Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Một vài kinh nghiệm bồi dưỡng vốn dân ca cho học sinh tiểu học...

Tài liệu Một vài kinh nghiệm bồi dưỡng vốn dân ca cho học sinh tiểu học

.DOC
17
204
95

Mô tả:

SKKN - Một vài kinh nghiệm bồi dưỡng vốn dân ca cho học sinh Tiểu học PHẦN I: MỞ ĐẦU 1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Mỗi quốc gia, dân tộc đều có một nền văn hóa riêng nền văn hóa đó mang những đặc điểm, dáng vẻ khác với mọi dân tộc. Tạo nên một cái gọi là bản sắc. Từ Đông sang Tây, từ Á sang Âu, mỗi quốc gia đều có những sản phẩm tinh thần hết sức dân tộc rõ nhất là những bài dân ca. Đất nước Việt Nam chúng ta cũng vậy. Với 54 dân tộc chung sống trên một dãi đất từ ngàn đời nay đã hình thành nên một kho tàn dân ca vô cùng phong phú và đa dạng. Dân ca Việt Nam đã tồn tại hàng ngàn năm trong suốt chiều dài lịch sử của dân tộc. Cái hay, cái đẹp cái tinh túy của dân ca đã được nhân dân chắt lọc hết sức kỹ lưỡng, những bài tồn tại đến bây giờ chính là những bài đã sống mãi với thời gian. Hát dân ca như chúng ta đã biết nó là sản phẩm do nhân dân sáng tạo, được lưu truyền trong dân gian. Cũng như tiếng ru trìu mến ngọt ngào của người mẹ nâng niu những đứa con yêu dấu trong những năm tháng của tuổi thơ ấu đó là những bài dân ca đầu tiên đã ghi lại biết bao nhiêu kỉ niệm êm đềm, với tính chất dịu dàng thắm thiết bằng những âm điệu và nghệ thuật sâu đậm mà suốt đời không thể nào phai mờ được. Những đứa trẻ khi mới chào đời đã nghe được những làn điệu dân ca, sau này lớn lên dù có xa quê hương nhưng nó không bao giờ quên được. Tuy nhiên với chương trình môn âm nhạc bậc Tiểu học thì các bài hát dân ca đưa vào còn rất hạn chế do vậy sự hiểu biết của các em học sinh tiểu học về dân ca chưa thật sự sâu rộng. Mặt khác sự xâm nhập tràn lan của những dòng nhạc phong trào với các dòng nhạc phục vụ nhu cầu lại là những nguyên nhân khách quan trực tiếp tác động làm cho học sinh không còn quan tâm đến dân ca Việt Nam. Ngay cả trong gia đình, các em cũng thường xuyên được nghe các bài hát của phong trào, giải trí, do vậy các em còn thuộc các bài Người thực hiện: Trần Thị Bằng 1 SKKN Một vài kinh nghiệm bồi dưỡng vốn dân ca cho học sinh Tiểu học hát ấy nhanh hơn cả các bài học trên trường, trên lớp. Do vậy, một trong những nhiệm vụ quan trọng, bức thiết của giáo dục Âm nhạc ở nhà trường Tiểu học là phải hình thành ở học sinh khả năng tiếp thu, gìn giữ và phát triển các giá trị văn hóa truyền thống nói chung và nền dân ca của dân tộc nói riêng. Để thực hiện được nhiệm vụ trên, nhà trường cần xác định nội dung và các biện pháp giáo dục Âm nhạc nhằm lưu giữ được các nền văn hóa địa phương. Đối với trường tiểu học Hòa Khương, nơi tôi đang công tác, ngày xưa nơi đây là chiếc nôi dân ca của huyện Hòa Vang. Do có các nền văn hóa đặc trưng của các dân tộc cũng hòa nhập và dần bị mai một. Mặt khác dân cư địa bàn đa số là dân nông nhưng lại có nền kinh tế, văn hóa rất phát triển, do vậy các em cũng được tiếp thu các nền văn hóa mới, các dòng nhạc hiện đại đang từng ngày lan tràn trên khắp các thôn xóm là những nguyên nhân đã làm cho các em không còn và lưu giữ được các nền văn hóa đặc trưng của quê hương mình. Trong hai năm qua Phòng giáo dục và huyện Hòa Vang đã kết hợp tổ chức hội thi câu lạc bộ chúng em hát dân ca ở cấp tiểu học, qua hội thi đã làm phát triển phong trào hát dân ca trong các trường tiểu học rất hiệu quả. Tuy nhiên để phong trào đó mãi được duy trì như mục tiêu đã định thì đòi hỏi nhà trường và giáo viên cần phải có những hoạt động thường xuyên hơn. Vì vậy là một giáo viên âm nhạc tôi luôn trăn trở và đặt cho mình câu hỏi, phải làm gì và làm như thế nào để mãi duy trì được phong trào ca hát dân ca trong trường tiểu học. Từ những lý do trên cùng với những kinh nghiệm thực tế của bản thân, nay tôi trình bày Một vài kinh nghiệm bồi dưỡng vốn dân ca cho học sinh tiểu học. 2. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU Những thực trạng về giảng dạy môn âm nhạc và phong trào hát dân ca ở trường Tiểu học Hòa Khương. Rút ra tổng kết và bài học kinh nghiệm từ sự phân tích thực tế Người thực hiện: Trần Thị Bằng 2 SKKN Một vài kinh nghiệm bồi dưỡng vốn dân ca cho học sinh Tiểu học trên các mặt: Đội ngũ giáo viên, giáo trình, phương pháp giảng dạy truyền đạt, kết quả giảng dạy. 3. TỔNG QUAN NHỮNG THÔNG TIN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU Qua thực trạng về việc giảng dạy cho học sinh học hát dân ca ở Trường Tiểu học Hòa Khương, tôi đã tổng kết một số vấn đề để qua đó có thể đưa ra những đánh giá nhận định rằng, trẻ em tập trung chú ý không lâu như người lớn, nên cho các em nghe, hát làn điệu ngắn và dễ nhớ. Giải thích ngắn gọn trước rồi cho nghe. Nghe toàn phần rồi nghe từng phần. Nghe từng phần sau đó nghe lại toàn phần. Cái khó là khi âm nhạc vang lên, học sinh có chú ý hay không bởi “ ồn ào là kẻ thù của âm nhạc”. Giáo viên cần có những biện pháp tế nhị để học sinh chăm chú tập trung lắng nghe. Điều này phụ thuộc vào tài năng ứng xử sư phạm của người giáo viên. Nhận thức của các em về dân ca chưa đúng đắn, các em nghĩ dân ca cũng là một trong nhiều bài hát phải học, phải thuộc, các em chưa thật sự quan tâm, chú ý tới dân ca, vì vậy về việc tự học và nghe hát các bài dân ca của các em ở gia đình và ngoài xã hội là rất hiếm. Mặc khác trong chương trình tiểu học mặc dù môn âm nhạc đã được đưa vào từ lâu, song về mặc gìn giữ và phát huy vốn dân ca trong trường tiểu học chưa thật sự được chú trọng, học sinh chưa có điều kiện để được thưởng thức, được tìm hiểu sâu sắc để tăng cường vốn hiểu biết về nhiều bài dân ca khác nhau. Các em không biết thế nào là hát dân ca, hát chèo… 4. PHẠM VI VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU Đây là đề tài “Một vài kinh nghiệm bồi dưỡng dân ca cho học sinh Tiểu học”. Nên tôi tập trung nghiên cứu đối tượng học sinh Tiểu học nơi tôi đang công tác với nội dung, hình thức phù hợp với lứa tuổi thiếu nhi. 5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Để thực hiện đề tài này, tôi sử dụng các phương pháp sau: - Phương pháp trực quan. Người thực hiện: Trần Thị Bằng 3 SKKN Một vài kinh nghiệm bồi dưỡng vốn dân ca cho học sinh Tiểu học - Phương pháp điều tra. - Phương pháp phân tích. - Phương pháp thực hành luyện tập. 6. KẾ HOẠCH THỰC HIỆN - Thực hiện từ đầu năm cho đến hết năm học. - Bồi dưỡng trong các tiết học tăng cường và giờ ra chơi. PHẦN II: NỘI DUNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN 1.1 Dân ca là gì? Đó là những bài hát ngắn do nhân dân lao động sáng tạo ra, được truyền từ người này sang người khác, từ đời này qua đời kia, từ vùng này sang vùng khác. Trong từng miền, từng dân tộc. Dân ca là thứ sản phẩm tinh thần của người lao động, được sàn lọc, gọt rũa qua nhiều năm tháng và có sức sống rất bền vững trong cuộc sống con người qua các thế hệ. 1.2. Nguồn gốc dân ca: Cũng như mọi sản phẩm vật chất. Tinh thần khác, dân ca bắt nguồn từ cuộc sống của người lao động sản xuất nông nghiệp, săn bắt thú rừng, chim cá, những khi lao động trên sông nước, khi đi rừng đốn củi, khi xay lúa, giã gạo, nhổ mạ, đi cấy, gặt hái…Trong các lễ hội, sinh hoạt dân gian…đó là những đề tài của các bài ca, điệu lí, câu hò rất phóng khoán, giản dị, mộc mạc nhưng vô cùng hấp dẫn và có tác dụng động viên ngay trong lúc lao động, nghỉ ngơi, vui chơi… 1.3. Sự phong phú của dân ca: Đó là một kho tàn trong nền Âm nhạc dân gian hết sức đa dạng, bao gồm hàng trăm, hàng ngàn bài dân ca của các vùng miền, các dân tộc đông người, ít người, sống chung trên dãi đất Việt Nam, trên một lãnh thổ nhiều màu vẽ. Có núi cao, rừng rậm. Có đồng bằng phì nhiêu. Có biển rộng sông dài. Dân ca ở miền Bắc, Dân ca miền Trung, Dân ca niền Nam. Dân ca chia thành nhiều thể loại: Hò, Lý,, Hát ru, Hát giao duyên… Người thực hiện: Trần Thị Bằng 4 SKKN Một vài kinh nghiệm bồi dưỡng vốn dân ca cho học sinh Tiểu học - Ở miền Bắc : Có dân ca quan họ Bắc Ninh, là một vùng dân ca nổi tiếng nhất với hàng trăm làn điệu khác nhau. Có dân ca đồng bằng Bắc Bộ, với các điệu ví, trống quân, sa mạc, bồng mạc, hát xẩm, Ả Đào…Trung du Vĩnh Phú có hát Xoan, hát ghẹo, Hà Nam có hát dặm, Nam Định có chầu văn, Hà Tây có hát Hội Rô, chèo tấu… - Ở miền Trung: Kể từ Thanh Hóa, Nghệ Tĩnh, mỗi vùng đất đều là một vùng dân ca phong phú. Thanh Hóa có Hò sông Mã, Múa đèn. Nghệ An có ví dặm, Quãng Bình có các điệu hò lao động. Các tỉnh Trung Nam Trung bộ như Quãng nam, Quãng Ngãi có vè quảng, bài chòi, Huế có Hò Huế. Phổ biến ở Trung Bộ là các điệu Lý, Hò. Nhiều điệu hò gắn bó với các công việc lao động nặng nhọc và khi diễn xướng thường kết ngay với các động tác lao động mới có hiệu quả. - Ở miền Nam: Với đồng bằng, kênh rạch, sông suối đã sản sinh ra nhiều điệu hò, bài lý độc đáo. Dân ca Khơ me cũng có nhiều nét riêng biệt. Dân ca Nam Bộ có 4 điệu hò chủ yếu: Hò, Lý, Hát ru, Hát nói… 2. THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 2.1. THUẬN LỢI Trường có hai giáo viên giảng dạy âm nhạc đều được đào tạo đúng chuyên môn nghiệp vụ và có giọng hát tốt về các làn điệu dân ca. Nên việc giảng dạy âm nhạc và hát dân ca ở trường tiểu học rất thuận lợi. 2.2 KHÓ KHĂN Đối với học sinh trường tôi, dù là học sinh tiểu học nhưng vốn dân ca của các em còn rất nghèo nàn, bởi vì lâu nay các em cũng chỉ biết đến một vài bài dân ca trong chương trình của bậc học, ở mỗi lớp học các em chỉ được biết thêm một đến hai bài dân ca được giới thiệu ngắn gọn, vắn tắt, đơn giản mà các em chỉ có thể nhớ như nhớ một kiến thức cơ bản chứ các em chưa có được một niềm yêu thích và một vốn kiến thức thật sự sâu sắc với dân ca. Người thực hiện: Trần Thị Bằng 5 SKKN Một vài kinh nghiệm bồi dưỡng vốn dân ca cho học sinh Tiểu học Thời lượng của tiết âm nhạc quá ít mà nội dung cần truyền đạt thì nhiều nên giáo viên khó có thể tập trung đi sâu vào một mảng. Hơn nữa các em chưa am hiểu được dân ca cũng như chưa biết được hát dân ca để làm gì và hát dân ca có gì hay hơn các dòng nhạc khác. Điều kiện cơ sở vật chất, kinh phí thời gian để tổ chức các hoạt động của nhà trường còn eo hẹp hạn chế. Về cá nhân tôi cũng như nhà trường thì chưa có nhiều cơ hội để tổ chức các hoạt động nhằm tuyên truyền, khuyến khích phong trào ca hát dân ca cho học sinh trong trường. Từ đó dẫn đến vốn dân ca của học sinh trường tôi còn rất hạn chế. 3. BIỆN PHÁP THỰC HIỆN 3.1. Tìm hiểu vốn dân ca của học sinh * Để tìm hiểu về vốn dân ca của học sinh tôi tiến hành khảo sát vốn dân ca của các em học sinh nơi tôi công tác, kết quả thu được như sau: Lớp 2B 3/A 4/A 5/C Số HS 30 32 30 28 Thuộc trên 5 bài 7 13 8 6 Thuộc 4 - 5 bài 13 5 10 9 Thuộc 2-3 bài 10 1 12 13 3.2. Giải pháp bồi dưỡng dân ca cho học sinh tiểu học Qua quá trình khảo sát vốn dân ca của học sinh tiểu học tôi mạnh dạn đưa ra một số biện pháp sau: 2.1 Tập trung bồi dưỡng vốn dân ca cho học sinh thông qua các hình thức . Ở đầu một tiết học Âm nhạc mà là học bài hát dân ca , thay cho hoạt động kiểm tra bài cũ, tôi tiến hành kiểm tra vốn kiến thức về dân ca của các em, tìm hiểu về các vấn đề sau: Kể tên các bài dân ca Bắc Bộ , Nam Bộ và Miền Trung mà em biết? Người thực hiện: Trần Thị Bằng 6 SKKN Một vài kinh nghiệm bồi dưỡng vốn dân ca cho học sinh Tiểu học Cuối mỗi tiết học tôi thường tổ chức trò chơi thi hát đối đáp dân ca giữa các nhóm: Nhóm một hát xong một bài thì đến nhóm hai hát nối tiếp một bài khác cứ thế cho đến khi nhóm nào không thể hát được thêm một bài dân ca nào nữa thì coi như nhóm đó thua cuộc. Khi tiến hành trò chơi tôi quan sát thấy mỗi nhóm chỉ có thể hát được ba bài hát dân ca trong chương trình các em đã học mà ngoài ra không biết thêm một làn điệu dân ca nào của địa phương đặc biệt là dân ca khu 5. Qua kết quả khảo sát cụ thể cho thấy vốn dân ca của học sinh tiểu học còn rất hạn chế, các em chưa chú ý, chưa yêu thích dân ca, dẫn đến việc các em chưa có được vốn kiến thức phong phú về dân ca đôi khi ngay cả những bài dân ca trong chương trình học các em còn quên. Vì vậy để thuận lợi cho việc tiến hành các biện pháp cụ thể tôi phân loại ra hai đối tượng như sau: Đối tượng 1: Học sinh của khối 1, 2 Đối tượng 2: Học sinh của khối 3,4,5 Sau khi phân loại đối tượng tôi lên kế hoạch thực hiện cho từng biện pháp theo thứ tự từ trước đến sau như sau: a. Biện pháp 1: Đối với học sinh khối 1,2: Các em ở độ tuổi này nhỏ hơn nên tôi tìm cách tạo sự chú ý, hiểu biết và yêu thích của học sinh đối với dân ca bằng cách cho các em nghe nhiều lần. Ở biện pháp này tôi tiến hành tổ chức cho các em học ở tiết tăng cường giới thiệu sơ lược về dân ca: Đầu tiên tôi yêu cầu một học sinh lên trình bày lại một bài dân ca trong chương trình đã học (Bài lý cây xanh) và hỏi đó là dân ca miền nào? (Dân ca Nam Bộ) và yêu cầu học sinh củng cố lại kiến thức đã học về dân ca? Dân ca là những bài hát không phải do một nhạc sĩ nào sáng tác mà nó được người dân tự hát lên. Sau đó các bài hát ấy được lưu truyền qua từng thế hệ trở thành Người thực hiện: Trần Thị Bằng 7 SKKN Một vài kinh nghiệm bồi dưỡng vốn dân ca cho học sinh Tiểu học các bài hát đặc trưng riêng của từng vùng, dân ca của vùng nào thì thể hiện rõ ngữ điệu, giọng nói và cuộc sống của người dân vùng đó. Giới thiệu sơ lược về nơi mình đang sống và nguồn gốc của dân ca khu 5: Tôi cho các em chú ý nghe các bài hát để thi đua nhận biết tên bài hát và xuất xứ của các bài dân ca. Bài thứ nhất: Cho các em nghe một làn điệu dân ca: Bài Hò ba lý Ba lý tang tình mà nghe, ta hò ba lý tình tang ba lý tình tang. Trèo lên trên rẫy khoai lang, ba lý tang tình mà nghe ta hò ba lý tình tang ba lý tình tang. Chẻ tre mà đang sịa la hố, cho nàng phơi khoai khoan hố khoan la hố hò khoan. sau khi các em nghe xong, tôi hỏi các em về bài hát và xuất xứ của bài. Các em chọn một trong ba đáp án sau: Dân ca Bắc Bộ A. Dân ca Nam Bộ B. Dân ca Trung Bộ. Và kết quả thu được là Học sinh ở khối lớp 1 tổng số là 73 em Trả lời đúng : 8 em Tỉ lệ : 11% Học sinh ở khối lớp 2 tổng số là 68 em Trả lời đúng là 12 em Tỉ lệ : 17,6% Qua kết quả thu được chứng tỏ các em chưa nhận biết tốt một bài dân ca và cũng chưa biết đến bài dân ca này mặc dù qua lời ca của bài dân ca có những ngôn từ rất đặc trưng của người dân miền Trung : Ba lý tang tình mà nghe…tình tang…Từ đó tôi hướng dẫn cho các em cách nhân biết một bài dân ca : Đầu tiên ta có thể dựa vào ngôn từ, lời ca của tùng bài hát. Ở miền Trung có các từ : Ta hò, tình tang, la hố… Người thực hiện: Trần Thị Bằng 8 SKKN Một vài kinh nghiệm bồi dưỡng vốn dân ca cho học sinh Tiểu học b. Biện pháp 2 : Đối tượng 1 : Tổ chức cho học nghe hát đĩa các bài dân ca (biện pháp này tôi tiến hành ở tiết 17 và 33 dành cho địa phương tự chọn). - Đầu tiên tôi chuẩn bị băng đĩa các bài dân ca. Tiếp đến tôi tổ chức 2 hoạt động chính. + Hoạt động 1 : Cho học sinh xem tranh và nhận xét các bài dân ca : - Cho học sinh xem tranh 3 miền Bắc Trung Nam. Tiếp đến tôi cho các em nghe qua 3 bài hát của 3 miền Bắc Trung Nam nghe xong tôi đặt câu hỏi cho từng bài. + Bài hát là dân ca của vùng nào? Vì sao em biết? + Khi cho các em nghe bài dân ca của vùng nào thì tôi giới thiệu sơ qua cho các em hiểu về cuộc sống lao động và các nền văn hóa, phong tục riêng của người dân ở vùng đó. Nhằm giúp các em có thể hiểu biết về văn hóa của các vùng miền. Tuy nhiên tôi cũng khuyến khích các em có thể biểu diễn một bài hát mình thích và khi nhận thấy có em nào biểu diễn tốt tôi chọn em đó đứng lên hướng dẫn cho cả lớp hát theo mình. Biện pháp này giúp học sinh nhận biết các bài dân ca, giúp các em học hỏi thêm về phong cách các bài dân ca. Giáo dục các em mạnh dạn tự tin và tích cực khi tham gia biểu diễn. c. Biện pháp 3: Đối với học sinh khối 3,4,5: Các em ở độ tuổi này lớn hơn so với các em ở khối 1,2 nên hiểu biết của các em nhiều hơn, tiếp thu nhanh hơn, nhưng do trong quá trình học các em ít có thời gian nên điều kiện để các em tiếp xúc với dân ca còn hạn chế. Do vậy tôi thường xuyên tuyên truyền cho các em bằng cách kết hợp cùng với tổng phụ trách đội trường thường xuyên tuyên truyền bằng cách thông qua các buổi phát thanh măng non, sinh hoạt đầu giờ và giờ ra chơi. Ở trường tiểu học chương trình phát thanh măng non luôn được chú trọng một tuần có 3 buổi phát thanh măng non và đây là dịp tốt nhất để cho học sinh cả trường có Người thực hiện: Trần Thị Bằng 9 SKKN Một vài kinh nghiệm bồi dưỡng vốn dân ca cho học sinh Tiểu học cơ hội thưởng thức các làn điệu dân ca. Một buổi học sinh nghe 3 làn điệu dân ca, từ đó các bài dân ca thấm dần trong tâm trí của mỗi em học sinh trong trường. Ngoài ra tôi còn phối kết hợp cùng với giáo viên chủ nhiệm tổ chức cho các em có khả năng hát tốt các bài dân ca trên lớp hoặc chọn các nhóm đạt kết quả cao trong buổi thi hát dân ca ở các lớp để được trình bày trong buổi phát thanh măng non của trường thay cho mở đĩa, nhằm gây sự chú ý và thích thú cho học sinh toàn trường. Từ đó khuyến khích cho học sinh có ý thích thi đua học tốt và thể hiện đúng tính chất dân ca để được hát cho toàn trường nghe. Trong các buổi sinh hoạt chủ điểm về ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11), ngày Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12) do Đội tổ chức với vai trò là một giáo viên dạy âm nhạc tôi chịu trách nhiệm dẫn dắt các em hướng về các bài dân ca nhưng chú tâm nhất vẫn là dân ca khu 5. Biện pháp cho toàn trường cùng nghe hát dân ca tạo điều kiện cho tất cả giáo viên và học sinh được nghe nhiều về dân ca làm tăng cường vốn dân ca cho toàn trường, đồng thời hình thành thói quen thích nghe dân ca của học sinh và giáo viên. Mặc khác, còn tạo hứng thú cho học sinh luyện hát dân ca để phát triển dân ca trong trường học. d. Biện pháp 4: Phối hợp với các đoàn thể tổ chức hội thi biểu diễn văn nghệ Dân ca trong toàn trường (Văn nghệ khối 1,2,3,4) đối với học sinh khối 5 tham dự với các làn điệu dân ca khu 5. Đầu tiên tôi chủ động tham mưu xin ý kiến đồng ý của Ban giám hiệu nhà trường, phối hợp với các đoàn thể bàn bạc và lên kế hoạch cụ thể, xin kinh phí tổ chức lên cơ cấu giải thưởng cho hội thi. Hội thi diễn ra với không khí thi đua rất sôi nổi, hào hứng, tất cả các khối lớp đều tham gia các tiết mục rất phong phú. Hội thi đã chọ được những tiết mục xuất sắc để trao giải. Người thực hiện: Trần Thị Bằng 10 SKKN Một vài kinh nghiệm bồi dưỡng vốn dân ca cho học sinh Tiểu học Qua hội thi đã tạo ra không khí thi đua hát múa dân ca trong toàn trường rất sôi nổi, tác động lớn đến tình yêu dân ca của học sinh và toàn thể giáo viên trong trường, qua đó tạo điều kiện cho các em có sự tìm hiểu thêm về vốn văn hóa xưa qua sự diễn xuất phụ họa trên sân khấu của từng tiết mục biểu diễn. 4. KẾT QUẢ 1. Là một giáo viên giảng dạy âm nhạc, tôi đã mạnh dạn đưa ra những biện pháp bồi dưỡng dân ca cho học sinh ở trường tiểu học mà tôi đã thử nghiệm trong những năm qua ở trường tiểu học Hòa Khương 2. Sau khi tiến hành khảo sát, so sánh các bài dân ca từ trước và sau khi thực hiện các biện pháp bồi dưỡng bồi dưỡng thu được kết quả như sau: Lớp Số HS 2/B 3/A 4/A 5/C 30 32 30 28 Thuộc trên 10 bài 23 22 22 18 Thuộc trên 5 bài 7 10 8 10 Không thuộc 0 0 0 0 3. Tất cả các em học sinh của trường giờ đây đã có được vốn kiến thức dân ca phong phú, đủ thể loại, các em đã biết tự tìm tòi thêm nhiều bài dân ca ngoài chương trình học, biết mạnh dạn để thể hiện tốt các động tác biểu diễn phụ họa đúng sắc thái. Và hơn hết giờ đây các em đã có được một sự hiểu biết sâu sắc về nguồn gốc dân ca, có được nhiều niềm yêu thích thật sự và một thói quen thích được nghe, được hát dân ca. Trong hội thi Câu lạc bộ chúng em hát dân ca do phòng giáo dục kết hợp với Phòng Văn hóa thông tin Huyện Hòa Vang tổ chức tôi đã mạnh dạn chon các tiết mục xuất sắc trong các khối lớp do chính các em tự biên tự diễn để tham gia dự thi. Và với kiến thức kĩ năng các em đã được học ở trường cùng sự cố gắn, thích thú và tự lực của mình các em đã đạt một giải B thể loại tốp ca, một giải B thể loại Tổ khúc dân ca và một giải Người thực hiện: Trần Thị Bằng 11 SKKN Một vài kinh nghiệm bồi dưỡng vốn dân ca cho học sinh Tiểu học khuyến khích toàn đoàn. Dù kết quả chưa cao nhưng cũng phần nào đánh giá được phong trào luyện hát dân ca của học sinh tường tiểu học Hòa Khương. 5. BÀI HỌC KINH NGHIỆM: Qua kinh nghiệm bồi dưỡng vốn dân ca cho học sinh tiểu học cùng với thực tế giảng dạy Âm nhạc của bản thân, tôi nhận thấy rằng: Để học sinh yêu thích hát dân ca thì giáo viên cần thực hiện tốt các yêu cầu sau: - Giáo viên phải luôn luôn không ngừng tìm tòi, học hỏi, bồi dưỡng vốn kiến thức của mình về các bài hát dân ca. Tìm hiểu nguồn gốc và các thể loại dân ca, các giá trị văn hóa của dân tộc. - Phải rèn kĩ năng thể hiện tốt các bài dân ca, sưu tầm các đĩa nhạc dân ca. - Phải nắm được chuẩn khiến thức kĩ năng của từng tiết học để có thể xem xét và lồng ghép một cách linh hoạt các hoạt động bồi dường vốn dân ca sao cho phù hợp mà vẫn đảm bảo được nội dung tiết dạy. - Phải nắm được khả năng âm nhạc của học sinh. Có kế hoạch chương trình cụ thể cho các hoạt động, các biện pháp của mình. - Để dạt được hiệu quả cao nhất trong khi tiến hành các hoạt động thì phải biết tham mưu và phối kết hợp với Ban Giám Hiệu cũng như các đoàn thể trong nhà trường khi tổ chức thực hiện. - Dân ca là một dòng nhạc rất khó hát vì vậy đòi hỏi người giáo viên phải có kĩ năng giảng dạy cho học sinh để các em không cảm thấy nản chí. Không ép buộc hay áp đặt học sinh, mà phải tạo cho học sinh cảm thấy hứng thú, tích cực, yêu thích thật sự với dân ca. Giáo dục cho học sinh tự hào về tinh hoa dân tộc, biết cảm nhận được cái hay cái đặc sắc của mỗi bài dân ca. Người thực hiện: Trần Thị Bằng 12 SKKN - Một vài kinh nghiệm bồi dưỡng vốn dân ca cho học sinh Tiểu học PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. KẾT LUẬN: Dân ca là vốn quý vô giá của ông cha ta từ ngàn đời xưa để lại, dân ca là hơi thở của dân tộc, lưu giữ và bảo vệ dân ca là bảo vệ dòng máu chảu trong cơ thể chúng ta. Dân ca là một bức tranh phong phú, đa dạng về màu sắc, mỗi địa phương đều có những nét đặc trưng riêng, thể hiện phong tục tập quán, ngôn ngữ, giọng nói của từng vùng quê của Tổ quốc. Vì vậy dù là dân ca của bất cứ vùng nào trên đất nước Việt Nam cũng đều đáng trân trọng và cần được giữ gìn, bởi đó là tài sản tinh thần vô giá nhất, là những tinh hoa của dân tộc. Với học sinh , là thế hệ tương lai của đất nước, để các em vẫn luôn tiếp thu được các nền văn hóa của dân tộc thì ngay từ khi còn nhỏ các em đã phải có được vốn hiểu biết và phải có được một tình yêu thật sự với dân ca. Vì vậy bồi dưỡng và phát huy vốn dân ca cho học sinh tiểu học là tiền đề đầu tiên trong việc giữ gìn tinh hoa văn hóa dân tộc như lời dặn dò của Người trước lúc ra đi: “ Rằng đã yêu tổ quốc mình, càng yêu tha thiết những khúc dân ca…”. Trên đây là một vài kinh nghiệm về bồi dưỡng dân ca cho học sinh tiểu học mà tôi đã thực nghiệm trong các năm qua. Tôi rất mong sẽ nhận được những ý kiến trao đổi, đóng góp khác nhau của các đồng nghiệp nhằm tìm thêm những biện pháp hữu hiệu nhất trong công tác bảo tồn và phát huy vốn dân ca trong nhà trường và trong sự nghiệp giữ gìn và phát huy các giá trị văn hóa của đất nước. 2. NHỮNG ĐỀ XUẤT KIẾN NGHỊ Người thực hiện: Trần Thị Bằng 13 SKKN Một vài kinh nghiệm bồi dưỡng vốn dân ca cho học sinh Tiểu học Để dân ca thật sự đi vào đời sống tinh thần của giáo viên và học sinh trong nhà trường tôi có một vài đề xuất với các ban ngành như sau: a. Đối với nhà trường Cần quan tâm tạo điều kiện về cơ sở vật chất cho việc dạy và học âm nhạc trong nhà trường: Phòng học chức năng và tranh các loại nhạc cụ cần thiết của môn học b. Đối với Phòng giáo dục Phòng giáo dục và Đào tạo nên thường xuyên tổ chức các cuộc thi tiếng hát dân ca không chỉ với học sinh mà cả với giáo viên trong toàn ngành. c. Đối với UBND Huyện Hòa Vang: Phòng văn hóa Huyện nên tổ chức các cuộc thi Tiếng hát dân ca trong nhân dân toàn Huyện để chọn nhân tài, xây dựng lại chiếc nôi dân ca của Huyện Hòa Vang nhằm lưu giữ nền văn hóa của địa phương. Hòa Khương ngày 15 tháng 12 năm 2013 Người thực hiện Trần Thị Bằng Người thực hiện: Trần Thị Bằng 14 SKKN - Một vài kinh nghiệm bồi dưỡng vốn dân ca cho học sinh Tiểu học TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Hoàng Long – Hoàng Lân Phương pháp dạy học âm nhạc - Giáo trình dùng cho các trường CĐSP đào tạo giáo viên THCS 2. Thường thức về âm nhạc cổ truyền Việt Nam và lịch sử Âm nhạc –NXB Giáo dục 3. Dân ca và các làn điệu phát triển, nhà xuất bản thanh niên. 4. Ca dao tục ngữ Việt Nam, nhà xuất bản giáo dục. 5. Tìm hiểu về dân ca Việt Nam –Nhà xuất bản Âm nhạc – Phạm Phúc Minh. 6. Dân ca Việt Nam –NXB Văn học –Vũ Ngọc Phan. 7. Dân ca người Việt Nam – Lư Nhất Vũ – NXB Trẻ. 8. 250 Điệu lý quê hương – NXB Văn nghệ - Lư Nhất Vũ. 9. Tập san Giáo dục thời đại. 10. Dân ca Việt Nam - Tuyển chọ 100 bài dân ca ba miền – NXB Thanh niên – Xuân Khải. Người thực hiện: Trần Thị Bằng 15 SKKN - Một vài kinh nghiệm bồi dưỡng vốn dân ca cho học sinh Tiểu học MỤC LỤC PHẦN I: MỞ ĐẦU 1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI 2. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 3. TỔNG QUAN NHỮNG THÔNG TIN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 4. PHẠM VI VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 6. KẾ HOẠCH THỰC HIỆN PHẦN II: NỘI DUNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN 1.1 Dân ca là gì? 1.2. Nguồn gốc dân ca: 3. Sự phong phú của dân ca 2. THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 2.1. THUẬN LỢI 2.2 KHÓ KHĂN 3. BIỆN PHÁP THỰC HIỆN 3.1. Tìm hiểu vốn dân ca của học sinh 2. Giải pháp bồi dưỡng dân ca cho học sinh tiểu học Người thực hiện: Trần Thị Bằng 16 SKKN Một vài kinh nghiệm bồi dưỡng vốn dân ca cho học sinh Tiểu học 4. KẾT QUẢ 5. BÀI HỌC KINH NGHIỆM PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận 2. Kiến nghị Người thực hiện: Trần Thị Bằng 17
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu xem nhiều nhất