Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Mùa thu việt nam trong thơ mới (1932-1945)...

Tài liệu Mùa thu việt nam trong thơ mới (1932-1945)

.PDF
97
646
78

Mô tả:

Mùa thu Việt Nam trong Thơ Mới (1932-1945) TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN BỘ MÔN NGỮ VĂN TRƯƠNG THỊ MỸ XUYÊN MÙA THU VIỆT NAM TRONG THƠ MỚI (1932-1945) Luận văn tốt nghiệp đại học Ngành Ngữ Văn (niên khóa 2006-2010) Cán bộ hướng dẫn: ThS. HỒ THỊ XUÂN QUỲNH Cần Thơ, 05/2010 CBHD: ThS. Hồ Thị Xuân Quỳnh 1 SVTH: Trương Thị Mỹ Xuyên Mùa thu Việt Nam trong Thơ Mới (1932-1945)  Trong suốt khoảng thời gian học ở trường Đại Học Cần Thơ, dưới sự quan tâm tận tình của quý thầy cô, sự động viên giúp đỡ của bạn bè, tôi đã hoàn thành tốt 8 học kỳ và luận văn tốt nghiệp với đề tài: “Mùa thu Việt Nam trong Thơ Mới (1932-1945)”, tôi xin chân thành cảm ơn. Trường Đại Học Cần Thơ đã tạo môi trường thuận lợi cho tôi học tập. Ban chủ nhiệm khoa và quý thầy cô đã giảng dạy tận tình, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập cũng như trong thời gian thực hiện luận văn tốt nghiệp. Cha mẹ đã lo cho tôi học đến nơi đến chốn, gánh vác mọi công việc để tôi có nhiều thời gian học tập. Chân thành cảm ơn cô Hồ Thị Xuân Quỳnh đã tận tình giúp đỡ, chỉ bảo nhiệt tình, trang bị và truyền đạt cho tôi những kiến thức quý báu, gợi mở cho tôi những phương hướng để thực hiện và hoàn thành tốt đề tài. Cảm ơn quý thầy cô bộ môn Ngữ Văn khoa Sư phạm và khoa Khoa học xã hội và nhân văn đã cung cấp những kiến thức và kinh nghiệm quý báu trong 4 năm học vừa qua. Cảm ơn các anh chị khóa trước đã giúp đỡ tôi trong quá trình thu thập tài liệu. Tuy nhiên, do những điều kiện chủ quan và khách quan nên khó tránh khỏi thiếu sót, tôi rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của quý thầy cô cùng bạn đọc để luận văn này được hoàn chỉnh hơn. Xin chân thành cảm ơn! Cần Thơ, ngày 28 tháng 04 năm 2010 Trương Thị Mỹ Xuyên CBHD: ThS. Hồ Thị Xuân Quỳnh 2 SVTH: Trương Thị Mỹ Xuyên Mùa thu Việt Nam trong Thơ Mới (1932-1945) ĐỀ CƯƠNG TỔNG QUÁT PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài 2. Lịch sử vấn đề 3. Mục đích yêu cầu 4. Phạm vi đề tài 5. Phương pháp nghiên cứu PHẦN NỘI DUNG Chương 1: MÙA THU – MÙA CỦA THỜI GIAN VÀ NGHỆ THUẬT 1.1. Mùa thu – mùa của thời gian 1.2. Mùa thu – mùa của nghệ thuật Chương 2: MÙA THU VIỆT NAM VỚI NHỮNG CẢM HỨNG SÁNG TẠO CỦA CÁC NHÀ THƠ TRONG PHONG TRÀO THƠ MỚI (1932-1945). 2.1. Cảnh sắc của mùa thu Việt Nam 2.2. Sức hấp dẫn của mùa thu đối với các nhà thơ trong phong trào Thơ Mới (1932-1945) Chương 3: NHỮNG KHÁM PHÁ RIÊNG VỀ VẺ ĐẸP CỦA MÙA THU VIỆT NAM TRONG THƠ MỚI (1932-1945) 3.1. Cách khai thác đề tài 3.2. Những cảm xúc chung và riêng về vẻ đẹp mùa thu Việt Nam của các nhà thơ trong phong trào Thơ Mới (1932-1945). 3.3. Cách tạo dựng hình tượng mùa thu PHẦN KẾT LUẬN TÀI LIỆU THAM KHẢO MỤC LỤC CBHD: ThS. Hồ Thị Xuân Quỳnh 3 SVTH: Trương Thị Mỹ Xuyên Mùa thu Việt Nam trong Thơ Mới (1932-1945) CBHD: ThS. Hồ Thị Xuân Quỳnh 4 SVTH: Trương Thị Mỹ Xuyên Mùa thu Việt Nam trong Thơ Mới (1932-1945) 1. Lý do chọn đề tài: Mùa thu là đề tài muôn thuở của thi ca nhân loại. Từ cổ chí kim, mùa thu đã hiển hiện trong văn chương với một vẻ đẹp tượng trưng ước lệ. Còn trong văn chương hiện đại mùa thu không chỉ hiện lên với những hình ảnh ước lệ tượng trưng mà mùa thu còn hiện lên cụ thể, sinh động, có phần mới lạ, sáng tạo hơn. Với vẻ đẹp thơ mộng, đầy quyến rũ, mùa thu luôn có một sức hút lớn đối với các thi nhân, không chỉ ở Việt Nam mà cả trên thế giới. Vì thế, chúng ta mới có một mùa thu rất Nga trong thơ Puskin, Êxênhin, một mùa thu mênh mang buồn trong thơ của Lý Bạch, Đỗ Phủ... Trong nền văn học Việt Nam, đã có biết bao nhà thơ, biết bao cây bút dành phần lớn giấy mực của mình viết về mùa thu. Chẳng hạn như: Nguyễn Trãi, Ngô Chi Lan, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Nguyễn Du, Nguyễn Khuyến... Chúng ta sẽ dễ dàng bắt gặp một mùa thu man mác buồn với lá phong chuyển sắc, với ánh trăng sáng vằng vặc, với khí thu lành lạnh trong thơ Nguyễn Trãi: “Hồng diệp đôi đình trúc ủy môn Mãn giai minh nguyệt quá hoàng hôn Cửu tiêu thanh lộ tam canh thấp Tứ bích hàn cùng triệt dạ huyên Thiên lại ngữ thu kinh thảo mộc Ngọc thằng đê Hán chuyển càn khôn...” (Lá đỏ trồng ở sân trúc ôm lấy cửa, Đầy thuyền trăng sáng quá lúc chạng vạng rồi. Mốc trong chín tầng mây thấm ướt ba canh Dế lạnh ở bốn vách kêu vang suốt đêm Tiếng sáo trời báo tin thu khiến cây cỏ kinh động Sao ngọc thằng xuống thấp ở Ngân hà, càn khôn chuyển vần...) (Thu dạ dữ Hoàng Giang Nguyễn Nhược Thủy đồng phú – Nguyễn Trãi) hay với ngọn gió vàng hiu hắt, với bóng nhạn lưa thưa, và cả rừng phong bạt ngàn trong thơ của Ngô Chi Lan: “Gió vàng hiu hắt cảnh tiêu sơ Lẻ tẻ bên trời bóng nhạn thưa CBHD: ThS. Hồ Thị Xuân Quỳnh 5 SVTH: Trương Thị Mỹ Xuyên Mùa thu Việt Nam trong Thơ Mới (1932-1945) Giếng ngọc sen tàn bông hết thắm Rừng phong lá rụng tiếng như mưa”. (Mùa thu – Ngô Chi Lan) hoặc với ánh trăng sáng lung linh, với tầng mây lơ lững trong thơ của Nguyễn Bỉnh Khiêm: “Vận biên nhạn quá hồn vô số Thiên thượng nguyệt minh ứng hữu kỳ” (Tầng mây đàn nhạn bay qua Trời quang, trăng sáng như là hẹn nhau) (Ý thu – Hoàng Việt dịch) Trong thơ xưa, mùa thu đã hiện lên với một vẻ đẹp thơ mộng như thế. Đến giai đoạn Thơ Mới (1932-1945), các nhà thơ của chúng ta không chỉ kế thừa những thành tựu viết về mùa thu của các nhà thơ Trung đại mà còn có nhiều sáng tạo độc đáo trong cách miêu tả, cách thể hiện. Dưới những ngòi bút điêu luyện của các nhà Thơ Mới, mùa thu hiện lên trong thơ với những sắc thái mới mẽ hơn, đa hình, đa dạng hơn. Qua một tiếng xào xạc của rừng thu, Lưu Trọng Lư đã đưa người đọc vào một thế giới mùa thu với bao cảm xúc mơ màng, bàng bạc: “Em không nghe rừng thu Tiếng thu kêu xào xạc”. (Tiếng thu – Lưu Trọng Lư) Qua một ánh nắng vàng sáng, Xuân Diệu đã nhận ra mùa thu đang đến với bao nỗi niềm tâm sự: “Mùa thu vàng sáng tới rồi đây Áo nắng em phơi gió thổi đầy”. (Mùa thu vàng sáng – Xuân Diệu) hay chỉ với một màu xanh ngắt của bầu trời mà Thế Lữ đã vẻ nên một bức tranh thu tuyệt đẹp gợi nhiều luyến tiếc về một khoảng trời xa xăm: “Nước mát hơi thu thắm sắc trời, Trời xanh xanh ngắt đượm hồng phai”. (Vẻ đẹp thoáng qua – Thế Lữ) CBHD: ThS. Hồ Thị Xuân Quỳnh 6 SVTH: Trương Thị Mỹ Xuyên Mùa thu Việt Nam trong Thơ Mới (1932-1945) Mùa thu trong thơ ca Việt Nam nói chung, trong Thơ Mới nói riêng đã làm thổn thức trái tim bao thế hệ người Việt Nam suốt nhiều thập kỷ qua. Hình ảnh “Con nai vàng ngơ ngác, Đạp trên lá vàng khô” hay hình ảnh “Hơn một loài hoa đã rụng cành, Trong vườn sắc đỏ rũa màu xanh”… vẫn mãi làm rung động cõi lòng người đọc. Chính vẻ đẹp thơ mộng vốn có của mùa thu đã cuốn hút đông đảo thi nhân nghệ sĩ tìm đến, đặc biệt là các nhà Thơ Mới. Với ngòi bút đầy sáng tạo của mình, các nhà thơ trong phong trào Thơ Mới đã tạo nên những hình ảnh độc đáo giàu sức cuốn hút về mùa thu. Và nét đặc sắc, phong phú, mới lạ trong cách thể hiện về mùa thu đã tạo nên sức hấp dẫn lớn không chỉ đối với độc giả mà còn đối với giới phê bình, nghiên cứu. Và mùa thu cũng là mùa mà bản thân tôi rất thích. Chính vì vậy tôi đã chọn đề tài “Mùa thu Việt Nam trong Thơ Mới (1932-1945)” làm luận văn tốt nghiệp. Có thể nói, với đề tài này tôi sẽ có dịp “chiêm ngưỡng” vẻ đẹp của mùa thu thông qua những bài thơ thu, những hình ảnh của mùa thu bằng nghệ thuật ngôn từ. 2. Lịch sử vấn đề: Như trên đã nói, mùa thu là đề tài rất quen thuộc trong thơ ca từ trước đến nay. Hầu hết độc giả cũng như giới nghiên cứu, phê bình đều quan tâm, đều bị thu hút bởi những “Ánh trăng thu lung linh”, những “Rừng thu bàng bạc”… của Thơ Mới. Tuy nhiên, đề tài “Mùa thu Việt Nam trong Thơ Mới (1932-1945)” cũng là đề tài “quen mà lạ”. Bởi xem xét lại cũng chẳng có mấy bài viết nghiên cứu về “Mùa thu Việt Nam” trong thơ ca nói chung một cách sâu sắc, tỉ mỉ… và đặc biệt là “Mùa thu Việt nam” trong Thơ Mới thì lại càng hiếm người đi sâu khám phá. Hầu hết những bài viết chỉ nhìn nhận sơ lược, chưa đi sâu nghiên cứu những nét riêng, chung cũng như những nét mới lạ, độc đáo trong cách thể hiện về “Mùa Thu Việt Nam” của các nhà thơ trong phong trào Thơ Mới (1932-1945). Tuy nhiên, trong quá trình nghiên cứu đề tài này, tôi cũng tiếp cận được một vài ý kiến của các nhà phê bình, nhà nghiên cứu về “Mùa thu Việt Nam” trong thơ ca dân tộc. Ở mỗi nhà nghiên cứu có những cách cảm nhận, đánh giá riêng theo từng khía cạnh khác nhau: Trong cuốn “Văn học Việt Nam thế kỷ XX” Phạm Mạnh Phan đã viết: “Một cánh hoa rơi, một chiếc lá bay, một làn gió thoảng dưới trời thu cũng là những đầu đề cho thi nhân ngâm vịnh… Cảnh thu thật đã khêu gợi trong những CBHD: ThS. Hồ Thị Xuân Quỳnh 7 SVTH: Trương Thị Mỹ Xuyên Mùa thu Việt Nam trong Thơ Mới (1932-1945) tâm hồn đau khổ biết bao niềm u ẩn. Trước cái cảnh lá rụng gió đưa, với cúc ngậm màu sương, nhiều người thật đã vì thu mà trao mối giao cảm”[50; tr.109]. Trên cùng quan điểm ấy, trong cuốn Thơ mới lãng mạn và những lời bình, Vũ Thanh Việt cũng đã viết: “Mùa thu là một đề tài quen thuộc của thơ ca Việt Nam, khi trời đất chuyển mùa từ hạ sang thu, con người dễ có cảm xúc. Mặt khác mùa thu trong thơ Đường và trong thơ cổ Trung Quốc cũng có ảnh hưởng không nhỏ, tạo nên một sức gợi đối với thi nhân Việt Nam. Từ Nguyễn Du, Nguyễn Khuyến đến Tản Đà… thơ Việt Nam đã có hẳn một truyền thống thơ về mùa thu thấm đượm một nỗi buồn man mác, có vẻ đẹp và nên thơ riêng của nó” [47; tr.207]. Thật vậy, mùa thu luôn là đối tượng lôi cuốn sự chú ý không chỉ ở nhà thơ mà còn ở cả người đọc. Mùa thu hiện lên trong thơ ca không đơn thuần là những hình ảnh phản chiếu của thiên nhiên, đất trời vào thu, mà nó còn thể hiện mối giao cảm sâu sắc giữa thiên nhiên với con người, giữa nhà thơ với cuộc sống. Trong cuốn “Một thời đại trong thi ca” Gs. Hà Minh Đức đã viết: “Mùa thu đã đến trong thơ ca Việt Nam từ rất lâu qua thơ Nguyễn Trãi, Bà Huyện Thanh Quan, nhất là chùm thơ về thu của Nguyễn Khuyến, rồi Tản Đà… Trong thơ xưa đã có ngọn gió vàng (Nguyễn Gia Thiều), chiếc lá vàng (Nguyễn Khuyến) và đến thời hiện đại thì cả một vùng không gian bị màu vàng chiếm lĩnh… Vẻ đẹp của mùa thu thu hút các nhà Thơ Mới, và nhiều người đã cho ra đời hàng loạt những bài thơ hay như: Đây mùa thu tới của Xuân Diệu, Thu của Chế Lan Viên, Thu Rừng của Huy Cận…” [12; tr.125]. Nhận định trên cho thấy Gs. Hà Minh Đức đã nhìn nhận rất đúng sức cuốn hút của mùa thu đối với thi nhân Việt Nam từ nhiều thế kỷ qua. Cũng đều là mùa thu Việt Nam nhưng ở mỗi nhà thơ có những cách cảm nhận riêng, cách thể hiện riêng về mùa thu, vì thế họ đã góp phần tạo nên những bức tranh thu rất riêng không bao giờ nhòe lẫn vào nhau. Đặc biệt trong thơ của các nhà Thơ Mới, mùa thu không chỉ hiện lên với tất cả những vẻ đẹp vốn có của nó, mà dưới ngòi bút tài hoa của những nhà Thơ Mới nó còn là cả một thế giới đa thanh, đa sắc gợi bao niềm cảm xúc trong những tâm hồn đa cảm. Không chỉ thế, Gs. Hà Minh Đức còn cho người đọc thấy được một “mùa thu” rất điển hình nhưng cũng rất riêng của Lưu Trọng Lư trong bài Tiếng thu. Ông viết: “Không biết tác giả của “Tiếng thu” tiếp nhận triết lí tương hợp của Baudelaire như thế nào nhưng rõ ràng ông đã chỉ ra sự hòa hợp và tương hợp nhiều yếu tố về thu qua màu sắc, âm CBHD: ThS. Hồ Thị Xuân Quỳnh 8 SVTH: Trương Thị Mỹ Xuyên Mùa thu Việt Nam trong Thơ Mới (1932-1945) thanh, cảm xúc… Trong bài “Tiếng thu”, khi miêu tả mùa thu, không gian mùa thu có trăng mờ để cho người thiếu phụ thổn thức nhớ thương, có rừng chiều rải lá vàng để ngơ ngác bước nai vàng…” [12; tr.126]. Quả thật những hình ảnh ấy: trăng mờ, lá vàng… luôn là hình ảnh quen thuộc, điển hình cho mùa thu, nhưng mùa thu ở đây không chỉ là sự phối hợp, sự tổng hòa của những yếu tố bên ngoài mà còn có cả sự hòa quyện của cảm xúc con người hay chính cảm xúc của nhà thơ đã tạo nên một nét riêng cho mùa thu trong thơ của Lưu Trọng Lư, Xuân Diệu, Huy Cận, Chế Lan Viên... Chính vì thế, khi nhận xét về thơ Xuân Diệu – đại biểu tiêu biểu nhất của phong tào Thơ Mới, trong cuốn Đến với thơ Xuân Diệu, Mã Giang Lân đã viết rằng: “Tiếp nối mùa thu của thơ ca dân tộc, các nhà Thơ Mới đã có những đóng góp quan trọng trên đề tài này. Cũng giống với mùa thu xưa, với bầu trời xanh thẳm, nắng vàng, trăng thanh, sương khói phủ,… nhưng các nhà Thơ Mới đã miêu tả thiên nhiên với cảm hứng hiện tại. Không chỉ là hình ảnh và cảm xúc, các nhà nho mới đặc biệt chú ý đến sự cảm nhận trực tiếp của các giác quan. Quan sát lắng nghe rất cụ thể và tinh vi cùng với những liên tưởng, mộng tưởng đã góp phần tạo nên cho những bài thơ viết về thiên nhiên nói riêng, viết về mùa thu nói chung vừa chân thực vừa thơ mộng” [52; tr.365]. Và trong “Thi nhân Việt Nam” Hoài Thanh, Hoài Chân cũng đã nhận xét về mùa thu của Xuân Diệu: “Trong cảnh mùa thu rất quen với thi nhân Việt Nam, chỉ Xuân Diệu mới để ý đến: “Những luồn run rẩy rung rinh lá..” cùng cái “Cành biếc run run chân ý nhi”, nghe đàn dưới trăng thu chỉ Xuân Diệu mới thấy “Lung linh bóng sáng bỗng rung mình…” [38; tr.106]. Mùa thu là đề tài quen thuộc với thi nhân từ bao đời nay: mỗi nhà thơ đều có thể cảm nhận được mùa thu qua cái se se lạnh của tiết thu, qua những chiếc lá vàng rơi rụng, qua bầu trời xanh ngắt khi vào thu… nhưng ở mỗi chủ thể sáng tác cũng có thể tạo ra cho mình một mùa thu riêng bằng những cách cảm nhận, cách thể hiện riêng, cũng như những sáng tạo nghệ thuật riêng.... Vì thế, với một tâm hồn tinh tế, Xuân Diệu đã tạo nên một mùa thu rất riêng cho mình, điển hình cho phong cách của một “nhà thơ mới nhất trong các nhà thơ mới”. Tóm lại, trong Thơ Mới hình ảnh mùa thu Việt Nam hiện lên rất đa dạng và phong phú. Sự kết hợp hài hòa giữa cảnh thu và tình thu, cũng như mối giao cảm giữa con người và thiên nhiên trong những bài thơ thu nói riêng, trong phong trào Thơ Mới nói chung đã tạo nên hình tượng thơ rất ấn tượng trong lòng người đọc. CBHD: ThS. Hồ Thị Xuân Quỳnh 9 SVTH: Trương Thị Mỹ Xuyên Mùa thu Việt Nam trong Thơ Mới (1932-1945) Vì thế, mùa thu trở thành đối tượng thu hút sự chú ý của nhiều người. Với đề tài “Mùa thu Việt Nam trong Thơ Mới (1932-1945)”, tôi xin đóng góp những cảm nhận của mình về mùa thu Việt Nam trong Thơ Mới, đồng thời tôi cũng xin góp phần thẩm định thêm sự đa dạng trong phong cách sáng tạo của các nhà Thơ Mới nói chung. 3. Mục đích nghiên cứu: Nghiên cứu đề tài “Mùa thu Việt Nam trong Thơ Mới (1932-1945)” là để thấy được những nét mới trong việc thể hiện về mùa thu: cảnh thu cũng như tình thu, của các nhà Thơ Mới so với các nhà thơ trước đó. Nghiên cứu đề tài này, tôi còn khám phá thế giới đa hình, đa dạng, đa thanh của mùa thu. Từ đó thấy được sự đa dạng trong phong cách sáng tạo của các nhà Thơ Mới, cũng như những nét độc đáo trong từng phát hiện táo bạo riêng của mỗi nhà thơ khi viết về mùa thu. 4. Phạm vi đề tài: Phong trào Thơ Mới đã thu hút một lực lượng sáng tác đông đảo. Họ đã cho ra đời một số lượng thi phẩm đồ sộ, đa dạng, phong phú về nội dung lẫn nghệ thuật. Với đề tài “Mùa thu Việt Nam trong Thơ Mới (1932-1945)”, tôi chỉ đi vào tìm hiểu một số bài thơ viết về mùa thu tiêu biểu trong phong trào Thơ Mới giai đoạn 1932-1945. Đồng thời kết hợp so sánh với một số tác phẩm trước đó để thấy được một mùa thu rất mới dưới những ngòi bút giàu sáng tạo của các nhà Thơ Mới. 5. Phương pháp nghiên cứu: Với đề tài “Mùa thu Việt Nam trong Thơ Mới (1932-1945)”, tôi đã tìm hiểu kỹ về phong trào Thơ Mới nói chung, cũng như những bài thơ viết về mùa thu trong giai đoạn này nói riêng. Qua đó tôi đã thống kê được những bài thơ viết về mùa thu tiêu biểu, làm nền tảng cho quá trình thực hiện đề tài. Bên cạnh đó, tôi còn tiếp cận với mùa thu trong thơ của các nhà thơ trước đó và những bài viết, công trình nghiên cứu có liên quan. Từ đó có một cái nhìn định hướng để so sánh với mùa thu trong Thơ Mới (1932-1945), để thấy được nét đặc sắc, mới mẻ trong phong cách thể hiện về mùa thu của các nhà Thơ Mới. Tuy nhiên, phương pháp chính mà chúng tôi sử dụng vẫn là phương pháp phân tích, so sánh, bình luận và tổng hợp. Từ những khía cạnh chi tiết, hình ảnh CBHD: ThS. Hồ Thị Xuân Quỳnh 10 SVTH: Trương Thị Mỹ Xuyên Mùa thu Việt Nam trong Thơ Mới (1932-1945) nghệ thuật thể hiện trong tác phẩm tôi đã rút ra những nhận định về đặc trưng thẩm mỹ của mùa thu Việt Nam trong Thơ Mới (1932-1945). CBHD: ThS. Hồ Thị Xuân Quỳnh 11 SVTH: Trương Thị Mỹ Xuyên Mùa thu Việt Nam trong Thơ Mới (1932-1945) PHẦN NỘI DUNG CBHD: ThS. Hồ Thị Xuân Quỳnh 12 SVTH: Trương Thị Mỹ Xuyên Mùa thu Việt Nam trong Thơ Mới (1932-1945) Chương 1: MÙA THU – MÙA CỦA THỜI GIAN VÀ NGHỆ THUẬT 1.1. Mùa thu – mùa của thời gian: Xuân - Hạ - Thu - Đông, đó là sự xoay vần của tạo hoá, là quy luật muôn đời của sự sống thiên nhiên. Bốn mùa trong năm là bốn khoảng thời gian rất riêng của đất trời. Mỗi mùa trôi qua là đánh dấu bước chân của nàng thời gian đang nhấc gót. Chỉ có những tâm hồn tinh tế và thực sự yêu thiên nhiên, biết sống hoà mình với thiên nhiên mới cảm nhận hết những gì mà thiên nhiên ban tặng, cũng như bước chân lặng lẽ của thời gian với những dấu hiệu đặc trưng của từng mùa. Mùa xuân, với ánh nắng ấm áp kèm những làn gió thoảng đưa, những cơn mưa bất chợt mau đến rồi cũng mau đi như mang đến cả bầu nhựa sống cho thiên nhiên, cây cỏ, hoa lá sau những ngày đông giá rét. Mùa xuân, với tiếng chim ca ríu rít, hoa nở khắp mọi nơi, không khí ấm áp và trong lành, đâu đó thoang thoảng mùi hương quả chín khiến lòng ta không khỏi xao xuyến, ngất ngây. Nếu đi dạo giữa trời xuân ta sẽ thấy tâm hồn như trẻ lại bởi những sắc hoa tươi thắm có mặt khắp mọi nơi và khuôn mặt ai trông cũng tươi trẻ hơn mỗi độ xuân về. Mùa xuân đến, nghĩa là hạnh phúc ngự trị khắp nơi trên thế gian này, bởi xuân đưa đến sức sống cho muôn hoa cây cỏ, xuân mang chồi non lộc biếc cho đời, mùa xuân là mùa sinh sôi của trăm hoa khoe sắc. Vì vậy, có thể xem mùa xuân là mùa của tình yêu, sum vầy và hạnh phúc. Sau những ngày xuân ấm áp, tràn trề nhựa sống, sang hạ không khí trở nên oi bức, ngột ngạt hơn, sức nóng của mặt trời như thiêu như đốt vạn vật. Cái nóng hầm hập làm chúng ta tưởng chừng muốn tan biến vào dòng nước mát, biến vào hư không để có thể thoát khỏi cái không gian oi nồng. Nhịp sống như ồn ào, vội vã hơn bao giờ hết. Nhưng bù lại ta được sống với những đêm trăng thanh gió mát, với màu phượng vĩ đỏ rực cả một góc trời, với tiếng ve kêu râm ran gợi bao niềm thổn thức trong tâm hồn của những thế hệ học trò. Mùa hè - mùa được thỏa thích chơi đùa, nghỉ ngơi sau những tháng ngày học tập mệt mỏi. Chúng ta sẽ cảm nhận được vị ngọt lịm của những ngụm nước hớp vội trong nắng hè mà ngày thường ta khó mà nhận biết được… Những điều ấy, chỉ có thể là mùa hè mới có. Cái nóng hầm hập của mùa hè rồi cũng qua đi, để lại cái nhẹ nhàng, bảng lảng của trời thu mênh mang. Với bầu trời xanh ngắt, với những cơn gió hiu hiu CBHD: ThS. Hồ Thị Xuân Quỳnh 13 SVTH: Trương Thị Mỹ Xuyên Mùa thu Việt Nam trong Thơ Mới (1932-1945) thổi, lớp lớp lá vàng tung bay theo gió, đâu đó tiếng nhạn kêu âm vang báo thu về. Thu, chỉ nói đến từ ấy thôi ta cũng cảm thấy một cái gì đó thoáng qua trong tâm hồn rất nhẹ nhàng. Tại sao thế? Đơn giản, mùa thu đến cũng rất đỗi nhẹ nhàng. Thu - ấy là thời khắc giao nhau giữa hai mùa trái ngược, là khoảng thời gian mà từ cái nóng hầm hập của mùa hè chuyển sang cái lạnh tê tái của mùa đông. Phải chăng vì thế mùa thu là thời gian đem lại cho ta sự tĩnh lặng trong tâm hồn, sự yên ổn trong suy nghĩ và những nỗi niềm ấy cũng chín mọng màu thời gian? Thu không oi nồng như mùa hè bỏng rát, không quá lạnh như mùa đông, không tràn trề sức sống như mùa xuân mà thu dịu dàng như bước chân người thiếu nữ đang dạo phố. Mùa thu khiến ta luôn có cảm giác tìm về những kỷ niệm êm đềm, những hoài niệm đẹp đẽ đã qua… để rồi nó như hồi chuông thánh đường cứ ngân mãi một bản tình ca không dứt. Có thể nói, mùa thu là sự tổng hòa của các mùa còn lại trong năm, với trời xanh và gió nhẹ, sáng là cái ấm áp của mùa xuân, chiều là hơi thở của mùa hạ, tối là cái se se lạnh của mùa đông. Phải chăng vì cái nhẹ nhàng ấy mà mùa thu đã đưa con người vào cuộc sống giữa hoài niệm và thực tại, nuối tiếc và mỉm cười? Thu mang nhiều sắc thái rất riêng khiến lòng người mê mải muốn tìm. Thu như tiếng gọi ngàn xưa vọng lại. Sau những ngày thu nhẹ nhàng, bảng lảng là cái lạnh tê buốt của khí trời mùa đông. Đông về, trời u ám như bị che lấp bởi một chiếc khăn voan xám xịt. Gió lướt qua từng cành cây và trêu đùa tai ác với những chiếc lá già cỗi còn bám lại trên cây, thỉnh thoảng những cơn mưa mùa đông đến như mang theo cái lạnh tê người khiến những tâm hồn đơn côi càng thêm cô lẽ muốn kiếm tìm một chốn bình yên, ấm áp để mà nương tựa… Nếu tinh tế một chút ta sẽ nhận ra rằng lá không chỉ rụng vào mùa thu mà đôi khi lá vẫn rụng khi đông về để chuẩn bị đâm chòi non lộc biếc đón chào mùa xuân sắp tới. Sống với không khí lạnh thấu xương mới thấy mùa đông có cái thật đáng nghĩ. Nếu rảnh rang một chút, theo dọc bờ sông vào những sớm mai khi sương vẫn còn đọng trên tóc, trên vai, trên những chồi non xanh biếc… ta sẽ được hít bầu không khí trong trẻo hiếm có. Nắng tuy yếu ớt nhưng cũng tìm tận vào đáy sông, ánh lên lấp lánh như dát bạc phía chân trời. Đêm mùa đông càng ảm đạm hơn với cái lạnh gấp bội lúc ban ngày. Qua những ngôi nhà cổ, đứng dưới những mái nhà đã ngã màu thời gian, ánh đèn vàng hắt bóng dưới tán cây già ta bỗng thấy mình nhỏ nhoi, cô đơn đến thế. Lúc này đây, ai không mong được trở về mái ấm gia đình, về với những người thân CBHD: ThS. Hồ Thị Xuân Quỳnh 14 SVTH: Trương Thị Mỹ Xuyên Mùa thu Việt Nam trong Thơ Mới (1932-1945) yêu. Có lẽ, mùa đông mới cho ta thấy được cái giá trị của sự ấm áp đến thế nào. Phải chăng vì thế mà mùa đông sẽ luôn là sự khởi đầu cho mỗi chúng ta xích lại gần nhau hơn để cùng nhau hướng về một mùa xuân mới cùng niềm vui sum vầy. Bốn mùa - bốn khoảng thời gian khác nhau của một năm, luôn mang trên mình những đặc trưng của từng mùa, từng khoảnh khắc. Những đặc trưng ấy đã được những trái tim đa cảm của thi sĩ cảm nhận một cách tinh tế: “Xuân đến, lộc non và chim hót Hạ về, sen nở cả ao xanh Thu tới, lá vàng rơi nhè nhẹ Đông đi, một đò ngang chòng chành” (Bốn mùa – Ngô Hòa) Theo dòng chảy của thời gian, từng mùa đến rồi đi một cách nhẹ nhàng và lặng lẽ, nhưng nó vẫn để lại những ấn tượng không thể phai nhòa trong tâm hồn con người, nhất là những tâm hồn đa sầu đa cảm của thi nhân. Vì thế mà nhà thơ Chế Lan Viên đã viết: “Cuộc đời ấm nóng Như còn trong nôi Mùa xuân sôi động Mùa hè sinh sôi Mùa thu máu nóng Mùa đông rạng ngời Bốn mùa vây quanh Con người ở giữa”. (Đi ra ngoại ô – Chế Lan Viên) Với vòng xoay bất tận của thời gian, bốn mùa Xuân - Hạ - Thu - Đông lần lượt trôi đi mang theo bao nhiêu sắc thái tình cảm, bao tâm trạng mà con người gửi gắm vào đó. Hơn bao giờ hết, mùa thu luôn chiếm được một vị trí nhất định trong tâm hồn con người. Bởi, khi những ngày hè đã tàn. Ve sầu thôi không ca hát trên ngọn cây cao. Và trong đêm trường, giun dế cũng đã ngừng tấu khúc nhạc năm canh. Không còn nghe thấy tiếng cuốc khắc khoải giục giả xua đuổi đêm hè như trước. Trên không gian đã thấy lững lờ một dải mây xanh ngắt. Sương thu đã tỏa khắp trên nhành cây ngọn cỏ. Quang cảnh tạo vật đã nhuốm một vẻ u trầm CBHD: ThS. Hồ Thị Xuân Quỳnh 15 SVTH: Trương Thị Mỹ Xuyên Mùa thu Việt Nam trong Thơ Mới (1932-1945) tĩnh mịch. Bên trời lác đác đã thấy bóng nhạn kêu sương. Trong hồ, sen thắm của ngày hè đã phai màu mà bắt đầu tàn tạ. Khắp đó đây, lá cây đã bảo nhau xào xạc tung bay để vội vã báo tin thu tới. Gió chiều đã có hơi chớm lạnh. Lúc này tiết trời đã ngã sang thu. Trước khung cảnh thiên nhiên như thế, thử hỏi những tâm hồn đa cảm của thi nhân làm sao không xao xuyến, không hòa lòng mình vào thiên nhiên… Mùa thu trở về cùng thi ca như vậy, vì các thi nhân với tâm hồn nhạy cảm đã sớm nhận ra trong cảnh sắc mùa thu một thông điệp của đất trời: “Thời gian đang trôi, đang trôi nhanh…” (Thu khúc – Veclen), “Mùa thu như giờ đã điểm” (Thu ca – Paul Verlaine), và mùa thu như là một phương tiện đo thời gian: “Đã mấy thu nay để lệ nhà, Duyên nào đeo đẳng khó chăng tha” (Ngôn chí VII – Nguyễn Trãi), hay “Vàng bay mấy lá năm già nữa, hồng bay mấy lá năm hồ hết” (Gió thu – Tản Đà). Như vậy, mùa thu mà bao nhà thơ, bao cây bút đã tốn phần nhiều giấy mực để miêu tả, để cảm nhận không phải là một cái gì đó xa xôi, mờ ảo mà nó là mùa thu có thật trong tự nhiên, nó là một mùa trong bốn mùa của thiên nhiên, không ngoài vòng quy luật của tự nhiên, nó cũng đến và đi như mùa xuân, mùa hạ hay mùa đông: “Ta rắp nâng lời chào mới mẻ Vì Đông, Thu, hay Hạ, cùng như Xuân Cũng có tình riêng với lòng thi sĩ Ta vui ca trông ngày tháng xoay vần” (Khúc ca hoài xuân – Thế Lữ) 1.2. Mùa thu – mùa của nghệ thuật: “Thu là thơ của lòng người, Thu là thơ của đất trời”. Câu nói này của người xưa đã thể hiện mối tương thông kỳ lạ giữa mùa thu và thơ ca, mùa thu và con người, mùa thu và nghệ thuật... Có phải vì thế mà trong bốn mùa, nghệ thuật thiên vị mùa thu hơn cả và mùa thu cũng ban tặng cho con người nhiều thi tứ hơn? Không phải ngẫu nhiên mà nhà thơ Xuân Diệu đã từng khẳng định: “Ở Á Đông ta, trong văn học Trung Quốc và trong văn học Việt Nam, thơ văn có nhiều duyên nợ với mùa thu. Trong một năm, mùa xuân và mùa thu được ngâm vịnh nhiều hơn cả” [4; tr.104]. Thật vậy, mùa thu mang trong mình những vẻ đẹp rất riêng. Đi giữa trời thu, tự thấy ngân vang trong lòng những cảm xúc rất đổi nhẹ CBHD: ThS. Hồ Thị Xuân Quỳnh 16 SVTH: Trương Thị Mỹ Xuyên Mùa thu Việt Nam trong Thơ Mới (1932-1945) nhàng, rất mơ hồ khó tả: một nỗi buồn man mác, một cảm giác bâng khuâng, xao xuyến… Mỗi mùa một vẻ, nhưng có thể nói cảnh sắc mùa thu là một trong những hình ảnh nổi bật trong bộ tranh “tứ bình” của thiên nhiên: Xuân - Hạ - Thu Đông. Trong thơ ca nói riêng, trong nghệ thuật nói chung, mùa thu vừa là nguồn cảm hứng, vừa là nơi gửi gắm tâm tư, tình cảm của thi nhân nghệ sĩ, theo lẽ “tức cảnh sinh tình” hay “tả cảnh ngụ tình”. Mùa thu - mùa khiến cho con người say mê vì vẻ đẹp đến lạ lùng. Mỗi người một cách cảm nhận, nhất là các thi sĩ thường tìm cho mình những tín hiệu riêng để cảm nhận mùa thu. Nhưng có lẽ chẳng giấy mực nào viết cho đủ, chẳng cây bút nào vẽ cho kỳ hết cái vẻ đẹp ấy. Không như mùa xuân với sự sinh sôi nảy nở của cây cỏ, sự khoe màu sắc, hương thơm của các loài hoa. Không như mùa hạ với ánh nắng chói chang, không khí ngột ngạt oi ả nóng bức. Không như mùa đông, với cái lạnh da diết của những cơn mưa phùn lất phất, kèm những cơn gió mùa thổi qua làm se lạnh cả người. Mùa thu nhẹ nhàng, mơ hồ, mênh mông, bảng lảng. Cái se se lạnh của gió thu, cái trong vắt của nước thu, cái xào xạc của lá thu, cái huyền ảo của trăng thu, cái bảng lảng của trời thu như gieo vào lòng người biết bao nỗi buồn không tên. Chính vì thế, mùa thu đã chiếm được một vị trí nhất định trong trái tim đa cảm của thi nhân. Và mỗi thi nhân đã khai thác vẻ đẹp của mùa thu ở những khía cạnh khác nhau như: lá thu, trăng thu, mây thu, mưa thu, trời thu,... Mùa thu đã tạo nguồn cảm hứng dạt dào đưa hồn thơ của thi sĩ lên cao. Chính vì thế mà nhà thơ Vũ Hoàng Chương đã khẳng định: “Ai rằng thu khơi nguồn tiêu sơ Ta rằng thu gây mầm tình mơ Chính tay thu reo rắc mến thương hờ Bởi nàng thu là chị của nàng thơ” (Mùa thu đã về - Vũ Hoàng Chương) Không riêng ở nước ta, mùa thu mới có sức cuốn hút đối với các thi nhân, nghệ sĩ mà trên cả thế giới, mùa thu bao giờ cũng là mùa mang đến nguồn thi tứ dạt dào cho thi sĩ. Ở Trung Hoa, từ thời Đường rất xưa, mà thi hào Bạch Cư Dị nhìn trăng thu đã thông cảm với trăm nỗi khổ hạnh của nhiều hạng người trong xã hội. Bạch Cư CBHD: ThS. Hồ Thị Xuân Quỳnh 17 SVTH: Trương Thị Mỹ Xuyên Mùa thu Việt Nam trong Thơ Mới (1932-1945) Dị thấy trăng thu rọi sáng khắp cõi trần, là rọi vào nỗi buồn của người lính thú đóng ở ngoài quan ải quạnh quẽ lâu ngày không được về quê, rọi vào cái tần ngần của người phi tần trong cung bị ruồng bỏ, rọi vào cái lo lắng của ông tướng già sợ không giữ được thành ở biên thùy: “Bóng đâu trong sáng vô ngần Sầu thêm, giận đắp cõi trần khắp nơi. Đóng lâu đồn thú kìa ai Biệt ly, buổi mới đâu người trước sân? Canh khuya ai đó phi tần, Vua không yêu nữa tần ngần về cung Biên thành thế giữ không xong Bạc đầu ông tướng thong dong lên chòi. Soi cho đứt ruột bao người Thềm thừ, ngọc thỏ trên trời biết chi!” (Đêm thu – Tản Đà dịch) Với Lý Bạch, mùa thu đã mang đến cho thi sĩ nguồn cảm hứng dạt dào. Ánh trăng thu trong vắt, với ánh sáng lung linh, huyền ảo như dội vào lòng thi sĩ bao khúc nhạc du dương trầm bỗng, khiến nhà thơ say sưa, đắm chìm như lạc vào thế giới thần tiên: “Động đình Hồ Tây thu nguyệt huy Tiêu, Tương giang Bắc tảo hồng phi Túy khách mãn thuyền ca Bạch trữ Bất tri sương lộ nhập thu y” (Trăng thu soi sáng Động Đình Tiêu, Tương một giải, chim hồng sớm hay Đầy thuyền khách hát như say Bẵng quên áo thấm sương đầy móc thu) (Chi điền – Lý Bạch) Còn với Đỗ Phủ, mùa thu hiện lên không chỉ đơn thuần với vẻ đẹp trong trẻo, nhẹ nhàng, bảng lảng, mà mùa thu còn gợi lên cho nhà thơ bao nỗi niềm tâm sự. Trước cảnh thu mênh mông, quạnh quẽ: bầu trời như mở ra cao vời vợi, lớp lớp bóng râm như chạy dài, chạy dài bất tận, cảnh vật thì quạnh hiu, vắng vẻ, từng CBHD: ThS. Hồ Thị Xuân Quỳnh 18 SVTH: Trương Thị Mỹ Xuyên Mùa thu Việt Nam trong Thơ Mới (1932-1945) lớp, từng lớp lá tàn tuôn rơi theo gió, ông mặt trời cũng đã mỏi mệt ẩn khuất sau ngọn non cao đi ngủ,… nhà thơ không khỏi bùi ngùi, lo lắng. Đó là nỗi lo đời, lo thế sự của một sĩ phu yêu nước: “Cảnh thu trong trẻo vô cùng Bóng râm lớp lớp xa trông tuyệt vời Sông xa, ánh nước lộn trời Mảnh thành hiu quạnh, sương vùi mê man… Gió rung rụng lớp lá tàn Mặt trời vừa lặn sau ngàn non sâu. Lạc đàn con hạc về đâu? Hoàng hôn, bầy ác chen nhau đầy rừng” (Trông đồng – Nhượng Tống dịch) Mùa thu đã mang đến cho nhà nghệ sĩ Pháp Paul Verlaine nguồn cảm hứng bất tận. Những âm thanh mùa thu du dương trầm bổng như dội vào lòng tác giả. Nó đưa nhà thơ vào thế giới hoài niệm, thế giới thần tiên để viết nên bản tình ca bất hủ của mùa thu: “Tiếng vĩ cầm nức nở Của mùa thu ngân dài Giọng đều đều buồn tẻ Cứa mãi vào tim tôi. Tất cả chợt lịm đi Trong giây phút tái tê Khi chuông giờ gõ điểm. Tôi miên man tưởng niệm Những ngày xưa xa xôi Và nước mắt tôi rơi. Rồi tôi đi, đi mãi Giữa cơn gió phũ phàng Cuốn tôi mang đây đó Như chiếc lá úa vàng” (Thu ca – Kiều Văn dịch) CBHD: ThS. Hồ Thị Xuân Quỳnh 19 SVTH: Trương Thị Mỹ Xuyên Mùa thu Việt Nam trong Thơ Mới (1932-1945) Còn đối với nhà nghệ sĩ lừng danh nước Nga Êxênhin, mùa thu đã được nhà thơ cảm nhận bằng tất cả sự hòa nhập của tâm hồn. Mùa thu đã khơi nguồn cảm hứng để nhà thơ tạo nên những bức tranh đẹp và thơ mộng của thiên nhiên Nga. Trong thơ Êxênhin, mùa thu hiện lên với vẻ đẹp quyến rũ mê hồn. Ta có thể bắt gặp cánh đồng Nga mênh mông vào mùa gặt, những ngọn núi quanh năm sương phủ đầy, những con đường nhỏ uốn cong cong,… tất cả cảnh vật ấy tạo nên một mùa thu rất riêng, chỉ có ở đất nước Nga thơ mộng: “Đồng ruộng gặt rồi, rừng trơ trụi Mặt nước mờ hơi ấm mù sương. Khuất dần sau màu lam vạc núi Vầng dương lặng lẽ bánh xe lăn…” (Cuối thu – Thúy Toàn dịch) Còn đối với các nhà thơ Nhật Bản, mùa thu cũng đã khơi nguồn cảm hứng để họ sáng tác nên những bài thơ thu nói riêng, những bài thơ miêu tả thiên nhiên nói chung thật độc đáo và tiêu biểu. Đặc biệt, mùa thu còn là nguồn thi liệu vô tận trong thơ Haiku của Nhật Bản. Với đặc trưng riêng biệt: cực ngắn (tối đa chỉ có 17 âm tiết), và thuộc vào loại bậc nhất cô đọng, hàm xúc, hồn nhiên, nhẹ nhàng… của thơ ca. Trong thơ HaiKu của Nhật Bản hình ảnh mùa thu như lướt qua tâm hồn ta, ta có cảm giác như chạm vào thiên nhiên, chạm vào mùa thu, Chạm vào đom đóm, lá phong, tuyết trắng… Qua đó thể hiện tâm hồn tinh tế, nhạy cảm của nhà thơ: “ Trong âm u Hiên nhà thấm ướt Mưa thu” . (Taigi) Nỗi buồn được diển tả một cách linh hoạt thông qua từng giọt mưa thu nhẹ nhàng rơi rơi như thấm ướt vào cả tâm hồn tác giả Hay những giọt lệ nóng hổi của đứa con tha phương nay trở về rơi xuống bàn tay đang đọng lại như những giọt sương thu: “Lệ trào nóng hổi Trên tay tóc mẹ Làn sương thu” CBHD: ThS. Hồ Thị Xuân Quỳnh 20 SVTH: Trương Thị Mỹ Xuyên
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan