Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Một vài kinh nghiệm trong dạy-học văn học nước ngoài ở trung học cơ sở...

Tài liệu Một vài kinh nghiệm trong dạy-học văn học nước ngoài ở trung học cơ sở

.DOC
17
111
132

Mô tả:

Kinh nghiệm dạy - học văn học nước ngoài MỘT VÀI KINH NGHIỆM TRONG DẠY-HỌC VĂN HỌC NƯỚC NGOÀI Ở TRUNG HỌC CƠ SỞ Phần I ĐẶT VẤN ĐỀ Văn chương nước ngoài là một bộ phận quan trọng trong chương trình Ngữ văn trung học cơ sở ,gồm những sáng tác dân gian, văn thơ cổ điển, văn thơ hiện đại được chọn và bố trí song song với chương trình văn học dân tộc. Cùng với văn học dân tộc, văn chương nước ngoài đã góp phần tạo điều kiện cho học sinh mở rộng tầm nhìn và khả năng cảm thụ tinh hoa văn hoá nhân loại, hiểu biết thêm về cuộc sống và tài năng sáng tạo của các dân tộc từ đó hiểu rõ hơn đất nước, dân tộc và văn hoá dân tộc đồng thời phát triển tinh thần quốc tế và ý thức về cộng đồng văn hoá nhân loại. Đó là những sáng tác được chọn lọc trong kho tàng văn học của các dân tộc. Nói rộng ra đó là tinh hoa văn hoá nhân loại đủ sức vượt qua sự thử thách khắc nghiệt của thời gian, của không gian đến với chúng ta hôm nay. Ta bắt gặp ở đây những tác phẩm đã thành mẫu mực của văn học thế giới từ các chuyện cổ tích như :Cây bút thần (Trung Quốc), Ông lão đánh cá và con cá vàng (Nga ) cho đến các tác phẩm văn chương nổi tiếng của các nhà văn lớn của các dân tộc cũng là của thế giới như Đôn- ki-hô-tê” của (Xéc-van-tét), Cô bé bán diêm của (An-đéc-xen), Chiếc lá cuối cùng của (OHen-ry), thơ của Lý Bạch, Đỗ Phủ; Truyện của Lỗ Tấn, A. Tôn-xtôi, Môpa-xăng, Giắc Lơn-đơn, Ai-ma-tốp, các trích đoạn kịch cổ điển Pháp, Anh của Mô-lie, Sếc-xpia. Nhìn chung, đó là những tác phẩm rất giàu giá trị nhân bản, giàu tinh thần dân tộc có tác dụng rất lớn trong việc giáo dục tình cảm cao đẹp, bồi dưỡng tâm hồn trong sáng và ý thức vươn tới điều thiện để phát triển và hoàn thiện nhân cách cho học sinh. Đó còn là những tác phẩm có giá trị nghệ thuật lớn, đạt trình độ mẫu mực được viết ra bởi tài nghệ bậc thầy của các nhà văn xuất sắc. Giáo viên : Dương Thị Tố Loan - Trường THCS Hồng Thuỷ 4 Kinh nghiệm dạy - học văn học nước ngoài Tuy nhiên, trong thực tế dạy và học tác phẩm văn chương nước ngoài ở trung học cơ sở hiện nay gặp rất nhiều khó khăn mà trước hết khó khăn lớn nhất là khoảng cách khá lớn về không gian và thời gian, về lịch sử và tâm lý. Đứng trước nhiều tác phẩm văn chương nước ngoài, nhiều giáo viên nhất là học sinh cảm thấy vô cùng xa lạ. Nếu không được giải thích, hướng dẫn thì trong tiếp cận khó mà hiểu, cảm nổi. Khó khăn lớn thứ hai là chúng ta dạy và học văn chương nước ngoài trong điều kiện tài liệu, sách vở phục vụ cho tham khảo còn khan hiếm. Nhiều tác phẩm ,giáo viên mới được nghe lần đầu tiên. Nhiều tác phẩm ,giáo viên nghe tên nhưng chưa được một lần được nhìn tận mắt. Hầu hết tác phẩm được đưa vào chương trình giáo viên chỉ biết được qua sách giáo khoa, qua tóm tắt, qua trích đoạn. khó khăn này không phải một sớm một chiều mà khắc phục được. Trước những thực trạng khó khăn trong việc tiếp cận, việc dạy và học các tác phẩm văn chương nước ngoài như vậy, với tấm lòng yêu nghề, yêu bộ môn và trong thực tế giảng dạy ,tôi đã cùng nhiều đồng nghiệp tìm ra những hướng dạy, bàn cách khắc phục những khó khăn trên để góp phần nâng cao hiệu quả của các giờ học ngữ văn. Trong khuôn khổ của đề tài này, tôi xin mạnh dạn góp thêm " Một vài kinh nghiệm trong dạy- học văn học nước ngoài ở THCS". Phần II GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ I, Điều tra thực trạng trước khi nghiên cứu: Trước khi nghiên cứu và thực nghiệm đề tài này tôi đã cùng với các đồng nghiệp trong nhóm Ngữ văn của nhà trường tiến hành khảo sát các tiết dạy và học phần văn học nước ngoài trong chương trình đối với các khối lớp 6, 7, 8,9 trong năm học: 2009- 2010 1. Hình thức và nội dung khảo sát: Giáo viên : Dương Thị Tố Loan - Trường THCS Hồng Thuỷ 5 Kinh nghiệm dạy - học văn học nước ngoài Tập trung vào mảng kiến thức thuộc phần văn học nước ngoài đã dạy thực tế trong chương trình ở các khối 6, 7, 8, 9 của năm học: 2009-2010. + Thông qua các buổi sinh hoạt tổ, nhóm chuyên môn, qua dự giờ đồng nghiệp, thăm lớp rút kinh nghiệm và đánh giá chất lượng, kết quả của các tiết dạy và học từ đó rút ra những phương pháp và biện pháp chung trong dạy và học các loại thể văn học nước ngoài. + Sử dụng phiếu học tập với những câu hỏi trắc nghiệm để kiểm tra việc nắm kiến thức bài học, sự hiểu biết của học sinh về các tác giả, tác phẩm văn học nước ngoài. + Tiến hành cho học sinh làm các bài kiểm tra viết để đánh giá tổng quát khả năng cảm thụ, phân tích những giá trị nghệ thuật và nội dung của các tác phẩm văn học nước ngoài. 2, Kết quả khảo sát: Khối 6 Lớp 6B 6D Sĩ số 36 35 Giỏi SL (%) 01 2.8 02 5.7 Khá SL (%) 13 36.1 45.7 12 TB SL 18 34.3 (%) 50 5 Yếu SL (%) 4 11.1 14.3 16 7 8 9 7A 7B 40 38 01 0 2.5 0 15 16 37.5 42.1 21 20 52.5 52.6 3 2 7,5 5.3 8A 8B 34 38 01 01 2,9 2.6 17 16 50 43.2 13 13 38.2 35.1 3 8 8.8 21 9A 9D 35 35 1 0 2,9 0 20 17 03 2 8.6 5.7 57.1 48.6 11 16 31.4 45.7 Qua thực tế và kết quả khảo sát tôi nhận thấy rằng: + Sự hiểu biết của học sinh về các tác giả cũng như các tác phẩm văn học nước ngoài được học trong chương trình còn rất hạn chế. Giáo viên : Dương Thị Tố Loan - Trường THCS Hồng Thuỷ 6 Kinh nghiệm dạy - học văn học nước ngoài + Khả năng tiếp thu và cảm nhận những tác phẩm văn chương nước ngoài chưa cao. + Kỹ năng phân tích và cảm thụ những giá trị đặc sắc về nghệ thuật và nội dung các tác phẩm văn chương nước ngoài còn hời hợt và chưa sâu sắc. Vì vậy số bài đạt điểm khá chưa cao.. + Ở một vài giáo viên sự hiểu biết về phong tục, tập quán sinh hoạt, quan niệm thẩm mĩ của dân tộc đó sản sinh ra tác phẩm chưa thật sâu sắc, chưa có điều kiện đọc trọn vẹn các tác phẩm có đoạn trích được dạy. II, Những công việc thực tế đã làm và kết quả đạt được. 1. Những nguyên tắc chung: 1a. Muốn dạy tốt các tác phẩm văn chương nước ngoài phải trực tiếp tiếp xúc với tác phẩm: Có thể coi đây là một yêu cầu nghiêm ngặt đối với giáo viên và học sinh khi dạy học tác phẩm văn chương. Nhưng với các tác phẩm văn chương nước ngoài thì đây là một yêu cầu khá cao, song phải tìm mọi cách mà thực hiện cho được. Có thể tổ chức cho tổ, nhóm chuyên môn chia nhau tìm đọc, trao đổi với nhau. Cũng có thể tổ chức báo cáo trong sinh hoạt chuyên môn hoặc có thể tổ chức ngoại khoá cho học sinh. Nếu không đọc được tác phẩm thì cũng phải được nghe, được kể, được thảo luận về tác phẩm mà mình phải dạy và học. 1b. Tìm hiểu những vấn đề liên quan đến tác phẩm: Sự hiểu biết về tác giả, về thời đại, về đất nước đó sản sinh ra tác phẩm, những đặc sắc về thiên nhiên, về tập tục xã hội nhất là về tâm lý dân tộc sẽ giúp ta hiểu và cảm tác phẩm văn chương nước ngoài rất nhiều. Những điều đó không dễ gì có đươc nếu chúng ta không tìm tòi học hỏi. Chúng ta sẽ không cảm và hiểu tốt đoạn trích " Đánh nhau với cối xay gió"trong Đôn-ki hô tê của Xéc-van-tét nếu ta không hiểu biết gì về đất nước Tây Ban Nha thời trung cổ, sự tan giã của ý thức hệ phong kiến và sự hình thành của ý thức hệ tư sản. Giáo viên : Dương Thị Tố Loan - Trường THCS Hồng Thuỷ 7 Kinh nghiệm dạy - học văn học nước ngoài Vì vậy việc tìm đọc các tài liệu có liên quan trên các tạp chí, các sách báo rất cần thiết đối với giáo viên và học sinh nhất là giáo viên trong việc dạy học tác phẩm văn chương, nhất là tác phẩm văn chương nước ngoài. 1c. Muốn dạy tốt tác phẩm cần hiểu đúng tác phẩm: Muốn dạy tốt văn bản thì phải hiểu đúng nó, tìm hiểu nó đúng trong vị trí tác phẩm, hiểu được toàn bộ tác phẩm và dụng ý nghệ thuật của tác giả ,từ đó mới lựa chọn được vấn đề và cách hướng dẫn học sinh tìm hiểu, khám phá và lĩnh hội cho phù hợp với trình độ học sinh. Đây là một yêu cầu cao song với tác phẩm văn chương nước ngoài thì việc hiểu đúng tác phẩm là một yêu cầu quan trọng. Hầu như giáo viên chỉ mới biết được nhà văn Giắc-lơn-đơn và "Tiếng gọi nơi hoang dã" qua một đoạn trích không trọn vẹn trong sách giáo khoa. Cũng vì vậy mà chưa hiểu được tinh thần của văn bản cũng như chưa hiểu sâu sắc tác giả và nội dung toàn bộ tác phẩm. Thực ra, đây chỉ là một đoạn trích trong tác phẩm ' Tiếng gọi nơi hoang dã"của Giắc-lơn-đơn, một nhà văn Mỹ nổi tiếng thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX. “Tiếng gọi nơi hoang dã" là một kiệt tác của nhà văn nhằm chứng minh: mâu thuẫn giữa sự tạn bạo dã man của cái gọi là văn minh và sự tự do của loài vật sống hoang dã trong thiên nhiên. Kiệt tác này được nhà văn viết từ 1903. Truyện kể về số phận của con chó Bấc bị bắt cóc mang đi khỏi trang trại của một người chủ giàu có ở Ca-li-phoóc-ni-a, và bị ném vào vùng Bắc cực hoang dã trong cuộc săn vàng của con người. Thiên nhiên nguyên thuỷ, sự nghiệt ngã tàn bạo của môi trường đã đánh thức và làm phát triển mạnh mẽ trong đáy sâu thẳm của nó những bản năng thú dữ của tổ tiên nó. Nó đã sống với đủ hạng người phần lớn họ là những kẻ độc ác, tàn bạo đối với thú vật. Chỉ có một người là chiếm được thiện cảm của nó bằng lòng nhân đạo và tình thương yêu rộng lớn. Đó là Giôn Thoóc Tơn. Truyện toát lên một nhân sinh quan rõ rệt: Lòng thương yêu loài vật, ông cho rằng chỉ có trên cơ sở một tình thương yêu vô hạn đối với loài vật mới chiến thắng được những con vật, thậm chí là những con vật dữ tợn. Giáo viên : Dương Thị Tố Loan - Trường THCS Hồng Thuỷ 8 Kinh nghiệm dạy - học văn học nước ngoài Tình yêu thương thực sự và nồng nàn đến mức cuồng nhiệt dấy lên trong lòng con chó Bấc thì đến Giôn Thoóc Tơn mới khơi dậy được những điều đáng tìm hiểu là vì sao mà Bấc yêu thương Giôn Thoóc Tơn đến mức có những hành động đep đẽ thế? Bởi vì con người này đã cứu sống nó. Nhưng hơn thế nữa, con người này là một ông chủ lý tưởng. Anh chăm sóc chó của mình như thể chính nó là con cái của anh vậy. Có đọc toàn bộ tác phẩm ta mới thấy hết tình thương yêu thực sự của Giôn Thoóc Tơn đối với loài vật mà cụ thể là đối với con chó Bấc trong sự so sánh với bao nhiêu ông chủ trước đó, trong bối cảnh khốc liệt của cuộc hành trình dai dẳng dài dặc trên những con đường ngập tuyết, trong cơn tuyệt mệnh của đàn chó. Chính đây mới là phần cốt yếu của tác phẩm, mới là dụng ý nghệ thuật của tác giả. Chỉ có trên cơ sở tình yêu vô hạn đối với loài vật mới chiến thắng được những con vật. Nội dung của tác phẩm là thế, tư tưởng của tác phẩm cũng là thế nhưng nếu chỉ dựa vào tên của văn bản, qua hai chiến công của con chó, nhiều người chỉ thấy nổi lên hình ảnh “Con chó Bấc” mà thôi. 2, Những công việc thức tế đã làm: Dạy học tác phẩm văn chương nước ngoài cũng là dạy-học tác phẩm văn chương nói chung. Đó cũng là tác phẩm văn chương dân gian, văn chương cổ điển và văn chương hiện đại. Đó cũng là tác phẩm trữ tình và tự sự. Dạy học tác phẩm văn chương nước ngoài cũng đến phải vận dụng các phương pháp và biện pháp dạy học tác phẩm văn chương nói chung nhưng với tác phẩm văn chương nước ngoài, do những đặc điểm, những khó khăn như đã nói ở trên nên ta cần vận dụng những hình thức, biện pháp sao cho hợp lý và đạt được hiệu quả giờ dạy. 2a. Tìm hiểu bối cảnh lịch sử và hoàn cảnh sáng tác tác phẩm: Tác phẩm văn chương bao giờ cũng mang trên mình dấu ấn của một thời lịch sử nhất định. Vì vậy việc tìm hiểu bối cảnh lịch sử và hoàn cảnh sáng tác bao giờ cũng là một yêu cầu có tính nguyên tắc. Dạy học tác phẩm văn chương nước ngoài thì việc tìm hiểu bối cảnh lịch sử và việc sáng tác thật là việc vô cùng quan trọng. Vì đây là những điều rất xa lạ đối với học sinh. Sự phụ thuộc của tác phẩm văn chương Giáo viên : Dương Thị Tố Loan - Trường THCS Hồng Thuỷ 9 Kinh nghiệm dạy - học văn học nước ngoài vào hoàn cảnh lịch sử sẽ rất khó giải thích cho học sinh nếu như không gắn liền với những điểm phân tích, đánh giá chung với hoàn cảnh cuộc sống và hoạt động sáng tác của nhà văn. Có như thế mới giúp học sinh có điều kiện tìm hiểu sâu tác phẩm. Ví dụ: Dạy học bài: “Thạch Hào lại”( Kẻ lại ở thạch hào) của Đỗ Phủ mà không đả động gì đến hoàn cảnh xã hội, đến sự biến An Lộc Sơn và Sử Tư Minh (755-763) và sự phức tạp của các mâu thuẫn trong xã hội đương thời của Trung Quốc thì cũng khó mà hiểu được một cách đúng đắn bài thơ này. 2b. Tìm hiểu phong tục, tập quán sinh hoạt, quan niệm đạo đức, thẩm mĩ của dân tộc đã sản sinh ra tác phẩm trong mối tương quan với văn hoá dân tộc. Để hiểu cảm đúng tác phẩm văn chương nước ngoài, giáo viên cần giúp học sinh hiểu được phong tục, tập quán sinh hoạt cũng như quan niệm đạo đức, thẩm mĩ của dân tộc mà tác phẩm phản ánh trong mối tương quan với nền văn hoá dân tộc mình. Đặt tác phẩm văn học vào mối tương quan văn học của hai dân tộc là để khai thác đến cạn kiệt những tư tưởng hữu dụng cho đời sống tinh thần công dân tương lai, kích thích những truyền thống tốt đẹp hiện tại, để hiểu sâu sắc hơn nhân loại. Cho đến nay, dạy học văn học phục hưng Anh hay Tây Ban Nha trong nhà trường vẫn là vấn đề khó với thầy và trò. Thời đại phục hưng ở Châu Âu, từ Ý qua Pháp rồi đến nhiều nước. Ở mỗi nước lại có màu sắc riêng. Vì sao chàng Đôn- ki-hôtê lại nói nhiều lời có cánh? Nhưng chính chàng lại là một hiệp sĩ đạo không hợp thời, hình ảnh hiệp sĩ đạo ở Việt Nam học sinh khó hình dung ra. Đôn Ki-hô-tê yêu tự do, công bằng, nhân đạo, Xan-trô-pan-xa thì thực tế, lạc quan, lành mạnh, yêu đời. Cả hai nhân vật chung đúc lại đã làm nổi bật truyền thống đạo đức của nhân dân Tây Ban Nha. Cái mê sảng và cả cái tỉnh táo đến siêu việt của Đôn-ki-hô-tê chứng tỏ Xécvan-tex tán thành lý tưởng nhân đạo là tuyệt vời nhưng khó thực hiện được trong thời đại mà tầng lớp quý tộc lại toan làm cái đó là mơ hồ ảo tưởng. Tác phẩm có nhạo báng sách hiệp sĩ nhưng cơ bản vẫn là khẳng định khát vọng, lý tưởng nhân văn cao Giáo viên : Dương Thị Tố Loan - Trường THCS Hồng Thuỷ 10 Kinh nghiệm dạy - học văn học nước ngoài cả của những con người khổng lồ trong một xã hội đầy đen tối xấu xa. Nếu không cảnh giác, đấy chỉ là một ảo tưởng, một trò cười lịch sử. Hoặc cái lối “vẽ trăng thấy mây”, “ý ở ngoài lời”, “ý đến mà bút chẳng cần đến”, hay việc sử dụng vần (nhất, tam, ngũ bất luận; nhị , tứ, lục phân minh), những kiểu đối: Đối thanh, đối ý (24 loại), những bút pháp lấy“động” tả “tĩnh”; “cao” tả “thấp”; “quá khứ” tả “hiện tại”. trong thơ Đường cũng cần được học sinh hiểu biết trước khi đi sâu vào tìm hiểu những bài thơ của Lý Bạch, Đỗ Phủ, Hạ Tri Chương. Đặt tác phẩm trong mối tương quan văn hoá của hai dân tộc sẽ giúp cho việc nghiên cứu tác phẩm cụ thể nhận ra và làm phong phú hơn đời sống tâm hồn và tình cảm dân tộc của mỗi người khi tiếp xúc với tác phẩm. Trên thực tế trong quá trình tiếp xúc với tác phẩm dù thế nào cũng vẫn gợi ra sự liên tưởng so sánh nhất định nhưng trong chương trình văn học nước ngoài ở Trung học cơ sở, có rất nhiều điểm khác nhau, thậm trí trái ngược nhau trong cách cảm, cách nghĩ và cách diễn đạt bởi thế, để học sinh hiểu cảm đúng tác phẩm, cần phải giúp học sinh rút ngắn khoảng cách này lại. 2c. Tìm hiểu mối quan hệ giữa văn bản ngôn từ và văn bản hình tượng. Văn chương nước ngoài đến với giáo viên và học sinh đều qua lời dịch của các dịch giả. Văn bản tác phẩm mà giáo viên và học sinh được dạy-học là văn bản dịch chứ không phải là nguyên tác. Như thế người dịch đã phải thực thi một hoạt động rất phức tạp là: - Chuyển dịch một tác phẩm từ một ngôn ngữ khác. - Chuyển dịch một tác phẩm từ một thời gian này (thời gian lich sử xuật hiện nguyên bản) sang một thời gian khác (thời gian lịch sử của bản dịch) và, - Chuyển dịch một tác phẩm từ một không gian văn hoá này sang một không gian văn hoá khác. Như vậy, dịch bản là văn bản hình tượng. Dạy học tác phẩm văn chương nước ngoài chủ yếu là dạy học trên văn bản hình tượng gặp phải những bài thơ nước ngoài từ nguyên bản đến bản dịch nghĩa, sang đến bản dịch thơ thì về mặt ngôn từ đã có sự Giáo viên : Dương Thị Tố Loan - Trường THCS Hồng Thuỷ 11 Kinh nghiệm dạy - học văn học nước ngoài khác nhau rất xa những bài thơ của Đỗ Phủ, Lý Bạch trong thơ Đường đều nằm trong trường hợp đó. Thế là việc bám lấy ngôn từ để khai thác như với trường hợp thơ nói chung là không thể được. Nhưng các đặc điểm khác của thi pháp bài thơ lại có thể giúp ta hiểu cảm bài thơ thì lại phải khai thác. Tuỳ từng bài mà có cách vận dụng linh hoạt, sáng tạo để đạt hiệu quả cao trong các tiết dạy và học tác phẩm. Đó là điều cần được quán triệt trong dạy học tác phẩm văn chương nước ngoài. Ta có thể thấy, biện pháp so sánh, đối chiếu là biện pháp đặc trưng, đắc dụng trong quá trình dạy học tác phẩm văn chương nước ngoài. Biện pháp đó được thực hiện trong việc đối chiếu bản dịch với nguyên tác, so sánh các chi tiết, các hình ảnh cùng một phong cách, một giọng điệu để giúp học sinh hiểu cảm tác phẩm sâu sắc hơn. VD: Khi dạy văn bản "Tình dạ tứ"(Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh) của Lý Bạch, qua biện pháp đối chiếu, so sánh bản dịch thơ với nguyên tác ta thấy: Trong nguyên tác ta thấy nhà thơ viết là "minh nguyệt quang", bản dịch thơ dịch là "ánh trăng rọi", dùng từ "rọi" (động từ), thay cho "sáng' (tính từ) đã làm nhạt mối liên tưởng trong bài thơ vì trăng phải sáng nhà thơ mới nhầm là sương, hơn nữa, trăng rọi và sương phủ làm cho bài thơ tăng thêm hai chủ thể, làm mờ đi cái chủ thể cô độc, nhớ quê. Trong nguyên tác chỉ có một chủ thể là Lý Bạch. Trong bản dịch việc thêm hai chủ thể nữa đang hoạt động làm giảm đi cái thanh tĩnh, yên ắng của đêm khuya. Do đó để học sinh cảm nhận được sâu sắc hơn hai câu thơ đầu: Sàng tiền minh nguyệt quang, Nghi thị địa thượng sương. Dịch: Đầu giường ánh trăng rọi, Ngỡ mặt đất phủ sương. Giáo viên cần đặt câu hỏi có tính chất gợi mở để dẫn dắt học sinh khi tìm hiểu: Giáo viên : Dương Thị Tố Loan - Trường THCS Hồng Thuỷ 12 Kinh nghiệm dạy - học văn học nước ngoài Bản dịch nghĩa theo nguyên tác là dịch "quang" là "sáng". Nhưng câu thơ dịch đổi thành "rọi". Em thấy "sáng" và "rọi" cũng như "chiếu" khác nhau như thế nào? Em có thích từ "rọi" trong bản dịch này không? tại sao? Tại sao nhà thơ lại xúc cảm từ một ánh trăng đầu giường? Trong hai câu, câu nào là miêu tả, câu nào là biểu cảm? Quan hệ giữa tả và cảm có hợp lý không? Với thể loại tác phẩm tự sự thì hình tượng nhân vật trong các bản dịch cần được tìm hiểu, khai thác đúng mức. Nếu không sẽ khó lòng đạt được hiệu quả như mong muốn. Chẳng hạn ,với "chiếc lá cuối cùng" của O.Henry trong ngữ văn 8. Hình tượng “chiếc lá cuối cùng” không chỉ gợi lại ở đó mà còn gợi ta đến tấm lòng của người nghệ sĩ nghèo của nước Mĩ mà đặc biệt là tấm lòng của bác Bơ- men đã tạo lên kiệt tác “chiếc lá cuối cùng”. Câu chuyện ngợi ca tình cảm trong sáng, cao đẹp của những nghệ sĩ chân chính, ca ngợi sự hy sinh quên mình của cụ Bơ- men để vẽ chiếc lá, cứu sống Giôn- xy. Những chiếc lá trường xuân , theo qui luật sinh tồn của tạo hoá, từng chiếc lá một theo mùa đông rét mướt qua đi. chiếc lá cuối cùng sót lại không phải bởi cây ấy là cây trường xuân, không phải bởi lá cây là lá trường xuân mà bởi nét vẽ tài hoa của ông lão Bơ-men làm trường xuân lá ấy. Cây tuy là trường xuân cũng không giữ được lá của mình. Người tuy hữu hạn nhưng lại giữ được lá. Vậy ra điều duy nhất để giữ được lá kia lại trên dương thế này là tấm lòng. Tấm lòng đã thăng hoa thành nghệ thuật. Và nghệ thuật đã mang thiên chức cứu người. Với O.Henry nghệ thuật phải phụng sự cái đẹp, phải phụng sự cuộc sống. Mà cuộc sống, tồn tại trong ý nghĩ cao đẹp nhất, là phải biết hi sinh. Có thể nói, nhân loại tồn tại trong ý thức cao đẹp nhất, là phải biết hi sinh.Và có thể nói, nhân loại tồn tại Giáo viên : Dương Thị Tố Loan - Trường THCS Hồng Thuỷ 13 Kinh nghiệm dạy - học văn học nước ngoài và phát triển là nhờ sự hi sinh kế tục của các thế hệ tiếp nối. Xét ở góc độ này, O.Henry đặt vấn đề về ý nghĩa tồn tại và khả năng duy trì sự sống của con người. Cuộc sống là đáng quí, nhưng theo Bơ-men, nếu cần, lão sẵn sàng hi sinh tính mạng của mình vì những điều cao quí hơn. đến đây ta thấy rõ hơn dụng ý nghệ thuật tạo độ căng của O.Henry: sử dụng thủ pháp tăng cấp nhưng khi truyện phát triển lên đến đỉnh điểm thì khéo léo đan cài tư tưởng, chủ đề khác vào, đây mới là chủ đề chính của tác phẩm. Vậy ra, cả hai cô gái, bác sĩ, bức tường gạch, dây trường xuân kia và cả cách tự sự duyên dáng từ đầu tác phẩm đến đây tất cả đều là nền để ông lão Bơ-men xuất hiện. Với kĩ thuật tự sự này, tác giả tạo dựng được độ hẫng thẩm mĩ trong tâm lí tiếp nhận. Đây là nét độc đáo của "Chiếc là cuối cùng" bởi độ hẫng thẩm mĩ thì dễ được thực hiện ở thi ca chứ văn xuôi thì quả là rất khó. Vậy nên ta có thể ví "Chiếc lá cuối cùng" như một bài thơ- tranh đặc biệt. Xét ở góc độ khác, "Chiếc lá cuối cùng" được xem như là một truyện ngắn có kết cấu mẫu mực vào hạng bậc nhất. Cốt truyện, nhân vật, giọng điệu, trần thuật, đối thoại. Đều có thể được xem như là một trong những khuôn mẫu của thể loại này ở thế kỉ XIX 2d. Tìm hiểu những dấu hiệu thi pháp của tác phẩm theo đặc trưng loại thể. Mỗi tác phẩm văn học xuất hiện bên cạnh động lực lớn, cảm hứng chủ quan của nhà văn còn bị chi phối trực tiếp bởi trào lưu văn hoá trong khu vực ảnh hưởng cụ thể đến dân tộc. Vì vậy, chúng ta đặt yêu cầu này ra là để tìm kiếm những điều kiện lý tưởng khi dạy và học cũng như nghiên cứu tác phẩm. Ví dụ: Với thơ Đường thì dù bút pháp hiện thực như Đỗ Phủ, lãng mạn như Lý Bạch đều bị chi phối bởi triết học Đạo giáo và Phật giáo không đơn thuần chỉ là Nho giáo. Màu sắc của Đạo giáo trong thơ Lý Bạch rất rõ, ở Vương Duy chất phật rõ hơn còn Đỗ Phủ thì chất nhân văn từ hiện theo đời sống là chủ đề chính. Ta thấy thơ đường có màu sắc rất riêng, có lẽ khó gặp ở một trào lưu văn học Phương tây nào có một loại thơ như thế. Cái tôi với tính chất “phi cá thể”, ước lệ Giáo viên : Dương Thị Tố Loan - Trường THCS Hồng Thuỷ 14 Kinh nghiệm dạy - học văn học nước ngoài trong thơ đường khá phổ biến. Tuy vậy, ta vẫn không loại trừ những ngoại lệ. Dù như vậy ta cũng vẫn phải gọi ra mấy nét có tính chất thi pháp của Đường thi: - Đề tài thường trang trọng, thi ý thường nhiều tầng nghĩa gợi một màu sắc trí tuệ. - Ngôn ngữ Đường thi thường mang tính khái quát cao chứ rất ít đi vào miêu tả chi tiết. - Trong quá trình thể hiện, thơ Đường thường thể hiện những nguyên tắc rất chặt chẽ tạo sự hài hoà kì thú. Mặt khác, nó lại sử dụng vần (nhất, tam, ngũ bất luận; nhị, tứ, lục phân minh), trên cơ sở những tiểu đối: Đối thanh, đối ý. - Thể cách luật trong thơ Đường là qui tắc kết hợp luật bằng trắc để tạo ra một sự hài âm, “niêm” là sự kết dính hàng dọc tạo được sư êm ái, chất trí tuệ và “nỗi buồn thiên cổ” trong thơ Đường. Vì vậy, khi dạy và học thơ Đường nếu chúng ta đặt được tác phẩm vào những nét tiêu biểu của thi pháp thơ Đường thì rất có thuận lợi khi khai thác giúp học sinh tiếp nhận, cảm và hiểu nó một cách sâu sắc hơn. Một trong những vấn đề đáng quan tâm nhất của dạy và học phát triển hiện nay là đi “từ khái quát đến cụ thể”. Trước đến nay dạy và học thơ Đường chúng ta thường chủ yếu khám phá cấu trúc: đề, thực, luận, kết (đối với thể thất ngôn bát cú) hoặc: khai, thừa, chuyển, hợp (đối với thể thất ngôn tứ tuyệt). Nhưng trên thực tế của khối lượng đồ sộ những bài thơ đường, nó thể hiện cả một trào lưu thơ ca độc đáo: ý tứ, đề tài của trào lưu này thể hiện cả một ý chí sáng tạo. Thi ý thường nhiều tầng nghĩa. Luật bằng trắc: 1-8, 2-3, 4-5, 6-7. Sự đối ngẫu thường diễn ra ở các câu 3-4, 5-6 ngoài đối thanh “bằng”, “trắc”, còn có tới 24 loại đối thuận, nghịch, tương thành, tương phản… mà người giáo viên dạy văn cần quan tâm khai thác trong dạy và học, giúp học sinh hiểu đến cạn kiệt những tầng ý nghĩa trong thi tứ và thi ý của từng câu thơ Đường theo đặc trưng thi pháp, thể loại. 3, Kết quả đạt đươc: Giáo viên : Dương Thị Tố Loan - Trường THCS Hồng Thuỷ 15 Kinh nghiệm dạy - học văn học nước ngoài Sau khi vận dụng những kinh nghiệm này vào thực tế giảng dạy, tôi đã mạnh dạn thực nghiệm đối với khối 6 (ở lớp 6B và 6C), khối 8 (lớp 8A và 8B), còn ở khối 7 và khội 9 tôi chưa có điều kiện áp dụng. Để biết được kết quả của việc vận dụng “kinh nghiệm trong dạy-học các thể loại văn học nước ngoài”. Tôi đã tiến hành khảo sát ở các tiết văn học của khối 6, khối 8 . Cách khảo sát được tiến hành như ở phần: Điều tra thưc trạng trước khi nghiên cứu. Kết quả khảo sát như sau: Khối 7 8 Lớp Sĩ số 6B 6D 36 35 Giỏi SL (%) 2 5.5 3 8.6 8A 8B 34 38 02 02 5.9 5,3 Khá SL (%) 19 52.8 17 48.6 SL 13 13 (%) 36.1 37.1 Yếu SL (%) 02 5.5 02 5.7 19 18 12 16 35.3 42.1 01 02 55.9 47.4 TB 2.9 5.3 Với kết quả khảo sát như trên, tôi nhận thấy rằng những biện pháp và hình thức dạy-học các tác phẩm văn học nước ngoài đã góp phần phục vụ hữu ích và góp phần nâng cao hiệu quả, chất lượng của các giờ dạy-học tác phẩm văn học nước ngoài. Phần lớn học sinh nắm chắc và nắm sâu kiến thức bài hoc, hiểu và cảm thụ sâu sắc những giá trị đặc sắc về nghệ thuật, nội dung của các tác phẩm văn, thơ nước ngoài. Có kỹ năng tìm hiểu, khám phá, phân tích những tác phẩm văn chương nước ngoài theo đặc trưng, thể loại. III, Bài học kinh nghiệm. Qua thời gian nghiên cứu cùng các đồng nghiệp của mình áp dụng đề tài này vào giảng dạy phần văn học nước ngoài trong chương trình ngữ văn 7 và 8, tôi thấy đây là những kinh nghiệm tốt để giúp người giáo viên dạy văn khi đứng trước những tác phẩm văn học nước ngoài có thể tự tin và chủ động trong khai thác, phân tích và tiếp cận các tác phẩm văn chương đó để ngày càng nâng cao chất lượng, hiệu quả của Giáo viên : Dương Thị Tố Loan - Trường THCS Hồng Thuỷ 16 Kinh nghiệm dạy - học văn học nước ngoài các tiết dạy-học văn. Để có được kết quả cao khi thực hiện đề tài này, bản thân tôi rút ra một số kinh nghiệm sau: + Với giáo viên: - Giáo viên phải thực sự là người yêu nghề, yêu văn chương, có kiến thức sâu sắc về lịch sử, văn hoá, phong tục tập quán, quan niệm thẩm mỹ của các dân tộc đã sản sinh ra những tác phẩm mà mình sẽ trực tiếp giảng dạy. - Có ý thức tìm đọc và hiểu đúng, hiểu trọn vẹn các tác phẩm văn chương nước ngoài phải dạy. - Nắm chắc hệ thống phương pháp dạy-học tác phẩm văn chương theo loại thể, đặc biệt là các tác phẩm văn chương nước ngoài. + Với học sinh: - Các em phải là những bạn đọc thưc sự say mê, yêu thích văn học đặc biệt là các tác phẩm văn chương nước ngoài. - Mỗi học sinh luôn có ý thức đọc trước tác phẩm, tự tìm hiểu hệ thống câu hỏi qua phần đọc hiểu văn bản. - Mỗi học sinh luôn có ý thức tự rèn luyện các kỹ năng phân tích, tìm hiểu các yếu tố ngôn ngữ, nhân vật trong các tác phẩm văn chương nước ngoài. Vận dụng tốt những kinh nghiệm trên, theo tôi kết quả các giờ học văn phần văn học nước ngoài mới có kết quả cao. Đồng thời khắc phục được tình trạng lười học, chán học và ngại học bộ môn do quan niệm phần văn học này là khó của học sinh. IV. Những vấn đề kiến nghị. Hiện nay chất lượng dạy và học văn đang thu hút sư chú ý quan tâm của dư luận xã hội và các bậc phụ huynh học sinh. Trong chương trình văn học được giảng dạy ở tất cả các trường THCS, phần văn học nước ngoài chiếm một khối lượng không nhỏ bao gồm các tác giả tác phẩm của nhiều nền văn học khác nhau trên thế giới. Việc giảng dạy phần văn học nước ngoài thường gặp khó khăn về nguồn tư liệu, về cách tiếp nhận và việc khai thác tìm hiểu các giá trị thẩm mĩ của các tác phẩm văn Giáo viên : Dương Thị Tố Loan - Trường THCS Hồng Thuỷ 17 Kinh nghiệm dạy - học văn học nước ngoài học. Vì vậy để nâng cao chất lượng các giờ dạy và học văn, đặc biệt là phần văn học nước ngoài. Tôi mạnh dạn nêu một số kiến nghị sau: +Tăng cường bồi dưỡng kiến thức lịch sử văn hoá, văn học, ngoại ngữ cho giáo viên dạy văn. + Khẩn trương bổ sung nguồn tư liệu mới có liên quan đến tác phẩm (cho đến nay rất ít thầy cô được đọc tác phẩm trọn vẹn, nhưng đã dạy đoạn trích mấy năm nay). + Nên giới thiêu các tác phẩm trọn vẹn để minh hoạ bằng đoạn trích chứ không nên trích giảng. Từ đó tiến tới phân tích minh hoạ tiêu biểu. + Với các giáo viên đứng lớp cần tạo cho việc chiếm lĩnh thơ, văn nước ngoài bằng những biện pháp khác nhau với từng loại cụ thể của từng tác giả khác nhau, tránh sự áp đặt Phần III KẾT LUẬN Tác phẩm văn chương nước ngoài là tiếng nói tâm tình, là cuộc đời của những con người sống rất xa ta về không gian và thời gian nhưng lai có cùng một nhịp đập trái tim với chúng ta. Ta phải vận dụng cả những tình cảm và hiểu biết nhiều khi tưởng như không dính dáng đến tác phẩm một cách linh hoạt, sáng tạo để đưa các em đến những bến bờ xa lạ của thế giới văn học nhân loại, để nâng cao tầm nhìn, tầm suy nghĩ của các em. Có như thế, việc dạy học tác phẩm văn chương nước ngoài mới có hiệu quả và góp phần nâng cao chất lượng bộ môn. Để dạy - học tốt phần văn học này, giáo viên cần phải có một vốn hiểu biết rộng rãi, vốn sống, vốn ngoại ngữ, sự am hiểu các nền văn minh, văn hoá thế giới và đặc biệt là tấm lòng say mê văn chương để có thể khám phá những tinh hoa văn hoá thế giới. Giáo viên : Dương Thị Tố Loan - Trường THCS Hồng Thuỷ 18 Kinh nghiệm dạy - học văn học nước ngoài Mục lục Phần I: Giáo viên : Dương Thị Tố Loan - Trường THCS Hồng Thuỷ 19 Kinh nghiệm dạy - học văn học nước ngoài Đặt vấn đề phần II: Giải quyết vấn đề I. Điều tra thực trạng trước khi nghiên cứu. 1. Hình thức và nội dung khảo sát . 2. kết quả khảo sát. II. Những công việc thức tế đã làm và kết quả đạt được. 1. Những nguyên tắc chung. 2. Những công việc thực tế đã làm. 3. Kết quả đạt được. III. Bài học kinh nghiệm. IV. Những vấn đề kiến nghị. Phần III Kết luận Tài liệu tham khảo Giáo viên : Dương Thị Tố Loan - Trường THCS Hồng Thuỷ 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan