Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Một số nhận xét về công tác kế toán tại công ty cổ phần thép...

Tài liệu Một số nhận xét về công tác kế toán tại công ty cổ phần thép

.PDF
106
370
80

Mô tả:

Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: Dương Phương Thảo Phần I : KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN THÉP 1. 1 Quá trình hình thành và phát triển của Công ty 1.1.1 Tên và địa chỉ của Công ty - Tên Công ty : Công ty Cổ Phần Thép Thái Nguyên - Tên giao dịch tiếng Anh : Thainguyen Steel Joint stock Corporation (TNS). - Cơ cấu sở hữu : Cổ đông trong và ngoài công ty vốn 100% - Vốn điều lệ khi thành lập: 35.000.000.000 ( ba mươi năm tỷ đồng) - Địa chỉ, trụ sở chính : Đường cách mạng tháng mười – Khu công nghiệp Sông Công - Thái Nguyên. - Số tài khoản : 39010000004333 - Điện thoại : 02803. 861.157 - Fax : - Email : - Website: MST : 4600273126 (84)0280.816.388 [email protected] http://www.tns.com.vn. 1. 1.2 Thời điểm thành lập và mốc lịch sử quan trọng Khu công nghiệp Sông Công - Thái Nguyên ra đời vào tháng 11 năm 2000, ngay sau đó tháng 5 năm 2001 Công Ty Cổ Thép Thái Ngyên được thành lập với sự góp vốn đầu tư của 3 cổ đông . Công ty được ban quản lý Khu Công Nghiệp tỉnh Thái Nguyên cấp giấp phép đầu tư số 05/CNĐT-KCN-TN ngày 13 tháng 06 năm 2001. Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số : 1703000008 ngày 18 tháng 5 năm 2001 do sở kế hoạch đầu tư cấp phép. Ngay từ những ngày đầu đi vào hoạt động Công ty đã áp dụng hệ thống quản lý chất lượng quốc tế ISO 9001:2000 nên sản phẩm thép phục vụ xây dựng của công ty phù hợp với điều kiện tiêu chuẩn khắt khe của thị trường trong nước và quốc tế. Nhãn hiệu Thép Thái Nguyên – TNS có uy tín và chất lượng cao được thị trường công nhận là hàng việt nam chất lượng cao phù hợp với tiêu chuẩn. Các sản phẩm của công ty liên tục được bầu chọn và giành được nhiều huy trương vàng trong các kỳ hội chợ Việt SV: Nghiêm Thị Huyền Trang 1 Lớp: K3KTTHB Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: Dương Phương Thảo Nam và quốc tế, ví dụ như giải “Sao Đất Việt” mà công ty đã nhận được năm 2005-2006, cùng năm đó Hoàng Thái Học chủ tịch hội đồng quản trị kiêm tổng giám đốc công ty cũng giành giải Sao Đỏ giành cho doanh nhân trẻ. Đó là những thành công nhất định mà cá nhân và tập thể công ty đã đạt được. Nhưng không tự hài lòng và thỏa mãn với những thành công trên, đội ngũ cán bộ công nhân viên và chuyên gia của công ty luôn nâng cao và không ngừng cải tiến chất lượng hàng hoá và chất lượng phục vụ khách hàng ngày càng tốt hơn để đáp ứng mục tiêu về uy tín, chất lượng và giá thành cạnh tranh luôn là phương châm phục vụ khách hàng của TNS. Bên cạnh những thành công, thuận lợi đã đạt được, công ty cũng gặp phải những khó khăn nhất định, do sự canh tranh mạnh mẽ của những đối thủ trên thị trường, sự biến động, khủng hoảng thị trường, sự tăng giá nguyên vật liệu đầu vào. 1.2 Chức năng, nhiệm vụ của công ty 1.2.1 Chức năng Công ty cổ phần thép Thái Nguyên là 1 công ty hoạt động theo luật doan nghiệp với chức năng sản xuất kinh doanh nghành nghề cán thép nên sản phẩm chủ yếu là : - Sản xuất loại thép phi 6 - Sản xuất thé phi 8 Sản phẩm của công ty cung cấp trên các thị trường Miền Trung và Hà Nội. 1.2.2 Nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của công ty - Là một doanh nghiệp sản xuất kinh doanh công ty thực hiện đầy đủ chế độ quản lý, chế độ chuẩn mực kế toán đã ban hành, chấp hành đầy đủ các quy định của nhà nước. - Xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh, đồng thời tích cực tiềm kiếm, mở rộng thị trường tiêu thụ để tổ chức sản xuất có lãi, tăng doanh thu nhập cho người lao động. SV: Nghiêm Thị Huyền Trang 2 Lớp: K3KTTHB Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: Dương Phương Thảo - Quản lý và sử dụng vốn, cơ sở vật chất 1 cách có hiệu quả nhất để tối đa hoá lợi nhuận và hiệu quả kinh tế xã hội cao nhất. - Quản lý đội ngũ cán bộ, chăm lo đời sống vật chất cũng như tinh thần cho người lao động. Bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho can bộ công nhân viên. - Nộp thuế đầy đủ và đúng thời hạn, tăng cường mở rộng quy mô sản xuất để tăng thành phẩm, cung cấp sản phẩm thép chất lượng cao, giá thành rẻ cho thị trường, đồng thời góp phần giải quyết vấn đề việc làm trong xã hội. 1.3 Công nghệ sản xuất của một số mặt hàng chủ yếu Công ty Cổ Phần Thép Thái Nguyên có 2 nhà máy cán thép là: nhà máy cán I với dây chuyền sản xuất thép 8mm và nhà máy cán II chuyên sản xuất loại thép 6mm. Quy trình sản xuất thép tại Công ty Cổ Phần Thép Thái Nguyên được thể hiện qua sơ đồ sau: Sơ đồ 1.1: Quy trình sản xuất thép tại Công ty Cổ Phần Thép TN Phôi thép Sàn nguội Cắt đầu đuôi Nạp lò nung Cán thô Tạo cuộn Đóng bó Cán trung Cán tinh Cắt đĩa KCS Cân+ nhập kho ( Nguồn : phòng kế toán tài chính) Quá trình cán thép là quá trình diễn ra liên tục, tự động. Phôi thép sau khi được nạp vào lò nung đạt nhiệt độ cán thì được máy tống phôi đẩy ra đường con lăn dẫn vào giá cán. Quá trình thép đi qua các giá cán liên tục, tự động theo máng vòng hoặc máng dẫn tạo ra sản phẩm cuối cùng là thép tròn. SV: Nghiêm Thị Huyền Trang 3 Lớp: K3KTTHB Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: Dương Phương Thảo Khi sản phẩm đã hoàn thành, nhân viên KCS sẽ kiểm tra chất lượng trước khi đóng bó, nếu bị via đầu đuôi thì sẽ được cắt bỏ phần ba via đó. Thành phẩm được tạo cuộn tại máy tạo cuộn sau đó theo đường con lăn dẫn tới khu vực đóng bó, cân, gắn êtêkết và nhập kho thành phẩm. 1.4 Hình thức tổ chức sản xuất của công ty Công ty cổ phần thép Thái Nguyên là một doanh nghiệp sản xuất thép cán có những đặc điểm sau: Sản xuất dây chuyền thuộc loại dây chuyền cơ khí hoá, dây chuyền có một đối tượng, đối tượng chuyển động trong quá trình sản xuất. Theo đối tượng sản xuất và tính chất lặp lại thì sản xuất tại công ty là loại hình sản xuất lớn vì số lượng sản phẩm lớn, chủng loại ít, quá trình sản xuất ổn định, nhịp nhàng và tương đối đều đặn. Quá trình gia công tạo sản phẩm của các phân xưởng đều làm việc trên dây chuyền. Đây là sản phẩm mang tính tập thể cao, phải gia công nhiều giai đoạn nên các dây chuyền sản xuất đều được áp dụng phương pháp chuyên môn hoá kết hợp. Bên cạnh đó một phần không thể thiếu và cũng vô cùng quan trọng đó là đội ngũ nhân viên có trình độ, tinh thần trách nghiệm và kinh nghiệm, luôn đảm bảo quá trình sản xuất luôn được diễn ra liên tục không có sự gián đoạn, tránh tình trạng lãng phí thời gian, nhân lực và vật lực, luôn cố gắng để hoàn thiện, hiện đại hơn nữa dây chuyền sản xuất, làm mới và nâng cao chất lượng sản phẩm, vì vậy công ty luôn có sự đầu tư vào máy móc, trang thiết bị. 1.5 Đặc điểm lao động của công ty Công ty Cổ Phần Thép Thái Nguyên luôn nhận thức được vai trò của người lao động trong việc tổ chức sản xuất, kinh doanh. Do vậy, việc tổ chức sắp xếp nguồn nhân lực luôn phải gắn liền với việc ra các kế hoạch, chiến lược kinh doanh, bố trí nó một cách hợp lý và phải làm sao cho phù hợp với cơ cấu tổ chức theo chế độ mới. Trong quá trình tổ chức sử dụng lao động Công ty luôn gắn liền lợi ích của người lao động với lợi ích của Công ty trên cơ sở những quy định về quyền lợi và nghĩa vụ của từng cá nhân, từng bộ phận SV: Nghiêm Thị Huyền Trang 4 Lớp: K3KTTHB Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: Dương Phương Thảo trong Công ty. Đồng thời, Công ty thường xuyên cho công nhân đi đào tạo nâng cao tay nghề sản xuất, cán bộ quản lý kỹ thuật được nâng cao chuyên môn, được học các lớp nâng cao trình độ quản lý kinh tế để kịp thời nắm bắt các thông tin về nền kinh tế thị trường và hội nhập. Với việc tổ chức sử dụng lao động như hiện nay, công ty đã có đội ngũ lao động năng động, nhiệt tình với trình độ chuyên môn đáp ứng được yêu cầu của công việc. Bảng 01: Bảng số liệu về lao động trong 2 năm 2008-2009 STT Chỉ tiêu Tổng số lao động Năm 2008 Năm 2009 2009 so 2008 Số % lượng Số lượng % Số % lượng 195 201 100 6 0 10,95 17,41 3 3 1,21 1 100 1 Trình độ 2 3 4 Đại học 19 Cao đẳng – trung cấp 32 9,74 22 16,41 35 Sơ cấp – LĐPT 73,85 144 71,64 0 221 ( Nguồn : Phòng kế toán tài chính) 144 Qua bảng số liệu ta thấy rằng giá trị tuyệt đối : Tổng số lao động tăng là 6, nhưng giá trị tuyên đối ta thấy không thay đổi, cơ cấu lao động trong công ty bắt đầu có sự tahy đổi, số lao động có trình độ đại học đang tăng, tương tự lao động trình độ trung cấp, cao đẳng cũng tăng . Mặc dù tăng chưa cao, nhưng qua đó ta cũng thấy được phần lào định hướng thay đổi cơ cấu lao động trong công ty, đó là ngày càng chú trọng và nâng cao trình độ của người lao động. Sự thay đổi cơ cấu tăng số lượng lao động 1.6. Cơ cấu bộ máy quản lý của công ty Đặc điểm cơ cấu tổ chức của bộ máy quản lý và tổ chức sản xuất Công ty Cổ phần Thép Thái nguyên là một công ty cổ phần, nguồn vốn sản xuất kinh doanh của công ty là vốn của các cổ đông và vốn vay ngân hàng. Để công tác tổ chức quản lý sản xuất kinh doanh có hiệu quả nên bộ máy tổ chức SV: Nghiêm Thị Huyền Trang 5 Lớp: K3KTTHB Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: Dương Phương Thảo của công ty được phân định và bố trí gọn nhẹ, cơ động có tính hoa học và được tổ chức theo hình thức : Sơ đồ 1.2: Tổ chức bộ máy quản lý của Công ty Cổ Phần ThépTN Hội đồng quản trị Giám đốc Các phó giám đốc Phòng kế toán tài chính Phòng kế hoạch kinh doanh Phòng vật tư PX Cán 1 Phòng KCS PX Cơ điện Phòng tổ chức hành chính Phòng kỹ thuật công nghệ Phòng kỹ thuật cơ điện PX Cán 2 ( Nguồn : Kế toán tài chính) * Chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận + Hội đồng quản trị : Do Đại hội cổ đông bầu ra, là cơ quan cao nhất có quyền quyết định mọi vấn đề có tính chiến lược lâu dài và quan trọng có liên quan đến kinh doanh của công ty. + Giám đốc công ty : Là người do Hội đồng quản trị cử ( hoặc thuê), chịu trách nhiệm cao nhất trong việc điều hành sản xuất kinh doanh theo định hướng chủ trương của Hội đồng quản trị. + Các phó giám đốc : Là người giúp việc cho giám đốc và chịu trách nhiệm trước giám đốc về mọi quyền quyết định về lĩnh vực được phân công. SV: Nghiêm Thị Huyền Trang 6 Lớp: K3KTTHB Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: Dương Phương Thảo + Phòng kế toán tài chính : Thực hiện nhiệm vụ lập chứng từ sổ sách thu chi với khách hàng và nội bộ. Theo dõi và quản lý dòng lưu chuyển tiền tệ. Báo cáo kịp thời với giám đốc về tình hình, kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh, trích lập các quỹ thực hiện các chế độ thu nộp với công ty. + Phòng kế hoạch kinh doanh : Chịu trách nhiệm tiêu thụ và lên kế hoạch tiêu thụ tìm đầu ra cho sản phẩm của công ty. + Phòng vật tư : Có nhiệm vụ lập kế hoạch cung ứng vật liệu, đảm bảo cung cấp kịp thời, đủ nguyên vật liệu đầu vào cho quá trình sản xuất và quản lý các thiết bị vận chuyển nguyên liệu. + Phòng KCS: Phân tích, kiểm tra, đánh giá chất lượng nguyên vật liệu đầu vào, các sản phẩm trung gian trong quá trình sản xuất và sản phẩm cuối cùng trước khi xuất bán. + Phòng tổ chức hành chính : Phụ trách các công việc hậu cần như nấu ăn, y tế, lưu chuyển văn thư, soạn thỏa công văn, tiếp đón khách… + Phòng kỹ thuật Công nghệ : Giám sát quá trình công nghệ đảm bảo sản xuất liên tục, lập quy trình công nghệ sản xuất, định mức các chỉ tiêu kỹ thuật, báo cáo kết quả sản xuất và việc thực hiện các chỉ tiêu kế hoạch. Lập phương án và giải pháp công nghệ khi sửa chữa thiết bị, giải quyết sự cố. Tham gia đào tạo nâng cao bậc thợ cho công nhân công nghệ. Chịu trách nhiệm kiểm soát an toàn và vệ sinh lao động trong toàn nhà máy. + Phòng kỹ thuật cơ điện : Quản lý thiết bị máy móc, năng lượng, xây dựng cơ bản và sửa chữa lớn trong toàn công ty. Lập quy trình công nghệ cơ khí, sửa chữa thiết bị thường xuyên. Chịu trách nhiệm giám sát kỹ thuật sản xuất sản phẩm. Tham gia đào tạo nâng bậc thợ cho công nhân. + Các đơn vị trực tiếp sản xuất : Có 2 phân xưởng cán I và cán II chịu trách nhiệm sản xuất các sản phẩm chính của công ty. Phân xưởng cơ điện làm nhiệm vụ gia công các chi tiết, sửa chữa thiết bị sản xuất cho các phân xưởng sản xuất trong công ty. SV: Nghiêm Thị Huyền Trang 7 Lớp: K3KTTHB Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: Dương Phương Thảo Phần II : THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN THÉP THÁI NGUYÊN Khái quát chung về công tác kế toán của công ty 2.1 2.1.1 Cơ cấu bộ máy kế toán trong doanh nghiệp Tổ chức bộ máy kế toán tại công ty Cổ Phần Thép Thái Nguyên Bộ máy kế toán của công ty được tổ chức thành phòng kế toán-tài chính bao gồm kế toán trưởng và các nhân viên kế toán. Ngoài ra còn có các nhân viên kinh tế phân xưởng có nhiệm vụ giúp phòng kế toán tổng hợp các hóa đơn, chứng từ, xuất kho NVL, CCDC và một số công việc khác. Sơ đồ 2.1 : Tổ chức bộ máy kế toán tại Công ty Cổ Phần Thép Thái Nguyên Kế toán trưởng Kế toán TSCĐ, vật tư Kế toán tiền lương và BHXH Kế toán tổng hợp giá thành, tiêu thụ Kế toán thanh toán Thủ quỹ Nhân viên thống kê các PX (Nguồn : Phòng kế toán tài chính) + Kế toán trưởng : Là người chịu trách nhiệm trước giám đốc, chỉ đạo điều hành toàn bộ công tác hạch toán kế toán, công tác tài chính của công ty và kiểm tra thực hiện công tác quản lý kế toán-tài chính theo quy định của pháp luật. + Kế toán TSCĐ và vật tư : Ghi chép hạch toán tình hình tăng, giảm, khấu hao, sửa chữa, thanh lý, nhượng bán TSCĐ, tình hình nhập, xuất kho vật tư SV: Nghiêm Thị Huyền Trang 8 Lớp: K3KTTHB Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: Dương Phương Thảo cho sản xuất và nhượng bán ra ngoài, phân bổ chi phí vật liệu cho từng kỳ sản xuất 1 cách đầy đủ, chính xác theo yêu cầu quản lý. + Kế toán tiền lương và BHXH : Ghi chép, tổng hợp và phân bổ chi phí tiền lương và BHXH vào chi phí sản xuất kinh doanh theo từng kỳ hạch toán, theo dõi tình hình chi trả lương cho công nhân viên chức trong toàn công ty. + Kế toán thanh toán : Ghi chép, theo dõi về việc sử dụng vốn, thu chi tiền mặt, tiền gửi ngân hàng, các khoản chi phí khác bằng tiền, thực hiện thanh toán các khoản công nợ với khách hàng mua và bán. + Kế toán tổng hợp, giá thành, tiêu thụ : Tập hợp các khoản chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ, tính giá thành sản phẩm sản xuất ra, tính doanh thu và giá vốn để xác định kết quả kinh doanh của công ty trong từng kỳ. + Thủ quỹ : Là người theo dõi công việc thu, chi quỹ tiền mặt của công ty căn cứ vào các phiếu thu, chi do kế toán lập ra. + Nhân viên thống kê phân xưởng : Là người ghi chép một cách đầy đủ, chính xác các khoản phát sinh về số lượng thành phẩm ở các phân xưởng sản xuất để phản ánh kịp thời cho việc hạch toán của kế toán. 2.1.2 Công tác tổ chức bộ máy kế toán của công ty 2.1.2.1 Chế độ, chính sách kế toán áp dụng tại Công ty Cổ Phần Thép Thái Nguyên Công ty áp dụng chế độ kế toán theo quyết định số 15/QĐ- BTC ban hành ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài Chính với hệ thống tài khoản bao gồm 86 tài khoản, ngoài ra Công ty Cổ Phần Thép Thái Nguyên còn mở thêm một số tiểu khoản cho phù hợp với đặc điểm sản xuất kinh doanh và tạo điều kiện thuận lợi cho việc hạch toán. Công ty hạch toán kế toán theo hình thức Nhật ký chung. Việc hạch toán được thực hiện trên máy tính sử dụng phần mềm Bravo. + Niên độ kế toán: Từ ngày 01/01/N đến ngày 31/12/N + Đơn vị tiền tệ sử dụng : Việt Nam Đồng + Hạch toán tổng hợp hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên, tính giá xuất kho theo đơn giá bình quân gia quyền. SV: Nghiêm Thị Huyền Trang 9 Lớp: K3KTTHB Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: Dương Phương Thảo + Công ty tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ. + Hệ thống chứng từ và sổ sách kế toán được Công ty Cổ Phần Thép Thái Nguyên sử dụng đúng quy định của BTC, ngoài ra để phù hợp với tình hình hoạt động của Công ty, một số chứng từ lưu hành nội bộ được in theo mẫu riêng của Công ty Cổ Phần Thép Thái Nguyên. 2.1.2.2 Giới thiệu về phần mềm kế toán máy Bravo Khi áp dụng phần mềm kế toán, dưới quyền chủ động song song của con người thì tất cả các yêu tố của hệ thống thông tin kế toán hiện đại được tích hợp với nhau, đáp ứng mục tiêu tồn tại của hệ thống thông tin kế toán là cung cấp thông tin một cách chính xác, kịp thời và có hệ thống, đáp ứng yêu cầu của các đối tượng sử dụng thông tin. Như vậy, thực chất việc ứng dụng tin học vào công tác kế toán chính là việc nâng cao hiệu suất công tác kế toán thông qua tính năng ưu việt của máy tính và kỹ thuật tin học. Nhận thức được vị trí, vai trò của việc ứng dụng thông tin kế toán, tháng 10 năm 2007 Công ty Cổ Phần Thép Thái Nguyên bắt đầu đưa phần mềm kế toán Bravo vào sử dụng để phục vụ cho công tác kế toán. SV: Nghiêm Thị Huyền Trang 10 Lớp: K3KTTHB Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: Dương Phương Thảo Đặc điểm nổi bật của phần mềm là khi nhấp đúp chuột vào biểu tượng trên màn hình giao diện hiện ra như trên. Người sử dụng chỉ việc nhập tên và mật khẩu sau đó nhấn phím Enter thì màn hình hệ thống hiện ra như sau Hệ thống Menu trong Bravo được tổ chức thành các phân hệ, nghiệp vụ sau: 1. Vốn bằng tiền 2. Mua hàng – phải trả 3. Bán hàng – phải thu 4. Hàng tồn kho 5. Quản lý tài sản 6. Chi phí giá thành 7. Kế toán tổng hợp 8. Hệ thống Tùy theo mục tích sử dụng, kế toán chỉ cần nhấn chuột vào phân hệ nghiệp vụ cần làm việc, chương trình tự động hiện Menu chi tiết tương ứng. Máy tự động tính, xử lý thông tin sau khi kế toán nhập dữ liệu cần thiết như tự động tính và trích khấu hao TSCĐ, tự in báo cáo, các chứng từ theo yêu cầu quản lý công ty. SV: Nghiêm Thị Huyền Trang 11 Lớp: K3KTTHB Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: Dương Phương Thảo 2.1.2.3 Tổ chức kế toán theo hình thức Nhật Ký Chung * Đặc điểm: Theo hình thức hạch toán này kế toán ghi sổ tách rời theo thời gian và ghi theo hệ thống trên hai loại sổ là Sổ Cái và sổ chi tiết, phải lập sổ cân đối phát sinh để kiểm tra số liệu trước khi lập báo cáo kế toán. * Hệ thống số kế toán: Sổ sách kế toán áp dụng theo hình thức Nhật ký chung bao gồm: - Nhật ký chung - Một số Nhật ký chuyên dùng - Các sổ, thẻ kế toán chi tiết - Sổ cái các tài khoản *Trình tự ghi sổ: Trình tự ghi sổ theo hình thức này được thể hiện qua sơ đồ sau: Sơ đồ 2.2 : Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức Nhật ký chung CT gốc, bảng tổng hợp CT gốc Sổ chi tiết Nhật ký đặc biệt Nhật ký chung Sổ cái Bảng tổng hợp chi tiết Bảng cân đối số phát sinh Bảng cân đối kế toán Ghi chú: Ghi hàng ngày Ghi cuối tháng, hoặc định kỳ Quan hệ đối chiếu, kiểm tra SV: Nghiêm Thị Huyền Trang 12 Lớp: K3KTTHB Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: Dương Phương Thảo Hàng ngày kế toán thường căn cứ vào những chứng từ gốc, bảng tổng hợp chứng từ gốc để gi sổ Nhật ký đặc biệt, Nhật ký chung và sổ chi tiết, từ những số liệu được ghi trong Nhật ký chung, Nhật ký đặc biệt kế toán ghi số liệu vào Sổ cái. Cuối mỗi tháng, hoặc quý kế toán căn cứ vào số liệu trên sổ chi tiết để ghi Bảng tổng hợp chi tiết, tiến hành đối chiếu số liệu trong Sổ cái và bảng tổng hợp chi tiết Số liệu trên Sổ cái là căn cứ để kế toán lập Bảng cân đối số phát sinh, từ Bảng tổng hợp chi tiết và Bảng cân đối phát sinh kế toán lập Bảng cân đối kế toán 2.2 Tổ chức kế toán nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ 2.2.1 Đặc điểm vật tư và tình hình quản lý vật tư * Nguồn cung cấp và mục đích xuất vật tư của công ty Công ty Cổ Phần Thép Thái Nguyên là doanh nghiệp sản xuất, sản phẩm chính là thép cuộn Phi 6, phi 8. Nguyên liệu chính để sản xuất thép cuộn là Phôi thép. Nguồn cung cấp phôi thép chủ yếu cho công ty: Từ các công ty trong nước như công ty Sông Đà, Nhà máy luyện thép Sông Công, … Ngoài ra, Công ty còn nhập thép từ nước ngoài, ví dụ : Trung Quốc, Nga,…Công ty là một thành viên của hiệp hội thép Việt Nam(VSA), cũng chịu sự tác động mạnh mẽ bởi giá thép trên thế giới. Khoảng thời gian gần đây các lò điện trong nước đi vào hoạt động nhiều hơn, do vậy lượng phôi thép sản xuất trong nước tăng đáng kể, chính bởi vậy mà khoảng thời gian gần đây Công ty Cổ Phần Thép cũng đã nhập phôi thép chủ yếu từ các doanh nghiệp trong nước. Là một doanh nghiệp sản xuất nên mục đích xuất vật tư của Công ty chủ yếu là cung cấp cho các phân xưởng cán I, II để sản xuất sản phẩm (đối với nguyên vật liệu chính) và phục vụ cho hoạt động quản lý, sản xuất kinh doanh (đối với nguyên vật liệu phụ và công cụ dụng cụ). SV: Nghiêm Thị Huyền Trang 13 Lớp: K3KTTHB Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: Dương Phương Thảo * Phân loại vật tư ở Công ty Để quản lý vật tư một cách hiệu quả, hạch toán vật tư được chi tiết, thuận lợi Công ty đã phân loại vật tư theo công dụng và yêu cầu quản lý. Theo đó vật tư được phân thành các nhóm sau: Nhóm nguyên vật liệu: + Nguyên liệu chính: Phôi thép được cung cấp bởi Công ty trong và ngoài nước + Nguyên vật liệu phụ bao gồm: Oxy, thép buộc,.. Các loại trục như trục cán thép, trục cán gang, trục các bít, … + Nhiên liệu: Công ty sử dụng nhiên liệu để sản xuất sản phẩm là dầu FO, than cục Quảng Ninh. + Động lực: Gồm điện và nước + Phụ tùng thay thế: Dây đai, trục cán Gang,… + Phế liệu thu hồi. Công cụ dụng cụ Các vật dụng được dùng phục vụ sản xuất được xếp vào nhóm công cụ dụng cụ và không chia nhỏ nhóm này. Ví dụ : Gang tay, bảo hộ lao động, khẩu trang, rẻ lau…. * Các quy định về bảo quản vật tư tại Công ty - Vật tư được nhập về phải được sử dụng đúng mục đích và tiết kiệm. Trường hợp vật tư nhập về không sử dụng, hoặc sử dụng không hết phải có trách nhiệm làm thủ tục nhập kho lại để bảo quản, không được tự ý sử dụng số vật tư đó vào việc khác. - Phải thực hiện tốt việc quản lý, bảo quản vật tư không để mất mát, xuống cấp vật tư. Hàng tháng, các phân xưởng, các tổ báo cáo việc sử dụng, quản lý vật tư với Công ty thông qua phòng vật tư (số báo tồn vật tư nộp vào ngày cuối tháng). Hàng tháng, nhân viên theo dõi vật tư sẽ báo cáo với trưởng phòng về việc quản lý, sử dụng vật tư của đơn vị cấp dưới. SV: Nghiêm Thị Huyền Trang 14 Lớp: K3KTTHB Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: Dương Phương Thảo 2.2.2. Thủ tục nhập, xuất vật tư * Thủ tục nhập vật tư Công ty giao cho phòng vật tư lập kế hoạch và tiến hành thu mua vật tư để đáp ứng nhu cầu sản xuất kinh doanh của Công ty. Đối với vật tư mua ngoài, sau khi được nhân viên vật tư mua về sẽ được bộ phận KCS của Công ty xác định quy cách, mẫu mã… xem đã đủ tiêu chuẩn nhập kho chưa. Nếu đủ tiêu chuẩn thì tiến hành lập phiếu nhập kho. Trong nhiều trường hợp mua vật tư hàng hoá có chứng từ là hợp đồng mua vật tư giữa Công ty và người bán, biên bản nghiệm thu hàng hoá. Người mua hàng phải ký tên vào hoá đơn mua hàng, căn cứ vào các hóa đơn thuế GTGT và những chứng từ khác liên quan kế toán nguyên vật liệu nhập số liệu vào máy. *Giá của vật liệu nhập kho được xác định: Giá nguyên vật liệu nhập kho = Giá mua trên hoá đơn + các khoản chi phí liên quan - các khoản giảm giá. * Thủ tục xuất vật tư Căn cứ vào nhu cầu sản xuất của từng phân xưởng, các phân xưởng lập kế hoạch xin vật tư (thông qua sổ xin vật tư), sau đó gửi lên Phòng vật tư xem xét và dựa vào đó lập phiếu xuất kho. Kế toán căn cứ vào phiếu xuất kho để hạch toán. Giá nguyên vật liệu thực tế xuất kho được Công ty xác định theo giá thực tế bình quân gia quyền: Giá trị thực tế VL xuất kho Đơn giá bình = quân Đơn giá bình quân = Giá thực tế VL tồn đầu kỳ Số lượng VL tồn đầu kỳ SV: Nghiêm Thị Huyền Trang 15 x Số lượng vật liệu xuất kho Giá thực tế + VL nhập kho TK Số lượng + VL nhập kho TK Lớp: K3KTTHB Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: Dương Phương Thảo Sơ đồ kế toán tổng hợp nguyên vật liệu TK 152 TK 621 TK111, 112, 331 Mua vật tư ngoài TK 336 Xuất kho dùng cho sản xuất TK133 VAT133 TK627, 641 642 Xuất dùng cho SXC, BH, QLDN Nhận vật tư từ nội bộ TK 338 TK138 Thiếu khi kiểm kê Thừa khi kiểm kê TK 154 Phế liệu thu hồi nhập kho TK 621 Giá trị vật tư sử dụng không hết 2.2.3 Chứng nhập từ sửlại dụng - Phiếu nhập kho, phiếu xuất kho - Biên bản kiểm kê vật tư, hàng hoá, phiếu báo vật tư còn lại cuối kỳ. - Hoá đơn bán hàng thông thường, hoá đơn GTGT. - Bảng phân bổ nguyên vật liệu và công cụ dụng cụ. - Các chứng từ khác có liên quan. 2.2.4 Sổ sách sử dụng Hiện tại, Công ty đã hạch toán vật tư trên phần mềm, công việc của kế toán là nhập chứng từ, phần mềm sẽ tự động xử lý, số liệu sẽ được phần mềm tự động nhập vào các sổ: - Sổ chi tiết theo dõi vật tư, thẻ kho - Sổ cái TK 152, 153. - Bảng tổng hợp nhập- xuất- tồn SV: Nghiêm Thị Huyền Trang 16 Lớp: K3KTTHB Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: Dương Phương Thảo 2.2.5 Quy trình hạch toán 2.2.5.1 Hạch toán chi tiết vật liệu * Tại kho Thủ kho dùng thẻ kho để theo dõi tình hình biến động của từng thứ NVL về mặt hiện vật, nhằm xác định căn cứ cho việc tồn kho dự trữ NVL, đồng thời cũng xác định được trách nhiệm vật chất của thủ kho. Mỗi thẻ kho dùng để ghi chép chi tiết từng loại NVL, thẻ kho do phòng kế toán lập ra và ghi các chỉ tiêu: Tên, nhãn hiệu, quy cách, đơn vị tính, mã số NVL, sau đó giao cho thủ kho để ghi chép hàng ngày. Hàng ngày khi có nghiệp vụ nhập, xuất NVL phát sinh, sau khi thực hiện công việc nhập, xuất kho thủ kho sẽ ghi số lượng thực nhập, thực xuất vào phiếu nhập kho, phiếu xuất kho, căn cứ vào phiếu nhập kho, phiếu xuất kho, thủ kho ghi số lượng thực nhập, thực xuất vào thẻ kho, cuối ngày thủ kho tính ra số lượng tồn kho NVL để ghi chép vào cột tồn của thẻ kho. Các phiếu nhập kho, phiếu xuất kho sau khi được sử dụng để ghi vào thẻ kho sẽ được thủ kho bảo quản để giao cho kế toán làm căn cứ ghi sổ kế toán. Sơ đồ 2.3: Hạch toán chi tiết vật liệu theo phương pháp thẻ song song Chứng từ nhập Sổ chi tiết VL Thẻ kho Bảng tổng hợp N-X-T Chứng từ xuất Ghi chú: Ghi hàng ngày Ghi định kỳ Kiểm tra, đối chiếu * Tại phòng kế toán Hàng tuần nhân viên kế toán xuống kho để kiểm tra việc ghi chép của thủ kho, đồng thời ký xác nhận vào thẻ kho và nhận các phiếu nhập kho, phiếu SV: Nghiêm Thị Huyền Trang 17 Lớp: K3KTTHB Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: Dương Phương Thảo xuất kho về phòng kế toán. Tại phòng kế toán, kế toán vật tư kiểm tra chứng từ và hoàn chỉnh nốt chỉ tiêu giá trị trên các phiếu nhập kho, phiếu xuất kho. Đồng thời căn cứ vào các chứng từ đó nhập số liệu vào máy vi tính. 2.2.5.2 Hạch toán tổng hợp vật liệu Cách nhập số liệu vào phần mềm kế toán BRAVO tại công ty Cổ Phần Thép Thái Nguyên được thực hiện như sau: Nhấn đúp vào biểu tượng của phần mềm trên màn hình máy tính, sau đó gõ ADMIN vào ô tên rồi ấn enter trên màn hình sẽ xuất hiện giao diện của phần mềm. Để nhập phiếu nhập kho: Nhấn chuột vào ô phiếu nhập, ấn phím F2 để nhập chứng từ mới, sau đó nhập đầy đủ các thông tin số liệu vào các ô trên giao diện của máy tính, sau khi nhập xong kiểm tra lại các số liệu rồi nhấn chuột vào ô nhận. Để sửa chứng từ ấn phím F3, muốn tìm nhanh các thông tin ấn phím F4. Để nhập phiếu xuất kho: Làm tương tự như phiếu nhập kho, đơn giá phiếu xuất kho máy tự tính. Người được phân công nhập phần này là kế toán chi tiết nguyên vật liệu, người kiểm soát là kế toán tổng hợp. Việc sử dụng phần mềm kế toán máy giúp cho công việc hạch toán chi tiết, hạch toán tổng hợp nguyên vật liệu được thuận lợi, dễ dàng hơn. * Tài khoản sử dụng: Kế toán sử dụng TK 152: Nguyên liệu, vật liệu và TK 153: Công cụ, dụng cụ Tài khoản này được mở chi tiết như sau: TK 152 : Nguyên vật liệu TK 1523: Nhiên liệu TK 1521: Nguyên vật liệu chính TK 1524: Phụ tùng thay thế TK 1522: Nguyên vật liệu phụ TK 1526: Phế liệu thu hồi SV: Nghiêm Thị Huyền Trang 18 Lớp: K3KTTHB Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: Dương Phương Thảo BIỂU SỐ 01 CÔNG TY CỔ PHẦN THÉP THÁI NGUYÊN Mẫu số : 01- VT Đường CM tháng10, Khu CN Sông, Tỉnh Thái Nguyên ( Ban hành theo QĐ số 15/2006 QĐ- BTC ngày 20/3/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài Chính ) PHIẾU NHẬP KHO Ngày 02 tháng 12 năm 2009 Số : 01 Người nhập : Cao Sỹ Phương Đơn vị : Công ty luyện Thép Sông Công Nội dung : Nhập mua Phôi thép – NM Sông Sông Kho : (01) STT 1 Mặt hàng Đvt Số lượng Phôi cán thép Kg 180.560 (1001) Cộng tiền hàng Đơn giá Thành tiền 8.500 1.534.760.000 1.534.760.000 Thuế NK Thuế GTGT Tổng tiền 153.476.000 1.688.236.000 Công thành tiền bằng (chữ) : Một tỷ sáu trăm tám mươi tám triệu hai trăm ba mươi sáu triệu đồng chẵn/. Lập phiếu Người nhập Thủ kho (ký, họ tên) (ký, họ tên) (ký, họ tên) Kế toán trưởng (ký, họ tên) (Nguồn: Phòng kế toán tài chính) SV: Nghiêm Thị Huyền Trang 19 Lớp: K3KTTHB Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: Dương Phương Thảo BIỂU SỐ 02 Mẫu số : 02- VT ( Ban hành theo QĐ số 15/2006 Đường CM tháng10, Khu CN Sông, TN QĐ- BTC ngày 20/3/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài Chính ) CÔNG TY CỔ PHẦN THÉP THÁI NGUYÊN PHIẾU XUẤT KHO Ngày 02 tháng 12 năm 2009 Số : 01 Nợ TK 6211 Có TK1521 Họ và tên người nhận hàng : Nguyễn Thị Lan Đơn vị: Phân xưởng Cán I Nội dung: Xuất phôi thép Kho: Kho Nguyên vật liệu chính (01) Tên, nhãn hiệu, quy Số lượng cách phẩm chất vật Đơn TT Thành tiền Yêu Thực tư dụng cụ, sản giá ĐVT cầu xuất phẩm, hàng hóa A B C 1 2 3 4 Phôi cán thép(1001) 1 Kg 650.000 650.000 8.294 5.391.100.000 Tổng : 5.391.100.000 Tổng số tiền (viết bằng chữ): Năm tỷ ba trăm chín mươi mốt triệu một trăm ngàn đồng chẵn/. Người lập biểu Người nhận Thủ kho Kế toán trưởng Giám đốc (ký, họ tên) (ký, họ tên) (ký, họ tên) (ký, họ tên) ( ký, họ tên) (Nguồn: Phòng kế toán tài chính) : cvchitoántchính) SV: Nghiêm Thị Huyền Trang 20 Lớp: K3KTTHB
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng