Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Một vài biện pháp rèn kĩ năng giao tiếp cho học sinh thông qua môn tiếng việt lớ...

Tài liệu Một vài biện pháp rèn kĩ năng giao tiếp cho học sinh thông qua môn tiếng việt lớp 4,5

.DOC
23
3372
98

Mô tả:

MỘT VÀI BIỆN PHÁP RÈN KĨ NĂNG GIAO TIẾP CHO HỌC SINH THÔNG QUA MÔN TIẾNG VIỆT LỚP 4, 5 MỘT VÀI BIỆN PHÁP RÈN KĨ NĂNG GIAO TIẾP CHO HỌC SINH THÔNG QUA MÔN TIẾNG VIỆT LỚP 4,5 A. ĐẶT VẤN ĐỀ Đổi mới phương pháp dạy học của bộ môn tiếng việt là phát huy tính tích cực chủ động của học sinh, tạo cơ hội để có thể tăng cường rèn luyện cho học sinh cả 4 kỹ năng (nghe, đọc, nói, viết) sử dụng tiếng việt. Điểm mấu chốt là vấn đề giúp học sinh phát huy tính tích cực, chủ động trong giờ học tiếng việt người dạy cần có những biện pháp huy động vốn kiến thức, kinh nghiệm đã tích luỹ rèn luyện có liên quan đến những bài học sao cho học sinh tự thấy có nhu cầu bộc lộ, tạo thế chủ động cho học sinh trong việc tiếp thu bài mới. Dạy kỹ năng giao tiếp cho học sinh tiểu học là một yêu cầu cần quan tâm trong quá trình đổi mới phương pháp dạy học cho học sinh ở bậc tiểu học. Trong cuộc sống xã hội, quan hệ giữa người với người, quá trình hoạt động trong mọi lĩnh vực giao tiếp đóng vai trò rất quan trọng vì giao tiếp là khả năng có thể bày tỏ ý kiến của bản thân theo lời nói, viết hoặc sử dụng ngôn ngữ…Dạy kỹ năng giao tiếp là dạy cho các em biết sử dụng linh hoạt các nghi thức lời nói vào một tình huống giao tiếp cụ thể cho phù hợp, giúp học sinh luyện tập cách đối thoại có văn hoá. Rèn luyện kỹ năng giao tiếp là đồng thời phát triền kỹ năng: nói, nghe, luyện tập cả kỹ năng trao lời đáp lời trong đời sống học tập và sinh hoạt hàng ngày. Con người có thể giao tiếp với nhau bằng nhiều phương tiện, nhưng phương tiện thông thường quan trọng nhất là ngôn ngữ. Trong quá trình dạy và học, giao tiếp càng đóng vai trò quan trọng. Ở bậc tiểu học, học sinh cần phải rèn luyện kỹ năng giao tiếp. Kỹ năng giao tiếp của các em được thể hiện qua cách trình bày vấn đề, xử lý tình huống bằng ngôn ngữ, tranh luận cùng người khác trước các vấn đề... Từ những kỹ năng đó sẽ giúp cho các em chững chạc, tự tin, lịch sự, lễ phép và nhanh nhẹn trước các tình huống trong cuộc sống. Kỹ năng giao tiếp của các em được thể hiện nhiều trong quá trình các em học môn tiếng việt, nhưng không phải người thầy giáo nào cũng quan tâm, uốn nắn, rèn luyện cho các em kỹ năng này qua bài học. Chính vì thế, tôi luôn có suy nghĩ làm thế nào để trau dồi khả năng giao tiếp cho các em. Từ đó, tôi quyết định chọn đề tài nghiên cứu là: “Một vài biện pháp rèn kỹ năng giao tiếp cho học sinh thông qua môn tiếng việt lớp 4,5” SÁNG KIẾN KINH NGHIÊM NĂM 2013-2014 MỘT VÀI BIỆN PHÁP RÈN KĨ NĂNG GIAO TIẾP CHO HỌC SINH THÔNG QUA MÔN TIẾNG VIỆT LỚP 4, 5 B. NỘI DUNG I. Cơ sở lý luận. Trong xu thế hội nhập và phát triển, giáo dục cần phải hướng tới các mục tiêu: “Học để biết, học để làm và học để chung sống” và đặt ra vấn đề là: kỹ năng nào cần thiết cho mỗi con người để thành công trong công việc và cuộc sống? Một trong 3 kỹ năng toàn cầu dòi hỏi ở một con người hoàn thiện là kỹ năng giao tiếp. Giao tiếp là nhu cầu không thể thiếu của mỗi con người, nhờ có kỹ năng giao tiếp mà con người có thể chung sống và hòa nhập trong một xã hội không ngừng biến đổi. Thực tế đã chứng minh con người hoạt động thành công và hiệu quả nhờ kỹ năng giao tiếp chiếm 60%. Đối với học sinh tiểu học, giao tiếp giúp cho các em trao đổi tri thức, thông tin trong học tập, rèn luyện, chia sẻ các vấn đề trong cuộc sống hoạt động và vui chơi. Nhờ có giao tiếp học sinh biết cách bày tỏ thái độ và quan điểm của mình trong quan hệ gia đình, nhà trường và xã hội. Phương pháp dạy học tiếng Việt ở tiểu học: Định hướng đổi mới phương pháp dạy học của bộ môn tiếng việt là phát huy tính tích cực chủ động của học sinh, tạo cơ hội để có thể tăng cường rèn luyện cho học sinh cả 4 kĩ năng sử dụng tiếng Việt. Điểm mấu chốt để giúp học sinh phát huy tính tích cực chủ động trong giờ học tiếng Việt là người giáo viên cần có những biện pháp huy động vốn kiến thức, kĩ năng học sinh đã tích luỹ, rèn tập được có liên quan đến nội dung bài học sao cho học sinh tự thấy có nhu cầu bộc lộ, để tạo thế chủ động cho học sinh trong việc tiếp thu bài mới. Muốn vậy, giáo viên phải tổ chức các hoạt động học tập cho học sinh như: quan sát và thực hành theo mẫu, thực hành giao tiếp, thảo luận, tranh luận, thuyết trình, đưa ra kết luận, v.v... để khám phá kiến thức mới, thông qua đó mà rèn luyện các kĩ năng đọc, viết, nghe, nói. Quan điểm dạy học theo xu thế hiện nay là dạy học phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của người học. Ứng với quan điểm này sẽ có một hệ thống các phương pháp dạy học cụ thể, có thể gọi là các phương pháp dạy học tích cực. Mỗi phương pháp dạy học tích cực lại có một hệ thống biện pháp, thao tác đặc trưng (có thể gọi là hệ thống kĩ thuật) để thực hiện. Quy trình của một tiết dạy học (các bước lên lớp) phản ánh ý tưởng của phương pháp dạy học đã được lựa chọn. Lựa chọn PPDH nào, phối hợp các PPDH nào đối với mỗi bài học cần dựa vào đặc điểm, yêu cầu của mỗi kiểu bài học, năng lực HS trong lớp và điều kiện, phương tiện dạy học cụ thể của từng trường, từng địa phương. Chính vì vậy, để thực hiện các mục tiêu giáo dục cho học sinh tiểu học thì điều cần thiết là phải hình thành và phát triển ở các em kỹ năng giao tiếp. Dạy cho các em biết cách giao tiếp có hiệu quả chính là dạy cho các em biết cách nhận thức đúng đắn về mình, nhận biết về đối tượng giao tiếp, biết cách tiếp cận với đối tượng giao tiếp và biết bày tỏ thái độ, quan điểm của mình bằng lời nói, cử chỉ, điệu bộ, nét mặt và bằng cả những việc làm khi cần thiết. SÁNG KIẾN KINH NGHIÊM NĂM 2013-2014 MỘT VÀI BIỆN PHÁP RÈN KĨ NĂNG GIAO TIẾP CHO HỌC SINH THÔNG QUA MÔN TIẾNG VIỆT LỚP 4, 5 Kỹ năng giao tiếp giúp cho học sinh biết cách giải quyết những tình huống trong cuộc sống hàng ngày, giúp các em nói những điều muốn nói, làm những việc nên làm, đồng thời biết lắng nghe và thấu hiểu người khác. Mặt khác kỹ năng giao tiếp nó không tồn tại độc lập mà nó có quan hệ mật thiết với kỹ năng tự hận thức và các kỹ năng khác, thế nên rèn luyện kỹ năng giao tiếp cho học sinh cũng chính là rèn luyện kỹ năng sống cho các em. II. Cơ sở thực tiễn. Những năm gần đây, chương trình dạy học tiếng Việt có nhiều đổi mới đáng kể. Nội dung dạy học không còn quá thiên về cung cấp tri thức Việt ngữ học nữa mà đã chú ý đến rèn kĩ năng sử dụng ngôn ngữ. Chương trình môn Tiếng Việt ở tiểu học đã thể hiện từ việc rèn kĩ năng nói cho học sinh tiểu học. Ở các lớp có sự lặp lại và nâng cao trong từng kĩ năng thể hiện tính hệ thống trong nội dung học tập, giúp học sinh từng bước nâng cao kĩ năng nói của mình qua từng năm học. Tuy nhiên, chương trình này khó có thể áp dụng cho mọi vùng miền, đặc biệt những vùng học sinh là người dân tộc thiểu số. Qua tìm hiểu tôi nhận thấy: Nội dung rèn luyện kỹ năng giao tiếp được thực hiện trong các bài học của môn Tiếng Việt từ lớp 1 đến lớp 5: - Luyện nói theo chủ đề. - Luyện nói trong các tình huống giao tiếp thông thường. Nội dung dạy học trong sách giao khoa Tiếng Việt tiểu học thực hiện quan điểm dạy giao tiếp theo hướng tích hợp nội dung và kỹ năng, với yêu cầu tích cực hoá hoạt động học tập của học sinh. Đây là điều kiện thuận lợi để giúp học sinh tiểu học được rèn luyện và phát triển kỹ năng ngôn ngữ. Tuy nhiên qua quá trình dạy học trên lớp của bản thân và đồng nghiệp tôi nhận thấy còn một số hạn chế xảy ra như sau: Thứ nhất. Giáo viên chưa nắm vững mục tiêu giao tiếp là kỹ năng, nghi thức lời nói là nền tảng để rèn luyện kỹ năng. Thứ hai. Giáo viên vẫn còn bỡ ngỡ với việc tổ chức các hoạt động nói năng cho học sinh, chưa biết cách kích thích hứng thú, giúp học sinh tham gia giao tiếp tự nhiên, tránh gò bó, khiên cưỡng. Nhiều giáo viên chỉ dừng lại giúp học sinh hoàn thành nội dung bài tập trong sách, chưa gắn được việc học các nghi thức lời nói trong chương trình với các cuộc hội thoại ngày thường để tạo cho học sinh thời gian giao tiếp có văn hoá. Thứ ba. Giáo viên mạnh dạn đưa thêm tình huống sáng tạo các bài tập mới ngoài sách giáo khoa để giúp các em biết giao tiếp. Thứ tư. Giáo viên chưa tích hợp các phân môn như tập đọc; kể chuyện; luyện tập để rèn luyện kỹ năng giao tiếp cho học sinh. Thứ năm. Giáo viên chưa quan tâm dạy cho học sinh kỹ năng giao tiếp phù hợp với văn hoá Việt Nam như biết giao tiếp lịch sự, tế nhị, phù hợp hoàn cảnh và ngôi thứ. SÁNG KIẾN KINH NGHIÊM NĂM 2013-2014 MỘT VÀI BIỆN PHÁP RÈN KĨ NĂNG GIAO TIẾP CHO HỌC SINH THÔNG QUA MÔN TIẾNG VIỆT LỚP 4, 5 Qua dự giờ đồng nghiệp bài tập đọc “Tiếng đàn ba-la-lai-ca trên sông đà” giáo đã dạy cụ thể như sau: Tập đọc: “Tiếng đàn ba-la-lai-ca trên sông đà” CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC HOẠT ĐỘNG GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG HỌC SINH A. Bài cũ. Học sinh đọc truyện những người bạn tốt, trả lời câu hỏi về bài đọc. -HS trả lời B. Dạy bài mới 1. Giới thiệu bài: GV giới thiệu ảnh công trình thuỷ điện Hoà Bình(nếu có), nói với HS: Công trình thủy điện sông Đà là một công trình lớn, được xây dựng với sự giúp đỡ của chuyên gia Liên xô. Xây dựng công trình này, chúng ta muốn chế ngự dòng sông, làm ra điện, điều hoà nước cho đồng ruộng và phân lũ khi cần thiết để tránh lụt lội. Bài thơ tiếng đàn ba-la-lai- ca trên sông Đà sẽ giúp các em hiểu vẻ đẹp kỳ vĩ của công trình, sức mạnh của người đang chinh phục dòng sông và sự gắn bó, hoà quyện giữa con người với thiên nhiên. 2. Hướng dẫn học sinh luyện đọc và tìm hiểu bài: a. Luyện đọc. - GV đọc diễn cảm bài thơ- giọng chậm rãi, ngân nga, thể hiện niềm xúc động của tác giả khi lắng nghe tiếng đàn trong đêm trăng, ngắm sự kỳ vĩ của công trình thuỷ điện sông Đà, mơ tưởng về một tương lai tốt đẹp. - HS luyện đọc. - Cả công trình say ngủ cạnh dòng sông/ Những tháp khoan nhô lên trời H? Những chi tiết nào trong bài thơ ngẫm nghĩ/ Những xe ủi, xe ben sánh gợi hình ảnh đêm trăng trong bài rất b. Tìm hiểu bài: SÁNG KIẾN KINH NGHIÊM NĂM 2013-2014 MỘT VÀI BIỆN PHÁP RÈN KĨ NĂNG GIAO TIẾP CHO HỌC SINH THÔNG QUA MÔN TIẾNG VIỆT LỚP 4, 5 tĩnh mịch? vai nhau nằm nghỉ. - Đêm trăng vừa tĩnh mịch vừa sôi H? Những chi tiết nào trong bài thơ động vì có tiếng đàn của cô gái Nga, gợi hình ảnh đêm trăng trên công có dòng sông lấp loáng dưới ánh trăng trường vừa tĩnh mịch vừa sinh động? và có những sự vật được tác giả miêu tả bằng biện pháp nhân hoá: công trường say ngủ, tháp khoan đang bận ngẫm nghĩ, xe ủi xe ben sóng vai nhau nằm nghỉ… H? Tìm hình ảnh đẹp trong bài thơ thể hiện sự gắn bó giữa con người với thiên nhiên trong đêm trăng bên sông Đà. H? Khổ thơ cuối bài cũng gợi một hình ảnh thể hiện sự gắn bó giữa con người với thiên nhiên. Bằng bàn tay, khối óc diệu kỳ của mình, con người đã đem đến cho thiên nhiên gương mặt mới lạ đến ngỡ ngàng. Thiên nhiên mang lại cho con người nguồn tài nguyên quý giá, làm cuộc sống con người ngày càng tốt đẹp hơn. HS trả lời Ví dụ: Câu thơ Chỉ có tiếng đàn ngân nga/ Với một dòng sông lấp loáng sông đà gợi lên hình ảnh đẹp , thể hiện sự hoà quyện, gắn bó giữa con người với thiên nhiên, giữa ánh trăng với dòng sông. Tiếng đàn ngân nga, lan tỏa… vào dòng sông lúc này như một “ dòng trăng” lấp loáng. Cả công trường say ngủ trên dòng sông/ Những tháp khoan nhô lên trời H? Những câu thơ nào trong bài sử ngẫm nghĩ/ Những xe ủi, xe ben sóng vai nhau nằm nghỉ/ Biển sẽ nằm bỡ dụng phép nhân hoá? ngỡ giữa cao nguyên/ Sông Đà chia . ánh sáng đi muôn ngả. c. Đọc diễn cảm và HTL bài thơ: - Chọn khổ thơ cuối để đọc diễn cảm. Chú ý nhấn giọng các từ ngữ nối liền, nằm bỡ ngỡ, chia, muôn ngả, lớn, đầu tiên. - HTL từng khổ và cả bài thơ. Thi đọc thuộc lòng. 3. Củng cố, dặn dò - HS nhắc lại ý nghĩa của bài thơ. - GV nhận xét tiết học, dặn HS về nhà SÁNG KIẾN KINH NGHIÊM NĂM 2013-2014 MỘT VÀI BIỆN PHÁP RÈN KĨ NĂNG GIAO TIẾP CHO HỌC SINH THÔNG QUA MÔN TIẾNG VIỆT LỚP 4, 5 đọc thuộc lòng bài thơ cho người thân nghe. Rõ ràng cách dạy như thế học sinh không có cơ hội để bày tỏ ý kiến riêng của mình, không được tranh luận với bạn bè, đặc biệt là những cảm nhận riêng của các em không được chia sẻ. Giờ dạy có vẻ như hoạt động thầy – trò song phương nhưng thật ra chỉ là hoạt động thầy hỏi-trò đáp lặp đi, lặp lại một cách nhàm chán và rốt cuộc vẫn thầy nói nhiều hơn trò, trò nếu được nói cũng chỉ là câu trả lời theo khuôn mẫu. Vì thế cho nên kỹ năng giao tiếp của các em không được rèn luyện chu đáo. Khảo sát khả năng giao tiếp của các em qua giờ tiếng việt, tôi thu được kết quả như sau: Khả năng Số học sinh Tỉ lệ (%) Giao tiếp tốt 5 20 Tạm được 13 52 Chưa được 7 28 Với tỷ lệ đó chứng tỏ khả năng giao tiếp của các em còn nhiều hạn chế, những điểm yếu nhất là trong giao tiếp học sinh thường nói cộc lốc chưa thành câu, trình bày vấn đề còn lúng túng, chưa biết ứng xử lịch sự, chưa biết thể hiện thái độ cảm xúc. Đây là điều khiến tôi trăn trở, tìm kiếm giải pháp để khắc phục hạn chế này. III. Các giải pháp đã tiến hành. 1. Nhận thức của bản thân. Để giúp học sinh rèn luyện kỹ năng giao tiếp thông qua các giờ học tiếng Việt, bản thân tôi đã suy nghĩ lựa chọn và quyết định tiến hành một số giải pháp khi giảng dạy tiếng việt thông qua các phân môn cho học sinh khối 4,5: - Trình bày vấn đề trước đông người; - Thái độ tranh luận tích cực nhưng thân thiện với người khác trước các tình huống. - Mở rộng phạm vi một số nghi thức: chào (chào trong gia đình, bạn bè thân thiết, hàng xóm…) - Giới thiệu (tự giới thiệu; giới thiệu qua người thứ ba). Hứa hẹn, xin phép, xác nhận, hỏi, dạy cho học sinh sử dụng các hành vi ngôn ngữ trong giao tiếp. SÁNG KIẾN KINH NGHIÊM NĂM 2013-2014 MỘT VÀI BIỆN PHÁP RÈN KĨ NĂNG GIAO TIẾP CHO HỌC SINH THÔNG QUA MÔN TIẾNG VIỆT LỚP 4, 5 - Phải tuân thủ quy luật trao – đáp, đảm bảo tính chất của các cặp kế cận khi dạy kỹ năng giao tiếp cho học sinh. Phải rèn luyện tích trao lời – đáp lời cho học sinh trong các cặp trao – đáp. - Chú ý luyện cho học sinh kỹ năng thể hiện thái độ, tình cảm và các yếu tố kèm theo khi giao tiếp (sắc mặt, cử chỉ, thái độ, ánh mắt, nụ cười và các yếu tố ngữ điệu). - Đa dạng hoá các bài tập giao tiếp. Kết hợp rèn luyện nhiều kỹ năng trong giao tiếp cho học sinh: kỹ năng nghe, kỹ năng nói, kỹ năng nhận biết thái độ, tình cảm của người đối thoại, kỹ năng đáp lời nhanh, phù hợp, khéo léo. Hệ thống bài tập phải bao gồm bài tập phát triển kỹ năng nghe, bài tập phát triển kỹ năng nói. Trong mỗi loại bao gồm nhiều dạng nhỏ với mục đích rèn luyện kỹ năng cụ thể tinh tế, chứa các lời về giao tiếp. Tạo nên môi trường và nhu cầu giao tiếp cho học sinh. - Phong phú hoá cách thức tổ chức, phương pháp rèn luyện kỹ năng giao tiếp cho học sinh trong quá trình dạy học. Tôi chọn sử dụng chủ yếu các phương pháp: + Nêu vấn đề, tình huống; + Hỏi - đáp; + Rèn luyện theo mẫu; + Đóng vai; + Thảo luận nhóm. 2. Những công việc đã tiến hành. Trên cơ sở xác định áp dụng các giải pháp trên, bản thân tôi đã tạo môi trường rèn luyện kỹ năng giao tiếp cho học sinh thông qua các hoạt động trong giờ tiếng việt thông qua các phân môn: - Tạo dựng các tình huống giao tiếp thực sự hoặc tình huống giao tiếp giả định. - Phân tích rõ vai giao tiếp và yêu cầu giữ đúng vai giao tiếp - Hướng dẫn học sinh xác định rõ mục đích giao tiếp. Mỗi người thực hiện giao tiếp đều có mục đích của mình. - Định hướng cho học sinh lựa chọn ngôn ngữ giao tiếp. - Rèn luyện kỹ năng đặt câu và trả lời câu hỏi, trao đổi, thảo luận: Xác định rõ các nhân tố trong giao tiếp; Các nhân vật tham gia; Đề tài; Mục đích giao tiếp 1.2. Tìm kiếm địa chỉ tích hợp kỹ năng giao tiếp cho học sinh thông qua môn Tiếng Việt. Nghiên cứu chương trình Tiếng Việt lớp 4 và 5 tôi nhận thấy chương trình đã tập trung tích hợp một số kỹ năng sống trong quá trình học sinh tiếp cận kiến SÁNG KIẾN KINH NGHIÊM NĂM 2013-2014 MỘT VÀI BIỆN PHÁP RÈN KĨ NĂNG GIAO TIẾP CHO HỌC SINH THÔNG QUA MÔN TIẾNG VIỆT LỚP 4, 5 thức phân môn, trong đó kỹ năng giao tiếp được thể hiện rõ trong các dạng bài từ kể chuyện, tập đọc đến luyện từ và câu hay tập làm văn. Trong bài viết này tôi xin giới thiệu một số địa chỉ tích hợp mà người thầy giáo khi lên lớp cần quan tâm. *. Lớp 4. T Các KN giao tiếp cơ bản T được giáo dục T ên bài học - Trình bày: thuyết minh nội dung các tranh bằng 1-2 câu, kể lại toàn bộ câu chuyện - Phong cách: tự nhiên, điệu bộ thoải 1 Bác đánh cá và gã hung thần mái, nét mặt biểu lộ thấy nội dung đoạn truyện 1 ( Tập đọc lớp 4 ) - Lắng nghe: nhớ cốt truyện - Quan sát, kể chuyện Trao đổi, phản hồi về nội dung, ý nghĩa câu chuyện - Kỹ năng đọc: Đọc đúng từ ngữ khó, diễn cảm - Trao đổi/ trình bày ý nghĩa bài thơ : 2 Chuyện cổ tích về loài người mọi vật được sinh ra trên trái đất là vì con 2 ( Tập đọc lớp 4 ) người, vì trẻ em, hãy dành cho trẻ em những điều tốt đẹp nhất. - Lắng nghe tích cực - Trình bày: tự kể bằng lời của mình về một câu chuyện đã nghe, đã đọc 3 3 Kể chuyện đã nghe, đã đọc - Lắng nghe: lời kể của bạn hiểu nội dung, ý nghĩa câu chuyện - Trao đổi, trình bày: nhận xét về câu chuyện bạn kể - Trình bày: Đổi mới hoặc hiện trạng Luyện tập giới thiệu địa ở quê em 4 phương 4 - Phản hồi/ lắng nghe: tích cực về ý thức xây dựng quê hương SÁNG KIẾN KINH NGHIÊM NĂM 2013-2014 MỘT VÀI BIỆN PHÁP RÈN KĨ NĂNG GIAO TIẾP CHO HỌC SINH THÔNG QUA MÔN TIẾNG VIỆT LỚP 4, 5 5 5 Ch ủ ngữ tro ng câu kể “ ai - Trình bày suy nghĩ, ý thế tưởng thảo luận và chia sẻ nào kinh nghiệm cá nhân về sử ?” dụng câu kể “ ai thế nào?” ( L uyệ n từ và câu lớp 4) Con vịt xấu xí - Kỹ năng trình bày: sắp xếp đúng thứ tự các tranh minh hoạ trong sách giáo khoa, kể lại từng đoạn và toàn bộ câu chuyện 6 6 - Phong cách: kết hợp lời kể với điệu bộ, nét mặt tự nhiên - Lắng nghe: nhớ lời kể của các bạn - Trao đổi: nhận xét lời kể của bạn, hiểu lời khuyên của câu chuyện: phải nhận ra cái đẹp của người khác, biết yêu thương người khác, không lấy mình làm mẫu khi đánh giá người khác. SÁNG KIẾN KINH NGHIÊM NĂM 2013-2014 MỘT VÀI BIỆN PHÁP RÈN KĨ NĂNG GIAO TIẾP CHO HỌC SINH THÔNG QUA MÔN TIẾNG VIỆT LỚP 4, 5 - Trình bày, phản hồi: khám phá cái hay, cái đẹp của bài thơ Chợ Tết 7 7 ( Tập đọc lớp 5 ) 8 Mở rộng vốn từ: Cái đẹp 8 ( Luyện từ và câu lớp 4 ) Con sẻ 9 9 ( Tập đọc lớp 4 ) - Lắng nghe tích cực: cảm nhận và hiểu được vẻ đẹp bài thơ, bức tranh chợ Tết miền trung du giàu màu sắc và vô cùng sinh động , nói về cuộc sống vui vẻ, hạnh phúc của những người dân quên. - Trình bày suy nghĩ, ý tưởng, trao đổi về nghĩa các từ thuộc chủ đề vẻ đẹp muôn màu - Lắng nghe tích cực: làm quen với các thành ngữ liên quan đến cái đẹp, biết sử dụng từ để đặt câu. - Trình bày/ phản hồi: khám phá diễn biến câu chuyện hồi hộp, căng thẳng, thán phục, ngưỡng mộ của tác giả trước tình mẹ con thiêng liêng, hành động đang bảo vệ con của sẻ mẹ - Lắng nghe tích cực: hiểu được ý nghĩa của bài học: ca ngợi hành động dũng cảm xả thân cứu sẻ non của sẻ già. - Trình bày/phản hồi: kể lại được câu chuyện có kết hợp lời kể với điệu bộ, nét mặt tự nhiên Khát vọng sống 1 10 ( Tập đọc lớp 4 ) - Hiểu truyện, trao đổi với các bạn về ý nghĩa câu chuyện: ca ngợi con người với khát vọng sống mãnh liệt dám vượt qua, đói khát, chiến thắng thú dữ, chiến thắng cái chết. - Lắng nghe tích cực: Nhận xét, đánh giá lời kể của bạn, kể tiếp được lời bạn. Tự nhận thức được giá trị của khát vọng sống, giúp con người tự vươn lên trong mọi hoàn cảnh. *. Lớp 5. TT 1 Tên bài dạy Kể chuyện: Lý Tự Trọng Các kỹ năng giao tiếp cần được giáo dục - Trình bày: thuyết minh nội dung của các bức tranh câu chuyện, kết hợp lời kể, điệu bộ, cử chỉ nét mặt một cách tự nhiên SÁNG KIẾN KINH NGHIÊM NĂM 2013-2014 MỘT VÀI BIỆN PHÁP RÈN KĨ NĂNG GIAO TIẾP CHO HỌC SINH THÔNG QUA MÔN TIẾNG VIỆT LỚP 4, 5 - Lắng nghe: nhận xét, đánh giá lời kể của bạn, hiểu được ý nghĩa câu chuyện: Ca ngợi anh Lý Tự Trọng giàu lòng yêu nước, dũng cảm bảo vệ đồng chí, hiên ngang, bất khuất trước kẻ thù. - Định hướng giao tiếp: phân tích đề bài, nhận diện kiểu văn bản 2 Cấu tạo của bài văn tả cảnh - Kỹ năng lập chương trình hoạt động giao tiếp: xác định dàn ý của bài văn đã cho sẵn, tìm và sắp xếp ý thành dàn ý trong bài văn miêu tả - Kỹ năng hiện thực hoá hoạt động giao tiếp: xây dựng đoạn văn, liên kết đoạn văn thành bài văn - Kỹ năng kiểm tra, đánh giá hoạt động giao tiếp: Đối chiếu về cách nói và viết của bản thân với mục đích giao tiếp và yêu cầu diễn đạt 3 Kể chuyện đã nghe, đã đọc - Trình bày: Kể tự nhiên bằng lời của mình về một câu chuyện đã nghe, đã đọc nói về các anh hùng, danh nhân của đất nước - Lắng nghe: hiểu ý nghĩa câu chuyện, nhận xét, đánh giá lời kể của bạn, biết đặt câu hỏi cho bạn hoặc trả lời câu hỏi của bạn về câu chuyện. - Trình bày: xác định ý chính của 1 bài văn tả cảnh. Trình bày rõ ràng, tự nhiên, mạch lạc 4 Luyên tập tả cảnh - Trao đổi: bổ sung hoặc tranh luận, thống nhất về dàn ý cho 1 đề bài - Thương thuyết, thống nhất: chuyển ý thành đoạn văn, trình bày rõ ràng, có biểu cảm, kết hợp với giọng điệu, thái độ và phong cách 5 Tiếng vĩ cầm ở Mỹ Lai - Trình bày: kể lại chuyện tiếng vĩ cầm ở Mỹ Lai qua hình ảnh minh hoạ trong sách giáo khoa một cách tự nhiên có kết hợp với điệu bộ, nét mặt, cử chỉ - Trao đổi: ý nghĩa câu chuyện SÁNG KIẾN KINH NGHIÊM NĂM 2013-2014 MỘT VÀI BIỆN PHÁP RÈN KĨ NĂNG GIAO TIẾP CHO HỌC SINH THÔNG QUA MÔN TIẾNG VIỆT LỚP 4, 5 - Lắng nghe tích cực hiểu được ý nghĩa câu chuyện: Ca ngợi hành động dũng cảm của những người Mỹ có 6lương tâm đã ngăn chặn và tố cáo tội ác man rợ của quân đội Mỹ trong cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam 6 Luyện tập làm báo cáo thống kê - Trình bày: trình bày kết quả thống kê theo biểu bảng rõ ràng, rành mạch, biết nhấn giọng những chữ cần lưu ý - Trao đổi: nhận xét kết quả báo cáo của nhóm khác, bổ sung hoàn chỉnh, kết luậ qua sơ bộ của bảng thống kê - Trình bày: kể lại toàn bộ câu chuyện với giọng kể tự nhiên, phối hợp lời kể với cử chỉ nét mặt biểu cảm 7 Cây cỏ nước Nam - Trao đổi: ý nghĩa câu chuyên - Lắng nghe: Nhận xét lời kể của bạn, kể tiếp lời bạn, hiểu được ý nghĩa câu chuyện: cần yêu quý thiên nhiên, hiểu giá trị và biết trân trọng từng ngọn cỏ, lá cây - Trình bày suy nghĩ, ý tưởng, thảo luận và chia sẻ những nhận thức bản thân về bài thơ 8 - Lắng nghe: Đọc diễn cảm bài thơ, đúng nhịp của thể thơ tự do, đặc biệt là sự xúc động của tác giả khi nghe tiếng đàn Tiếng đàn Ba-la-lai-ca trong đêm trăng, ngắm sự kỳ vĩ của công trên sông Đà trình thuỷ điện sông Đà, mơ tưởng về tương lai tốt đẹp khi công trình hoàn thành - Trao đổi: Hiểu ý nghĩa bài thơ, ca ngợi vẻ đẹp kỳ vĩ của công trình, sức mạnh của những người đang chinh phục dòng sông và sự gắn bó hoà quyện giữa con người và thiên nhiên 9 Luyện tập về từ nhiều nghĩa - Trình bày suy nghĩa, ý tưởng , chia sẻ kinh nghiệm cá nhân về cách sử dụng từ nhiều nghĩa - Lắng nghe tích cực: biết sử dụng từ nhiều nghĩa trong đặt câu, viết đoạn. Phân biệt nghĩa của các từ nhiều nghĩa là động từ. SÁNG KIẾN KINH NGHIÊM NĂM 2013-2014 MỘT VÀI BIỆN PHÁP RÈN KĨ NĂNG GIAO TIẾP CHO HỌC SINH THÔNG QUA MÔN TIẾNG VIỆT LỚP 4, 5 10 Kể chuyện được chứng kiến, tham gia - Trình bày: Tìm và kể được câu chuyện về một buổi sum họp đầm ấm bên gia đình. Nói được suy nghĩ của mình trong buổi sinh hoạt đó. - Lắng nghe tích cực: trình bày suy nghĩ, ý tưởng cảm nhận của bản thân về ý nghĩa câu chuyện được nghe, nhận xét, đánh giá lời kể của bạn. 2.2. Một số bài soạn tích hợp kỹ năng giao tiếp cho học sinh qua giờ tiếng việt. Ví dụ 1. LẬP CHƯƠNG TRÌNH HÀNH ĐỘNG (Tập làm văn – Lớp 5 ) A. MỤC TIÊU Dựa vào dàn ý đã cho, biết lập chương trình hành động cho một trong các hoạt động tập thể góp phần giữ gìn trật tự, an ninh. B. CÁC KỸ NĂNG GIAO TIẾP ĐƯỢC SỬ DỤNG TRONG BÀI - Kỹ năng trình bày - Kỹ năng tranh luận, thương lượng - Kỹ năng đánh giá, giải quyết mâu thuẫn - Kỹ năng ứng xử phù hợp - Phong thái, ngôn ngữ, giọng điệu C. PHƯƠNG PHÁP DẠY - Động não: suy nghĩ về nội dung chương trình hành động - Thảo luận nhóm: kỹ thuật trình bày 1 phút - Cặp đôi chia sẻ D. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC - Bảng phụ - Những ghi chép của học sinh khi thực hiện một hành động cụ thể - Bút dạ và một vài tờ giấy khổ to để học sinh lập chương trình hành động E. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC Hoạt động 1: Bài cũ SÁNG KIẾN KINH NGHIÊM NĂM 2013-2014 MỘT VÀI BIỆN PHÁP RÈN KĨ NĂNG GIAO TIẾP CHO HỌC SINH THÔNG QUA MÔN TIẾNG VIỆT LỚP 4, 5 Hoạt động 2: Dạy bài mới 1. Khám phá: - Sử dụng kĩ thuật động não, nhóm nhỏ Giáo viên yêu cầu học sinh nêu những nội dung hoạt động lập chương trình hành động của tiết học hôm nay Giáo viên chốt: Lập chương trình hành động cho một hoạt động tập thể góp phần giữ gìn trật tự, an ninh 2. Kết nối Nội dung 1: Hướng dẫn học sinh lập chương trình hành động Nhiệm vụ 1: Tìm hiểu yêu cầu của đề bài Kỹ thuật động não - 2 học sinh tiếp nối nhau đọc đề bài và gợi ý của sách giáo khoa - Cả lớp đọc thầm lại đề bài, suy nghĩ, lựa chọn 1 trong 5 hành động đã nêu - Giáo viên lưu ý: + Người lập đóng vai liên đội trưởng hoặc liên đội phó + Nên chọn hành động mà em đã biết - Học sinh trình bày hành động các em chọn để lập chương trình (khoảng 3 em) Nhiệm vụ 2: Giáo viên cung cấp cấu trúc 3 phần của một chương trình hành động a, Mục đích: - Góp phần giữ gìn trật tự, an ninh - Rèn luyện phẩm chất b, Phân công chuẩn bị: - Dụng cụ, phương tiện hành động - Các hành động cụ thể c, Chương trình cụ thể: - Tập trung đến địa điểm - Trình tự tiến hành - Tổng kết, tuyên dương Nội dung 2: Học sinh lập chương trình hành động Sử dụng kỹ thuật: làm việc theo nhóm Nhiệm vụ 1: Mỗi nhóm cử 1 đại diện trình bày. SÁNG KIẾN KINH NGHIÊM NĂM 2013-2014 MỘT VÀI BIỆN PHÁP RÈN KĨ NĂNG GIAO TIẾP CHO HỌC SINH THÔNG QUA MÔN TIẾNG VIỆT LỚP 4, 5 Nhiệm vụ 2: Các nhóm cho ý kiến về chương trình hành động của nhóm khác. Nhiệm vụ 3: Giáo viên và lớp cùng nhận xét cho từng chương trình hành động của từng nhóm. Lưu ý: Quá trình học sinh trình bày góp ý tranh luận, thống nhất giáo viên chú ý rèn luyện cho học sinh các kỹ năng giao tiếp như: Kỹ năng trình bày, kỹ năng tranh luận, kỹ năng đàm phán, kỹ năng thương lượng, giải quyết mâu thuẫn, kỹ năng thống nhất. 3. Luyện tập: kỹ thuật làm việc cá nhân Mỗi học sinh dựa theo góp ý chung của thầy cô và các bạn, tự chỉnh sửa chương trình hành động của mình Mời 1 học sinh trình bày lại chương trình hành động sau khi đã chỉnh sửa Bình chọn người lập được chương trình hành động tốt nhất, trình bày hay nhất 4. Vận dụng: kỹ thuật viết sáng tạo - Học sinh tập hợp kỹ thuật cơ bản của giờ học - Nhấn mạnh: lập chương trình hành động cần đảm bảo yêu cầu: đúng trọng tâm hành động, rõ ràng,cụ thể, trình bày mạch lạc, thuyết phục người nghe - Học sinh vận dụng để lập và trình bày 1 kế hoạch, công việc nhiệm vụ cùng với người khác trong cuộc sống. Ví dụ 2. TIẾNG ĐÀN BA-LAI-CA TRÊN SÔNG ĐÀ (Tập đọc – Lớp 5) A. MỤC TIÊU BÀI HỌC Đọc trôi chảy, lưu loát bài thơ, đúng nhịp của thể thơ tự do. Biết đọc diễn cảm bài thơ, thể hiện niềm xúc động của tác giả khi nghe tiếng đàn trong đêm trăng, ngắm sự kỳ vĩ của công trình thủy điện sông Đà, mơ tưởng về một tương lai tốt đẹp khi công trình hoàn thành. Hiểu ý nghĩa bài thơ: Ca ngợi vẻ đẹp kỳ vĩ của công trình, sức mạnh của người đang chinh phục dòng sông và sự gắn bó, hoà quyện giữa con người với thiên nhiên. Thuộc lòng bài thơ B. CÁC KỸ NĂNG GIAO TIẾP CƠ BẢN ĐƯỢC SỬ DỤNG TRONG BÀI - Trao đổi/ trình bày - Cảm nhận của bản thân về ý nghĩa bài thơ SÁNG KIẾN KINH NGHIÊM NĂM 2013-2014 MỘT VÀI BIỆN PHÁP RÈN KĨ NĂNG GIAO TIẾP CHO HỌC SINH THÔNG QUA MÔN TIẾNG VIỆT LỚP 4, 5 - Đọc diễn cảm C. CÁC PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TÍCH CỰC CÓ THỂ SỬ DỤNG: - Động não - Thảo luận nhóm - Trình bày 1 phút - Cặp đôi chia sẻ D. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC - Ảnh về nhà máy thuỷ điện Hoà Bình - Giấy khổ lớn, bút màu E.TIẾN TRÌNH DẠY HỌC HOẠT ĐỘNG GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG HỌC SINH 1. Khám phá - GV cho HS xem tranh về thuỷ điện Hoà Bình - Em hãy cho biết bức tranh này chụp cảnh ở đâu? Em biết gì về công trình này? -HS quan sát - HS trả lời - GV giới thiệu: Công trình thủy điện sông Đà là một công trình lớn, được xây dựng với sự giúp đỡ của chuyên gia Liên xô. Xây dựng công trình này, chúng ta muốn chế ngự dòng sông, làm ra điện, điều hoà nước cho đồng ruộng và phân lũ khi cần thiết để tránh lụt lội. Bài thơ tiếng đàn ba-la-lai- ca trên sông Đà sẽ giúp các em hiểu vẻ đẹp kỳ vĩ của công trình, sức mạnh của người đang chinh phục dòng sông và sự gắn bó, hoà quyện giữa con người với thiên nhiên. 2. Kết nối: Hoạt động 1: Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài: A, Luyện đọc: HS đề xuất cách đọc diễn cảm bài thơ - HS đọc - HS đề xuất; đọc bài thơ; nhận xét, góp ý cho bạn. - HS góp ý cho bạn. SÁNG KIẾN KINH NGHIÊM NĂM 2013-2014 MỘT VÀI BIỆN PHÁP RÈN KĨ NĂNG GIAO TIẾP CHO HỌC SINH THÔNG QUA MÔN TIẾNG VIỆT LỚP 4, 5 - GV chốt lại cách đọc : Giọng chậm rãi, ngân nga, thể hiện niềm xúc động của tác giả khi lắng nghe tiếng đàn trong đêm trăng, ngắm sự kỳ vĩ của công trình thuỷ điện sông Đà, mơ tưởng về một tương lai tốt đẹp. - GV đọc diễn cảm bài thơ - HS cùng luyện đọc theo nhóm 3 Luyện đọc từ ngữ - HS cùng luyện đọc. Luyện đọc câu Luyện đọc đoạn, bài - HS nhận xét giọng đọc của bạn trong - HS nhận xét giọng đọc của bạn trong nhóm. nhóm. Hoạt động 2: Cho HS thảo luận nhóm đề xuất. B.Tìm hiểu bài: - Cho HS thảo luận, nhóm đôi H? Những chi tiết nào trong bài thơ gợi hình ảnh đêm trăng trong bài rất tĩnh - Cả công trình say ngủ cạnh dòng sông/ Những tháp khoan nhô lên trời mịch? ngẫm nghĩ/ Những xe ủi, xe ben sánh - Thảo luận nhóm 4 vai nhau nằm nghỉ H? Những chi tiết nào trong bài thơ gợi - Đêm trăng vừa tĩnh mịch vừa sôi lên hình ảnh một đêm trăng vừa tĩnh động vì có tiếng đàn của cô gái Nga, mịch vừa sinh động trên công trình có dòng sông lấp loáng dưới ánh trăng Sông Đà? và có những sự vật được tác giả miêu tả bằng biện pháp nhân hoá: công trường say ngủ, tháp khoan đang bận ngẫm nghĩ, xe ủi xe ben sóng vai nhau H? Tìm hiểu một số hình ảnh đẹp trong nằm nghỉ… bài thơ thể hiện sự gắn bó giữa con người với thiên nhiên trong đêm trăng - HS trình bày theo cảm nhận riêng bên sông Đà? Hoạt động 3: Đọc diễn cảm và thuộc lòng bài thơ - HS chọn bất kỳ khổ thơ nào để đọc GV tổ chức cho HS thi đọc và nhận xét diễn cảm. bổ sung cho nhau 3. Luyện tập HS nhắc lại ý nghĩa bài thơ. SÁNG KIẾN KINH NGHIÊM NĂM 2013-2014 MỘT VÀI BIỆN PHÁP RÈN KĨ NĂNG GIAO TIẾP CHO HỌC SINH THÔNG QUA MÔN TIẾNG VIỆT LỚP 4, 5 - Ca ngợi vẻ đẹp kỳ vĩ của công trình, sức mạnh của người đang chinh phục dòng sông và sự gắn bó, hoà quyện giữa con người với thiên nhiên. Ví dụ 3. CHUYỆN CỔ TÍCH VỀ LOÀI NGƯỜI (Tập đọc – Lớp 4) A. MỤC TIÊU - Đọc lưu loát toàn bài: đọc đúng các từ ngữ do ảnh hưởng của cách phát âm địa phương, biết đọc diễn cảm bài thơ với giọng kể chậm, dàn trải, dịu dàng, chậm hơn ở câu thơ kết bài; - Hiểu ý nghĩa của bài thơ: mọi vật được sinh ra trên trái đất này là vì con người, vì trẻ em. Hãy dành cho trẻ em mọi điều tốt đẹp nhất; - Học thuộc lòng bài thơ B. CÁC KỸ NĂNG GIAO TIẾP ĐƯỢC SỬ DỤNG TRONG BÀI - Trao đổi - Trình bày suy nghĩ, ý tưởng, cảm nhận của bản thân về ý nghĩa của bài thơ C. PHƯƠNG PHÁP DẠY - Học theo nhóm - Viết sáng tạo - Động não D. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC - Tranh minh hoạ bài học trong sách giáo khoa - Bảng giấy( hoặc bảng phụ) viết sẵn câu, đoạn văn cần hướng dẫn học sinh luyện đọc E. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC HOẠT ĐỘNG GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG HỌC SINH A. Kiểm tra bài cũ: Gọi 1 học sinh đọc truyện “ Bốn anh tài”, trả lời các câu hỏi về nội dung truyện B. Dạy bài mới 1. Khám phá - Giáo viên giới thiệu bài mới SÁNG KIẾN KINH NGHIÊM NĂM 2013-2014 MỘT VÀI BIỆN PHÁP RÈN KĨ NĂNG GIAO TIẾP CHO HỌC SINH THÔNG QUA MÔN TIẾNG VIỆT LỚP 4, 5 - Học sinh suy nghĩ, kể ngắn gọn về câu chuyện của loài người Nội dung 1: Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài a. Luyện đọc Sử dụng kỹ thuật động não; Kỹ năng trình bày H? Theo em, chúng ta có thể đọc bài thơ với giọng điệu như thế nào? - Giọng kể chậm, dàn trải, dịu dàng chậm hơn ở câu kết bài - HS suy nghĩ, trình bày - Cho học sinh xung phong đọc (2-3 - Nhấn giọng những từ ngữ: trước nhất, toàn là, sáng lắm, tình yêu, lời ru, biết em đọc) ngoan, biết nghĩ… - Học sinh nhận xét giọng đọc của các bạn, học sinh luyện đọc theo cặp, 1-2 học sinh đọc cả bài - Giáo viên sửa lỗi phát âm, cách đọc, cách ngắt nhịp đúng - Giáo viên đọc diễn cảm toàn bài. 2. Kết nối. b. Tìm hiểu bài: Sử dụng kỹ thuật hoạt động nhóm: Chia lớp thành nhóm nhỏ, 3- 5 nhóm Trả lời câu hỏi trước lớp. Giáo viên điều khiển lớp đối thoại, nhận xét và tổng kết. H? Trong câu chuyện cổ tích này, ai là - Trẻ em được sinh ra đầu tiên trên trái đất, trái đất lúc đó chỉ toàn trẻ con, người được sinh ra đầu tiên? cảnh vật trống vắng, trần trụi, không dáng cây ngọn cỏ H? Cuộc sống trên trái đất dần dần - Sau khi trẻ xuất hiện, trái đất dần dần được thay đổi, thay đổi là vì ai? được thay đổi: + Xuất hiện mặt trời để trẻ nhìn rõ + Có mẹ để yêu thương, chăm sóc bế bồng, tình yêu và lời ru + Có bố để giúp trẻ hiểu biết, bảo cho trẻ ngoan, dạy trẻ biết nghĩ. SÁNG KIẾN KINH NGHIÊM NĂM 2013-2014 MỘT VÀI BIỆN PHÁP RÈN KĨ NĂNG GIAO TIẾP CHO HỌC SINH THÔNG QUA MÔN TIẾNG VIỆT LỚP 4, 5 + Có thầy giáo để dạy trẻ học =>Thể hiện tình cảm yêu mến trẻ em, ca ngợi trẻ em , thể hiện tình cảm trân trọng của người lớn dành cho trẻ. Mọi sự thay đổi trên thế giới đều vì trẻ em. H? Cảm nhận của em về bài thơ? HS tự bộc lộ. - Trẻ em cần cố gắng học hành, đền *. Giáo viên chú ý điều chỉnh tác đáp tình yêu thương, chăm sóc dạy dỗ phong, ngôn ngữ trình bày, giọng của người khác điệu, nội dung vấn đề trình bày cho học sinh. c. Hướng dẫn đọc diễn cảm và hệ thống lại bài thơ - HS thi đọc diễn cảm trước lớp 3. Vận dụng - Sưu tầm chuyện kể về sự tích loài người - Tìm hiểu thơ Xuân Quỳnh III. Kết quả Khảo sát khả năng giao tiếp của các em qua giờ tiếng việt tích hợp, tôi thu được kết quả như sau: Khả năng Số học sinh Tỉ lệ (%) Giao tiếp tốt 15 60 Tạm được 10 40 Chưa được 0 0 Rõ ràng kết quả đã phản ánh được hiệu quả giao tiếp của học sinh qua tiến trình giảng dạy có sự chú trọng rèn luyện kỹ năng giao tiếp cho học sinh….. IV. Bài học kinh nghiệm. Thông qua thực tiễn dạy - học của bản thân. Tôi đã thấy việc thực hiện “Một vài biện pháp rèn kĩ năng giao tiếp cho học sinh” của tôi đạt được một số kết quả đáng mừng. Dù tôi biết đó chỉ là một đúc rút nhỏ trong vô vàn đúc rút kinh nghiệm của các anh chị, bạn bè đồng nghiệp. Tuy thế, từ thực tế vận dụng tôi thấy để rèn kĩ năng giao tiếp cho học sinh người giáo viên phải: Một là: Sáng tạo, chủ động trong từng bài dạy; Hai là: Quan tâm đến kĩ năng nghe-nói-đọc-viết của học sinh trong từng bài, từng phần của bài học; SÁNG KIẾN KINH NGHIÊM NĂM 2013-2014
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu xem nhiều nhất