Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo án - Bài giảng Giáo án điện tử Một số vấn đề lý thuyết của địa chính trị (lý luận cơ bản và thực tiễn việt nam)...

Tài liệu Một số vấn đề lý thuyết của địa chính trị (lý luận cơ bản và thực tiễn việt nam)

.PDF
404
425
114

Mô tả:

LƯƠNG VĂN KẾ mét sè vÊn ®Ò lý thuyÕt cña §ÞA CHÝNH TRÞ (Lý LUËN C¥ B¶N Vµ THùC TIÔN VIÖT NAM) NHµ XUÊT B¶N §¹I HäC QuèC GIA Hµ NéI 2 ĐỊA CHÍNH TRỊ: LÝ LUẬN CƠ BẢN V THỰC TIỄN VIỆT NAM CÁC CNG TÁC VIÊN CHÍNH: Thiu t ng, PGS.TS. Thiu t ng, PGS.TS. Đi s ThS. Phm Ngc Trung Lê Vn Cơng Nguy!n Trung Nguy!n Thu H#ng Mục lục 3 MỤC LỤC DẪN NHẬP ................................................................................................ 7 PHN TH NHT NHNG VN Đ LÝ LUN C BN CA ĐA CHÍNH TR Chương I TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VỀ LÝ LUẬN, ĐỊA CHÍNH TRỊ 1. Nghiên cứu ngoài nước.................................................................... 15 2. Nghiên cứu trong nước .................................................................... 35 Chương II QUÁ TRÌNH HÌNH THNH V PHÁT TRIỂN CỦA LÝ THUYẾT ĐỊA CHÍNH TRỊ 1. Khái niệm “địa chính trị” và các khái niệm liên quan ...................... 39 2. Khởi nguồn của khoa học địa chính trị ............................................ 50 3. Một số khái niệm quan trọng khác của địa chính trị........................ 63 4. Mục đích của địa chính trị ................................................................ 75 5. Phương pháp của địa chính trị......................................................... 76 Chương III CÁC HỌC THUYẾT ĐỊA CHÍNH TRỊ SAU CHIẾN TRANH THẾ GIỚI II (1945) 1. Địa chính trị Pháp ............................................................................ 83 2. Địa chính trị Đức .............................................................................. 91 3. Địa chính trị Anh-Mỹ ........................................................................ 95 4. Địa chính trị Xô viết và Chiến lược hải quân của nguyên soái Sergei Gorshkov ................................................ 104 5. Lý thuyết địa chính trị Trung Quốc ................................................ 109 4 ĐỊA CHÍNH TRỊ: LÝ LUẬN CƠ BẢN V THỰC TIỄN VIỆT NAM Chương IV NHỮNG NỀN TẢNG ĐỊA LÝ V CHÍNH TRỊ CỦA ĐỊA CHÍNH TRị 1. Vai trò của lãnh thổ........................................................................ 113 2. Vai trò của biển.............................................................................. 120 3. Vai trò của khoảng không.............................................................. 122 4. Vai trò của tài nguyên thiên nhiên ................................................. 125 5. Nền tảng chính trị - pháp lý của địa chính trị................................. 128 5.1. Cơ sở hiến pháp và pháp luật ................................................ 128 5.2. Các yếu tố địa chính trị cấu thành quốc gia .......................... 130 5.3. Bản chất chính trị của quốc gia ............................................. 134 5.4. Nền tảng lịch sử và văn hoá của địa chính trị ....................... 137 5.5. Chủ thể quốc gia như là điểm giao kết giữa địa lý và chính trị ..... 139 Chương V SỨC MẠNH TỔNG HỢP QUỐC GIA 1. Khái niệm và các yếu tố cấu thành sức mạnh tổng hợp quốc gia....... 147 1.1. Khái niệm sức mạnh tổng hợp quốc gia ................................ 147 1.2. Các yếu tố cấu thành sức mạnh tổng hợp quốc gia .............. 149 1.3. Sức mạnh mềm của quốc gia ................................................ 158 2. Quy tắc sử dụng sức mạnh quốc gia ............................................. 166 2.1. Sức mạnh quốc gia trong quan hệ quốc tế ........................... 166 2.2. Các quy tắc lớn sử dụng sức mạnh quốc gia ........................ 170 2.3. Phương pháp xác định sức mạnh tổng hợp quốc gia ............ 177 2.4. Nhận xét về các yếu tố và các phương trình sức mạnh quốc gia ............................... 191 3. Nghiên cứu kinh nghiệm: Xung đột tài nguyên ở Tiểu vùng sông Mê Kông ........................................................... 194 Mục lục 5 Chương VI CỤC DIỆN ĐỊA CHÍNH TRỊ THẾ GIỚI HIỆN NAY 1. Các yếu tố cơ bản tác động đến cục diện địa chính trị thế giới và khu vực ..................................................... 203 2. Chuyển biến địa chính trị thế giới đầu thế kỷ XXI ......................... 207 2.1. Điều chỉnh chiến lược toàn cầu của Mỹ................................. 211 2.2. Chiến lược của Trung Quốc................................................... 218 2.3. Điều chỉnh chiến lược của Nga .............................................. 225 2.4. Nhật Bản ................................................................................ 229 PHN TH HAI TH C TI!N ĐA CHÍNH TR CA VI"T NAM HI"N NAY Chương VII NỀN TẢNG ĐỊA LÝ CỦA ĐỊA CHÍNH TRỊ VIỆT NAM 1. Cấu hình đặc biệt của lãnh thổ Việt Nam...................................... 240 1.1. Vị trí lãnh thổ .......................................................................... 240 1.2. Hình thể lãnh thổ ................................................................... 243 2. Đặc điểm địa hình, địa mạo và tài nguyên của Việt Nam ............. 247 3. Đặc điểm dân cư trên lãnh thổ Việt Nam ...................................... 255 3.1. Việt Nam là quốc gia đa dân tộc có một dân tộc vượt trội ..... 255 3.2. Việt Nam có cấu trúc và chất lượng dân số không cao ......... 258 Chương VIII ĐẶC ĐIỂM ĐỊA CHÍNH TRỊ BÊN TRONG CỦA VIỆT NAM 1. Quá trình biến đổi lãnh thổ và địa chính trị của Việt Nam ............ 261 1.1. Lịch sử mở mang lãnh thổ ..................................................... 261 1.2. Chính sách quản lý biên giới và lãnh thổ trong lịch sử .......... 263 1.3. Quản lý lãnh thổ Việt Nam từ năm 1975 ............................... 267 2. Đặc điểm địa chính trị của khu vực lãnh thổ và đường biên giới của Việt Nam .................................................. 273 6 ĐỊA CHÍNH TRỊ: LÝ LUẬN CƠ BẢN V THỰC TIỄN VIỆT NAM 2.1. Cơ sở pháp lý và chính trị quốc tế ......................................... 273 2.2. Đặc điểm địa kinh tế biển Việt Nam ...................................... 284 2.3. Đặc điểm địa chính trị (quốc phòng - an ninh) của biển Việt Nam ................................................................. 290 2.4. Biển Đông: Vai trò địa chiến lược .......................................... 292 Chương IX ĐẶC ĐIỂM ĐỊA CHÍNH TRỊ TRONG QUAN HỆ QUỐC TẾ CỦA VIỆT NAM 1. Liên kết song phương của Việt Nam từ góc nhìn địa chính trị ...... 323 2. Đặc điểm địa chính trị của quan hệ song phương Việt Nam - Trung Quốc hiện nay ....... 338 2.1. Quan hệ bất cân xứng truyền thống ...................................... 338 2.2. Quan hệ hòa bình, hữu nghị song hành với đấu tranh thôn tính và chống thôn tính ................................................................. 346 2.3. Đặc điểm quan hệ Việt Nam - Trung Quốc ngày nay ........... 354 Chương X SỨC MẠNH TỔNG HỢP QUỐC GIA CỦA VIỆT NAM 1. Định lượng sức mạnh tổng hợp quốc gia của Việt Nam ................ 371 2. Giải pháp chiến lược toàn diện nâng cao sức mạnh tổng hợp quốc gia của Việt Nam .................. 378 2.1. Chiến lược tổng quát.............................................................. 378 2.2. Chiến lược đổi mới hệ thống chính trị .................................... 379 2.3. Chiến lược chuyển đổi cơ cấu kinh tế ................................... 381 2.4 Chiến lược phát triển văn hoá, cải cách giáo dục - đào tạo và khoa học công nghệ ............. 383 2.5. Chiến lược an ninh - quốc phòng và chiến lược đối ngoại .... 384 KẾT LUẬN............................................................................................... 389 TI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................. 393 DẪN NHẬP Công trình chuyên khảo này được biên soạn trên cơ sở kết quả nghiên cứu của đề tài trọng điểm mang tên Lý thuyết địa chính trị và địa chính trị của Việt Nam hiện nay của Đại học Quốc gia Hà Nội (20112013) do tác giả chủ trì. Việc triển khai đề tài là nhằm đáp ứng được một phần quan trọng nhu cầu bức thiết của tình hình nghiên cứu hiện nay ở Việt Nam trên lĩnh vực quan hệ quốc tế và địa chính trị, phù hợp với định hướng xây dựng đại học nghiên cứu đẳng cấp quốc tế của Đại học Quốc gia Hà Nội. Tầm quan trọng của khoa học Địa chính trị về mặt lý luận chỉ hiện trên những khía cạnh then chốt sau đây. Thế giới đang trong cao trào của toàn cầu hóa, nhưng các quốc gia – bất kể đó là nước nhỏ yếu hay cường quốc, các nước đã phát triển hay các nước đang phát triển – đều đứng trước vô vàn thách thức, trong đó thách thức về phát triển và về an ninh là quan trọng nhất. Cơ may tồn tại và phát triển của các dân tộc vẫn phụ thuộc vào nguồn lực tự nhiên mà đất đai và lãnh thổ quốc gia cùng với trí tuệ và phẩm chất của giới tinh hoa (bao gồm chủ yếu các chính trị gia, thương gia, trí thức). Mối tương tác giữa các lực lượng trên thế giới vì quyền lợi quốc gia đưa đến hệ quả là trật tự thế giới – nói đúng ra là trật tự quyền lực thế giới – ra đời. Trong hoàn cảnh hiện nay, sự được mất, thắng thua không chỉ phụ thuộc vào nội lực quốc gia, mà cũng lệ thuộc vào vị thế địa chính trị của quốc gia thông qua lựa chọn chiến lược sử dụng không gian lãnh thổ và chiến lược liên kết – liên minh quốc tế tạo thành sức mạnh tổng hợp quốc gia. Đứng trước tình hình quốc tế vô cùng phức tạp, ẩn chứa nhiều nguy cơ của thời đại toàn cầu hóa và cạnh tranh toàn diện, giới học 8 ĐỊA CHÍNH TRỊ: LÝ LUẬN CƠ BẢN V THỰC TIỄN VIỆT NAM giả về quan hệ quốc tế và nghiên cứu chiến lược ở các nước phát triển luôn suy nghĩ, xây dựng các lý thuyết quan hệ quốc tế và sức mạnh nhằm giúp cho giới lãnh đạo chính trị nắm vận mệnh quốc gia có được một thứ vũ khí trí tuệ lợi hại trong hoạch định đường lối, chính sách có lợi nhất cho quốc gia của mình. Thứ vũ khí lợi hại mà giới học giả có thể cung cấp là sự phân tích các lợi thế và bất lợi về không gian địa lý của nước mình trong tương quan với các nước khác ở khu vực và toàn cầu. Từ đó đề xuất các chiến lược cạnh tranh quốc gia, làm cho nước mình trở thành một cường quốc có lợi thế nhất để chế ngự cục diện chính trị và kinh tế quốc tế, ít nhất thì cũng giúp cho đất nước không rơi vào thế bị động chiến lược. Thiên tàn quân sự nước Pháp Napoleon Bonaparte đã từng nói: Chính sách của quốc gia là do địa lý của nó quyết định. Như vậy, đối với giới nghiên cứu quan hệ quốc tế và chiến lược, đề tài cung cấp hệ thống các quan điểm đa dạng trong lý thuyết địa chính trị cho các cơ quan nghiên cứu và học giả trên các lĩnh vực quan hệ quốc tế, chính trị và an ninh quốc tế, khoa học quốc phòng, kinh tế quốc tế và kinh tế vùng. Về ý nghĩa thực tiễn về khoa hoc Địa chính trị, người ta thấy rằng hầu như khắp các khu vực của thế giới đã và đang diễn ra không ngừng các cuộc tranh chấp lãnh thổ, cả trên đất liền và trên các vùng biển; quyền kiểm soát các tuyến giao thông quốc tế trên biển, tranh chấp chủ quyền các vùng đất vốn vô chủ hoặc chủ quyền mơ hồ (khu vực Trung Đông, Caucasus, Biển Đông, Biển Hoa Đông, Caspian, Bắc Cực, Nam Cực, không gian vũ trụ) và các vấn đề đạn đạo, hạt nhân (Bắc Triều Tiên, Iran), chủ nghĩa khủng bố (tổ chức Al Qaeda, Taliban v.v…). Tất cả đã phơi bày một sự thật hiển nhiên là, cho dù nhân loại đã hết sức cố gắng kiềm chế và sẵn lòng thoả hiệp trên nhiều phương diện lợi ích, nhưng vấn đề chủ quyền lãnh thổ, nỗi lo thiếu hụt tài nguyên mà đất đai đem lại… nghĩa là toàn bộ không gian sống của các dân tộc không dễ gì có thể thoả hiệp được. Do đó, sự nổi lên trở lại của nghiên cứu địa chính trị (Geopolitics/ Geopo) là điều tất yếu. Việt Nam nằm ở một vị trí then chốt về địa chính trị trong khu vực Châu Á – Thái Bình Dương, vì đất nước ta là điểm giao của các Dẫn nhập 9 khu vực Đại chiến lược: Đông Á với Trung Quốc là hạt nhân, khối Đông Nam Á – ASEAN, Nam Á với Ấn Độ là trung tâm, liên bang xuyên lục địa Á-Âu – Liên bang Nga, và phương Tây bao gồm Tây Âu và Bắc Mỹ. Hạt nhân của các khu vực địa chiến lược đều là các cường quốc có khả năng can dự vào trật tự quyền lực toàn cầu. Từ lăng kính của lợi ích địa chiến lược của Việt Nam, ở đây có thể nêu ra 6 thế lực địa chính trị tương tác (hợp tác và cạnh tranh) với nhau nhưng không thể thiếu vai trò địa chiến lược của Việt Nam: Trung Quốc, Nga, Mỹ/NATO, Nhật Bản, Ấn Độ, ASEAN (xem hình H8). Ngoài sự hợp tác với nhau ra, thì cuộc cạnh tranh giữa các thế lực địa chiến lược toàn cầu đó đang ngày càng nóng lên. Mối quan hệ khi ấm khi lạnh của nước ta với người láng giềng khổng lồ phương Bắc đã và đang đặt ra nhiều thách thức địa chính trị hết sức nghiêm trọng mà chúng ta không thể né tránh. Điều đó đòi hỏi chúng ta phải có hiểu biết khoa học, đầy đủ về mối quan hệ tương tác giữa địa lý và chính trị, giữa vị trí trong không gian tự nhiên và vị trí trong không gian quan hệ quốc tế. Trên cơ sở nhận thức đúng đắn về tình thế hiện nay của đất nước, chúng ta mới có thể hoạch định một đường lối đối ngoại, liên minh liên kết trên cơ sở các tương quan địa chiến lược khu vực và toàn cầu thì mới có thể hoá giải thành công các nguy cơ và tạo bước đột phá cho sự phát triển của dân tộc cả về lâu dài và trước mắt. Tuy nhiên, điều đáng tiếc là ở Việt Nam cho đến nay chưa có một công trình nào tiến hành phân tích các lý thuyết địa chính trị nói chung và đặc điểm địa chính trị của đất nước ta nói riêng. Do đó, việc triển khai đề tài trọng điểm Lý thuyết địa chính trị và địa chính trị của Việt Nam hiện nay là hết sức cần thiết. Đối tượng nghiên cứu của đề tài gồm ba bộ phận chủ yếu: (1) Các hệ thống lý thuyết địa chính trị trên thế giới; (2) Quan hệ quốc tế của một số khu vực địa chiến lược trên thế giới; (3) Các đặc điểm địa chính trị và mạng lưới quan hệ quốc tế của Việt Nam. Nhưng do hạn chế về quy mô và nguồn lực của đề tài, đề tài này chỉ tập trong vào một phạm vi hẹp hơn, khả thi hơn cả về không gian và thời gian: (1) Các hệ thống lý thuyết địa chính trị hiện đại có ảnh hưởng quan trọng trên thế giới (từ Chiến tranh thế giới II); (2) Quan hệ địa chiến lược giữa một số cường quốc và tổ chức khu vực then chốt trên thế 10 ĐỊA CHÍNH TRỊ: LÝ LUẬN CƠ BẢN V THỰC TIỄN VIỆT NAM giới hiện nay; (3) Các đặc điểm địa chính trị của lãnh thổ Việt Nam và quan hệ địa chiến lược của Việt Nam với các cường quốc và các nước làng giềng hiện nay (sau 1975). - Mục tiêu nghiên cứu tổng quát: Phân tích và đánh giá các lý thuyết địa chính trị hiện đại trên thế giới, rút ra những quy luật địa chính trị trong xây dựng sức mạnh tổng hợp quốc gia, trên cơ sở đó vận dụng các tri thức địa chính trị vào phân tích đặc điểm địa chính trị của Việt Nam hiện nay và đề xuất các giải pháp chính sách để phát triển sức mạnh tổng hợp quốc gia của Việt Nam, khai thác lợi thế và tăng cường vị thế địa chính trị của Việt Nam ở khu vực Châu Á-Thái Bình Dương và trên thế giới. Nhiệm vụ cụ thể: (1) Làm rõ quá trình phát triển của khoa học địa chính trị; có đánh giá xác đáng những ưu điểm và nhược điểm của các lý thuyết địa chính trị trên thế giới; làm rõ một số vấn đề cơ bản của lý luận địa chính trị như vấn đề sức mạnh quốc gia và cạnh tranh quốc gia, các đặc điểm địa chính trị của các kiểu quan hệ quốc tế v.v… (2) Làm rõ các đặc điểm địa chính trị chủ yếu của Việt Nam và sự chi phối của chúng đối với mạng lưới quan hệ quốc tế của Việt Nam, những thách thức địa chiến lược mà Việt Nam đang phải đối mặt. (3) Đề xuất được các giải pháp chính sách để phát triển sức mạnh tổng hợp quốc gia của Việt Nam, nhằm tăng cường vị thế địa chính trị của Việt Nam trong khu vực Châu Á-Thái Bình Dương và thế giới. Để đạt được 3 mục tiêu trên, đề tài thực hiện các nhiệm vụ nghiên cứu sau đây: - Hệ thống hoá, so sánh các học thuyết địa chính trị (Geopolitical Discurse) cả về chiều lịch đại lẫn đồng đại để thấy được ưu điểm và hạn chế của các học thuyết đó; - Đề xuất một số khái niệm địa chính trị quan trọng làm nền tảng cho phân tích hệ vấn đề nêu ra trong đề tài; - Vận dụng các nguyên lý lý thuyết của địa chính trị vào phân tích các đặc điểm của địa chính trị Việt Nam như là một thực thể Dẫn nhập 11 khách quan cả trên bình diện lịch sử và hiện tại, làm rõ được những thách thức; Căn cứ vào những điều kiện Địa chính trị bên trong và bên ngoài của Việt Nam, đề xuất hệ thống giải pháp tổng thể nâng cao sức mạnh tổng hợp quốc gia, giúp Việt Nam có thể nhanh chóng thoát khỏi tình thế bế tắc địa chiến lược hiện nay trong quan hệ với các cường quốc, đặc biệt trong quan hệ với Trung Quốc. Do là công trình lý luận đề cập nhiều vấn đề hết sức quan trọng và nhạy cảm, năng lực của người nghiên cứu có hạn, nên công trình chắc chắn còn nhiều thiếu sót, rất mong các nhà nghiên cứu, anh chị em sinh viên, nghiên cứu sinh chỉ giáo. - Nội dung nghiên cứu của đề tài: Địa chính trị là bộ môn khoa học chính trị nghiên cứu sự tương tác giữa các hiện tượng chính trị và địa lý, đặc biệt là về quan hệ giữa các quốc gia trên cơ sở các nhân tố địa lý. Trên cơ sở đúc kết lịch sử nghiên cứu vấn đề, các mục tiêu tổng quát và cụ thể vừa nêu. Nội dung đề tài sẽ tiến hành phân tích các vấn đề chủ yếu sau đây: Phần thứ nhất: Những vấn đề lý luận cơ bản của địa chính trị - Quá trình hình thành và phát triển của lý thuyết địa chính trị - Những nền tảng địa lý và chính trị của địa chính trị - Những vấn đề cơ bản của lý luận địa chính trị Phần thứ hai: Thực tiễn địa chính trị của Việt Nam hiện nay - Đặc điểm cục diện địa chính trị thế giới và khu vực Châu Á – Thái Bình Dương sau Chiến tranh Lạnh ảnh hưởng đến Việt Nam - Đặc điểm địa chính trị của Việt Nam với tư cách chủ thể quốc gia - Nền tảng địa lý đối với địa chính trị của Việt Nam - Những giải pháp chính sách nâng cao sức mạnh tổng hợp quốc gia và vị thế quốc tế của Việt Nam Tác giả xin trân trọng cảm ơn. Lương Văn Kế 12 ĐỊA CHÍNH TRỊ: LÝ LUẬN CƠ BẢN V THỰC TIỄN VIỆT NAM PHẦN THỨ NHẤT NH÷NG VÊN §Ò Lý LUËN C¥ B¶N CñA §ÞA CHÝNH TRÞ 14 ĐỊA CHÍNH TRỊ: LÝ LUẬN CƠ BẢN V THỰC TIỄN VIỆT NAM Chương I: Tổng quan tình hình nghiên cứu về lý luận,… 15 Chương I Tæng quan t×nh h×nh nghiªn cøu vÒ lý luËn, §Þa chÝnh trÞ 1. Nghiên cứu ngoài nước Lịch sử lý thuyết địa chính trị vốn ra đời từ rất sớm ở cả phương Đông lẫn phương Tây. Ở phương Đông, Tôn Tử (tức Tôn Vũ, Trung Quốc) được xem là thiên tài khoa học quân sự và địa chính trị đầu tiên với tác phẩm bất hủ Binh pháp Tôn Tử. Binh pháp Ngô Tôn Tử là sách chiến lược chiến thuật được soạn thảo vào năm 512 TCN thời Xuân thu như là kế sách sử dụng các yếu tố địa lý không gian để dâng lên Ngô Vương Hạp Lư trong sự nghiệp bình thiên hạ. Nó không chỉ đặt nền móng cho binh học truyền thống, mà còn sáng tạo nên một hệ thống lý luận quân sự hoàn chỉnh đầu tiên trong lịch sử nhân loại. Bởi vậy, Binh pháp Tôn Tử được tôn xưng là Tuyệt tác binh thư hàng đầu của thế giới cổ đại. Binh pháp Tôn Tử có tầm ảnh hưởng quốc tế to lớn. Trong thời hiện đại, những chính khách lớn như Mao Trạch Đông, Đặng Tiểu Bình đều đã đưa ra những tư tưởng địa chính trị nổi tiếng như lấy nông thôn bao vây thành thị, thế giới chia ba (của Mao Trạch Đông), Đông-Tây Nam-Bắc và Hòa bình phát triển (của Đặng Tiểu Bình). Ngoài ra, trong giới học thuật, đặc biệt từ thập niên 80 trở lại đây đã xuất hiện nhiều lý thuyết địa chính trị. Vào thập niên 80, nhà nghiên cứu địa lý nhân văn Lý Húc Đán đã viết cuốn Địa lý học chính trị, cho rằng địa lý chính trị là môn khoa học nghiên cứu phân bố địa lý của các hoạt động chính trị trên lãnh thổ quốc gia hoặc giữa các quốc gia. Giáo sư Bào Giác Dân viết một loạt công trình như: Mấy vấn đề nghiên cứu địa lý chính trị, Các luận văn về địa lý nhân văn, Lý luận và thực tiễn địa lý học nhân văn. Năm 1991, Giáo sư Trương Văn Khuê viết cuốn chuyên khảo Địa lý học chính trị với những phân tích sâu sắc về các trường phái địa chính trị trên thế giới, đặt nền móng cho các 16 ĐỊA CHÍNH TRỊ: LÝ LUẬN CƠ BẢN V THỰC TIỄN VIỆT NAM nghiên cứu sau này về địa chính trị ở Trung Quốc. Vương Chính Nghị của Đại học Nam Khai năm 1993 viết sách Địa lý học chính trị hiện đại, đưa ra các khái niệm khu vực chính trị, phân tích tĩnh về địa lý không gian và quan hệ không gian với chính trị của quốc gia. Cũng trong năm đó, Vương Quốc Lương công bố sách Địa lý chính trị thế giới, phân tích sâu sắc cục diện chính trị thế giới và những biến đổi của nó, phân tích quá trình và quy luật hưng vong của các cường quốc. Thẩm Vĩ Liệt đã cho ra đời sách Địa lý quân sự thế giới với 14 chương, 2 tập, bàn về mọi khía cạnh địa lý liên quan đến quân sự và chiến tranh. Vương Ân Vịnh và Lý Quí Tài công bố một loạt công trình về địa lý chính trị và địa chính trị, trong đó có các sách: Hình thái chiến lược Trung Quốc nhìn từ góc độ địa chính trị, Xu thế phát triển của hợp tác kinh tế Châu Á-Thái Bình Dương. Năm 1999, Vương Ân Vịnh cùng tập thể tác giả viết công trình xuất sắc Địa lý học chính trị, phân tích nhiều phương diện cơ bản của môn địa lý chính trị và địa chính trị, hệ thống hóa các thành tựu nghiên cứu địa chính trị của Trung Quốc. Năm 2003 xuất hiện công trình tập hợp lớn Thế giới, nước Mỹ và Trung Quốc – Nghiên cứu lý luận về quan hệ quốc tế và chiến lược quốc tế của tập thể tác giả dưới sự chủ biên của Sở Thụ Long và Cảnh Tần (Nxb Đại học Thanh Hoa, Bắc Kinh). Trong công trình đồ sộ về chính trị quốc tế này, các vấn đề lý thuyết địa chính trị chiếm một vị trí quan trọng với nhiều bài viết rất sâu sắc, đặc biệt là về cuộc cạnh tranh giữa “siêu cường đang lên” Trung Quốc và “siêu cường đi xuống” là Mỹ. Ở phương Tây, tư tưởng về không gian địa chính trị gắn liền với khái niệm “Topos” (đồ hình) trong tiếng Hy Lạp cổ. Các nhà địa lý chính trị cổ đại Hy Lạp nổi tiếng nhất là Herodotus và Hypocrates. Nhà chính trị N. Machiavelli (1469-1527) người Italia đã cho ra đời nhiều công trình về chính trị học, trong đó nổi bật là tác phẩm bất hủ Quân vương (The Prince). Trong tác phẩm luận bàn về thuật trị nước nổi tiếng ấy, ông nêu rõ: “Quân vương phải nắm được các loại địa hình, phải nhớ được các sườn núi, thung lũng, đồng bằng, các dòng sông và đầm lầy; và phải bỏ phần lớn thời gian của mình để tìm hiểu những điều ấy”. Nhà triết học Thomas Hobbes (Anh quốc) trong tác phẩm bất hủ Leviathan thì cho rằng không gian ba chiều Euclid là một chuẩn mực (kanonic) đối với tư duy chính trị, nhà nước và không gian chính trị. Montesquieu Chương I: Tổng quan tình hình nghiên cứu về lý luận,… 17 trong tác phẩm bất hủ Bàn về tinh thần pháp luật (De L’Esprit des Lois) đã đánh giá cao đặc biệt vai trò của không gian địa lý: khí hậu và cảnh quan là những điều kiện tự nhiên phản ánh vào trong tinh thần luật pháp của người lập pháp. Ông đã nêu ra những điều kiện về quy mô quốc gia (quy mô diện tích) để một nước có được an ninh. Ông còn viết rất cụ thể ở chương 6 bàn Về lực lượng phòng thủ của các quốc gia nói chung… Tư tưởng địa chính trị của Montesquieu có ảnh hưởng mạnh mẽ không chỉ đối với giới chính khách và học giả Châu Âu, mà còn có ảnh hưởng to lớn đến tư tưởng của các nhà soạn thảo Hiến pháp Hoa Kỳ năm 1787 trong các luận văn của Th. Jefferson (Notes on the State of Virginia). Nhà lý luận về quân sự và chiến tranh người Đức Carl von Clausewitz (1780-1831) trong tác phẩm Bàn về chiến tranh (Vom Kriege) cũng đã chú ý tới tầm quan trọng của địa hình cho cả việc tấn công và phòng thủ. Ông nhấn mạnh “sự hỗ trợ của địa hình nơi giao chiến”, thảo luận những vấn đề về không gian như là điều kiện tiên quyết cho sự thành công của cuộc “chiến tranh nhân dân” chiến tranh có thể nổ ra ngay trong trung tâm của đất nước đó, nơi chiến tranh được bao bọc bởi một phần lớn đất nước đó, những khó khăn và sự huỷ diệt hoàn cảnh tự nhiên của đất nước đó. Nhưng phải đợi đến cuối thế kỷ XIX thì các lý thuyết kinh điển về địa chính trị ở phương Tây mới chào đời. Đó là nhờ bước đột phá về kỹ thuật vẽ bản đồ ở châu Âu. Sự chính xác trong kỹ thuật vẽ bản đồ mới đã tạo ra một cảm nhận về sự kình địch và chủ nghĩa đế quốc. Các đường biên giới lãnh thổ trên các bản đồ được vẽ theo lăng kính lợi ích của từng cường quốc thực dân tỏ ra mâu thuẫn nhau và đó chính là “những dấu hiệu của chiến tranh’. Một số nhà nghiên cứu địa lý chính trị, như James Bryce (Anh quốc), trong công trình Impressions of South Africa (1897) đã bày tỏ sự phản đối cuộc chiến thuộc địa của Anh quốc ở Nam Phi và đã dự cảm về sự mở đầu của một tiến trình phân chia lại thế giới, ”đại gia đình của nhân loại” sẽ chuyển từ sự hỗn loạn theo phỏng đoán trở thành vũ trụ khoa học. Nhà địa lý vô chính phủ người Nga Peter Kropotkin đã viết rằng, không thể hiểu được địa lý nhân văn mà con người bị loại trừ, nghiên cứu thiên nhiên mà không có sự nghiên cứu con người là một bài tập vô dụng. 18 ĐỊA CHÍNH TRỊ: LÝ LUẬN CƠ BẢN V THỰC TIỄN VIỆT NAM Các công trình tiếp theo mang tư tưởng địa chính trị được viết bởi Carl Schmitt (Đức). Trong các công trình của mình, C. Schmitt đã phát triển khái niệm Topo về định hướng không gian trong tư tưởng và hành động chính trị. Luận đề chủ chốt của ông là, trật tự xã hội (Ordnung) và trật tự địa lý (Ortung) luôn trong thế hỗ tương, chính nhân tố trật tự không gian tạo ra kết quả cho trật tự xã hội; sự gặp gỡ giữa hai kiểu trật tự địa lý và trật tự xã hội tạo ra trật tự không gian xã hội (Raumordnung/ Nomos).1 Ông đã đưa vào tư tưởng về không gian một ý niệm về tuyến tính (Liniendenken) và phát triển rộng rãi ý niệm đó. Trong giai đoạn manh nha của địa chính trị, hai cái tên hay được nhắc đến là Friedrich Ratzel (1844-1904) người Đức và Rudolf Kjellén (1864-1922) người Thuỵ Điển. Cả hai ông đã có cống hiến to lớn trong việc hình thành môn khoa học mới này và tư tưởng của hai ông có nhiều nét tương đồng. Ratzel nỗ lực tìm kiếm các quy luật chung về mối quan hệ giữa đất đai và nhà nước. Tư tưởng Ratzel chú ý đến việc thể hiện địa lý nước Đức. Ratzel viết hai công trình chủ chốt mở đường cho địa chính trị Đức là: Quy luật tăng trưởng không gian của các quốc gia (1895) và Địa lý chính trị (1896). Ratzel xem Nhà nước là một “cơ quan dựa trên đất đai” (bodenstaendiger Oganismus), một tổ chức không chỉ tồn tại trong không gian địa lý mà còn là một phần cấu thành không gian ấy.2 Những đặc điểm quan trọng nhất liên quan đến thuộc tính không gian là những đặc điểm của Raum và Lage (không gian và vị trí), sự thành công của một nước phần lớn phụ thuộc vào sự tác động giữa hai cái đó. Trong khi đó, R. Kjellén (1864-1922) người Thuỵ Điển là người đầu tiên đưa ra thuật ngữ “Địa chính trị” (Geopolitik) vào năm 1916. Ông theo đuổi một lối tư duy hoàn toàn mới mẻ về những mối quan hệ quốc tế và về bản chất của nhà nước. Hai công trình chủ yếu của ông là Các cường quốc (Die Grossmaechte, 1914), và Nhà nước như 1 http://de.wikipedia.org/wiki/Nomos_(Carl_Schmitt). Thực ra tên gọi Nomos theo tiếng Hy Lạp cổ có hai nghĩa tuỳ theo trọng âm: Nomós = Tỉnh, Quận (Bezirk); Nómos = Quy luật, Điều luật (Gesetz). 2 Về 7 quy luật tăng trưởng không gian quốc gia mà Ratzel nêu ra, xem Lương Văn Kế: Thế giới đa chiều. Nxb Thế giới, Hà Nội, 2007, tr. 94-97. Chương I: Tổng quan tình hình nghiên cứu về lý luận,… 19 là một hình thái sống (Staten som Lifsform, 1916). Ngay lập tức cuốn sách thứ hai này đã được dịch sang tiếng Đức và xuất bản vào năm sau đó với tựa đề Der Staat als Lebensform (Kjellén, 1917). Nó đã từng được tái bản đến 16 lần trong vòng 22 năm. Trong tác phẩm nổi tiếng này, Kjllén đã xem nhà nước là một ”thực thể sống siêu cá nhân”. Ông đưa ra 5 tiểu hệ thống khác nhau cấu thành học thuyết về nhà nước của mình. Trong khoa địa chính trị, H. Mackinder (1861-1967) người Anh là một tên tuổi lớn, vì ông là người tiên phong của địa lý học mới ở nước Anh cuối thế kỷ XIX. Công trình Britain and the British Seas của ông xuất hiện đầu tiên và đã đặt nước Anh – một cường quốc thế giới – vào bối cảnh địa lý và địa chính trị của nó. Ngày 25 tháng 1 năm 1904, Mackinder đã trình bày một bản tham luận trước Hội Địa lý Hoàng gia với tiêu đề “The geographical pivot of history” (Mấu chốt địa lý của lịch sử). Trong bản tham luận đó Mackinder đã làm được điều mà Kjellén và Ratzel không làm được, đó là đưa ra một viễn cảnh địa chính trị cho phạm vi toàn thế giới. Luận đề cốt lõi của tham luận là lý thuyết về “Khu trung tâm” (Pivot Area), đề cập đến sự xuất hiện của cường quốc lục địa, một trong những yếu tố có ảnh hưởng quan trọng nhất đến sự phát triển của địa lý chính trị và địa chính trị trong cộng đồng các quốc gia nói tiếng Anh. Các tác phẩm nói trên cùng với loạt công trình khác tiếp theo của H. Mackinder đã có ảnh hưởng to lớn trong định hình một cái nhìn địa lý học đối với các vấn đề chính trị quốc tế và vấn đề quyền lực địa lý trong suốt hơn một thế kỷ nay. Ở Mỹ, người đầu tiên phân biệt rõ ràng giữa cường quốc biển và cường quốc lục địa và phân tích những vai trò khác nhau của chúng trong lịch sử thế giới là Alfred Thayer Mahan. Trong cuốn The Influence of Sea Power upon History (1890), với chương Dẫn luận mang tên “Elements of Sea Power, A. Mahan đã nghiên cứu khái quát về cuộc xung đột giữa hải quân Anh-Pháp. Cuốn sách đó trở thành một trong những cuốn có ảnh hưởng nhất trong địa chính trị. Nó trình bày học thuyết chung đầu tiên về cường quốc hải quân trong thời hiện đại. Theo Mahan, cường quốc hải quân “vừa là cái trừu 20 ĐỊA CHÍNH TRỊ: LÝ LUẬN CƠ BẢN V THỰC TIỄN VIỆT NAM tượng vừa là sự thật cụ thể” và đã bị các sử gia cùng các nhà khoa học chính trị lãng quên trong phân tích của họ về nền tảng của quyền lực. Mục đích của ông là để giành lại và nghiên cứu vai trò của cường quốc hải quân với ý định “làm nổi bật những lợi ích của biển”. Công trình này đã dẫn ông đi tới kết luận: sức mạnh hải quân là một yếu tố quan trọng nhất để lý giải sự thành công của các dân tộc. Ông đã đưa ra 6 điều kiện phát huy được sức mạnh biển của mỗi quốc gia. Ông cho rằng vị trí thuận lợi của Mỹ sẽ cho nước này cơ hội để vượt qua quyền lực tối cao của nước Anh và tin đó là yếu tố chủ đạo, do vậy bất kỳ ai là chủ nhân của các vùng biển đều làm chủ tình thế. Ở Đức, học giả nổi tiếng người Đức thập niên 1920-1930 là Otto Maull vào năm 1925 đã cho ra đời tác phẩm Địa lý chính trị (Politische Geographie). Trong đó ông tiếp tục đưa ra các quan niệm theo truyền thống của Ratzel nhưng cũng có những quan điểm mới. Ông đặc biệt nhấn mạnh vai trò của yếu tố văn hoá trong không gian, ông viết: “Không phải cảnh quan tự nhiên, mà mảnh đất vừa được tạo dựng lên bằng sự chung đúc của nhân loại văn hoá với đất đai mới là lãnh thổ quốc gia. Cảnh quan văn hoá đã mọc lên ở chính nơi cảnh quan tự nhiên. Các nhà nước … không chỉ được nhìn nhận trong sự phụ thuộc của chúng vào cảnh quan tự nhiên, mà chúng phải được nhìn nhận tổng hợp một cách hữu cơ từ lãnh thổ văn hóa và nhân loại văn hoá”. Đầu thập niên 1920, hai cha con Karl Haushofer và Alexander Haushofer người Đức đã sáng lập tạp chí Địa chính trị năm 1924 (Zeitschrift fuer Geopolitik). Karl Haushofer đã cho ra đời tạp chí bình luận về địa chính trị bằng tiếng Anh Periodical of the Society of Geography của Hiệp hội các nhà địa lý học Đức mà ông làm Tổng Thư ký. Ông đã viết hàng loạt tác phẩm về địa chính trị, trong đó có công trình Politische Erdkunde und Geopolitik (Khoa học Trái Đất về chính trị và địa chính trị, 1925), Nachschrift zu Otto Maull: Politische Geographie und Geopolitik (Lại nói về Otto Maull: Địa lý chính trị và địa chính trị, 1926) v.v… K. Haushofer (Haushofer cha) đã đưa ra khái niệm liên vùng toàn cầu (pan-region). Theo đó, giới địa chính trị Đức nhận thấy thế giới được phân chia thành các khối quốc gia liền lãnh thổ với nhau. Những khối liên kết quốc gia đó ra đời sau sự đổ vỡ hệ thống mậu dịch tự do do Anh lãnh đạo của thế kỷ XIX nhằm bảo hộ ưu thế của
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

thumb
Văn hóa anh mỹ...
200
20326
146