. 3.1..2. Xích chi, (Hồng chi): Màu sắc: Màu đỏ - Tính vị và tác dụng theo YHCT: Vị đắng, tớnh bỡnh, không độc, tăng trí nhớ, dưỡng tâm, bổ trung, chữa trị tức ngực, trị chứng đàm thấp, trọc ngưng. 3.1.3. Hoàng chi: - Màu sắc: Màu vàng - Tính vị và tác dụng theo YHCT: Vị ngọt, tớnh bỡnh, an thần, không độc. 15 3.1.4. Bạch chi: - Màu sắc: Màu trắng - Tính vị và tác dụng theo YHCT: Vị cay, tớnh bỡnh, không độc, ích phế, thông mũi, cường ý chí, an thần, chữa ho, khó thở. 3.1.5. Hắc chi: - Màu sắc: Màu đen - Tính vị và tác dụng theo YHCT: Vị mặn, tớnh bình, không độc, trị chứng bí tiểu 3.1.6. Tử chi: - Màu sắc: Màu tím - Tính vị và tác dụng theo YHCT: Vị ngọt, tớnh ụn, không độc, trị đau nhức khớp xương gân cốt. Như vậy, Lý Thời Trân (Trung Quốc) đã sử dụng và đánh giá tác dụng dược lý của Linh chi theo màu mắc: Thanh chi: vị chua, tớnh bỡnh, không độc chủ vị sáng mắt, bổ gan, an thần, tăng trí nhớ. Hồng chi: vị đắng, tớnh bỡnh, không độc tăng trí nhớ, bổ tim, trị đàm thấp, chữa tức ngực. Hoàng chi: vị ngọt, tớnh bỡnh, không độc, bổ tỡ, khớ, an thần. Bạch chi: vị cay, tớnh bỡnh không độc, ích phổi thông mũi, chữa ho nghịch hơi. Hắc chi: vị mặn, 16 tớnh bỡnh, không độc, trị bí tiểu, ớch thõn khớ. Tử chi: vị ngọt, tớnh ụn, không độc, trị đau nhức khớp xương, gân cốt [4]. Chuyên luận NLC (Ganoderma) đã được đưa vào Dược điển Trung Quốc 2000 [43], [47]. Kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học tại nhiều nước trên thế giới đã dần làm sáng tỏ các công dụng của NLC. Hàng trăm công trình nghiên cứu đã được tiến hành (in vitro, in vivo, trên lâm sàng) đã cho thấy NLC là một dược liệu đa công dụng. Trong chuyên đề này chúng tôi chỉ trích dẫn một số nghiên cứu về Y học của nấm Linh chi trong những năm gần đây: 3.2. Các nghiên cứu về Y học của Linh chi trong nước và ngoài nước: 3.2.1. Các nghiên cứu về Y học của Linh chi ở nước ngoài: Khoảng 15 năm gần đây (1990 - 2005) có nhiều công trình nghiên cứu đã nêu bật giá trị y dược quớ giỏ của Linh chi Ganoderma lucidum [5],[18], [26], [53]. 3.2.1.1. Tác dụng tăng cường miễn dịch và ức chế sự phát triển của tế bào ung thư a) Tác dụng tăng cường miễn dịch: Trên lâm sàng NLC đã được chứng minh có tác dụng làm giảm các tác dụng phụ của hoá chất chống ung thư, tăng sức đề kháng của bệnh nhân [18], [27], [28], [58]. Nhờ tác dụng tăng cường MD mà NLC được sử dụng rộng rãi dưới dạng thực phẩm chức năng để phòng bệnh và tăng cường sức khoẻ [55], [56]. * Ứng dụng của các sản phẩm từ nấm (dưới dạng thuốc và thực phẩm chức năng) [55], [56]: Các polysacharid liên kết protein chiết xuất từ NLC (G. applanatum) đã được sử dụng để bào chế các loại thuốc hỗ trợ miễn dịch (bào chế từ 16 loại 17 nấm) như Krestin, lentinan, Mesinma, PSGL, … Các loại thuốc này được sử dụng rộng rãi trong điều trị ung thư phối hợp với hoá dược và tia xạ. Công trình nghiên cứu tại Nhật Bản của Nonaka và CS đã nhận thấy NLC có tác dụng giảm nhẹ một số tác dụng phụ của cylophosphamid (CP) như: sự giảm số lượng tế bào diệt tự nhiên (NK), CD8, tế bào lympho ở lách chuột, giảm trọng lượng chuột, giảm số lượng chuột chết do CP [45]. b) Tác dụng ức chế sự phát triển của tế bào ung thư: Các thuốc hoá chất thường có tác dụng diệt tế bào ung thư khá tốt nhưng đồng thời cũng có nhiều tác dụng phụ không mong muốn [23], các chế phẩm từ NLC đó có tác dụng hỗ trợ hoặc tác dụng phối hợp làm giảm các tác dụng phụ này [37]. * Theo Wasser SP đã phát hiện được khoảng 200 loài nấm có tác dụng ức chế đáng kể sự phát triển của các loại khối u [56]. * Thí nghiệm về các tác dụng ức chế sự phát triển của tế bào ung thư trên chuột cấy truyền tế bào ung thư Sarcoma 180, Cao QZ. và CS đã kết luận: polysaccharid liên kết protein chiết tách từ cao nước của NLC với các liều thử 50, 100 và 200 mg có tác dụng ức chế sự phát triển của tế bào ung thư tương ứng: 35,2%, 45,2% và 61,9% [25]. * Cao nước từ một số loài nấm linh chi có tác dụng ức chế mạnh sự phát triển của tế bào ung thư Sarcom 180 [44]: Bảng 3: Tác dụng ức chế sự phát triển của tế bào ung thư Sarcom 180 Ức chế hoàn toàn Tên loại nấm G. applanatum Ganoderma tsugae Tỷ lệ ức chế (%) (Số chuột không còn 64,9 77,8 u./số chuột điều trị) 5/10 2/10 18 * Một số công trình nghiên cứu tác dụng chống ung thư của NLC tiến hành tại Mỹ: Nghiờn cứu tác dụng của dịch chiết NLC trên tế bào ung thư đại tràng cho thấy dịch chiết NLC với nồng độ 500 và 5000 mocrog/ml đã gây ra sự tự chết theo chương trình (apoptosis) của tế bào ung thư [33]. - Nghiên cứu tác dụng của NLC trên tế bào ung thư tiền liệt tuyến một số tác giả cũng nhận thấy tác dụng "apoptosis" của NLC [38], [49]. - Nghiên cứu tác dụng của NLC trên sự phát triển của tế bào ung thư vú, Jiang và CS. nhận thấy NLC có tác dụng ngăn cản sự di chuyển của các tế bào ung thư có khả năng xâm lấn mạnh và di căn, đồng thời ức chế sự tăng sinh của tế bào ung thư vú thông qua cơ chế dừng chu kỳ phân bào [39]. Trên cơ sở các kết quả nghiên cứu thu được, các tác giả đều cho rằng NLC có tác dụng diệt tế bào ung thư theo cơ chế "apoptosis" - đây là cơ chế rất đặc biệt vì tác dụng này rất chọn lọc, chỉ thể hiện với các tế bào ung thư, không ảnh hưởng đến các tế bào lành trong quá trình điều trị. Đó là kỳ vọng của các nhà nghiên cứu thuốc điều trị ung thư hiện nay. * Một số kết quả trên lâm sàng và cận lâm sàng trong trị liệu của Linh chi đối với bệnh u bướu tại Trung Quốc: Đa số bệnh nhân u bướu sau khi uống Linh chi hoặc Linh chi bào tử triệu chứng giảm thấy rõ, ăn uống và giấc ngủ được cải thiện, tuổi thọ kéo dài, một số trường hợp u bướu được trị lành. Dùng nấm Linh chi phối hợp với hoá trị, xạ trị, sẽ làm giảm phản ứng phụ của hoá trị và xạ trị, nâng cao hiệu quả của hoá trị và xạ trị [18]. - Bệnh viện Tương Nhã thuộc đại học Y Hồ Nam Trung Quốc điều trị 64 bệnh nhân u bướu bằng uống nước nấm Linh chi phối hợp với hóa trị và xạ trị có hiệu quả là 72% [18]. Thống kê hơn 140 trường hợp ung thư điều trị có kết hợp với chế phẩm Linh chi cho thấy nhiều kết quả khích lệ trên cả 8 loại khối u: U não, u vú, u ruột, u dạ dày, u gan, u phổi, bệnh bạch cầu, u xơ tiền 19 liệt tuyến, ung thư vòm họng. Linh chi có tác dụng làm tăng cường sự đáp ứng miễn dịch và chuyển dạng lymphocyt CD4 và CD8 [29], [50]. Bảng 4. Đáp ứng miễn dịch ở bệnh nhân (Dai et al., 2001) [18] Đáp ứng miễn dịch Chuyển dạng Lymphocyte CD3 (%) CD4 (%) CD8 (%) CD4 / CD8 NK (%) Mức nền 52.3 ± 11.5 46.2 ± 11.3 33.6 ± 13.2 26.7 ± 9.9 1.26 ± 1.33 24.1 ± 17.3 Sau điều trị 57.9 ± 8.93 51.8 ± 10.5 35.7 ± 12.2 24.4 ± 9.5 1.46 ± 1.28 32.8 ±19.7 3.2.1.2. Tác dụng chống lóo hoỏ. Kết quả nghiên cứu của một số tác giả tại Việt Nam cũng cho thấy NLC có tác dụng chống oxy hoá [21], [54], [57]. NLC được ghi nhận như một biểu tượng của sự trường thọ. Wong và CS. đã nghiên cứu tác dụng của dịch chiết NLC trên chuột gây độc tim. Kết quả cho thấy dịch chiết NLC với liều uống 10, 25 và 50mg/kg đã thể hiện tác dụng chống oxy hoá lipid và hoạt tính chống gốc tự do trong dịch đồng thể tim chuột bị gây độc tim bằng ethanol. Hàm lượng MDA trong tim chuột không được uống NLC cao hơn trong chuột được uống NLC. Vì vậy các tác giả cho rằng dịch chiết NLC có tác dụng bảo vệ tế bào tim khỏi các tổn thương do oxy hoá gây ra [48]. Tác dụng chống oxy hoá cũng đã được nghiên cứu trên nấm cổ linh chi. Acharya và CS đã nhận thấy tác dụng chống oxy hoá lipid và chống gốc tự do của dịch chiết thô (1), dịch chiết nước nóng (2) và dịch chiết ethanol (3) của nấm cổ linh chi so sánh với catechin. Giá trị IC 50 của các dịch chiết (1), (2) và (3) tương ứng như nhau: Hoạt tính chống gốc tự do: 604,8 : 624 microg/ml; hoạt tính chống oxy hoá lipid: 441; 520 và 166,16 microg/ml [19]. 20 3.2.1.3. Linh chi trị bệnh tim mạch Bệnh viện Tà Kiều ở Thượng Hải dùng Linh chi dạng viên đã điều trị bệnh tim mạch vành, mỗi lần uống 3 viên, ngày 3 lần, có hiệu quả là 62,5%, trong đó hiệu quả đối với triệu chứng nhịp tim không đều là 56,2%. Bệnh viện Đông y Bắc Kinh dùng rượu Linh chi điều trị 39 ca bị bệnh mạch vành tim đau quặn, kết quả điều trị có hiệu quả là 89,6%, trong đó có hiệu quả rõ rệt là 43,5%, điều trị vô hiệu chiếm 10,4% [18]. Linh chi có công dụng hạ huyết áp, hạ mỡ trong máu. Bệnh viện công chức ngành điện Thượng Hải dùng Linh chi phối hợp với các thuốc điều trị khác điều trị 20 ca bệnh lớn tuổi cao huyết áp, mỡ trong máu cao, dùng liên tục trong 3 tháng, kết quả: cholesterol bình quân giảm 44,0 + 2,03mg%, tỷ lệ giảm là 17,36%, điều trị có hiệu quả chiếm tỷ lệ 80,7% [18]. 3.2.1.4. Linh chi trong điều trị rối loạn lipid máu: Năm 1989, 1991: Công trình nghiên cứu của KiNo (Nhật Bản) đã chứng minh trong nấm Linh chi cú nhóm hoạt chất steroid và triterpen có tác dụng ức chế sinh tổng hợp cholesterol máu [18]. Theo nghiên cứu của Viện Hàn lâm khoa học nông nghiệp Thượng Hải Trung Quốc cho thấy: Nấm Linh chi làm giảm cholesterol toàn phần, làm tăng nhóm lipoprotein tỉ trọng cao (HDL) trong máu [16], [17], [18]. 3.2.1.5. Linh chi trị bệnh suy nhược thần kinh: Linh chi điều trị bệnh suy nhược thần kinh có hiệu quả rõ rệt. Bệnh viện Nhân dân tỉnh Hồ Nam dùng nước Linh chi gia đường điều trị bệnh suy nhược thần kinh có hiệu quả 90% [18]. 3.2.1.6. Linh chi trị bệnh lí về gan: Bệnh viện Nhân dân tỉnh Hồ Nam dùng nước Linh chi điều trị 50 ca bệnh viêm gan có hiệu quả là 98% [18].
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan