Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Mùa xuân trong thơ thiền lý - trần luận văn ths. văn học...

Tài liệu Mùa xuân trong thơ thiền lý - trần luận văn ths. văn học

.PDF
113
642
62

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN –––––––o0o––––––– PHẠM THỊ THU HƢƠNG MÙA XUÂN TRONG THƠ THIỀN LÝ –TRẦN LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên ngành: Văn học Việt Nam Hà Nội, 2014 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN –––––––o0o––––––– PHẠM THỊ THU HƢƠNG MÙA XUÂN TRONG THƠ THIỀN LÝ –TRẦN Chuyên ngành: Văn học Việt Nam Mã số: 60 22 01 21 LUẬN VĂN THẠC SĨ Người hướng dẫn khoa học: GS. TS. Trần Ngọc Vƣơng Hà Nội, 2014 LỜI CẢM ƠN Tôi xin bày tỏ lòng tri ân sâu sắc tới GS.TS Trầ n Ngọc Vương người hướng dẫn nhiệt tâm - đã động viên, chỉ bảo, giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn và trưởng thành hơn trong nghiên cứu khoa học. Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới các thầy cô Khoa Ngữ văn - Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nh ân văn đã tận tình giảng dạy, trang bị cho tôi vốn kiến thức quý báu. Cảm ơn bạn bè , người thân luôn ủng hộ và tin tưởng sự lựa chọn của tôi. Hà Nội, tháng 12 năm 2014 Tác giả luận văn Phạm Thị Thu Hương MỤC LỤC MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1 1. Lí do chọn đề tài ............................................................................................ 1 2. Lịch sử vấn đề ............................................................................................... 2 3. Mục đích, đối tượng và phạm vi nghiên cứu ................................................ 9 4. Phương pháp nghiên cứu............................................................................... 9 5. Ý nghĩa của luận văn ................................................................................... 10 6. Cấu trúc luận văn ........................................................................................ 10 CHƢƠNG 1 CẢM THỨC MÙA XUÂN VÀ THI CA PHƢƠNG ĐÔNG .... 11 1.1. Cảm thức mùa xuân.................................................................................. 11 1.1.1. Mùa xuân trong tự nhiên ....................................................................... 11 1.1.2. Mùa xuân trong văn hóa ....................................................................... 12 1.1.3. Mùa xuân trong Thiền tông ................................................................... 15 1.2. Mùa xuân trong thi ca phương Đông ....................................................... 19 1.2.1. Mùa xuân trong thơ Đường và thơ Haiku............................................. 19 1.2.2. Mùa xuân trong thơ ca trung đại Việt Nam .......................................... 27 CHƢƠNG 2 CHỦ ĐỀ MÙA XUÂN TRONG THƠ THIỀN LÝ – TRẦN ......................................................................................................................... 39 2.1. Chủ đề mùa xuân trong thơ Thiền Lý – Trần .......................................... 39 2.1.1. Thiên nhiên mùa xuân ........................................................................... 39 2.1.2. Con người mùa xuân ............................................................................. 44 2.2. Hình tượng mùa xuân ............................................................................... 51 2.2.1. Hoa ........................................................................................................ 51 2.2.2. Thanh âm mùa xuân .............................................................................. 55 2.2.3. Các hình tượng khác ............................................................................. 58 2.3. Triết lí Thiền trong thơ thiền mùa xuân ................................................... 63 2.3.1. Mùa xuân – cảnh giới của Thiền........................................................... 63 2.3.2. Mùa xuân và triết lí vô thường .............................................................. 67 2.3.3. Mùa xuân và triết lí sắc – không ........................................................... 71 CHƢƠNG 3 NGHỆ THUẬT THỂ HIỆN MÙA XUÂN TRONG THƠ THIỀN LÝ – TRẦN ...................................................................................... 75 3.1. Nghệ thuật miêu tả mùa xuân trong thơ Thiền Lý – Trần ....................... 75 3.1.1. Miêu tả khái quát .................................................................................. 75 3.1.2. Miêu tả chấm phá .................................................................................. 78 3.2. Nghệ thuật tượng trưng về mùa xuân trong thơ Thiền Lý – Trần................... 82 3.2.1. Tượng trưng của mùa xuân vận hành theo quy luật ............................. 85 3.2.2. Tượng trưng của mùa xuân mang tính phủ đi ̣nh .................................. 89 3.3. Nghệ thuật ẩn dụ về mùa xuân trong thơ Thiền Lý – Trần...................... 91 3.3.1. Ẩn dụ cho “bản thể chân như” ............................................................. 92 3.3.2. Ẩn dụ cho con đường ngộ đạo .............................................................. 95 KẾT LUẬN .................................................................................................... 99 TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................... 102 MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Văn học Lý – Trần đặc biệt là phần thơ Thiền có đóng góp lớn lao cho sự phát triển của nền văn học dân tộc buổi đầu tự chủ. Là kết tinh của một thời đại văn hóa mà Phật giáo phát triển đến cao độ, thơ Thiền trở thành phương tiện để truyền tải triết lý Thiền tông. Bên cạnh đó, không chỉ giới hạn trong nội dung tôn giáo, sự nhạy cảm và tài năng của các bậc Thiền sư đã tạo nên nhiều tác phẩm độc đáo dung hòa đạo với đời bằng hình tượng đẹp đẽ. Với những đặc trưng riêng, thơ Thiền Lý – Trần trở thành dòng nước nhỏ hòa chung với nguồn chảy lớn của văn học trung đại Việt Nam, tạo nên một nền văn học đa dạng, đặc sắc. Thiên nhiên là nguồn mạch bất tận gợi hứng cho người nghệ sĩ bao đời, từ cổ đến kim. Thơ ca thâu nhận thiên nhiên như một lẽ tất yếu bởi sự giao cảm giữa con người – vũ trụ được xem như một hằng số bất biến của muôn đời. Qua bức tranh cảnh vật, thi sĩ gửi gắm xúc cảm trước biến chuyển của đất trời, hay ẩn ngụ tình cảm riêng tư cùng những chiêm nghiệm sâu sắc về cuộc đời. Trong văn học trung đại, thiên nhiên đóng vai trò quan trọng: đề tài vịnh vật, vịnh cảnh cùng các thủ pháp “tả cảnh ngụ tình”, “thi trung hữu họa”... trở thành một sự quy chiếu có tính chất bắt buộc. Như vậy, thiên nhiên đã trở thành một yếu tố có tính quy phạm của văn chương. Không nằm ngoài quy luật chung, hình ảnh thiên nhiên trong thơ Thiền Lý – Trần xuất hiện với tần số cao, ẩn chứa những ý niệm sâu sắc. Tuy nhiên, cảnh vật được soi chiếu dưới ánh quang của Thiền nên vẫn mang sắc thái riêng biệt. Nó không chỉ là khách thể bên ngoài mà được chuyển thành chủ thể bên trong. Các tác giả sử dụng thiên nhiên như một phương tiện để truyền tải Thiền lý, đưa người tu học tìm được bản thể chân như, hay biểu hiện những xúc cảm thế sự mang ý vị Thiền. 1 Mùa xuân trong thơ Thiền vừa mang ý nghĩa thời gian chảy trôi của tạo hóa, vừa gợi cảm thức không gian biến chuyển không ngừng của muôn vật. Nó kết đọng cao độ tinh thần ngộ đạo, thể hiện triết lí sâu sắc của Phật pháp và trong nhiều trường hợp đem đến những rung động tinh tế, hấp dẫn, đậm đà tính nhân văn. Có thể thấy mùa xuân có vị trí quan trọng trong giáo lý Thiền học và thơ Thiền Lý – Trần, song lại chưa được nghiên cứu một cách chỉnh thể. Do đó, chúng tôi chọn đề tài “Mùa xuân trong thơ Thiền Lý – Trần”, với mong muốn góp một phần nhỏ trong việc khai mở ý vị uyên áo của Thiền về mùa xuân – đối tượng được thể nghiệm và chứng ngộ trong thi ca. 2. Lịch sử vấn đề 2.1. Nghiên cứu về thơ Thiền Lý – Trần Trong dòng chảy văn học trung đại Việt Nam nói chung, văn học Lý – Trần nói riêng, thơ Thiền là bộ phận quan trọng, có đóng góp không nhỏ cho diện mạo văn học thời đại và dân tộc. Trên thực tế, có không ít giáo trình, chuyên luận, bài viết... tìm hiểu đặc điểm, giá trị, ý nghĩa của thể loại văn học độc đáo này. Do giới hạn thời gian, chúng tôi chưa có điều kiện bao quát tất cả các công trình nghiên cứu đã có. Ở phần này, chúng tôi chỉ điểm qua mấy nét chính về tình hình nghiên cứu thơ Thiền Lý – Trần thông qua những tài liệu thu thập được. Ở góc độ khảo cứu, sưu tầm, văn học Lý – Trần và thơ Thiền giai đoạn này được ghi chép từ sớm, từ Tinh tuyển chư gia luật thi (Dương Đức Nhan), Trích diễm thi tập (Hoàng Đức Lương) ở thế kỉ XV, tiếp đó là Khóa hư Lục (Trần Thái Tông), Thiền uyển tập anh ngữ lục (khuyết danh)... ở thế kỉ XVI – XVIII... Sang thế kỉ XX, việc sưu tầm, giới thiệu thơ Thiền ghi dấu ấn quan trọng bằng việc ra đời bộ Thơ văn Lý Trần (ba tập) do nhóm tác giả Viện Văn học thực hiện. Trong bộ sách, phần khảo luận văn bản của Nguyễn Huệ Chi có đóng góp lớn cho việc thu thập tác phẩm văn học Lý – Trần. Tác giả đã thu 2 thập được gần 1000 bài thơ và trích đoạn thơ, gần 250 bài văn và trích đoạn văn, thông qua đó, giới thuyết diện mạo văn học giai đoạn này trên các phương diện nội dung và thể loại văn học. Đến năm 2004, thơ văn Lý – Trần được tuyển chọn và sưu tầm lại trong cuốn Tinh tuyển văn học Việt Nam (tập 3) do Nguyễn Đăng Na chủ biên. Nghiên cứu Thơ Thiền Lý – Trần đã có một quá trình lâu dài, được đề cập qua các ý kiến nhận định trong các công trình khái quát như Việt Nam văn học sử yếu (1941) của Dương Quảng Hàm, Việt Nam cổ học văn sử (1942) của Nguyễn Đổng Chi, Văn học đời Lý và đời Trần của Ngô Tất Tố... hay các bài viết như Tìm hiểu thơ văn các nhà sư Lý – Trần (1965) của Kiều Thu Hoạch... Tuy nhiên, phải từ sau năm 1975, thơ Thiền mới được xem như một đối tượng thẩm mĩ, một loại hình nghệ thuật độc đáo, được tiếp cận, đánh giá ở nhiều góc độ khác nhau. Về loại hình tác giả, Nguyễn Phạm Hùng quan tâm tới tính loại biệt: “tác giả thơ Thiền chủ yếu là các thiền sư và những người am hiểu sâu sắc về đạo Phật” [24; 33]. Trần Nho Thìn trong Văn học Việt Nam từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XIX khẳng định: “các nhà sư – thi tăng – chiếm một tỉ lệ lớn trong đội ngũ tác giả văn học giai đoạn đầu của văn học trung đại Việt Nam” [66; 179], “Các thiền sư còn là những thi sĩ tài năng, học vấn uyên bác, có tầm quan sát, hiểu biết cuộc sống, nắm vững các học thuyết, tư tưởng triết học và tôn giáo, sử dụng ngôn ngữ linh hoạt” [66; 187]. Còn tác giả Đỗ Thu Hiền qua Các loại hình tác giả trong văn học thời Lý – Trần (in trong cuốn Văn học Việt Nam thế kỉ X – XIX – những vấn đề lí luận và lịch sử) thì phân tích diện mạo tác giả văn học Lý – Trần theo hai hướng: “Thiền sư – những nhà trí thức đầu tiên của thời độc lập” [84; 385] và quý tộc nhà Trần: “thay thế địa vị của các nhà sư trong buổi ban đầu là tầng lớp quý tộc, võ tướng” [84; 389]. Ở phương diện nội dung, Phạm Ngọc Lan quan tâm đến Chất trữ tình trong thơ Thiền đời Lý qua việc “ghi lại những giờ phút êm đềm, những 3 khoảnh khắc xao động trong tâm hồn của các nhà sư – thi sĩ trước cuộc sống” [34; 92]. Khái quát hơn, các tác giả giáo trình Văn học Việt Nam (thế kỉ X – nửa đầu thế kỉ XVIII) nhận định thơ Thiền đời Lý “gắn với triết lý Phật giáo” [32; 60], tuy nhiên có khi “nội dung vượt ra khỏi phạm vi giáo lý”, thể hiện cái nhìn tinh tế và đầy xúc động đối với thiên nhiên” [32; 60] của các thiền sư. Cuốn Thơ Thiền Việt Nam – Những vấn đề lịch sử và tư tưởng nghệ thuật của Nguyễn Phạm Hùng là chuyên luận mang tính tổng quát nghiên cứu thơ Thiền Việt Nam, trong đó có thơ Thiền Lý – Trần. Đặc điểm chung của thơ Thiền xét về giá trị tư tưởng được đề cập tới thông qua hai bộ phận thơ Thiền thiên về triết lí và thiên về trữ tình, tư tưởng “hòa quang đồng trần” cũng như tinh thần “tam giáo”. Bên cạnh đó, tác giả nhận định thơ Thiền đời Lý “chủ yếu đi vào giải thích, triết lý về các tư tưởng Phật giáo, ca ngợi nhà Phật” và “ít nhiều là những cảm xúc trước thiên nhiên, cuộc sống...” [24; 89]. Còn thơ Thiền đời Trần “vừa mang tính triết lý, vừa mang tính trữ tình, mang tinh thần nhập thế tích cực” [24; 133]. Sau này, trong cuốn Các khuynh hướng văn học thời Lý – Trần, Nguyễn Phạm Hùng nhấn mạnh thêm thơ Thiền “như một sự tổng kết toàn bộ nhận thức, tri thức và cả xúc cảm của nhà tu hành trong cuộc đời hành đạo” [24; 46]. Trong Những sáng tác văn học của các Thiền sư thời Lý – Trần [68], Thích Giác Toàn không tách thơ Thiền thành thể loại riêng mà xem xét giá trị tư tưởng trong sáng tác văn học nói chung của các Thiền sư trên phương diện tinh thần nhân bản và tinh thần dân tộc. Tác giả nghiên cứu “sự hiện hữu của con người và cảm nhận về thân phận con người trong cuộc sống”, cảm nhận về thiên nhiên, “giáo lý giác ngộ quy luật sanh tử” cũng như “tính truyền thống dân tộc trong sự nghiệp dựng nước và giữ nước”, “tinh thần độc lập tự do” và “tinh thần phụng sự lí tưởng hòa bình”. Chuyên luận đề cập tới thơ Thiền như một bộ phận trong sự khái quát văn học Lý – Trần còn phải kể đến 4 Văn học Phật giáo Lý – Trần – Diện mạo vào đặc điểm của Nguyễn Công Lý [37]. Trong chương ba (Đặc điểm văn học Phật giáo Lý – Trần), tác giả đề cập đến “kiểu tư duy trực cảm tâm linh”, “tinh thần dung hợp các hệ tư tưởng”, nội dung “thể hiện giáo lý nhà Phật”, cảm hứng về đất nước, quan niệm con người và cảm hứng thiên nhiên, góp phần khẳng định giá trị nội dung – tư tưởng của văn học Phật giáo Lý – Trần nói chung, thơ Thiền giai đoạn này nói riêng. Xét về nghệ thuật, Trần Nho Thìn cho rằng: “Nhiều Thiền sư Việt Nam một mặt dùng thi kệ, kể cả hình thức thơ sấm vĩ để tuyên truyền giác ngộ, kể cả sử dụng cho phục vụ chính trị; mặt khác cũng sáng tác nên những bài thơ, những hình tượng đẹp, có tính chất nghệ thuật cao, thiên về sử dụng các hình ảnh sinh động đầy thi ý làm ngôn ngữ biểu hiện đạo lý” [66; 186]. Nguyễn Phạm Hùng quan tâm đến tượng trưng, ước lệ: “hình ảnh tượng trưng, ước lệ trong thơ Thiền là kết quả của những cảm xúc bột phát, tức thời”, “làm nên cái đẹp của thơ Thiền” [24; 64]. Đặc biệt, Khảo sát đặc trưng nghệ thuật của thơ Thiền Việt Nam thế kỉ X – XIV [77] của Đoàn Thị Thu Vân đã đi sâu khai thác phần nghệ thuật thơ Thiền trên cơ sở những đặc điểm: ngôn ngữ, thể loại, thế giới hình tượng, không gian, thời gian, giọng điệu... Ở góc độ thi pháp, các nhà nghiên cứu, phê bình chú ý nhiều tới quan niệm nghệ thuật về con người trong thơ Thiền Lý – Trần. Nguyễn Phạm Hùng khái quát “con người trong thơ Thiền là con người lưỡng thể, nó là sự hòa nhập của con người Phật giáo và con người cá nhân” [24; 65]. Đoàn Thị Thu Vân trong bài viết Quan niệm con người trong thơ Thiền Lý – Trần [76] đưa ra các luận điểm “con người tự do”, “con người – vô ngã”, “con người vô ngôn”, “có xu hướng muốn đạt đến con người – vũ trụ”. Nguyễn Viết Ngoạn trong chuyên luận khái quát Văn chương Việt Nam truyền thống với sự phản ánh con người nhận định: “Con người trong thơ Thiền Lý – Trần, bên cạnh nét chung của con người cộng đồng yêu nước, thượng võ, nó còn là biểu 5 tượng một hoài niệm, một cảm nhận sâu sắc trước sự hư huyễn cuộc đời” [42; 48]. Với công trình Mấy vấn đề thi pháp văn học trung đại Việt Nam [55], Trần Đình Sử cũng nhận xét khái quát: con người “coi biến đổi như không, không sợ hãi, không kinh ngạc...”, “con người Thiền học còn khao khát được tiêu dao tự tại, giải thoát mọi hữu hạn trần tục để đạt được cái tuyệt đối của thế giới”. Bên cạnh đó, tác giả còn đề cập đến thời gian vũ trụ bất biến”, không gian “thanh nhàn”, “thoát tục” trong thơ Thiền. Những hướng nghiên cứu khác nhau đã đem đến các cách giải mã phong phú, góp phần phát hiện vẻ đẹp cũng như giá trị của thơ Thiền Lý – Trần. Ngoài phương diện như trên, giới nghiên cứu còn nhìn nhận thơ Thiền ở góc độ văn hóa – tư tưởng như Trần Nho Thìn trong Văn học trung đại Việt Nam dưới góc nhìn văn hóa [65], Tầm Vu trong Tìm hiểu đặc điểm của tư tưởng Phật giáo Việt Nam trong thời đại Lý – Trần qua các tác phẩm văn học, Nguyễn Huệ Chi trong Các yếu tố Nho – Phật – Đạo được tiếp thu và chuyển hóa như thế nào trong đời sống tư tưởng và văn học thời Lý – Trần [9]; từ sự đối sánh với thơ Thiền của các nền văn học khác như Lê Từ Hiển trong bài viết Basho (1644 - 1694) và Huyền Quang (1254 – 1334) – Sự gặp gỡ mùa thu hay sự tương hợp về cảm thức thẩm mĩ [18], Trịnh Thị Tâm trong Thơ hai – cư Nhật Bản và thơ Thiền Việt Nam – Những tương đồng và dị biệt [58], Đoàn Thị Thu Vân trong chương 3 của công trình Khảo sát đặc trưng nghệ thuật của thơ Thiền Việt Nam thế kỉ X – XIV [77] so sánh thơ Thiền Lý – Trần với thơ Thiền Trung Quốc và Nhật Bản, Tăng Kim Huệ trong luận văn Thạc sĩ Thơ Thiền Việt Nam thời Lý – Trần trong so sánh với thơ Thiền Nhật Bản... Bên cạnh đó, thơ Thiền còn được nghiên cứu ở góc độ tác giả, tác phẩm với số lượng bài viết đa dạng, phong phú như: Câu chuyện Huyền Quang và cách đọc thơ thiền của Đỗ Văn Hỷ [30]; Trần Tung – một gương mặt lạ trong làng thơ thiền thời Lý - Trần [8], Mãn Giác và bài thơ nổi tiếng của ông [11] 6 của Nguyễn Huệ Chi, Huyền Quang – nhà thơ, thi sĩ của Nguyễn Phương Chi [12], Thiền sư Huyền Quang và con đường trầm lặng của mùa thu của Thích Phước An [1], Trần Nhân Tông và cảm hứng Thiền trong thơ của Phạm Ngọc Lan [35], Sự đan xen các khuynh hướng thẩm mĩ trong thơ Huyền Quang – nghiên cứu trường hợp sáu bài thơ vịnh cúc của Nguyễn Kim Sơn [53]... Các bài viết đề cập, lí giải về con người, tư tưởng cũng như giá trị thơ văn của các thiền sư, cung cấp cho người đọc cái nhìn cụ thể về tác giả, tác phẩm tiêu biểu. Nhìn chung, thơ Thiền Lý – Trần được tiếp cận, soi chiếu ở nhiều góc độ, phương diện khác nhau. Đây sẽ là những gợi ý quý báu giúp chúng tôi có cái nhìn bao quát về giá trị cũng như ý nghĩa của thể loại văn học độc đáo này. 2.2. Nghiên cứu về mùa xuân trong thơ Thiền Lý – Trần Mùa xuân trong Thơ Thiền Lý – Trần bước đầu đã được đề cập tới. Đánh giá chung về mùa xuân trong thơ Thiền Lý – Trần phải kể đến Khảo sát nghệ thuật thơ Thiền Việt Nam từ thế kỉ X – XIV của Đoàn Thị Thu Vân. Ở góc độ thi liệu, mùa xuân gắn kết, song hành với mùa thu: “cặp hình ảnh xuân – thu thường đi liền với nhau để biểu tượng cho quy luật sinh trưởng và tàn lụi của vạn vật” [77; 88]. Ở hai mùa này, “sinh vật đang phát triển theo hai hướng ngược nhau nhưng chưa phải đến tột độ để dừng lại và sắp biến đổi về chất” [77; 94]. Trong bài viết Tản mạn Xuân – Thu và triết lí thơ thiên nhiên thời Lý – Trần đăng trên tạp chí Nghiên cứu tôn giáo, số 4 – 2009, Hà Thúc Minh cũng không tách rời mùa xuân khỏi mối quan hệ với thu. Xuân – Thu gắn với cảm thức thời gian, thông qua đó thể hiện triết lí Phật giáo. Theo tác giả, “thi sĩ Thiền tông trước hết vẫn là con người “thế gian” nhưng lại là “xuất thế gian” của “thế gian”, cho nên càng cảm nhận được Xuân – Thu của Đất, Trời, Xuân – Thu của con người, của nhân tình thế thái nhưng lại từ triết lí của “đạo” chứ không phải của đời” [39; 7]. 7 Mùa xuân trong thơ Thiền không nằm ngoài mạch chảy thiên nhiên, cảnh vật. Các bài viết, công trình nghiên cứu thường dẫn các ý thơ, các thi phẩm viết về thiên nhiên, mùa xuân làm minh chứng cho các luận điểm được nêu ra. Trong Thi kệ và thủ pháp văn học, Nguyễn Phạm Hùng nhắc tới Cáo tật thị chúng của Thiền sư mãn Giác như là minh chứng cho việc “sử dụng rất thành công các thủ pháp tượng trưng, ước lệ để trình bày một cách sinh động cái bất biến của bản thể trước sự vạn biến của đời người và cảnh vật” [28; 31]. Nguyễn Kim Sơn – Trần Thị Mỹ Hòa trong Mấy phương diện thẩm mĩ của thơ Nho gia và Thiền gia (in trong Văn học Việt Nam thế kỉ X – XIX – những vấn đề lí luận và lịch sử), qua hai bài thơ xuân của Trần Nhân Tông (Mộ xuân tức sự, Xuân vãn) cho rằng mùa xuân ở đây là “mùa xuân vĩnh cửu”, “không gian siêu thế, an tĩnh, hằng nhiên”, thể hiện “con người trong trạng thái vô ngôn, vô sự” [84; 370]. Trong Thiền Trúc Lâm qua văn thơ chữ Hán (in trong cuốn Thiền học đời Trần), Thích Thanh Từ dẫn bài thơ Xuân cảnh của Trần Nhân Tông để chứng minh “cảnh trí được diễn tả và cảm nhận lý thiền một cách thâm trầm” [45; 45]. “Với bốn câu thơ, Trúc Lâm đã khéo đưa cảnh xuân vào đạo Thiền một cách nhuần nhuyễn” [45; 46]... Mùa xuân trong thơ Thiền Lý – Trần còn được đề cập tới ở qua sự phân tích tác phẩm cụ thể. Cáo tật thị chúng là bài thơ hay viết về mùa xuân của Mãn Giác Thiền sư. Nguyễn Huệ Chi trong bài viết Mãn Giác và bài thơ Thiền nhận định: “Tác giả khéo hình tượng hóa thời gian và đời người bằng hai đại lượng rất giàu thi hứng xuân và hoa”. Nghiên cứu Trần Nhân Tông với cảm hứng mùa xuân, Nguyễn Công Lý nhận định thơ xuân Trần Nhân Tông có khi là “những ý xuân, cảnh xuân bất chợt”; có khi là “những vần thơ trực tiếp tả cảnh mùa xuân, bộc lộ tình xuân”... Tác giả giới thiệu, đánh giá về ba bài thơ Xuân hiểu, Xuân cảnh và Xuân vãn gắn với những chặng đời quan trọng của vị Tổ Thiền phái Trúc Lâm để đưa ra kết luận: “Thơ là tiếng lòng, là tiếng nói của thi nhân trước 8 hiện thực... Cảm hứng mùa xuân trong thơ của nhà vua – thi nhân – Thiền sư – vị Phật hoàng Trần Nhân Tông là như thế” [38]. Nhìn chung, vấn đề mùa xuân trong thơ Thiền Lý – Trần được đề cập, soi chiếu từ góc độ triết lí Thiền tông hoặc từ góc độ nghệ thuật (thi liệu). Tuy nhiên, đó mới chỉ là những nhận định mang tính khái quát trong các bài giới thiệu tác phẩm cụ thể hoặc trong các công trình nghiên cứu thơ Thiền nói chung. Chúng tôi nhận thấy chưa có công trình, bài viết nào nghiên cứu mùa xuân trong thơ Thiền Lý – Trần như một đối tượng khoa học thực sự. Vì vậy, thực hiện đề tài này, chúng tôi hi vọng góp thêm một cách tiếp cận giá trị thơ Thiền và có thêm tri thức quý báu cho sự nghiệp hoằng pháp độ sinh. 3. Mục đích, đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Mục đích nghiên cứu Thực hiện đề tài này, chúng tôi tập trung tìm hiểu mùa xuân trong thơ Thiền Lý – Trần ở hai bình diện: chủ đề, đề tài và nghệ thuật thể hiện mùa xuân, từ đó góp phần khẳng định đóng góp độc đáo của thơ Thiền Lý – Trần trong văn học trung đại nói chung, đồng thời có thêm hiểu biết về triết lí và một vài nét đặc sắc của Phật giáo dân tộc. 3.2. Đối tượng nghiên cứu Chúng tôi tìm hiểu mùa xuân trong thơ Thiền Lý – Trần ở các biểu hiện: mùa xuân trong thiên nhiên và trong Thiền, hình tượng mùa xuân, qua đó thấy được những triết lí Phật giáo được tác giả gửi gắm. Bên cạnh đó, tìm hiểu các phương diện như nghệ thuật miêu tả, ước lệ, tượng trưng, so sánh... thể hiện nội dung trên. 3.3. Phạm vi nghiên cứu Về phạm vi tư liệu, chúng tôi khảo sát các bài thơ viết về mùa xuân của các Thiền sư thời Lý – Trầ n (khoảng từ thế kỉ XI – XIV) có trong Thơ văn Lý – Trần (3 tập) của Viện Văn học, Nxb Khoa học xã hội, năm 1977 - 1988. 4. Phƣơng pháp nghiên cƣ́u Chúng tôi sử du ̣ng mô ̣t số phương pháp nghiên cứu cơ bản sau: 9 - Phương pháp phân tić h – tổ ng hơ ̣p : được dùng trong việc phân tích các luận chứng, từ đó có những đánh giá và kết luận khách quan và khoa học. - Phương pháp so sánh: nhằm tìm ra những nét chung phổ quát của mùa xuân trong thi ca phương Đông cũng như nét riêng độc đáo của mùa xuân trong thơ Lý – Trần. - Phương pháp liên ngành: mùa xuân trong thơ Thiền không tách rời văn hóa tư tưởng phương Đông và có liên quan chặt chẽ đến Phật giáo. Vì vậy, khi thực hiện đề tài, chúng tôi kết hợp với phương pháp của các ngành khoa học khác như: triết học, tôn giáo, văn hóa học... 5. Ý nghĩa của luận văn Trên cơ sở tìm hiểu các biểu hiện của mùa xuân trong thơ Thiền ở phương diện chủ đề, đề tài và những nét đặc sắc nghệ thuật, chúng tôi muốn góp thêm một cái nhìn, cách tiếp cận bộ phận thơ Thiền Lý – Trần Việt Nam. Đây cũng là luận văn chuyên biệt đầu tiên khai thác mùa xuân trong thơ Thiền Lý – Trần một cách hệ thống. 6. Cấu trúc luận văn Ngoài phần Mở đầu , Kết luâ ̣n, Tài liệu tham khảo, nô ̣i dung của luâ ̣n văn gồ m ba chương: Chương 1: Cảm thức mùa xuân và thi ca phương Đông Chương 2: Chủ đề mùa xuân trong thơ Thiền Lý – Trần Chương 3: Nghệ thuật thể hiện mùa xuân trong thơ Thiền Lý – Trần 10 CHƢƠNG 1 CẢM THỨC MÙA XUÂN VÀ THI CA PHƢƠNG ĐÔNG 1.1. Cảm thức mùa xuân 1.1.1. Mùa xuân trong tự nhiên Mùa xuân là mùa đầu tiên trong năm, mang những đặc điểm chuyên biệt về khí hậu thời tiết, gắn liền với sự sinh trưởng và phát triển của các loài động thực vật. Mùa xuân ở Việt Nam có những nét riêng về mặt địa lí so với mùa xuân của các nước thuộc vùng khí hậu ôn đới, với bốn mùa rõ rệt và mùa đông băng giá. Mùa xuân là một trong bốn mùa trong năm (xuân, hạ, thu, đông), vốn được phân chia để tách biệt về sự thay đổi thời tiết và chuyển biến của các loài động vật và thực vật. Trong thiên văn học, mùa xuân được xem là bắt đầu từ thời điểm diễn ra xuân phân (khoảng 21 tháng 3 ở Bắc bán cầu và 23 tháng 9 ở Nam bán cầu) và kết thúc vào thời điểm diễn ra tiết hạ chí (khoảng ngày 21 tháng 6 ở Bắc bán cầu và 21 tháng 12 ở Nam bán cầu). Ở Việt Nam cũng như các nước chịu ảnh hưởng của nền văn minh Trung Hoa (Nhật Bản, Triều Tiên) người ta tính mùa xuân bắt đầu từ thời điểm diễn ra tiết lập xuân và kết thúc vào thời điểm diễn ra tiết lập hạ (khoảng từ tháng 2 đến tháng 5). Khí hậu mùa xuân tương đối ôn hòa, ấm áp, gió mưa điều hòa. Vào mùa xuân, Trái đất nghiêng dần về phía mặt trời, nên nơi bán cầu đang có mùa xuân sẽ được sưởi ấm, cung cấp đủ ánh nắng cần thiết làm cho các loài cây đâm chồi, nở hoa, chim muông cầm thú sinh sản thuận lợi. Mùa xuân là mùa nở hoa của đa số các loài thảo mộc. Các loài hoa tiêu biểu của mùa xuân: thủy tiên, hoa mai, hoa đào,… Các loài hoa này thường nở rực rỡ vào mùa xuân khi tiết trời ấm áp. Bởi nở vào mùa xuân, vượt qua được gió tuyết của mùa đông nên các loài hoa này thường là dấu hiệu của mùa xuân, của sự hồi sinh, mang ý nghĩa của lời chúc may mắn, thịnh vượng. 11 Các loài động vật tuy có thể sinh sản vào các mùa khác trong năm (nhất là các loài có tần số sinh sản cao và chu kì sinh sản ngắn), nhưng nhìn chung mùa xuân vẫn là mùa sinh sản mạnh nhất. Mùa xuân có đủ các điều kiện thuận lợi cho sự sinh sản và sinh trưởng như khí hậu ấm áp, thảm thực vật phát triển tạo nên nguồn thức ăn dồi dào. Sau một mùa đông băng giá, khan hiếm thức ăn, các loài động vật chờ đợi cho mùa xuân đến để nạp nguồn năng lượng tràn trề và sinh sản, tiếp tục phát triển giống loài. Từ các loài thú như hổ, báo… cho đến các loài chim như: én, oanh,… đều sinh sản mạnh vào mùa xuân. Vào mùa xuân chim én chao lượn, ngược xuôi làm tổ và tìm thức ăn cho chim con, do đó cũng được xem là biểu tượng báo hiệu mùa xuân về. Chim oanh cũng là loài có sự sinh sản mạnh trong mùa xuân, rộn ràng cất tiếng hót sau những lùm cây. Sự xuất hiện của những loài chim là dấu hiệu rõ ràng hơn cả cho thấy sự sinh sôi của các loài vật trong sự phát triển của hoa cỏ xuân. Trong sự hòa quyện của khí hậu ấm áp, muôn hoa khoe sắc, cây cối đâm chồi nảy lộc, chim muông rộn ràng, mùa xuân của đất trời tươi mới, con người cũng theo nhịp của muôn loài mà bừng dậy sức xuân với sự háo hức, hoan ca cùng những nghi lễ vui chơi truyền thống và chuẩn bị cho một mùa sản xuất nông nghiệp mới. Như vậy, mùa xuân về mặt tự nhiên là mùa của khí hậu ấm áp, ôn hòa, với sự sinh trưởng và phát triển mạnh mẽ của các loài cả động vật và thực vật. Sự đổi thay của thiên nhiên trong mùa xuân cũng góp phần cho sự đổi thay vui mừng háo hức của tâm hồn con người trước tiết xuân. 1.1.2. Mùa xuân trong văn hóa Trong sự chuyển biến của muôn vật qua bốn mùa, người xưa đã có ý niệm về thời gian chảy trôi, quy luật tuần hoàn của thiên địa. Bốn mùa xuân, hạ, thu, đông vạn vật đổi thay từ sinh đến diệt, là nền tảng khái quát nên những tư tưởng, học thuyết về con người, vũ trụ và nhân sinh. Xuân là thời 12 gian của sự sinh, bắt đầu của một chu trình sinh diệt mới trong năm. Ý niệm về khởi đầu, những điều tốt đẹp cùng sự sinh sôi luôn được gắn với mùa xuân. Có thể tìm thấy ý niệm cảm quan về mùa xuân qua việc tìm hiểu về cấu tạo từ, và ngũ hành âm dương – học thuyết về sự sinh biến của vạn vật. Về mặt từ nguyên, “xuân” trong chữ Hán phồn thể ( ) “gồm có bộ Thảo (thực vật), chữ Đồn ( ) có nghĩa là mọc, sinh trưởng, và chữ Nhật là mặt trời. Có nghĩa là mùa mà cây cỏ sinh sôi nảy nở dưới ánh mặt trời”. [Tản mạn Xuân – Thu và triết lí thơ thiên nhiên thời Lý – Trần, Hà Thúc Minh; 8]. Còn theo Hán Việt tự điển, xuân là “đầu bốn mùa, muôn vật đều có cái cảnh tượng hớn hở tốt tươi” [14; 323]. Từ “xuân” cho thấy cảm quan của người xưa về tính chất sinh sôi của muôn vật trong mùa. Trong ngũ hành, sự sinh hóa của vạn vật dựa trên năm nguyên tố cơ bản (kim, mộc, thủy, hỏa, thổ), mùa xuân được cho thuộc hành Mộc, do yếu tố trưởng sinh rõ nét của cây cối sau mùa đông gió tuyết. Như vậy, mùa xuân trong nhận thức chung của người xưa là sự sinh sôi của cây cỏ. Từ đó, phái sinh các ý niệm khác như sự khởi đầu của chu trình, sự trưởng sinh tốt lành, gắn với xúc cảm hân hoan của con người. Phương Tây gặp gỡ với phương Đông cùng với những ý niệm về mùa xuân. Trong thần thoại Hi Lạp, nữ thần mùa xuân Persephone là con gái của thần mùa màng Demeter và là vợ của thần âm phủ Hades. Nữ thần mùa xuân chỉ ở với chồng một phần ba hoặc một nửa thời gian của năm. Đó là thời gian của mùa đông băng giá, mùa của sự diệt. Sau đó Persephone trở về mặt đất, được mẹ là thần mùa màng vui mừng đón chào, làm muôn vật tốt tươi. Đó là mùa xuân, gắn với niềm vui trong sự giao hòa, sinh sôi của mùa màng, cây cỏ. Con người phương Đông và phương Tây đều có chung những ý niệm về mùa xuân, với sự sinh sôi, niềm vui của thiên nhiên, đất trời và lòng người. Đối với văn hóa phương Đông, mùa xuân có ý nghĩa quan trọng, đánh dấu cho sự bắt đầu của một năm, mang theo mong muốn khởi đầu tốt đẹp của con người. Lễ hội truyền thống được tổ chức vào mùa xuân tương đối phổ 13 biến: Tết Nguyên Đán của Trung Hoa hay Việt Nam, hoặc ở Nhật Bản (lễ hội hoa anh đào). Đây là những lễ hội quan trọng trong năm, nhằm cầu mong một năm mới an lành. Như vậy, mùa xuân có vai trò quan trọng trong đời sống văn hóa, tín ngưỡng cũng như cảm quan chung của con người Á Đông. Nó chi phối sâu rộng và lan tỏa mạnh mẽ, trở thành nguồn cảm hứng bất tận cho văn chương. Cảm thức về bốn mùa là nhận thức về sự vận động của thời gian và sự đổi thay của cảnh vật. Thời gian mang tính tuần hoàn. Thiên nhiên tùy các mùa mà có sự khác biệt rõ rệt. Đó là sự bắt đầu sinh sôi của cỏ cây muôn loài trong mùa xuân, xanh tươi trong mùa hạ, chuyển màu, rụng lá vào mùa thu và héo úa trong mùa đông. Bốn mùa là biểu trưng cho sự sinh thành, phát triển và diệt vong của muôn loài trong một chu trình, được khái quát thành quy luật sinh diệt của tạo hóa. Con người đặt ra các mùa từ sự quan sát quy luật đổi thay của thiên nhiên đất trời chứ không phải từ sự quy ước mang tính chất võ đoán. Mùa xuân ở Nhật Bản được tính từ khi những cây mận đầu tiên ra hoa và kết thúc khi những bông hoa anh đào cuối cùng ở phía bắc rơi xuống (khoảng từ tháng ba đến tháng năm). Thiên nhiên trở thành thước đo quan trọng nhận diện thời gian. Sự đổi thay của cảnh sắc thiên nhiên gắn liền với chuyển biến của mùa như một lẽ tất yếu. Ý niệm về bốn mùa trong năm bởi vậy gắn với ý niệm về sự tuần hoàn của thời gian và đổi thay của cảnh vật. Trong sự tương quan giữa các mùa trong năm, mùa xuân giữ vai trò khởi đầu quá trình từ sinh đến diệt. Bốn mùa xuân hạ thu đông theo quy luật “thành, thịnh, suy, hủy” được quan niệm “xuân sinh, hạ trưởng, thu thu, đông tàn”. Mùa xuân và mùa thu là cặp mùa thường đi liền với nhau, bởi xu hướng tiến triển mang tính chất đối cực của chúng. Mùa xuân mang tính dương, là sự sinh ở giai đoạn khởi đầu hưng thịnh, còn mùa thu mang tính âm, là bắt đầu của quá trình tàn lụi chuyển dịch về phía diệt. Xuân thu là âm dương đang trong quá trình phát triển, tăng tiến, chưa dừng lại. Chúng có tính chất của sự 14 vận động, khác với mùa hạ là tột cùng của sự thịnh, mùa đông là tột cùng của sự diệt. Do đó, xuân thu được dùng để biểu thị cho sự vận động không ngừng của tự nhiên. Tóm lại, mùa xuân là mùa khởi đầu sinh sôi, hưng thịnh, có vị trí quan trọng đối với đời sống văn hóa tinh thần của người Á Đông. Ý niệm về mùa xuân in dấu ấn trong cả các lễ hội truyền thống, các học thuyết lớn, và là nền tảng để khái quát quy luật sinh diệt trong vũ trụ. Những cảm thức chung về mùa xuân ấy sẽ đi vào thơ ca một cách tự nhiên và gửi gắm trong đó những triết lí về nhân sinh và lẽ đạo. 1.1.3. Mùa xuân trong Thiền tông Ý niệm về mùa xuân là ý niệm chung, trở thành cảm thức văn hóa phương Đông. Mùa xuân thâu nhận vào Thiền tông cũng mang những đặc trưng của mùa, song có những giá trị biểu trưng riêng, nhằm truyền đạt và giác ngộ những triết lí thiền học. Trần Thái Tông khi bàn đến Tứ sơn trong Khóa hư lục đã luận về bốn trái núi (Tứ sơn) tượng trưng cho bốn giai đoạn sinh, lão, bệnh, tử của đời người, tương ứng với bốn mùa trong năm: “Nhân chi sinh tướng tuế nãi xuân thì” (Tướng sinh của con người là mùa xuân trong năm), “Nhân chi lão tướng, tuế nãi hạ thì” (Tướng già của con người là mùa hạ trong năm) “Nhân chi bệnh tướng tuế nãi thu thì” (Tướng bệnh của người là mùa thu trong năm), “Nhân chi tử tướng, tuế nãi đông thì” (Tướng chết của con người là mùa đông trong năm). Thời gian của bốn mùa cùng sự đổi thay của thiên nhiên vạn vật được thâu nhận và bàn luận thành quy luật, chu trình sinh diệt của con người. Trong đó, mùa xuân được xem là mùa của sinh: “Nhân chi sinh tướng, tuế nãi xuân thì. Tráng tam dương chỉ hanh thái; tân vạn vật chỉ tuy vinh. Nhất thiên minh mị, thôn thôn liễu lục hoa hồng; vạn lí phong quang, xứ xứ oanh đề điệp vũ” (Tướng sinh của người là mùa xuân trong năm. Khỏe khoắn thay sự thịnh vượng của dương xuân, mới mẻ thay sự tốt tươi của muôn vật. Một trời sáng 15
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan